Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Mô hình tổ chức bộ máy Kiểm toán Nhà nước ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.12 KB, 50 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Trên thế giới, nhất là tại các nước đang phát triển, Kiểm toán nhà nước ra
đời rất sớm và đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình kiểm soát,
quản lý việc sử dụng nguồn tài sản quốc gia. Với vai trò là cơ quan kiểm tra tài
chính công cao nhất, Kiểm toán nhà nước là công cụ không thể thiếu của Quốc
hội và Chính phủ trong điều hành nền kinh tế nói chung và quản lý nguồn tài
sản quốc gia nói riêng.
Tại Việt Nam, Kiểm toán nhà nước được thành lập theo Nghị định số
70/CP, ngày 11/7/1994, nhằm giúp Thủ tướng Chính phủ thực hiện chức năng
kiểm tra, xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp của các tài liệu, số liệu kế toán, báo
cáo quyết toán của các cơ quan Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, đơn vị kinh tế
Nhà nước, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội có sử kinh phí do Ngân
sách Nhà nước cấp; đánh giá sự tuân thủ pháp luật và hiệu quả hoạt động của
các đơn vị được kiểm toán.
Đến ngày 14/6/2005, Quốc hội khoá XI nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thông qua Luật Kiểm toán Nhà nước, Kiểm toán Nhà nước Việt
Nam trở thành một cơ quan thuộc Quốc hội, “là cơ quan chuyên môn về lĩnh
vực kiểm tra tài chính do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân
theo pháp luật”.
Trong hơn mười năm hoạt động, Kiểm toán nhà nước Việt Nam đã có
những bước phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và chất lượng của hoạt động
kiểm toán. Tuy nhiên, bên cạnh đó, trong tổ chức và hoạt động của Kiểm toán
nhà nước vẫn còn những hạn chế nhất định. Để ngày càng phát triển và thực
hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình, cũng giống như bất cứ đơn vị nào
khác, Kiểm toán nhà nước cần phải liên tục kiện toàn tổ chức, cải tiến hoạt
động của mình để phù hợp với tình hình mới và đáp ứng được những yêu cầu
mới.
Sinh viªn thùc hiÖn: NguyÔn Minh Hoµn, Líp KiÓm to¸n 44
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368


Nhận thức được điều đó, với sự giúp đỡ, hướng dẫn của cô giáo, Thạc sỹ
Nguyễn Hồng Thuý, em đã chọn đề tài “Mô hình tổ chức bộ máy Kiểm toán
Nhà nước ở Việt Nam”.
Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, đề tài gồm có ba phần chính:
Phần 1: Lý luận chung về Kiểm toán Nhà nước.
Phần 2: Tổ chức bộ máy và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước tại Việt
Nam.
Phần 3: Một số nhận xét và kiến nghị.
Sinh viªn thùc hiÖn: NguyÔn Minh Hoµn, Líp KiÓm to¸n 44
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Phần 1.
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
1.1. Khái niệm, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và nguyên tắc hoạt động
của Kiểm toán nhà nước.
1.1.1. Khái niệm Kiểm toán nhà nước.
Kiểm toán nhà nước là hệ thống bộ máy chuyên môn của Nhà nước thực
hiện các chức năng kiểm toán việc quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính
thuộc sở hữu của Nhà nước hoặc Nhà nước là đại diện chủ sở hữu.
Ở thời kỳ trung đại, Kiểm toán nhà nước đã xuất hiện để đối soát tài sản của
vua chúa. Qua quá trình phát triển cho đến nay, Kiểm toán nhà nước ở các
nước phát triển đều thực hiện chức năng kiểm toán các đơn vị ở khu vực công
cộng.
1.1.2. Chức năng của Kiểm toán nhà nước.
Là một cơ quan trong hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước, Kiểm toán nhà
nước thực hiện các chức năng sau:
● Thứ nhất, chức năng kiểm tra, kiểm soát.
Kiểm toán nhà nước có chức năng xác minh tính đúng đắn, trung thực, hợp
pháp của số liệu kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thu - chi, sử
dụng ngân sách nhà nước và việc thi hành pháp luật về kinh tế, tài chính, kế

toán, ngân sách của nhà nước ở các đơn vị trong khu vực công. Đây là chức
năng vốn có và mang tính chất truyền thống của Kiểm toán nhà nước.
● Thứ hai, chức năng tư vấn.
Kiểm toán nhà nước là cơ quan giúp việc bên cạnh cơ quan lập pháp và
hành pháp, tư vấn cho Quốc hội hay Chính phủ trong việc xây dựng những văn
bản quy phạm pháp luật, ban hành những quyết định liên quan đến tài chính,
ngân sách; hoặc trong việc đưa ra những quyết định quan trọng về quản lý và
sử dụng nguồn tài sản công như phương án đầu tư xây dựng các công trình
trọng điểm quốc gia, thực hiện các chương trình trên tầm vĩ mô.
Sinh viªn thùc hiÖn: NguyÔn Minh Hoµn, Líp KiÓm to¸n 44
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Thông qua công tác kiểm toán của mình, Kiểm toán nhà nước nghiên cứu,
đề xuất các kiến nghị và giải pháp góp phần giữ vững kỷ cương pháp luật, ngăn
ngừa các hành vi vi phạm, sử dụng kém hiệu quả, lãng phí công quỹ, vốn và tài
sản quốc gia.
Ngoài ra, với tư cách là cơ quan kiểm toán tối cao của quốc gia, Kiểm toán
nhà nước còn có chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực mà nó phụ trách.
1.1.3. Nhiệm vụ của Kiểm toán nhà nước.
Theo quy định của pháp luật, Kiểm toán nhà nước ở những quốc gia khác
nhau có những nhiệm vụ khác nhau, song xét một cách chung nhất, nhiệm vụ
và quyền hạn chung nhất của Kiểm toán nhà nước bao gồm:
1.1.3.1. Thực hiện kiểm toán.
Kiểm toán nhà nước thường thực hiện các cuộc kiểm toán tuân thủ, xem xét
việc chấp hành các chính sách, luật lệ và chế độ của nhà nước tại các đơn vị sử
dụng vốn và tài sản công. Kiểm toán nhà nước cũng thực hiện các cuộc kiểm
toán hoạt động để đánh giá hiệu quả hoạt động và hiệu năng quản lý của các
đơn vị công. Để thực hiện nhiệm vụ này, Kiểm toán nhà nước cần thực hiện:
● Lập kế hoạch kiểm toán hàng năm, trình cơ quan có thẩm quyền duyệt;
● Tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán hàng năm đã được phê duyệt và

các nhiệm vụ đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
● Kiểm tra, xác minh tính đúng đắn, trung thực, hợp lý của các tài liệu có
liên quan đến ngân sách nhà nước; kiểm tra các thông tin, tài liệu kế toán - tài
chính của các tổ chức, đơn vị sử dụng kinh phí nhà nước, xem xét việc chấp
hành các chế độ, chính sách tài chính, ngân sách, kế toán của nhà nước của nhà
nước;
● Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc sửa chữa, xử lý những sai
phạm của các đơn vị được kiểm toán để chấn chỉnh công tác quản lý tài chính,
ngân sách, chế độ kế toán;
Sinh viªn thùc hiÖn: NguyÔn Minh Hoµn, Líp KiÓm to¸n 44
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
● Quản lý hồ sơ kiểm toán, giữ gìn bí mật thông tin, tài liệu, số liệu kế toán
và thông tin về hoạt động của đơn vị được kiểm toán theo quy định của pháp
luật.
1.1.3.2. Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật.
Kiểm toán nhà nước có nhiệm vụ soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh về
Kiểm toán nhà nước, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật khác về lĩnh
vực Kiểm toán nhà nước theo thẩm quyền.
Kiểm toán nhà nước đóng góp ý kiến với các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền trong việc xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật về ngân sách, tài
chính, kế toán.
1.1.3.3. Chỉ đạo và hướng dẫn nghiệp vụ kiểm toán.
Kiểm toán nhà nước chỉ đạo và hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ kiểm
toán, quy trình, chuẩn mực và phương pháp kiểm toán trong hệ thống kiểm
toán nhà nước.
Kiểm toán nhà nước hướng dẫn về chuyên môn và nghiệp vụ đối với các tổ
chức kiểm toán nội bộ trực thuộc các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, các tổ
chức chính trị - xã hội có sử dụng nguồn kinh phí nhà nước.
1.1.4. Quyền hạn của Kiểm toán nhà nước.

Cũng như nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán nhà nước ở những nước
khác nhau theo quy định trong pháp luật là khác nhau. Những quyền hạn chung
nhất là:
● Yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp các giải trình về các vấn đề có
liên quan đến hoạt động kiểm toán;
● Phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong việc thu thập tài liệu, bằng
chứng;
● Kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền trong các việc:
- Xử lý các đơn vị, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về ngân sách, tài
chính, kế toán;
Sinh viªn thùc hiÖn: NguyÔn Minh Hoµn, Líp KiÓm to¸n 44
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Xử lý các tổ chức, các nhân gây cản trở công việc kiểm toán hay cung
cấp thông tin sai sự thật;
- Chịu trách nhiệm soạn thảo, sửa đổi, ban hành, bổ sung các văn bản pháp
luật về quản lý kinh tế - tài chính, kế toán - kiểm toán.
Ngoài những điểm chung trong nhiệm vụ và quyền hạn, tuỳ theo quy định
trong pháp luật của từng nước, Kiểm toán nhà nước tại mỗi nước còn có những
nhiệm vụ và quyền hạn riêng, ví dụ: Toà thẩm kể của Pháp có quyền xét xử
như một quan toà đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật về tài chính -
kế toán, ngân sách.
1.1.5. Nguyên tắc hoạt động của Kiểm toán nhà nước.
Để thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, Kiểm
toán nhà nước cần tuân thủ một số nguyên tắc hoạt động nhất định.
Những nguyên tắc hoạt động cơ bản của Kiểm toán nhà nước:
● Tuân thủ pháp luật, chuẩn mực và quy trình kiểm toán đã được pháp luật
thừa nhận;
● Đảm bảo tính độc lập một các tương đối: không một tổ chức, cá nhân nào
được phép can thiệp một cách trái pháp luật vào hoạt động của Kiểm toán nhà

nước;
● Đảm bảo tính trung thực, khách quan và giữ gìn bí mật nhà nước, bí mật
của các đơn vị, tổ chức được kiểm toán;
● Không gây cản trở hoạt động và can thiệp vào công việc điều hành, quản
lý của đơn vị được kiểm toán;
● Đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động kiểm toán.
1.2. Lịch sử hình thành Kiểm toán nhà nước trên thế giới.
1.2.1. Sự tất yếu hình thành Kiểm toán nhà nước.
Cùng với sự ra đời của nhà nước, sự ra đời và phát triển của tài chính công
mà chủ yếu là ngân sách nhà nước, yêu cầu, đòi hỏi của việc kiểm tra, kiểm
Sinh viªn thùc hiÖn: NguyÔn Minh Hoµn, Líp KiÓm to¸n 44
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
soát việc chi tiêu ngân sách và công quỹ từ phía nhà nước ngày càng lớn, việc
ra đời của Kiểm toán nhà nước là một tất yếu.
Tuyên bố Lima (Peru, 10/1977) cũng nhấn mạnh: Việc sử dụng hợp lệ và
hợp lý các nguồn kinh phí công là một trong những tiền đề cơ bản đối với việc
sử dụng đúng đắn các nguồn tài chính công và hiệu lực của các quyết định do
các cơ quan có thẩm quyền ban hành. Để đạt được mục đích nêu trên, nhất thiết
mỗi quốc gia phải có một Cơ quan Kiểm toán Tối cao và tính độc lập của nó
phải được xác lập bằng pháp luật. Sự tồn tại của một cơ quan như vậy càng cần
thiết hơn vì các hoạt động ngày càng mở rộng sang lĩnh vực xã hội và kinh tế;
do vậy, sẽ vượt ra khỏi những giới hạn của nền tài chính công...
Kinh nghiệm nhiều năm ở nhiều quốc gia trên thế giới cũng cho thấy rằng,
sự hiện diện và hoạt động của cơ quan Kiểm toán nhà nước đã góp phần quan
trọng vào việc thiết lập và giữ vững kỷ cương tài chính, chấp hành Luật Ngân
sách Nhà nước, phát hiện và ngăn chặn các hành vi tham nhũng, tiêu xài phung
phí tiền của Nhà nước. Kiểm toán nhà nước đã thực sự trở thành một bộ phận
hợp thành không thể thiếu của hệ thống kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước. Vai
trò, tác dụng của Kiểm toán nhà nước đã được thừa nhận và không một tổ chức

nào khác có thể thay thế được vị trí của nó trong việc kiểm tra, kiểm soát việc
quản lý và sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực nhà nước trong các đơn
vị trong khu vực công cộng.
1.2.2. Sự hình thành của Kiểm toán nhà nước trên thế giới.
Kiểm toán nhà nước trên thế giới, nhất là ở những nước phát triển đã có lịch
sử hàng trăm năm (Ở Cộng hoà liên bang Đức đã có trên 280 năm, ở Pháp đã
có trên 190 năm, ở Mỹ đã có trên 150 năm...).
Nhận thức được tầm quan trọng của cơ quan Kiểm toán nhà nước, các nước
trước đây quản lý nền kinh tế theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung nay đã
chuyển đổi sang cơ chế thị trường đã rất quan tâm đến địa vị và vai trò của
Kiểm toán nhà nước. Ở Trung Quốc, Kiểm toán nhà nước (Chinese National
Audit Office) được thành lập vào năm..., có địa vị pháp lý là cơ quan ngang bộ;
Sinh viªn thùc hiÖn: NguyÔn Minh Hoµn, Líp KiÓm to¸n 44
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
ở Cộng hoà liên bang Nga, Kiểm toán nhà nước ra đời năm 1994, được giao
những quyền hạn lớn và đãi ngộ rất cao...
Tại Việt Nam, trong những năm áp dụng cơ chế kế hoạch hoá tập trung,
việc xét duyệt những báo cáo tài chính của các đơn vị sử dụng nguồn tài chính
công do các Vụ Tài vụ bộ chủ quản hay các Phòng Tài chính của các sở chủ
quản đảm nhiệm. Ngày 11/7/1994, Kiểm toán nhà nước Việt Nam được chính
thức thành lập theo Nghị định số 70/CP của Chính phủ.
1.3. Các mô hình tổ chức bộ máy Kiểm toán nhà nước.
Bộ máy Kiểm toán nhà nước là một hệ thống tập hợp những viên chức nhà
nước để thực hiện chức năng kiểm toán ngân sách và tài sản công.
Như vậy, trong mối liên hệ với hệ thống bộ máy Nhà nước, Kiểm toán nhà
nước là một phân hệ thực hiện chức năng kiểm toán; xét trong hệ thống kiểm
toán nói chung, Kiểm toán nhà nước là một phân hệ thực hiện chức năng kiểm
toán đối với một đối tượng cụ thể là tài sản Nhà nước; xét trong mối quan hệ
với kiểm toán viên nhà nước, Kiểm toán nhà nước là một hệ thống tập hợp các

kiểm toán viên này theo một trật tự xác định để thực hiện chức năng kiểm toán
tài sản công.
Trong hàng loạt những mối liên hệ phức tạp với bộ máy nhà nước, hệ thống
kiểm toán và các kiểm toán viên, đã hình thành nhiều mô hình tổ chức bộ máy
Kiểm toán nhà nước khác nhau tuỳ theo tính chất và phạm vi của các mối liên
hệ đó.
1.3.1. Mô hình tổ chức Kiểm toán nhà nước xét trong mối liên hệ với bộ máy
nhà nước.
1.3.1.1. Mô hình cơ quan Kiểm toán nhà nước được tổ chức độc lập với cơ
quan lập pháp và hành pháp.
Mô hình này (sơ đồ 1.1) được ứng dụng ở hầu hết các nước có nền kinh tế
phát triển, có nhà nước pháp quyền được xây dựng nền nếp, hệ thống kiểm
toán đã hình thành từ lâu đời và phát triển ở một trình độ cao (Ví dụ: Kiểm
Sinh viªn thùc hiÖn: NguyÔn Minh Hoµn, Líp KiÓm to¸n 44
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
toán nhà nước Cộng hoà liên bang Đức, Toà Thẩm kế của Cộng hoà Pháp...),
nhờ đó Kiểm toán nhà nước phát huy được đầy đủ tính độc lập trong việc thực
hiện các chức năng của mình.
Sơ đồ 1.1. Mô hình Kiểm toán nhà nước
được tổ chức độc lập với Quốc hội và Chính phủ.
Ghi chú:
1.3.1.2. Mô hình cơ quan Kiểm toán nhà nước trực thuộc Chính phủ.
Việc tổ chức cơ quan Kiểm toán nhà nước trực thuộc cơ quan hành pháp
(Chính phủ) điều hành nhanh nhạy quá trình thực hiện ngân sách và các hoạt
động khác. Tuy nhiên, nó cũng hạn chế phần nào tính độc lập của Kiểm toán
nhà nước khi thực hiện chức năng phản biện của Chính phủ.
Việc tổ chức cơ quan Kiểm toán nhà nước trực thuộc Chính phủ ở các nước
khác nhau cũng không hoàn toàn như nhau. Chẳng hạn, ở Trung Quốc, Kiểm
toán nhà nước được tổ chức thành một cơ quan hành chính như một bộ, song

có quyền kiểm toán các bộ khác của Chính phủ (kể cả Bộ Tài chính); hoặc,
Kiểm toán nhà nước cũng có thể được tổ chức như một cơ quan chuyên môn
Sinh viªn thùc hiÖn: NguyÔn Minh Hoµn, Líp KiÓm to¸n 44
Bộ máy Nhà nước
Kiểm toán
nhà nước
Toà
án
Quốc
hội
Chính
phủ
Các ban của Quốc hội Các bộ của Chính phủ
Ban hành luật
Bổ
nhiệm
Duyệt ngân sách
Giảm sát
Liên hệ trong tổ chức
Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ đặt hàng kiểm toán
Quan hệ kiểm toán
9
Website: Email : Tel : 0918.775.368
bên cạnh nội các (như ở Nhật Bản, Indonesia) hay bên cạnh Thủ tướng Chính
phủ (Việt Nam)...
1.3.1.3. Mô hình cơ quan Kiểm toán nhà nước trực thuộc Quốc hội.
Trong mô hình này, cơ quan Kiểm toán nhà nước là một cơ cấu trực thuộc
Quốc hội (có thể là Thượng viện hoặc Hạ viện), là cơ quan kiểm tra tài chính
công cao nhất của cơ quan quyền lực tối cao.

Với mô hình này, Kiểm toán nhà nước trợ giúp đắc lực cho nhà nước không
chỉ ở kiểm tra thực hiện pháp luật mà còn cả trong việc soạn thảo và xây dựng
các sắc luật liên quan đến ngân sách, tài chính, kế toán.... Mô hình này cũng
tạo điều kiện tối đa để có thể độc lập và thực hiện chức năng phản biện đối với
Chính phủ, giúp Quốc hội (cơ quan quyền lực tối cao, đại diện cho ý chí và
quyền lực của nhân dân) thực thi quyền kiểm soát các hoạt động tài chính của
Chính phủ (cơ quan hành pháp tối cao, trực tiếp vận hành nền tài chính quốc
gia).
Tuy nhiên, mô hình này cũng khiến cho cơ quan Kiểm toán nhà nước không
có cơ hội tiếp xúc trực tiếp thường xuyên với sự điều hành và các hoạt động
của Chính phủ, do đó có thể làm chậm đi công tác kiểm toán.
Mô hình cơ quan Kiểm toán nhà nước trực thuộc cơ quan lập pháp được
ứng dụng rộng rãi ở nhiều nước trên khắp thế giới như Anh, Mỹ, Canada...
Sinh viªn thùc hiÖn: NguyÔn Minh Hoµn, Líp KiÓm to¸n 44
10
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Sơ đồ 1.2. Mô hình tổ chức Kiểm toán nhà nước Canada.

1.3.1.4. Mô hình cơ quan Kiểm toán nhà nước trực thuộc người đứng đầu nhà
nước.
Ngoài những mô hình trên, cơ quan Kiểm toán nhà nước còn có thể được tổ
chức thành cơ quan trực thuộc người đứng đầu đất nước (Ví dụ như Kiểm toán
nhà nước Hàn Quốc trực thuộc Tổng thống). Cũng giống với mô hình Kiểm
toán nhà nước trực thuộc Chính phủ, mô hình này ít nhiều có sự hạn chế về
tính độc lập và khách quan trong việc thực hiện chức năng của Kiểm toán nhà
nước vì người kiểm tra và người bị kiểm tra đều được đặt dưới sự kiểm soát
của một chủ thể.
Sinh viªn thùc hiÖn: NguyÔn Minh Hoµn, Líp KiÓm to¸n 44
TOÀN QUYỀN
Quốc hội Thủ tướng Toà án tối cao

Canada
Toà án Liên
bang Canada
Thượng
viện
Hạ
viện

quan
Kiểm
toán
quốc
gia
Nội các
Văn phòng
Thủ tướng,
Văn phòng

cơ mật
Các
công ty
trong các
ngành
then chốt
Chủ tịch
Ban Ngân
quỹ
Các tổ
chức, ban
ngành

nhà nước
Ban Bí thư
Hội thảo liên
Chính phủ
Các bộ trưởng
Các
uỷ ban,
trưởng
ban
Uỷ ban
Kế toán
Nhà
nước
11
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1.3.2. Mô hình tổ chức Kiểm toán nhà nước xét theo hình thức tổ chức cơ
quan.
Xét theo hình thức tổ chức, cơ quan Kiểm toán nhà nước có thể được tổ
chức thành “Toà” (Court) hoặc “Văn phòng” (Office).
1.3.2.1. Mô hình kiểm toán Nhà nước được tổ chức thành “Toà”.
Đây là mô hình tổ chức Kiểm toán nhà nước phổ biến tại nhiều nước có nền
kinh tế phát triển ở Tây Âu (Toà Thẩm kế Pháp (Court of Accounts), Kiểm
toán Nhà nước Hà Lan (Netherlands Court of Audit...).
Được tổ chức theo mô hình “Toà”, các cơ quan Kiểm toán nhà nước này
độc lập với cả cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và thường có một địa vị
pháp lý đặc biệt. Ngoài chức năng kiểm toán các đơn vị thuộc khu vực công,
Kiểm toán nhà nước còn có thể đóng vai trò quan toà hay công tố viên trong
các vụ án xét xử những vi phạm trong việc quản lý và sử dụng nguồn tài sản
quốc gia.
Ví dụ điển hình của Kiểm toán nhà nước được tổ chức theo mô hình này là

Toà Thẩm kế Pháp, phần lớn các kiểm toán viên nhà nước đều là những quan
toà khi tham gia cơ quan kiểm toán nhà nước.
1.3.2.2. Mô hình Kiểm toán nhà nước được tổ chức thành “Văn phòng”.
Đây là hình thức tổ chức Kiểm toán nhà nước phổ biến ở các nước (Ví dụ:
Kiểm toán nhà nước Anh - The UK National Audit Office, Kiểm toán nhà
nước Trung Quốc - National Audit Office Of The People’s Republic Of
China...).
Cơ quan Kiểm toán nhà nước được tổ chức theo hình thức “văn phòng” có
thể độc lập với cả Quốc hội và Chính phủ (Cơ quan kiểm toán quốc gia
Australia), hay trực thuộc Quốc hội (Văn phòng Tổng kế toán trưởng Canada),
hoặc trực thuộc chính phủ (Kiểm toán nhà nước Trung Quốc).
Được tổ chức theo hình thức “Văn phòng”, Kiểm toán nhà nước thường chỉ
đảm nhận các chức năng kiểm toán các đơn vị thuộc khu vực công cộng, tư vấn
cho cơ quan hành pháp và lập pháp trong việc đưa ra những quyết định, những
Sinh viªn thùc hiÖn: NguyÔn Minh Hoµn, Líp KiÓm to¸n 44
12
Website: Email : Tel : 0918.775.368
chính sách điều hành nền tài chính công... chứ không có chức năng phán xét,
xét xử những sai phạm trong quản lý và sử dụng tài sản và nguồn lực quốc gia.
1.3.3. Mô hình tổ chức Kiểm toán nhà nước xét trong mối quan hệ nội bộ cơ
quan.
Xét về liên hệ nội bộ, cơ quan Kiểm toán nhà nước lại có thể liên hệ theo
chiều dọc (liên hệ dọc) hay liên hệ theo chiều ngang (liên hệ ngang).
1.3.3.1. Liên hệ ngang.
Liên hệ ngang là mối liên hệ nội bộ trong cơ quan kiểm toán cùng cấp
(trung ương, khu vực hay địa phương). Liên hệ này có thể trực tuyến hoặc chức
năng.
● Liên hệ trực tuyến: Trong liên hệ trực tuyến, Tổng kiểm toán trưởng
(hoặc Phó tổng kiểm toán) được uỷ nhiệm) trực tiếp chỉ huy các hoạt động của
kiểm toán nhà nước.

Liên hệ trực tuyến có điểm ưu việt là đảm bảo lệnh của Tổng kiểm toán
trưởng được chuyển trực tiếp đến các kiểm toán viên, đảm bảo điều hành
nhanh nhạy và thông tin ngược xuôi kịp thời. Tuy nhiên, mô hình này chỉ thích
hợp trong điều kiện quy mô kiểm toán và số lượng kiểm toán viên không quá
lớn.
● Liên hệ chức năng: Trong liên hệ chức năng, quyền điều hành công việc
được phân thành nhiều khối, mỗi khối lại chia thành nhiều cấp khác nhau. Mô
hình này thích hợp với bộ máy kiểm toán có quy mô lớn.
Ta có thể lấy cơ quan kiểm toán quốc gia Australia làm ví dụ.
Sinh viªn thùc hiÖn: NguyÔn Minh Hoµn, Líp KiÓm to¸n 44
13
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Sơ đồ 1.3. Các mối liên hệ trong cơ quan kiểm toán quốc gia Australia.
1.3.3.2. Liên hệ dọc.
Liên hệ dọc là mối liên hệ trong nội bộ tổ chức của cơ quan Kiểm toán nhà
nước theo tính chất cấp bậc, có hai mô hình chủ yếu:
● Mô hình cơ quan kiểm toán nhà nước trung ương có mạng lưới ở tất cả
các địa phương. Mô hình này thích hợp với các nước có quy mô lớn, các địa
phương phân bố rộng và phân tán, khối lượng tài sản công tại mỗi địa phương
lớn và quan hệ phức tạp. Đồng thời, mỗi địa phương cũng có khối lượng công
sản, tài sản tương đối đồng đều. Tình hình đó đòi hỏi phải có tổ chức kiểm toán
nhà nước ngay tại địa phương. Kiểm toán nhà nước Trung Quốc tổ chức Sở
Kiểm toán ở tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước, ngoài ra, các đặc khu
hành chính, khu tự trị... cũng được tổ chức các văn phòng kiểm toán nhà nước
● Mô hình cơ quan kiểm toán nhà nước trung ương có mạng lưới kiểm toán
ở từng khu vực. Những khu vực này trước hết phải có khối lượng công sản đủ
lớn và thường ở xa trung tâm nên đòi hỏi có kiểm toán nhà nước tại thực địa để
thực hiện chức năng của kiểm toán nhà nước. Mô hình này thích ứng với
những nước có quy mô nhỏ song địa bàn tương đối phân tán. Ví dụ, Kiểm toán
nhà nước Thái Lan gồm mười lăm kiểm toán khu vực (Ayutthaya, Chon Buri,

Nakhon Pathom, Nakhon Ratchasima, Ubon Ratchathani, Udon Thani, Khon
Kaen, Chang Mai, Lampang, Phitsanulok, Nakhon Sawan, Phetchaburi, Surat
Sinh viªn thùc hiÖn: NguyÔn Minh Hoµn, Líp KiÓm to¸n 44
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Giám đốc các bộ phận
kiểm toán
CB ...A
Ban
quản

tiềm
lực
Ban
hoạch
định
chính
sách

phát
triển
Ban
công
nghệ
tin
học
Ban
hỗ trợ
quản


14
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Thani, Nakhon Sithammarat, Songkhla). Mỗi kiểm toán khu vực phụ trách từ
bốn đến sáu tỉnh, thành phố.
Ở một số nước nhỏ và tương đối tập trung có thể không có liên hệ dọc, cũng
có trường hợp, liên hệ dọc này lại thực hiện ngay trong liên hệ ngang bằng
cách bố trí kiểm toán một vài khu vực nào đó thành một bộ phận trong các bộ
phận chuyên môn. Mô hình Kiểm toán nhà nước Nhật Bản là một ví dụ. Trong
năm bộ phận của Hội đồng kiểm toán quốc gia, bộ phận thứ ba vừa phụ trách
kiểm toán lĩnh vực giao thông - vận tải và xây dựng, vừa phụ trách các vùng
Hokkaido và phụ trách đất công.
Như vậy, cơ quan kiểm toán nhà nước chứa đựng rất nhiều mối liên hệ về tổ
chức, tuỳ thuộc vào đặc điểm của đối tượng, của phạm vi, của khách thể của
kiểm toán, tuỳ thuộc vào đặc điểm tổ chức bộ máy nhà nước và hàng loạt các
quan hệ khác bên trong và bên ngoài hệ thống kiểm toán.
Sinh viªn thùc hiÖn: NguyÔn Minh Hoµn, Líp KiÓm to¸n 44
15
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Phần 2.
TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC VIỆT NAM.
2.1. Vai trò, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Kiểm toán nhà nước
Việt Nam.
2.1.1. Vai trò và vị trí của Kiểm toán nhà nước Việt Nam.
Kiểm toán nhà nước Việt Nam là cơ quan mới ra đời trong công cuộc đổi
mới đất nước và cải cách nền hành chính quốc gia (trước đây, việc xét duyệt
các báo cáo tài chính của các đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước, sử dụng
tài sản công là do Vụ Tài vụ của Bộ chủ quản hay Phòng Tài chính của Sở chủ
quản thực hiện) là một cơ quan nằm trong tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam,
là một công cụ mạnh của quản lý nhà nước, cung cấp phương tiện, căn cứ thực

tiễn để Nhà nước thực hiện việc quản lý vĩ mô nền kinh tế nói chung và quản
lý việc sử dụng Ngân sách nhà nước và nguồn tài sản quốc gia nói riêng.
Mặc dù chúng ta có cả một hệ thống thanh tra, kiểm tra, kiểm soát từ trung
ương đến địa phương và ngay cả trong nội bộ các cấp, các ngành, nhưng không
có một cơ quan nào có chức năng, chuyên môn, tính hiệu lực, hiệu quả hoạt
động như Kiểm toán nhà nước. Tuy cơ quan Kiểm toán nhà nước Việt Nam
không có một tổ chức tiền thân, không có tiền lệ trong cơ cấu tổ chức nhà
nước, nhưng nó vẫn có chức năng kiểm tra tài chính công cao nhất. Hoạt động
của Kiểm toán nhà nước có tác động mạnh đến quá trình ra quyết định của các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các nhà đầu tư, các nhà quản lý, các nhà tài
trợ và các tổ chức, cá nhân khác quan tâm đến tình hình hoạt động của các đơn
vị thuộc khu vực công.
2.1.2. Chức năng của Kiểm toán nhà nước Việt Nam.
Nghị định số 70/CP ngày 11/7/1994 và Nghị định số 93/2003/NĐ-CP, ngày
13/8/2003 của Chính phủ khẳng định: Kiểm toán nhà nước thực hiện chức
năng kiểm tra, xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp của báo cáo quyết toán Ngân
sách Nhà nước các cấp, báo cáo tài chính của các cơ quan, đơn vị, tổ chức có
Sinh viªn thùc hiÖn: NguyÔn Minh Hoµn, Líp KiÓm to¸n 44
16
Website: Email : Tel : 0918.775.368
sử dụng Ngân sách Nhà nước; kiểm toán tính tuân thủ pháp luật, tính kinh tế
trong việc quản lý, sử dụng Ngân sách Nhà nước và tài sản công theo kế hoạch
kiểm toán hàng năm được Thủ tướng Chính phủ giao hoặc các cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền yêu cầu. Cụ thể:
- Kiểm toán báo cáo tài chính, ngân sách của các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương trước khi trình ra Hội đồng nhân dân;
- Kiểm toán tổng quyết toán Ngân sách Nhà nước của Chính phủ trước khi
trình ra Quốc hội;
- Kiểm toán báo cáo quyết toán của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ, cơ quan thuộc Quốc hội, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân,

các đơn vị sự nghiệp công, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội có sự
dụng kinh phí Nhà nước;
- Kiểm toán báo cáo quyết toán các chương trình, dự án, các công trình đầu
tư của nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước... theo kế hoạch kiểm toán hàng
năm được Chính phủ phê duyệt và các nhiệm vụ đột xuất do Thủ tướng Chính
phủ giao hoặc do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
Luật Kiểm toán nhà nước, được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005 và có hiệu lực từ
ngày 01/01/2006, cũng kế thừa quan điểm trên. Điều 14, Luật Kiểm toán nhà
nước, chức năng của Kiểm toán nhà nước, nêu rõ: “Kiểm toán nhà nước có
chức năng kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt
động đối với các cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản
nhà nước”.
2.1.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Kiểm toán nhà nước Việt Nam.
Theo quy định tại Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002, Nghị
định số 30/2003/NĐ-CP ngày 01/4/2003, đồng thời căn cứ Nghị định số
93/2003/NĐ-CP ngày 13/8/2003 của Chính phủ, Kiểm toán nhà nước Việt
Nam có các nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Sinh viªn thùc hiÖn: NguyÔn Minh Hoµn, Líp KiÓm to¸n 44
17
Website: Email : Tel : 0918.775.368
● Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng được Thủ tướng
Chính phủ phân công các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về Kiểm
toán Nhà nước, chiến lược quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn 5 năm, hàng
năm về Kiểm toán Nhà nước; tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp
luật, chiến lược, quy hoạch và kế hoạch sau khi được phê duyệt;
● Xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm toán hàng năm trình Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đó. Định kì
báo cáo việc thực hiện chương trình, kế hoạch và kết quả kiểm toán lên Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng quản lí ngành, lĩnh vực theo quy

định của Chính phủ;
● Quản lí hồ sơ, tài liệu đã được kiểm toán theo quy định của nhà nước; giữ
gìn bí mật tài liệu, số liệu kế toán và thông tin về hoạt động của đơn vị được
kiểm toán theo quy định của pháp luật; cung cấp kết quả kiểm toán cho các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền và công khai báo cáo kết quả kiểm toán hàng
năm theo quy định của pháp luật;
● Ban hành, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các tiêu chuẩn, quy
trình, quy phạm và các phương pháp chuyên môn nghiệp Vụ Kiểm toán áp
dụng trong các tổ chức, đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước;
● Khi thực hiện nhiệm Vụ Kiểm toán, cơ quan Kiểm toán Nhà nước độc
lập, chỉ tuân theo pháp luật; chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận kiểm
toán của mình và có quyền:
- Yêu cầu cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc đối tượng kiểm toán của Kiểm
toán Nhà nước gửi báo cáo quyết toán hoặc báo cáo tài chính năm khi thực
hiện công tác kiểm toán theo quy định của pháp luật;
- Yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp dự toán ngân sách và báo cáo
quyết toán ngân sách, báo cáo tài chính, chứng từ, sổ kế toán cùng các tài liệu
khác có liên quan; yêu cầu các đơn vị có liên quan cung cấp tài liệu cần thiết
phục vụ cho việc kiểm toán;
Sinh viªn thùc hiÖn: NguyÔn Minh Hoµn, Líp KiÓm to¸n 44
18
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Áp dụng các phương pháp chuyên môn nghiệp vụ để thu thập các bằng
chứng kiểm toán ở đơn vị được kiểm toán và các đơn vị, cá nhân có liên quan;
- Đề nghị các cơ quan chức năng phối hợp thực hiện nhiệm vụ khi cần
thiết; được yêu cầu các cơ quan nhà nước, các đoàn thể quần chúng, các tổ
chức xã hội và công dân giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để Kiểm toán Nhà
nước thực hiện nhiệm vụ;
- Trưng cầu giám định hoặc đề nghị các cơ quan có thẩm quyền tư vấn về
mặt chuyên môn ở những lĩnh vực đòi hỏi chuyên môn sâu khi cần thiết;

- Đề nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lí theo pháp luật đối với
tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở công tác kiểm toán của Kiểm toán Nhà
nước và cung cấp sai sự thật thông tin, tài liệu cho Kiểm toán Nhà nước;
- Khi cần thiết được uỷ thác, thuê kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm
toán để thực hiện kiểm toán các đơn vị thuộc đối tượng của Kiểm toán Nhà
nước, thẩm định để công nhận kết quả kiểm toán do kiểm toán viên và doanh
nghiệp kiểm toán thực hiện;
- Kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước;
● Thông qua hoạt động kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị với đơn
vị được kiểm toán sửa chữa những sai phạm, chấn chỉnh và hoàn thiện công tác
quản lí kinh tế, tài chính, chế độ kế toán; kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ và các cơ quan quản lí nhà nước sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính
sách, pháp luật cho phù hợp;
Báo cáo và tư vấn cho Quốc hội, trực tiếp là Uỷ ban kinh tế và ngân sách
những vấn đề liên quan đến việc ban hành các đạo luật thuộc lĩnh vực kinh tế
và Ngân sách Nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luật có tính chuyên môn
và hiệu lực tài chính;
Báo cáo và tư vấn cho Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cơ quan
thuộc Chính phủ, và các địa phương về thực trạng nguồn tài chính, tác động
của nó cùng với các giải pháp đề ra;
Sinh viªn thùc hiÖn: NguyÔn Minh Hoµn, Líp KiÓm to¸n 44
19
Website: Email : Tel : 0918.775.368
● Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chuyển hồ sơ sang
cơ quan bảo vệ pháp luật xử lí những vi phạm pháp luật của cơ quan, đơn vị, tổ
chức và cá nhân đã được làm rõ thông qua hoạt động kiểm toán;
● Tham gia ý kiến với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong việc lập,
quyết định và phân bổ Ngân sách Nhà nước hàng năm đảm bảo các nguyên tắc
của tính tuân thủ, tính hợp lý, khả thi và tiết kiệm;
● Quyết định các dự án đầu tư về Kiểm toán Nhà nước thuộc thẩm quyền

theo quy định của pháp luật; tham gia thẩm định các đề án, dự án quan trọng
thuộc chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ;
● Kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; chống tham nhũng, lãng phí, tiêu
cực và xử lí vi phạm trong hoạt động Kiểm toán Nhà nước đối với cán bộ, công
chức, viên chức thuộc thẩm quyền xử lí của Kiểm toán Nhà nước;
● Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực Kiểm toán Nhà nước: hợp tác
với các cơ quan Kiểm toán Nhà nước của các quốc gia khác trong INTOSAI và
ASOSAI. Chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế về Kiểm toán Nhà nước và Kiểm
toán viên nhà nước;
● Tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng
công nghệ thông tin trong hoạt động Kiểm toán Nhà nước;
● Quản lí về tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương và các
chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỉ luật đối với cán bộ, công nhân,
viên chức thuộc phạm vi quản lí của Kiểm toán Nhà nước; tổ chức đào tạo, bồi
dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công nhân
viên chức; tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền và phổ biến giáo dục pháp
luật về Kiểm toán Nhà nước;
● Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của
Kiểm toán Nhà nước theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành
chính nhà nước. Tạo điều kiện để khai thác nguồn thu, tránh thất thoát, quản lí
Sinh viªn thùc hiÖn: NguyÔn Minh Hoµn, Líp KiÓm to¸n 44
20

×