Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Dự Án Xây Dựng Nhà Máy Bột Giấy Gia Lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 32 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do –Hạnh phúc
  
THUYẾT MINH
BÁO CÁO ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DỰ ÁN
NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẤY
GIA LAI

ĐỊA ĐIỂM : XÓM 4, XÃ IA KÊNH, TP.PLEIKU, TỈNH GIA LAI
CHỦ ĐẦU TƯ : CÔNG TY TNHH VẬN TẢI Ô TÔ GIA LAI
1
Gia Lai - Tháng 07 năm 2013
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do –Hạnh phúc
  
THUYẾT MINH
BÁO CÁO ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DỰ ÁN
NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẤY
GIA LAI
CHỦ ĐẦU TƯ
CÔNG TY TNHH VẬN TẢI Ô TÔ
GIA LAI
(Giám đốc)
ĐƠN VỊ TƯ VẤN
CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ
THẢO NGUYÊN XANH
(Phó Tổng Giám đốc)
ĐOÀN ĐỨC LẬP NGUYỄN BÌNH MINH
Gia Lai - Tháng 7 năm 2013
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN 1


II.1.1. Môi trường vĩ mô 3
II.1.2. Thị trường bột giấy 5
II.1.3. Nguồn cung và nhu cầu tiêu thụ giấy trên thị trường Việt Nam 6
II.2.1. Chính sách phát triển của Chính phủ 7
II.2.2. Điều kiện của khu vực thực hiện dự án 8
II.3. Kết luận sự cần thiết đầu tư 9
III.1. Lựa chọn công suất 11
III.2. Lựa chọn địa điểm 11
III.2.1. Những yêu cầu cơ bản 11
III.2.2. Phương án lựa chọn địa điểm 11
III.2.3. Kết luận 12
IV.1. Công nghệ 13
IV.1.1. Mô tả qui trình công nghệ 13
IV.1.2. Quy trình sản xuất 15
IV.1.3. Nguyên liệu và thiết bị sản xuất bột giấy tẩy trắng 16
IV.1.4. So sánh công nghệ sản xuất truyền thống và công nghệ FPMS 17
IV.2. Chương trình sản xuất 18
IV.2.1. Phương án sản phẩm 18
IV.2.2. Chương trình sản xuất 18
IV.2.3. Công xuất sản xuất 18
IV.3. Các yếu tố đáp ứng và giải pháp thực hiện 18
IV.3.1. Nhu cầu về nguyên liệu 18
IV.3.2. Các giải pháp kết cấu hạ tầng đảm bảo phục vụ sản xuất 18
V.1. Các hạng mục công trình 20
V.2. Giải pháp thiết kế 22
V.3. Quy hoạch tổng mặt bằng 22
VI.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường 23
VI.2.1. Giai đoạn xây dựng dự án 24
VII.1. Mô hình hệ thống tổ chức của nhà máy 27
VII.2. Nhu cầu lao động 27

VII.3. Hình thức quản lý dự án 27
VII.4. Tiến độ thực hiện dự án 28
VII.5. Mối quan hệ và trách nhiệm của các cơ quan đếnn dự án 28
VII.5.1. Mối quan hệ với Công ty 28
VII.5.2. Mối quan hệ với các cơ quan nhà nước 28
XII.1. Kết luận 29
XII.2. Cam kết của chủ đầu tư 29
DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẤY GIA LAI
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU
TƯ VÀ DỰ ÁN
I.1. Giới thiệu về chủ đầu tư
 Chủ đầu tư : Công ty TNHH Vận tải Ô tô Gia Lai
 Mã số thuế : 5900187977
 Địa chỉ : 31 Chu Văn An, Phường Trà Bá, Tp. Pleiku, Tỉnh Gia Lai
 Đại diện pháp luật : Đoàn Đức Lập Chức vụ: Giám đốc
I.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án
 Tên dự án : Nhà máy sản xuất bột giấy Gia Lai
 Địa điểm xây dựng : Xóm 4, Xã Ia Kênh, Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai
 Diện tích : 2 ha
 Mục tiêu đầu tư : Nhà máy sản xuất bột giấy công suất 25,500 tấn/năm
 Mục đích đầu tư :
+ Đáp ứng nhu cầu thị trường về bột giấy.
+ Tạo việc làm và nâng cao mức sống cho lao động địa phương, góp phần phát triển
kinh tế xã hội tỉnh Gia Lai.
+ Đạt được mục tiêu lợi nhuận cho doanh nghiệp.
 Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng mới
 Hình thức quản lý : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự án
do chủ đầu tư thành lập.
 Tổng mức đầu tư :
 Nguồn vốn đầu tư :

- Vốn chủ sở hữu
- Vốn vay
 Tiến độ dự án :
1

Công ty CPTVĐT Thảo Nguyên Xanh
DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẤY GIA LAI
I.3. Căn cứ pháp lý
 Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 12/11/1996;
 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 17/6/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt
Nam;
 Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
 Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
 Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt
Nam;
 Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
 Nghị định số 124/2008 NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính Phủ về thuế
thu nhập doanh nghiệp;
 Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ Qui định chi tiết thi
hành Luật Thuế giá trị gia tăng;
 Nghị định 140/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 11 năm 2006 quy định việc
bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển;

 Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một
số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
 Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo
vệ môi trường;
 Căn cứ các pháp lý khác có liên quan;
2

Công ty CPTVĐT Thảo Nguyên Xanh
DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẤY GIA LAI
CHƯƠNG II: BỐI CẢNH VÀ CĂN CỨ ĐẦU TƯ DỰ ÁN
II.1. Căn cứ xác định sự cần thiết và tính cấp thiết của dự án
II.1.1. Môi trường vĩ mô
1/Kinh tế thế giới: Trong quý I năm 2013, giá nhiều loại hàng hóa trên thị trường thế
giới có xu hướng tăng nhẹ trước những thông tin lạc quan hơn về sự phục hồi của một số nền
kinh tế lớn. Tuy nhiên, từ cuối tháng 3 trở lại đây, thị trường hàng hóa chủ yếu biến động
theo chiều hướng giảm do những lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực châu Âu và
tăng trưởng kinh tế thế giới có xu hướng chậm lại.
Sáu tháng cuối năm 2013 kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi, tuy nhiên mức tăng không
cao, một số nền kinh tế lớn ở khu vực Eurozone vẫn chưa có nhiều chuyển biến tích cực. Lo
ngại cầu yếu khi kinh tế thế giới có nguy cơ tăng trưởng chậm khiến giá cả nhiều hàng hóa
nguyên nhiên vật liệu thiết yếu chỉ biến động nhẹ.
2/Kinh tế trong nước
Kinh tế-xã hội Việt Nam những tháng đầu năm 2013 tiếp tục đối mặt với nhiều khó
khăn. Mặc dù các điều kiện về tài chính toàn cầu đã và đang được cải thiện; những rủi ro
ngắn hạn đang có dấu hiệu giảm bớt; một số nền kinh tế lớn đang áp dụng chính sách nới
lỏng tiền tệ và tài chính nhằm tăng cầu trong nước nhưng nhìn chung, kinh tế thế giới chưa
hoàn toàn phục hồi, tăng trưởng chậm và vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất lợi.
Theo Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) sáu tháng đầu năm 2013

ước tính tăng 4.90% so với cùng kỳ năm 2012 (quý I tăng 4.76%; quý II tăng 5.00%), trong
đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2.07%, đóng góp 0.40 điểm phần trăm; khu
vực công nghiệp và xây dựng tăng 5.18%, đóng góp 1.99 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ
tăng 5.92%, đóng góp 2.51 điểm phần trăm.
Tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2013 - Nguồn: Tổng cục Thống kê
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp sáu tháng đầu năm ước tính tăng 5.2% so với
cùng kỳ năm 2012 (quý II cao hơn 1.5 điểm phần trăm so với quý I, trong khi quý II năm
3

Công ty CPTVĐT Thảo Nguyên Xanh
DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẤY GIA LAI
2012 chỉ tăng 0.4 điểm phần trăm). Trong mức tăng chung 5.2% của toàn ngành sáu tháng
đầu năm, ngành khai khoáng đóng góp 0.4 điểm phần trăm; ngành chế biến, chế tạo đóng
góp 4.1 điểm phần trăm; sản xuất và phân phối điện đóng góp 0.6 điểm phần trăm và ngành
cung cấp nước, xử lý nước thải, rác thải đóng góp 0.1 điểm phần trăm
Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp khai khoáng sáu tháng tăng 1.9%, thấp hơn nhiều
so với mức tăng 4.2% cùng kỳ năm trước, chủ yếu do sản lượng than và dầu thô giảm. Chỉ số
sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo sáu tháng tăng 5.7% (cùng kỳ năm trước tăng
5.9%), đây là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn ngành công nghiệp, tuy chưa đạt mức
tăng như cùng kỳ năm trước nhưng mức tăng quý II cao hơn 2.3 điểm phần trăm so với mức
tăng quý I (mức tăng quý II/2012 thấp hơn 1.0 điểm phần trăm so với quý I/2012). Chỉ số
sản xuất của ngành sản xuất và phân phối điện sáu tháng đầu năm tăng 8.7%, thấp hơn nhiều
mức tăng 14.7% của cùng kỳ năm trước.
Trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo, một số ngành có chỉ số sản xuất tăng cao
là: Sản xuất da tăng 16.8%; sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy tăng 14.7%; sản xuất sản
phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc thiết bị) tăng 14.6%; sản xuất hóa chất và sản phẩm
hóa chất tăng 11.1%; sản xuất đồ uống tăng 10.5%; khai thác, xử lý và cung cấp nước tăng
10.1%; sản xuất xe có động cơ tăng 9%. Một số ngành có chỉ số sản xuất tăng thấp hoặc
giảm so với cùng kỳ năm trước là: Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại tăng 5.5%; sản
xuất thiết bị điện tăng 5.2%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 5%; sản xuất, chế

biến thực phẩm tăng 4.4%; sản xuất thuốc lá tăng 4.1%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy tính
và sản phẩm quang học giảm 1.8%; sản xuất kim loại giảm 3.9%.
Mức tăng sản lượng sáu tháng đầu năm của một số sản phẩm đóng góp nhiều trong
công nghiệp chế biến, chế tạo như sau: Thủy hải sản chế biến tăng 5.8% so với cùng kỳ năm
2012; đường kính tăng 13.9%; phân urê tăng 34.9%; xi măng tăng 7.2%; thép cán tăng
22.3%; ô tô lắp ráp tăng 5.4%.
Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo năm tháng đầu năm tăng 7.5%
so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số tồn kho tại thời điểm 01/6/2013 của ngành công nghiệp chế
biến, chế tạo tăng 9.7%. Một số ngành có chỉ số sản xuất, chỉ số tiêu thụ và chỉ số tồn kho
tương đối tốt là: Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan với các chỉ số tương ứng là 116.8%,
129.0% và 74.3%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy với các chỉ số: 11.7%, 105.2% và
102.4%; sản xuất đồ uống: 110.5%, 113.4% và 105.4%; sản xuất xe có động cơ: 109,0%,
122.2% và 78.4%; sản xuất trang phục: 108.7%, 107.1% và 102.5%; dệt với 107.3%, 108.7%
và 103.0%. Một số ngành có chỉ số sản xuất, chỉ số tiêu thụ và chỉ số tồn kho chưa an toàn là:
Sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất với các chỉ số tương ứng là: 111,1%, 104,6% và
132.3%; sản xuất thiết bị điện: 105.2%, 118.6% và 117.7%; sản xuất thuốc lá: 104.1%,
106.2% và 118.6%; sản xuất kim loại: 96.1%, 95.2% và 112.3%.
Tỷ lệ tồn kho tháng Năm năm nay là 71%, tỷ lệ tồn kho năm tháng đầu năm là 75.4%.
Một số ngành có tỷ lệ tồn kho năm tháng cao hơn tỷ lệ tồn kho chung của ngành chế biến, chế
tạo là: Sản xuất xe có động cơ 120.4%; sản xuất hóa chất và sản phẩm từ hóa chất 117.9%; sản
xuất thuốc, hóa dược và dược liệu 112.5%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế 100.2%; sản xuất sản
phẩm từ kim loại đúc sẵn 93,4%. Một số ngành có tỷ lệ tồn kho năm tháng thấp hơn tỷ lệ chung
là: Sản xuất thuốc lá 64.1%; sản xuất đồ uống 61.2%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy 48.2%.
Chỉ số sử dụng lao động tháng Sáu của các doanh nghiệp công nghiệp tăng 0.8% so với
tháng trước. So với cùng kỳ năm trước, chỉ số sử dụng lao động tháng 6/2013 tăng 2.8%, trong
đó khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng 0.1%; khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước giảm
4

Công ty CPTVĐT Thảo Nguyên Xanh
DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẤY GIA LAI

1.5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 6.6%. Chỉ số sử dụng lao động tháng Sáu trong
các doanh nghiệp ngành khai khoáng giảm 1.5%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3.2%; sản
xuất và phân phối điện tăng 2.3%; cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 3.3%.
II.1.2. Thị trường bột giấy
Theo số liệu tổng hợp từ Foex tuần 25 năm 2013, giá bột kraft gỗ mềm tẩy trắng miền
Bắc (NBSK) tăng 1.5 USD/tấn trong khi bột kraft gỗ cứng tẩy trắng (BHK) giảm 0.17
USD/tấn.
Đối với giấy tái chế, giá OCC xuống 0.28 euro/tấn còn chỉ số ONP/OMG giảm 0.77
Euro/tấn. Về giấy đồ họa, giá giấy in báo và giấy tráng định lượng thấp giảm tuy
nhiên giấy woodfree tráng và giấy photo A4 B lại tăng. Riêng mặt hàng bao bì, giá các loại
đồng loạt đi xuống so với tuần 24.
Riêng mặt hàng bao bì, giá các loại đồng loạt đi xuống so với tuần 24.
Giá/tấn
Châu Âu 25/06/2013 18/06/2013 11/06/2013 04/06/2013
Bột
NBSK (dollars) 860.59 859.09 858.26 857.02
NBSK (euros) 652.95 645.79 647.25 658.94
BHK (euros) 622.72 617.09 617.58 629.76
BHK (dollars) 820.74 820.91 818.91 819.07
Giấy
In báo (euros) 465.90 465.92 465.92 465.83
LWC (euros) 665.51 666.86 665.85 664.93
Coated woodfree reels (euros) 679.93 678.75 682.66 680.60
A4 B-grade copy paper (euros) 849.95 849.27 849.46 849.59
Giấy bao bì
Kraftliner (euros) 594.18 594.97 592.67 592.58
White-top kraftliner (euros) 767.81 769.06 768.94 769.38
Testliner 2 (euros) 443.82 444.66 444.66 444.60
Testliner 3 (euros) 419.53 421.01 421.61 421.47
Recycled fluting (euros) 405.01 406.46 406.94 407.47

Giấy tái chế
OCC (euros) 112.49 112.77 114.01 114.46
ONP/OMG (euros) 124.02 124.79 124.73 124.97
Mỹ 25/06/2013 18/06/2013 11/06/2013 04/06/2013
Bột
NBSK (dollars) 940.37 938.21 937.42 930.00
Giấy
In báo định lượng 30 lb (dollars) 592.85 592.85 592.85 599.60
In báo định lượng 27 lb (dollars) 634.70 634.70 634.70 639.01
Trung Quốc 25/06/2013 18/06/2013 11/06/2013 04/06/2013
Bột
BHK (dollars) 695.44 700.39 702.55 701.41
BHK (renminbi) 4,265.08 4,293.95 4,308.97 4,303.00
NBSK (dollars) 688.03 688.05 687.63 688.05
5

Công ty CPTVĐT Thảo Nguyên Xanh
DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẤY GIA LAI
NBSK (renminbi) 4,219.64 4,218.30 4,217.46 4,221.04
Chú thích:
Giấy in báo = Giá châu Âu cho loại 45 g
LWC = 60 g offset cuộn
Coated woodfree = 100 g cuộn
A4 B-grade copy paper = 80 g tờ
Kraftliner = 175 g
White-top kraftliner = 135-140 g
Testliner 2 = 140-150 g
Testliner 3 = 140-150 g
Recycled fluting = 100-105 g
OCC = 1.04

ONP/OMG = 1.11
II.1.3. Nguồn cung và nhu cầu tiêu thụ giấy trên thị trường Việt Nam
Theo thống kê, trong 2,075 triệu tấn giấy được tiêu dùng trong nước mỗi năm thì có
tới 48.2% là nhập khẩu từ nước ngoài. Ngành giấy Việt Nam trong 20 năm qua đã đạt tốc độ
tăng trưởng hàng năm 15% - 16%, sản lượng từ 80,000 tấn/năm đã tăng lên tới 824,000
tấn/năm. Nhưng chủng loại giấy sản xuất trong nước vẫn rất nghèo nàn, chỉ có giấy in báo,
giấy in và viết, giấy bao gói (không tráng), giấy lụa. Đối với bột giấy, dù năng lực sản xuất
đạt trên dưới 437,600 tấn nhưng lại chủ yếu cũng được bù đắp nhờ nhập khẩu, trong khi các
doanh nghiệp cũng chỉ hoạt động ở công suất tối thiểu (khoảng 20 – 25%), sản xuất bột giấy
trong nước hiện chỉ đáp ứng được 37% nhu cầu, còn lại vẫn phải nhập khẩu.
Nguồn cung giấy từ thị trường nội địa
Theo Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam, đến nay ngành công nghiệp giấy và bột
giấy Việt Nam hầu như không có doanh nghiệp sản xuất bột giấy thương phẩm công suất
lớn. Các doanh nghiệp sản xuất bột chủ yếu để phục vụ nhu cầu sản xuất giấy của chính
doanh nghiệp. Hiện cả nước có 500 doanh nghiệp hoạt động trong ngành giấy, với tổng năng
lực sản xuất 2.075 triệu tấn giấy và 437,600 tấn bột giấy mỗi năm. Công suất bột giấy mới
chỉ đạt khoảng 21.8%, sản xuất bột giấy mới đáp ứng được 37% nhu cầu, số bột giấy còn lại
được đảm bảo bởi bột giấy nhập khẩu, giấy loại thu gom nội địa và giấy loại nhập khẩu.
Trong 10 năm qua, đã có một số dự án nhà máy bột giấy được đưa vào kế hoạch đầu
tư, trong đó có Nhà máy bột giấy An Hòa (Tuyên Quang) công suất thiết kế 130,000
tấn/năm, Nhà máy bột giấy Phương Nam (Long An) 100,000 tấn/năm, Nhà máy bột giấy
Thanh Hóa, 2 nhà máy bột giấy của Tập đoàn Tân Mai tại Quảng Ngãi và Kon Tum song
cho tới nay, tất cả dự án bột giấy này hoặc chưa đầu tư xong, hoặc gặp khó về nguồn nguyên
liệu
Ngành giấy Việt Nam hiện nay có tốc độ tăng trưởng hàng năm vào khoảng 15-16%.
Giấy đã qua sử dụng hiện là nguyên liệu chính để sản xuất, chiếm tới 70% tổng số nguyên
liệu đưa vào sử dụng để sản xuất giấy. Điều này cho thấy, giấy đã qua sử dụng là nguyên liệu
chính và quan trọng hơn cả bột giấy được sản xuất từ gỗ. Song, hiện ở nước ta, tỉ lệ thu gom
và tận dụng nguồn nguyên liệu này còn rất hạn chế, hiện Việt Nam chưa có chiến lược cụ thể
về thu hồi giấy loại. Ước tính, hiện trên cả nước chỉ có khoảng 7% là giấy thu hồi và Việt

Nam bị xếp vào danh sách các nước thu hồi, tái chế giấy thấp nhất thế giới. Bình thường,
6

Công ty CPTVĐT Thảo Nguyên Xanh
DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẤY GIA LAI
giấy có thể sử dụng và tái chế lại khoảng 6 lần. Việc tái chế giấy giúp giảm khí thải độc hại
ra môi trường, tránh phải chặt cây, chi phí chôn lấp do đó cần phải coi thu hồi giấy là một
chiến lược của ngành công nghiệp giấy.
Nhu cầu tiêu thụ giấy trên thị trường Việt Nam
Theo Bộ Công Thương, nhu cầu tiêu dùng giấy của cả nước năm 2012 ước đạt
khoảng 2.9 triệu tấn giấy các loại, trong đó nhập khẩu khoảng 1.23 triệu tấn. Như vậy, so với
năm 2011, lượng giấy nhập khẩu của nước tăng sẽ tăng hơn 230,000 tấn. Đối với bột giấy,
dù năng lực sản xuất đạt trên dưới 438,000 tấn nhưng lại chủ yếu cũng được bù đắp nhờ
nhập khẩu, trong khi các doanh nghiệp cũng chỉ hoạt động ở công suất tối thiểu (khoảng 20 –
25%). Không những thế, việc phải nhập hầu hết công nghệ sản xuất giấy của nước ngoài đã
cho thấy những bí bách của các doanh nghiệp sản xuất trong nước trước xu hướng buộc phải
tái cấu trúc để hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường. Tiêu dùng
giấy (các loại) bình quân đầu người Việt Nam là khoảng 14 - 20kg, trong khi của Singapore
khoảng 144kg/người/năm. Tiêu dùng bình quân tissue của Việt Nam là dưới 1kg/người/năm,
trong khi Trung Quốc với 1 tỷ người là 3kg/người/năm, thế giới hiện khoảng trên
4kg/người/năm. Dự báo giai đoạn 2011 – 2015, mức tiêu dùng nội địa sẽ tăng bình quân
41% năm, trong đó sản xuất giấy tissue trong nước đáp ứng 70% cho tiêu dùng nội địa và
30% cho xuất khẩu. Theo đà phát triển này, một tầm nhìn tươi sáng cho ngành giấy tissue -
ước tính đến năm 2015 đã được phác thảo, tổng năng lực sản xuất sẽ đạt ngưỡng 80% với
khoảng 150,000 tấn giấy tissue, tăng hơn gấp đôi so với giai đoạn 2005-2010 và nâng mức
tiêu dùng bình quân đầu người đạt 1.1kg. 20%/năm cũng là mức tăng trưởng dự kiến hằng
năm của ngành hàng giấy tissue Việt Nam. Dù vậy, con số này vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu
trong nước cũng như xuất khẩu của ngành sản xuất tissue.
Với nguồn tài nguyên phong phú, dồi dào, ngành công nghiệp giấy nước ta có điều
kiện phát triển. Tuy nhiên việc nhập khẩu bột giấy còn nhiều, công nghệ sản xuất vẫn phụ

thuộc nước ngoài, việc thu hồi giấy chưa cao…đã làm sản xuất gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi
cần có chiến lược cụ thể để tiếp tục phát triển ngành công nghiệp giấy hiện nay.
II.2. Các điều kiện và cơ sở của dự án
II.2.1. Chính sách phát triển của Chính phủ
- Đầu tư mạnh hơn và nhanh chóng hoàn thiện để sớm đi vào hoạt động các dự án sản
xuất bột giấy đang triển khai, đặc biệt là bột hóa tẩy trắng nhằm đáp ứng 100% nhu cầu trong
nước tiến tới sẽ xuất khẩu bột giấy trong tương lai gần, tạo động lực để phát triển rừng cây
nguyên liệu giấy và giảm thiểu xuất khẩu dăm mảnh.
- Tìm mọi biện pháp để tăng tỉ lệ thu hồi giấy đã qua sử dụng tại Việt Nam, tiếp tục
vận động nhà nước có chính sách hỗ trợ.
- Có nhiều dự án đầu tư nhà máy sản xuất giấy bao bì các tông công suất từ
50,000tấn/năm trở lên và sẽ sản xuất giấy định lượng thấp hơn nhưng có chất lượng cao hơn
giúp tiết kiệm chi phí xã hội.
- Sản xuất giấy làm túi và gia công túi đựng hàng thay thế cho túi nilon hiện nay.
- Xuất khẩu giấy vàng mã hoàn thiện là chủ yếu, làm tăng hiệu quả và giá trị sản
phẩm xuất khẩu.
7

Công ty CPTVĐT Thảo Nguyên Xanh
DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẤY GIA LAI
- Sản xuất giấy in & viết độ trắng thấp (70-75% ISO), văn phòng phẩm, giấy tissue
cuộn lớn đáp ứng hoàn toàn nhu cầu trong nước và tiến tới xuất khẩu với số lượng tăng dần
qua các năm.
- Đến năm 2016 sẽ có ít nhất một nhà máy quy mô vừa sản xuất giấy tráng phấn cao
cấp thay thế hàng nhập khẩu.
II.2.2. Điều kiện của khu vực thực hiện dự án
 Vị trí địa lý:
Gia Lai là tỉnh miền núi, biên giới nằm ở phía Bắc vùng Tây Nguyên, có toạ độ địa lý
từ 12
0

58’28” đến 14
0
36’30’ độ vĩ Bắc, từ 107
0
27’23” đến 108
0
54’40” độ kinh Đông. Phía
Đông Gia Lai giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, phía Nam giáp tỉnh Đăk Lăk,
phía Tây giáp nước bạn Campuchia, phía Bắc giáp tỉnh Kon Tum.
Hình: Vùng thực hiện dự án
 Đơn vị hành chính:
Gia Lai có 17 đơn vị hành chính bao gồm: Thành phố Pleiku, thị xã An Khê, thị xã
AyunPa và 14 huyện. Trong đó Thành phố Pleiku là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá và
thương mại của tỉnh. Đây còn là nơi hội tụ của 2 quốc lộ chiến lược của vùng Tây Nguyên là
quốc lộ 14 theo hướng Bắc Nam và quốc lộ 19 theo hướng Đông Tây, là điều kiện thuận lợi
để giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, cả nước và quốc
tế.
 Điều kiện tự nhiên
Gia Lai có khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, một năm có hai mùa: mùa mưa bắt
đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Vùng
Tây Trường Sơn có lượng mưa trung bình từ 2,200 đến 2,500 mm, vùng Đông Trường Sơn
từ 1,200 đến 1,750 mm. Nhiệt độ trung bình năm là 22-25ºC
8

Công ty CPTVĐT Thảo Nguyên Xanh
DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẤY GIA LAI
Gia Lai nằm trên một phần của nền đá cổ rộng lớn, dày trên 4,000 m, thuộc Địa khối
Kon Tum. Cuối kỷ Nêogen sang kỷ Đệ Tứ (cách ngày nay khoảng 1.6 triệu đến 0.7 triệu
năm) các chuyển động tân kiến tạo làm vỏ trái đất nứt khá sâu, khiến các núi lửa hoạt động
mạnh, phun các lớp bazan phủ dày từ vài chục đến 500m. Dung nham núi lửa đã lấp đầy các

hố trũng của bề mặt địa hình, tạo nên cao nguyên rộng lớn và khá bằng phẳng. Địa hình toàn
tỉnh có hướng thấp dần từ bắc xuống nam, thoải dần từ đỉnh (là trục quốc lộ 14) sang hai
phía đông và tây với các đồi núi, cao nguyên và thung lũng xen kẽ nhau khá phức tạp. Núi ở
Gia Lai phần lớn nằm ở phía bắc, địa hình núi phân cách mạnh.
 Nguồn nhân lực
Dân số tỉnh Gia Lai có 1,227,400 người (số liệu thống kê năm 2009) bao gồm 34 cộng
đồng dân tộc cùng sinh sống. Trong đó, người Việt (Kinh) chiếm 52% dân số. Còn lại là các
dân tộc Jrai (33.5%), Bahnar (13.7%), Giẻ-triêng, Xơ-đăng, Thái, Mường Dân số trong độ
tuổi lao động chiếm khoảng 53%; lao động đã qua đào tạo chiếm trên 30% tổng số lao động
xã hội. Tỷ lệ tăng dân số và lao động hàng năm khá cao, giá nhân công rẻ nhưng rất cần tăng
cường đào tạo về văn hóa và chuyên môn kỹ thuật. (Theo Diện tích, dân số và mật độ dân số
năm 2011 phân theo địa phương, Tổng cục Thống kê Việt Nam).
 Tài nguyên rừng
Tỉnh Gia Lai có diện tích đất lâm nghiệp là 1,112,452.8 ha, chiếm 72% tổng diện tích
đất tự nhiên, có độ che phủ rừng là 47% và là tỉnh có độ che phủ rừng cao thứ hai trong cả
nước. Trong đó, diện tích đất lâm nghiệp cho rừng đặc dụng là 61,364.6 ha (chiếm 5.5% diện
tích đất lâm nghiệp), diện tích đất lâm nghiệp cho rừng phòng hộ 277,613.5 ha (chiếm 23.5%
diện tích đất lâm nghiệp), diện tích đất lâm nghiệp cho rừng sản xuất là 773,447.7 ha (chiếm
69,5% diện tích đất lâm nghiệp).
Rừng Gia Lai có nhiều gỗ quý như trắc, hương, cẩm lai, hoàng đàn , nhiều lâm đặc
sản dưới tán rừng như thổ phục linh, cốt toái, sa nhân, mã tiền và các loại cây cho dầu,
nhựa
Tóm lại, Gia Lai đóng vai trò quan trọng trong giao lưu kinh tế, thương mại, tài
nguyên rừng, vận chuyển hàng hoá với cả nước và các nước khác trong khu vực, nhất là các
nước Lào, Campuchia, là điều kiện thuận lợi để kêu gọi đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
II.3. Kết luận sự cần thiết đầu tư
Hiện nay ngành công nghiệp giấy ngày càng phát triển, mức cầu ngày càng lớn kéo
theo sự đòi hỏi, yêu cầu nơi sản xuất bột giấy phải đạt tiêu chuẩn cao.
Sau khi nghiên cứu và nắm vững thị trường cũng như công nghệ chúng tôi quyết định
đầu tư dự án “Nhà máy sản xuất bột giấy Gia Lai” tại xóm 4, xã Ia Kênh, Tp. Pleiku, tỉnh

Gia Lai. Mục tiêu của dự án là xây dựng nhà máy sản xuất bột giấy lớn nhất tỉnh Gia Lai với
công suất 25,500 tấn/năm. Đây là sản phẩm bột giấy cao cấp, áp dụng Công nghệ Sinh học
hiện đại của Trung Quốc.
Vấn đề ứng dụng Công nghệ sinh học trong Nông nghiệp để sản xuất bột giấy trên cơ
sở áp dụng công nghệ cao của Trung Quốc nêu bật tính ưu việt của Công nghệ sản xuất bột
giấy kiểu Module với thiết bị đồng bộ FPMS:
- Thiết bị đồng bộ sản xuất bột giấy theo công nghệ sinh học, không ô nhiễm môi
trường, góp phần bảo vệ môi trường xanh.
9

Công ty CPTVĐT Thảo Nguyên Xanh
DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẤY GIA LAI
- Sản xuất bột giấy từ nguyên liệu gỗ bạch đàn, gỗ keo lá tràm và các nguyên liệu phế
phẩm khác.
- Thiết bị đồng bộ được thiết kế và chế tạo theo hệ thống modul, phù hợp với phương
thức đầu tư từ qui mô nhỏ đến qui mô lớn
- Công nghệ thiết bị đồng bộ bảo đảm chất lượng sản phẩm với công suất khởi điểm
25,500 tấn bột giấy sản phẩm/năm.
- Chất lượng sản phẩm bột giấy đạt tiêu chuẩn dùng để sản xuất các loại giấy cao cấp.
- Đầu tư thấp, hiệu quả cao, thu hồi vốn nhanh.
Với niềm tin sản phẩm bột giấy chất lượng cao do chúng tôi tạo ra sẽ được những thị
trường khó tính ưa chuộng, với niềm tự hào sẽ góp phần tăng giá trị tổng sản phẩm công
nghiệp Việt Nam, tăng thu nhập và nâng cao đời sống của nhân dân và tạo việc làm cho lao
động tại Gia Lai, chúng tôi tin rằng dự án “Nhà máy sản xuất bột giấy Gia Lai” là sự đầu tư
cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
10

Công ty CPTVĐT Thảo Nguyên Xanh
DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẤY GIA LAI


CHƯƠNG III: LỰA CHỌN CÔNG SUẤT VÀ ĐỊA ĐIỂM
XÂY DỰNG NHÀ MÁY
III.1. Lựa chọn công suất
- Căn cứ vào khả năng cung cấp nguyên liệu (gỗ keo lá tràm, gỗ bạch đàn) của địa
phương.
- Dự án lựa chọn mô hình đầu tư công suất dây chuyền sản xuất bột giấy là 25,500 tấn
sản phẩm/năm là mô hình đầu tư thích hợp ở địa phương.
III.2. Lựa chọn địa điểm
III.2.1. Những yêu cầu cơ bản
Vấn đề lựa chọn và xác định địa điểm xây dựng Nhà máy sản xuất bột giấy Gia Lai có
vị trí quan trọng đặc biệt đối với chi phí đầu tư và hiệu quả kinh doanh của nhà máy. Bởi
vậy, địa điểm xây dựng nhà máy cần phải thỏa mãn các điều kiện cơ bản sau đây :
- Là trung tâm của vùng nguyên liệu cung cấp cho nhà máy
- Giao thông phải thuận lợi.
- Khả năng cung cấp điện, nước thuận lợi.
- Không gây ô nhiễm môi trường.
III.2.2. Phương án lựa chọn địa điểm
Căn cứ vào những yêu cầu nêu trên, dự án lựa chọn địa điểm xây dựng Nhà máy sản
xuất bột giấy Gia Lai tại Xóm 4, Xã Ia Kênh, Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Hình: Vị trí xây dựng nhà máy
11

Công ty CPTVĐT Thảo Nguyên Xanh
DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẤY GIA LAI
Nhà máy sản xuất bột giấy Gia Lai nằm giữa hệ thống giao thông huyết mạch của tỉnh
Gia Lai, thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên liệu sản xuất đến nhà máy.
III.2.3. Kết luận
+ Thuận lợi
Địa hình bằng phẳng, diện tích đảm bảo đủ để xây dựng nhà máy và phát triển mở
rộng sau này khi có nhu cầu đa dạng hóa sản phẩm.

Nằm ở trung tâm vùng nguyên liệu được quy hoạch, bán kính vận chuyển nguyên liệu
bình quân 30 Km .
Giao thông thuận lợi nên thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên liệu và xây dựng nhà
máy.
Đảm bảo nhu cầu cung cấp điện công nghiệp, nước sạch và xử lý nước thải.
+ Khó khăn
Dự án xây dựng Nhà máy sản xuất bột giấy Gia Lai hình thành trên cơ sở phải có
vùng nguyên liệu là các loại gỗ như gỗ keo lá tràm, gỗ bạch đàn cho nên để thực hiện mục
tiêu của dự án và đảm bảo công suất hoạt động của Nhà máy, Công ty phải tiến hành kí các
hợp đồng với các hộ lâm nghiệp và nông dân tại địa phương.
12

Công ty CPTVĐT Thảo Nguyên Xanh
DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẤY GIA LAI
CHƯƠNG IV: CÔNG NGHỆ VÀ CHƯƠNG TRÌNH
SẢN XUẤT BỘT GIẤY
IV.1. Công nghệ
Nhà máy sản xuất bột giấy Gia Lai sẽ sử dụng công nghệ FPMS của ZHUCHENG
XURIDONG MACHINERY CO., LTD - Trung Quốc. Đây là một trong những công nghệ
cao đang được phát triển trong lĩnh vực sản xuất bột giấy tại Trung Quốc. Từ năm 2004,
công nghệ này được ứng dụng rộng rãi tại Trung Quốc. Ngày 13/9/2006, Cục Sáng Chế nước
CHND Trung hoa đã cấp cho ông Li Zeng Peng “Bằng phát minh độc quyền
200610068902.4 với tấm bằng phát minh là Sử dụng Nấm sinh học tạo ra phương pháp
và công nghệ sản xuất bột giấy bảo vệ môi trường. Đồng thời ông Li Zeng Peng đã phát
minh và chế tạo thành công hệ thống thiết bị sản xuất bột giấy mang tên Bộ thiết bị FPMS
bảo vệ môi trường xanh.
IV.1.1. Mô tả qui trình công nghệ
Sản xuất bột giấy bao gồm 2 công đoạn: Công đoạn sản xuất bột giấy và công đoạn
tẩy trắng bột giấy.
+ Khái quát qui trình công nghệ sản xuất

+ Mô tả công nghệ
- Xử lý nguyên liệu thô (tức cắt nhỏ nguyên liệu): dùng máy băm dăm để cắt nhỏ gỗ
keo lá tràm, gỗ bạch đàn,…
13

Công ty CPTVĐT Thảo Nguyên Xanh
DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẤY GIA LAI
- Ngâm rã trong nước: Nguyên liệu được ngâm trong bể với phụ gia điều tiết hỗ trợ
quá trình nát rã của nguyên liệu trong 5 – 10 giờ.
- Vỏ nguyên liệu: Xử lý vỏ nguyên liệu bằng máy cuốn chân ốc XJXJ, thiết bị tiên
tiến do Trung Quốc chế tạo đồng bộ trong hệ thống dây chuyền thiết bị, trực tiếp cuộn các
nguyên liệu đã bị rã nát từ trong bể vào máy. Sau khi nguyên liệu vào máy, các sợi xơ thô to
được xử lý chuyển sang trạng thái sợi xơ nhỏ. Đồng thời sử dụng hệ thống thiết bị FPMS –
Thiết bị sản xuất nguyên liệu bột giấy có ưu điểm như: Lực hút thấm siêu mạnh, không có độ
trong suốt, mặt quay mịn phẳng mềm mại, đoạn phân cắt dài, chỉ số vò xé cao, để tiếp tục
đến khâu cho ra sản phẩm.
- Khâu phân hóa xơ: Sử dụng máy vò xé bột có độ đông đặc cao ZDPH600. Đây là
một loại thiết bị búa giã đối xứng, có cường độ lôi kéo nguyên liệu cực lớn, bảo hộ cường độ
kéo của xơ, nâng cao độ va đập phân giải và bảo đảm tính đều đặn ngăn nắp của nguyên liệu
bột. Nguyên lý vận hành của thiết bị là sự chuyển động với tốc độ cao giữa các phân tử bột
tạo nên sự ma sát dẫn tới việc cắt đoạn cưỡng bức của sự phân giải xơ sợi trong nguyên liệu
sản xuất .
- Khâu cuốn ép: Thiết bị XSJ. Đây là thiết bị được chế tạo chuyên dùng có kết cấu
mang tính đặc chủng cao. Cửa ra của bột được thiết kế kiểu nén ép theo tỉ lệ 4 : 1, có khả
năng tự động điều tiết tốc độ. Đặc biệt trong quá trình vận hành, thiết bị có khả năng đồng
thời lôi kéo nước bột và khí có ở trong xơ sợi ra để nâng cao độ mềm mại của xơ sợi.
- Phân giải xơ sợi : Thiết bị XDLC – Hệ thống phân giải xơ sợi nhằm tách hết toàn bộ
đất cát, làm loại trừ toàn bộ các hạt đất cát cũng như những tạp chất làm ảnh hưởng đến chất
lượng sản phẩm nằm trong nguyên liệu bột .
- Điều tiết bột tính: Máy đĩa mơn song song XSP là thiết bị sử dụng trong công đoạn

điều tiết bột tính. Mục đích làm cho xơ sợi thêm một bước bung hóa, dần dần nâng cao cao
độ va đập và phân giải, sau giai đoạn vò xé lần thứ hai, độ va đập phân giải có thể đạt tới
khoảng mức 37- 47.
- Sàng tuyển áp lực: Thiết bị sàng tuyển áp lực kiểu nâng hạ tuyển xoay vòng XRUV.
Thiết bị nhằm mục đích thông qua áp lực tuyển ra các hạt tinh bột siêu mịn có tính ưu việt
bảo đảm cho chất lượng bột dùng để sản xuất giấy chất lượng cao, đồng thời cũng thu hồi
được sản phẩm không đạt yêu cầu để tái chế.
+ Mô tả công nghệ phụ gia kích thích sự phân giải
Như chúng ta đều biết, bất kỳ loại nguyên liệu xơ sợi thực vật nào cũng là do các
thành phần hóa học tạo nên chất xơ sợi, hoặc nguyên tố bán xơ sợi, hoặc do ba loại nguyên
tố thảo mộc tạo thành. Hơn nữa nguyên tố thảo mộc là do kết cấu Ankani benzen 3 thể đơn
có kết cấu không gian độ 3 của các cao phân tử thiên nhiên hợp lại. Loại nguyên liệu khác
nhau có kết cấu hóa học của nguyên tố gốc khác nhau, do vậy biện pháp tách nguyên tố thảo
mộc cũng khác nhau như: Trong sản xuất bột giấy bằng phương pháp hóa chất nguyên tố
thảo mộc là bộ phận cần phải diệt trừ hoàn toàn. Trong kỹ thuật nấu chưng cất và tẩy trắng
thì căn cứ tình trạng nguyên tố xơ sợi để giảm mức tối đa sự tổn thương của chúng mà lấy đi
các nguyên tố thảo mộc … song cho dù bằng cách nào cũng không được thúc ép làm cho
nguyên tố tạo xơ sợi hay bán xơ sợi phải giảm thiểu một cách cưởng bức. Hơn nữa, vì nâng
cao công suất thu bột cần phải giảm thiểu tối đa sự tổn thương của chúng. Phụ gia kích thích
sự phân giải của công nghệ FPMS là một loại dung dịch Enzime. Đây là một loại men đã oxi
hóa màng bọc ngoài của đồng (Cu), thông qua phản ứng sinh hóa để có thể làm cho nguyên
14

Công ty CPTVĐT Thảo Nguyên Xanh
DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẤY GIA LAI
liệu thảo mộc hóa sinh phân giải. Màng nguyên tố thảo mộc sau khi được phản ứng thúc đẩy
sẽ bị phân giải thành các nguyên tố thảo mộc có chất lượng phân tử thấp, đồng thời nâng cao
năng lực hòa tan và mất đi của nguyên tử thảo mộc. Từ đó việc phân giải được thực hiện
được dể dàng. Và cũng chính vì vậy, sản xuất bột giấy theo công nghệ thiết bị FPMS hoàn
toàn không có nước thải ô nhiễm và hoàn toàn bảo vệ môi trường xanh.

IV.1.2. Quy trình sản xuất
15

Công ty CPTVĐT Thảo Nguyên Xanh
Máy vận chuyển băng chuyền (20m)
Kho xúc tác (Bể)
Máy vận chuyển băng chuyền (15m)
Thiết bị vò phân sợi độ đặc cao
Máy vận chuyển xoắn ốc đơn
Thiết bị vò phân sợi độ đạc cao
Máy băng chuyền (20m)
Tháp điều tiết
Thiết bị vò bột độ đặc trung bình
Bể điều tiết
Bơm
Thiết bị rửa bột lưới kép
Thiết bị vận chuyển xoắn ốc đơn
Máy chân ốc thọc bùn
Máy vận chuyển băng (15m)
Tháp tẩy trắng độ đặc cao
Thiết bị vận chuyển xoắn ốc đơn
Bể điều tiết bột
Bơm
Thiết bị rửa bột lưới kép
Vận chuyển băng chuyền
Thiết bị phân giải độ đặc cao
Bơm
Bể điều tiết bột
Bơm
Máy loại bỏ cát độ đặc thấp

Vào thẳng
Sàng tuyển áp lực kiểu ngược
Tự chảy
Cô đặc kiểu mạng vòng
Tự vào
Thiết bị ép nổi , lưới kép , kiểu đai Bột thành phẩm
Nguyên liệu (gỗ keo lá tràm, bạch đàn đã bóc vỏ, băm thành dăm
nghiền vỡ nát.
DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẤY GIA LAI
Ghi chú : Thiết bị và công nghệ sản xuất bột giấy của dự án là Thiết bị công nghệ sản xuất
Bột giấy thương phẩm có độ tẩy trắng trên 80 độ, độ va đập trên 32, trọng lượng ướt từ trên
2 – 8 gr.
IV.1.3. Nguyên liệu và thiết bị sản xuất bột giấy tẩy trắng
 Nguyên liệu:
- Nguyên liệu chính: gỗ keo lá tràm, gỗ bạch đàn.
- Nguyên liệu phụ: chất xúc tác, thuốc tẩy trắng.
- Than, nước, điện.
 Máy móc thiết bị
STT Tên thiết bị Mã hiệu qui
cách
Động lực
KW
Đơn
vị tính
Số lượng
sử dụng
1 Máy tải kiểu băng chuyền RO.5 x 15 mAa 5,5 Cái 2
2 Máy lột vỏ 300 15 Cái 2
3 Máy băm dăm B216 30 Cái 1
4 Máy nghiền bột xoắn XSGM f185 315 Cái 1

5 Máy đẩy xoắn vít XDL f325 2,2 Cái 2
6 Máy nghiền bột đặc ZDPH f600 110 Cái 1
7 Hệ thống trộn bột đặc XZH f 1 37 Cái 1
8 Thùng trộn bột 30 m
3
Cái 2
9 Thùng trộn đều bột giấy Cái 1
10 Máy nghiền bột nồng độ trung bình f 600 160 Cái 4
11 Máy ép lọc , lưới kép , kiểu đai ZDYA 2000 Cái 1
12 Các loại Máy bơm HT HT 1
13 Máy lọc siêu vi Cái 1
14 Máy nồi hơi đít xoáy Tổ hợp Cái 1
15 Nồi hơi lô tròn (2 tấn)
Cái 1
 Tính năng hoạt động của các thiết bị chủ yếu
+ Thiết bị vò xé bột và điều tiết độ đông đặc ZDPH φ 600
Loại nguyên liệu
sản xuất bột
Năng lực sx
(tấn/ngày)
Công suất
(Kw)
Đường kính
đĩa quay
Vận tốc đĩa Tốc độ vò xé
Loại cây cỏ 25 – 30 90
φ600 mm
1480r/min 20 – 30%
Loại chất gỗ 20 – 25 110
φ600 mm

1480r/min 20 – 30%
+ Thiết bị cuộn ép XSJ
Model XSJ – 250 XSJ - 400
Năng lực sản xuất (Tấn / ngày) 15 – 25 25 – 35
Độ đặc đạt tới (%) 7 – 10
Độ đặc bột giấy xuất khỏi máy (%) 20 – 35
Công suất điện 22 37
Model máy giảm tốc ZQ 500 – V - II ZQ 650 – V – II
16

Công ty CPTVĐT Thảo Nguyên Xanh
DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẤY GIA LAI
So sánh tốc độ
i ≈ 20
+ Máy đẩy xoắn vít XDL
Model 15N 20N 30N 40N 50N 60N 80N 100N 120N 140N
Năng lực sản
xuất(Tấn/ngày)
Máy phân ly 7-10 10-14 14-
20
20-
28
28-
35
35-
42
42-50 50-
60
60-
70

70-80
Máy bột tinh 5-8 8-12 12-
16
16-
24
24-
30
30-
38
38-48 48-
56
Động cơ hỗ trợ (KW) 11 15 22 30 37 45 55 75 90 100
Độ đặc (%) 2 – 5%
+ Máy rửa bột giấy XSX
Model
Độ đông đặc
khi vào (%)
Độ đông đặc
khi ra (%)
Năng lực
sản xuất
(tấn/ngày)
Kích thước kết
cấu
Lượng hút
thải chất bẩn
(%)
12S
2 – 3 12
12 – 20 16.87 x 2.5 x 2.2 85

18S 18 – 25 16.87 x 3.0 x 3.2 85
24S 24 – 30 16.90 x 3.6 x 2.2 85
30S 30 – 45 17.00 x 5.0 x 2.2 85
40S 40 – 50 17.5 x 5.8 x 2.24 85
+ Chất lượng thiết bị của dự án
Nhà sản xuất và cung ứng thiết bị là nhà máy sản xuất độc quyền các thiết bị theo
phát minh công nghệ độc quyền. Các thiết bị chính yếu trong quá trình sản xuất đều được
nước CHND Trung hoa cấp giấy chứng nhận độc quyền thiết kế cho Công ty ZHUCHENG
XURIDONG MACHINERY CO., LTD.
IV.1.4. So sánh công nghệ sản xuất truyền thống và công nghệ FPMS
+ Biểu so sánh về chỉ tiêu chất lượng kỹ thuật bột giấy
Tên chỉ tiêu
Phương pháp sản xuất cũ bằng
hóa chất
Công nghệ
FPMS
Nguyên liệu Rơm rạ Giấy sách cũ Rơm rạ
Tỷ lệ bột thô thu được (%) 30 – 37 86 75 – 85
Chỉ số lực vò xé (mN.m2g) 2.81 2.1 3.41
Độ dài đoạn vò xé (Km) 2.26 1.8 2.52
Độ trắng (% SBD) 83 85 80
Độ đánh vữa bột (OSR) 47 52 47
Lượng nước sử dụng sản xuất (m
3
) 70 -80 50 – 70 15
Nước (Lượng nước bẩn thải ra m
3
) 240 120 2 – 3
Điện tiêu hao (Kw/h) 720 860 910
Than ( Tấn) 1000 kg 800 kg 170 kg

Nhân công (Tấn giấy) 87 82 36
Nguyên liệu hóa chất khâu ngâm rã
nguyên liệu và tẩy trắng (USD)
92 53 21
Nấm sinh học (USD) 89

17

Công ty CPTVĐT Thảo Nguyên Xanh
DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẤY GIA LAI
Chỉ tiêu nước thải (Không sử lý nước nguồn)
COD 18.000 1200 ≤ 800
BOD 11.000 800 ≤ 600
SS 5.000 320 ≤ 260
ĐỘ Ph 9 6 – 9 4 - 6

+ Bảng so sánh tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu sản xuất bột giấy giữa công nghệ
FPMS và công nghệ hóa chất truyền thống.
Nguyên liệu: Gỗ (Keo tai tượng) và tre nứa.
Đơn vị tính : Tấn bột
STT Hạng mục / Công nghệ Công nghệ FPMS Công nghệ hóa chất
1 Nguyên liệu
Gỗ keo lai 1485 kg 2500 kg
Tre nứa 1780 kg 2800 kg
2 Than 200 kg 1000 kg
3 Nước 0,7 tấn 360 tấn
4 Điện 1000 kw 680 kw
5 Chất xúc tác Hóa chất và Nấm 122.86 USD 57.15 USD
6 Xử lý nước thải 2,15 USD 17.15 USD
7 Độ tẩy trắng > 80 độ > 85 độ

8 Độ chịu va đập 24 – 28 >32
8 Trọng lượng ướt 2 – 8 6 – 12
IV.2. Chương trình sản xuất
IV.2.1. Phương án sản phẩm
Bột giấy tẩy trắng xuất khẩu và tiêu thụ tại thị trường lân cận và các vùng phụ cận.
IV.2.2. Chương trình sản xuất
Sản xuất quanh năm.
Bình quân số ngày sản xuất trong năm là 340 ngày/năm.
Mỗi ngày sản xuất 3 ca.
IV.2.3. Công xuất sản xuất
Công suất sản xuất dự kiến: 75 tấn/ngày và 25,500 tấn/năm
IV.3. Các yếu tố đáp ứng và giải pháp thực hiện
IV.3.1. Nhu cầu về nguyên liệu
Trung bình để có được 1 tấn sản phẩm bột giấy nhà máy cần có 3 tấn gỗ, 283kg than,
15m
3
nước, 1100 KWh cùng chất xúc tác và chất tẩy trắng.
Gỗ bạch đàn và gỗ keo lá tràm được lấy trong địa bàn Gia Lai và Đăk Lăk, Kon Tum,
IV.3.2. Các giải pháp kết cấu hạ tầng đảm bảo phục vụ sản xuất
Cấp nước: Sử dụng nguồn nước sạch của địa phương. Tiêu hao 15 m
3
/tấn bột. Nước
được sử dụng tuần hoàn, do vậy tiết tiêt kiệm chi phí.
18

Công ty CPTVĐT Thảo Nguyên Xanh
DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẤY GIA LAI
Cấp điện: Sử dụng nguồn điện lưới quốc gia 35 KV của địa phương. Tiêu hao điện
1100 KWh/tấn bột giấy.
Thu mua nguyên liệu và vận chuyển: gỗ keo lá tràm, gỗ bạch đàn được thu mua về

nhà máy theo lịch sản xuất .
Chương trình bán hàng: Công ty kí hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các tập đoàn
nước ngoài, đồng thời tiếp thị sản phẩm với thị trường trong nước.
Công ty thành lập bộ phận nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại mở trang
Web để giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm thị trường tại các nước Trung Quốc, EU và Mỹ .
19

Công ty CPTVĐT Thảo Nguyên Xanh
DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẤY GIA LAI
CHƯƠNG V: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG
V.1. Các hạng mục công trình
Nhà máy sản xuất bột giấy Gia Lai có tổng diện tích 2ha, bao gồm các hạng mục công
trình sau:
Hạng mục Khối lượng Đơn vị
Khu điều hành
Nhà điều hành 454 m
2
Nhà bảo vệ 25 m
2
Nhà ở công nhân + nhà ăn + nhà bếp 484 m
2
Khu sản xuất m
2
Nhà xưởng sản xuất 1020 m
2
Kho nguyên liệu 680 m
2
Kho thành phẩm và dụng cụ 456 m
2
Sân phơi nguyên liệu 1372 m

2
Bể nổi ngâm rã nguyên liệu 230 m
3
Bể chìm thu hồi thuốc ngâm rã nguyên
liệu
120 m
3
Bể chìm pha chế men sinh học 72 m
3
Hệ thống xử lý nước
Nhà xử lý và kho nguyên liệu xử lý 290 m
2
Bể tập kết nước thải 108 m
3
Bể điều tiết nước 2500 m
3
Bể phản ứng nấm 68.150 m
3
Bể khí hơi 97.68 m
3
Bể trữ nước 600 m
3
Bể chứa nước thải 36 m
3
Bể hút đáy sỉ than 48 m
3
Trong đó các hạng mục được xây dựng như sau:
Khu điều hành:
+ Nhà điều hành: 454 m
2

Móng được tính theo tài liệu khoan địa chất, khung bêtông cốt thép chịu lực, sàn
bêtông cốt thép, tường gạch dày 100 mm, xây mác vữa 75, nền lát gạch bông, trần nhựa Đài
Loan, mái lợp tôn lạnh màu ngọc bích dày 0.47 mm. Có các cửa đi khung kính và cửa sổ
bằng kính. Tiền sảnh được thiết kế để đón ô tô lên xuống dễ dàng chống mưa, nắng. Có
phòng vệ sinh, phòng tiếp tân, các phòng làm việc theo sơ đồ tổ chức. Bố trí ở vị trí thuận lợi
cho giao dịch cho cả hai vùng theo quy hoạch .
+ Nhà bảo vệ (2 cái): 25 m
2
/cái .
Nhà bảo vệ ngay cổng vào khu vực sản xuất chính và Nhà bảo vệ gần cổng vào khu
vực hành chính. Móng được tính toán theo tài liệu địa chất, khung bêtông cốt thép chịu lực,
tường gạch xây dày 100 mm, mác vữa 75, nền nhà lát gạch men, trần nhựa, mái lợp tôn lạnh
20

Công ty CPTVĐT Thảo Nguyên Xanh
DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẤY GIA LAI
màu xanh dày 0.47 mm. Cửa đi khung kính, cửa sổ bằng kính. Có phòng vệ sinh, phòng làm
việc.
Nhà ở Công nhân + Nhà ăn + Nhà bếp : 484 m
2
.
Khu sản xuất :
+ Nhà sản xuất chính:
Nhà khung thép tiền chế, móng được tính theo tài liệu khoan địa chất, tường gạch dày
200 mm, mác vữa 75, nền bêtông mác 200 và lát gạch chịu axit để bảo vệ nền nhà, phía trên
là vách kính khung sắt, mái lợp tôn lạnh màu xanh dày 0.47 mm, có hệ thống thông gió chạy
suối chiều dọc, mặt trên của cửa thông gió đỉnh mái lắp lưới chống chim .
Các cửa đi có kích thước phù hợp cho xe nâng hàng ra vào thuận tiện. Trong khu sản
xuất chính có hệ thống nhà vệ sinh Nam, Nữ riêng biệt, phòng thay đồ Nam, Nữ riêng biệt.
Hệ thống phòng làm việc của các phân xưởng, phòng thí nghiệm được bố trí hợp lý ngay

trong Khu nhà sản xuất chính.
+ Khu lắp đặt dây chuyền sản xuất chính :
Đây là mặt bằng bố trí lắp đặt thiết bị phục vụ cho 2 dây chuyền Công nghệ: Dây
chuyền xử lý nguyên liệu, dây chuyền sản xuất bột giấy.
Kích thước nhà xưởng: Diện tích xây dựng = 1,020 m
2

Hệ thống thoát nước :
+ Hệ thống ống cống thoát nước mưa:
Đường kính chọn lựa của các ống cống bêtông cốt thép Φ 200 trở lên theo tính toán.
Hố ga xây gạch dày 200, mác 75 tô vữa 2 bên, nắp bêtông cốt thép, thu nước mái và thu
nước mặt đường.
+ Hệ thống ống cống thoát nước thải:
Đường ống nước thải đi riêng dẫn từ vị trí thải đến trạm xử lý. Các ống cống bêtông
cốt thép từ Φ 200 trở lên theo tính toán. Hố ga xây gạch dày 200, mác 75 tô vữa 2 bên, nắp
bêtông cốt thép.
Hệ thống Giao thông nội bộ
Bố trí xung quanh cho xe có chiều dài chở Container 15 m, tải trọng 30 tấn. Mặt
đường bêtông nhựa nóng hạt mịn, độ dốc về hai bên (tùy theo thiết kế cụ thể) để thoát nước
mưa.
Hệ thống cây xanh
Bố trí trồng cây xanh dọc theo phía trong các bờ tường rào để tạo môi trường sinh
thái. Các thảm cỏ bố trí trồng thêm cây cảnh để tạo không khí tươi mát.
Hệ thống chiếu sáng
Dọc theo các tuyến đường giao thông nội bộ thiết kế các bóng đèn cao áp chiếu sáng.
Trên các tường rào bao quanh bố trí bóng đèn chiếu sáng bảo vệ.
21

Công ty CPTVĐT Thảo Nguyên Xanh
DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẤY GIA LAI

V.2. Giải pháp thiết kế
Nhằm đảm bảo tiết kiệm đất sử dụng, giảm tối thiểu các công trình kĩ thuật hạ tầng
phục vụ sản xuất đáp ứng được yêu cầu của dây chuyền Công nghệ, vận chuyển giao thông
nội bộ trong sản xuất hợp lý, các hạng mục công trình gồm: Các phân xưởng sản xuất, kho
nguyên liệu, kho thành phẩm, kho vật tư bao bì, … được hợp nhất trong một khối nhà sản
xuất chính.
Nhà sản xuất chính dùng kết cấu khung thép, mái lợp tôn và bao che tôn kết hợp với
cửa kính (có lưới chống ruồi ) từ cốt 4 m đến đỉnh cột của các khung tiền chế. Khung nhà
tiền chế này có thể mua của hãng Zamilsteel. Từ nền đến độ cao 4m xây gạch kết hợp giằng
tường.
Trên đỉnh mái có cửa thông gió chạy dọc suốt theo chiều dọc nhà để đảm bảo thoáng
khí, mặt trên cửa thông gió đỉnh mái lắp lưới chống chim. Làm trần chống nóng theo độ dốc
mái đảm bảo ngăn bụi và chống nóng mái.
Nền nhà được kết cấu bằng Bê tông mác 200 và lát gạch chịu axit để bảo vệ nền nhà
Tường mặt bên trong nhà được ốp gạch men cao 1.8m để đảm bảo vệ sinh Công nghiệp
Móng và dầm móng đỡ tường bằng Bê tông cốt thép.
V.3. Quy hoạch tổng mặt bằng
Tổng mặt bằng nhà máy được thiết kế đảm bảo các yêu cầu sau :
Chấp hành các tiêu chuẩn thiết kế Công nghiệp: đảm bảo tính liên hoàn giữa các công
đoạn sản xuất trong nhà máy, giao thông thuận tiện, đáp ứng các yêu cầu phòng cháy và
chữa cháy, tiêu chuẩn vệ sinh Công nghiệp, …
Đám ứng các yêu cầu thẩm mỹ Công nghiệp.
Đảm bảo tỉ lệ cây xanh cần thiết đối với yêu cầu vệ sinh môi trường và vệ sinh công
nghiệp.
Tổng diện tích khu đất xây dựng là 2ha.
22

Công ty CPTVĐT Thảo Nguyên Xanh

×