Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Dự Án Trang Trại Chăn Nuôi Gia Súc Theo Cơ Chế PT Sạch CDM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (884.13 KB, 64 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do –Hạnh phúc
  
THUYẾT MINH
BÁO CÁO ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DỰ ÁN
TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC
THEO CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH CDM
ĐỊA ĐIỂM : THUNG CẢ, XÃ SỦ NGÒI, THÀNH PHỐ HÒA BÌNH
CHỦ ĐẦU TƯ : CÔNG TY CỔ PHẦN T & T - 159
Hòa Bình - Tháng 9 năm 2013
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do –Hạnh phúc
  
THUYẾT MINH
BÁO CÁO ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DỰ ÁN
TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC
THEO CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH CDM
CHỦ ĐẦU TƯ
CÔNG TY CỔ PHẦN T & T - 159
(Tổng Giám đốc)
ĐƠN VỊ TƯ VẤN
CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ
THẢO NGUYÊN XANH
(Tổng Giám đốc)
ÔNG. NGUYỄN VĂN MAI
Hòa Bình - Tháng 9 năm 2013
CÔNG TY CỔ PHẦN T & T - 159 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 01/2013/TTr-DA Hòa Bình, ngày tháng năm 2013
TỜ TRÌNH PHÊ DUYỆT DỰ ÁN ĐẦU TƯ


Kính gửi:
- Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hòa Bình;
- Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hòa Bình;
- Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hòa Bình;
- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình;
- Sở Công Thương tỉnh Hòa Bình
- Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hòa Bình;
- Các cơ quan có thẩm quyền liên quan;
 Căn cứ Luật Đầu tư năm 2005;
 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính Phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 cuả Chính phủ về quản lý dự án
đầu tư xây dựng công trình;
 Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số
nội dung về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình;
 Quyết định số 10/QĐ-TTg của Thủ tướng v/v phê duyệt "Chiến lược phát triển
chăn nuôi đến năm 2020;
 Chỉ thị của Chính phủ về việc tổ chức thực hiện Nghị định thư Kyoto thuộc
UNFCCC;
 Quyết định số 842/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển chăn nuôi
đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 tỉnh Hòa Bình;
 Căn cứ các pháp lý khác có liên quan;
Chủ đầu tư kính đề nghị các cơ quan có thẩm quyền cho phép đầu tư dự án “Tổ hợp
trang trại chăn nuôi gia súc theo hướng cơ chế phát triển sạch CDM” với các nội dung
chính sau:
 Tên dự án : Tổ hợp trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế phát triển
sạch CDM;
 Các hợp phần dự án :
+ Hợp phần 1 : Trang trại chăn nuôi lợn rừng
+ Hợp phần 2 : Trang trại chăn nuôi bò

+ Hợp phần 3 : Nhà máy giết mổ gia súc (Chế biến thực phẩm)
+ Hợp phần 4 : Hệ thống quầy bán thực phẩm tại các điểm dân cư
+ Hợp phần 5 : Nhà máy sản xuất phân vi sinh từ bã Biogas
 Địa điểm đầu tư : Thung Cả, xã Sủ Ngòi, thành phố Hòa Bình
 Mục tiêu đầu tư : Xây dựng 1 tổ hợp gồm:
+ Trang trại chăn nuôi lợn rừng nái: 5000 con tại trang trại và 5000 con được các hộ
dân cư nuôi gia công;
+ Trang trại chăn nuôi bò: 4000 con bò vỗ béo, 1000 con bò giống;
+ Nhà máy giết mổ gia súc;
+ Cửa hàng bán thịt sạch và quầy hàng thịt lưu động do nhà máy cung cấp;
+ Nhà máy sản xuất phân vi sinh từ bã Biogas;
 Mục đích đầu tư : Góp phần phát triển ngành chăn nuôi nước nhà theo phương
thức trang trại - công nghiệp sạch, đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm đảm bảo chất
lượng cho tiêu dùng và xuất khẩu;
 Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng mới
 Hình thức quản lý : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự
án do chủ đầu tư thành lập.
 Tổng mức đầu tư : 487,876,339,000 đồng. Trong đó: Chủ đầu tư bỏ vốn 30%
tổng đầu tư tương ứng với số tiền 146,362,902,000 đồng và lãi vay trong thời gian xây
dựng là 12,124,243,000 đồng.
 Tiến độ thực hiện : Thời gian hoạt động của dự án là 15 năm. Dự án bắt đầu xây
dựng từ tháng 01 năm 2014 đến tháng 12 năm 2015 bắt đầu hoàn thành trang trại đưa vào
sử dụng dần đến tháng 01 năm 2016 dự án sẽ đi vào xây dựng hoàn chỉnh; dự án sẽ cho
hoạt động dần các hạng mục hoàn thành từ năm 2015: trang trại chăn nuôi gia súc giống
và nhà máy chế biến thức ăn cùng các hạng mục phụ trợ khác;
 Kết luận : NPV = 594,975,345,000 đồng ; Suất sinh lời nội bộ là: IRR
= 34.6% ; thời gian hoàn vốn sau 6 năm.
=> Điều này cho thấy dự án mang lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư, niềm tin lớn khi khả
năng thanh toán nợ vay cao và thu hồi vốn đầu tư nhanh. Thêm vào đó, dự án còn đóng
góp rất lớn cho ngân sách Nhà Nước và giải quyết một lượng lớn lực lượng lao động cho

cả nước.
Dự án “Tổ hợp trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế phát triển sạch CDM” có
nhiều tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội. Do đó, Chủ đầu tư kiến nghị các
cơ quan ban ngành tỉnh Hòa Bình chấp thuận và tạo điều kiện cho chúng tôi đầu tư dự án
“Tổ hợp trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế phát triển sạch CDM”nói trên.
Nơi nhận:
- Như trên
- Lưu TCHC.
CHỦ ĐẦU TƯ
CÔNG TY CỔ PHẦN T & T - 159
(Tổng Giám đốc)
MỤC LỤC
I.1. Giới thiệu về chủ đầu tư 1
II.1. Môi trường vĩ mô và tổng quan ngành chăn nuôi cả nước 2
II.1.1. Môi trường vĩ mô 2
II.1.2. Ngành chăn nuôi Việt Nam 2
II.2. Các điều kiện và cơ sở của dự án 4
II.2.1. Chính sách phát triển chăn nuôi của đất nước 4
II.2.2. Ngành chăn nuôi tỉnh Hòa Bình nói chung 7
II.2.3. Đánh giá tiềm năng thực hiện CDM trong lĩnh vực chăn nuôi heo ở Hòa Bình 7
II.3. Căn cứ pháp lý 9
II.4. Kết luận sự cần thiết đầu tư 10
CHƯƠNG III: NỘI DUNG DỰ ÁN 12
III.1. Địa điểm thực hiện dự án 12
III.2. Phương án đền bù giải phóng mặt bằng 12
III.3. Quy mô dự án 13
III.4. Nhân sự dự án 13
IV.1. Trang trại chăn nuôi lợn rừng 15
IV.2. Trang trại chăn nuôi bò 19
IV.3. Nhà máy giết mổ gia súc 21

IV.3.1. Quy trình giết mổ gia súc 22
IV.3.2. Phân phối thịt gia súc sau khi giết mổ 25
IV.4. Hệ thống cửa hàng thịt sạch 25
IV.4.1. Các sản phẩm từ lợn rừng 25
IV.4.2. Các sản phẩm từ bò 25
V.1. Đánh giá tác động môi trường 27
V.1.1. Giới thiệu chung 27
V.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường 27
V.2. Tác động của dự án tới môi trường 27
V.2.1. Trong giai đoạn thi công xây dựng 27
V.2.2. Giai đoạn vận hành 28
V.3. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm 29
V.3.1. Giảm thiểu ô nhiễm trong giai đoạn xây dựng 29
V.3.2. Giảm thiểu tác động khi dự án đi vào hoạt động 30
V.4. Kết luận 31
X.1. Kết luận 59
X.2. Kiến nghị 59
DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
I.1. Giới thiệu về chủ đầu tư
 Chủ đầu tư : Công ty Cổ phần T & T – 159
 Mã số doanh nghiệp :
 Ngày cấp :
 Nơi cấp :
 Địa chỉ trụ sở : Tầng 9, Tòa nhà HAXICO. đường Hoàng Đạo Thúy, quận Thanh
Xuân, thành phố Hà Nội
 Đại diện pháp luật : Chức vụ:
I.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án
 Tên dự án : Tổ hợp trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế CDM sạch
 Các hợp phần dự án :

+ Hợp phần 1 : Trang trại chăn nuôi lợn rừng
+ Hợp phần 2 : Trang trại chăn nuôi bò
+ Hợp phần 3 : Nhà máy giết mổ gia súc (Chế biến thực phẩm)
+ Hợp phần 4 : Hệ thống quầy bán thực phẩm tại các điểm dân cư
+ Hợp phần 5 : Nhà máy sản xuất phân vi sinh từ bã Biogas
 Địa điểm đầu tư : Thung Cả, xã Sủ Ngòi, thành phố Hòa Bình
 Mục tiêu đầu tư : Xây dựng 1 tổ hợp gồm:
+ Trang trại chăn nuôi lợn rừng nái: 5000 con tại trang trại và 5000 con được các hộ dân
cư nuôi gia công;
+ Trang trại chăn nuôi bò: 4000 con bò vỗ béo, 1000 con bò giống;
+ Nhà máy giết mổ gia súc;
+ Cửa hàng bán thịt sạch và quầy hàng thịt lưu động do nhà máy cung cấp;
+ Nhà máy sản xuất phân vi sinh từ bã Biogas;
 Mục đích đầu tư : Góp phần phát triển ngành chăn nuôi nước nhà theo phương thức
trang trại - công nghiệp sạch, đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm đảm bảo chất lượng cho tiêu
dùng và xuất khẩu;
 Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng mới
 Hình thức quản lý : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự án do
chủ đầu tư thành lập.
 Tổng mức đầu tư : 487,876,339,000 đồng. Trong đó: Chủ đầu tư bỏ vốn 30% tổng đầu
tư tương ứng với số tiền 146,362,902,000 đồng và lãi vay trong thời gian xây dựng là
12,124,243,000 đồng.
 Tiến độ thực hiện : Thời gian hoạt động của dự án là 15 năm. Dự án bắt đầu xây dựng từ
tháng 01 năm 2014 đến tháng 12 năm 2015 bắt đầu hoàn thành trang trại đưa vào sử dụng dần
đến tháng 01 năm 2016 dự án sẽ đi vào xây dựng hoàn chỉnh; dự án sẽ cho hoạt động dần các
hạng mục hoàn thành từ năm 2015: trang trại chăn nuôi gia súc giống và nhà máy chế biến thức
ăn cùng các hạng mục phụ trợ khác;

Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
1

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM
CHƯƠNG II: BỐI CẢNH VÀ CĂN CỨ CỦA DỰ ÁN

II.1. Môi trường vĩ mô và tổng quan ngành chăn nuôi cả nước
II.1.1. Môi trường vĩ mô
Kinh tế-xã hội Việt Nam năm 2013 vẫn tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn. Mặc dù các
điều kiện về tài chính toàn cầu đã và đang được cải thiện; những rủi ro ngắn hạn đang có dấu hiệu
giảm bớt; một số nền kinh tế lớn đang áp dụng chính sách nới lỏng tiền tệ và tài chính nhằm tăng
cầu trong nước nhưng nhìn chung, kinh tế thế giới chưa hoàn toàn phục hồi, tăng trưởng chậm và
vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất lợi.
Theo Tổng cục Thống kê, quý II năm 2013 tổng sản phẩm trong nước (GDP) ước tính tăng
4.90% so với cùng kỳ năm 2012 (quý I tăng 4.76%; quý II tăng 5.00%), trong đó khu vực nông,
lâm nghiệp và thủy sản tăng 2.07%, đóng góp 0.40 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây
dựng tăng 5.18%, đóng góp 1.99 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 5.92%, đóng góp 2.51
điểm phần trăm.
Tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2013 - Nguồn: Tổng cục Thống kê
Riêng lĩnh vực chăn nuôi, trong tháng 8 năm 2013, tổng đàn trâu cả nước ước tính giảm
2.5% so với cùng kỳ năm 2012, đàn bò giảm 3%. Riêng đàn bò sữa phát triển tương đối tốt do giá
sữa ổn định nên doanh nghiệp mở rộng quy mô. Chăn nuôi lợn chưa ổn định, ước tính tổng số lợn
cả nước giảm từ 1-1.5% so với cùng kỳ năm 2012. Chăn nuôi gia cầm gặp nhiều khó khăn do giá
bán thấp, dịch bệnh tuy đã được khống chế nhưng vẫn có nguy cơ bùng phát gây tâm lý lo ngại
cho người nuôi, tổng số gia cầm cả nước ước tính giảm khoảng 1.5-2% so với cùng kỳ năm
trước.
II.1.2. Ngành chăn nuôi Việt Nam
Ngành nông nghiệp đang đóng góp 24% GDP cả nước và trong đó công lao của ngành
chăn nuôi không nhỏ. Đây cũng là một trong những ngành quan trọng để chuyển đổi cơ cấu và
thúc đẩy tăng trưởng nông nghiệp. Tuy nhiên, nhiều năm qua, ngành chăn nuôi vẫn tự phát, thiếu
quy hoạch và định hướng dẫn đến nguy cơ phá sản.

Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

2
DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM
Theo thống kê, hiện ngành chăn nuôi Việt Nam có sản lượng thịt gia súc đứng thứ nhất
khu vực ASEAN, thứ 2 châu Á, thứ 6 thế giới; sản lượng thịt gia cầm đứng thứ 2 khu vực; sản
lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp đứng đầu các nước ASEAN và thứ 12 thế giới. Nhiều năm
qua ngành chăn nuôi luôn đóng vai trò quan trọng trong duy trì tốc độ tăng trưởng lĩnh vực nông
nghiệp với tốc độ 5-7%/năm, so với 2-2.5%/năm của ngành trồng trọt. Theo Bộ Nông nghiệp -
Phát triển nông thôn (NN-PTNT), năm 2000, tổng sản lượng thịt cung cấp ra thị trường đạt 1.83
triệu tấn, tổng sản lượng sữa đạt 64,000 tấn, nhưng đến năm 2011 tăng lên lần lượt là 4.31 triệu
tấn và 360,000 tấn. Con số này đã góp phần tăng lượng tiêu thụ thịt bình quân từ 23.6kg/người
trong năm 2000 lên 48.3kg/người trong năm 2011, tiêu thụ sữa từ 0.3kg/người lên 3.8kg/người,
tiêu thụ trứng đạt 83 quả/người/năm. Tuy vậy, ngành chăn nuôi vẫn ẩn chứa nhiều bất ổn do thiếu
chính sách hỗ trợ, quy hoạch, định hướng phát triển. Mãi đến năm 2012 và nhất là những tháng
đầu năm 2013, khi thị trường liên tục biến động theo chiều hướng xấu, những bất ổn bắt đầu lộ rõ
và ngành chăn nuôi đang đứng bên bờ vực phá sản, cơ quan quản lý mới gấp rút vào cuộc. Theo
Cục Chăn nuôi, cả nước có khoảng 23,500 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm nhưng đa số hoạt
động manh mún, nhỏ lẻ, không được kiểm soát, hỗ trợ cung cấp thông tin về dịch bệnh, giá cả,
thiếu kỹ thuật chăn nuôi.
Để thực hiện chiến lược phát triển ngành đến năm 2020, hơn 50 tỉnh, thành trên cả nước
đã hoàn thành quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi, nhưng ngân sách đầu tư cho ngành chăn
nuôi rất hạn chế nên doanh nghiệp (DN) và hộ nông dân phải tự lo, không định hướng được lợi
thế từng địa phương để tạo nguồn cung bền vững. Trong khi đó, nguồn vốn đầu tư nước ngoài
(FDI) vào ngành chăn nuôi chỉ tập trung khâu sản xuất thức ăn. Các khâu mấu chốt đảm bảo sự
phát triển bền vững của ngành như con giống, chế biến, giết mổ và xử lý môi trường có lợi nhuận
thấp, tiềm ẩn nhiều rủi ro nên không hấp dẫn nhà đầu tư. Do ít được quan tâm, ngành chăn nuôi
trong nước chỉ phát triển theo kiểu phong trào, khi giá lên cao đồng loạt nuôi gây khủng hoảng
thừa dẫn đến giá giảm; khi lỗ lại ngưng nuôi khiến nguồn hàng khan hiếm.
Theo nhiêu chuyên gia, sự bất ổn của ngành chăn nuôi thời gian qua một phần do các giải
pháp, dự báo thị trường hàng năm đối với ngành thực hiện qua loa, không sát với thực tế khiến
DN đầu mối không nắm được nhu cầu thị trường; chăn nuôi tràn lan theo phong trào thay vì tập

trung vào vật nuôi lợi thế để gia tăng lợi nhuận. Trước thực trạng ngành chăn nuôi trong nước
đứng trước nguy cơ phá sản và rơi vào tay DN ngoại, mới đây Cục Chăn nuôi đã đưa ra mục tiêu
phát triển chăn nuôi giai đoạn 2013-2015. Theo đó, ngành chăn nuôi được tổ chức lại theo hướng
phát triển các trang trại quy mô vừa và lớn, tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi,
gắn kết các trang trại với nhau để cân bằng cung cầu, kiểm soát giá thành, nâng cao lợi nhuận cho
DN, hộ chăn nuôi.
Trước mắt, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo 5 ngân hàng thương mại nhà nước cho ngành
chăn nuôi vay ưu đãi lãi suất 10%/năm để tái hoạt động. Tuy nhiên, người chăn nuôi vẫn bị từ
chối cho vay vì không có khả năng trả nợ cũ và không có phương án kinh doanh tốt. Ngân hàng
Thế giới khuyến cáo Việt Nam nên đẩy mạnh thu hút đầu tư theo hình thức công tư. Theo đó,
Nhà nước giao khoán một phần dịch vụ, công trình cho lĩnh vực tư nhân quản lý với những thỏa
thuận về mục tiêu, chiến lược, kết quả nhằm giải tỏa áp lực về vốn và công nghệ, đưa ngành chăn
nuôi phát triển theo hướng chuyên nghiệp, có kiểm soát, bảo đảm an toàn sinh học và môi trường.
Nhiều chuyên gia cũng cho rằng Nhà nước nên mở ra các chính sách thu hút DN đầu tư
vào những lĩnh vực còn trống như con giống, giết mổ, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi; hỗ trợ
các DN chăn nuôi đầu tư sản xuất thức ăn, hình thành một chuỗi khép kín nhằm giảm sức ép cạnh
tranh của DN ngoại.

Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
3
DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM
II.2. Các điều kiện và cơ sở của dự án
II.2.1. Chính sách phát triển chăn nuôi của đất nước
Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi lợn đến năm 2020 trong Quyết
định số 10/2008/QĐ-TTg như sau:
+ Quan điểm phát triển
1. Phát triển ngành chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hoá, từng bước đáp ứng nhu
cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
2. Tổ chức lại sản xuất ngành chăn nuôi theo hướng gắn sản xuất với thị trường, bảo đảm
an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và cải thiện điều kiện an sinh xã hội, nhằm

nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và vệ sinh an toàn thực phẩm.
3. Tập trung phát triển sản phẩm chăn nuôi có lợi thế và khả năng cạnh tranh như lợn, bò
đồng thời phát triển sản phẩm chăn nuôi đặc sản của vùng, địa phương.
4. Khuyến khích các tổ chức và cá nhân đầu tư phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại,
công nghiệp; đồng thời hỗ trợ, tạo điều kiện hộ chăn nuôi theo phương thức truyền thống chuyển
dần sang phương thức chăn nuôi trang trại, công nghiệp.
+ Mục tiêu phát triển
1. Mục tiêu chung
a) Đến năm 2020 ngành chăn nuôi cơ bản chuyển sang sản xuất phương thức trang trại,
công nghiệp, đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm đảm bảo chất lượng cho tiêu dùng và xuất
khẩu;
b) Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp đến năm 2020 đạt trên 42%, trong đó năm 2010
đạt khoảng 32% và năm 2015 đạt 38%;
c) Đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm, khống chế có hiệu quả các
bệnh nguy hiểm trong chăn nuôi;
d) Các cơ sở chăn nuôi, nhất là chăn nuôi theo phương thức trang trại, công nghiệp và cơ
sở giết mổ, chế biến phải có hệ thống xử lý chất thải, bảo vệ và giảm ô nhiễm môi trường.
2. Chỉ tiêu cụ thể
a) Mức tăng trưởng bình quân: giai đoạn 2010-2015 đạt khoảng 6-7% năm và giai đoạn
2015-2020 đạt khoảng 5-6% năm.
b) Sản lượng thịt xẻ các loại: đến năm 2015 đạt khoảng 4.300 ngàn tấn.
đ) Tỷ trọng thịt được giết mổ, chế biến công nghiệp so với tổng sản lượng thịt đến năm
2015 đạt 25% và đến năm 2020 đạt trên 40%.
+ Định hướng phát triển đến năm 2020
1. Chăn nuôi gia súc: phát triển nhanh quy mô gia súc ngoại theo hướng trang trại, công
nghiệp ở nơi có điều kiện về đất đai, kiểm soát dịch bệnh và môi trường; duy trì ở quy mô nhất
định hình thức chăn nuôi lợn lai, lợn đặc sản, bò thịt phù hợp với điều kiện chăn nuôi của nông
hộ và của một số vùng.
2. Thức ăn chăn nuôi: phát triển mạnh ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi trên
cơ sở mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.

3. Xây dựng cơ sở giết mổ, chế biến có quy mô phù hợp với công nghệ hiện đại, thiết bị
tiên tiến và gắn với vùng sản xuất chăn nuôi hàng hóa và đa dạng hoá các mặt hàng thực phẩm
chế biển đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Đối với cơ sở chế biến nhỏ, thủ công áp dụng quy
trình, thiết bị chế biến hợp vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và đạt tiêu chuẩn chất lượng sản
phẩm.

Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
4
DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM
4. Củng cố, nâng cao năng lực kiểm soát dịch bệnh của hệ thống thú y từ Trung ương đến
địa phương, nhất là hệ thống thú y cơ sở.
+ Các giải pháp
1. Quy hoạch
a) Quy hoạch chăn nuôi phải phù hợp với đặc điểm và lợi thế của từng vùng sinh thái,
nhằm khai thác tối đa tiềm năng của từng loại vật nuôi trong từng vùng sinh thái, đảm bảo phát
triển bền vững, an toàn sinh học và bảo vệ môi trường.
b) Rà soát, điều chỉnh, xây dựng quy hoạch các sản phẩm chăn nuôi, trước hết là các sản
phẩm chủ lực như lợn, bò.
Phát triển chăn nuôi lợn, bò trọng điểm ở những nơi có điều kiện về đất đai, nguồn nước
ngọt và bảo vệ môi trường sinh thái như Trung du, Duyên hải Bắc và Nam Trung Bộ, Tây
Nguyên và một số vùng ở đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.
2. Về khoa học và công nghệ
a) Đổi mới công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ chăn nuôi theo hướng kết hợp nghiên
cứu với chuyển giao, xã hội hoá đầu tư nghiên cứu, đồng thời ưu tiên đầu tư nghiên cứu cơ bản,
bảo tồn và khai thác hợp lý các nguồn gen, giống gốc vật nuôi trong nước, nhập mới các giống có
năng suất, chất lượng cao để chọn lọc, thích nghi đưa nhanh vào sản xuất.
b) Triển khai có hiệu quả chương trình giống vật nuôi và thực hiện tốt việc nuôi giữ giống
gốc. Quản lý giống lợn theo mô hình tháp giống gắn với từng vùng sản xuất, từng thương hiệu
sản phẩm.
Xây dựng và sử dụng các công thức lai giống phù hợp cho từng vùng sản xuất, từng nhóm

sản phẩm để cung cấp sản phẩm đồng nhất cho nhu cầu sản xuất.
Mở rộng mạng lưới thụ tinh nhân tạo và tiêu chuẩn hoá các cơ sở chất lượng đực giống, tổ
chức đánh giá bình tuyển chất lượng giống hàng năm.
c) Nghiên cứu nâng cao giá trị dinh dưỡng và hệ số tiêu hoá thức ăn chăn nuôi để giảm
tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng, nhằm hạ giá thành sản phẩm chăn nuôi.
d) Nghiên cứu chế tạo các thiết bị dây chuyền chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp
công suất lớn.
e) Nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến về chuồng trại, quy trình chăm
sóc nuôi dưỡng, vệ sinh thú y với các loại vật nuôi theo phương thức chăn nuôi trang trại, công
nghiệp; xây dựng và chuyển giao các mô hình chăn nuôi tiên tiến phù hợp với từng vùng sinh
thái.
f) Hoàn thành việc xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho từng loại nguyên liệu, sản
phẩm của ngành chăn nuôi phù hợp với thông lệ quốc tế. Áp dụng quy trình sản xuất GMP,
HACCP đối với các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, các cơ sở chăn nuôi, giết mổ và chế
biến.
g) Xây dựng chương trình khuyến nông chăn nuôi (từ khâu sản xuất thức ăn đến bảo quản
chế biến, tiêu thụ) bao gồm các nội dung: xây dựng mô hình, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ kinh
phí xây dựng mô hình chăn nuôi trang trại có hiệu quả, bền vững và an toàn sinh học. Hỗ trợ kinh
phí cho các hoạt động khuyến cáo, chuyển giao quy trình kỹ thuật, xây dựng các kiểu chuồng trại,
quy trình quản lý, thú y, nuôi dưỡng, quản lý sản xuất, quản lý chất lượng, đào tạo nghề, kỹ thuật,
kỹ năng cho cán bộ quản lý, kỹ thuật và người chăn nuôi.
h) Đổi mới và hoàn thiện hệ thống khảo kiểm nghiệm, kiểm định đánh giá, công nhận chất
lượng giống, thức ăn chăn nuôi, nhằm đưa nhanh giống mới, thức ăn chất lượng vào sản xuất.
Nâng cao năng lực hệ thống thú y, nhất là thú y cơ sở.

Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
5
DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM
i) Xã hội hoá hoạt động dịch vụ khoa học, kỹ thuật trong chăn nuôi, thú y theo hướng huy
động các nguồn lực để đáp ứng nhu cầu phát triển chăn nuôi.

3. Về tài chính và tín dụng
a) Ngân sách Nhà nước hỗ trợ:
- Xây dựng cơ sở hạ tầng, bao gồm đường, điện, nước và xử lý môi trường cho các cơ sở
giống, chăn nuôi trang trại, công nghiệp và cơ sở giết mổ, bảo quản, chế biến công nghiệp nằm
trong khu vực đã được quy hoạch.
- Giám định, bình tuyển, loại thải và thay thế đàn giống hàng năm trong sản xuất. Hỗ trợ
thông qua con giống cho phát triển chăn nuôi đối với vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa.
- Phát triển sản xuất nguyên liệu, cây thức ăn chăn nuôi, trước hết hệ thống thuỷ lợi, giống
cho phát triển ngô, đậu tương…
- Đầu tư hạ tầng cơ sở xây dựng các trung tâm, chợ đầu mối; hỗ trợ cho việc tổ chức hội
chợ, triển lãm, hội thi và đấu giá giống vật nuôi.
b) Tín dụng đầu tư phát triển nhà nước cho vay đầu tư dự án phát triển giống vật nuôi, xây
dựng mới, mở rộng cơ sở chăn nuôi theo hướng công nghiệp.
c) Các ngân hàng thương mại bảo đảm vốn vay cho các tổ chức, cá nhân vay để đầu tư cơ
sở vật chất, đổi mới công nghệ, con giống phát triển chăn nuôi và giết mổ, bảo quản, chế biến
công nghiệp. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ điều kiện cụ thể
từng địa phương trình Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có chính sách
hỗ trợ lãi suất tiền vay cho các dự án đầu tư phát triển chăn nuôi, giết mổ, bảo quản, chế biến
công nghiệp trên địa bàn.
d) Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở chăn nuôi trang trại, công nghiệp hoặc giết mổ,
bảo quản, chế biến lợn theo hướng công nghiệp được hưởng các chính sách ưu đãi cao nhất về
thuế theo quy định hiện hành.
đ) Xây dựng chính sách bảo hiểm sản xuất vật nuôi để khắc phục rủi ro về thiên tai, dịch
bệnh, giá cả theo nguyên tắc: ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần, người chăn nuôi tham gia
đóng góp và nguồn hợp pháp khác.
4. Về đất đai
Chủ cơ sở chăn nuôi trang trại, tập trung công nghiệp và giết mổ, bảo quản, chế biến công
nghiệp được hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi giao đất, thuê đất theo quy định của pháp luật về đất
đai, được ưu đãi cao nhất về thu tiền sử dụng đất và thời gian sử dụng đất.
5. Về thương mại

a) Tổ chức lại hệ thống tiêu thụ sản phẩm gắn với cơ sở giết mổ, bảo quản, chế biến bảo
đảm vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm nhằm thay đổi thói quen tiêu dùng và mua bán sản phẩm,
như sử dụng thực phẩm đông lạnh, thực phẩm qua chế biến, hạn chế hình thức chợ cóc, chợ tạm,
lòng đường, vỉa hè
b) Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng chợ đấu giá giống vật nuôi, sản phẩm
chăn nuôi và kiot tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.
c) Triển khai có hiệu quả chương trình xúc tiến thương mại, tổ chức hội chợ, triển lãm,
phát triển thị trường.
6. Về thức ăn và kiểm soát chất lượng thức ăn chăn nuôi
a) Xây dựng chương trình phát triển thức ăn và nuôi dưỡng vật nuôi theo hướng: Sử dụng
thức ăn, các chất dinh dưỡng, phụ gia và kháng sinh trong khẩu phần chăn nuôi phải đảm bảo nhu
cầu sinh trưởng, phát triển, sản xuất của vật nuôi và an toàn thú y, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
6
DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM
b) Phát triển phương thức chăn nuôi theo hướng sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp và
qua chế biến. Nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi phải được kiểm soát, đảm bảo chất lượng trước
khi sử dụng cho vật nuôi. Đối với thức ăn chăn nuôi công nghiệp phải có nguồn gốc nơi sản xuất,
nhà cung cấp, có nhãn mác chất lượng, bao bì quy cách theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất phù hợp
với tiêu chuẩn được cơ quan quản lý nhà nước công nhận.
7. Phòng chống dịch bệnh
a) Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học; quy trình quản lý vệ sinh thú y với các
cơ sở giết mổ, bảo quản, chế biến và an toàn dịch cho các vùng sản xuất.
b) Xây dựng và công nhận cơ sở, vùng và liên vùng an toàn dịch bệnh, nhất là những vùng
có các cơ sở sản xuất giống và vùng chăn nuôi lớn, tập trung. Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật thú y trong chăn nuôi, giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm vật nuôi.
II.2.2. Ngành chăn nuôi tỉnh Hòa Bình nói chung
Thực hiện chương trình phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp gắn với chế biến và
giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, ngành chăn nuôi của tỉnh Hòa Bình đang chuyển dịch theo

hướng tăng về chất lượng, thúc đẩy hình thành các vùng chăn nuôi quy mô lớn theo hình thức
trang trại, phương thức công nghiệp, đảm bảo an toàn dịch bệnh, hiệu quả chăn nuôi cao. Toàn
tỉnh hiện có 300 mô hình chăn nuôi tập trung bán công nghiệp, chủ yếu ở các huyện Lương Sơn,
Kim Bôi, Lạc Thủy, Yên Thủy, Lạc Sơn.
Trong phát triển mô hình, ngoài những vật nuôi phổ biến còn nuôi một số con đặc sản như
lợn rừng lai, lợn bản địa, don, nhím. Chăn nuôi đang trở thành ngành sản xuất chính, đạt tốc độ
tăng trưởng sản xuất bình quân từ 6% - 6.5%/năm.
II.2.3. Đánh giá tiềm năng thực hiện CDM trong lĩnh vực chăn nuôi heo ở Hòa Bình
+ Mục đích cơ bản của CDM (Cơ chế Phát triển sạch)
Trong 2 thập kỷ tới, ước tính các mức phát thải KNK của các nước đang phát triển sẽ vượt
các mức phát thải của các nước phát triển. Một trong những vấn đề gay cấn nhất để đối phó với
biến đổi khí hậu là làm thế nào giảm được sự tăng phát thải KNK từ các nước đang phát triển.
Trong hoàn cảnh đó, CDM có thể đóng góp vào việc giảm phát thải ở các nước đang phát
triển bằng cách đưa ra khuôn khổ để thực hiện các dự án hợp tác giữa các nước đang phát tirển và
các nước phát triển. Các nước đang phát triển (nước chủ nhà) có thể nhận được những lợi ích từ các
hoạt động dự án CDM, như chuyển giao công nghệ và tài chính từ các nước đầu tư, giúp họ đạt
được sự phát triển bền vững, trong khi các nước phát triển có thể sử dụng CERs để đạt được các
chỉ tiêu giảm phát thải KNK. Bằng cách đó, CDM được dùng làm công cụ đa lợi ích cho việc
giảm phát thải KNK một cách chi phí - hiệu quả và phát triển bền vững.
+ Quan điểm của Việt Nam về CDM
Chính phủ Việt Nam rất quan tâm đến vấn đề biến đổi khí hậu. Sự nóng lên toàn cầu là
mối đe dọa mà Việt Nam là một trong những nước bị ảnh hưởng nhất. Với việc tự
nguyện tham gia CDM, Việt Nam mong muốn đóng góp vào việc bảo vệ môi trường
toàn cầu. Và thông qua CDM, Việt Nam sẽ có những sự đầu tư bổ sung và chuyển
giao công nghệ.
Chính phủ Việt Nam đã chỉ định Văn phòng quốc gia về biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng
ozon (NOCCOP) thuộc Vụ hợp tác quốc tế (ICD), Bộ Tài nguyên và Môi trường làm cơ quan đầu
mối Quốc gia về CDM (CNA).
+


Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
7
DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM
+ Vùng thực hiện dự án:
Hoà Bình là tỉnh miền núi, tiếp giáp với vùng đồng bằng sông Hồng, có nhiều tuyến
đường bộ, đường thuỷ nối liền với các tỉnh Phú Thọ, Hà Tây, Hà Nam, Ninh Bình, là cửa ngõ của
vùng núi Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội 76 km về phía Tây Nam. Phía Bắc Hoà Bình giáp Phú Thọ
và Hà Tây, phía Nam giáp Ninh Bình và Thanh Hoá, phía Đông giáp Hà Tây và Hà Nam, phía
Tây giáp Sơn La.
Ngoài ra, tỉnh Hòa Bình có 466,252.86 ha diện tích đất tự nhiên. Trong đó: Diện tích đất
nông nghiệp là 66,759 ha, chiếm 14.32%; diện tích đất lâm nghiệp là 194,308 ha, chiếm 41.67%;
diện tích đất chuyên dùng là 27,364 ha, chiếm 5.87%; diện tích đất ở là 5,807 ha, chiếm 1.25%;
diện tích đất chưa sử dụng và sông suối đá là 172,015 ha, chiếm 36.89%. Trong đất nông nghiệp,
diện tích đất trồng cây hàng năm là 45,046 ha, chiếm 67.48%, trong đó diện tích trồng lúa là
25,356 hecta, chiếm 60.51% diện tích đất trồng cây hàng năm; diện tích đất trồng cây lâu năm là
4,052 ha, chiếm 6.06%; diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 900 ha. Diện tích đất
trống, đồi núi trọc cần phủ xanh là 135,010 ha; diện tích đất bằng chưa sử dụng là 3,126 ha; diện
tích đất có mặt nước chưa sử dụng là 6,385 ha.
Giao thông thuận lợi, tài nguyên tự nhiên phong phú đã tạo lợi thế cho Hòa Bình tập trung
phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa.
Hình: Hòa Bình – vùng thực hiện dự án
Tỉnh đã đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2015, tỷ trọng chăn nuôi trong giá trị sản xuất
nông nghiệp đạt hơn 35%, sản lượng thịt hơi các loại khoảng 100 nghìn tấn/năm. Trên tinh thần
đó, tỉnh Hòa Bình đã ban hành cơ chế ưu đãi cho các doanh nghiệp của mọi thành phần kinh tế
khi đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi, trước mắt tập trung vào hai con lợn, gà, như ưu tiên cấp đất ở
những nơi có nguồn nước, ở xa khu dân cư, giao thông thuận tiện. Đồng thời cải cách thủ tục
hành chính tạo môi trường thông thoáng cho các nhà đầu tư vào địa phương. UBND tỉnh Hòa
Bình còn giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thường xuyên giữ mối liên hệ với các
doanh nghiệp trong suốt quá trình triển khai dự án đầu tư vào tỉnh. Công ty Cổ phần Chăn nuôi
CP Việt Nam đã đầu tư bảy trại sản xuất lợn giống giống ngoại với quy mô 1,200 con nái/trại và


Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
8
DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM
hai trại lợn thương phẩm (5,000 con/trại). Tuy mới đi vào hoạt động, nhưng các cơ sở chăn nuôi
này đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, trước hết là tạo việc làm cho hàng nghìn lao động
tại chỗ (bình quân mỗi cơ sở sử dụng khoảng 40 lao động). Trại nuôi lợn giống Dũng Linh ở thị
trấn Thanh Hà, huyện Lạc Thủy có quy mô 1,200 nái do Công ty cổ phần CP Việt Nam đầu tư từ
ba năm nay, bình quân mỗi tháng xuất khoảng 5,000 con lợn giống. Theo đó, hơn 40 lao động có
việc làm và thu nhập ổn định với mức ba triệu đồng/tháng. Một số cơ sở còn xây nhà ở, nhà trẻ
trong khu vực trang trại để công nhân có chỗ ở ổn định, yên tâm làm việc.
Cùng với việc thực hiện các cơ chế, chính sách của tỉnh nhằm khuyến khích, hỗ trợ các
chủ trang trại và hộ chăn nuôi đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi công nghiệp tập trung theo
hướng sản xuất hàng hóa, ngành nông nghiệp Hòa Bình đã và đang triển khai một loạt các công
việc mang tính chiến lược để lĩnh vực chăn nuôi phát triển ổn định và bền vững. Đó là quy hoạch
các vùng chăn nuôi hàng hóa phù hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và sinh thái của từng
địa phương; tổ chức lại hệ thống chăn nuôi, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; xây
dựng Trung tâm giống và vùng giống trong nhân dân để cung cấp giống cho nhu cầu chăn nuôi
trong và ngoài tỉnh. Đồng thời tăng diện tích ngô lên 32.000 ha/năm để có sản lượng 130.000 tấn
ngô hạt phục vụ chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp.
II.3. Căn cứ pháp lý
Báo cáo đầu tư được xây dựng trên cơ sở các căn cứ pháp lý sau :
 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản của
Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009;
 Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt
Nam;
 Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Kinh doanh Bất động sản số 63/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
 Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN
Việt Nam;
 Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
 Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN
Việt Nam;
 Nghị định số 124/2008 NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính Phủ về thuế thu nhập
doanh nghiệp;
 Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ Qui định chi tiết thi hành
Luật Thuế giá trị gia tăng;
 Nghị định 140/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 11 năm 2006 quy định việc bảo vệ
môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển;
 Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc qui định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;

Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
9
DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM
 Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số
điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
 Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây
dựng công trình;
 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 4/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều
luật phòng cháy và chữa cháy;
 Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc Quản lý chất lượng

công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính phủ về việc
sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 2009/2004/NĐ-CP;
 Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ xây dựng hướng dẫn việc lập và
quản lý chi phí khảo sát xây dựng;
 Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15/04/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh dự
toán xây dựng công trình;
 Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng
dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi
trường;
 Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán dự án
hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước;
 Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng
dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi
trường;
 Thông tư số 176/2011/TT-BTC ngày 06/12/2011 của Bộ Tài chính Hướng dẫn chế độ thu,
nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng;
 Quyết định 1172/QĐ-BXD năm 2012 công bố Định mức dự toán xây dựng công trình;
 Chỉ thị của Chính phủ về việc tổ chức thực hiện Nghị định thư Kyoto thuộc UNFCCC;
 Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 957/QĐ-
BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;
 Quyết định số 10/QĐ-TTg của Thủ tướng v/v phê duyệt "Chiến lược phát triển chăn nuôi đến
năm 2020”;
 Quyết định 842/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển chăn nuôi đến năm 2015
và định hướng đến năm 2020 tỉnh Hòa Bình;
 Căn cứ các pháp lý khác có liên quan;
II.4. Kết luận sự cần thiết đầu tư
Thực trạng ngành chăn nuôi của nước ta còn ở mức độ thấp (chăn nuôi nhỏ bé, phân tán,
theo tập tục quảng canh, chưa mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật) nên sản lượng trong
chăn nuôi đạt rất thấp. Trong khi đó nhu cầu thực phẩm tiêu thụ trong nước ngày càng cần một
khối lượng lớn hơn, đặc biệt là các loại thịt đặc sản quý hiếm như lợn rừng. Do vậy cung không

đủ cầu nên việc tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi của Trang trại trong những năm tới là rất khả quan.
Bên cạnh đó, với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên như đất đai rộng, màu mỡ; khí hậu trong
lành và mát mẻ; lao động dồi dào và có năng lực cao ngày một đông; phương tiện và mạng lưới
giao thông hoàn chỉnh; hạ tầng kỹ thuật được nâng cấp nên đã góp phần đẩy mạnh sự phát triển
của tỉnh đặc biệt là ngành nông nghiệp và trong đó ngành chăn nuôi cũng giữ vai trò rất quan
trọng.

Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
10
DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM
Mặc dù trong những năm qua thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước ngành
chăn nuôi Việt Nam đã có sự phát triển đáng kể nhưng sự phát triển chưa đáp ứng được nhu cầu
đòi hỏi của thị trường. Ngành chăn nuôi cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng vẫn còn
những khó khăn tồn tại: quy mô trang trại còn nhỏ lẻ, phân tán, tự phát, chưa có sự tập trung,
trình độ chuyên môn hạn chế, dịch bệnh, sản phẩm thường bị ép giá, khả năng tiếp cận nguồn vốn
vay còn chậm, các quy định của nhà nước về kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, giá cả và chất
lượng thức ăn lợn còn nhiều bất cập…Hơn nữa, do có quy mô nhỏ lẻ, phân tán, chưa được đặt
trong quy hoạch vùng cụ thể, nên gặp nhiều khó khăn, như vướng mắc về các vấn đề môi trường,
pháp lý cũng như sự phản ứng của nhân dân trong khu vực do ảnh hưởng đến dân sinh. Do đó,
khả năng cung cấp cho thị trường tại tỉnh Hòa Bình còn rất nhiều hạn chế.
Trên cơ sở đó, Công ty Cổ phần T & T – 159 chúng tôi quyết định đầu tư dự án “Tổ hợp
trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế CDM sạch”. Công trình này có ý nghĩa vì vừa xử lý được
môi trường chăn nuôi, bảo đảm an toàn dịch bệnh, phát triển chăn nuôi bền vững, vừa có thể tăng
doanh thu cho chủ trang trại từ việc bán các tín chỉ giảm phát thải từ công trình khí sinh học
thông qua cơ chế phát triển sạch CDM, đặc biệt đây là công trình phát triển năng lượng tái tạo,
chuyển hóa chất thải chăn nuôi thành nguồn điện chạy bằng khí biogas.
Tóm lại, việc đầu tư xây dựng Dự án tại địa phương sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới công cuộc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo của địa phương nói riêng và tỉnh Hòa Bình nói
chung, đồng thời tạo đà phát triển ngành chăn nuôi của tỉnh, đóng góp đáng kể vào tiến trình
công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.


Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
11
DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM
CHƯƠNG III: NỘI DUNG DỰ ÁN
III.1. Địa điểm thực hiện dự án
Dự án được thực hiện tại Thung Cả, xã Sủ Ngòi, thành phố Hòa Bình.
III.2. Phương án đền bù giải phóng mặt bằng
Công ty Cổ phần T & T – 159 đã thực hiện đền bù hoàn chỉnh 118 ha đất sạch tại thung
cả xã Sủ Ngòi thành phố Hòa Bình.
III.3. Cấu phần và các hoạt động của dự án
Dự án “Tổ hợp trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế CDM sạch” bao gồm 3 hợp phần:
+ Hợp phần 1 : Trang trại chăn nuôi lợn rừng
+ Hợp phần 2 : Trang trại chăn nuôi bò
+ Hợp phần 3 : Nhà máy giết mổ gia súc (Chế biến thực phẩm)
+ Hợp phần 4 : Hệ thống quầy bán thực phẩm tại các điểm dân cư
+ Hợp phần 5 : Nhà máy sản xuất phân vi sinh từ bã Biogas

Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
12
Nhà máy sản
xuất phân vi
sinh từ biogas
Trang trại
chăn nuôi lợn
rừng + bò
Nhà máy giết mổ
gia súc + Chế biến
thực phẩm
Hệ thống quầy bán

hàng thịt lợn sạch
tại các điểm dân

TỔ HỢP
DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM
III.3. Quy mô dự án
Dự án được thực hiện trên khu đất có tổng diện tích 118 ha bao gồm các hạng mục sau:
STT Hạng mục
I Khu điều hành + nghiên cứu
II Đất phục vụ chăn nuôi lợn rừng và bò lấy thịt
1 Đất phục vụ nuôi lợn rừng
a Nhà điều hành dây chuyền lợn rừng
b Nhà ở công nhân
c Kho và khu chế biến thức ăn tinh cho lợn
d Khu nuôi lợn rừng
2 Đất chăn nuôi bò
a Nhà điều hành dây chuyền bò
b Tổng kho thức ăn tinh và khu chế biến thức ăn
c Kho cỏ khô
d Hồ ủ cỏ tươi
e Đất nuôi bò thịt vỗ béo
III Khu bò cách ly
IV Khu nhà máy sản xuất phân vi sinh
V Khu thu lợn và bò nuôi gia công ngoài trại và giết mổ
III.4. Nhân sự dự án
1. Nhân viên quản lý chung
Giám đốc
Kế toán trưởng
Nhân viên kế toán
Trưởng phòng hành chính nhân sự

Nhân viên văn phòng
Nhân viên kỹ thuật
Bảo vệ
2. Nhân công trang trại lợn rừng
Trưởng trại lợn thịt
Trưởng trại lợn nái
Công nhân chăn nuôi lợn
Tổ nhà bếp + vệ sinh
Kỹ thuật cơ điện
3. Công nhân trang trại bò
Công nhân máy cày
Công nhân cắt cỏ
Công nhân chăm sóc, thu gom phân thải
Y Tế
4. Công nhân trại giết mổ
Trưởng trại
Công nhân thu gom

Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
13
DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM
Công nhân giết mổ
5. Nhân viên quầy bán thịt
III.5. Tiến độ thực hiện dự án
Thời gian hoạt động của dự án là 15 năm. Dự án bắt đầu xây dựng từ tháng 01 năm 2014
đến tháng 12 năm 2015 bắt đầu hoàn thành trang trại đưa vào sử dụng dần đến tháng 01 năm
2016 dự án sẽ đi vào xây dựng hoàn chỉnh; dự án sẽ cho hoạt động dần các hạng mục hoàn thành
từ năm 2015: trang trại chăn nuôi gia súc giống và nhà máy chế biến thức ăn cùng các hạng mục
phụ trợ khác.


Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
14
DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM
CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
IV.1. Trang trại chăn nuôi lợn rừng
I. Kỹ thuật nuôi:
1. Giống và đặc điểm giống:
Lợn rừng lai là con lai giữa lợn rừng đực với Lợn nái là Lợn rừng giống nhập từ Thái Lan
tạo ra con lai với ưu thế lai cao của cả bố và mẹ: Có sức đề kháng mạnh, khả năng chịu đựng
kham khổ với môi trường sống tự nhiên cao, ít dịch bệnh, tỷ lệ hao hụt rất thấp…
Vóc dáng: Lợn rừng lai cân đối, nhanh nhẹn, di chuyển linh hoạt, hơi gầy, dài đòn, lưng
thẳng, bụng thon, chân dài và nhỏ, cổ dài, đầu nhỏ, mõm dài và nhọn, tai nhỏ vểnh và thính, răng
nanh phát triển mạnh, da, lông màu hung đen hay xám đen, một gốc chân lông có 3 ngọn, lông
dọc theo sống lưng và cổ dày, dài và cứng hơn, ánh mắt lấm lét trông rất hoang dã… Trọng lượng
lúc trưởng thành (con đực thường lớn hơn con cái), con đực nặng 50 - 70kg, con cái nặng 30 -
40kg…
Tập tính sinh hoạt và môi trường sống: Lợn rừng lai hơi nhút nhát, thính giác, khứu giác
tốt, sinh hoạt bầy đàn và chọn lọc tự nhiên thể hiện tính hoang dã…Thích sống theo bầy đàn nhỏ
vài ba con, Lợn đực thường thích sống một mình (trừ khi lợn cái động dục).
Môi trường sống thích hợp là vườn cây, trảng cỏ gần ao hồ… Thích hoạt động về ban
đêm, ban ngày tìm nơi yên tĩnh, kín đáo để ngủ.
Chất lượng thịt: Thịt Lợn rừng lai màu hơi nhạt, không đỏ như thịt Lợn nhà, nhưng nhiều
nạc, ít mỡ, da mỏng và dòn, thịt thơm ngon rất đặc trưng, hàm lượng Cholesteron thấp, người tiêu
dùng rất ưa chuộng nên bán được giá cao…
2. Chọn giống và phối giống:
2.1. Chọn giống:
Chọn những con đầu thanh, ngực sâu, mình nở, hoạt bát, lưng thẳng, bụng to vừa phải,
hông rộng, lông mịn, bốn chân chắc khoẻ, bộ phận sinh dục phát triển và hoạt động tốt. Nếu có
điều kiện nên chọn lọc qua đời trước (dòng, giống bố mẹ, ông bà…), qua bản thân (ngoại hình,
khả năng thích nghi, khả năng sinh sản …) và qua đời sau.

2.2. Ghép đôi giao phối:
Tốt nhất, nên cho Lợn rừng lai cái phối giống với Lợn rừng đực hoặc cho Lợn rừng lai cái
phối giống với Lợn rừng lai đực để tạo ra con lai thương phẩm nuôi thịt…
Phối giống và thời điểm phối giống thích hợp: Bỏ qua 1 - 2 lần động dục đầu tiên vì cơ
thể chưa hoàn thiện, trứng rụng ít nên khó thụ thai.
Chu kỳ động dục của lợn là 21 ngày, thời gian động dục kéo dài 3 - 5 ngày. Thời điểm
phối giống thích hợp vào cuối ngày thứ 2 hoặc đầu ngày thứ 3 (tuỳ theo giống, tuổi), cho nên cần
theo dõi biểu hiện của lợn lên giống. Khi âm hộ chuyển từ màu hồng tươi sang màu hồng tái, có

Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
15
DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM
nếp nhăn và dịch nhờn tiết ra nhiều, tai chĩa về phía trước, có phản xạ đứng im (mê ì) là thời
điểm phối giống thích hợp nhất.
Khi lợn cái có dấu hiệu động dục ta cho lợn đực vào khu nuôi lợn cái, hoặc lợn cái vào
khu nuôi lợn đực. Lợn đực sẽ phối giống đến khi lợn cái không chịu nữa mới thôi. Có thể cho
phối kép 2 lần vào lúc sáng sớm và chiều mát (hoặc ngược lại). Sau 21 ngày, lợn cái không động
dục trở lại, có thể lợn cái đã có thai.
3. Chuồng trại:
Chuồng trại rất đơn giản, tuy nhiên phải nắm vững một số đặc điểm và tập tính của lợn
rừng lai để bố trí chuồng trại hợp lý.
Nên chọn khu đất cao, thoát nước tốt, có nguồn nước sạch. Nó không những cung cấp đủ
nước cho lợn uống mà quan trọng hơn là duy trì được hệ thực vật phong phú tại nơi nuôi và giữ
được độ ẩm thích hợp.
Chuồng trại càng cách xa khu dân cư và đường sá càng tốt. Bản năng hoang dã đã đưa
chúng vào tình trạng cảnh giác và luôn hoảng hốt bỏ chạy khi nghe có tiếng động.
Ta có thể nuôi lợn rừng lai theo kiểu nhốt trong chuồng hoặc nuôi theo kiểu thả rông trong
những khu vực có cây xanh, có rào che chắn xung quanh, hàng rào phải chắc chắn. Có thể vây
lưới B40 thành các chuồng nuôi tự nhiên, có móng kiên cố (vì lợn rừng lai hay đào hang).
Chuồng nuôi có thể rộng 50 - 100m

2
(tuỳ theo khả năng đất đai). Riêng đối với lợn đực giống
phải nuôi riêng, mỗi con một chuồng rộng 5-10m
2
(tùy theo điều kiện đất đai có thể làm chuồng
rộng hơn). Chuồng nuôi phải có mái che mưa, che nắng, cao trên 2,5m, nền đất tự nhiên, có độ
dốc 2 - 3%… đảm bảo độ thông thoáng, sạch sẽ, mát mẻ về mùa hè, ấm áp về mùa đông, tránh
mưa tạt, gió lùa.
Với quy mô ban đầu nuôi 10 con (1 đực, 9 cái) cần có 3 chuồng nuôi. Hai chuồng nuôi
lợn cái sinh sản, một chuồng nuôi lợn đực giống.
4. Thức ăn và khẩu phần thức ăn:
Bao gồm thức ăn xanh (cỏ, cây các loại), thức ăn tinh (ngũ cốc, củ quả, mầm cây, rễ cây
các loại), muối khoáng (tro bếp, đất sét, hỗn hợp đá liếm ). Thực tế cho thấy, lợn rừng thường
tìm đến nương rẫy mới đốt kiếm tro, đất sét để ăn.
Khẩu phần thức ăn cho lợn rừng lai thông thường: 50% rau, củ, quả các loại (có thể sản
xuất tại trang trại), 50% cám, gạo, ngũ cốc các loại, hèm bia, bã đậu… Mỗi ngày cho ăn 2 lần
(sáng, chiều), một con lợn lai trưởng thành tiêu thụ hết khoảng 2,0 - 3,0kg thức ăn các loại.
Thức ăn cho lợn rừng lai do con người cung cấp có thể thiếu dinh dưỡng, nhất là đạm,
khoáng và sinh tố…do đó ngoài việc bổ sung thức ăn tinh giàu đạm, sinh tố, cần thiết phải bổ
sung thêm đá liếm cho lợn. Hỗn hợp đá liếm bổ sung khoáng có thể mua hay tự trộn theo tỷ lệ
(muối ăn 100g; sắt sunphát 100g; đồng sunphát 50g; diêm sinh 100g; vôi tôi 1.000g…đất sét vừa
đủ 3kg) cho lợn liếm tự do cũng chỉ hết khoảng 20 - 25 gam/con/ngày.

Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
16
DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM
Thức ăn của lợn rừng lai chủ yếu là thực vật. Không nên lạm dụng thức ăn giàu dinh
dưỡng để nuôi lợn rừng lai vì nó sẽ làm cho phẩm chất thịt của lợn rừng lai bị biến đổi và nhiều
khi làm cho lợn bị bệnh tiêu chảy
Lợn ăn thức ăn xanh tươi nên ít uống nước, tuy nhiên cũng cần có đủ nước sạch và mát

cho lợn uống tự do. Nước không có ý nghĩa về mặt dinh dưỡng, nhưng có ý nghĩa quan trọng đối
với sự tồn tại và phát triển của lợn, nhất là khi thời tiết nắng nóng…
Hàng ngày phải vệ sinh chuồng trại, dọn bỏ thức ăn dư thừa, rửa sạch máng ăn, máng
uống…
5. Chăm sóc nuôi dưỡng:
Lợn đực giống: Quản lý và chăm sóc tốt, 1 lợn đực có thể phối 5 - 10 lợn cái. Lợn đực
giống phải nuôi riêng và có chế độ bồi dưỡng, nhất là thức ăn tinh giàu đạm. Ngày phối giống bổ
sung thêm thức ăn tinh: 1 - 2 quả trứng, muối khoáng, sinh tố cho ăn tự do
Lợn cái giống: Lợn rừng lai mắn đẻ, đẻ nhiều con, mỗi năm có thể đẻ 2 lứa, mỗi lứa 6 - 7
con, cá biệt có lứa đẻ 9 - 10 con và khéo nuôi con. Trong tự nhiên, khi đẻ lợn mẹ tự chăm sóc,
nuôi dưỡng con cái và tự tách bầy khi con lớn…
Lợn rừng lai sinh sản tự nhiên quanh năm. Vấn đề cơ bản là theo dõi biểu hiện lên giống
và xác định thời điểm phối giống thích hợp. Thời gian mang thai 3 tháng, 3 tuần, 3 ngày (114 -
115 ngày) thì đẻ.
Đối với lợn nái mang thai: Lợn mang thai nên nuôi riêng để tiện chăm sóc nuôi dưỡng, 2
tháng đầu mang thai cho ăn khẩu phần thức ăn bình thường: rau, củ, quả, hạt ngũ cốc các loại…
có thể bổ sung thêm thức ăn tinh hỗn hợp, 15g muối, 20g khoáng mỗi ngày. Ngày lợn đẻ có thể
cho lợn ăn cháo loãng, ít muối, ít rau xanh để đề phòng sốt sữa.
Đối với lợn nái nuôi con: Khẩu phần thức ăn phải đảm bảo số lượng, chất lượng và
chủng loại. Khi lợn con được 1,5 - 2 tháng tuổi, đã ăn được thức ăn do con người cung cấp thì
cho mẹ ăn khẩu phần ăn bình thường. Không nên phối giống cho lợn nái động dục trong thời kỳ
nuôi con, vì khó thụ thai hoặc thụ thai nhưng số lượng và chất lượng lợn con sinh ra không đạt
yêu cầu.
Lợn con: Lợn sơ sinh màu lông đen, có những sọc nâu vàng chạy dọc thân, không cần đỡ
đẻ, cắt rốn, chỉ khoảng 30 phút đến 1 giờ sau đẻ lợn con đã có thể đứng dậy bú mẹ. 15 - 20 ngày
chạy lon ton và bắt đầu tập ăn cỏ, cây. Lợn con được 1,5 - 2 tháng tuổi, lúc này lợn con đã cứng
cáp, ăn được thức ăn do con người cung cấp thì cai sữa, tách bầy khỏi lợn mẹ. Hàng ngày, nên
cho lợn con vận động và tiếp xúc gần gũi với con người.
Lợn sơ sinh có thể đạt 300 - 500 gr/con, 1 tháng tuổi 3 - 5 kg, 2 tháng tuổi 8 - 10kg, 6
tháng tuổi 20 - 25 kg, 12 tháng tuổi có thể đạt 60 - 70% trọng lượng trưởng thành. Với cách nuôi

và chế độ dinh dưỡng thông thường, sau 6 tháng nuôi lợn con có thể đạt trọng lượng 25kg và bán
thịt.
II. Một số bệnh thường gặp
1. Bệnh tiêu hóa: Khi lợn rừng lai mắc một số bệnh về đường tiêu hóa (như sình bụng,
đầy hơi, tiêu chảy, ngộ độc thức ăn…) có thể dùng các loại thuốc trị bệnh đau bụng, đầy hơi, khó
tiêu, tiêu chảy của lợn nhà cho uống và chích ngừa. Dùng 5-10 kg rau dừa dại cho lợn ăn hoặc có
thể bổ sung thức ăn, thức uống đắng chát như lá, quả ổi xanh, cà rốt, rễ cau, rễ dừa…
Bệnh ở đường tiêu hóa: Do nhiều nguyên nhân như thức ăn không phù hợp, nhiễm khuẩn
đường ruột, ký sinh trùng. Phải xem con vật bệnh do nguyên nhân nào mà có liệu pháp điều trị
thích hợp, nếu đàn lợn rừng lai đã tẩy giun định kỳ rồi thì có thể kết hợp các loại thuốc sau trong
điều trị: Vime C - Electrolyte: 1g thuốc/ 2lít nước uống, hay Vime-Amino, Aralis: 1ml/ kg thể

Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
17
DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM
trọng/ ngày, Vime-Flutin 1ml/5 kg thể trọng/ngày hoặc Coli-Norgent 1g/5kg thể trọng/ngày.
Dùng liên tục 3-5 ngày.
Trong trường hợp có sốt, bỏ ăn ta có thể dùng thêm 1 trong các loại thuốc sau: Genta-
Colenro: 1ml/5-10 kg thể trọng hoặc Vime- Sone: 1ml/5 kg thể trọng.
Để đề phòng các bệnh về đường tiêu hóa, cần cho lợn ăn những thức ăn đảm bảo vệ sinh,
không bị ẩm mốc, hôi thối, không có dư lượng thuốc trừ sâu, khẩu phần ăn phải đầy đủ dinh
dưỡng.
2. Bệnh chấn thương: Do tranh giành thức ăn, hay lúc đùa giỡn gây ra, có thể dùng
Vime-Iodine bôi lên vết thương. Vết thương có khả năng tái tạo nhanh nên mau lành. Nếu vết
thương chỉ bị chấn thương nhỏ thì rửa sạch và bôi thuốc sát trùng, chấn thương lớn thì rửa sạch,
sát trùng vết thương trước khi khâu, chích kháng sinh tổng hợp như Ampicyline, Tetracyline…
3. Ký sinh trùng đường ruột: Lợn bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột thường còi cọc,
chậm lớn, trong phân có ấu trùng giun, sán. Cần thiết phải xổ sán, giun cho lợn như bệnh giun
đũa lợn, giun phổi lợn.
3.1. Bệnh giun đũa lợn:Do một loài giun giống như chiếc đũa có tên là Ascaris suum, ký

sinh ở ruột non. Khi lợn ăn phải trứng giun có trong thức ăn xanh như rau muống, rau lấp, bèo,
cỏ… sẽ phát triển thành giun trưởng thành. Khi mắc phải lợn có biểu hiện to bụng, ỉa chảy, chậm
lớn, xù lông, gầy còm dần. Khi có nhiều giun dễ gây ách tắc ruột, tắc ống mật, thủng ruột… có
thể dùng các loại thuốc sau: Nimison 1g/5kg thể trọng; Tayzu 1g/10kg thể trọng của lợn để tẩy
giun. Tốt nhất, nên cho ăn thuốc vào buổi sáng. Ngoài ra, có thể dùng: Levamizol 10 mg/kg thể
trọng, cho uống qua miệng hoặc tiêm; Mebendazol 6-8 mg/kg thể trọng, cho uống qua miệng.
Kinh nghiệm nuôi lợn rừng lai ở các trang trại cho biết khi cho lợn ăn lá cây keo dậu (Lencaenna
leucocephala) thì vừa là cung cấp thức ăn xanh vừa là thuốc tẩy giun đũa khá hiệu nghiệm.

Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
18
DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM
3.2. Bệnh giun phổi lợn: Do những giun tròn Metastrongylus ký sinh ở khí quản, phế
quản. Khi mắc bệnh con vật gầy còm, ho nhiều, mệt mỏi, kém ăn, ngày càng khó thở và nếu nặng
quá có thể chết. Khi mổ khám thấy phổi bị viêm, trong khí quản, phế quản có nhiều giun. Có thể
dùng các loại thuốc sau: Levamizol; Tetramizol; Mebendazol để tẩy giun cho lợn, liều lượng và
cách sử dụng theo khuyến cáo của Nhà sản xuất. Hiệu quả nhất là Tetramizol thứ đến là
Mebendazol. Hai loại thuốc này có sẵn ở nước ta. Thực tiễn cho thấy, bệnh giun phổi lợn dễ xuất
hiện sau những trận mưa dài ngày, giun đất có ấu trùng gây nhiễm mà lợn ăn vào dễ gây bệnh
giun phổi lợn.
4. Ký sinh trùng ngoài da: Có các loại ve, ghẻ, ruồi, muỗi ít khi bám trên da hút máu và
truyền bệnh ở lợn rừng lai. Với đặc tính hoang dã nên lợn rừng lai không sợ muỗi, côn trùng tấn
công. Trường hợp lợn bị ký sinh trùng ngoài da, có thể dùng thuốc sát trùng bôi, xịt. Để đề phòng
bệnh ký sinh trùng ngoài da cho lợn rừng lai, nên định kỳ vệ sinh, sát trùng chuồng trại và môi
trường xung quanh. Ta có thể kết hợp các loại thuốc sau để điều trị: Tiêm Vemectin 0,3%:
1ml/10kg thể trọng, Vime-Blue: Phun đều lên vết thương 2-3 lần/ ngày.
IV.2. Trang trại chăn nuôi bò
I.Chọn bò cái sinh sản làm giống
Một con bò cái sinh sản tốt phải đạt các yêu cầu sau:
* Đẻ sớm và khoảng cách giữa hai lần đẻ ngắn.

- Đẻ sớm: Tức là bò cái đẻ lứa đầu trung bình ở khoảng từ 27 – 30 tháng tuổi (bò động dục
lần đầu ở khoảng 18 đến 21 tháng tuổi.
- Khoảng cách giữa hai lần đẻ ngắn: tốt nhất là bò cái đẻ năm một, tức là cứ 12 – 14 tháng
đẻ một con bê.
* Ngoại hình thể hiện là một con bò cái sinh sản tốt, cụ thể là:
- Có dáng thanh nhẹ, da mỏng, lông thưa, thuần tính, hiền lành, các phần đầu, cổ, thân và
vai kết hợp hài hòa.
- Đầu thanh nhẹ, mõm rộng, mũi to, hàm răng đều đặn, trắng bóng, cổ dài vừa phải và
thanh, da cổ có nhiều nếp nhăn.
- Ngực sâu và rộng; xương sườn mở rộng, cong về phía sau, bụng to nhưng không sệ, bốn
chân thẳng và mảnh, móng khít, mông nở, ít dốc.
- Bầu vú phát triển về phía sau, 4 núm vú đều, dài vừa phải, không có vú kẹ, da vú mỏng,
đàn hồi, tĩnh mạch vũ nổi rõ, phân nhánh ngoằn nghèo.
II. Phối giống cho bò
* Phát hiện động dục và đưa bò cái đi phối giống.

Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
19
DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM
- Phát hiện kịp thời bò động dục: Khi bò cái động dục có những biểu hiện chủ yếu như
sau: bò kêu rống, đi lại bồn chồn, phá chuồng, ăn kém hoặc bỏ ăn, con vật hưng phấn cao độ,
thích nhảy lên lưng con khác sau đó đứng yên để con khác nhảy lên, âm hộ hơi mở, màu đỏ hồng,
dịch nhờn chảy ra từng sợi từ mép âm hộ.
- Thời điểm phối giống thích hợp:
+ Bò cái động dục chịu đứng yên cho con khác nhảy lên.
+ Dịch nhờn có độ keo dính cao, đứt quãng.
+ Âm hộ hơi mở, niêm mạc âm hộ chuyển từ màu đỏ hồng sang nhạt.
* Phối giống cho bò có hai phương pháp:
- Thụ tinh nhân tạo: Dẫn tinh viên sẽ dùng tinh dịch bò (tinh viên hoặc tinh cộng rạ đông
lạnh) và dụng cụ để phối giống nhân tạo cho bò cái. Bê lai đẻ ra sẽ đẹp hơn và to hơn so với dùng

bò đực cho phối giống trực tiếp.
+ Dùng bò đực lai có máu ngoại 75% trở lên (F2) được bình tuyển đủ tiêu chuẩn giống
cho nhảy trực tiếp ở những vùng sâu vùng xa, chưa có điều kiện phối giống nhân tạo.
III. Chăm sóc và nuôi dưỡng bò đẻ và bê
* Chăm sóc bò chửa:
Bò cái có chửa cần được ăn uống đầy đủ, mỗi ngày 30 – 35kg cỏ tươi, 2kg rơm ủ, 1kg
thức ăn tinh (ngô, cám…) 30 – 40 gam muối, 30 – 40 gam bột xương, không bắt bò làm việc
nặng như: cày, bừa… tránh xô đẩy, xua đuổi bò mạnh trong các tháng chửa thứ ba, thứ tư, thứ
bảy, thứ tám, thứ chín.
* Đỡ đẻ cho bò:
Thời gian mang thai trung bình của bò là 281 ngày.
- Triệu chứng bò sắp đẻ: Bò có hiện tượng sụt mông, đầu vú căng, đầu vú chĩa về hai bên,
niêm dịch treo lòng thòng ở mép âm hộ, đau bụng, đứng lên nằm xuống, ỉa đái nhiều lần, có cơn
rặn mạnh, bộc ối thò ra ngoài mép âm hộ.
- Đỡ đẻ cho bò:
+ Trong trường hợp bò đẻ bình thường (thai thuận) không cần can thiệp hoặc chỉ cần hỗ
trợ cho bò cái dùng tay kéo nhẹ thai ra. Khi bò đẻ sẽ vở ối, hứng lấy nước ối. Cắt dây rốn dài
khoảng 10 – 12cm (không cần buộc dây rốn), sát trùng bằng cồn I - ốt 5%. Lau rớt dãi trong mũi,
mồm bê, để bò mẹ tự liếm con. Nếu bò mẹ mệt không liếm ta phải dùng khăn khô lau bê. Bóc
móng để bê con khỏi trơn trượt khi mới tập đi. Vệ sinh phần thân sau và bầu vú bò mẹ, cho bò
mẹ uống nước ối, thêm ít muối, cám và nước ấm. Cho bê con bú, ghi sổ sách theo dõi bò, bê.
+ Trường hợp đẻ khó phải gọi cán bộ thú y can thiệp kịp thời.
* Chăm sóc, nuôi dưỡng bò đẻ và bê con:
- Đối với bò mẹ:
+ Từ 15 – 20 ngày đầu sau khi đẻ cho bò mẹ ăn cháo (0,5 – 1kg thức ăn tinh / con/ngày)
và 30 – 40gr muối ăn, 30 – 40gr bột xương, có đủ cỏ non xanh ăn tại chuồng.
+ Những ngày sau, trong suốt thời gian nuôi con, một ngày cho bò mẹ ăn 30kg cỏ tươi, 2 – 3kg
rơm ủ, 1-2 kg cám hoặc thức ăn hỗn hợp để bò mẹ phục hồi sức khỏe, nhanh động dục lại để phối
giống.
- Đối với bê:

+ Từ sơ sinh đến 30 ngày tuổi nuôi ở nhà, cạnh mẹ. Luôn giữ ấm cho bê, tránh gió lùa, chỗ
bê nằm khô sạch.
+ Trên 1 tháng tuổi: chăn thả theo mẹ ở bãi gần chuồng, tập cho bê ăn thức ăn tinh.

Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
20

×