Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

thảo luận Bình luận các quy định trong pháp luật Việt Nam hiện hành điều chỉnh quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau và với người nước ngoài ở nước ngoài trước cơ quan nhà nước c

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.54 KB, 25 trang )

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN THẢO LUẬN
( Nhóm 9)
Địa điểm: Ghế đá trước thư viện trường
Thời gian: 3h ngày 20 tháng 3 năm 2015
3h ngày 30 tháng 3 năm 2015
3h ngày 15 tháng 4 năm 2015
Nội dung họp:
Lần 1: Phân công công việc giao cho từng thành viên nhóm
Lần 2: Nhóm họp báo cáo kết quả, khắc phục bổ sung thiếu sót của đề
tài thảo luận từ đó tìm thêm những tài liệu cần thiết
Lần 3: Nhóm tổng kết kết quả lần cuối cho ra sản phẩm
Thành viên tham gia: 11/11
Hà Nội, ngày 30 tháng 4 năm 2015
Thư ký
Nguyễn Thị Phượng
Nhóm trưởng
Lê Thị Sen
1
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ XẾP LOẠI THÀNH VIÊN
NHÓM 8
MÔN:TƯ PHÁP QUỐC TẾ
Lớp học phần: 1516PLAW3211
Giảng viên HD: Th.s Phùng Bích Ngọc.
ST
T
Họ và tên Nhiệm vụ Đánh giá Ghi chú
1 Phùng Thị Mai Phương Câu 1 lí thuyết
2 Nguyễn Khắc Sơn
3 Nguyễn Thị Phượng Thư ký


4 Trương Thị Quỳnh Câu 2 lí thuyết
5 Nguyễn Thị Minh Phượng
6 Vương Đình Thị Thắm
7 Trần Tiến Quân Tình huống 1
8 Tống Nguyên Thọ
9 Phan Thị Tâm Tình huống 2
10 Nguyễn Thị Ngọc K47P4
11 Lê Thị Sen Nhóm trưởng
Thư kí
Nguyễn Thị Phượng
Nhóm trưởng
Lê Thị Sen
PHẦN I: LÝ THUYẾT
I. Bình luận các quy định trong pháp luật Việt Nam hiện hành điều chỉnh quan
hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau và với người nước ngoài ở
nước ngoài trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước ngoài.
I.1. Áp dụng pháp luật đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài nói
chung và quan hệ kết hôn nói riêng
Theo Điều 122 Luật HNGĐ 2014 quy định về Áp dụng pháp luật đối với quan
hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài:
“1. Các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam được áp dụng đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu
tố nước ngoài, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.
Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của
điều ước quốc tế đó.
2. Trong trường hợp Luật này, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam có
dẫn chiếu về việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật nước ngoài được áp
dụng, nếu việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản được quy định tại
Điều 2 của Luật này.

Trong trường hợp pháp luật nước ngoài dẫn chiếu trở lại pháp luật Việt Nam
thì áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam.
3. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên có dẫn chiếu về việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật
nước ngoài được áp dụng.”
Như vậy, Việc áp dụng pháp luật nước nào trong quan hệ hôn nhân gia đình
có yếu tố nước ngoài trước hết phải căn cứ vào những Điều ước quốc tế mà Việt
Nam có tham gia ký kết. Đây là nguyên tắc cơ bản trong quan hệ tư pháp, áp dụng
các điều ước quốc tế sẽ giúp các chủ thể tham gia các quan hệ có yếu tố nước
ngoài trách được các xung đột pháp luật thường xuyên xảy ra trong quan hệ tư
pháp, khi mà pháp luật các bên điều chỉnh khác nhau trong cùng một vấn đề.
Điều luật trên còn đề cập đến một vấn đề pháp lý quan trọng khác, đó là vấn
đề pháp lý liên quan đến áp dụng pháp luật nước ngoài, cụ thể là vấn đề dẫn chiếu
ngược và dẫn chiếu ngược trở lại được quy định tại khoản 2.
I.2. Điều kiện kết hôn
Tại Điều 126 Luật HNGĐ 2014 quy định về Kết hôn có yếu tố nước ngoài có
quy định:
1. Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên
phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn
được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước
ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.
Như vậy, trước hết mỗi bên tham gia quan hệ kết hôn phải tuân theo quy định
về điều kiện kết hôn của nước mình. Đây cũng là một điều luật đề cập đến vấn đề
dẫn chiếu đến luật pháp nước ngoài. Còn việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan
nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo
các quy định của Luật này (Luật HNGĐ 2014) về điều kiện kết hôn . Như vậy,
Luật HNGĐ 2014 không quy định trường hợp việc kết hôn được tiến hành ở nước
ngoài trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước ngoài? Câu hỏi này sẽ
được giải quyết tại phần sau
I.3. Xác nhận tình trạng hôn nhân của công dân Việt Nam để đăng ký kết hôn tại cơ

quan có thẩm quyền của nước ngoài
I.3.1. Thẩm quyền cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
Tuy luật HNGĐ 2014 không quy định vấn đề này nhưng NĐ 126/2014/NĐ-
CP hưỡng dẫn thi hành luật HNGĐ 2014 đã quy định khá chi tiết.
Cụ thể tại Điều 27 quy định về Thẩm quyền cấp giấy xác nhận tình trạng hôn
nhân thì:
Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đăng ký thường trú của công dân Việt Nam thực
hiện cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người đó để làm thủ tục đăng ký
kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước
ngoài.
Trường hợp công dân Việt Nam không có đăng ký thường trú nhưng có đăng
ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi
đăng ký tạm trú của người đó thực hiện cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
Ở đây đặt ra một vấn đề, vậy với người Việt Nam cư trú ở nước ngoài thì việc
cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để đăng ký kết hôn tại nước ngoài thuộc
thẩm quyền của cơ quan nào? Nếu vẫn là cơ quan trong nước thì có hợp lý không
khi công dân đó đang sinh sống và cư trú tại nước ngoài, còn nếu thẩm quyền
thuộc cơ quan nước ngoài nơi đăng ký kết hôn thì liệu có vi phạm nguyên tắc
“Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải
tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn” ? vẫn đề này luật cần quy
định rõ hơn.
I.3.2. Thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
Quy định tại Điều 28 NĐ 126/2014 :
1. Hồ sơ cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được lập thành 01 bộ, gồm
các giấy tờ sau đây:
a) Tờ khai cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo mẫu quy định;
b) Bản sao một trong các giấy tờ để chứng minh về nhân thân như Chứng
minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế;
c) Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú của người yêu cầu.
Trường hợp công dân Việt Nam đã ly hôn tại cơ quan có thẩm quyền của

nước ngoài thì phải nộp giấy xác nhận ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải
quyết ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Hồ sơ cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do người yêu cầu nộp trực
tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền.
3. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí,
Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra về nhân thân, tình trạng hôn nhân của người có
yêu cầu cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; có văn bản báo cáo kết quả kiểm
tra và nêu rõ các vấn đề vướng mắc cần xin ý kiến, gửi Sở Tư pháp, kèm theo bản
chụp bộ hồ sơ.
4. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản kèm theo
hồ sơ của Ủy ban nhân dân cấp xã thì Sở Tư pháp tiến hành các biện pháp sau đây:
a) Thẩm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ cấp giấy xác nhận tình trạng hôn
nhân. Trường hợp cần làm rõ về nhân thân, tình trạng hôn nhân, điều kiện kết hôn,
mục đích kết hôn của người có yêu cầu cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân thì
Sở Tư pháp tiến hành xác minh;
b) Yêu cầu công dân Việt Nam có mặt tại trụ sở Sở Tư pháp để tiến hành
phỏng vấn, làm rõ sự tự nguyện, mục đích kết hôn, sự hiểu biết của công dân Việt
Nam về hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh cá nhân của người nước ngoài, về ngôn
ngữ, phong tục, tập quán, văn hóa, pháp luật về hôn nhân và gia đình của quốc gia,
vùng lãnh thổ mà người nước ngoài cư trú;
c) Yêu cầu bên người nước ngoài đến Việt Nam để phỏng vấn làm rõ, nếu kết
quả thẩm tra, xác minh, phỏng vấn cho thấy công dân Việt Nam không hiểu biết về
hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh cá nhân của người nước ngoài; không hiểu biết về
ngôn ngữ, phong tục, tập quán, văn hóa, pháp luật về hôn nhân và gia đình của
quốc gia, vùng lãnh thổ mà người nước ngoài cư trú hoặc công dân Việt Nam cho
biết sẽ không có mặt để đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài
ở nước ngoài.
Trường hợp cần phiên dịch để thực hiện phỏng vấn thì Sở Tư pháp chỉ định
người phiên dịch.
Kết quả phỏng vấn phải được lập thành văn bản. Cán bộ phỏng vấn phải nêu

rõ ý kiến đề xuất của mình và ký tên vào văn bản phỏng vấn; người phiên dịch
(nếu có) phải cam kết dịch chính xác nội dung phỏng vấn và ký tên vào văn bản
phỏng vấn.
Trên cơ sở kết quả thẩm tra, xác minh, phỏng vấn, Sở Tư pháp có văn bản trả
lời Ủy ban nhân dân cấp xã để cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người
yêu cầu.
Trong trường hợp từ chối giải quyết, Sở Tư pháp giải thích rõ lý do trong văn
bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để thông báo cho người yêu cầu.
5. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của
Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký giấy xác nhận tình trạng hôn
nhân cấp cho người yêu cầu hoặc có văn bản thông báo về việc từ chối cấp giấy
xác nhận tình trạng hôn nhân, trong đó nêu rõ lý do.
So với NĐ 24/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Hôn nhân và gia đình 2000 về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
thì NĐ này có điểm mới hơn khi quy định chi tiết về thẩm quyền của Sở Tư pháp
trong việc thực hiện thẩm tra, xác minh tình trạng hôn nhân giữa các bên, đặc biệt
là quy định về việc yêu cầu bên người nước ngoài đến Việt Nam để phỏng vấn
làm rõ, nếu kết quả thẩm tra, xác minh, phỏng vấn cho thấy công dân Việt Nam
không hiểu biết về hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh cá nhân của người nước ngoài;
không hiểu biết về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, văn hóa, pháp luật về hôn nhân
và gia đình của quốc gia, vùng lãnh thổ mà người nước ngoài cư trú hoặc công dân
Việt Nam cho biết sẽ không có mặt để đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền
của nước ngoài ở nước ngoài. Quy định này nhằm đảm bảo quyền lợi cho công dân
Việt Nam khi kết hôn và sinh sống tại nước ngoài. Quy định này xuất phát từ thực
tế khi có rất nhiều cô dâu Việt Nam kết hôn với người nước ngoài (Hàn, Trung
Quốc, Đài Loan, ) tại nước ngoài thông qua các tổ chức môi giới hôn nhân trái
pháp luật mà không hề biết chút thông tin gì về hoàn cảnh gia đình nhà chồng,
cũng như văn hóa, phong tục nơi mình sẽ sinh sống dẫn đến những sự việc đau
lòng khi nhiều cô dâu Việt bị phía nhà chồng ngược đãi, không được đảm bảo
những nhu cầu cơ bản về vật chất và tinh thần, Quy định này là một bước tiến

mới trong pháp luật HNGĐ của Việt Na m.

1.3.3. Từ chối cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam
cư trú trong nước để kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của
nước ngoài
Quy định tại Điều 29 NĐ 126/2014 :
Yêu cầu cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của công dân Việt Nam cư trú
trong nước để kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước
ngoài bị từ chối trong các trường hợp sau đây:
1. Công dân Việt Nam đề nghị cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để kết
hôn với người nước ngoài tại Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh
sự của nước ngoài tại Việt Nam;
2. Kết quả kiểm tra, xác minh cho thấy tình trạng hôn nhân của công dân Việt
Nam không đúng với tờ khai trong hồ sơ; các bên không đủ điều kiện kết hôn theo
quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam;
3. Kết quả phỏng vấn cho thấy hai bên chưa có sự hiểu biết về hoàn cảnh gia
đình, hoàn cảnh cá nhân của nhau, không hiểu biết về ngôn ngữ, phong tục, tập
quán, văn hóa, pháp luật về hôn nhân và gia đình của mỗi nước;
4. Việc kết hôn thông qua môi giới nhằm mục đích kiếm lời; kết hôn giả tạo
không nhằm mục đích xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền
vững; lợi dụng việc kết hôn nhằm mục đích mua bán người, bóc lột sức lao động,
xâm phạm tình dục hoặc vì mục đích trục lợi khác.
Những quy định trên hoàn toàn phù hợp, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp cho công dân Việt Nam khi kết hôn với người nước ngoài.
I.4. Công nhận việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có
thẩm quyền của nước ngoài
I.4.1. Điều kiện, hình thức công nhận việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải
quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài
Quy định tại Điều 36 NĐ 126/2014 :
1. Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài

đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài được
công nhận tại Việt Nam nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Việc kết hôn phù hợp với pháp luật của nước ngoài;
b) Vào thời điểm kết hôn, các bên tuân theo quy định về điều kiện kết hôn của
Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam.
Trong trường hợp có vi phạm pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn, nhưng
vào thời điểm yêu cầu công nhận việc kết hôn, hậu quả của vi phạm đó đã được
khắc phục hoặc việc công nhận kết hôn là có lợi để bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và
trẻ em thì việc kết hôn đó cũng được công nhận tại Việt Nam.
2. Công nhận việc kết hôn quy định tại Khoản 1 Điều này được ghi vào Sổ
đăng ký kết hôn theo thủ tục quy định tại Điều 38 của Nghị định này.
1.4.2. Thẩm quyền ghi vào sổ đăng ký kết hôn việc kết hôn của công dân Việt
Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài
Quy định tại Điều 37 NĐ 126/2014:
1. Sở Tư pháp, nơi đăng ký thường trú của công dân Việt Nam thực hiện ghi
vào Sổ đăng ký kết hôn việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại
cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài (sau đây gọi là ghi vào sổ
việc kết hôn), ghi vào sổ hộ tịch việc nhận cha, mẹ, con của công dân Việt Nam đã
được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài (sau đây gọi là ghi vào
sổ việc nhận cha, mẹ, con). Trường hợp công dân Việt Nam không có đăng ký
thường trú, nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì Sở
Tư pháp nơi đăng ký tạm trú của công dân Việt Nam thực hiện.
2. Cơ quan đại diện thực hiện ghi vào sổ việc kết hôn, việc nhận cha, mẹ, con
của công dân Việt Nam cư trú tại nước tiếp nhận.
1.4.3. Hồ sơ, trình tự, thủ tục ghi vào sổ việc kết hôn
Quy định tại Điều 38 NĐ 126/2014 :
1. Hồ sơ ghi vào sổ việc kết hôn được lập thành 01 bộ, gồm các giấy tờ sau
đây:
a) Tờ khai ghi vào sổ việc kết hôn theo mẫu quy định;
b) Bản sao giấy tờ chứng nhận việc kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của

nước ngoài cấp;
c) Bản sao một trong các giấy tờ để chứng minh về nhân thân, như Chứng
minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế;
d) Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú của người có yêu cầu.
Trong trường hợp công nhận việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người
nước ngoài mà trước đó công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đã ly hôn với
công dân Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì phải nộp giấy
xác nhận ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài theo quy
định của pháp luật Việt Nam.
2. Hồ sơ ghi vào sổ việc kết hôn phải do một trong hai bên kết hôn nộp trực
tiếp tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 37 của Nghị định này.
3. Thời hạn giải quyết việc ghi vào sổ việc kết hôn là 05 ngày làm việc kể từ
ngày Sở Tư pháp hoặc Cơ quan đại diện nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí. Trong
trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày
làm việc.
Trong trường hợp từ chối ghi vào sổ việc kết hôn thì Sở Tư pháp, Cơ quan đại
diện trả lời bằng văn bản cho người có yêu cầu, trong đó nêu rõ lý do.
4. Sau khi ghi vào sổ việc kết hôn, Giám đốc Sở Tư pháp, người đứng đầu Cơ
quan đại diện ký và cấp cho người yêu cầu giấy xác nhận ghi vào sổ việc hộ tịch đã
đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo mẫu quy định.
1.4.4. Từ chối ghi vào sổ việc kết hôn
Quy định tại Điều 39 NĐ 126/2014:
Yêu cầu ghi vào sổ việc kết hôn bị từ chối nếu thuộc một trong các trường
hợp sau đây:
1. Việc kết hôn không bảo đảm điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 36 của
Nghị định này;
2. Sử dụng giấy tờ giả, giấy tờ bị sửa chữa, tẩy xóa để làm thủ tục cấp giấy
xác nhận tình trạng hôn nhân, kết hôn, ghi vào sổ việc kết hôn;
3. Ủy ban nhân dân cấp xã không xin ý kiến Sở Tư pháp trước khi cấp giấy
xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân theo quy định tại Điều 28 của Nghị

định này và công dân Việt Nam không đủ điều kiện kết hôn vào thời điểm yêu cầu
cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc tình trạng hôn nhân của công dân Việt
Nam được xác nhận không đúng.
II- Chứng minh rằng quy phạm pháp luật xung đột là quy phạm đặc thù của tư
pháp quốc tế.
2.1. Khái niệm và đặc điểm của QPPL xung đột.
2.1.1. Khái niệm.
Đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế là các quan hệ dân sự (theo nghĩa
rộng) có yếu tố nước ngòai. Điều này có nghĩa các quan hệ tư pháp quốc tế thường
không chịu sự điều chỉnh của pháp luật một quốc gia mà liên quan đến nhiều quốc
gia, nhiều hệ thống pháp luật. Điều này xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng về chủ
quyền giữa các quốc gia dẫn đến sự bình đẳng giữa các hệ thống pháp luật trong
việc điều chỉnh các mối quan hệ liên quan đến các quốc gia đó. Do điều kiện phát
triển kinh tế xã hội, từ quan điểm chính trị, phong tục tập quán, từ đặc điểm của
các hệ thống pháp luật…nên pháp luật của các nước không hoàn toàn giống nhau,
thường có sự khác nhau khi giải quyết những vấn đề cụ thể, vì thế việc áp dụng các
hệ thống pháp luật khác nhau sẽ mang lại hệ quả pháp lý khác nhau. Bên cạnh đó,
pháp luật các nước đều cố gắng trong khả năng có thể để bảo vệ quyền lợi cho
công dân, cơ quan, tổ chức nước mình nên các quốc gia đều muốn áp dụng pháp
luật nước mình trong quan hệ này.
Trong khoa học tư pháp quốc tế, hiện tượng pháp luật của hai hay nhiều nước
cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
cụ thể được gọi là hiện tượng xung đột pháp luật. Vấn đề xung đột pháp luật không
bao giờ đặt ra trong quan hệ pháp luật hành chính, pháp luật hình sự… Sở dĩ như
vậy là vì không chỉ xuất phát từ sự bất bình đẳng giữa các chủ thể trong các mối
quan hệ mà còn một lý do nữa đó là tính hiệu lực theo lãnh thổ rất nghiêm ngặt của
luật hình sự, luật hành chính… không thừa nhận khả năng áp dụng pháp luật nước
ngoài trong các quan hệ trên.
Như vậy, “xung đột pháp luật xảy ra khi hai hay nhiều hệ thống pháp luật
đồng thời đều có thể áp dụng để điều chỉnh một quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng)

có yếu tố nước ngoài”.
Hiện nay ở Việt Nam cũng như hầu hết các quốc gia khác trên thế giới có hai
phương pháp để giải quyết vấn đề xung đột pháp luật trong tư pháp quốc tế là
phương pháp xung đột và phương pháp thực chất. Trong đó, phương páhp xung đột
được xem là phưưong pháp đặc thù của tư pháp quốc tế với việc sử dụng các
QPPLXĐ để giải quyết vấn đề chọn luật áp dụng điều chỉnh quan hệ pháp luật dân
sự có yếu tố nước ngoài phát sinh. QPXĐ sẽ không trực tiếp giải quyết quan hệ
pháp luật, cụ thể là sẽ không quy định những quyền và nghĩa vụ pháp lý cho các
chủ thể trong những tình huống xác định mà chỉ dẫn chiếu đến luật thực chất của
các quốc gia và ở đó có quy định thực tế giải quyết quyền và phân định nghĩa vụ
của các bên trong quan hệ.
QPXĐ là quy phạm ấn định pháp luật nước nào cần phải áp dụng để giải
quyết quan hệ pháp luật dân sự có yếu tố nước ngoài trong một tình huống cụ thể.
QPXĐ không trực tiếp quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên cũng như
hình thức và biện pháp chế tài có thể được áp dụng đối với bên đương sự vi phạm
pháp luật. Các quy phạm này chỉ quy định việc chọn pháp luật nước này hay nước
khác để điều chỉnh quan hệ có yếu tố nước ngoài. Việc “chọn luật” không thể tùy
tiện mà phải dựa trên những nguyên tắc nhất định. Điều này có nghĩa là việc lựa
chọn hệ thống pháp luật nào để áp dụng sẽ không phụ thuộc vào ý chí chủ quan
của tòa án có thẩm quyền, hoặc các bên tham gia quan hệ.
Ví dụ: Khoản 3 Điều 104 Luật HNGĐ 2000 quy định: “Việc giải quyết tài sản
là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất
động sản đó”. Theo quy định trên, đối với ly hôn có yếu tố nước ngoài, tài sản là
bất động sản khi ly hôn đang ở đâu thì pháp luật ở nước đó sẽ được áp dụng để giải
quyết các quan hệ về sở hữu. Nếu tài sản đang ở Việt Nam thì luật pháp Việt Nam
sẽ được áp dụng để giải quyết các quan hệ sở hữu liên quan đến tài sản đó
2.1.2. Đặc điểm.
- Thứ nhất, Có tính khác quan, mang tính trung lập trong việc lựa chọn hệ thống
pháp luật. Điều này được thể hiện rõ khi phân tích nội dung các quy phạm xung
đột, vì các quy phạm này dựa trên các nguyên tắc chung để lựa chọn pháp luật, như

nguyên tắc “luật quốc tịch” của các bên, hay “luật nước nơi có tài sản”.
- Thứ hai, Có tính điều chỉnh gián tiếp mang tính thứ cấp, vì nếu chỉ dựa vào
các quy phạm này thì cơ quan có thẩm quyền chưa thể giải quyết thực chất vấn đề
pháp lý phát sinh.
- Thứ ba, Có tính trừu tượng, phức tạp, khó áp dụng. Bởi việc lựa chọn được
một quy phạm pháp luật xung đột không phải đơn giản và càng không thể nói đến
tính hiệu quả, xét về phương diện thể hiện trên thực tế. Trong quá trình lựa chọn
đó, người ta có thể bị chi phối bởi nhiều yếu tố chủ quan, như nhận thức của thẩm
phán, bản thân cơ quan tài phán, của đương sự.
2.2. Quy phạm pháp luật xung đột là quy phạm đặc thù của tư pháp quốc tế.
2.2.1. QPPLXĐ chỉ điều chỉnh các xung đột pháp luật xảy ra trong các quan
hệ dân sự (theo nghĩa rộng) có yếu tố nước ngoài- đối tượng của tư pháp quốc tế
Quy phạm pháp luật xung đột pháp luật điều chỉnh các xung đột pháp luật chỉ
xảy ra trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài còn trong các lĩnh vực quan hệ
pháp luật khác như quan hệ hình sự, quan hệ hành chính, khônng xảy ra xung đột
pháp luật vì. :
- Luật hành chính, luật hình sự không có các quy phạm pháp luật xung đột và không
cho phép áp dụng luật nước ngoài.
- Luật hành chính và luật hình sự mang tính chất lãnh thổ rất nghiêm ngặt.
Có thể thấy trong các nghành luật khác, khi các quan hệ thuộc đối tượng điều
chỉnh của chúng , không có 2 hay nhiều hệ thống pháp luật cùng chiều điều chỉnh
một quan hệ xã hội cũng không có trường hợp lựa chọn luật để áp dụng vì các quy
phạm pháp luật của nghành luật đó mang tính tuyệt đối về mặt lãnh thổ.
Chỉ có trong các quan hệ pháp luật của Tư pháp quốc tế, do đặc thù của Tư
pháp quốc tế là điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, mới nảy sinh hiện
tượng hai hay nhiều hệ thống pháp luật cùng điều chỉnh một quan hệ pháp luật –
xảy ra xung đột pháp luật – và làm nảy sinh vấn đề chọn luật áp dụng khi không có
quy phạm thực chất thống nhất. Chính vì vậy có thể nói chỉ ở Tư pháp quốc tế, mới
có các quy phạm pháp luật xung đột – quy phạm mang tính chất đặc thù để giải
quyết xung đột pháp luật.

2.2.2. Cấu trúc của QPPLXĐ khác biệt so với cấu trúc của một QPPL thông
thường
Theo lý luận chung về nhà nước và pháp luật thì quy phạm pháp luật thông
thường nói chung được cấu thành bởi các bộ phận: giả định, quy định và chế tài.
Tuy nhiên, khác với các quy phạm pháp luật thông thường thì QPXĐ được cấu
thanh bởi hai bộ phận là phần “Phạm vi” và “Hệ thuộc”. Và nếu như trong một quy
phạm pháp luật thông thường có thể có hoặc không có đầy đủ cả ba bộ phận kể
trên thì trong bất kì một QPXĐ nào, hai bộ phận “Phạm vi” và “Hệ thuộc” cũng
không thể tách rời.
Phạm vi là phần quy định QPXĐ này được áp dụng cho loại quan hệ dân sự
có yếu tố nước ngoài nào, cụ thể là quan hệ hôn nhân hay quan hệ thừa kế, quan hệ
hợp đồng hay quan hệ bồi thường ngoài hợp đồng… Có thể thấy bộ phận này của
quy phạm pháp luật xung đột có điểm tương đồng với phần giả định của QPPL
thông thường, đó là đều đưa ra hoàn cảnh, tình huống để áp dụng quy phạm. Tuy
nhiên, nếu như trong phần Giả định đưa ra tình huống, hoàn cảnh cụ thể có thể xảy
ra trong đời sống thì QPXĐ chỉ dừng lại ở việc đưa ra loại quan hệ pháp luật sẽ
được quy phạm điều chỉnh. Điều này có thể thấy được tính khái quát rất cao của
QPXĐ trong tư pháp quốc tế.
Hệ thuộc là phần chỉ ra pháp luật nước nào được áp dụng để giải quyết quan
hệ pháp luật đã được nêu ra ở phần Phạm vi.
Ví dụ: Theo khoản 1 Điều 773 BLDS 2005: “Việc bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi xảy ra hành vi thiệt hại hoặc
nơi phát sinh hậu quả thựuc tế của hành vi gây thiệt hại”.
Trong QPXĐ này, phần Phạm vi quy định quy phạm pháp luật này áp dụng
cho quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài cụ thể là quan hệ bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, phần Hệ thuộc quy định pháp luật được áp dụng để điều chỉnh
quan hệ này là pháp luật của nước nơi xảy ra hanh vi gây thiệt hại hoặc nơi phát
sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại.
Cấu trúc của QPPLXĐ mang tính khái quát cao, dễ thành lập, chỉ đề ra cách
thức chọn luật, tạo ra nét đặc thù riêng biệt của tư pháp quốc tế

2.2.3. QPPLXĐ được sử dụng phổ biến hơn QPPLTC trong Tư pháp quốc tế
Như chúng ta đã biết, có 2 phương pháp giải quyết xung đột pháp luật trong
tư pháp quốc tế: phương pháp xung đột và phương pháp thực chất.
Phương pháp thực chất: là phương pháp sử dụng các quy phạm pháp luật thực
chất để tác động trực tiếp lên quan hệ Tư pháp quốc tế, quy định cụ thể quyền và
nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ.
Phương pháp xung đột: là phương pháp sử dụng quy phạm xung đột nhằm xác
định hệ thống pháp luật nào sẽ được áp dụng trong việc điều chỉnh quan hệ Tư
pháp quốc tế cụ thể đang xem xét.
Mặc dù không thể phủ nhận tính ưu việt của việc áp dụng phương pháp thực
chất như: làm cho mối quan hệ Tư pháp quốc tế được điều chỉnh nhanh chóng, các
vấn đề cần quan tâm được xác định ngay, các chủ thể của quan hệ đó và các cơ
quan có thẩm quyền khi giải quyết tranh chấp sẽ tiết kiệm được thời gian, tránh
được việc phải tìm hiểu pháp luật nước ngoài. Cũng như tính chất phức tạp của
phương pháp xung đột do phải thông qua khâu trung gian “chọn luật” áp dụng nên
việc điều chỉnh quan hệ Tư pháp quốc tế mất nhiều thời gian. Nhiều trường hợp
quy phạm xung đột dẫn chiếu đến pháp luật nước ngoài, việc tìm hiểu nội dung
pháp luật nước ngoài là rất khó khăn đối với các bên đương sự và cơ quan có thẩm
quyền vì do các nước có các điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội khác nhau nên việc
xây dựng pháp luật cũng có những điểm khác nhau.
Tuy nhiên, do quy phạm thực chất có số lượng không nhiều (vì mỗi nước có
những lợi ích khác nhau nên khó cùng nhau thoả thuận ký kết hoặc tham gia các
Điều ước quốc tế, hoặc cùng sử dụng các Tập quán quốc tế; một số lĩnh vực hiện
nay hầu như rất ít quy phạm thực chất thống nhất, như lĩnh vực thừa kế, hôn nhân
và gia đình ), không đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh hết quan hệ Tư pháp quốc
tế diễn ra rất đa dạng. Hơn nữa, việc xây dựng quy phạm thực chất rất phức tạp,
trong khi đó số lượng các quy phạm xung đột lại nhiều hơn, cách thức xây dựng
đơn giản và tham gia điều chỉnh hầu hết các quan hệ Tư pháp quốc tế.
PHẦN 2: TÌNH HUỐNG
I. Tình huống 1

A, B quốc tịch Việt Nam kết hôn tại Việt Nam vào năm 2007. Sau đó, 2 người
sang Nhật Bản làm ăn định cư bên Nhật. Đến năm 2010, cuộc sống vợ chồng có
mâu thuẫn. Chị B về Việt Nam. Anh A ở Nhật Bản đã nộp đơn xin ly hôn tại tòa án
Nhật Bản. Sau đó, tòa án Nhật Bản đã 3 lần gửi tống đạt qua cơ quan ngoại giao
Việt Nam nhưng không thấy hồi âm. Và sau đó, Tòa án đa xét xử ly hôn vắng mặt
chị B. Năm 2012, A về Việt Nam xin kết hôn với C. A đến sở tư pháp để kết hôn.
Nhưng UBNDTPHN từ chối việc kết hôn cho A với lý do việc triệu tập B đến
không đúng thủ tục.
Hỏi:
a. Lý do UBNDTP Hà Nội đưa ra để không kết hôn cho A có hợp lý không?Tại
sao?
b. Anh/chị hãy tư vấn thủ tục pháp lý cần thiết để A được kết hôn với C tại Việt
Nam
TRẢ LỜI
a. Lý do UBNDTP Hà Nội đưa ra để không kết hôn cho A có hợp lý không?
Tại sao?
Lý do UBNDTP Hà Nội đưa ra để không kết hôn cho A là chưa hợp lý. Tòa án
Nhật Bản đã 3 lần gửi tống đạt qua cơ quan ngoại giao Việt Nam (thực hiện ủy
thác tư pháp theo điều 415 BLTTDS 2004 sửa đổi, bổ sung 2011) nhưng không
thấy hồi âm nên hoàn toàn có thẩm quyền xét xử ly hôn vắng mặt chị B. Vậy, việc
đưa ra lý do việc triệu tập B đến không đúng thủ tục là sai. Tuy nhiên, A cần thực
hiện một số thủ tục pháp lý cần thiết về việc công nhận bản án, quyết định ly hôn,
ghi sổ hộ tịch… thì mới có tư cách kết hôn với C
b. Anh/chị hãy tư vấn thủ tục pháp lý cần thiết để A được kết hôn với C tại
Việt Nam
- Làm thủ tục ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn :
Theo Khoản 1 Điều 43 NĐ 126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều
và biện pháp thi hành luật hôn nhân và gia đình Những trường hợp sau đây phải
làm thủ tục ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài:
“ b. Công dân Việt Nam định cư tại nước ngoài đã ly hôn ở nước ngoài có yêu

cầu kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam”
Anh A phải chuẩn bị 2 bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều 44 gửi qua
đường bưu điện hoặc trực tiếp tại Sở Tư pháp Hà Nội. Hồ sơ bao gồm:
- Tờ khai ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài theo
mẫu quy định
- Bản sao bản án, quyết định ly hôn của Tòa án nước ngoài đã có hiệu lực thi
hành; bản sao bản thỏa thuận ly hôn do Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan có thẩm
quyền khác của nước ngoài công nhận đã có hiệu lực thi hành; bản sao các giấy tờ
khác do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài công nhận việc ly hôn
- Bản sao Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế để
chứng minh nhân thân của người có yêu cầu
- Bản sao giấy tờ để chứng minh thẩm quyền ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn.
Sau khi hoàn thành các thủ tục cần thiết, sở Tư pháp ghi vào sổ hộ tịch và
cấp cho anh A giấy xác nhận ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở
nước ngoài.
- Thực hiện các quy định thông thường về thủ tục, trình tự kết hôn có yếu tố
nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Mục 1 Chương III NĐ
126/2014/NĐ-CP như:
+ Chuẩn bị và nộp hồ sơ đăng ký kết hôn theo quy định tại Điều 20 NĐ
126/2014/NĐ-CP tại Sở Tư pháp
+ Đến phỏng vấn tại trụ sở Sở tư pháp
+ Tham gia lễ đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật
II. Tình huống 2
Thương nhân A (Quốc tịch VN, cư trú tại Việt Nam) giao kết hợp đồng mua
bán hàng hóa với thương nhân B (quốc tịch Việt Nam, định cư tại Úc). Hợp đồng
được giao kết và thực hiện hoàn toàn tại Việt Nam. Tranh chấp phát sinh, yêu cầu
Tòa án Việt Nam giải quyết.
a. Về pháp luật áp dụng:
- A cho rằng: vì hợp đồng được giao kết và thực hiện hoàn toàn tại Việt Nam
nên đây là quan hệ dân sự không có yếu tố nước ngoài và pháp luật Việt Nam sẽ

đương nhiên được áp dụng
- B cho rằng: Đây là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nên cơ quan có
thẩm quyền phải chọn luật áp dụng dựa vào những nguyên tắc chọn luật của Tư
pháp quốc tế Quan điểm của anh (chị) về các ý kiến trên.
b. Nguyên tắc xác định pháp luật áp dụng để giải quyết các vụ việc dân sự có
yếu tố nước ngoài?
TRẢ LỜI:
a) Quan điểm về các ý kiến của A và B:
Theo Điều 758 BLDS về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài quy định:
“Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một trong các
bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức
Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật
nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước
ngoài”.
Và theo khoản 1 Điều 769 BLDS về hợp đồng dân sự quy định: “Hợp đồng
được giao kết tại Việt Nam và thực hiện hoàn toàn tại Việt Nam thì phải tuân theo
pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Theo đó, hợp đồng mua bán hàng hóa giữa thương nhân A và thương nhân B
là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài do thương nhân B là người VN định cư tại
ÚC (có ít nhất một trong các bên tham gia là người VN định cư ở nước ngoài)
được quy định tại Điều 758 BLDS.
Mặt khác, vì hợp đồng được giao kết và thực hiện hoàn toàn tại VN nên theo
khoản 1 Điều 769 BLDS, hợp đồng trên phải tuân theo pháp luật nước
CHXHCNVN (bắt buộc phải áp dụng pháp luật trong nước).
Như vậy, việc A cho rằng quan hệ dân sự này không có yếu tố nước ngoài là
sai. Khẳng định của B là đúng. Đây là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài và
quan hệ này chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước CHXHCN Việt Nam dựa trên
nguyên tắc chọn luật của tư pháp quốc tế
b) Nguyên tắc xác định pháp luật áp dụng để giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố

nước ngoài:
Xung đột pháp luật là hiện tượng pháp luật của hai hay nhiều nước khác nhau
cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh các mối quan hệ dân sự thep nghĩa rộng có
yếu tố nước ngoài.
Quy phạm pháp luật xung đột là loại quy phạm đặc thù của ngành Tư pháp
Quốc tế, không giải quyết trực tiếp cụ thể quyền và nghĩa vụ của các bên trong một
quan hệ pháp luật nào đó mà chỉ xác định cần phải áp dụng luật của nước nào trong
số hệ thống pháp luật có liên quan để giải quyết quan hệ pháp luật trong tình huống
thực tế.
Theo khoản 2 Điều 405 BLTTDS về nguyên tắc áp dụng quy định: “Vụ việc
dân sự có yếu tố nước ngoài là vụ việc dân sự có ít nhất một trong các đương sự là
người nước ngoài, người VN định cư ở nước ngoài, hoặc các quan hệ dân sự giữa
các đương sự là công dân, cơ quan, tổ chức VN nhưng căn cứ để xác lập, chấm dứt
hoặc thay đổi quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc
tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài”.
Nguyên tắc xác định pháp luật áp dụng để giải quyết các vụ việc dân sự có
yếu tố nước ngoài:
 Căn cứ vào các hiệp định tương trợ tư pháp: Theo Điều 759 BLDS về áp dụng
pháp luật dân sự CHXHNCVN, ĐƯQT, pháp luật nước ngoài và tập quán quốc tế
quy định:
1. Các quy định của pháp luật dân sự CHXHCNVN được áp dụng đối với quan hệ
dân sự có yếu tố nước ngoài, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.
2. Trong trường hợp ĐƯQT mà CHXHCNVN là thành viên có quy định khác với quy
định của Bộ luật này thì áp dụng quy định của ĐƯQT đó.
3. Trong trường hợp Bộ luật này, các văn bản pháp luật khác của CHXHCNVN hoặc
ĐƯQT mà CHXHCNVN là thành viên dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước
ngoài thì pháp luật của nước đó được áp dụng, nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của
việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật CHXHCNVN;
trường hợp pháp luật nước đó dẫn chiếu trở lại pháp luật CHXHCNVN thì áp dụng
pháp luật CHXHCNVN.

Pháp luật nước ngoài cũng được áp dụng trong trường hợp các bên có thỏa
thuận trong hợp đồng, nếu sự thỏa thuận đó không trái với quy định của Bộ luật
này và các văn bản pháp luật khác của CHXHCNVN.
4. Trong trường hợp quan hệ dân sự có YTNN không được Bộ luật này, các văn bản
pháp luật khác của CHXHCNVN, ĐƯQT mà CHXHCNVN là thành viên hoặc hợp
đồng dân sự giữa các bên điều chỉnh thì áp dụng tập quán quốc tế, nếu việc áp
dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp
luật CHXHCNVN.
 Căn cứ vào hệ thuộc luật:
• Luật nhân thân: dựa vào dấu hiệu nhân thân của đương sự. Gồm:
- Luật quốc tịch được hiểu là luật của quốc gia mà đương sự là công dân, công dân
phải có năng lực hành vi dân sự được xác định theo pháp luật của nước mà người
đó là công dân sẽ được áp dụng, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định
khác.
- Luật nơi cư trú được hiểu là luật của quốc gia mà ở đó đương sự có nơi cư trú ổn
định sẽ được áp dụng.
Phạm vi áp dụng: giải quyết quan hệ liên quan đến các yếu tố nhân thân.
- Năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự
- Xác định một người chết hay mất tích.
- Các quan hệ hôn nhân gia đình: ly hôn, kết hôn,…
- Thừa kế tài sản là động sản
• Luật quốc tịch của pháp nhân: là luật của quốc gia mà pháp nhân mang quốc tịch
sẽ được áp dụng. Các dấu hiệu ràng buộc hiện này là:
- Nơi trung tâm quản lý của pháp nhân
- Nơi đăng ký điều lệ(nơi thành lập pháp nhân)
- Nơi pháp nhân thực tế tiến hành kinh doanh hoạt động chính
Ở Việt Nam pháp nhân được thành lập theo pháp luật Việt Nam và đăng ký
điều lệ ở Việt Nam thì đương nhiên pháp nhân mang quốc tịch Việt Nam không
phụ thuộc vào việc nó hoạt động ở đâu, lãnh thổ nào.
Phạm vi áp dụng:

- Tư cách chủ thể của pháp nhân.
- Điều kiện thành lập, tổ chức lại hoạt động của pháp nhân: đình chỉ, giải thể, phá
sản.
- Điều kiện chấm dứt sự tồn tại của pháp nhân.
- Giải quyết các vấn đề về tài sản của pháp nhân trong trường hợp tổ chức lại hoạt
động hay chấm dứt hoạt động của pháp nhân.
• Luật nơi có vật: là vật(tài sản) hiện đang tồn tại ở nước nào thì luật của nước đó
được áp dụng đối với tài sản đó.
Phạm vi áp dụng:
- Quyền sở hữu đối với tài sản hữu hình (đối với tài sản vô hình – Tài sản trí tuệ thì
pháp luật nơi đối tượng sở hữu trí tuệ được bảo hộ áp dụng).
- Quyền thừa kế đối với tài sản là bất động sản (áp dụng đối với các nước theo quan
điểm nhìn nhận thừa kế là quan hệ tài sản).
- Định danh tài sản.
• Luật do các bên kí kết hợp đồng lựa chọn: dựa vào ý chí của các bên chủ thể tham
gia quan hệ pháp luật theo đó các bên chủ thế thống nhất chọn hệ thống pháp luật
nào thì hệ thống pháp luật đó được áp dụng để giải quyết.
• Luật nơi thực hiện hành vi: gồm
- Luật nơi ký kết hợp đồng được hiểu là quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia kí
kết hợp đồng được xác định theo luật nơi kí kết hợp đồng. hợp đồng được ký kết ở
đâu thì luật ở đó sẽ được áp dụng.
Phạm vi áp dụng: khi các bên không có thỏa thận khác
o Hình thức của hợp đồng.
o Quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng hoặc liên quan đến từ hợp đồng nếu các
bên không có thỏa thuận khác
o Thời điểm và nơi ký kết hợp đồng.
- Luật nơi thực hiện hợp đồng: nội dung của hợp đồng hoặc phần lớn nội dung của
hợp đồng được thực hiện ở đâu thì pháp luật ở đó được áp dụng để giải quyết tranh
chấp liên quan đến hợp đồng đó.
Phạm vi áp dụng: Chủ yếu được áp dụng đẻ xác định quyền và nghĩa vụ giữa

các bên trong hợp đồng.
- Luật nơi vi phạm pháp luật: áp dụng pháp luật nhằm điều chỉnh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật xảy ra. Phạm vi áp dụng: bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng.
• Luật tòa án: là pháp luật của nước có tòa án thẩm quyền giải quyết vụ việc sẽ được
áp dụng.
 Ngoại lệ: khi pháp luật VN có quy định bắt buộc phải áp dụng pháp luật trong
nước quy đinh tại khoản 1 Điều 769 BLDS.

×