Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

Giải pháp Marketing nhằm phát triển thị trường xuất khẩu sản phẩm dệt may của công ty sản xuất và xuất nhập khẩu Vinateximex

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (504.52 KB, 90 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

1

GVHD:ThS Nguyễn Quang Huy

LỜI MỞ ĐẦU

B

ước sang thế kỉ 21, xu thế quốc tế hoá ngày càng mạnh mẽ, phân công lao
động càng trở nên sâu sắc.Hầu hết các quốc gia đều mở cửa nền kinh tế để

tận dụng triệt để hiệu quả lợi thế so sánh của mình. Đặc biệt là đối với một nước
đang phát triển như Việt Nam .Hiện, Việt Nam đang trong giai đoạn cơng nghiệp
hố, hiện đại hố đất nước.Muốn hoàn thành được mục tiêu to lớn này,chúng ta cần
phải có một tiềm lực kinh tế đủ lớn .Trong đó,sự phát triển của một số ngành cơng
nghiệp mũi nhọn chính là tiền đề cho công cuộc xây dựng đất nước đi đến thành
cơng.Là ngành giữ vai trị chủ đạo trong nền kinh tế của đất nước, ngành dệt may
trong những năm gần đây đang có những bước tiến đáng kể. Bên cạnh vai trị cung
cấp hàng hố cho thị trường nội địa, ngành dệt may cũng đã vươn tới các thị trường
nước ngoài.Sản phẩm của ngành ngày càng đa dạng, phong phú.Tốc độ tăng trưởng
và khả năng mở rộng xuất khẩu của ngành đã giúp nhà nước thu về một lượng khá
lớn ngoại tệ.
Tuy nhiên,việc khai thác mọi tiềm năng vốn có của ngành dệt may nước nhà
vẫn chưa được khai thác triệt để. Mặt khác, năng lực cạnh tranh của ngành tuy có
tăng nhưng vẫn chưa thực sự có được sức cạnh tranh mang tầm quốc tế.
Sức cạnh tranh kém khiến khả năng mở rộng thị trường của ngành cũng như
của chính các doanh nghiệp dệt may cịn nhiều hạn chế. Hiện nay, Việt Nam đang
diễn ra tình trạng nhiều sản phẩm của các cơng ty có chất lượng tốt, giá rẻ nhưng lại
khó cạnh tranh với sản phẩm cùng loại trên thị trường cả nước ngồi lẫn nội


địa.Khơng trở thành nổi bật là do doanh nghiệp chưa có chiến lược kinh doanh một
cách rõ ràng để tận dụng “ưu thế linh hoạt” của mình. Ngồi ra,nhiều doanh nghiệp
vẫn chưa thực sự quan tâm và hiểu biết sâu sắc về môi trường, khả năng xây dựng
chiến lược marketing thực thi và khả năng ra quyết định về các chiến lược sản
phẩm, giá cả, kênh phân phối, đội ngũ bán hàng còn yếu.
Với mong muốn giải quyết được phần nào những khó khăn trong việc xây
dựng các chiến lược Marketing nhằm đẩy mạnh việc xúc tiến và phát triển thị
Nguyễn Thị Thuý Quỳnh

Lớp Thương mại 46B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

2

GVHD:ThS Nguyễn Quang Huy

trường xuất khẩu của ngành dệt may nói chung và của cơng ty cổ phần sản xuất xuất nhập khẩu dệt may nói riêng, tơi đã lựa chọn đề tài: ”Giải pháp Marketing
nhằm phát triển thị trường xuất khẩu sản phẩm dệt may của công ty sản xuất
và xuất nhập khẩu Vinateximex”.
Bài luận dựa trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển những thị trường trọng
yếu của công ty để từ đó đưa ra các giải pháp Marketing nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh và khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty.
Với phương pháp duy vật biện chứng, so sánh, tổng hợp phân tích, kết hợp
những kết quả thống kê với sự vận dụng lí luận làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.Hơn
nữa bài luận còn vận dụng các quan điểm, đường lối phát triển, các chính sách kinh
tế của Đảng và Nhà nước để khái quát, hệ thống và khẳng định các kết quả nghiên
cứu.
Bài luân tốt nghiệp gồm ba chương:


CHƯƠNG I: “Một số vấn đề lí luận cơ bản về phát triển thị trường
xuất khẩu theo định hướng Marketing” nêu nên sự cần thiết khách quan của
việc phát triển thị trường xuất khẩu đối với các cơng ty xuất nhập khẩu.Bên cạnh đó
là các khái niệm về Marketing và vai trị của nó đối với sự mở rộng và phát triển các
thị trường xuất khẩu.Cách thức triển khai các chiến lược Marketing.

CHƯƠNG II: “Thực trạng phát triển thị trường xuất khẩu của
Vinateximex theo định hướng Marketing”giới thiệu tổng quan về cơng ty
Vinateximex, tình hình hoạt động xuất khẩu và thực trạng sử dụng các tham số
Marketing mix trong việc phát triển thị trường xuất khẩu của công ty.

CHƯƠNG III: “Một số giải pháp Marketing nhằm phát triển thị
trường xuất khẩu của công ty Vinateximex”.Chương này đề cập tới một số
dự báo, mục tiêu và định hướng xuất khẩu của ngành và của công ty trong những
năm sắp tới.Tiếp đến là các giải pháp Marketing chủ yếu nhằm phát triển thị trường
xuất khẩu.Cuối cùng là các kiến nghị với nhà nước và với tổng công ty dệt may
nhằm thực hiện các giải pháp trên.

Nguyễn Thị Thuý Quỳnh

Lớp Thương mại 46B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

3

GVHD:ThS Nguyễn Quang Huy


CHƯƠNG I: THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU VÀ SỰ CẦN THIẾT
KHÁCH QUAN CỦA PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU
I. Thị trường xuất khẩu và sự cần thiết khách quan của phát triển
thị trường xuất khẩu tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
1. Khái niệm, các yếu tố cấu thành và đo lường thị trường xuất khẩu
1.1. Khái niệm
Thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp có thể được hiểu là các nhóm khách
hàng tiềm năng với những nhu cầu tương tự đối với sản phẩm hoặc lĩnh vực kinh
doanh thương mại mà doanh nghiệp có dự án kinh doanh, trong mối quan hệ với các
nhân tố của môi trường kinh doanh và điều kiện cạnh tranh quốc tế.

1.2. Các yếu tố cấu thành thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp
- Nguồn cung thị trường: liên quan đến khả năng và các yếu tố ảnh hưởng
đến nguồn cung cấp các yếu tố kinh doanh của doanh nghiệp
- Nguồn cầu thị trường (nguồn tiêu thụ của doanh nghiệp):
+ Người môi giới trung gian: là các doanh nghiệp hay tổ chức nước ngồi
đứng ra kí kết hợp đồng mua bán với doanh nghiệp xuất khẩu rồi sau đó bán lại cho
người tiêu dùng cuối cùng nước ngoài.
+ Người tiêu dùng cuối cùng: là người tiêu thụ hàng hoá cuối cùng hay cũng
chính là đối tượng các doanh nghiệp xuất nhập khẩu (XNK) cần phục vụ.Nói cách
khác thì người tiêu thụ cuối cùng là người quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp
trên thị trường.
+ Gía: là lượng tiền phải trả cho hàng hoá hay dịch vụ, bao gồm giao hàng,
chiết giá, bảo hành…hoặc các điều khoản có thể được xem như điều kiện mua bán
và khơng được thanh tốn tách biệt trong các giao dịch và thực hiện thương mại của
công ty trên thị trường xuất khẩu.

Nguyễn Thị Thuý Quỳnh


Lớp Thương mại 46B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

4

GVHD:ThS Nguyễn Quang Huy

1.3.Đo lường thị trường xuất khẩu
1.3.1.Đo lường thị trường hiện tại của doanh nghiệp xuất khẩu
Để đo lường mức độ tiềm năng của một thị trường hiện tại ta tiến hành
nghiên cứu một nhóm thị trường xác định.
-Phân đoạn thị trường tồn cầu ra thành những nhóm thị trường nhỏ.Cần
tiến hành điều chỉnh để qui mô giữa các thị trường đồng đều.
-Miêu tả các đặc tính điển hình có trong mỗi nhóm để làm cơ sở nhận dạng
và xem xét tính tương thích với khả năng kinh doanh của cơng ty
-Chọn một hoặc một vài nhóm để phân tích chi tiết từ đó có cơ sở cho việc
đánh gía tiềm năng thị trường
Cần nghiên cứu một số chỉ tiêu phản ánh dung lượng thị trường như số
lượng khách hàng, thu nhập và mức chi dùng của người tiêu dùng, tốc độ tăng
trưởng bình qn,tỉ lệ lạm phát…
Ngồi ra, có thể đánh giá dung lượng thị trường thông qua việc đánh giá
dung lượng thị trường tiềm năng. Nếu sẵn có các tài liệu về tình hình tiêu thụ sản
phẩm trên thị trường, ta có thể sử dụng phương pháp loại trừ để xác định được
sức bán tiềm năng của một công ty như sau:
Sức bán tiềm năng =mức bán hiện tại + mức bán có thể giành được từ đối
thủ cạnh tranh + lượng khách hàng thu hút thêm+ mức tăng thị phần từ thị
trường tiềm năng.
1.3.2.Đo lường thị trường tiềm năng của doanh nghiệp xuất khẩu

Để xác định được dung lượng của thị trường tiềm năng công ty cần dự báo
được tốc độ tăng trưởng của thi trường này .Bên cạnh mức độ tăng trưởng của thị
trường hiện tại, công ty cũng cần xem xét đến việc tạo ra doanh thu tiềm năng
thông qua việc phối hợp các công cụ Marketing một cách có hiệu quả.

Nguyễn Thị Thuý Quỳnh

Lớp Thương mại 46B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

5

GVHD:ThS Nguyễn Quang Huy

2. Yêu cầu khách quan của việc phát triển thị trường xuất khẩu đối với
các cơng ty xuất nhập khẩu
2.1. Tính tất yếu khách quan của phát triển thị trường xuất khẩu.
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, khi tham gia vào các hoạt
động kinh doanh thì mục tiêu lợi nhuận ln được xem là mục tiêu quan trọng,sống
cịn của doanh nghiệp.Để đạt được mục đích này thì đối với các doanh nghiệp
thương mại nói chung và doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói riêng phải ln có một
đầu ra(thị trường tiêu thụ) ổn định và nhiều tiềm năng.Mặt khác, kim ngạch xuất
khẩu ngày càng tăng luôn là mục tiêu mà mỗi quốc gia ln phấn đấu.Bởi nhờ có
xuất khẩu,bản thân doanh nghiệp và nhà nước sẽ thu được một lượng ngoại tệ lớn
nhằm thực hiện sự nghiệp cơng nghiệp hóa- hiện đại hố đất nước.Muốn thế thì các
doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu phải không ngừng mở rộng và phát triển
thị trường xuất khẩu để tăng doanh số bán và tăng lợi nhuận.Từ đó mới tạo được
nguồn thu nhằm tái sản xuất kinh doanh, giúp doanh nghiệp tồn tại và đứng vững

trong một môi trường kinh doanh nhiều biến động và rủi ro như hiện nay.
Ngày nay, không ai có thể phủ nhận sức mạnh của tồn cầu hố.Tồn cầu hố
một xu thế khách quan, có tác động mạnh mẽ đến mỗi quốc gia, dân tộc và mỗi cá
nhân con người.Tại sao lại nói "Tồn cầu hóa là một xu thế khách quan"?Bởi động
lực của "tồn cầu hóa" là sự phát triển của lực lượng sản xuất, mà lực lượng sản
xuất thì khơng ngừng lớn mạnh. Ðây là quy luật chung nhất cho mọi thời đại, mọi
chế độ xã hội. Trong thời đại ngày nay, khi mà các yếu tố của sản xuất đã được
quốc tế hóa một cách sâu sắc, khơng một quốc gia nào có thể đạt được tăng trưởng
kinh tế với tốc độ cao nhằm rút ngắn khoảng cách phát triển nếu không tham gia
vào quá trình này, nhất là tồn cầu hóa ln gắn với cải cách cơ cấu kinh tế của
từng nước dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu giữa các nước..Đi theo xu hướng chung
của thời đại, VN cũng không tránh khỏi việc phải chịu những ảnh hưởng tiêu cực từ
q trình tồn cầu hoá.Tuy nhiên, vượt lên tất cả là việc chúng ta sẽ được hưởng
những lợi ích to lớn mà tồn cầu hoá đã mang lại.Và đối với các doanh nghiệp VN,
đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thì đó là :
Nguyễn Thị Thuý Quỳnh

Lớp Thương mại 46B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

6

GVHD:ThS Nguyễn Quang Huy

 Thông qua xuất khẩu, doanh nghiệp sẽ mở rộng thêm được nhiều thị trường
tiêu thụ.
 Khi thị trường nội địa trở nên dư thừa hàng hố thì việc tiêu thụ sản phẩm ở
các thị trường nước ngồi là lối thốt duy nhất cho các doanh nghiệp, kết

quả nhà xuất khẩu có thể phân bổ chi phí cố định cho nhiều sản phẩm, hạ
thấp giá thành, nâng cao lợi nhuận.
 Giảm thiểu rủi ro trong q trình kinh doanh do có nguồn đầu ra tương đối
rộng lớn.
 Mở rộng chu kì sống của sản phẩm
 Khai thác lợi thế hiện có trên các thị trường tiềm năng
 Tăng thu nhập do nhượng bản quyền, đặc quyền kinh tiêu
 Nâng cao hiểu biết về cạnh tranh quốc tế
 Tăng lợi nhuận dẫn đến tái đầu tư mở rộng kinh doanh
 Tạo việc làm cho nhiều lao động……
Tóm lại, việc tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế là một xu thế bắt buộc,
một yêu cầu khách quan cho bất cứ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát
triển.

2.2. Thực chất của phát triển thị trường xuất khẩu
 Xét theo chiều rộng thì phát triển thị trường là việc lơi kéo khách hàng bao

gồm cả khách hàng hiện có, khách hàng tiềm năng và khách hàng của đối thủ
cạnh tranh vào việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp ,giúp tăng doanh số
bán với khách hàng hiện tại trên thị trường xuất khẩu.

Nguyễn Thị Thuý Quỳnh

Lớp Thương mại 46B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

7


GVHD:ThS Nguyễn Quang Huy

 Xét theo chiều sâu thì phát triển thị trường xuất khẩu là việc phân đoạn, cắt

lớp thị trường định xuất khẩu để thoả mãn nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Phát triển thị trường theo chiều sâu là làm cho sản phẩm thoả mãn từng lớp
nhu cầu, từ đó phát triển theo chiều rộng.mục tiêu….
Như vậy, phát triển thị trường xuất khẩu chính là làm tăng số lượng sản phẩm được
bán trên thị trường nước ngoài đồng thời tạo ra sự đa dạng các chủng loại hàng hoá
của doanh nghiệp trên thị trường đó.Dù phát triển thị trường xuất khẩu theo chiều
hướng nào thì đối với các doanh nghiệp xuất khẩucũng cần phải làm tốt cơng tác
nghiên cứu, thăm dị thị trường, nghiên cứu dung lượng thị trường, lựa chọn thị
trường.

3. Chức năng và vai trò của Marketing đối với việc phát triển thị trường
xuất khẩu của doanh nghiệp
Kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, bản thân mỗi doanh
nghiệp phải luôn chấp nhận rủi ro.Khả năng không tiêu thụ được sản phẩm luôn
luôn xảy ra và thông thường là rất lớn.Chính vì lẽ đó, Marketing được nghiên cứu
và phát triển nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh thương mại của các
doanh nghiệp. Muốn đảm bảo được thị trường đầu ra một cách tốt nhất buộc các
doanh nghiệp phải lựa chọn và chỉ mở rộng những đoạn thị trường nước ngồi có
thể đáp ứng tốt nhất.Toàn bộ các phương án lựa chọn và thoả mãn các phân đoạn thị
trường đều nằm trong hoạt động Marketing.Marketing qui định mức độ và các
thành tố của chiến lược.Nó có vai trị quan trọng trong việc phát triển thị trường của
các doanh nghiệp.
 Môi trường ở mỗi thị trường kinh doanh khác nhau là khác nhau. Chính vì
vậy,nó buộc các doanh nghiệp phải điều chỉnh các hoạt động của mình cho
thích hợp , đáp ứng được mọi địi hỏi của mơi trường bên ngồi ,lựac chọn
phương thức kinh doanh,điều chỉnh các hoạt động sao cho hiệu quả.


Nguyễn Thị Thuý Quỳnh

Lớp Thương mại 46B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

8

GVHD:ThS Nguyễn Quang Huy

 Marketing chỉ ra những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp, tạo điều
kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khai thác một cách triệt để các cơ hội kinh
doanh, giảm bớt rủi ro trong hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu của
doanh nghiệp.
 Marketing giúp doanh nghiệp có thêm sức mạnh để vươn ra thị trường tồn
cầu từ đó đảm bảo được các mục tiêu lợi nhuận, mục tiêu tăng trưởng và
phát triển.

II.Phát triển thị trường xuất khẩu theo định hướng Marketing.
1. Khái niệm về Marketing, Marketing quốc tế và Marketing xuất khẩu.
 Theo quan điểm của McCarthy: Marketing là quá trình thực hiện các hoạt
động nhằm đạt được các mục tiêu của một tổ chức thơng qua việc đốn trước
các nhu cầu của khách hàng hoặc người tiêu thụ để điều khiển các dịng hang
hố dịch vụ thoả mãn các nhu cầu từ nhà sản xuất tới các khách hàng hoặc
người tiêu thụ.
 Marketing quốc tế: khái niệm marketing quốc tế chỉ khác khái niệm

Marketing ở chỗ là hàng hoá và dịch vụ được tiếp thị ra khỏi phạm vi biên

giới của một quốc gia.Dù sự khác biệt này là khơng lớn song nó lại có ý
nghĩa thay đổi quan trọng trong cách quản trị Marketing, cách giải quyết các
trở ngại Marketing, việc xây dựng và thực hiện các chính sách Marketing.
 Marketing xuất khẩu (là 1 trong 3 nội dung chính của Marketing quốc tế): là

hoạt động Marketing nhằm giúp các doanh nghiệp đưa hàng hoá xuất khẩu ra
thị trường bên ngoài. Như vậy, Marketing xuất khẩu khác Marketing nội địa
là các nhà Marketing phải nghiên cứu nền kinh tế mới, kể cả mơi trường luật
pháp, chính trị, văn hố xã hội đều khác với điều kiện, mơi trường trong
nước; buộc các doanh nghiệp phải thay đổi kế hoạch Marketing trong nước
để đưa hàng hoá thâm nhập thị trường nước ngoài.
Nguyễn Thị Thuý Quỳnh

Lớp Thương mại 46B


9

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD:ThS Nguyễn Quang Huy

2. Qúa trình tiến hành Marketing xuất khẩu.
 Phân tích điểm mạnh,điểm yếu: mục tiêu là để khẳng định cơng ty có đủ
điều kiện để xuất khẩu hay không, trước khi đi đến những quyết định có thể
gây lãng phí cơng sức và tiền của.Cần lưu ý đến kế hoạch phát triển nền kinh
tế quốc dân,lĩnh vực được nhà nước khuyến khích để được hưởng ưu đãi từ
chính phủ.Phải làm rõ mục tiêu lớn của xuất khẩu là hướng đến thị trường
mục tiêu, cơ cấu tổ chức sao cho phù hợp với khả năng tài chính,kĩ thuật và
trình độ cán bộ cơng nhân viên.

 Phân tích và nhận biết sản phẩm dành cho xuất khẩu: mục đích là tìm ra
những sản phẩm có nhu cầu tiêu thụ trên thị trường mà cơng ty có khả năng
đáp ứng.
 Nhận biết được thị trường xuất khẩu tiềm năng
 Xếp hạng thứ tự ưu tiên thị trường tiềm năng
 Phân tích cụ thể để đưa ra các quyết định chọn thị trường xuất khẩu
 Xây dựng kế hoạch Marketing
KẾ HOẠCH MARKETING

TT
I

MỤC LỤC
Tóm tắt tổng quát

NỘI DUNG
Giới thiệu những vấn đề chính của Cơng ty, những

II

vấn đề giải quyết về mặt Marketing
Nghiên cứu môi trường Nghiên cứu mơi trường kinh tế, luật pháp, chính trị,

Marketing
văn hóa
III Phân tích điểm mạnh, Điểm mạnh
yếu
IV Mục tiêu
V Chiếnlược


Điểm yếu
Doanh số, thị phần, lợi nhuận
Đề ra các chiến lược để đạt mục tiêu

Marketing
VI Kế hoạch hoạt động
VII Kết quả dự báo

Các bước, khoảng thời gian, phương tiện
Dự báo khối lượng, kết quả tài chính

3. Nội dung của Marketing xuất khẩu

Nguyễn Thị Thuý Quỳnh

Lớp Thương mại 46B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

10

GVHD:ThS Nguyễn Quang Huy

3.1. Nghiên cứu thị trường thế giới
Thị trường thế giới của doanh nghiệp là tập hợp những khách hàng nước ngoài
tiềm năng của doanh ngiệp đó.
- Nghiên cứu thị trường thế giới là q trình thu thập tài liệu và các thơng tin về thị
trường, so sánh và phân tích các thơng tin đó, rút ra kết luận về xu hướng biến động
của thị trường thế giới trong từng ngành, nhóm hàng tạo cơ sở để xây dựng các

chiến lược Marketing của doanh nghiệp.
- Khi quyết định ra nước ngồi cơng ty cần xác định mục tiêu và chính sách
marketing quốc tế.Cụ thể là:
 Tìm kiếm các thơng tin đại cương: diện tích nước sở tại.dân số, tốc độ phát
triển hàng năm,ngơn ngữ , các vùng và trung tâm công nghiệp quan trọng,
địa lí, khí hậu ,truyền thống,tập qn …..
 Mơi trường kinh tế,tài chính,cơ sở hạ tầng bao gồm:
 Chỉ tiêu GNP và GDP/đầu người.
 Tình hình sản xuất và sản lượng của một quốc gia nào đó về từng mặt
hàng cụ thể.
 Tỉ giá hối đoái và sự biến động giá của nó, chọn đồng tiền để báo giá.
 Hệ thống ngân hàng quốc gia và quốc tế.
 Tình hình lạm phát, giảm phát, thiểu phát.
 Cơ sở hạ tầng: hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, khả năng giải
phóng phương tiện các sân bay,bến cảng;hệ thống điện nước; hệ thống
kho tàng.
 Cơ sở hạ tầng của thương mại: bán buôn, bán lẻ, hội chợ, triển lãm,
công ty quảng cáo, tổ chức tư vấn, nghiên cứu marketing.
 Môi trường luật pháp-chính trị
 Thái độ của chính phủ với ngoại thương: bảo hộ mậu dịch hay mậu
dịch tự do.
 Tổ chức quốc tế mà quốc gia đó đã tham gia.

Nguyễn Thị Thuý Quỳnh

Lớp Thương mại 46B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


11

GVHD:ThS Nguyễn Quang Huy

 Các thủ tục hải quan, thuế hải quan, những qui định và các yếu tố
ảnh hưởng đến buôn bán.
 Hạn ngạch xuất nhập khẩu.
 Luật pháp trong quảng cáo của từng nước.
 Luật chống bán phá giá…
Môi trường cạnh tranh



 Bằng sản phẩm: đưa ra sản phẩm cao, bao bì đẹp hơn.
 Bằng giá: định giá thấp hơn đối thủ, giảm giá.
 Bằng hệ thống phân phối: dành nhiều ưu đãi cho các thành viên trong
hệ thống kênh phân phôi.
 Bằng quảng cáo, khuyến mãi.
 Dịch vụ sau bán hàng tốt hơn đối thủ cạnh tranh.
 Phương thức thanh toán thuận lợi.
 Mơi trường văn hố xã hội
 Ảnh hưởng đến hành vi, thái độ của khách hàng .Sự khác biệt về văn
hoá sẽ ảnh hưởng đến cách thức giao dịch, hình thức quảng cáo,
khuyến mãi.
 Đặc điểm văn hố xã hội khác nhau ở mỗi nước thường được thể hiện
ở các mặt như quan niệm về thời gian, không gian, tôn giáo, ngôn
ngữ.Hiểu rõ những nét đặc trưng của từng nền văn hoá là cơ sở để tạo
nên sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng .Đồng thời chủ
động trong đàm phán kinh doanh.


3.2. Chiến lược thâm nhập thị trường thế giới
3.2.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chiến lược thâm nhập thị
trường thế giới.
Chiến lược này được hiểu là một hệ thống các quan điểm mục tiêu định hướng,
những phương thức thâm nhập thị trường trong các chiến lược marketing để đưa
sản phẩm thâm nhập có hiệu quả vững chắc trên thị trường thế giới .Do đó, cần chú
trọng các vấn đề sau:
Nguyễn Thị Thuý Quỳnh

Lớp Thương mại 46B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

12

GVHD:ThS Nguyễn Quang Huy

 Xây dựng những quan điểm mục tiêu định hướng thâm nhập thị trường thể
giới một cách hợp bởi những quan điểm mục tiêu định hướng này chỉ ra
phương hướng phát triển chung cùng với mục tiêu cần phải đạt được trong
một giai đoạn nhất định của quá trình thâm nhập thị trường thế giới.Như
vậy,mỗi doanh nghiệp xuất khẩu khi xây dựng chiến lược thâm nhập thị
trường thế giới phải quán triệt những quan điểm mục tiêu định hướng thâm
nhập thị trường thế giới của cả nước,của địa phương nhằm đảm bảo phát
triển xuất khẩu theo mục tiêu đã định
 Xác định những nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn các phương án thâm
nhập thị trường thế giới của các doanh nghiệp và lựa chọn phương thức
thâm nhập hợp lí.
 Xây dựng và thực hiện những chiến lược marketing mix trong từng giai

đoạn cụ thể.
Những nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chiến lược
 Đặc điểm của thị trường mục tiêu là điều chủ yếu cần xem xét khi xây dựng
cách thức thâm nhập vì mơi trường cạnh tranh kinh tế xã hội, chính trị, luật
pháp ở các nước thường khơng giống nhau.
 Đặc điểm của sản phẩm: tính thương phẩm của hàng hố.Những hàng hố có
giá trị cao cần kĩ thuật cao cấp đòi hỏi phải tiếp xúc trực tiếp, giải thích phẩm
chất của thương phẩm và yêu cầu dịch vụ sau bán hàng .Những hàng hoá dễ
hư hỏng đòi hỏi mua bán trực tiếp nhanh, tổ chức phân phối nhanh; những
sản phẩm cồng kềnh đòi hỏi giảm thiểu đoạn đường chuyên chở.
 Đặc điểm của khách hàng: số lượng khách hàng, sự phân tán theo vùng, tập
quán mua sắm, mơi trường văn hố mà họ chịu ảnh hưởng.
 Đặc điểm của hệ thống trung gian: sẽ là trở ngại lớn cho những nhà sản xuất
nào muốn thâm nhập thị trường mới với sản phẩm mới khi mà hầu hết các
nhà trung gian chỉ lựa chọn những sản phẩm có nhãn hiệu hàng hố bán
chạy, hoa hồng cao.

Nguyễn Thị Thuý Quỳnh

Lớp Thương mại 46B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

13

GVHD:ThS Nguyễn Quang Huy

 Tiềm lực của doanh nghiệp:là nhân tố chủ quan nói lên khả năng và điều
kiện của doanh nghiệp trong tiến trình thâm nhập thị trường

Đối với các công ty đa quốc gia trên thế giới có tiềm lực mạnh có thể thực hiện
chiến lược thâm nhập từng thị trường khác nhau trên cơ sở chủ động lựa chọn các
phương thức thâm nhập theo khả năng của doanh nghiệp.Nhưng đối với các doanh
nghiệp có qui mơ nhỏ ,trung bình ,trình độ khoa học kĩ thuật và khả năng tài chính
hạn chế khơng nên lựa chọn chiến lược thâm nhập thị trường bằng việc tổ chức sản
xuất ở nước ngoài mà nên xuất khẩu sản phẩm trực tiếp hoặc gián tiếp ra thị trường
nước ngoài.
3.2.2. Những chiến lược thâm nhập thị trường thế giới

3.2.2.1. Chiến lược thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất ở nước ngoài
 Nhượng bản quyền(licensing):là một phương thức điều hành của một doanh
nghiệp có bản quyền cho một doanh nghiệp khác thông qua việc họ được sử
dụng các phương thức sản xuất ,các bằng sang chế,bí quyết công nghệ ,nhãn
hiệu,tác quyền,chuyển giao công nghệ , trợ giúp kĩ thuật .Hình thức này có
một số ưu ,nhược điểm sau:
 Ưu: doanh nghiệp có bản quyền thâm nhập thị trường với mức rủi ro thấp
hoặc có thể thâm nhập thị trường mà ở đó bị hạn chế bởi hạn ngạch nhập
khẩu, thuế nhập khẩu cao.Doanh nghiệp có bản quyền có thể sử dụng
cơng nghệ tiên tiến hoặc nhãn hiệu nổi tiếng .Do đó sản xuất sản phẩm có
chất lượng cao để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
 Nhược: doanh nghiệp khơng kiểm sốt được bên được nhượng bản quyền
so với việc tự thiết lập ra các cơ sở sản xuất do chính mình điều hành.Khi
hợp đồng nhượng quyền chấm dứt doanh nghiệp có thể đã tạo ra một đối
thủ cạnh tranh mới.
 Sản xuất theo hợp đồng: là sự hợp tác hoặc chế tạo hoặc lắp ráp sản phẩm do
nhà sản xuất thực hiện ở thị trường nước ngoài.
 Ưu: cho phép doanh nghiệp thâm nhập thị trường thế giới rủi ro ít hơn các
hình thức khác.Khai thác mạnh sản phẩm mới ở thị trường mới .Tránh được
Nguyễn Thị Thuý Quỳnh


Lớp Thương mại 46B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

14

GVHD:ThS Nguyễn Quang Huy

những vấn đề về vốn đầu tư, lao động, hàng rào thuế uan và phi thuế
quan.Tạo ra sự ảnh hưởng của nhãn hiệu trên thị trường mới.Gía thành sản
phẩm có thể hạ nếu giá nhân công, giá nguyên vật liệu tại nơi sản xuất thấp.
 Nhược: doanh nghiệp ít kiểm sốt qui trình sản xuất ở nước ngồi.Khi hợp
đồng chấm dứt doanh nghiệp có thể tạo ra một đối thủ cạnh tranh mới.
 Hoạt động lắp ráp: thể hiện sự kết hợp giữa xuất khẩu và sản xuất ở nước
ngoài.Hoạt động lắp ráp cũng có thể tận dụng với tiền lương thấp, dẫn đến
giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.
 Hợp đồng quản trị là hình thức tham gia vào thị trường thế giới với mức rủi
ro thấp và nó giúp cho cơng ty tạo ra lợi tức ngay từ buổi đầu.
 Liên doanh: là một tổ chức kinh doanh trong đó 2 hoặc nhiều bên có chung
quyền sở hữu, quyền quản lí, điều hành hoạt đọng và được hưởng các quyền
lợi về tài sản.
 Đầu tư trực tiếp: khi một doanh nghiệp có đủ kinh nghiệm về xuất khẩu và
nếu có 1 thị trường nước ngồi đủ lớn, họ sẽ thành lập cơ sở sản xuất ở nước
ngoài. Ưu của phương pháp này là tiết kiệm chi phí vận chuyển, tạo ra sản
phẩm thích hợp với thị trường nước ngồi, kiểm sốt hồn tồn sản xuất kinh
doanh.Tuy nhiên, nhược của nó là sự rủi ro sẽ lớn hơn so với các hình thức
thâm nhập trên.

3.2.2.2 Chiến lược thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất trong nước.

Đây là phương thức thâm nhập thị trường được các quốc gia đang phát triển
vận dụng để đưa sản phẩm của mình thâm nhập thị trường quốc tế thơng qua xuất
khẩu.Phương thức này rất quan trọng với quá trình phát triển nền kinh tế quốc dân
bởi:
 Sẽ tạo nguồn vốn quan trọng để thoả mãn nhu cầu nhập khẩu và tích luỹ phát
triển sản xuất trong nước.
 Đẩy mạnh xuất khẩu được xem là yếu tố quan trọng để kích thích sự tăng
trưởng nền kinh tế quốc dân.Nhờ đẩy mạnh xuất khẩu sẽ cho phép mở rộng
qui mô sản xuất,nhiều ngành nghề mới ra đời phục vụ cho xuất khẩu.
Nguyễn Thị Thuý Quỳnh

Lớp Thương mại 46B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

15

GVHD:ThS Nguyễn Quang Huy

 Kích thích các doanh nghiệp trong nước đổi mới trang thiết bị và công nghệ
sản xuất để đáp ứng các yêu cầu của thị trường về qui cách chủng loại hang
hoá, chất lượng sản phẩm…
 Góp phần tích cực để nâng cao mức sống của người dân.
 Đẩy mạnh xuất khẩu có vai trị tăng cường hợp tác quốc tế giữa các nước.
Có 2 hình thức xúât khẩu:
 Hình thức xuất khẩu trực tiếp: hình thức này địi hỏi doanh nghiệp phải tự
lo bán trực tiếp các sản phẩm của mình ra nước ngồi.Hình thức này nên áp
dụng cho những doanh nghiệp có trình độ và qui mơ sản xuất lớn, được phép
xuất khẩu trực tiếp, có kinh nghiệm trên thương trường và nhãn hiệu hàng

hố của cơng ty đã có mặt trên thị trường thế giới.
 Ưu điểm: mang lại lợi nhuận cao cho công ty nếu công ty nắm chắc
được nhu cầu thị trường, thị hiếu khách hàng.
 Nhược: nếu cơng ty khơng có sự am hiểu thị trường hoặc không kịp
nắm bắt thông tin về thị trừơng thế giới và đối thủ cạnh tranh thì rủi ro
là rất lớn.
 Hình thức xuất khẩu gián tiếp: hình thức này khơng địi hỏi phải có sự tiếp

xúc trực tiếp giữa người mua và người bán mầ nhà sản xuất sẽ nhờ người
hoặc tổ chức trung gian có chức năng xuất khẩu trực tiếp. Về cơ bản, xuất
khẩu gián tiếp thường được sử dụng đối với các cơ sở sản xuất có qui mơ
nhỏ, khơng đủ điều kiện xuất khẩu trực tiếp, chưa quen biết thị trường, khách
hàng và chưa thông thạo các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu. Xuất
khẩu gián tiếp bao gồm các hình thức sau:
 Các cơng ty quản lí xuất khẩu (EMC): là các cơng ty quản lí xuất khẩu

cho các cơng ty khác.Nhà xuất khẩu nhỏ do thiếu kinh nghiệm hoặc
không đủ khả năng về vốn để tự tổ chức bộ máy xuất khẩu riêng sẽ thơng
qua EMC để xuất khẩu sản phảm của mình.Các EMC khơng mua bán
trên danh nghĩa của mìnhmà thực hiện mọi hoạt động kinh doanh trên
danh nghĩa chủ hang.Thông thường ,chủ hang sẽ quyết định chính sách
Nguyễn Thị Thuý Quỳnh

Lớp Thương mại 46B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

16


GVHD:ThS Nguyễn Quang Huy

giá cả,điều kiện bán hang ,quảng cáo…còn EMC giữ vai trò cố vấn, thực
hiện các dịch vụ liên quan đến xuất nhập khẩu .
 Thơng qua khách hàng nước ngồi: đây là hình thức xuất khẩu thơng qua

các nhân viên của cơng ty nhập khẩu nước ngồi .Họ là những người có
hiểu biết về điều kiện cạnh tranh trên thị trường thế giới.Khi thực hiện
hình thức này, các doanh nghiệp xuất khẩu cần phải tìm hiểu kĩ khách
hàng để thiết lập quan hệ làm ăn bền vững với thị trường nước ngoài.
 Qua uỷ thác xuất khẩu: những người hoặc tổ chức uỷ thác thường là đại

diện cho những người mua nước ngoài cư trú trong nước của nhà xuất
khẩu.Nhà uỷ thác xuất khẩu hành động vì lợi ích của người mua và người
mua trả tiền uỷ thác.Bán hang cho nhà uỷ thác là một phương thức thuận
lợi cho xuất khẩu.Việc thanh tốn thường được đảm bảo nhanh chóng cho
nhà sản xuất và những vấn đề về vận chuyển hang hố hồn toàn do các
nhà uỷ thác xuất khẩu chịu trách nhiệm.
 Qua môi giới xuất khẩu: môi giới xuất khẩu thực hiện chức năng liên kết
nhà xuất khẩu với nàh nhập khẩu. Người môi giới được nhà xuất khẩu uỷ
nhiệm và trả hoa hồng cho hoạt động của họ.
 Qua hãng bn xuất khẩu: hàng bn xuất khẩu thường hay đóng tại

nước xuất khẩu và mua hàng của người chế biến hoặc nhà sản xuất, sau
đó họ tiếp tục thực hiện các nghiệp vụ xuất khẩu và chịu mọi rủi ro liên
quan đến xuất khẩu.

3.3. Chính sách sản phẩm quốc tế.
3.3.1.Định nghĩa:
Sản phẩm là tổng số tất cả những thoả mãn về tâm lí hay vật chất mà người mua

(hay người sử đụng) nhận được do việc mua hay sử dụng sản phẩm.
 Sản phẩm bao gồm sản phẩm vật chất, dịch vụ, con người, địa điểm, tổ chức
và ý tưởng.
 Dãy sản phẩm: là tập hợp những kiểu mẫu (kiểu, cỡ, loại) một sản phẩm
được thương mại hoá tại một thị trường riêng biệt nào đó.
Nguyễn Thị Thuý Quỳnh

Lớp Thương mại 46B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

17

GVHD:ThS Nguyễn Quang Huy

 Hệ sản phẩm: là một tập hợp những dãy sản phẩm được thương mại hoá của
một nhà sản xuất hoặc cung cấp cho một kênh phân phối nào đó.
 Thành phần và yếu tố của sản phẩm:
 Thành phần trọng tâm: là chất của sản phẩm.
 Thành phần mục tiêu: bao gồm những yếu tố nhiều hay ít tuỳ theo
mục tiêu, ý đồ của doanh nghiệp, mục tiêu của doanh nghiệp có ý gì
khi đưa ra các thành phần đó vào sản phẩm.
 Thành phần bổ sung: bao gồm dịch vụ hậu mãi, bảo hành, tín dụng, cơ
sở giao hàng…
3.3.2. Qúa trình hình thành và phát triển một sản phẩm
 Sản phẩm mới: là mới đối với mục đích của doanh nghiệp, chúng ta khơng
quan tâm đến nười tiêu dùng có xem chúng là mới hay không.Sản phẩm mới
bao gồm:
 Sản phẩm mới hoàn toàn là sản phẩm xuất phát từ phát minh, sáng

kiến hoàn toàn mới để đáp ứng cho một nhu cầu hoàn toàn mới.
 Sản phẩm mới cải tiến hoặc hồn thiện từ sản phẩm hiện có.
 Sản phẩm cũ được tiêu thụ tại thị trường mới
 Sản phẩm bổ sung cho sản phẩm hiện có.
 Sản phẩm hiện có được sản xuất bằng kĩ thuật mới và có khả năng chi
phí hạ hơn nhiều so với trước
 Qúa trình phát triển sản phẩm mới:
 Ý tưởng chung: thu thập những ý kiến hình thành sản phẩm mới, xuất
phát từ khách hàng, bản thân nội bộ doanh nghiệp, từ đối thủ cạnh tranh, của
những người bán buôn bán lẻ, trung gian, đại lí,cung cấp,từ các trung tâm,
viện nghiên cứu, các đơn vị thiết kế ,các chuyên gia ,chuyên viên.
 Gạn lọc ý tưởng: thành lập hội đồng khoa học kĩ thuật gồm chuyên
gia thiết kế, kinh doanh, kĩ thuật …am hiểu về sản phẩm và thị trường.
 Phân tích kinh doanh:để xem kế hoạch phát triển sản phẩm có khả thi
và hiệu quả hay khơng
Nguyễn Thị Th Quỳnh

Lớp Thương mại 46B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

18

GVHD:ThS Nguyễn Quang Huy

 Phát triển sản phẩm : sản phẩm cần được bổ sung những gì và như thế
nào
 Thử nghiệm thị trường:nếu thị trường khơng chấp nhận thì phải loại
bỏ sản phẩm

 Thương mại hố sản phẩm
 Quản lí chất lượng
 Quản lí chất lượng toàn diện (TQM): là mối quan tâm hàng đầu
trong thập niên 1990, các doanh nghiệp đua nhau tìm kiếm một mơ
hình quản lí chất lượng tuyệt đối hồn hảo thay vì phải thường xuyên
điều chỉnh chất lượng cho phù hợp từng lúc và không chắc chắn.
 ISO 9000: hệ thống quản lí chất lượng ISO 9000 được hình thành vào
cuối thập niên 1980 bởi tổ chức quốc tố về tiêu chuẩn hoá,hệ thống
này qui định 5 tiêu chuẩn kĩ thuật và 12 công đoạn từ lúc nguyên liệu
đưa vào nhà máy đến khi sản phẩm được đưa ra thị trường.
 Nghiên cứu và phát triển(R&D)
Là một nghiên cứu khoa học dựa trên cơ sở lí thuyết và ứng dụng,chọn lọc và thay
đổi các quan niệm ,các mẫu nghiên cứu hướng đến sự phát triển cuối cùng của quá
trình thương mại và của sản phẩm.R&D vừa khám phá các phương pháp kĩ thuật
sản xuất mới và các sản phẩm mới vừa đưa các phát minh này ra thị trường.Đối với
các cơng ty xuất khẩu vừa và nhỏ thì ln luôn tập trung công tác R&D để thâm
nhập sản phẩm của họ vào một thị trường nào đó.
3.3.3. Quyết định hệ sản phẩm
 Thị phần tương đối: là thị phần mà sản phẩm đang có được.
 Suất tăng trưởng thị trường: là tỉ lệ mà thị trường đang có nhu cầu để dãy
sản phẩm phát triển thêm.
 Chu kì sống của sản phẩm: bao gồm 4 giai đoạn :giới thiệu, tăng
trưởng,bão hồ và suy thối.Với cùng một sản phẩm nhưng khả năng cùng
một lúc có nhiều giai đoạn của chu kì sống khác nhau trên thị trường thế
giới.Sự khác biệt này sẽ tạo ra nhiều khó khăn đối với nhà quản lí ,đặc biệt là
Nguyễn Thị Thuý Quỳnh

Lớp Thương mại 46B



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

19

GVHD:ThS Nguyễn Quang Huy

một sản phẩm có trên 2 giai đoạn của chu kì sống ở cùng một thời điểm, lúc
đó việc thực hiện chính sách sản phẩm quốc tế rất phức tạp bởi sẽ có sự khác
nhau về các mức độ quảng cáo ,cạnh tranh , chính sách giá…
 Tiêu chuẩn hố sản phẩm: nếu một công ty chỉ sản xuất ra một hệ sản
phẩm theo một tiêu chuẩn giống nhau, một kiểu dáng giống nhau, cùng một
lúc chào hàng cho cả thị trường nội địa lẫn thị trường nước ngồi thì gọi là
tiêu chuẩn hố sản phẩm.
 Thích nghi hố sản phẩm: sản phẩm được sản xuất để thích nghi với từng
nhu cầu khá nhau của người mua hay một nhóm người mua hoặc thị trường
nước ngồi thì gọi là sản phẩm được sản xuất thích nghi với thị trường.
Chiến lược sản phẩm tập trung trên các chính sách xem xét đến việc tiêu chuẩn
hoá sản phẩm hay sản phẩm được sản xuất thích nghi với mơi trường.Đây là vấn đề
trọng tâm đối với tất cả các nhà xuất khẩu kinh doanh ở nhiều thị trường thế giới
khác nhau.

3.4. Định giá sản phẩm quốc tế.
3.4.1.Định nghĩa:
 Gía cả là giá trị trao đổi mà người tiêu dùng sẵn sàng trả để đổi lấy lợi ích
của việc sử dụng một loại hàng hố
 Gía cả là một tập hợp những cái khơng hài lịng mà người mua sẵn sàng chịu
đựng để đạt được một tập hợp những lợi ích.
 Gía cả là một chỉ số về chất lượng được cảm nhận bởi người tiêu dùng.
3.4.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến giá xuất khẩu
 Chi phí: là nhân tố quyết định đến việc hình thành giá cả. Định giá dựa trên

cơ sở chi phí là một phương pháp đơn giản phù hợp với doanh nghiệp trong
điều kiện thiếu thông tin về khả năng và sức mua của khách hàng.Gía thành
biên tế: xem các chi phí trực tiếp và gián tiếp để sản xuất và bán một sản
phẩm xuất khẩu là một mức tính tối thiểu để định giá sản phẩm.

Nguyễn Thị Thuý Quỳnh

Lớp Thương mại 46B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

20

GVHD:ThS Nguyễn Quang Huy

 Gía sàn: là giá thành từ giá thành biên tế cộng với chi phí trực tiếp cho xuất
khẩu: chi phí vận chuyển, chi phí nghiên cứu thị trường và kiểm tra khả năng
tài chính của khách hàng, chi phí thơng tin liên lạc quốc tế, chi phí cải tiến
sản phẩm. Phương pháp định giá sản phẩm theo chi phí là cách tính được xác
định bởi giá trị thay vì giá trị sử dụng.
 Điều kiện thị trường: giá trị sử dụng được xác định bởi người mua tạo nên
giá trần.Việc định giá theo giá trị sử dụng là một qúa trình liên tục của việc
điều chỉnh giá sản phẩm xuất khẩu cho phù hợp với sự dao động của giá trị
sử dụng trên thị trường nước ngoài.
 Sự cạnh tranh: các điều kiện về chi phí tạo ra giá sàn, các điều kiện về nhu
cầu tạo ra giá trần thì những điều kiện cạnh tranh để quyết định giá xuất khẩu
nằm ở đâu giữa hai giới hạn đó.Một thị trường cạnh tranh hồn haỏ thì nhà
xuất khẩu rất ít có quyền định đoạt đối với giá cả. Trong một thị trường cạnh
tranh khơng hồn hảo hoặc độc quyền thì nhà xuất khẩu có một số quyền hạn

để định giá cho phù hợp với phân khúc thị trường đã lựa chọn trước đó.
 Sự ảnh hưởng của chính trị và luật pháp: nhà xuất khẩu phải tuân theo
luật pháp nước ngoài khi muốn xuất khẩu hàng hoá sang nước khác như:
biểu thuế nhập khẩu, hạn chế trong nhập khẩu, luật chống bán phá giá, chính
sách tiền tệ.
 Chính sách của cơng ty và marketing hỗn hợp: trước khi quyết định giá
cho sản phẩm xuất khẩu, cơng ty phải có chính sách riêng của mình. Xuất
khẩu có thể nhằm những mục tiêu sau: lợi nhuận, doanh số bán, mở rộng
đường cầu của sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường….
3.4.3. Chiến lược định giá xuất khẩu cơ bản:
 Chiến lược giá hớt váng: đây là chính sách định giá cao giúp nhà xuất khẩu
dạt lợi nhuận cao trong một thời gian nhất định.Chiến lược này sẽ định giá
cao trong một thời gian sau đó hạ giá để thu hút thị phần mới.Điều kiện để áp
dụng:
 đường cầu không co giãn theo giá
Nguyễn Thị Thuý Quỳnh

Lớp Thương mại 46B



×