Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

cách mạng tháng 10 nga 1917

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.83 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LỊCH SỬ

CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA
ĐỀ TÀI :
CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA_ BƯỚC
NGOẶC VĨ ĐẠI
GVHD: LÊ PHỤNG HOÀNG
SVTH: TRẦN THỊ KIÊM HOA
MSSV : K38.602.043
LỚP: Sử K38.C
Thành phố Hồ Chí Minh ngày 2 tháng 05 năm 2015
Mục lục
Lời mở đầu………………………………………………………… 3
Cách mạng tháng 10 Nga GVHD: Lê Phụng Hoàng SVTH: Trần Thị Kiêm Hoa
I. Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga – Bước ngoặc căn bản trong lịch sử
loài người……………………………………………………………………4
1. Những nhìn nhận của Lênin trước cách mạng tháng Mười ở Nga… 4
2. Thời kỳ chuyển biến của nước Nga………………………………………5
3. Thời kì chuẩn bị và tiến hành cách mạng tháng Mười ở Nga…………….6
4. Thắng lợi của cách mạng tháng Mười mang tầm quốc tế…………………7
II. Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười đối với phong trào cách mạng của giai cấp
công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa………………………………….8
1. Kinh nghiệm lịch sử của cách mạng tháng Mười ở Nga đối với nhân dân lao
động thế giới……………………………………………………………………….8
2. Kinh nghiệm liên minh công nông của giai cấp công nhân và nông dân Nga
trong cách mạng tháng Mười ở Nga…………………………………………… 10
III. Cuộc khủng hoảng chế độ thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc bắt đầu…….11
1.Cách mạng tháng Mười ở Nga là bài học cho các dân tộc bị áp bức ở thuộc
địa đứng lên giành chính quyền………………………………………………… 11
2.Cách mạng tháng Mười ở Nga là con đường và là kim chỉ nam cho phong


trào cách mạng ở các nước Phương Đông……………………………………….12
IV. Thắng lợi của Chủ nghĩa Lênin đối với chủ nghĩa dân chủ - xã hội. Chiến thắng của
chủ nghĩa Mác – Lênin trong phong trào công nhân…………….,…….14
1. Bước ngoặc trong quan hệ kinh tế - chính trị và xã hội………………… 14
2. .Chủ nghĩa Mác – Lênin vạch ra bản chất của chuyên chính vô sản…… 14
3. Thực tiễn chứng minh sự đúng đắn của chủ nghĩa Mác-Lênin………… 15
V. Quan điểm đúng đắn của chủ nghĩa Mác………………………………….15
1. Quan điểm đúng đắn của chủ nghĩa Mác………………………………….15
2. Một thời đại mới đối với phong trào chủ nghĩa Quốc tế………………….16
VI. Chính sách đối ngoại và việc củng cố các lực lượng hòa bình…… 17
VII. Lênin nói về ý nghĩa của cách mạng tháng Mười ở Nga, ý nghĩa lịch sử toàn thế giới
của việc xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Liên
Xô…………………………………………………………………………………….19
1.Trong nước………………………………………………………………19
2.Quốc tế………………………………………………………………… 20
VIII. Kết luận……………………………………………………………………… 21
Tài liệu tham khảo………………………………………………………………… 23
LỜI MỞ ĐẦU
2
Cách mạng tháng 10 Nga GVHD: Lê Phụng Hoàng SVTH: Trần Thị Kiêm Hoa
Vào những thập kỉ đầu của thế kỉ XX, trên thế giới đã diễn ra những biến chuyển
cùng với những thay đổi lớn. Đến lúc này hầu hết các nước tư bản chủ nghĩa đã chuyển
sang giai đoạn mới_giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Sự thống trị độc quyền của chủ nghĩa tư
bản tài chính _ “ một lực lượng hết sức hùng mạnh, có thể nói là có tính chất quyết định
trong mọi quan hệ kinh tế và trong mọi quan hệ quốc tế”, càng làm cho ách áp bức bót lột
của chúng trở nên nặng nề hơn, tàn khốc hơn đối với giai cấp công nhân và các tầng lớp
lao động khác, Cuộc sống của họ càng cùng cực, điêu đứng thì mọi của cải của xã hội lại
càng dồn vào tay nhóm cực nhỏ bọn tài phiệt kếch xù. Những mâu thuẫn giai cấp và xã
hội trong nước lại càng trở nên gay gắt hơn, cuộc đấu tranh chống tư bản độc quyền càng
trở nên quyết liệt hơn. Giai cấp tư bản tài chính mở rộng quyền thống trị ra bên ngoài, vì

đặc quyền của thời đại đế quốc chủ nghĩa “ là sự phân chia dứt khoát trái đất… lần đầu
tiên, thế giới đã hoàn toàn bị phân chia”. lúc này, các dân tộc nhỏ yếu trên lục địa Á, Phi
và Mỹ Latinh hầu như đã bị thôn tính và biến thành những thuộc địa hoặc khu vực ảnh
hưởng của các nước đế quốc Tây Âu và Bắc Mỹ. Các dân tộc rên xiết, lầm tham dưới ách
thống trị của bọn cướp nước ngoại bang. Nhưng do quy luật phát triển không đều của chủ
nghĩa tư bản, sự phân chia ấy “ không phải hiểu theo ý nghĩa là không thể có … và không
thể tránh khỏi những sự phân chia lại”. Các nước thuộc địa lại trở thành đối tượng cho
những cuộc tranh giành giữa các nước đế quốc .Mâu thuẫn giữa các dân tộc đối với các
nước đế quốc trở nên hết sức quyết liệt. những cuộc đấu tranh để tự giải phóng của các
dân tộc lại gặp nhiều khó khăn, trở ngại to lớn bởi kẻ thù của họ rất hùng mạnh, và chính
họ còn đang lúng túng, thậm chí bế tắc về con đường đi tới trong cuộc đấu tranh.
Đồng thời, với những siêu lợi nhuận khổng lồ, nhất là do cướp đoạt từ các thuộc
địa, giai cấp tư bản độc quyền đã ra sức mua chuộc một bộ phận tầng lớp trên của giai
cấp công nhân để tạo nên tầng lớp công nhân quý tộc tay sai, thực hiện sự phá hoại từ bên
trong phong trào công nhân các nước. Vì vậy, cũng từ thời kỳ này, những năm đầu thế
kỷ, phong trào công nhân các nước đã bị phân liệt sâu sắc. Tuy mang những màu sắc
khác nhau, hoặc công khai hoặc bí mật, các trào lưu cơ hội chủ nghĩa đều cùng một mẫu
số chung đầy nguy hại là ra sức đưa giai cấp công nhân từ bỏ con đường đấu tranh cách
mạng, chủ trương thỏa hiệp và hợp tác với gia cấp tư sản.
Chiến tranh thế giới lần thứ nhất ( 1914 – 1918) bùng nổ lại càng làm sâu sắc hơn
nữa tình trạng phân liệt trong phong trào công nhân thế giới. Quay lưng lại với bao thảm
họa chết chóc, đau thương và khốn cùng của chiến tranh đối với công nhân và nhân dân
lao động, các thủ lĩnh cơ hội chủ nghĩa ra sức kêu gào họ hãy “ bảo vệ tổ quốc” cầm
súng, chém giết và đổ máu để giành chiến thắng cho giai cấp tư sản “ nước mình”. Hầu
như tất cả các đảng xã hội dân chủ ở Châu Âu đã sa vào vũng bùn cơ hội phản bội. Lúc
bấy giờ, chỉ có Đảng Bônsêvich Nga do V.I. Lênin đứng đầu là chính đảng cách mạng
3
Cách mạng tháng 10 Nga GVHD: Lê Phụng Hoàng SVTH: Trần Thị Kiêm Hoa
chân chính kêu gọi giai cấp công nhân các nước hãy “biến chiến tranh đế quốc thành nội
chiến cách mạng”. Đó là khẩu hiệu vô sản duy nhất đúng ở thời điểm này.

I . Cách mạng xã hội chủ nghĩa thắng Mười Nga– Bước ngoặc căn bản trong lịch sử
loài người:
1 . Những nhìn nhận của Lênin trước cách mạng tháng Mười ở Nga:
Khi nghiên cứu chủ nghĩa đế quốc, Lênin vạch ra những mâu thuẫn đối kháng của
nó và chỉ ra rằng chủ nghĩa đế quốc đưa đế quốc đến sát cuộc cách mạng xã hội chủ
nghĩa. Lênin đã nêu ra quy luật phát triển không đồng đều về kinh tế, chính trị của chủ
nghĩa đế quốc và rút ra kết luận hết sức quan trọng về khả năng chọc thủng sợi dây
chuyền chung của chủ nghĩa đế quốc ở khâu yếu của nó và khả năng cách mạng xã hội
chủ nghĩa thắng lợi lúc đầu ở một hay vài nước. Nước Nga Sa Hoàng là khâu yếu ấy
trong sợi dây chuyền chung của chủ nghĩa đế quốc.
Cuộc cách mạng dân chủ - tư sản tháng 2 năm 1917 ở Nga, tuy do quần chúng
nhân dân tiến hành, nhưng đã đưa tới sự thành lập một chính phủ của giai cấp tư sản và
địa chủ - chính phủ lâm thời. Nhưng quần chúng nhân dân đã đi theo các Xô Viết, và vì
vậy sức mạnh chính trị thực tế là ở phía họ. Chính chủ tịch chính phủ lâm thời là vương
hầu G. Lơ-vốp đã thừa nhận rằng chính phủ của ông là “ chính quyền không có sức
mạnh”.
Song, sự yếu ớt của chính phủ lâm thời còn chưa đem lại căn cứ để lật đổ nó ngay.
Cần phải làm cho quần chúng công nhân và nhân dân thấy rõ trên thực tiễn rằng việc lật
đổ chế độ quân chủ không có nghĩa là đấu tranh chấm dứt, và chính phủ lâm thời, cũng
như chính phủ Sa Hoàng đã bị lật đổ, đều bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản, địa chủ và
thù địch với các dân tộc ở Nga.Nhưng do đấu tranh giai cấp gay gắt thêm và tính tổ chức
của công nhân tăng lên nhanh chóng, do các tổ chức quần chúng của nó chuyển sang phía
Bônsêvich và vị trí của nó được củng cố trong quần chúng lao động nông thôn và quân
đội, nên đã có diều kiện cần thiết để giai cấp công nhân Nga giành lấy chính quyền.
2. Thời kỳ chuyển biến của nước Nga:
Ở thời điểm chuyến biến, khi chế độ Sa Hoàng và chính phủ tư sản đặt đất nước
trên miệng hố tai họa thì trong các đảng khác nhau không tìm ra được câu trả lời cho vấn
đề : liệu ở nước Nga có một lực lượng chính trị nào có thể nắm chính quyền và đưa đất
nước ra khỏi ngõ cụt chiến tranh, tàn phá, nguy cơ bị nước ngoài nô dịch, vô chính phủ
và suy đồi không? Và thế là, như chúng ta biết, đã vang lên tiếng nói rõ ràng, đầy tin

tưởng của Lênin “ Tôi trả lời : Có !”. Lực lượng ấy là Đảng Bônsêvich do Lênin sáng lập
4
Cách mạng tháng 10 Nga GVHD: Lê Phụng Hoàng SVTH: Trần Thị Kiêm Hoa
và bồi dưỡng. Chính nó đã nhận lấy trách nhiệm đối với số phận của đất nước và đã đảm
đương được xứ mệnh lịch sử của mình.
Tháng 9 năm 1917, xuất phát từ chỗ cho rằng kinh nghiệm chính trị của quần
chúng đã đoàn kết họ xung quanh các lực lượng tiên tiến của giai cấp công nhân, trong
bức thư gửi Ban chấp hành trung ương Đảng, Lênin viết : “ Những người Bônsêvich có
thể và cần nắm lấy chính quyền Nhà nước…”. Đó là lúc, như Lênin chỉ ra, “ không ở đâu
trên thế giới giai cấp công nhân lại có thể phát huy nghị lực cách mạng to lớn như ở
Nga”. Chỉ ở Nga là có một đảng “ lần đầu tiên kết hợp được chủ nghĩa xã hội khoa học
với phong trào công nhân có tính chất quần chúng, và đã được chuẩn bị toàn diện để đưa
giai cấp vô sản lên giành chính quyền.
Đảng bắt đầu trực tiếp chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang. Và khi đã thấy rõ rằng lực
lượng để khởi nghĩa đã chín mùi, quần chúng đông đảo đã được tổ chức để đấu tranh, và
lực lượng cách mạng đã suy yếu thì theo lời đề nghị của Lênin, Đảng đã thông qua nghị
quyết về khởi nghĩa. Ngày 07/11( 25/10) năm 1917, công nhân và binh lính Pê-tơ-rô-gơ-
rat khởi nghĩa đã lật đổ chính phủ lâm thời, chính quyền của giai cấp tư sản và địa chủ,
lập nên chính quyền của công nông, chính quyền của Xô Viết.
Giai cấp công nhân, được Đảng cộng sản đào tạo và đoàn kết, hằng năm trời vận
động quần chúng một cách dũng cảm và không mệt mỏi, theo lời kêu gọi của những
người Bônsêvich đã vùng dậy khởi nghĩa và nắm lấy chính quyền. Một cuộc cách mạng
vô sản hết sâu sắc về mặt hậu quả xã hội và chính trị của nó đã diễn ra, nền chuyên chính
vô sản đã trở thành một thực tế lịch sử.
Sáng 07/11, Lênin đã nói chuyện tại phiên họp khẩn cấp của Xô Viết Pê-tơ-rô-gơ-
rat. Người nói: “ Các đồng chí! Cuộc cách mạng công nông và ngững người Bônsêvich
không ngừng chứng minh là cần thiết đã thành công. Từ nay một giai đoạn mới mở ra
trong lịch sử nước Nga, và cuộc cách mạng này, cuộc cách mạng thứ ba ở Nga rốt cuộc
phải dẫn đến thắng lợi của chủ nghĩa xã hội”
3. Thời kì chuẩn bị và tiến hành cách mạng tháng Mười:

Toàn bộ lich sử chuẩn bị và tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Nga đã
chứng minh nguyên lí nổi tiếng của Lênin nói rằng “… bất cứ cuộc khởi nghĩa nào cũng
không tạo ra chủ nghĩa xã hội nếu nó không chín mùi về kinh tế…”. Nhưng đồng thời
một kết luận hết sức quan trọng đối với toàn bộ phong trào cách mạng thế giới, xuất phát
từ cách mạng tháng Mười vĩ đại, là sự thật không thể bát bỏ sau đây: chỉ là điều kiện
khách quan, điều kiện kinh tế cho thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa, thì không
đủ… “Muốn đánh đổ chế độ cũ thì ngoài điều kiện khách quan thuận lợi, còn cần làm sao
cho quần chúng lao động được chuẩn bị và tổ chức một cách thích đáng cho những trận
5
Cách mạng tháng 10 Nga GVHD: Lê Phụng Hoàng SVTH: Trần Thị Kiêm Hoa
chiến đấu quyết định với kẻ thù giai cấp… Kinh nghiệm của tháng Mười chứng tỏ rằng
dù đã có điều kiện thuận lợi, giai cấp công nhân chỉ có thể tiến hành cách mạng xã hội
chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của đội tiên phong của mình là đảng mác-xít, gắn bó với quần
chúng và nắm vững với mọi hình thức đấu tranh cách mạng. Đó lại là một quy luật không
thể bác bỏ được của cách mạng”.
Trong thời kì chuẩn bị và tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười ở
Nga, Đảng Lêninit đã có thể thống nhất các dòng các cách mạng khác nhau và hướng vào
một mục tiêu thống nhất: phong trào xã hội chủ nghĩa của giai cấp công nhân nhằm lật đổ
giai cấp tư sản, cuộc đấu tranh của cách mạng nông dân chống địa chủ, phong trào giải
phóng dân tộc giành quyền bình đẳng giữa các dân tộc Nga, yêu sách của toàn dân về hòa
bình và chấm dứt chiến tranh đế quốc chủ nghĩa đẫm máu. Sự hòa hợp của các dòng thác
khác nhau ấy thành một dòng thác cách mạng khổng lồ chung đã nhanh chóng quyết định
số phận của chủ nghĩa tư bản ở Nga. Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười vĩ đại đã
xác minh rực rỡ lý luận của Lênin về cách mạng xã hội chủ nghĩa. Và nếu như vào thế
kỷ XIX Mác và Ăng-ghen đã biến chủ nghĩa xã hội từ không tưởng thành khoa học, thì
cách mạng tháng Mười, dưới sự lãnh đạo của Lênin, đã tiến lên một bước nữa có ý nghĩa
lịch sử - toàn thế giới – biến chủ nghĩa xã hội thành hiện thực. Lênin nhận định rằng:
“một trong những sự kiện vĩ đại nhất, không thể nào bị tiêu hủy được của cách mạng
tháng Mười – cách mạng Xô Viết – là việc người công nhân tiên tiến “đã đi vào nhân
dân” với tư cách là người lãnh đạo dân nghèo, là lãnh tụ của quần chúng lao động ở nông

thôn, là người xây dựng nhà nước của lao động”.
4. Thắng lợi của cách mạng tháng Mười mang tầm quốc tế:
Tháng 10/1917, ở Nga chẳng những đã giải quyết được những nhiệm vụ của cách
mạng dân chủ - tư sản, điều chưa từng thực hiện ở nước nào cả, mà cuộc cách mạng xã
hội chủ nghĩa thắng lợi, một kiểu dân chủ mới có ý nghĩa lịch sử toàn thế giới, dân chủ
vô sản được lập nên, đó là nền chuyên chính vô sản, đem lại toàn bộ quyền hành cho
công dân, nông dân, tri thức, lao động.
Cách mạng tháng Mười ở Nga đã vạch ra trên thực tiễn sự khác nhau căn bản giữa
cách mạng xã hội chủ nghĩa và cách mạng tư sản.
Cách mạng tháng Mười, sau khi lật đổ chủ nghĩa tư bản ở Nga – nó có liên hệ chặt
chẽ với chủ nghĩa đế quốc thế giới – từ một lực lượng dân tộc đã biến ngay thành một lực
lượng quốc tế, còn giai cấp công nhân Nga thì củng cố được vai trò lãnh đạo của mình
trong phong trào công nhân thế giới, bằng cuộc đấu tranh tự hi sinh của mình đã động
viên nhân dân lao động phương Tây và các dân tộc bị áp bức phương Đông.
6
Cách mạng tháng 10 Nga GVHD: Lê Phụng Hoàng SVTH: Trần Thị Kiêm Hoa
Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Nga đã dọn đường cho các tư tưởng của chủ nghĩa
xã hội đi đến mọi nơi trên quả địa cầu, đi vào cấc tầng lớp khác nhau nhất của nhân dân
lao động.
Mac và Ăng-ghen đã chứng minh một cách khoa học rằng thắng lợi của cách
mạng vô sản sẽ đưa đến thiết lập chuyên chính vô sản, nhưng vấn đề chính quyền của
giai cấp công nhân sẽ mang hình thức gì thì không được đặt ra. Cách mạng tháng Mười
đã đem lại hình thức Xô Viết cho chính quyền ấy, đó là tổ chức có tính quần chúng ấy, đó
là tổ chức có tính quần chúng nhất của nhân dân lao động, có nhiệm vụ giải quyết vấn đề
quản lý Nhà nước, V.I. Lenin viết: “ Chúng ta đã sáng lập một Nhà nước kiểu Xô Viết,
do đó đã mở ra một thời đại mới trong lịch sử thế giới, thời đại thống trị về chính trị của
giai cấp vô sản, thay thế cho thời đại thống trị của gia cấp tư sản”.
Cách mạng tháng Mười, được tiến hành trên mảnh đất dân tộc, ngay từ đầu đã có ý
nghĩa quốc tế to lớn, sau khi biến thành nhân tố quyết định sự phát triển của thế giới.Nó
đã trở thành bước ngoặc chẳng những trong số phận của các dân tộc nước ta, mà cả trong

số phận các dân tộc toàn thế giới. Thắng lợi của tháng Mười mở đầu thời đại diệt vong
của chủ nghĩa tư bản, hình thành và củng cố xã hội chủ nghĩa, thời đại mới của lịch sử
toàn thế giới mà nội dung cơ bản của nó là sự quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa
xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
Quần chúng nhân dân đông đảo trên toàn thế giới, các đại biểu của cánh tả, cánh
cách mạng trong các đảng xã hội chủ nghĩa phương Tây, các lực lượng tiên tiến của
phương Đông đã nắm lấy các khẩu hiệu của cách mạng tháng Mười vĩ đại như một tín
hiệu đi đến một cuộc đấu tranh rộng khắp chống chủ nghĩa đế quốc, vì hòa bình và chủ
nghĩa xã hội.
Trong cuốn “Rạng đông” kể về cảm tưởng của ông khi thăm nước Nga Xô Viết
năm 1922, nhà văn lớn nhất của Đan Mạch là Mác-tin An-đéc-xơn Nếch-xe đã viết: “Tôi
đã nhiều lần đi du lịch nhưng chưa bao giờ như bây giờ tôi có cảm giác hình như tôi đang
đi về nhà. Và cảm giác ấy tất phải có ở mỗi người vô sản giác ngộ, và cuối cùng ở chúng
ta, những người không có tổ quốc đã xuất hiện tổ quốc! Tôi hình dung nước Nga bây
giờ như một chiếc tàu phá băng có sứ mệnh phải dọn đường cho cả một hạm đội tàu
buôn”.
Chủ nghĩa đế quốc thế giới đã đáp lại thắng lợi của cách mạng Nga bằng một cuộc
can thiệp, điều này trái với tiêu chuẩn của pháp luật quốc tế và là một tội ác tày trời do
chính phủ các cường quốc tư bản tổ chức.
Hồng quân trẻ tuổi của một nước kinh tế yếu ớt và bị tàn phá, bị trang bị tồi
hơnnhiều lần so với kẻ thù của nó, đã đập tan tành cả bọn can thiệp lẫn bọn phản cách
7
Cách mạng tháng 10 Nga GVHD: Lê Phụng Hoàng SVTH: Trần Thị Kiêm Hoa
mạng trong nước.Thắng lợi ấy có ý nghĩa quốc tế to lớn.Nó chứng tỏ chủ nghĩa đế quốc
không làm gì nổi với một cuộc cách mạng vô sản đã thắng lợi.
II. Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười đối với phong trào cách mạng của giai
cấp công nhân của các nước tư bản chủ nghĩa:
1.Kinh nghiệm lịch sử của cách mạng tháng Mười đối với nhân dân lao động thế giới:
Kinh nghiệm lịch sử của cách mạng tháng Mười chứng minh một cách không thể
bát bỏ được cho quần chúng lao động toàn thế giới thấy rằng chỉ có cách mạng xã hội

chủ nghĩa là bảo đảm cho nhân dân có những tự do chính trị thực tế và được phân phối
của cải vật chất một cách công bằng, rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội là đem lại sự giải
phóng hoàn toàn về mặt xã hội, sự phat triển rực rỡ của văn hóa và đời sống cao của nhân
dân. Vì vậy, chưa bao giờ có một sự kiện lịch sử trong thế giới lại được quần chúng
hưởng ứng rộng rãi như cách mạng tháng Mười. Nhớ lại ấn tượng mà cuộc cách mạng ở
Nga đem lại cho công nhân Pháp, Mô-ri-xơ Tô-rê viết: “ Ngay cả những công nhân lạc
hậu nhất cũng hiểu rằng ở nước Nga đang xây dựng một nước cộng hòa của họ, là sự
nghiệp chung của nhân dân lao động tất cả các nước. Và hộ làm như vậy trên cả công sự
của kẻ địch, trên những thành phố bị phá trụi, bị đốt cháy, trên những cánh đồng bị đạn
pháo tàn phá và biến thành sa mạc mà ở đó chỉ còn sống những người nào cũng đang chờ
chết, họ nêu cao lời kêu gọi vĩ đại của Mác, được cuộc cách mạng Nga hưởng ứng: “Vô
sản toàn thế giới liên hiệp lại!”.
Cách mạng tháng Mười đã làm cho quần chúng cực kì nhạy cảm đối với tư tưởng
của chủ nghĩa xã hội, điều này tăng cường đưa đến phong trào cách mạng ở tất cả các
nước trên thế giới. Tiếp theo cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Nga, các cuộc đấu tranh cách
mạng cũng diễn ra ở các nước khác. Đặc điểm nổi bật của cuộc đấu tranh ấy là; trên các
ngọn cờ của mình công nhân các nước phương Tây cũng đã viết những khẩu hiệu mà
cách mạng ở Nga đã chiến thắng với những khẩu hiệu ấy.
Tháng giêng năm 1918, cuộc cách mạng công dân đã xảy ra ở Phần Lan. Tháng
11/1918, cách mạng dân chủ tư sản chủ tư sản thắng lợi ở Áo và Đức. Những cuộc đấu
tranh cách mạng mạnh mẽ diễn ra ở Pháp,Ý, Anh. Mùa xuân 1919, các nước cộng hòa
Xô Viết đã được tuyên bố thành lập ở Hunggari và Bavie, mùa hè ở Xlôva ki, Tiệp Khắc
và Ba Lanđã giành được độc lập,các dân tộc Xla-vơ Đông Nam Âu đã giành được tự chủ,
ở Rumani tháng chạp năm 1918 đã xảy ra những cuộc bãi công có quy mô chưa từng có.
Tháng 8/1919, lần đầu tiên sau chiến tranh đã có cuộc bầu cử Quốc hội ở Bungari, những
người cộng sản khi ấy đã thu được 120.000 lá phiếu và 47 đại biểu, còn đảng nông dân
liên minhnông nghiệp thu được 198.000 lá phiếu và 85 đại biểu, tất cả các đảng tư sản
8
Cách mạng tháng 10 Nga GVHD: Lê Phụng Hoàng SVTH: Trần Thị Kiêm Hoa
gộp lại chỉ thu được gần 1/3 số phiếu. Ở Ý năm 1920, lần đầu tiên trong lịch sử đất nước,

công nhân bãi công bắt đầu chiếm xí nghiệp.
Chiến sĩ lão thành của phong trào công nhân Anh là đồng chí U.Gan-la-khe nhớ
lại như sau: “Cơ-lai-đơ thật là sôi nổi nhiệt tình cách mạng biết bao khi chúng tôi được
biết rằng lần đầu tiên trong lịch sử loài người, giai cấp công nhân, với sự ủng hộ của binh
lính và nông dân đã nắm chính quyền vào tay mình! “ Không thể diễn tả bằng lời nhiệt
tình tràn ngập công nhân Gô-la-đơ-gô và cả khu Cơ-lai-đơ khi biết tin về cách mạng
tháng Mười vĩ đại”.
Ngày 11/11/1917, Các Líp-nếch, khi ấy đang ở tù, viết rằng: “ quá trình cách
mạng hóa nước Nga về xã hội và kinh tế chưa từng có ngay t ừ đầu đã mở ra những khả
năng không hạn chế”. Rô-da-Luých-xăm-bua, trong một bức thư viết từ trong tù, đã gội
cách magj tháng Mười Nga là: “ sự kiện có ý nghĩa lịch sử toàn thế giới, mà dấu vết của
nó sẽ được để lại mãi mãi”. Ngày 16/11/1917, trên báo “Lếp-pơ-xi-ghe-phôn-cơ-xây-
tung” Cơ-la-ra Dét-kin đã chỉ ra rằng “Việc các Xô Viết công nhân và binh lính nắm
dduocj toàn bộ quyền hành chính phủ ở Nga” sẽ mở đường đi tới một thế giới dân chủ
đối với tất cả các dân tộc, nếu như: “tất cả nguyện vọng hòa bình thiết tha của họ…sẽ
mang hình thức là ý chí hòa bình tự giác, ý chí làm ra lịch sử”.
2.Kinh nghiệm liên minh công nông của gia cấp công nhân và nông dân Nga trong
cách mạng tháng Mười:
Trong cuộc đấu tranh cho cách mạng xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân Nga đã
lôi cuốn được hàng triệu quần chúng nông dân.Kinh nghiệm của liên minh công nông ở
Nga chỉ ra rằng lợi ích của nông dân chỉ có thể được bảo đảm trong sự kiện liên minh với
giai cấp vô sản. trong thời gian nông dân ở Ý chiếm ruộng đất hang loạt năm 1919 –
1920, những lời “Lenin muôn năm!”, “Noi gương nước Nga!” thường khi đã trở thành
khẩu hiệu của những người khởi nghĩa.
Dưới ảnh hưởng của cách mạng xã hội chủ ngĩa ở Nga, những cuộc đấu tranh sôi
nổi của quần chúng lao động nhiều nước trên thế giới đã tiếp diễn từ 1918 đến 1923, phá
vỡ chế độ tư sản chủ nghĩa, làm cho nó càng khủng hoảng hơn chỉ qua 5-6 năm từ khi
chiến tranh kết thúc và thời đại mới bắt đầu, giai cấp tư sản mới có thể làm suy yếu phần
nào cuộc tấn công cách mạng của quần chúng và tạm thời ổn định được kinh tế.Quốc tế
cộng sản chỉ ra rằng tiền đề khách quan của một cuộc cách mạng thắng lợi đã có chỉ thiếu

có một Đảng công nhân cách mạng kiên quyết, sẵn sàng chiến dấu.Trong cuộc đấu tranh
chống phong trào cách mạng và để duy trì chế độ tư bản chủ nghĩa, các lãnh tụ của các
đảng xã hội dân chủ đã giúp đỡ rất nhiều cho giai cấp tư sản.Song, không thể nào xóa bỏ
được ảnh hưởng của tháng Mười.
9
Cách mạng tháng 10 Nga GVHD: Lê Phụng Hoàng SVTH: Trần Thị Kiêm Hoa
Từ thời cách mạng tháng Mười, giai cấp tư sản nhìn thấy mục đích chính của nó là
không để cho chủ nghĩa xã hội vượt ra khỏi khuôn khổ một nước, cô lập Liên Xô và do
đó, có căng cứ để khảng định rằng chủ nghĩa xã hội, với tính cách là hệ thống xã hội, là
không thể tiếp nhận được với cấc nước khác. Song trên môi trường đấu tranh quyết định
này, chủ nghĩa đế quốc đã bị thất bại nặng nề. Giai cấp công nhân và quần chúng nông
dân lao động nhiều nước châu Âu và châu Á, ở Cuba dựa vào Liên Xô và được Liên Xô
ủng hộ, dưới sự lãnh đạo của các đảng cộng sản của mình, trên cơ sở đoàn kết mọi lực
lượng dân chủ, đã giành được thắng lợi hết sức lớn sau khi làm cách mạng xã họi chủ
nghĩa. Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới đã hình thành, đó là thành quả hết sức quan
trọng của giai cấp công nhân quốc tế, là con đẻ của nó và là lực lượng quyết định trong
cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc.
III.Cuộc khủng hoảng chế độ thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc bắt đầu:
1.Cách mạng tháng Mười là bài hoc cho các dân tộc bị áp bức ở thuộc địa đứng lên
giành chính quyền:
Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Nga đã được tiến hành dưới ngọn cờ quyền dân tộc
tự quyết và bình đẳng giữa tất cả các dân tộc.Giai cấp vô sản, sau khi trở thành giai cấp
cầm quyền, đã bắt đầu giúp đỡ ngay bằng mọi cách cho các dân tộc toàn Nga. Một trong
những văn kiện đầu tiên và hết sức quan trọng được chính quyền Xô Viết thông qua,là
bản tuyên ngôn quyền của các dân tộc Nga, được Hội đồng dân chủ phê chuẩn ngày 15
tháng 11 ( 2 tháng 11 theo lịch cũ) năm 1917. Trong bản Tuyên ngôn nói rằng Chính phủ
Xô Viết đứng trên lập trường:
1) Bình đẳng và chủ quyền của các dân tộc Nga;
2) Quyền của các dân tộc Nga được tự quyết định một cách tự do, thậm chí có thể tách ra
và thành lập nhà nước độc lập;

3) Hủy bỏ mọi đặc quyền và hạn chế về dân tộc, tôn giáo dân tộc;
4) Các dân tộc thiểu số và các nhóm nhân chủng sống trên lãnh thổ Nga được phát triển tự
do.
Sau khi chia ruộng đất cho nông dân lao động, xóa bỏ chế độ phong kiến ở các
vùng lạc hậu ở nước Nga, sau khi đem lại tự do cho mọi dân tộc trong nước, chính quyền
Xô Viết đã đoàn kết hết thảy các dân tộc để đấu tranh chống giai cấp tư sản và địa chủ.
Cách mạng tháng 10 đã nêu gương giải quyết vấn đề dân tộc thật sự tiến bộ. Lần
đầu tiên trong lịch sử, nhà nước Xô Viết đã xóa bỏ tất cả các hình thức áp bức dân tộc,
bất bình đẳng dân tộc, đã tuyên bố là tội ác nêu tuyên truyền ưu thế của một dân tộc, và
tạo điều kiện cho tình hữu nghị anh em giữa các dân tộc. V.I.Leenin đã nhận định: “ Hãy
lấy ví dụ vấn đề tôn giáo hay việc phụ nữ không có quyền, hay việc các dân tộc không
phải Nga bị áp bức và không được bình đẳng về quyền lợi. Bấy nhiêu vấn đề thuộc phạm
10
Cách mạng tháng 10 Nga GVHD: Lê Phụng Hoàng SVTH: Trần Thị Kiêm Hoa
vi cách mạng tư sản… trong số những nước tiên tiến trên thế giới không có lấy một
nước nào đã giải quyết được một cách triệt để những vấn đề ấy theo hướng dân chủ - tư
sản cả. Ở nước ta, những vấn đề ấy đã được pháp luật ban bố sau cách mạng tháng Mười
giải quyết triệt để rồi. Chúng ta đã để cho tất cả các dân tộc không phải Nga thành lập
những nước cộng hòa hay khu tự trị riêng của họ”.
Sức mạnh của nhà nước Xô Viết nhiều dân tộc là ở chỗ nhà nước ấy dựa trên cơ
sở vững chắc của chính sách dân tộc mác-xít-lê-nin-nít.Và điều đó có ý nghĩa hết sức to
lớn đối với sự thắng lợi cuối cùng của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta và có ý
nghĩa quốc tế to lớn. Nghị quyết của trung ương Đảng cộng sản Liên – Xô ngày 4 tháng
giêng năm 1967 nhấn mạnh: “ Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười vĩ đại đã kết
hợp thành một dòng thác cuộc đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội của giai cấp vô sản và
các lực lượng cách mạng khác với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị ấp bức chống
ách áp bức bóc lột thuộc địa. Nó đã vạch ra sức sống và tính tất yếu của sự liên minh của
phong trào công nhân với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước – vì
thắng lợi đối với chủ nghĩa đế quốc, vì thắng lợi của tự do về mặt dân tộc và xã hội”.
Tháng Mười vĩ đại và toàn bộ sự phát triển của nhà nước Xô Viết chỉ cho các dân

tộc bị áp bức trên thế giới thấy rằng chỉ có cách mạng vô sản, chỉ có sự giúp đỡ của gia
cấp công nhân đã nắm chính quyền là có thể đảm bảo giải quyết được hoàn toàn vấn đề
dân tộc. Kinh nghiệm của Liên Xô về việc thành lập nhà nước xã hội chủ nghĩa nhiều dân
tộc, xây dựng bằng cố gắng chung của các dân tộc chúng ta về xã hội xã hội chủ nghĩa
phát triển, giải quyết vấn đề dân tộc cực kì phức tạp, đã dược thế giới thừa nhận và có tác
dụng giúp đỡ vô giá cho tất cả các chiến sĩ đấu tranh để giải phóng về mặt xã hội và dân
tộc.
Về cách mạng tháng Mười giải quyết được vấn đề dân tộc có ý nghĩa hết sức to
lớn đối với cuộc đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc. Cách mạng
tháng Mười đã chỉ ra sự phá sản tất yếu về mặt lịch sử của hệ thống thuộc địa của chủ
nghĩa đế quốc và do đó đã phá vỡ sự thống trị của nó ở các nước thuộc địa và phụ thuộc.
Việc giải phóng dân tộc trước đây bị áp bức đã diễn ra ở Nga dưới sự lãnh đạo của gia
cấp vô sản và dưới ngọn cờ của chủ nghĩa quốc tế.Vì vậy, các dân tộc lạc hậu và bị bóc
lột nhiều nhất, lần đầu tiên trong lịch sử đã vươn đến địa vị các dân tộc thật sự tự do và
bình đẳng.
2. Cách mạng tháng Mười là con đường và là kim chỉ nam cho phong trào cách mạng
ở các nước Phương Đông
Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Nga đã mở ra những khả năng rộng lớn và chỉ ra
những con đường thực tế cho thắng lợi của phong trào cách mạng của nhân dân các nước
Phương Đông, và do đó đã lôi cuốn họ cùng với giai cấp vô sản Phương Tây vào cuộc
chiến tranh thắng lợi chống chủ nghĩa đế quốc. Hàng triệu quần chúng ở các nước bị áp
bức đã biến thành nhân tố tích cực của nền chính trị toàn thế giới và nhân tố tích cực phá
11
Cách mạng tháng 10 Nga GVHD: Lê Phụng Hoàng SVTH: Trần Thị Kiêm Hoa
vỡ chủ nghĩa đế quốc bằng cách mạng. Tất cả những điều đó làm cho các dân tộc Phương
Đông càng có cảm tình với đất nước Liên Xô, và đất nước Liên Xô đã trở thành người
bạn thân thiết, người đồng minh của họ trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do.
Khi nói đến ý nghĩa thắng lợi của Hồng quân trong nội chiến đối với các dân tộc
Phương Đông, V.I.leenin đặc biệt nhấn mạnh thắng lợi ấy sẽ “ có ý nghĩa toàn thế giới rất
to lớn, đối với tất cả các dân tộc Phương Đông”.

Phát biểu ý kiến tại đại hội toàn Nga lần thứ II của các tổ chức cộng sản chủ nghĩa
các nước Phương Đông tháng 11/1919, V.I.Leenin nói: “ Sau thời kì Phương Đông thức
tỉnh, cuộc cách mạng hiện đại đã bước vào thời kì mà tất cả các dân tộc ở Phương Đông
đều tham gia định đoạt vận mệnh toàn thế giới chức không còn là đối tượng làm giàu của
kẻ khác. Các dân tộc ở Phương Đông đang nhận rõ là cần phải hành động thực tiễn, cần
phải làm sao cho mỗi dân tộc đều quyết định được vấn đề số phận cả loài người”.
Năm tháng trôi qua, phong trào giải phóng dân tộc đã trở thành dòng thác cách
mạng hùng mạnh thống nhất bao trùm Châu Á, Châu Phi và Châu Mĩ la tinh. Cách mạng
tháng Mười đã làm cho các dân tộc khắp các lục địa đã tin tưởng ở khả năng chiến thắng
chủ nghĩa đế quốc, đã vạch trần huyền thoại do bọn đế quốc gieo rắc cho rằng thế giới từ
xưa đến nay vẫn phân chia thành chủng tộc “ thượng đẳng” và “ hạ đẳng”, rằng số phận
của các chủng tộc “hạ đẳng” là phải bị các chủng tộc “thượng đẳng” bóc lột.
Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đã được triển khai ở Phương Đông, hệ thống
thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc bắt đầu bị khủng hoảng
Phong trào chống đế quốc một cách tích cực đã phát triển mạnh ở Trung Quốc,
Thổ Nhĩ Kỳ, Mông Cổ, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Triều Tiên và các nước khác; nhiều nước
đã giành được độc lập dân tộc.Chủ nghĩa đế quốc bị suy yếu đã bắt buộc phải có những
nhượng bộ quan trọng.Ở một số nước, bọn đế quốc đã phải che giấu chế độ thực dân
bằng việc tuyên bố một cách hình thức quyền bình đẳng của các dân tộc.Tất cả những cái
đó chứng tỏ sự sắp xếp lực lượng mới ở các nước Phương Đông.
Khối liên minh công nông hình thành ở một loạt nước đã có ý nghĩa to lớn đối với
cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc thắng lợi. Diễn biến của sự kiện cách mạng ở Phương
Đông đã xác minh kết luận của V.I.Leenin nói rằng phong trào giải phóng dân tộc của
nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc là một bộ phận của cuộc đấu tranh chung
chống chủ nghĩa đế quốc mà quần chúng nhân dân trên toàn thế giới tiến hành dưới sự
lãnh đạo của giai cấp vô sản, là một bộ phận của cách mạng xã hội chủ nghĩa thế giới.
Leenin kêu gọi giai cấp công nhân, các lực lượng tiên tiến của xã hội đấu tranh để biến
các nước thuộc địa và phụ thuộc thành lực lượng hậu bị của giai cấp vô sản cách mạng.
Leenin vĩ đại cho rằng việc các dân tộc Phương Đông bắt đầu thức tỉnh đi đến cuộc sống
mới, tự do là một hiện tượng có ý nghĩa lịch sử toàn thế giới.

12
Cách mạng tháng 10 Nga GVHD: Lê Phụng Hoàng SVTH: Trần Thị Kiêm Hoa
Vấn đề mục tiêu cuối cùng của cuộc đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa và
phụ thuộc đã có ý nghĩa quốc tế to lớn. Đề cập nhiệm vụ của các đảng an hem ddoois với
cấc vấn đề này, mtaij Đại hội II Quốc tế cộng sản năm 1920, V.I.Lê-nin nói rằng Quốc tế
cộng sản phải chứng minh về mặt lý luận, luận điểm nói rằng với sự giúp đỡ của giai cấp
vô sản cấc nước tiên tiến, các nước lạc hậu có thể qua những giai đoạn phát triển nhất
định tiến tới chủ nghĩa cộng sản , bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.
Một đặc điểm hết sức quan trọng của toàn bộ sự phát triển hiện nay của Chậu Á,
Châu Phi, Châu Mỹ La-tinh là nhân dân các nước này ngày càng mong muốn đi tới chủ
nghĩa xã hội.Đó là một sự thật chứng tỏ chủ nghĩa tư bản đã mất tính nhiệm một cách hết
sức sâu sắc trong ý thức đông đảo những người tham gia cuộc đấu tranh chống đế quốc.
IV. Thắng lợi của Chủ nghĩa Lê-nin đối với chủ nghĩa dân chủ - xã hội. Chiến
thắng của chủ nghĩa Mac – Lê-nin trong phong trào công nhân
1. Bước ngoặc trong quan hệ kinh tế - chính trị và xã hội
Cách mạng tháng Mười đã tạo ra một bước ngoặc chẳng những trong quan hệ
kinh tế và chính trị, xã hội. Nó còn là một cuộc cách mạng trong thế giới quan của giai
cấp công nhân, saui khi chứng minh trong thực tiễn sự thật đúng đắn của chủ nghĩa Mác
– Lê-nin mà các lãnh tụ của chủi nghĩa lãnh tụ của chủ nghĩa caỉ lương lãnh đạo phong
trào công nhân quốc tế đã đấu tranh chống lại. L.I.Bơ-rê-giơ-nép, Tổng bí thư Ban chấp
hành trung ương Đảng cộng sản Liên Xô đã nói: “Ai cũng biết rằng vào cuối thế kỉ XIX
đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa cơ hội đã bám rễ sâu trong phong trào công nhân quốc tế, và
các lãnh tụ Quốc tế II là những kẻ tiêu biểu chủ yếu của nó. Đã có cuộc tranh cãi lớn đi
lên chủ nghĩa xã hội như thế nào: qua cách mạng hay bằng con đường cải lương, con
đường quyu nhiệm vụ của công nhân thành những cuộc đấu tranh cho những yêu sách
cục bộ không đụng đến những cơ sở của chế độ tư bản chủ nghĩa. Thực tiễn lịch sử phải
giải quyết cuộc tranh cãi đó, nói tiếng nói cuối cùng trong đó.Cách mạng tháng Mười đã
nói tiếng nói đó.Nó chứng tỏ rằng chỉ qua cách mạng, dù cách mạng diễn ra với hình thức
nào cũng vậy, giai cấp công nhân mới có thể giành được thắng lợi”.
Trước đây, trước khi chuyên chính vô sản thắng lợi ở Nga, các lãnh tụ xã hội –

dân chủ, vốn là kẻ chống lại xã hội chủ nghĩa, đã có thể cho phép tự khoe khoang bằng
những lời lẽ “ chuyên chính vô sản”, “chủ nghĩa Mác” v.v…, vì quần chúng cơ bản của
công dân còn chưa hiểu rõ các con đường đạt tới thắng lợi. Thắng lợi của cách mạng
tháng Mười ở Nga đã đặt đảng xã hội – dân chủ trước sự cần thiết phải tuyên bố công
khai về thái độ đối với đấu tranh giai cấp, cách mạng xã hội chủ nghĩa, chuyên chính vô
sản, công khai phát biểu ý kiến về các con đường phát triển tiếp theo. Việc lựa gió bỏ
buồm và che dấu mình bằng những lời lẻ cách mạng trở nên ngày càng khó khăn hơn.
2.Chủ nghĩa Mác – Leenin vạch ra bản chất của chuyên chính vô sản
13
Cách mạng tháng 10 Nga GVHD: Lê Phụng Hoàng SVTH: Trần Thị Kiêm Hoa
Sạu thắng lợi của cách mạng tháng Mười, một cuộc cách mạng nêu cao sự vĩ đại
chủ nghĩa Mác – Leenin và vạch ra bản chaatys của chuyên chính vô sản, các lãnh tụ
đảng xã hội – dân chủ đã công khai công kích chủ nghĩa Mác – Lê nin và chuyên chính
vô sản, bằng mọi cách nói xấu cách mạng xã hội chủ nghĩa và chính quyền Xô viết ở
Nga. Những người xã hội- cải lương khẳng định rằng nếu giai cấp vô sản không chiếm
đa số dân cư trông nước thì nó không nên nắm chính quyền, và nếu nó nắm được chính
quyền thì sẽ không giữ được chính quyền ấy vì nó không có đủ cán bộ được đào tạo để
lãnh đạo. Cách mạng xã hội chủ nghĩa và việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Nga đã đánh
đổ những lời khẳng định ấy của bọn cơ hội và chỉ ra rằng giai cấp vô sản cố thể biến
nhân dân lao động từ chỗ là lực lượng dự bị của giai cấp tư sản thành bạn đồng minh của
cách mạng vô sản, đào tạo cán bộ thành thạo từ trong hàng ngũ công nhân và nông dân
và giữ vững được chính quyền.
Các lãnh tụ quốc tế II thuyết phục công nhân rằng cách mạng xã hội chủ nghĩa
phải bắt đầu và kết túc thắng lợi trước hết ở các nước tư bản phát triển và không thể
thắng lợi ở các nước tư bản lạc hậu, nôi giai cấp vô sản không đông, chẳng hạn ở Nga.
Tháng giêng năm 1923, khi đập lại tên mem-sê-vích Xu-kha-nốp, V.I.Lê-nin viết:
“Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, thì phải văn minh đã. Được lắm. Nhưng tại sao
chúng ta lại không tạo ra ở nước ta những điều kiện tiên quyết ấycủa văn minh, bằng
cách đuổi cổ bọn địa chủ, đuổi cổ bọn tư bản ra khỏi nước Nga để rồi bắt đầu tiến lên
chủ nghĩa xã hội? Các anh đã đọc trong những cuốn sách nào nối rằng những sự thayu

đổi như thế trong trình tự lịch sử thông thường là không thể thừa nhận được, không thể
có được?”.
3.Thực tiễn chứng minh sự đúng đắn của chủi nghĩa Mác-Lênin
Cách mậng tháng Muồi đã biến chủ nghĩa Mác-Leenin từ lý luận thành thực tiễn
và do đó đã chứng tỏ cho quần chúng nhân dân toàn thế giới thấy sự đúng đắn của học
thuyết vĩ đại đó.
Các lực lượng cách mạng tiên tiến đoạn tuyệt với chủ nghĩa cải lương ở tất cả các
nước tư bản, đó là sự kiện hết sức quan trọng trong phông trào công nhân sau cách mạng
tháng Mười. “…Chủ nghĩa cải lương tư sản trên toàn thế giới đã bị phá sản…”.Lê-nin đã
nói như vậy năm 1919. Đội tiên phong của giai cấp vô sản đứng vững trên con đường
chủ nghĩa Mác cách mạng, sau khi nhận thức được cái tai hại to lớn mà chủ nghĩa cải
lương và chủ nghĩa xét lại đem lại cho phong trào cách mạng. Trên cơ sở ấy đã xuất hiện
cuộc khủng hoảng sâu sắc của chủ nghĩa xã hội – dân chủ. Chính sách hợp tác giai cấp
với bọn tư bản đã bị quần chúng lao động lên án nghiêm khắc.
Vực thẳm tư tưởng giữa chủ nghĩa Mác – Lê-nin và chủ nghĩa xã hội – dân chủ
đã trở nên sâu rộng thế đấy.
V. Thắng vĩ đại và sự xuất hiện của phong trào cộng sản thế giới hiện nay
1. Quan điểm đúng đắn của chủ nghĩa Mác
14
Cách mạng tháng 10 Nga GVHD: Lê Phụng Hoàng SVTH: Trần Thị Kiêm Hoa
Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Nga thực tế đã chứng minh sự đúng đắn của luận
điểm hết sức quan trọng của chủ nghĩa Mác nói rằng tình thế cách mạng chỉ có thể đưa
đến cách mạng thắng lợi trong trường hợp nếu trong một nước có một đảng được vũ
trang bằng lý luận thật sự cách mạng, mạnh bởi sự thống nhất về tư tưởng và tổ chức của
mình, liên hệ chặt chẽ với quần chúng nhân dân và biết dắt dẫn quần chúng đến cách
mạng, biết đưa ra những khẩu hiệu đúng đắn và đấu tranh để thực hiện chúng. Đảng kiểu
mới, đảng của Lê-nin là một đảng như vậy.
Vai trò quyết định trong việc thành lập các đảng kiểu mới thuộc về bản thân Cách
mạng tháng Mười. Nói về vấn đề này, nhà lãnh đạo những người cộng sản Ý Pan-mi-rô
Tô-gơ-li-át-ti đã nói: “Thắng lợi của tháng Mười và học thuyết của Lê-nin đối với chúng

ta là cái đã quyết định thúc đẩy việc thoát khởi hoàn toàn cả sự phản bội của bọn cải
lương đang phục vụ giai cấp tư sản lẫn sự tầm thường của chủ nghĩa trung gian theoo
tinh thần chủ nghĩa tối đa, thứ chủ nghĩa này huênh hoang bằng lời lẽ cách mạng nhưng
thực tế không có năng lực hành động gì cả… Chúng ta phải nắm lại học thuyết mác-xít
mà bọn cải lương đã khoét mất linh hồn… Điều đó cũng có nghĩa là thành lập một tổ
chức có năng lực vận dụng những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác bất cứ ở đâu, trong khi
hoạt động trong quần chúng và chiến đấu chống kẻ thù tàn bạo trong các điều kiện gian
khổ”.
2. Một thời đại mới đối với phong trào chủ nghĩa Quốc tế.
Với thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Nga, một thời đại mới của phong
trào cộng sản thế giới bắt đầu. Những năm 1918 – 1921, các đảng cộng sản đã được
thành lập ở nhiều nước, các đảng ấy đã đứng trên lập trường đấu tranh giai cấp, và về tư
tưởng và về tổ chức đoạn tuyệt với các đảng xã hội – dân chủ cơ hội chủ nghĩa.
Những năm ấy, các đảng cộng sản đã được thành lập ở Đức, Áo, Hung, Ba-lan,
Phần-lan, Ác-hen-ti-na, Hy-lạp, Mỹ, Anh, Pháp, Buun-ga-ri, Hà-lan, Mê-hi-cô, Nam-tư,
Bơ-ra-xin, Tây-ban-nha, In-đê-nê-xi-a, Thổ-nhĩ-kì, Tiệp Khắc, Ru-ma-ni, Trung Quốc,
Bỉ, Thụy Điển, Ý và các nước khác. Với việc thành lập các đảng cộng sản đã có những
khả năng thức tế để đấu tranh cho thắng lợi cua cách mạng xã hội chủ nghĩa ở các nước
khác. Phát biểu ý kiến tại Đại hội IV Quốc tế cộng sản 1922, nhà hoạt động nổi tiếng của
phong trào công nhân quốc tế Bê-la-cun đã nói: “ Ở Tây Âu chúng ta cần phải cố gắng
dựa vào kinh nghiệm cuộc cách mạng Nga, bước lên côn đường của cùng một chính
sách cách mạng thực tế mà Đảng cộng sản Nga đã luôn luôn kiên trì và bây giờ còn đang
kiên trì”.
Các lực lượng tiên tiến của giai cấp công nhân đã đoàn kết lại trong các Đảng
cộng sản.Họ đã tin tưởng rằng chỉ có côn đường cuae Lê-nin là đưa đến thắng lợi.Các
nhà hoạt động ưu tú của phong trào xã hội chủ nghĩa và công đoàn thời kì trước chiến
tranh đã trở thành đảng viên của các đảng cộng sản.Cùng với họ nhiều nhà cách mạng
mới đã gia nhập đảng.Những nhà hoạt động văn hóa nổi tiếng nhưRô-manh Rô-lăng,
Mác-tin An-đéc-xen Nếch-xe, Lỗ Tấn, Tê-ô-đo Đơ-rai-de, A-na-tôn Phơ-răng đã đứng
15

Cách mạng tháng 10 Nga GVHD: Lê Phụng Hoàng SVTH: Trần Thị Kiêm Hoa
về phía cách mạng tháng Mười. Chào mừng nhân dân Liên Xô nhân kỉ niệm 5 năm Cách
mạng tháng Mười, A.Phơ-răng viết: “Nếu ở Châu Âu còn có các bạn bè của công lý thì
họ phải kính cẩn, nghiêng mình trước cuộc cách mạng ấy, một cuộc cách mạng lần đầu
tiên trong lịch sử đã cố gắng lập chính quyền nhân dân hoạt động vì lợi ích của nhân
dân… Nó đã gieo những hạt giống mà trong những hoàn cảnh thuận lợi sẽ nảy mầm
rộng khắp nước Nga, và có lẻ khi nào đó sẽ sinh hoa kết trái ở Châu Âu”.
Quốc tế cộng sản, được thành lập dưới sự lãnh đạo của V.i.Lê-nin, là thành quả
hết sức quan trọng của phong trào công nhân cách mạng.
Cách mạng tháng Mười đã trở thành cái nôi của phong trào cộng sản thế giới hiện
nay, một phong trào đang biến thành lực lượng chính trị có ảnh hưởng nhất trong cuộc
đấu tranh để cải tạo thế giới bằng cách mạng theo các nguyên tắc xã hội chủ nghĩa.
VI. Chính sách đối ngoại và việc củng cố các lực lượng hòa bình.
Đại hội Xô viết II đã tuyên bố rằng mối quan tâm chính của nhà nước mới, Xô
viết là bảo đảm lao động hòa bình của các dân tộc ở Nga, tìm cách làm cho chiến tranh
thế giới kết thúc ngay.
Đại hội đã tuyên bố rằng chính sách hòa bình là chính sách duy nhất phù hợp với
lợi ích sống còn của dân tộc Nga và các dân tộc khác.Đấu tranh cho hòa bình trở thành
nguyên tắc quan trọng nhất của chính sách đối ngoại của nhà nước Xô viết.Nhà nước Xô
viết đã coi cơ sở của các mối quan hệ của mình với tất cả các nước khác là việc thừa
nhận mỗi dân đều có quyền độc lập quyết định số phận của mình bất kể trình độ phát
triển ra sao. Sắc lệnh về hòa bình, do V.I.Lê-nin vieetts và được Đại hội Xô viết lần thứ
II toàn Nga thông qua, tuyên bố: “Nếu một dân tộc, bất kể là dân tộc nào, được duy trì
trong biên giới quốc gia mình bằng bạo lực, nếu dân tộc ấy, bất chấp ý muốn do dân tộc
đó biểu lộ, không được trao quyền bằng bỏ phiếu tự do….Quyết định vấn đề hình thức
nhà nước của mình mà không hề có cưỡng bức, thì việc xác lập nó là một sự thôn tính,
nghĩa là một sự xâm chiếm và bạo lực”.
Nhà nước Xô Viết dứt khoát bác bỏ tất cả các hình thức quan hệ quốc tế dựa trên
sự cướp bóc, bạo lực, xâm chiếm, và kiên quyết tuyên bố mong muốn sống hòa bình với
tất cả các nước, đã đưa ra nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình giữa các nước có chế độ kinh

tế - xã hội khác nhau. Nó luôn luôn nhấn mạnh rằng sự đồng tình của người Xô viết với
cách mạng vô sản thế giới và lòng tin vào thắng lợi của nó hoàn toàn không có nghĩa là
cách mạng vô sản đã thắng lợi ở Nga cần can thiệp vào nội bộ của các nước khác. Tháng
6/1918, Lê-nin nói: “Dĩ nhiên có những kẻ cho rằng cách mạng có thể được đẻ ra ở nước
khác theo đơn đặt hàng, theo sự thỏa thuận, những người này hoặc những kẻ điên rồ,
hoặc là những bọn khiêu khích. Trong 12 năm gần đây chúng ta đã trải qua hai cuộc
cách mạng. Chúng ta biết rằng chúng ta không thể làm hai cuộc cách mạng đó theoo đơn
đặt hàng cũng như theo sự thỏa thuận, những cuộc cách mạng đó nảy sinh ra mà hàng
chục triệu người đã đi đến kết luận là không thể tiếp tục sống như trước được”.
16
Cách mạng tháng 10 Nga GVHD: Lê Phụng Hoàng SVTH: Trần Thị Kiêm Hoa
Khác với chính sách đối ngoại của các Nhà nước tư sản, chính sách đối ngoại Xô
viết ngay từ đầu đã dựa trên cơ sở cho rằng nhân dân các nước phải giữ vai trò quyết
định trong các quan hệ quốc tế. Ngay trong bản báo cáo về hòa bình ngà 8/11/1917,
V.I.Lê-nin đã nói rằng lời kêu gọi hòa bình của chúng ta “ phải hướng về các chính phủ
và các dân tộc” và “ chúng ta cần phải giúp đỡ các dân tộc can thiệp vào các vấn đề
chiến tranh và hòa bình”.
Tính chất của chính sách đối ngoại Xô – viết biểu hiện rõ trong các lời kêu gọi của
nhà nước Xô – viết đề nghị kí các hòa ước dân chủ mà không có thôn tính và bồi
thường, hủy bỏ những hiệp ước bí mật kí kết giữa chính phủ Sa hoàng và chính phủ lâm
thời tư sản, vạch trần bản chất đế quốc chủ nghĩa lang soi của các bản hiệp ước ấy.
Tháng chạp năm 1917, đã công bố lời kêu gọi của chính phủ Xô – viết gửi tất cả
những người lao động – Hồi giáo ở Nga và phương Đông, trong đó nói rằng đất nước
Xô – viết đã hủy bỏ và cắt đứt các hiệp ước về phân chia Ba Tư và Thổ nhĩ Kì. Khi quốc
hội Phần Lan tuyên bố nền độc lập của Phần Lan ngày 6 tháng chạp năm 1917, hội đồng
dân ủy đã thừa nhận ngay chính phủ mới của nước ấy. Cách mạng tháng mười đã đem
lại tự do cho Ba Lan, do đó mà xác minh lời nói của V.I. Lenin ngay từ năm 1908 rằng
không có tự do của Nga thì không thể có tự do của Ba Lan. Cách mạng tháng mười đã
đem lại độc lập cho nhiều dân tộc ở Châu Âu.
Trong bản tuyên ngôn quyền của nhân dân lao động bị bóc lột, tháng giêng năm

1918 Ban chấp hành Trung ương toàn Nga đã tuyên bố rằng đất nước Xô – viết đứng
trên lập trường hoàn toàn đoạn tuyệt với chính sách dã man của nền văn minh tư sản, là
nền văn minh xây dựng hạnh phúc của bọn bóc lột ở một số ít dân tộc “ ưu đẳng” trên sự
nô dịch hàng trăm triệu nhân dân lao động ở các thuộc địa và nước nhỏ. V.I. Lenin viết:
“ Chúng ta không phản bội cái gì cả, không phản bội ai cả, chúng ta không tôn sùng
cũng không che đậy một sự dối trá nào; chúng ta không từ chối giúp đỡ một người bạn
hay một đồng chí gặp hoạn nạn nào, giúp bằng tất cả khả năng của chúng ta, bằng tất cả
những phương tiện mà chúng ta sẵn có.”
Toàn thế giới đều nhìn thấy rằng tính chất đối ngoại Xô – viết khác về nguyên tắc,
khác căn bản chính sách đối ngoại của các nhà ước tư sản.
Cách mạng tháng Mười diễn ra giữa lúc nhân dân tất cả các nước tham chiến ngày
càng căm phẫn chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Trong những điều kiện ấy, cách mạng
xã hội chủ nghĩa ở Nga và việc nước Nga rút ra khỏi chiến tranh, việc công bố những
hiệp ước bí mật và việc lên án công khai chính sách xâm chiếm đất đai của người khác,
việc tuyên bố tự do đối với tất cả các dân tộc và việc tự nguyện thừa nhận nền độc lập
của Phần Lan, việc tuyên bố nước Nga là liên bang các nước cộng hòa dân tộc Xô – Viết
và lời kêu gọi nhân dân toàn thế giới đấu tranh kiên quyết chống chủ nghĩa đế quốc và
17
Cách mạng tháng 10 Nga GVHD: Lê Phụng Hoàng SVTH: Trần Thị Kiêm Hoa
chiến tranh do chính quyền Xô – viết đưa ra tất cả những cái đó đã không thể không có
ảnh hưởng quan trọng đối với cuộc đấu tranh của các dân tộc chống chiến tranh.
Lần đầu tiên trong lịch sử, chính phủ đã cùng với nhân dân tất cả các nước, cùng
với tất cả các dân tộc đấu tranh cho hòa bình và đòi chấm dứt chiến tranh.Điều đó đã
làm suy yếu rất nhiều vị trí của những kẻ chủ trương chiến tranh và làm giảm khả năng
của chủ nghĩa đế quốc. Gương sáng của cách mạng tháng Mười đã chỉ cho gia cấp công
nhân các nước khác thấy cần phải thành lập ở nước mình một mặt trận rộng rãi của quần
chúng nhân dân chống chiến tranh và những kẻ tội phạm chống chiến tranh.
Các giới cầm quyền ở các cường quốc tham chiến đã thấy rõ là Cách mạng tháng
Mười và cuộc đấu tranh kiên quyết của Nhà nước Xô – viết cho hòa bình tạo ra những
điều kiện trong đó không thể tiếp tục chiến sự, vì không thể nào ngăn cản được phong

trào đang ngày càng phát triển của nhân dân các nước đòi chấm dứt chiến tranh.
VII. Lenin nói về ý nghĩa của cách mạng tháng Mười, ý nghĩa lịch sử toàn thế giới
của việc xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.
1. Trong nước:
Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Nga là chiến công vĩ đại của công nhân và nông
dân cách mạng Nga lập nên dưới sự lãnh đạo của Lenin và đảng Bôn-sê-vích. V.I. Lenin
nhận xét: “ … chúng ta có quyền tự hào và quả thật chúng ta tự hào là đã có cái hân hạnh
được bắt đầu việc xây dựng nhà nước Xô – viết, và do đó mở đầu một thời đại mới trong
lịch sử thế giới, thời đại thống trị của một giai cấp mới, giai cấp bị áp bức trong tất cả
các nước tư bản và ở khắp nơi đều đang tiến tới một cuộc đời mới, tới chỗ chiến thắng
giai cấp tư sản, tới chỗ thành lập chuyên chính vô sản, tới chỗ giải phóng nhân loại khỏi
ách tư bản, khỏi những cuộc chiến tranh đế quốc chủ nghĩa.”
Sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười và sau khi đập tan bọn phản cách mạng
thì vấn đề xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô có ý nghĩa lịch sử toàn thế
giới. Phát biểu ý kiến tại hội nghị lần thứ X toàn Nga của Đảng cộng sản Nga 5/1921,
V.I.Lenin nói: “ hiện nay chúng ta ảnh hưởng tới cách mạng quốc tế chủ yếu là bằng
chính sách kinh tế của mình.Tất cả mọi người, tất cả những người lao động ở khắp các
nước trên thế giới không trừ một ai ( không khuyết đại một chút nào) đều chăm chú nhìn
vào nước cộng hòa Xô – viết Nga… Cuộc đấu tranh đã chuyển sang lĩnh vực đó trên
phạm vi toàn thế giới. Khi chúng ta giải quyết được nhiệm vụ đó thì chúng ta sẽ giành
được thắng lợi một cách chắc chắn và quyết định trên phạm vi thế giới. Bởi vậy, những
vấn đề xây dựng kinh tế có một ý nghĩa đặc biệt to lớn đối với chúng ta.”
Sau khi nội chiến kết thúc và bọn can thiệp bị đập tan, đảng đã kêu gọi nhân dân
dốc toàn lực phát triển kinh tế của đất nước. Đảng đã giải quyết nhiệm vụ hết sức quan
18
Cách mạng tháng 10 Nga GVHD: Lê Phụng Hoàng SVTH: Trần Thị Kiêm Hoa
trọng ấy một cách khẩn trương, một cách có suy nghĩ khoa học, không lùi bước trước khó
khăn.
Hội nghị XIV Đảng cộng sản Nga năm 1925 đã ra nghị quyết chỉ ra rằng cần lợi
dụng “ thời gian nghỉ ngơi hòa bình để ra sức phát triển việc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Nghị quyết nói: “ Gia cấp vô sản Liên Xô, với sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Nga, cần
phải dũng cảm và kiên quyết xây dựng chủ nghĩa xã hội ngay bây giờ, nhớ rằng cuộc
cách mạng của chúng ta tự nó là một bộ phận của cách mạng thế giới, rằng thành công
của chúng ta trong sự nghiệp xây dựng thành công nền kinh tế xã hội chủ nghĩa tự nó đã
là nhân tố hết sức lớn
nghĩa quốc tế của cách mạng tháng Mười trước hết phát triển cuộc cách mạng vô
sản thế giới.” Công nghiệp hóa đất nước Xô Viết, cải tạo nông nghiệp theo chủ nghĩa xã
hội. Nhân dân lao động Liên Xô, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, trong một thời kì
lịch sử ngắn, đã xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, chỉ cho toàn thế giới thấy lực
lượng sáng tạo vĩ đại của nhân dân một khi thoát khỏi xiềng xích của chủ nghĩa tư bản.
2. Quốc tế.
Nói đến ý nghĩa quốc tế của cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười vĩ đại, năm
1920, trong tác phẩm “Bệnh ấu trĩ ( tả khuynh) trong phong trào cộng sản”. V.I. Lenin
viết : Ngày nay, chúng ta đã có trước mắt một kinh nghiệm quốc tế rất phong phú chứng
thực hiển nhiên rằng một số đặc điểm cơ bản của cuộc cách mạng chúng ta không phải
chỉ có ý nghĩa địa phương, ý nghĩa đặc biệt - dân tộc, ý nghĩa riêng cho nước Nga mà ý
nghĩa cho cả quốc tế”. V.I.Lenin viết về ý theo nghĩa rộng của từ ấy; nghĩa là “ không
phải một số nét nào đó, mà tất cả những nét chủ yếu của cuộc cách mạng chúng ta đều có
một ý nghĩa quốc tế, hiểu theo nghĩa là nó tác động đến tất cả các nước”.
Tiếp đến, V.I.Lenin vạch ra ý nghĩa quốc tế của cách mạng tháng mười theo nghĩa
hẹp của từ ấy, nghĩa là hiểu “ những sự kiện diễn ra trong nước ta có giá trị quốc tế, hay
nó có tính tất yếu lịch sử là sẽ tái diễn trong phạm vi quốc tế”. Ở đây là nói đến những
quy luật cơ bản của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Và như kinh nghiệm và gương sáng của
nhiều dân tộc chứng tỏ, con đường đi tới chủ nghĩa xã hội của các nước khác nhau phải
thông qua một loạt quy luật chung mà lần đầu tiên đã biểu hiện trong cuộc cachsmangj
tháng Mười và trong những cải tạo xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô. Đó là thực hiện cách
mạng xã hội chủ nghĩa dưới hình thức nào đó với việc đập tan bộ máy Nhà nước tư sản,
thiết lập chuyên chính vô sản dưới hình thức nào đó, nghĩa là sự lãnh đạo về mặt nhà
nước của gia cấp công nhân liên minh với những người lao động khác đối với công cuộc
xây dựng chủ nghĩa xã hội; vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản mác xít- le -nin- nít đối

với thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa cũng như đối với việc xây dựng chủ nghĩa
xã hội và chủ nghĩa cộng sản; xóa bỏ các gia cấp bóc lột; xã hội hóa những tư liệu sản
xuất cơ bản và xác lập quan hệ sản xuất và quan hệ xã hội xã hội chủ nghĩa; phát triển
toàn bộ kinh tế quốc dân một cách có kế hoạch; chủ nghĩa quốc tế vô sản; cách mạng văn
hóa.
19
Cách mạng tháng 10 Nga GVHD: Lê Phụng Hoàng SVTH: Trần Thị Kiêm Hoa
Nói về ý nghĩa kinh nghiệm của cách mạng tháng Mười Nga đối với phong trào
cộng sản quốc tế trong báo cáo “ Năm mươi năm thắng lợi vĩ đại của chủ nghĩa xã hội”,
L.I. Bơ-rê-giơ-nep nhận định: “ Kinh nghiệm ấy đã mở rộng những quan niệm về biện
pháp và phương pháp đấu tranh cách mạng, chỉ ra rằng việc chú ý đến tất cả các điều kiện
đa dạng trong đó các cuộc cách mạng của gia cấp công nhân chín muồi và được tiến
hành, là quan trọng biết chừng nào. Đồng thời, dưới ánh sáng của kinh nghiệm ấy, người
ta ngày càng thấy rõ ý nghĩa của các quy luật phổ biến của cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Chính vì vậy mà cuộc cách mạng năm 1917 đã thể hiện những quy luật ấy một cách đầy
đủ và mạnh mẽ như vậy; quá trình cách mạng thế giới ở nửa đầu thế kỉ nay đã chịu ảnh
hưởng mạnh mẽ của cách mạng tháng Mười”.
Trên cơ sở nghiên cứu sâu sắc và vận dụng sáng tạo kinh nghiệm của đất nước
Liên Xô, trong các văn kiện của mình, các đảng anh em nhận xét rằng nhân dân Liên Xô
đã vạch ra con đường chung đi tới chủ nghĩa xã hội, rằng kinh nghiệm xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở Liên Xô có ý nghĩa quốc tế to lớn. Việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên
Xô đã chỉ ra một cách hùng hồn cho các dân tộc trên thế gới thấy ưu thế của chủ nghĩa xã
hội đối với chủ nghĩa tư bản.
Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Nga đã làm cho toàn bộ hệ thống tư bản chủ nghĩa
lung lay đến tận gốc. Gia cấp tư sản đã phải có một loạt nhượng bộ đối với nhân dân lao
động để làm suy yếu sự tấn công cách mạng của quần chúng.
Giai cấp công nhân, nhân dân lao động Nga, sau khi thực hiện cuộc cách mạng
tháng mười dưới sự lãnh đạo của Đảng của Lenin, đã tự coi mình là một trong những đội
ngũ của đội quân lao động vĩ đại toàn thế giới, và coi cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa
do họ tiến hành là bước đầu và là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới. Tình cảm

chủ nghĩa vô sản, tinh thần đoàn kết quốc tế ấy bao giờ cũng đã và đang sống gtrong con
người Xô Viết. Nhân dân Liên xô coi tất cả những thành tựu trong đấu tranh của mình, tất
cả những hoạt động to lớn của mình trước kia và hiện nay là một cống hiến vào cuộc đấu
tranh giải phóng của nhân dân toàn thế giới.
VII. Kết luận
Cách mạng tháng Mười đã kết thúc với thắng lợi hoàn toàn thuộc về các Xô Viết
và nhân dân lao động Liên Xô. Thắng lợi to lớn của cách mạng tháng Mười Nga. Không
chỉ ảnh hưởng đến nước Nga đến Châu Âu , mà thắng lợi này còn có ảnh hưởng lan rộng
ra toàn thế giới, đã làm thay đổi vận mệnh nhiều quốc gia dân tộc và làm thay đổi cả thế
giới. Lần đầu tiên trên thế giới xuất hiện một nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên, làm hệ
thống tư bản chủ nghĩa trên thế giới bị đứt khúc không còn là một hệ thống duy nhất nữa.
Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga đã đi vào trong long người dân thế giới và
mãi mãi không bao giời nhân loại có thể quên được chiến thắng vĩ đại này của nhân dân
Xô Viết. Chiến thắng này đã góp phần rất lớn cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào công nhân
20
Cách mạng tháng 10 Nga GVHD: Lê Phụng Hoàng SVTH: Trần Thị Kiêm Hoa
thế giới đứng lên đấu tranh giải phóng cho giai cấp mình thoát khỏi ách áp bức, bóc lột,
bất công của chủ nghĩa tư bản, trở thành người làm chủ đất nước và thế giới.
Cách mạng tháng Mười Nga còn cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào giải phóng dân
tộc ở các nước thuộc địa nhỏ bé, nhân dân các nước thuộc địa đã đứng lên đấu tranh noi
theo tia sáng của cách mạng tháng Mười để giải phóng dân tộc mình thoát khỏi sự đô hộ
tàn nhẫn của bọn tư bản đối với dân tộc mình. Hệ thống tư bản chủ nghĩa đã bị lung lay
hoàn toàn không cò là một hệ thống duy nhất nữa. Giời đây sau cách mạng tháng Mười
thế gới đã có hai hệ thống chính trị song song tồn tại là chế độ xã hội churnghiax do Liên
Xô đứng đầu, hệ thống này chủ yếu phụ vụ cho đông đảo quần chúng nhân dân lao động
trên thế giới, chế độ thứ hai là chế độ tư bản chủ nghĩa do Mĩ đứng đầu chủ yếu phục vụ
quyền lợi cho bọn tư bản giàu có.
Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười mãi mãi là mốc son chói lọi, tươi đẹp
trên bầu trời thế giới. Nó là một chiến đẹp của giai cấp công nhân và nhân dân lao động
toàn thế giới. Mở ra một thời đại mới cho nhân loại thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế ( chương trình sơ cấp), NXB sách giáo
khoa Mac – Lenin
21
Cách mạng tháng 10 Nga GVHD: Lê Phụng Hoàng SVTH: Trần Thị Kiêm Hoa
2. Tài liệu tham khảo tập 6 : phong trào cộng sản công nhân và giải phóng dân tộc, NXB
sách giáo khoa Mac – Lê nin
3. Nguyễn Quốc Hùng - Nguyễn Thị Thu ,Lược sử Liên Bang Nga 1917 – 1991 , NXB
giáo dục
4. Nguyễn Quốc Hùng , Cách mạng tháng 10 năm 1917 lịch sử và hiện tại, NXB chính trị
quốc gia
5. Lịch sử Đảng cộng sản ( Bôsêvich ) Liên Xô, NXB Sự thật Hà Nội
22

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×