Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

các giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh về các sản phẩm du lịch tại công ty du lịch eden

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (735.79 KB, 74 trang )

i

ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH





Khóa luận tốt nghiệp


CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG
CẠNH TRANH VỀ SẢN PHẨM DU LỊCH TẠI
CÔNG TY DU LỊCH Ê DEN




GVHD : Trịnh Đặng Khánh Toàn
SVTH : Bùi Thị Nhàn
MSSV : 506401067




Thành phố. Hồ Chí Minh, 2010
ii


ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM


KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH





Khóa luận tốt nghiệp


CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG
CẠNH TRANH VỀ SẢN PHẨM DU LỊCH TẠI
CÔNG TY DU LỊCH Ê DEN




GVHD : Trịnh Đặng Khánh Toàn
SVTH : Bùi Thị Nhàn
MSSV : 506401067




Thành phố. Hồ Chí Minh, 2010
iii







Lời cam đoan
Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của
giáo viên hướng dẫn . Số liệu được lấy từ công ty Du lịch Ê Đen, không sao chép
của ai.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm
Sinh viên thực hiện




Bùi Thị Nhàn









iv



LỜI CẢM ƠN

Qua quá trình làm việc tại công ty du lịch Ê Đen đã giúp em hoàn chỉnh kiến
thức mà mình đã tích lũy qua quá trình học tại trường cũng như trong cuộc sống

hàng ngày.

Mặc dù đã rất cố gắng và đã nỗ lực nhưng năng lực có hạn nên không thể
tránh những sai sót.Vì vậy em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các anh, chị
trong công ty du lịch Eden và của giáo viên hướng dẫn. Chắc chắn những đóng góp
quý báu
đó sẽ bổ trợ thêm kiến thức cho em trong quá trình làm việc sau này.

Để hoàn thành bài Luận này,em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tâm
của Thầy Trịnh Đặng Khánh Toàn, là giáo viên hướng dẫn, đã cho em nhiều ý kiến
quý báu thiết thực trong quá trình làm bài.

Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, các anh chị trong phòng Hành
chính - Nhân sự, phòng kinh doanh, phòng kế toán đã tạo thời gian và giúp đỡ tôi
hoàn thành bài Luận.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn và kính chúc thầy, cô cùng các anh chị
đang công tác tại công ty d
ồi dào sức khỏe và may nắn trong cuộc sống.

Bùi Thị Nhàn







v




XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP























vi




XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN






















Giáo viên hướng dẫn

vii



MỤC LỤC


MỞ ĐẦU trang 1
1. Tính cấp thiết và mục tiêu nghiên cứu của đề tài trang 1
2. Nội dung nghiên cứu đề tài trang 1
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài trang 2
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài trang 2
5. Kết cấu đề tài trang 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN PHẨM CỦA NGÀNH DU LỊCH
1.1 TỔNG QUAN VỀ LỊCH trang 4
1.1.1 Các khái niệm cơ bản về du lịch trang 4
1.1.2 Cạnh tranh và sức cạnh tranh của sản phẩm trang 6
1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của sản phẩm trang 8
1.1.4 Các công cụ cạnh tranh đối với sản phẩm du lịch. trang 14
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH SẢN
PHẨM CỦA CÔNG TY DU LỊCH Ê ĐEN trang 15
2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY DU LỊCH Ê ĐEN trang 15
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển trang 15
2.1.2 Lĩnh vực hoạt động trang 16
2.1.3 Cơ cấu tổ chức trang 19
2.1.4 Cơ cấu nguồn nhân lực trang 20
2.1.5 Tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh trang 21
2. 2 THỰC TRẠNG THU HÚT NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY
DU LỊCH Ê ĐEN trang 34
2.2.1 Điều kiện hiện có của công ty trang 34
2.2.2 Sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trang 38
2.3 PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH S
ẢN PHẨM CỦA
CÔNG TY DU LỊCH Ê ĐEN trang 41
2.3.1 Những thuận lợi và khó khăn trang 41
viii




2.3.2 Phân tích sức cạnh tranh của sản phẩm và ảnh hưởng của nó tới
hoạt động của công ty trang 45
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH VỀ
SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY DU LỊCH Ê ĐEN trang 49
3.1 ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU CỦA CÔNG TY DU LỊCH Ê ĐEN
TRONG THỜI GIAN TỚI trang 49
3.1.1 Định hướng của công ty trang 49
3.1.2 Mục tiêu của công ty trang 49
3.2
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH VỀ
SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY DU LỊCH Ê ĐEN TRONG THỜI GIAN TỚI
trang 50
3.2.1 Cơ sở đề ra giải pháp trang 50
3.2.2 Các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh về sản phẩm
của
công ty du lịch Ê Đen trang 52
3.2.2.1 Giải pháp ngắn hạn trang 52
3.2.2.2 Giải pháp dài hạn trang 54
3.3 KIẾN NGHỊ trang 57
3.3.1 Kiến nghị đối với công ty Ê ĐEN trang 57
3.3.1 Kiến nghị đối với nhà nước trang 58
KẾT LUẬN trang 59
Tài liệu tham khảo trang 60
Phu lục số 1 trang 61
Phu lục số 2 trang 61
Phụ lục 3 trang 62
Phụ lục số 4 trang 63


ix



CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT






































x



DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Mô hình năm áp lực cạnh tranh trang 12
Bảng 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức trang 19
Bảng 2.2 Cơ cấu trình độ nhân sự trang 20
Bảng 2.3 Chính sách văn bản pháp luật liên quan đến ngành du lịch trang 25
Bảng 2.4 Doanh thu của đối thủ cạnh tranh qua các năm từ 2007-2009 trang 37
Biều 2.5 Tỷ trọng doanh thu của Eden Travel so với những đối thủ cạnh trang 37
Biểu 2.6 Môi trường cạnh tranh đối với dòng sản phẩm của Eden Travel trang 40
Bi
ểu 2.7 Bảng ma trận hình ảnh cạnh trang 43
Biểu 3.1 Ma trận SWOT trang 50


















xi



DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỔ

Đồ thị 2.1 Doanh thu của Eden Travel từ 2007-2009 trang 22
Đồ thị 2.2 Số lượng khách đến với Eden Travel từ 2007-2009 trang 23
Đồ thị 2.3 Khách quốc tế đến TP.HCM 2007-2009 và dự kiến đến 2010 trang 27
Đồ thị 2.4 Doanh thu ngành du lịch tp. Hcm 2007-2009 và dự kiến 2010 trang 28
Biểu đồ 2.5 Số lượng doanh nghiệp lữ hành tại tp. HCm trang 29
Đồ thị 2.6 Mức đô nhận biết các thương hiệu trong nghành du lịch tại tp. HCM
trang 30
Đồ thị 2.7 Mức độ được nhớ đến củ

a các thương hiệu trong ngành du lịch TP. HCM
Trang 30
Đồ thị 2.8 Lượng khách của các doanh nghiệp qua các năm 2007-2009 trang 42

1



LỜI MỞ ĐẦU

1.TÍNH CẤP THIẾT VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Thực tiễn kinh doanh hiện nay cho thấy, trong nền kinh tế thị trường việc các
doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong sự cạnh tranh gay gắt là điều tất yếu. Hiện
nay du lịch được xem là ngành kinh tế mũi nhọn, đêm lại thu nhập lớn cho ngân sách
nhà nước, giải quyết được công ăn việc làm cho người lao động. Ngành du lịch phát
triển mạnh mẽ
đồng nghĩa với việc các công ty du lịch ra đời hàng loạt. Sự phát triển
về quy mô cũng như số lượng các doanh nghiệp du lịch nói chung và công ty lữ hành
nói riêng một mặt đã tạo ra bước trưởng thành của ngành du lịch, mặt khác tạo nên áp
lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.
Trong suốt thời gian qua Eden Travel luôn cố gắng nâng cao chất lượng và làm
phong phú thêm sản phẩm của mình. Tuy vậy, sản phẩm du lịch rất dễ bị sao chép b
ởi
đối thủ cạnh tranh. Việc khác biệt hóa là một vấn đề quan trọng trong môi trường
kinh doanh khốc liệt như hiện nay.
Nhận thức được vấn đề đó, với việc tổng hợp cơ sở lý luận, kết hợp phân tích
điều kiện thực tại của Eden Travel trên cơ sở đánh giá ưu điểm và nhược điểm, tôi
quyết định thực hiện
đề tài nghiên cứu “Các giải pháp nâng cao khả năng cạnh
tranh về sản phẩm của công ty TNHH MTV Du lịch Eden”. Tôi hy vọng đề tài sẽ

cung cấp nhiều thông tin bổ ích cho công ty để nâng cao khả năng cạnh tranh về sản
phẩm . Từ đó công ty ngày càng phát triển vững mạnh góp phần trong công cuộc thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước.
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.
Đánh gía thực trạng hoạt động củ
a Eden Travel trong thời gian qua. Tìm ra
những điểm mạnh, điểm yếu của công ty.
- Đánh giá tiềm năng phát triển của công ty trong hiện tại và tương lai. Phát
hiện ra cơ hội và tìm ra những mối đe dọa trong tương lai.
- Phân tích sức cạnh ranh của sản phẩm du lịch của Eden Travel đồng thời so
sánh sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh.
2



- Dựa vào những chiến lược và phát triển của công ty và nhu cầu của khách
hàng, đề ra một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty du lịch
Eden Travel trong giai đoạn 2010-2012.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu và tập hợp các kiến thức, cơ sở lý luận về ngành du lịch được sử
dụng trong doanh nghiêp Đề tài nghiên cứu khía cạnh nâng cao khả năng cạnh tranh
sản phẩm của công ty du lich Ê Đen giai đoạn 2007-2009.
Đề xuất giải pháp kiến nghị, khắc phục giải quyết những tồn tại trong giai đoạn
2010-2012.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.
Phương pháp thu thập số liệu:
Việc nghiên cứu thu thập số liệu, dữ liệu thông qua nhiều nguồn khác nhau :
Số liệu thứ cấp: kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua ba năm từ 2007-2009,
tình hình nhân sự, cơ cấu tổ chức, kết hợp với quan sát thực tế trong quá trình làm
việc tại công ty.

Ngoài ra, thông tin còn được thu thập từ sách báo, internet và sự giúp đỡ của
các phòng ban trong công ty.
Phương pháp phân tích số liệu.
Từ những số liệu đã phân tích được, tiến hành phân tích bằng những phương
pháp sau:
Phương pháp so sánh
:
Nhằm đối chiếu các chỉ tiêu, kết quả để thấy rõ hoạt động kinh doanh của Eden
Travel.
Phương pháp quy nạp
: Phân tích những vấn đề nhỏ, cụ thể rồi tiến hành kết
luận chung.
Phương pháp đồ thị và biểu đồ
:
Phương pháp phân tích SWOT
: nhằm phân tích và xử lý kết quả nghiên cứu về
môi trường kinh doanh, từ đó nhận ra các cơ hội, các mối đe dọa, các điểm mạnh và
điểm yếu giúp doanh nghiệp nhận ra những mặt có thể nâng cao khả năng cạnh tranh
và những mặt cần khắc phục.
Mô hình SWOT thường đưa ra 4 chiến lược cơ bản:
3



SO: Các chiến lược dựa trên ưu thế của công ty để tận dụng cơ hội thị trường.
WO: các chiến lược dựa trên khả năng các yếu điểm của công ty để tận dụng cơ hội
thị trường.
ST: Các chiến lược dựa trên ưu thế của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường.
WT: Các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua hoặc hạn chế tối đa các yếu điểm của
công ty để tránh các nguy cơ của thị trường.

Phương pháp ma trận hình ảnh cạnh tranh: nhận diện những đối thủ cạnh tranh chủ
yếu cùng những ưu và nhược điểm đặc biệt của họ. Ma trận hình ảnh cạnh tranh là sự
mở rộng các yếu tố bên ngoài vì nó bao gồm cả các yếu tố bên ngoài và bên trong có
tầm quan tr
ọng quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp.
5. KẾT CẤU CHUYÊN ĐỀ.
Ngoài phần mở đầu và kết thúc, đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về sản phẩm của ngành du lịch.
Chương 2: Thực trạng về khả năng cạnh tranh sản phẩm của của công ty du lịch
Eden.
Chương 3: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh về sản phẩm của công ty
du l
ịch Eden.








4



CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN PHẨM CỦA NGÀNH DU LỊCH.

1.1 TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH.
1.1.1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ DU LỊCH.

Định nghĩa du lịch: du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú
thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ
dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
¾ Khách du lịch
: là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường
hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.
Khách du lịch được phân loại như sau:
Khách tham quan: là khách du lịch đến viếng thăm một nơi nào đó dưới
24h đồng hồ và không ở lại qua đêm còn gọi là khách du ngoạn hay khách ở
trong ngày
Du khách: là khách du lịch lưu trú tại một qu
ốc gia hay một vùng khác
với nơi ở thường xuyên trên 24h và ở lại qua đêm tại đó với mục đích tham
quan, giải trí, nghỉ dưỡng, tham dự hội nghị, công tác, tôn giáo, thể thao, học
tập…
Khách du lịch quốc tế: pháp lệnh du lịch việt Nam theo điều 20 chương
V, những người được thống kê là khách du lịch quốc tế phải có những đặc
trưng cơ bản sau:
Là người nước ngoài, ng
ười Việt Nam cư trú ở nước ngoài vào Việt Nam du
lịch.
Công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du
lịch.
Khách tham quan quốc tế: một người đáp ứng các tiêu chuẩn trên
nhưng không ở qua đêm.
Khách du lịch nội địa: bất kỳ người nào ngụ tại một quốc gia nào, bất
kể quốc tịch gì đi du lịch đến một nơi khác với chỗ thườ
ng trú của mình trong
5




phạm vi quốc gia trong phạm vi 24h hay một đêm và vì bất kỳ lý do nào khác
hơn là thực hiện một hoạt động trả công tại nơi đến thăm.
Khách tham quan nội địa: một người đáp ứng các tiêu chuẩn của khách
du lịch nội địa nhưng không ở qua đêm.
¾ Sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch là các dịch vụ hàng hóa cung cấp cho du khách
được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác hợp lý các yếu tố tự nhiên,
xã hội với việc sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất, kỹ thuật, và lao
động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó.
Qua khái niệm trên cho thấy, sản phẩm du lịch bao gồm các yếu tố hữ
u hình và
vô hình tạo nên.
¾ Đặc tính của sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch mang tính trừu tượng, vô hình do đó nó khó bán hơn
các sản phẩm khác. Thực sự nó là một kinh nghiệm hơn là một món hàng vật
chất cụ thể mà khách hàng có thể kiểm tra trước khi mua. Khả năng phi cụ thể
này khiến cho các sản phẩm du lịch rất dễ bị các đối thủ cạnh tranh bắt chước
đây là thách thức rất lớn đối với nhà kinh doanh du lịch.
Sản phẩm lị
ch được bán cho du khách trước khi họ thấy hoặc hưởng thụ
nó. Đối với các sản phẩm khác người tiêu dung được nhìn thấy và lựa chọn sản
phẩm vừa ý thì họ mới trả tiền để mua sản phẩm đó. Còn đối với sản phậm du
lịch thì ngược lại du khách phải quyết định mua trước khi mặc dù họ không
biết được chất lượng sản phẩm cho tới khi họ sử dụng.
Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch xẩy ra cùng lúc, cùng nơi với việc sản
xuất ra chúng. Do đó để thực hiện quá trình tiêu thụ sản phẩm người mua hàng

được đưa đến nơi sản xuất và tiêu thụ tại chỗ.
Sản phẩm du lịch là loại sản phẩm tổng hợp các ngành kinh doanh khác
như nhà khàng khách sạn, hàng không…
Các sản phẩm du lịch thường ở xa nơi khách hàng lưu trú.
Sản phẩ
m du lịch không thể tồn kho.
Lượng cung cấp sản phẩm du lịch là cố định, trong một thời gian ngắn
không có cách nào gia tăng lượng cung cấp này.
6



Khách mua sản phẩm du lịch thường ít trung thành và không trung
thành với một sản phẩm du lịch, một công ty du lịch do đó tạo ra sự bất ổn về
nhu cầu của khách
Nhu cầu của khách hàng dễ bị that đổi vì sự dao động của tỷ giá tiền tệ
tình hình kinh tế bất ổn, biến động chính trị tại các nước có chính phủ không
ổn định.
1.1.2 CẠNH TRANH VÀ SỨC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨ
M.
¾ Định nghĩa cạnh tranh
:
Thuật ngữ “ cạnh tranh” được dùng ở đây là cách gọi tắt của cụm từ
cạnh tranh kinh tế - một dạng cụ thể của cạnh tranh.
Cạnh tranh xuất hiện trong quá trình hình thành và phát triển của sản xuất và
trao đổi hàng hóa. Do đó hoạt động cạnh tranh gắn liền với sự tác động của
quy luật thị trường như quy luật giá trị, quy luật cung cầu…
Do cách tiếp cận khác nhau, b
ởi mục đích nghiên cứu khác nhau nên
trong thực tế có nhiều quan niệm khác nhau về cạnh tranh.Kế thừa các quan

điểm của các nhà nghiên cứu chúng ta có thể thấy rằng: Cạnh tranh là quan hệ
nhằm phản ánh mối quan hệ giữa các chủ thể của nền kinh tế thị trường cùng
theo đuổi mục đích lợi nhuận tối đa. Đó là sự ganh đua giữa các chủ thể nhằm
giành đượ
c những điều kiện thuận lợi nhất để thu được lợi nhuận siêu ngạch về
phía mình. Cạnh tranh còn là phương thức giải quyết mâu thuẫn lợi ích kinh tế
giữa các chủ thể của nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh không quyết định bản
chất kinh tế - xã hội của các chế độ xã hội. Tính chất cạnh tranh bị chi phối bởi
bản chất kinh tế - xã hội của chế độ xã hội đó.
Với các quan niệm về cạnh tranh đã nêu trên, có thể rút ra khái niệm về
cạnh tranh như sau: “ cạnh tranh là việc đưa ra những chiến thuật chiến lược
phù hợp với tiềm năng của doanh nghiệp, xử lý tốt các chiến lược, chiến thuật
của đối thủ giành được lợi thế trong kinh doanh hoàng hóa và dịch vụ nhằm tối
đa hóa lợi nhuậ
n”.
¾ Các loại hình cạnh tranh:

Cạnh tranh quốc gia: theo ủy ban cạnh tranh công nghiệp của Tổng
thống Mỹ sử dụng định nghĩa cạnh tranh cho một quốc gia như sau:” cạnh
7



tranh của một quốc gia là mức độ mà ở đó dưới những điều kiện thị trường tự
do và công bằng có thể sản xuất các hàng hóa dịch vụ đáp ứng được đòi hỏi
của thị trường quốc tế đồng thời duy trì và mở rộng thu nhập thực tế nước đó”.
Theo báo cáo cạnh tranh toàn cầu: cạnh tranh của một quốc gia là khả
năng của nước đó đạt được những thành quả nhanh và bền vững về mức sống.
Nghĩa là đạt được tỷ lệ tăng tưởng cao được xác định bằng việc thay đổi tổng
sản phẩm quốc nội ( GDP) trên đầu người cao:

Cạnh tranh doanh nghiệp: cũng giống như quốc gia, các doanh nghiệp
hoạt động trong nền kinh tế cũng chịu đựng sự cạnh tranh gay gắt giữ
a các
doanh nghiệp với nhau.
Cạnh tranh của một doanh nghiệp có thể được định nghĩa như sau:”
cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng của doanh nghiệp đó trong việc tạo ra
doanh thu và lợi nhuận cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc gia và cạnh
tranh quốc tế”
Cạnh tranh sản phẩm: hiện nay do nền kinh tế phát triển, ngày càng
nhiều sản phẩm mới được tung ra thị trường và rất nhiều sản phẩm có thể thay
thế nhau. Chính vì thế trên thị trường xuất hiện sự cạnh tranh giữa các sản
phẩm, do đó có thể định nghĩa như sau:” cạnh tranh sản phẩm là việc các
doanh nghiệp đưa ra thị trường các sản phẩm cùng loại có khả năng thay thế
nhau”.
¾ Sức cạnh tranh của sản phẩm

Là khả năng sản phẩm đó tiêu thụ được nhanh trong khi có nhiều người
củng bán loại sản phẩm đó trên thị trường. Hay nói một cách khác, sức cạnh
tranh của sản phẩm được đo bằng thị phần của sản phẩm đó. Sức cạnh tranh
của sản phẩm phụ thuộc vào chất lượng, giá cả, tốc độ cung cấp dịch vụ đi
kèm, th
ương hiệu, quảng cáo… Nhưng năng lực cạnh tranh của sản phẩm lại
được định đoạt bởi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Sẽ không có năng
lực cạnh tranh của sản phẩm cao khi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản
xuất, kinh doanh sản phẩm đó thấp.
Ở đây cũng cần phân biệt năng lực cạnh tranh của sản phẩ
m và năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp, đó là hai phạm trù khác nhau nhưng có quan hệ
8




hữu cơ với nhau. Năng lực cạnh tranh có được do năng lực của sản phẩm tạo
ra, nhưng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp không chỉ do năng lực cạnh
tranh của sản phẩm quyết định mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tồ khác nữa.
Tuy nhiên năng lực cạnh tranh của sản phẩm có ảnh hưởng rất lớn và thể hiện
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC CẠNH TRANH
SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP.
Nhân tố thuộc về doanh nghiệp.

Nguồn lực: đây chính là những người tạo ra dịch vụ trực tiếp hoặc gián
tiếp. Đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp sẽ là những người quyết định các
hoạt động quản lý kinh doanh, kinh doanh cái gì, sản phẩm tốt cho ai … Mỗi
quyết định của họ có một ý nghĩa hết sức quan trọng liên quan đến sự tồn tại,
phát triển hay diệt vong của doanh nghiệp. Chính họ là ngườ
i quyết định khả
năng cạnh tranh của công ty.
Cơ sở vật chất kỹ thuật: Cơ sở vật chất kỹ thuật khang trang cùng đội
ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm, phù hợp với quy mô của doanh nghiệp chắc
chắn sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của công ty lên rất nhiều. Cơ sở vật chất
tốt, chất lượng đảm bảo, chất lượng dị
ch vụ hợp lý sẽ làm tăng sự hài lòng của
khách hàng đối với sản phẩm.
Khả năng tài chính của doanh nghiệp: Đây là yếu tố quan trọng quyết định
khả năng kinh doanh cũng như chỉ tiêu hàng đầu đánh giá quy mô của doanh
nghiệp. Bất cứ một hoạt động đầu tư, mua sắm thiết bị hay quảng cáo… đều phải
được tính toán dựa trên thực trạng tài chính của doanh nghiệp. M
ột doanh nghiệp
có tài chính mạnh sẽ đảm bảo được khả năng cạnh tranh cao.

Khả năng tổ chức quản lý: được thể hiện thông qua cơ cấu tổ chức, tác phong
làm việc của các thành viên, mối quan hệ giữa các bộ phận. Một bộ máy được vận
hành một cách nhịp nhàng, thông suốt chắc chắc chắn sẽ góp phần nâng cao khả
năng cạnh tranh và ngược lại. Để có được t
ổ chứ quản lý tốt doanh nghiệp cần phải
tạo ra quy chế làm việc. Các quy định về trách nhiệm và quyền lợi cho các cá
nhân, mối quan hệ giữa các bộ phận trong doanh nghệp. Khả năng tổ chức quản lý
còn phụ thuộc vào khả năng quản lý, tổ chức của những người làm công tác quản
9



lý trong doanh nghiệp. Do đó đội ngũ quản trị viên phải được đào tạo một cách có
hệ thống, phù hợp với các đặc điểm của doanh nghiệp.
Quy mô kinh doanh và uy tín: Chúng ta đều biết một trong năm nguyên nhân
độc quyền của doanh nghiệp đó là doanh nghiệp đó có tính kinh tế nhờ quy mô. Nó
ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, tạo uy tín cho doanh nghiệp.
Uy tín của doanh nghiệp được hình thành từ sự tin tưở
ng của khách hàng vào sản
phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp đó. Được hình thành sau một thời gian dài hoạt
động trên thị trường và là một tài sản vô hình mà doanh nghiệp nhất thiết phải giữ
dìn và làm giàu thêm tài sản đó.
Nhân tố thuộc về khách quan:

Môi trường vĩ mô:
Yếu tố kinh tế: tác động lớn đến kinh doanh du lịch, yếu tố này có thể kéo theo
sự thay đổi của thu nhập dân cư tác động đến nhu cầu du lịch. Ngoài ra còn có các
yều tố thuộc về nhà nước như chính sách phát triển du lịch của các quốc gia, số
lượng doanh nghiệp tham gia thị trường và như vậy mức độ cạnh tranh sẽ trở nên
gay gắt. trái lại nền kinh t

ế trong giai đoạn suy thoái, tỷ lệ lạm phát tăng cao làm
cho giá cả tăng, sức mua của người dân bị sụt giảm, các doanh nghiệp phải tìm mọi
cách giữ chân khách hàng do đó sự cạnh tranh trên thị trường càng khốc liệt hơn.
Yếu tố văn hóa: nền văn hóa của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia là yếu tố tạo nên
động cơ du lịch.
Yếu tố pháp luật: hệ thố
ng pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ cũng
như lợi ích các doanh nghiệp du lịch. Nó gián tiếp hoặc trực tiếp ảnh hưởng đến mỗi
khách du lịch.
Yếu tố chính trị: tuy gián tiếp nhưng lại chịu chi phối tổng thể và toàn diện đến
kinh doanh du lịch.
Các yếu tố khác: bao gồm sự phát triển của khoa học công nghệ, dân số, tài
nguyên, môi trường,



10



Môi trường cạnh tranh:
Các lý thuyết của Porter về áp lực cạnh tranh và cá các nhân tố xác định lợi thế
cạnh tranh không bắt nguồn từ lĩnh vực du lịch, chỉ mãi sau này các nhà khoa học du
lịch mới áp dụng lý thuyết này cho ngành du lịch.
Theo porter, bản chất của lập chiến lược cạnh tranh là liên hệ một công ty với
môi trường hoạt động của công ty đó, Trong cuốn sách “ Chiến lược cạnh tranh”
(1980) Porter đề xuất năm áp lực để tìm hi
ểu môi trường cạnh tranh.
Trạng thái cạnh tranh trong ngành du lịch cũng như trong bất kỳ ngành kinh
doanh khác phụ thuộc vào năm áp lực cạnh tranh này. Sức mạnh củ các áp lực cạnh

tranh xác định tiềm năng lợi nhuận của từng tiểu ngành( ví dụ: điều phối Tour Du
lịch, hãng hàng không, các công viên giải trí… ) trong đó tiềm năng du lịch được đo
bằng sinh lợi dài hạn từ vốn đầu tư. Không phải m
ọi tiểu ngành trong ngành du lịch
đều có tiềm năng giống như tổng lợi nhuận tiềm năng của tất cả các ngành nói chung.
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: những đối thủ của ngành mang lại một năng lực
sản xuất mới, họ mong muốn chiếm lĩnh một thị phần nào đó và thường là những
nguồn lực to lớn. Giá bán có thể bị kéo xuống hoặc chi phí của doanh nghiệp đặt
trước có thể bị tăng lên và kết quả làm giảm mức lợi nhuận.
Tính chất cường độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện tại trong ngành phụ thuộc
vào các yếu tố:
Số lượng đối thủ cạnh tranh: ngành càng có nhiều đối thủ cạnh tranh thì mức
độ cạnh tranh ngày càng gay gắt. Một số doanh nghiệp tin rằng họ có thể thay đổi
chiến lược mà ko bị các doanh nghi
ệp khác nhận thấy và tin một số khác lại có lầm
tưởng về sức cạnh tranh của bản thân. Những doanh nghiệp dạng này sẽ chủ động tấn
công để thiết lập lại trật tự thị trường theo mong muốn của mình, làm thị trường trở
nên lộn xộn.
Tốc độc tăng trưởng của ngành: trong ngành có tốc độ tăng trưởng chậm, dung
lượng thị trườ
ng hầu như không được mở rộng. khi đó cuộc cạnh tranh trong ngành sẽ
trở thành cuộc chiến thị phần. Nếu một doanh nghiệp muốn tăng thị phần nó buộc
lòng phải giành giật thị phần của các doanh nghiệp khác. Đó chắc chắn là một cuộc
chiến gay gắt, vì liên quan đến sự sống còn của các doanh nghiệp.
11



Sự khác biệt của sản phẩm và chi phí biến đổi: Nếu sản phẫm của doanh
nghiệp không có sự khác biệt và chi phí chuyển đổi thấp thì việc lựa chọn của khách

hàng sẽ dựa vào giá cả và cung cách phục vụ. Kết quả sẽ xẩy ra một cuộc chiến sống
còn giữa giá cả và cung cách phục vụ giữa các doanh nghiệp trong ngành. Ngược lại
khi có sự khác biệt cao giữa các sản phẩm thì khách hàng sẽ tìm được một một số
nhãn hiệu sản phẩm đáp ứng tố nhất nhu cầu của mình, từ đó hình thành sự trung
thành với các nhãn hiệu đó
Tính đa dạng của ngành: sự đa dạng của ngành phụ thuộc vào sự đa dạng về
chiến lược, nguồn gốc và con người của đối thủ hiện hữu. Khi sự đa dạng của ngành
cao các doanh nghiệp ph
ải mất một thời gian dài tìm hiểu và đánh giá sau đó mới
hình thành nên một trật tự trong ngành. Thông thường, các đối thủ cạnh tranh đến từ
nước ngoài sẽ đóng góp đáng kể cho sự đa dạng của ngành do có sự khác biệt về
nhiều mặt( đặc biệt là văn hóa kinh doanh và mục tiêu chiến lược).
Đối thủ cạnh tranh hiện tại: cuộc tranh đua giữa các đối thủ hiện tại x
ẩy ra vì một
hoặc nhiều đối thủ cảm thấy bị chèn ép hoặc thấy cơ hội để cải thiện vị trí của mình.
Sản phẩm thay thế: trong du lịch, các doanh nghiệp không lo lắng nhiều về sản
phẩm thay thế do đặc tính của sản phẩm du lịch. Tuy nhiên chính những đặc tính đó
khiến cho sản phẩm du lịch rất dễ bị sao chép, doanh nghiệp không thể độc quyền
trong vi
ệc cung cấp sản phẩm. Bên cạnh đó cón có nhiều hình thức khác nhau. Tự
phục vụ là một hình thức thay thế cho nơi nghỉ ngơi trong khách san; các chuyến tàu
cao tốc có thể thay thế cho các chặng bay ngắn; bán hàng trực tuyến có thể thay thế
cho dữ chỗ bằng máy tính, trong một chừng mực nào đó; và Internet là một mối đe
dọa đối với các công ty lữ hành truyền thống chuyên bán những sản phẩm kinh điển
không ph
ức tạp. Các sản phẩm thay thế làm hạn chế sinh lợi tiềm năng của một ngành
thông qua việc đặt ra một mức trần đối với mức giá mà doanh nghiệp trong ngành có
thế có lãi. Tuy nhiên còn có những mối đe dọa sâu xa hơn. Du lịch nội địa có thể là sự
thay thế xuất sắc cho du lịch nước ngoài, và những thú tiêu khiển riêng có thể dữ chân
du khách ở nhà. Xét tổng thể, mối đe dọa của những sản phẩm thay thế là một thực tế

trong ngành du lịch.
12



Khách hàng: là một phần không thể tách rời của doanh nghiệp. Sự tín nhiệm
của khách hàng là tài sản có giá trị nhất của doanh nghiệp. Một vấn đề quan trọng
khác liên quan đến khách hàng là khả năng trả giá của họ. Người mua có ưu thế có
thể làm lợi nhuận của ngành giảm xuống bằng cách:
Ép giá người bán
Đòi hỏi người bán nâng cao khả năng phục vụ;
Đòi hỏi người bán cung cấp nhiều dị
ch vụ hơn;
Làm cho các đối thủ cạnh tranh chống lại nhau;
Thông thường người mua có thể phát huy một thế lực đáng kể đối với người bán. Sức
cạnh trạnh đàm phán của người mua cũng chịu ảnh hưởng bởi trình độ am hiểu của
họ.
Nhà cung ứng: các nhà cung ứng có thể khẳng định quyền lực của mình đối
với các thành viên trong cuộc thương lượng bằ
ng cách đe dọa tăng giá dẫn đến việc
chèn ép lợi nhuận của doanh nghiệp
Hình 1.1 Mô hình năm áp lực cạnh tranh










(Nguyễn Thị Liên Diệp- Quản trị học)
Sản phẩm
thay thế
Các đối thủ
tiềm ẩn
Các đối thủ
cạnh tranh
trong ngành

Người mua

Người cung
cấp
13



Bản thân đặc tính của sản phẩm: Do đặc tính đặc biệt của sản phẩm Du lịch
nên việc nâng cao sức cạnh tranh khó hơn các sản phẩm thông thường. Từ khái niệm
về du lịch, ta có thể thấy sản phẩm du lịch có ba thành phần chủ yếu sau:
Những thành phần tạo lực hút: Bao gồm tài nguyên thiên nhiên, và tài nguyên
nhân văn, để thỏa mãn nhu cầu tham quan, thưởng ngoạn của du khách đó là những
cảnh quan thiên nhiên đẹ
p nổi tiếng, các kỳ quan, các di sản văn hóa, các di tích lịch
sử, tôn giáo, phong tục tập quán…
Cơ sở dữ liệu( điều kiện vật chất để phát triển du lịch) bao gồm mạng lưới cơ
sở lưu trú như khách sạn, làng du lịch để phục vụ nhu cầu lưu trú của khách, cửa hàng
phục vụ ăn uống, cơ sở phục vụ cho việc vui chơi giả
i trí của khách, hệ thống các

phương tiện vận chuyển nhằm phục vụ việc đi lại của khách.
Dịch vụ du lịch: Đây được xem là bộ phận hạt nhân của sản phẩm du lịch, việc
thự hiện nhu cầu chi tiêu du lịch của khách hàng không tách rời các loại dịch vụ mà
nhà kinh doanh du lịch cung ứng. Để tìm hiểu vì sao đây là bộ phận hạt nhân của du
lịch ta sẽ tìm hiể
u thế nào là dịch vụ.
Theo tiến sĩ Ernst Sagemueller “ Du lịch là phương pháp, thái độ và cách làm
cho khách hàng của chúng ta hài lòng về sản phẩm mà ta cung cấp cho họ, Dịch vụ
phải được chuẩn bị thật tốt trước khi khách hàng đến”. Nhân tố chính để du khách
chọn sản phẩm du lịch của ta hay của đối thủ cạnh tranh là dịch vụ bởi vì dịch vụ
không chỉ là những gì khách hàng đã đặt mà phải là điều gì đ
ó hơn cả sự kỳ vọng, yêu
cầu của khách hàng.
Dịch vụ du lịch là một quy trình hoàn chỉnh, là sự kết hợp các dịch vụ đơn lẻ
tạo nên, do vậy, phải tạo ra sự phối hợp hài hòa, đồng bộ trong sản phẩm chỉnh thể để
đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
Và điều đặc biệt quan trọng là để mang sản phẩm du lịch
đến với du khách với
những dịch vụ tốt nhất chúng ta cần phải có sự phục vụ của đội ngũ nhân viên.
14



1.1.4 Các công cụ cạnh tranh đối với sản phẩm du lịch.
Giá cả:

Về cơ bản, giá của một sản phẩm trên thị trường được hình thành thông qua
quan hệ cung cầu. Người bán và người mua thỏa thuận với nhau để đi đến mức giá
cuối cùng đảm bảo hai bên cùng có lợi. Giá cả đóng vai trò quyết định trong việc mua
hay không mua của khách hàng. Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh của

các doanh nghiệp” khách hàng là thượng đế” họ có quyền lựa chọn những gì họ cho
là t
ốt nhất, và cùng loại sản phẩm với chất lượng tương đương nhau, chắc chắn họ sẽ
lựa chọn mức giá thấp hơn.
Chất lượng dịch vụ:

Nếu như trước kia, giá cả được xem là yếu tố cạnh tranh thì ngày nay nó đã
phải nhường chỗ cho chi tiêu chất lượng và dịch vụ. Trên thực tế, cạnh tranh bằng
giá là “ biện pháp nghèo nàn” vì nó làm giảm phần lợi nhuận thu được mà ngược lại
cùng một loại sản phẩm, chất lượng dịch vụ nào tốt, đáp ứng được yêu cầu thì người
tiêu dung cũng sẵn sàng mua cho dù mức giá đó có cao hơn mộ
t chút.
Chất lượng sản phẩm và dịch vụ là vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp. Một khi
chất lượng sản phẩm và dịch vụ không được đảm bảo cũng có nghĩa doanh nghiệp bị
mất đi khách hàng, mất thị trường sẽ dẫn tới suy yếu và phá sản.
Thương hiệu công ty
:
Đối với khách hàng khi sử dụng sản phẩm du lịch, họ thường không trung
thành với một doanh nghiệp duy nhất mà luôn tìm đến sản phẩm của những doanh
nghiệp khác để lựa chọn sản phẩm tốt nhất. Bên cạnh đó khách hàng sử dụng sản
phẩm du lịch đồng thời với việc bỏ tiền ra mua nên họ không biết trước được chất
lượng. Do đó thương hiệu c
ũng như uy tín của doanh nghiệp giúp cho khách hàng yên
tâm hơn trong việc chọn mua sản phẩm của doanh nghiệp đó góp phần nâng cao tính
chuyên nghiệp trong ngành

×