Mục lục
A Mở đầu
I. Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng(SCM)
1. Khái niệm
2. Cấu trúc
3. Lợi ích của SCM cho doanh nghiệp
4. Tình hình ứng dụng trên TG và VN
5. Quá trình triển khai hệ thống SCM
6. Câu hỏi và trả lời
a. Những doanh nghiệp nào có thể ứng dụng thành công SCM
trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
b. Tại sao các doanh nghiệp chỉ cung cấp dịch vụ không nên ứng
dụng hệ thống này?
c. SCM có phải là 1 thành phần của ERP không?
1. Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng của công ty TH TRUE MILK
2. Mô tả hệ thống quản lý chuỗi cung ứng của công ty TH true milk
3. Phân tích mô hình
a. Xác định biểu đồ phân cấp chức năng
b. Xác định tác nhân ngoài của kho hệ thống
c. Xây dựng sơ đồ múc ngữ cảnh, mức đỉnh, mức dưới đỉnh
B. Kết luận
1
A Mở đầu
Một chuỗi cung ứng linh hoạt và hiệu quả chính là con đường dẫn tới thành công
cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp ngay lập tức có thể có hành động phản hồi lại
với những thay đổi nhanh chóng nhu cầu của khách hàng, đồng thời vẫn có thể
đảm bảo chi phí sản xuất ở mức thấp để tối đa hóa lợi nhuận.
Giải pháp quản lý chuỗi cung ứng có thể giúp các nhà quản lý đạt được mục tiêu
này bằng cách cho phép họ dự đoán tốt hơn các xu hướng thị trường, thỏa thuận
những đơn hàng tốt nhất có thể với các nhà cung ứng, tối ưu hóa mức tồn kho, và
liên kết tốt hơn với các kênh phân phối.
Vậy quản lý chuỗi cung ứng là gì, lợi ích đem lại cho doanh nghiệp, việc triển khai
như thế nào… Chúng ta cùng đi vào đề tài: “Trình bày hệ thống quản lý chuỗi
cung ứng(khái niệm, cấu trúc, lợi ích…)”
2
3
I. Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng(SCM)
1. Khái niệm
- Chuỗi cung ứng
Là mạng lưới các tổ chức: nhà cung cấp,nhà sản xuất,nhà lắp
ráp,nhà hân phối,và các trang thiết bi hậu cần.
Nhằm thực hiện các chức năng: thu mua vật liệu, chuyển thành
các sản phẩm trung gian và cuối cùng thành phẩm, phân phối các
sản phẩm đến khách hàng.
- Quản lý chuỗi cung ứng
Quản lý chuỗi cung ứng(Supply Chain Management - SCM) là
một hệ thống mạng kinh doanh giúp tổ chức cung cấp sản phẩm
đúng loại, đến đúng nơi vào đúng thời điểm được cần đến với số
lượng phù hợp và giá cả chấp nhận được.
Quản lý chuỗi cung ứng(SCM) phối hợp tất cả các hoạt động và
các dòng thông tin liên quan đến việc mua nguyên vật liệu, sản
xuất và phân phối sản phẩm.
Quản lý chuỗi cung ứng đề cập đến mối liên hệ chặt chẽ và sự
phối hợp hoạt động liên quan đến mua, tạo ra sản phẩm, và vận
chuyển sản phẩm đến người sử dụng. Nó tích hợp các quy trình
kinh doanh để tăng tốc độ thông tin, sản phẩm, dòng vốn để giảm
bớt thời gian, công sức cần thiết và chi phí hàng tồn kho.
- Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng(Supply Chain Management
Systems - SCMS)
Là bộ các mô đun phần mềm tập trung vào việc phối hợp các
tiến trình quản trị quan hệ với nhà cung cấp, nhằm tối ưu hóa việc
lập kế hoạch, mua sắm các yếu tố đầu vào, sản xuất và cung ứng
các sản phẩm dịch vụ đầu ra.
4
Hệ thống phối hợp các quy trình nghiệp vụ nhằm tăng tốc độ
dòng thông tin, dòng sản phẩm và dòng thanh toán nhằm giảm thời
gian, giảm nỗ lực dư thừa và chi phí lưu kho:
+ Lập kế hoạch mua nguyên vật liệu.
+ Lựa chọn nhà cung cấp.
+ Lập kế hoạch cho lượng hàng sản xuất.
+ Quản lý quá trình giao hàng bao gồm quản lý kho và lịch giao
hàng.
+ Quản lý hàng trả lại và hỗ trợ khách hàng trong nhận hàng.
2. Cấu trúc của hệ thống quản lý chuỗi cung ứng
Một dây chuyền cung ứng sản xuất bao gồm tối thiểu ba yếu tố: nhà
cung cấp, đơn vị sản xuất, khách hàng.
Mô hình đơn giản:
- Nhà cung cấp: là các công ty bán sản phẩm, dịch vụ, là nguyên liệu
đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất, kinh doanh. Thông
thường, nhà cung cấp được hiểu là đơn vị cung cấp nguyên liệu
trực tiếp như vật liệu thô, các chi tiết sản phẩm, bấn thành phẩm.
- - Đơn vị sản xuất: là nơi sử dụng nguyên liệu, dịch vụ đầu vào và
áp dụng các quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Các
nghiệp vụ về quản lý sản xuất được sử dụng tối đa tại đây nhằm
tăng hiệu quả, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo nên sự thông
suốt của dây chuyền cung ứng.
- Khách hàng: là người sử dụng sản phẩm của đơn vị sản xuất.
• Thành phần trong chuỗi cung ứng
SCOR xác định 5 quá trình chính trong SCM: kế hoạch, nguồn,
thực hiện, cung cấp và trở lại.( thành viên SCC là các tổ chức quan
5
Nhà cung
cấp
Khách hàngSản xuất kinh
doanh
tâm trong việc áp dụng và thúc đẩy nhà nước- of- the- nghệ thuật
các hệ thống quản lý chuỗi cung ứng và thực tiễn. SCOR định
nghĩa một tập hợp chung của quá trình chuỗi cung ứng để giúp các
công ty hiểu rõ hơn về vấn đề quản lý chuỗi cung ứng và thiết lập
mục tiêu để cải thiện chuỗi cung ứng và thiết lập mục tiêu để cải
thiện chuỗi cung ứng.).
- Kế hoạch: các quá trình cân bằng tổng cầu và cung-> phát triển
một quá trình hoạt động để đáp ứng nguồn cung ứng, sản xuất và
yêu cầu giao hàng.
- Nguồn: các quy trình mua sắm hàng hóa và dịch vụ cần thiết để tạo
ra một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể.
- Thực hiện: các quá trình chuyển đổi một sản phẩm vào một trạng
thái hoàn thành để đáp ứng nhu cầu kế hoạch hoặc thực tế.
- Cung cấp: quá trình cung cấp hàng hóa và dịch vụ đã hoàn thành
để đáp ứng nhu cầu thực tế hoặc dự kiến.
- Quay về: các quá trình liên quan đến sản phẩm trở về hoặc nhận lại
hàng trả về.
3. Lợi ích của SCM cho doanh nghiệp
Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng phối hợp các quy trình nghiệp vụ
nhằm tăng tốc độ dòng thông tin, dòng sản phẩm và dòng thanh toán
nhằm giảm thời gian, giảm nỗ lực dư thừa và chi phí lưu kho.
Từ đó có thể thấy được lợi ích của SCM cho doanh nghiệp đó là:
- Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng cung cấp khả năng hiển thị thông
tin mở và nhanh chóng, được chia sẻ giữa các bộ phận của chuỗi
cung ứng.
- Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng tự động hóa luồng thông tin giữa
doanh nghiệp và các đối tác để có thể đưa ra quyết định tốt hơn
nhằm tối ưu hóa hiệu suất.
- Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng giúp các công ty đưa ra quyết
định điều hành tốt hơn.
6
- Hệ thống thực hiện chuỗi cung ứng quản lý dòng chảy của sản
phẩm thông qua các trugn tâm phân phối, kho để đảm bảo rằng các
sản phẩm được gửi đến đúng vị trí một cách hiệu quả nhất.
4. Tình hình ứng dụng trên TG và VN
Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng được ứng dụng để theo dõi việc lưu
hành của sản phẩm và dịch vụ từ nhà cung cấp tới khách hàng(nhà sản
xuất, đại lý, hệ thống bán lẻ…). SCM cũng được sử dụng để quản lý
các yêu cầu, nhà kho, lưu vận, lưu hành, các yêu cầu liên quan khác
và các sản phẩm đến được với khách hàng cuối cùng.
Khi ngày càng nhiều công ty thuê ngoài và hoạt động sản xuất ngoài
nước, có được nguồn cung cấp từ các nước khác và bán ra nước ngoài,
họ phải hoạt động chuỗi cung ứng mở rộng trên nhiều quốc gia và khu
vực. Đó gọi là chuỗi cung ứng toàn cầu.
Internet và công nghệ Internet làm cho luồng thông tin có thể di
chuyển từ chuỗi cung ứng liên tục, nơi mà luồng thông tin và các tài
liệu chảy tuần tự từ công ty đến công ty trong các chuỗi cung ứng,
chúng tạo nên một dây chuyền cung ứng.
Hiện nay, trên thế giới việc ứng dụng SCM vào kinh doanh rất phổ
biến. Ví dụ điển hình là DELL. Hiện nay hệ thống SCM được sử dụng
tại tất cả các nhà máy của Dell trên khắp thế giới cho phép Dell có thể
thích nghi với môi trường kinh doanh và công nghệ biến đổi nhanh
đồng thời duy trì được hiệu quả hoạt động cao nhất; Dell cũng đã tự
động hóa việc lập kế hoạch sản xuất, dự đoán nhu cầu, quản trị kho
qua sử dụng công nghệ thông tin và mô hình e- supply chain.
SCM phù hợp được triển khai ở những doanh nghiệp cỡ lớn, có nguồn
đầu tư của nước ngoài như Samsung, LG, Hyundai. Vì thế hiện nay
việc áp dụng SCM tại Việt Nam có phần hạn chế hơn so với thế giới.
Do trong công nghệ vận tải đa phương thức vẫn chưa kết hợp hiệu quả
các phương tiện vận chuyển, chưa tổ chức tốt các điểm chuyển
7
tải….Để khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng SCM, Bộ công thương
đã ủng hộ việc nghiên cứu, tiếp thu kinh nghiệm và phát triển SCM,
giúp các doanh nghiệp tiếp cận, hội nhập, đưa ra các chính sách
khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng SCM, phát triển bền vứng. Điều
đó được thể hiện qua hiệp định SCM với 17 chương trình trợ cấp hay
các hội thảo”Định hướng phát triển quản trị chuỗi cung ứng trên thế
giới và ứng dụng hiệu quả cho doanh nghiệp Việt Nam”….
5. Quá trình triển khai hệ thống SCM
Quá trình triển khai hệ thống SCM gồm 5 bước: kế hoạch; nguồn
cung cấp; sản xuất; giao nhận; hoàn lại.
- Kế hoạch
Đây là một bộ phận chiến lược của SCM. Bạn sẽ cần một chiến
lược chung để quản lý tất cả các nguồn lực nhằm giúp sản phẩm,
dịch vụ của bạn đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Phần quan
trọng của việc lập kế hoạch là xây dựng một bộ các phương pháp,
cách thức giám sát dây chuyền cung ứng để đảm bảo cho dây
chuyền hoạt động hiệu quả, tiết kiệm chi phí và tạo ra sản phẩm có
chất lượng.
- Nguồn cung cấp
Hãy lựa chọn những nhà cung cấp thích hợp để đáp ứng các chủng
loại hàng hóa, dịch vụ đầu vào mà bạn cần để làm ra sản phẩm,
dịch vụ của bạn. Bạn nên xây dựng một bộ các quy trình định giá,
giao nhận và thanh toán với nhà phân phối, cũng như thiết lập các
phương pháp giám sát và cải thiện mối quan hệ giữa bạn với họ.
Sau đó bạn hãy tiến hành song song các quy trình này nhằm quản
lý nguồn hàng hóa, dịch vụ mà bạn nhận được từ các nhà cung cấp,
từ việc nhận hàng, kiểm tra hàng, chuyển chúng tới các cơ sở sản
xuất đến việc thnh toán tiền hàng.
- Sản xuất
8
Đây là bước đi tiếp theo, sau khi bạn đã có nguồn hàng. Hãy lên
lịch cụ thể về các hoạt động sản xuất, kiểm tra đóng gói và chuẩn
bị giao nhận. Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất của
dây chuyền cung ứng, vì thế bạn cần giám sát, đánh giá chặt chẽ
các tiêu chuẩn chất lượng của thành phẩm, cũng như hiệu suất làm
việc của nhan viên.
- Giao nhận
Xem xét từng khía cạnh cụ thể bao gồm các đơn đặt hàng, xây
dựng mạng lưới cửa hàng phân phối, lựa chọn đơn vị vận tải để
đưa sản phẩm của bạn tới khách hàng, đồng thời thiết lập một hệ
thống hóa đơn thnah toán hợp lý.
- Hoàn lại
Là công việc chỉ xuất hiện trogn trường hợp dây chuyền cung ứng
có vấn đề. Bạn cần phải xây dựng một chính sách đón nhận những
sản phẩm khiếm khuyết bị khách hàng trả lại và trợ giúp khách
hàng trong trường hợp có vấn đề rắc rối đối với sản phẩm đã được
bàn giao.
6. Câu hỏi và trả lời
a, Những doanh nghiệp nào có thể ứng dụng thành công SCM trong
hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Trên thế giới, những doanh nghiệp cỡ lớn rất thành công trong việc
ứng dụng SCM vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Ví dụ như
Wal-mart, Wal-mart thành công bởi công ty không chỉ tập trung
vào chiến lược bán lẻ mà còn là một công ty tối ưu hóa quản trị
chuỗi cung ứng. Wal- mart dang sở hữu một trong những chuỗi
cung ứng tốt nhất thế giới, hiện nay dựa vào việc ứng dụng khoa
học công nghệ tiên tiến và quản trị chuỗi cung ứng khoa học….
9
- Tại Việt Nam, chủ yếu các doanh nghiệp lớn có nguồn đầu tư của
nước ngoài có thể ứng dụng thành công trong hoạt động sản xuất
kinh doanh.Ví dụ:
+ Trường hợp của Procter & Gamber(P&G) tại Việt Nam. Chúng
ta thử nhìn lại lại P&G là một trong những công ty có bề dày kinh
nghiệm trong việc xây dựng chuỗi cung ứng được coi là tiên tiến ở
thế giới nói chung Việt Nam nói riêng. Từ những năm 2000, P&G
đã thực hiện chương trình “kế hoạch quản lý các nguồn sản xuất-
MRPII” trong đó nêu rõ 8 quy trình chuẩn để lên kế hoạch và triển
khai cung ứng. Năm 2005 mới chính thức khởi động và chuỗi cung
ứng của P&G mới bắt đầu có sự phát triển mạnh.
+ một số doanh nghiệp nước ngoài dã đầu tư vào Việt Nam như
Metro(tập đoàn Metro Cash&Carry, đức), BigC(tập đoàn Casino,
Pháp)…các doanh nghiệp này đã thu được những kết quả khả
quan(doanh thu tốc độ tăng trưởng cao, mở rộng mạng lưới phân
phối…)
+ Năm 2010, tạp chí bán lẻ Châu Á(Retail Asia) công bố danh sách
xếp hạng 500 nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á – Thái Bình Dương,
Việt Nam có 10 doanh nghiệp được vinh dự xếp hạng. Trong đó,
ngoài 3 nhà bán lẻ nước ngoài hoạt động tại Việt Nam là hệ thống
BigC, hệ thống Parkson, trung tâm thương mại Diamond Plaza, các
doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam góp mặt 7 thành viên là hệ thống
siêu thị Co.opMart, trung tâm điện máy Nguyễn Kim, chuỗi G7
Mart…
b. Tại sao các doanh nghiệp chỉ cung cấp dịch vụ không nên ứng dụng
hệ thống này?
Vì :
10
- Việc ứng dụng hệ thống có thể gặp những khó khăn:
+ Có sự tín nhiệm của các nhà cung cấp và đối tác: Việc tự
động hoá dây chuyền cung ứng khá phức tạp và khó khăn. Nhân
viên của bạn cần thay đổi cách thức làm việc hiện tại, và nhân viên
của các nhà cung cấp mà bạn bổ sung vào mạng lưới cũng cần có
những thay đổi tương tự. Chỉ những nhà sản xuất lớn nhất và
quyền lực nhất mới có thể buộc các nhà cung cấp khác chấp hành
theo những thay đổi cơ bản như vậy. Hơn thế nữa, mục tiêu của
bạn trong việc cài đặt hệ thống có thể khiến các nhà cung cấp khác
lo ngại. Ví dụ, sự cộng tác giữa Wal-Mart và P&G làm cho P&G
phải gánh vách thêm trách nhiệm quản lý hàng tồn kho - điều mà
các nhà bán lẻ truyền thống thường tự làm. Wal-Mart đòi hỏi P&G
thay mình thực hiện công đoạn này, nhưng hãng cũng đem lại cho
P&G không ít thông tin hữu ích và kịp thời về nhu cầu sản phẩm
của Wal-Mart, giúp cho hoạt động sản xuất của P&G được hiệu
quả và hợp lý hơn. Như vậy, muốn các đối tác trong dây chuyền
cung ứng “bắt tay” với mình, bạn phải chuẩn bị để thoả hiệp và
giúp đỡ họ hoàn thành các mục tiêu của họ.
+ Nội bộ công ty chống lại sự thay đổi: Việc cài đặt các phần
mềm quản trị cung ứng cũng có thể gặp nhiều khó khăn ngay từ
bên trong công ty. Nhân viên công ty đã quen với cách giao dịch
bằng điện thoại, máy fax, cũng như bằng hàng tập chứng từ, và họ
sẽ muốn giữ nguyên kiểu cách làm việc đó. Nếu bạn không thể
thuyết phục nhân viên rằng việc sử dụng phần mềm sẽ giúp họ tiết
kiệm đáng kể thời gian, mọi người chắc chắn không chấp nhận
thay đổi thói quen thường ngày. Kết quả là bạn không thể tách rời
mọi người ra khỏi những chiếc máy điện thoại, máy fax, chỉ bởi vì
11
bạn có một phần mềm dây chuyền cung ứng. Điều quan trọng là
bạn cần thuyết phục để mọi nhân viên hiểu tính năng và tác dụng
của việc cài đặt phần mềm SCM.
+ Sai lầm ngay từ lúc đầu: Những phần mềm SCM mà bạn đưa
vào sẽ xử lý dữ liệu đúng theo những gì chúng được lập trình. Các
nhà dự báo và hoạch định chiến lược cần hiểu rằng, những thông
tin ít ỏi ban đầu mà họ có được từ hệ thống này sẽ cần phải hiệu
đính và điều chỉnh thêm. Nếu họ không lưu ý đến một vài thiếu
sót, khiếm khuyết của hệ thống, họ sẽ cho rằng hệ thống này thật
vô dụng. Ví dụ, một nhà sản xuất và phân phối xe hơi lớn trên thị
trường cài đặt một ứng dụng phần mềm dự đoán nhu cầu để phân
tích trước khả năng cung ứng của một sản phẩm cụ thể. Không lâu
sau, có khách hàng đã cập nhật một đơn đặt hàng với số lượng sản
phẩm lớn bất thường. Chỉ dựa trên đơn hàng đó, hệ thống lập tức
phản hồi với dự đoán rằng nhu cầu thị trường về sản phẩm này
tăng vọt. Giả sử công ty cứ máy móc làm theo kết quả do hệ thống
đưa ra, họ sẽ gửi các đơn đặt hàng không chính xác tới các nhà
cung cấp trong dây chuyền cung ứng để đặt mua nguyên vật liệu
sản xuất. Công ty này cuối cùng đã phát hiện ra sai sót, nhưng chỉ
sau khi một nhà dự đoán nhu cầu thị trường gạt bỏ những con số
của hệ thống đi và sử dụng các dữ liệu của riêng ông.
+ Đây lại là tiền đề của một câu chuyện khác: Các nhà dự đoán
nhu cầu thị trường sẽ không tin tưởng hệ thống và họ chỉ làm việc
dựa trên các dữ liệu do họ tự thu thập. Nhà cung cấp phải tự điều
chỉnh lại hệ thống, sau đó nỗ lực tái lập niềm tin của nhân viên.
Sau khi nhân viên hiểu rằng họ sẽ có thể kết hợp chuyên môn của
12
họ với một hệ thống có tính chính xác cao, họ mới chấp nhận sử
dụng công nghệ mới.
- Xảy ra vấn đề trong chuỗi cung ứng:
+ Thiếu hiệu quả. Ví dụ, các bộ phận thiếu, công suất nhà máy sử
dụng đúng mức, thành phẩm tồn kho quá nhiều, chi phí vận chuyển
tốn kém, thôn gtin không chính xác hoặc không kịp thời.
+ Sự không chắc chắn phát sinh do nhiều vấn đề không thể lường
trước được. Ví dụ không chắc chắn nhu cầu sản phẩm, lô hàng cuối
năm từ nhà cung cấp bị lỗi hoặc quá trình sản xuất gặp sự cố.
- Các doanh nghiệp ứng dụng thành công hệ thống SCM là những
doanh nghiệp lớn, có vốn đầu tư của nước ngoài. Vì thế, đối với
các doanh nghiệp nhỏ và vừa không nên ứng dụng(do chưa đủ tài
chính, nguồn lực… ).
- Đối với các doanh nghiệp Việt Nam nên cung cấp dịch vụ chứ
không nên ứng dụng. Vì khả năng cung ứng nguồn nguyên vật liệu
ở Việt Nam còn kém, cơ sở hạ tầng thấp, …
c. SCM có phải là 1 thành phần của ERP không?
SCM là một thành phần quan trọng của ERP.
SCM là hệ thống cho phép kết nối kinh doanh vào sản xuất. Nó quản lý
các vấn đề của doanh nghiệp từ đơn đặt hàng của khách, nguyên vật liệu,
các nhà cung cấp, quá trình sản xuất, sản phẩm lưu kho…nó giúp tối ưu
hóa việc chế tạo và lưu chuyển sản phẩm cũng như quản lý các yếu tố
đầu ra, đầu vào cảu quá trình sản xuất.
ERP(hệ thống quản lý nguồn lực doanh nghiệp) là một hệ thống thông tin
quản lý tích hợp các nguồn lực của doanh nghiệp, bao trùm lên toàn bộ
các hoạt động chức năng chính của doanh nghiệp như: kế toán, quản lý
nhân sự, quản lý sản xuất , quản lý hậu cần(kho, giao nhận, nhà cung
cấp), quản lý bán hàng.
SCM là mảnh ghép quan trọng tạo nên mô hình tổng thể của doanh
nghiệp.
13
Nhìn vào hình ta có thể thấy ERP cung cấp nhiều tính năng của SCM và xu
hướng phát triển của ERP gồm cả SCM. Vì thế, SCM là thành phần quan trọng của
ERP.
I. Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng của công ty TH TRUE MILK
1. Mô tả hệ thống quản lý chuỗi cung ứng của công ty TH true milk
Mô tả hệ thống quản lý chuỗi cung ứng của công ty TH true milk như sau:
- Lập kế hoạch
Căn cứ vào quy mô và tiềm lực của công ty, phòng kế hoạch lên kế hoạch
thiết kế chuỗi cung ứng, lập kế hoạch cung và cầu.
Qua nghiên cứu về nhu cầu thị trường, công ty tiến hành xây dựng kế hoạch
về chủng loại, số lượng sản phẩm….Lên kế hoạch mua bò giống, tìm hiểu
thông tin và lập ra danh sách những trang trại bò giống và số lượng phù hợp.
- Quản lý cung ứng nguyên liệu đầu vào
14
+ Nhập bò giống: Để đảm bảo cho công tác chọn giống sau này ,TH nhập
khẩu bê từ Mỹ Úc,canada…đảm bảo cho sản lượng sữa cao,hàm lượng dinh
dưỡng trong sữa…có khả năng sinh sản cao miễn dịch tốt.Để chủ động phát
triển đàn bò trong những năm sắp tới,TH tiếp tục nhập tinh bò HF thuần cao
sản đạt chuẩn quốc tế về tiêu chí bò sữa.Những chú bê con được sinh ra
được công nhân cho bú sữa non vắt từ bò mẹ và tiếp tục nuôi để lấy
sữa.Thông tin về giống bò ,chủng loại,xuất xứ ,độ tuổi…sẽ được cập nhật để
theo dõi.
+ Gắn chip kiểm tra ,theo dõi: Mỗi con bò được gắn chip để theo dõi tình
trạng sức khỏe và mức độ sữa,các thông tin sẽ được cập nhật và lưu trữ trên
hệ thống máy vi tính của doanh nghiệp để theo dõi. Đồng thời những con
không đạt tiêu chuẩn sẽ bị loại khỏi hệ thống và xóa khỏi danh sách .
+ Thiết lập và kiểm tra quy trình chăn nuôi: Trang trại chăn nuôi của TH
được áp dụng các tiêu chuẩn và qui cách về chuồng trại tiên tiến nhất thế
giới .Chuồng trại làm bằng thép mạ kẽm ,hệ thống làm mát tránh sốc nhiệt
đảm bảo tránh khí hậu nóng bức của Việt Nam mùa hè cùng với chế độ ăn
uống,công thức pha trộn hợp lí ,đảm bảo vệ sinh.
+ Thu gom và thống kê lượng sữa :Sau khi vắt xong sữa sẽ được thu gom và
vận chuyển tới nơi sản xuất và bảo quản,số lượng và hàm lượng dinh dưỡng
của sữa được thống kê và đưa vào xử lí.
15
+ Nhập nguyên liệu khác : Bao bì của TH được nhập từ Thụy Điển và Đức
sử dụng công nghệ hiện đại an toàn cho người dùng thuận tiện bảo quản. Và
nhập các nguyên liệu khác…
- Quản lí sản xuất :
+ Vận chuyển sữa về nhà máy
+ xử lý và sx sữa
+ Cập nhật thông tin sản phẩm: sản phẩm được sản xuất theo quy định về số
lượng,hàm lượng ,quy cách đã định và mọi thông tin chi tiết về sản phẩm
như mã số,ngày sản xuất ,hạn sử dụng đều được cập nhật trên hệ thống quản
lí của công ty.
+ Kiểm tra chất lượng sản phẩm : Mọi công đoạn đều được theo dõi chặt
chẽ, sản phẩm được sản xuất theo quy trình nếu sản phẩm nào bị lỗi,không
đạt chất lượng sẽ được báo cáo và xử lí.Các sản phẩm được sản xuất với
công nghệ đo lường và điều khiển hiện đại bậc nhất theo tiêu chuẩn vệ sinh
an toàn thực phẩm,dây chuyền sản xuất được kiểm soát bởi các phần mềm
hiện đại.Chất lượng sữa được theo dõi bằng hệ thống máy vi tính nếu có
biến động sẽ báo lên các chuyên gia để theo dõi và sau đó sẽ được chuyển
đến nhà máy để đóng hộp.
- Quản lý kho
Khi sữa tươi được thu gom về sẽ được tiến hành bảo quản và sản phẩm sản
xuất ra được tính toán để tối ưu hóa hàng tồn kho.Số lượng hàng nhập, xuất
được in hóa đơn và lưu trữ để tiện theo dõi.Các chủng loại sản phẩm được
phân định rõ ràng để tiện lợi cho bảo quản và xuất kho.
- Quản lý phân phối:
16
dựa trên bản tổng hợp nhu cầu của các bộ phận ,danh sách các nhà phân phối
sẽ được lập có trình tự, số lượng và thời gian giao hàng, phối hợp các hệ
thống vận chuyển để tiết kiệm chi phí.
+ Thiết lập phân phối hàng hóa đến hệ thống các đại lí ,nhà bán lẻ,phân
chia làm các nhà phân phối chính và cấp địa phương.Đảm bảo hàng đến
nhanh nhất và đúng nơi quy định. Đưa ra dịch vụ giao hàng tận nhà và đến
tận tay người tiêu dùng thông qua đường dây nóng hoặc cú pháp tin nhắn,
qua website các đơn hàng sẽ được lưu trữ xử lí,sắp xếp hợp lí đáp ứng nhu
cầu khách hàng.
- Báo cáo, thống kê: Cuối mỗi tháng,quý, năm các chỉ số về sản lượng,doanh
thu…sẽ được thống kê và báo cáo lại cho ban lãnh đạo của công ty để xem
xét và điều chỉnh hợp lí.
2. Phân tích mô hình.
a. Xác định biểu đồ phân cấp chức năng
Bước 1: Gạch chân các động từ và bổ ngữ có được từ quy trình nghiệp vụ
của hệ thống, liệt kê các các hoạt động trong quản lí chuỗi cung ứng ta
được kết quả:
1. lên kế hoạch thiết kế chuỗi cung ứng.
2. lập kế hoạch cung và cầu.
3. xây dựng kế hoạch
4. Lên kế hoạch mua bò giống.
5. Tìm hiểu thông tin và lập ra danh sách những trang trại bò giống và
số lượng phù hợp.
6. Nhập bò giống.
7. Gắn chip kiểm tra ,theo dõi
8. Thiết lập và kiểm tra quy trình chăn nuôi.
9. Thu gom và thống kê lượng sữa.
10. Nhập nguyên liệu khác.
11. Vận chuyển sữa về nhà máy.
12. xử lý và sx sữa
13. Cập nhật thông tin sản phẩm.
14. Kiểm tra chất lượng sản phẩm
15. tiến hành bảo quản
16. in hóa đơn và lưu trữ
17
17. Phân loại sản phẩm
18. .Lập danh sách các nhà phân phối
19. Phối hợp các hệ thống vận chuyển
20. Xử lí,sắp xếp đơn hàng
21. Báo cáo,thống kê tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh.
Bước 2 .Nhóm các chức năng liên quan và đặt lại tên :
Chức năng “ lập kế hoạch”:
+ Thiết kế chuỗi cung ứng
+ Lập kế hoạch cung và cầu
Chức năng “Quản lí cung ứng nguyên liệu đầu vào”
+ Nhập bò giống
+ Gắn chip
+ Thiết lập và kiểm tra quá trình chăn nuôi.
+ Thu gom và thống kê lượng sữa
+ Nhập nguyên liệu khác
Chức năng “Quản lí sản xuất”.
+ Vận chuyển sữa về nhà máy sản xuất(viết tắt “V/c sữa về nhà máy sx”)
+ Xử lý và sản xuất sản phẩm sữa(viết tắt “Xử lý & sxsp sữa”)
+ Cập nhật thông tin sản phẩm(viết tắt “Cập nhật TTSP”)
+ Kiểm tra chất lượng sản phẩm(viết tắt “Kiểm tra CLSP”)
Chức năng “Quản lí hệ thống kho và phân phối”.
18
+ Lập hóa đơn xuất nhập kho(viết tắt “Lập HĐXN kho”)
+ Phân loại sản phẩm(viết tắt” Phân loại sp”)
+ Bảo quản và tính hàng tồn kho
+ Lập danh sách các nhà phân phối, nhà bán lẻ(viết tắt “Lập DS các NPP
&NBL”)
+ Xử lý sắp xếp đơn hàng(viết tắt “Xử lý sắp xếp ĐH”)
+ Phối hợp các hệ thống vận chuyển(viết tắt “Phối hợp các HTVC”)
Chức năng “Thống kê, báo cáo”.
+ Thống kê tình hình hoạt động
+ Báo cáo
19
SƠ ĐỒ PHÂN CẤP CHỨC NĂNG:
20
Quản lý chuỗi
cung ứng
Thống kê,
báo cáo
Quản lý hệ
thống kho và
phân phối
Quản lí sản
xuất
Lập kế
hoạch
Quản lý
cung ứng
NVL đầu vào
Thiết
kế
chuỗi
cung
ứng
Thống
kê tình
hình
hoạt
động
Lập
HĐXN
kho
V/c sữa về
nhà máy
sx
Nhập
bò
giống
Phân loại
sp
Xử lý &
sxsp sữa
Gắn
chip
Báo
cáo
Bảo quản
và tính
hàng tồn
kho
Thiết lập
& kiểm
tra qt
chăn
nuôi
Lập kế
hoạch
cung và
cầu
Cập nhật
TTSP
Lập DS
các NPP
&NBL
Kiểm tra
CLSP
Phối hợp
các HTVC
Xử lý sắp
xếp ĐH
Nhập NL
khác
Thu gom
& thống
kê lượng
sữa
21
b. Xác định tác nhân ngoài, kho dữ liệu của hệ thống
- Tác nhân ngoài: nhân viên, khách hàng, ban lãnh đạo, Trung tâm thú y &
phòng thí nghiệm quốc tế, Trung tâm kiểm tra chất lượng.
- Kho dữ liệu của hệ thống:
1. DS bò giống
2. DS sản phẩm
3. DS nhà phân phối, nhà bán lẻ
4. DS hóa đơn xuất nhập vào kho
5. DS hóa đơn đặt hàng
6. DS quy chế, quyết định sản xuất.
c. Xác định biểu đồ dữ liệu mức ngữ cảnh, mức đỉnh, dưới đỉnh
22
BIỂU ĐỒ DỮ LIỆU MỨC NGỮ CẢNH
23
Ban lãnh đạo
Đưa ra
các
quyết
định,
chính
sách
sản
xuất
Báo
cáo
hoạt
động
sản
xuất
Cung cấp
thông tin về bò
giống
Khảo sát, cung cấp
thông tin NVL sản
phẩm
1.0
Quản lý chuỗi cung
ứng
nhân
viên
Trung tâm
thú y &
phòng thí
nghiệm quốc
tế
24
Kết quả về sức
khỏe bò giống
Thông tin về quản
lý NVL, sản xuất….
Kết quả chất
lượng sản
phẩm
Phản
hồi của
khách
hàng
Cung
cấp
mẫu,
thông
tin sản
phẩm
Thông tin chất
lượng, chủng loại…
sản phẩm
Trung tâm kiểm
tra chất lượng
khách hàng
BIỂU ĐỒ DỮ LIỆU MỨC ĐỈNH
25
Số đơn đặt hàng,
phản hồi
nhân viên
Trung tâm
kiểm tra chất
lượng
Ban lãnh đạo
Xác nhận, ra
quyết định
Cung cấp số liệu về
bò, NVL khác
Kết quả
chất lượng
sp
chọn giống bò, số
lượng
6 DS quyết định
DS bò giống
5. DS HĐĐH
4. DS HĐXN
3 DSNPP và NBL
2 DS sản phẩm
1
khách hàng
Trung tâm
thú y &
phòng thí
nghiệm quốc
tế
1.3 Quản lý
sản xuất
1.1
Lập kế hoạch
1.2
Quản lý cung
ứng NVL đầu
vào
1.5
Thống kê, báo
cáo
1.4
Quản lý hệ thống
kho và phân phối
Nhân viên