Báo cáo thực tập tổng hợp
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế thị trường đang bước vào giai đoạn khó khăn nhất trong
thập niên tiên của thế kỷ 21 với sự suy thoái của hàng loạt các nền kinh tế lớn
mạnh nhất thế giới như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản Cơn bão suy thoái cũng
đã ít nhiều ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam, và đây là giai đoạn các doanh
nghiệp phải cạnh tranh khốc liệt để tồn tại và thích ứng với nền kinh tế thị
trường. Do vậy, nhu cầu thông tin cho quá trình quản lý hoạt động sản xuất
kinh doanh hiện nay càng trở nên cấp thiết và hệ thống kế toán ngày càng
chứng tỏ được vai trò sống còn đối với các doanh nghiệp.
Kế toán là một khoa học mà vấn đề nghiên cứu và cập nhật kiến thức là
rất cần thiết vì gắn liền với nó là một hệ thống các văn bản quy phạm pháp
luật, quy định, hướng dẫn chi tiết từng vấn đề cụ thể. Nghiên cứu có thể giúp
ta hiểu được bản chất của vấn đề cần tìm hiểu nhưng quan trọng hơn là cần
phải biết được vấn đề đó trên thực tế diễn ra như thế nào, vận dụng lý luận
vào thực tế ra sao, đó là lý do phải kết hợp “học” với “hành”, “lý luận” với
“thực tiễn”. Đây cũng chính là cơ sở để khẳng định tầm quan trọng của quá
trình thực tập tốt nghiệp.
Thông qua thời gian thực tập tốt nghiệp, sinh viên có thể được tiếp cận
với hoạt động kinh doanh và công tác hạch toán kế toán của một doanh
nghiệp cụ thể, từ đó có cơ hội để vận dụng những kiến thức lý thuyết chuyên
ngành vào việc quan sát, tổng hợp, đánh giá thực tế, giải quyết những bất cập
của doanh nghiệp đó. Trên cơ sở đó sinh viên có thể nâng cao được năng lực
nghiên cứu khoa học và năng lực thực hành của mình, giúp ích rất nhiều cho
công việc trong tương lai.
Với những kiến thức đã tích lũy được trong quá trình học tập và giai
đoạn thực tập tổng hợp tại Chi nhánh Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu
Intimex tại Hà Nội em đã có được những hiểu biết chung nhất về tổ chức, tình
hình hoạt động kinh doanh và công tác kế toán tại đơn vị để hoàn thành bản
1
Báo cáo thực tập tổng hợp
“Báo cáo thực tập tổng hợp tại Chi nhánh Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu
Intimex tại Hà Nội”.
Báo cáo của em, ngoài Lời mở đầu và Kết luận gồm 3 phần:
Phần 1: Tổng quan chung về Chi nhánh Công ty Cổ phần xuất
nhập khẩu Intimex tại Hà Nội
Phần 2: Thực trạng kế toán tại Chi nhánh Công ty Cổ phần xuất
nhập khẩu Intimex tại Hà Nội
Phần 3: Nhận xét, đánh giá chung về tổ chức kế toán tại Chi nhánh
Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Intimex tại Hà Nội
Em xin chân thành cảm ơn ThS Trương Anh Dũng đã tận tình hướng
dẫn và tập thể cán bộ công nhân viên Chi nhánh Công ty Cổ phần xuất
nhập khẩu Intimex tại Hà Nội đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập
tổng hợp. Do hạn chế về mặt nhận thức nên trong quá trình thực hiện không
tránh khỏi những sai sót, em rất mong được sự góp ý của cô để em hoàn thiện
báo cáo này.
2
Báo cáo thực tập tổng hợp
PHẦN 1
TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP
KHẨU INTIMEX TẠI HÀ NỘI
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Công ty Cổ
phần xuất nhập khẩu Intimex Hà Nội
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu
Intimex Hà Nội
Tên đơn vị: CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU
INTIMEX TẠI HÀ NỘI
+ Tên tiếng Anh: VIETNAM INTIMEX JOINT STOCK CORPORATION
Tên Công ty viết tắt: INTIMEX
Trụ sở chính: 96 Trần Hưng Đạo - Hoàn Kiếm - Hà Nội
Điện thoại: 043.9424247/ 39424565 Fax: 043.9424250
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103038680 do Sở kế hoạch và đầu
tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 01 tháng 7 năm 2009.
Công ty XNK Intimex được thành lập ngày 10/08/1979 với tên gọi ban
đầu là Công ty XNK nội thương, là doanh nghiệp đầu tiên làm xuất nhập khẩu
của Bộ Nội thương.
Trong những năm 1979 -1989, công ty là đơn vị chính cung cấp hàng
tiêu dùng của các nước XHCN cho nhân dân cả nước và tạo ra việc làm cho
hàng vạn người lao động sản xuất hàng hoá xuất khẩu. Công ty XNK Intimex
đã góp phần to lớn vào nhiệm vụ chính trị của Nhà nước giao phó và trở thành
doanh nghiệp nổi tiếng và cung cấp hàng tiêu dùng nhập khẩu của các nước
XHCN và thu mua hàng TCMN xuất khẩu.
3
Báo cáo thực tập tổng hợp
Thời kỳ 1989 -1990: công ty XNK Intimex là doanh nghiệp khởi
xướng đề nghị chính phủ cho phép nhập khẩu hàng tiêu dùng của các nước tư
bản để thu hồi ngoại tệ cho người lao động, học tập, công tác ở nước ngoài
bước đầu tạo ra nguồn hàng tiêu dùng mới từ các nước tư bản để cung cấp
cho người tiêu dùng trong nước. Intimex đã trở nên nổi tiếng với mọi người đi
lao động, công tác, học tập nước ngoài trở về Việt Nam thời kỳ này và hoàn
thành nhiệm vụ được giao phó, thu về cho Nhà nước hàng chục triệu USD
mỗi năm.
Sau nghị quyết của hội nghị trung ương 6 của trung ương năm 1986 về
việc mở cửa thị trường, Công ty đã cho chuyển đổi kinh doanh theo cơ chế
khoán đến các đơn vị, phòng kinh doanh.
Thời kỳ sau năm 1998: Intimex bước sang trang mới với mục tiêu đẩy
mạnh xuất khẩu nông sản tập trung xuất khẩu cà phê, hạt tiêu Intimex đã tạo
ra đột biến về kim ngạch xuất khẩu. Sau 10 năm Intimex đã trở thành nhà
xuất khẩu cà phê, hạt tiêu hàng đầu cả nước mỗi năm xuất khẩu từ 150.000-
200.000 tấn cà phê, từ 10.000-15.000 tấn tiêu, chiếm 20% xuất khẩu cà phê ở
Việt Nam và 15% tiêu của cả nước trở thành doanh nghiệp xuất khẩu nổi
tiếng trong ngành thương mại cũng như trong và ngoài nước.
Từ 2000: Intimex lại bước sang một giai đoạn mới khi tham gia đầu tư
các nhà máy chế biến nông sản như: Nhà máy tiêu sạch tại Bình Dương năm
2002 đầu tư 20 tỷ, đến nay đã hoàn vốn và có lãi từ năm 2006. Nhà máy tinh
bột sắn xây dựng năm 2003 ở Thanh Chương, Nghệ An lúc đầu là 50 tấn
sắn/ngày, đến nay đã nâng công suất lên 180 tấn/ngày, hàng năm xuất khẩu
trên 20.000 tấn từ năm 2007 đã bắt đầu có lãi và trở thành nhà máy lớn nhất
Miền Bắc hiện nay. Hiện Intimex đang đầu tư 2 nhà máy chế biến cà phê chất
lượng cao tại Bình Dương và Buôn Ma Thuột với công suất mỗi nhà máy
20.000tấn/năm. Ngoài ra Intimex còn đầu tư vào nuôi trồng chế biến thuỷ sản
4
Báo cáo thực tập tổng hợp
tại Diễn Kim - Nghệ An, Đồng Ghép - Thanh Hoá với diện tích gần 100 ha
nuôi tôm công nghiệp được VASEP đánh giá là nơi nuôi tôm thẻ chân trắng
hiện đại và lớn nhất Miền Bắc và nuôi tu hài tại Vân Đồn-Quảng Ninh với
một triệu m
2
mặt biển
Để mở rộng địa bàn hoạt động, Intimex đã thành lập thêm các chi
nhánh, xí nghiệp tại Tây Ninh, Bình Dương, Nghệ An, Đắc Lắc. Ngoài ra đơn
vị còn sáp nhập thêm các đơn vị khác có nhiều khó khăn, thua lỗ như: Công
ty nông sản 3 (Bộ Thương mại), xí nghiệp nuôi tôm Sầm Sơn, nhà máy thủy
sản Hoằng Trường (Tỉnh Thanh Hoá) nhờ đó mà Intimex đã phát triển mở
rộng thị trường kinh doanh, sản xuất cả về lượng và chất.
Một trong những thế mạnh của Intimex nữa là với truyền thống kinh
doanh bán buôn, bán lẻ thời kỳ bao cấp của ngành nội thương với cơ sở vật
chất có sẵn, năm 2001 công ty lần đầu tiên xây dựng siêu thị đầu tiên của
ngành thương mại tại Hà Nội nói riêng và Miền Bắc nói chung. Việc đi tiên
phong về phát triển siêu thị của một doanh nghiệp Nhà nước của ngành
thương mại đã thành công và đến nay Công ty đã có 14 siêu thị và TTTM tại
Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hòa Bình, Hải Phòng, Nghệ An, Đà Nẵng,
Buôn Ma Thuột. Năm 2008 được người tiêu dùng bình chọn là siêu thị nổi
tiếng: Hệ thống chuẩn siêu thị và TTTM mở rộng trong cả nước là định
hướng chiến lược của Intimex trong thời gian tới.
Trong sự phát triển đổi mới hoạt động kinh doanh thì Intimex cũng là
đơn vị tiên phong của ngành thương mại trong công tác cổ phần hoá, trở
thành các công ty mẹ - con. Năm 2006 có 3 đơn vị của Intimex cổ phần hoá
thành công và phát triển mạnh trở thành doanh nghiệp có doanh thu lớn thứ 5
trong 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt năm 2008.
Intimex không chỉ phát triển trong kinh doanh, sản xuất đứng hàng đầu
trong ngành và trong cả nước về một số ngành nghề sản xuất kinh doanh mà
5
Báo cáo thực tập tổng hợp
còn là nơi cung cấp nhiều cán bộ lãnh đạo các cấp cho Bộ Công thương, cho
tham tán thương mại các nước, cho các doanh nghiệp khác và cho lãnh đạo
các Hiệp hội ngành hàng.
Ba mươi năm qua ngay từ khi mới thành lập đến nay trải qua những
năm tháng có lúc vinh quang nhưng cũng có lúc thăng trầm xong dù khó khăn
đến đâu Intimex vẫn vươn lên mạnh mẽ, đến nay với trên 2000 cán bộ công
nhân viên, địa bàn trải đều trên các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước. Năm
2008 với kim ngạch xuất nhập khẩu trên 400 triệu USD, doanh thu trên 9.000
tỷ nộp ngân sách trên 300 tỷ Công ty xuất nhập khẩu Intimex được xếp hạng
49/500 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam.
Công ty Intimex đã hoàn thành các thủ tục cổ phần hoá và đang tiếp
tục phát triển với mô hình mới Công ty cổ phần Intimex Việt Nam.
1.1.2. Giới thiệu chung về Chi nhánh Công ty cổ phần Intimex Hà Nội
Công ty cổ phần XNK Intimmex (Công ty con của Công ty Intimex
Việt Nam) tiền thân là Chi nhánh công ty XNK Intimex tại TP.HCM được cổ
phần hóa và đi vào hoạt động từ 1/7/2006 với vốn điều lệ 14,4 tỷ đồng (và đã
tăng vốn điều lệ lên thành 28,8 tỷ đồng). Sau cổ phần hóa, hoạt động kinh
doanh của công ty luôn phát triển mạnh, doanh thu, kim ngạch xuất nhập khẩu
tăng trưởng từ 30 - 40%/năm.
Địa chỉ : 61 Nguyễn Văn Giai, Phường Đa Kao, Quận 1
Điện thoại : 8201754 - 8201998 - 8203033
Fax : 8201997
Website:
Ông Đỗ Hà Nam - Chủ tịch HĐQT - TGĐ Cty CP XNK Intimex
Lĩnh vực Kinh doanh chính:
- Cà phê và hồ tiêu: Mặt hàng xuất khẩu chủ lực
6
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Kinh doanh nông sản là thế mạnh của Công ty Cổ phần XNK Intimex trong
những năm qua. Năm 2006 kim ngạch xuất khẩu của công ty đạt 191 triệu
USD trong đó sản lượng cà phê xuất khẩu đạt 127.512 tấn; năm 2007 kim
ngạch xuất khẩu tăng lên 269 triệu USD trong đó sản lượng cà phê xuất khẩu
đạt 158.175 tấn. Năm 2008, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do biến động ở thị
trường trong nước và quốc tế nhưng tổng doanh thu của công ty đã đạt trên
7.000 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2007, kim ngạch xuất khẩu đạt 283 triệu
USD, lợi nhuận sau thuế đạt xấp xỉ 21 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 269
tỷ đồng. Intimex Hochiminh hiện là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu
cà phê và hồ tiêu hàng đầu cả nước.
Sản phẩm xuất khẩu của công ty cũng khá đa dạng, ngoài hai mặt hàng chủ
lực là cà phê và hồ tiêu, công ty đã mở rộng xuất khẩu hạt điều, sắn lát và
nhiều mặt hàng nông sản khác. Nhằm nâng cao giá trị và chất lượng hàng
xuất khẩu, công ty đã đầu tư xây dựng nhà máy chế biến cà phê tại tỉnh Bình
Dương với công suất 40.000 tấn/năm và 1 nhà máy chế biến tiêu sạch theo
tiêu chuẩn ASTA tại Bình Dương công suất 10.000 tấn/năm. Đặc biệt, sản
phẩm hồ tiêu chất lượng cao của công ty đã đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe
của thị trường châu Âu và xuất khẩu thành công vào thị trường Mỹ.
TTTM IntimexFuso tại thành phố Buôn Ma Thuột
Công ty đã thành lập các Trung tâm Phân phối, Cửa hàng giới thiệu sản
phẩm tại Hà Nội và TP.HCM, với mặt hàng chủ lực là thực phẩm đông lạnh
(thịt gà, thịt bò, thịt heo ), thực phẩm công nghệ (bánh kẹo, mì ăn liền ), đồ
uống, hàng điện tử, điện gia dụng cho các doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ,
tổng đại lý, siêu thị, cửa hàng trên địa bàn Hà Nội, TP.HCM và các vùng
lân cận
Công ty đã góp vốn với một số doanh nghiệp thành lập Công ty liên doanh
thương mại đầu tư và sản xuất Lào Việt (Lavico) tại Cộng hòa dân chủ nhân
7
Báo cáo thực tập tổng hợp
dân Lào để xây dựng nhà máy sản xuất phân vi sinh, khai thác và chế biến
khoáng sản, kinh doanh thương mại dịch vụ, XNK, vận tải hàng hóa ; Đáng
chú ý là Intimex Hochiminh đã góp vốn để trở thành cổ đông sáng lập và cổ
đông chi phối của Công ty cổ phần XNK cà phê Intimex Nha Trang (Intimex
Nha Trang JSC) với tỉ lệ cổ phần nắm giữ là 51%.
Chi nhánh Hà Nội của Công ty được thành lập tháng 10/1993 với mục
tiêu mở rộng hoạt động của Công ty ra thị trường tiềm năng khu vực phía bắc
và có thể tận dụng tối đa lợi thế của Công ty để phát triển.
1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh Công ty
Cổ phần xuất nhập khẩu Intimex Hà Nội
Chi nhánh Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Intimex Hà Nội ngay từ
ngày đầu mới thành lập được Công ty giao nhiệm vụ xuất nhập khẩu trực tiếp
hàng nông nghiêp, tiểu thủ công nghiệp và hàng tiêu dùng thiết yếu. Công ty
đã chủ động tìm cho mình một hướng đi đúng. Đó là việc đi lên từ phát triển
kinh doanh xuất nhập khẩu và dịch vụ, thương mại, tạo tiền đề cho sự phát
triển các ngành công nghiệp, bất động sản, tài chính ngân hàng và công nghệ
thông tin sau này.
Thực hiện chủ trương chính sách Đảng và Nhà nước về phát triển nền
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần dưới sự quản lý của Nhà nước, nhằm huy
động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, lao động và tài nguyên của đất
nước; tạo thêm việc làm, phát huy nội lực và khơi dậy tiềm năng, góp phần
xây dựng tổ quốc. Chi nhánh Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Intimex Hà
Nội đã chủ động tìm tòi và xây dựng cho mình một mô hình phát triển kinh tế
đa dạng ở các lĩnh vực khác nhau. Hiện tại công ty đang tập trung đầu tư vào
lĩnh vực chính như: xuất nhập khẩu hàng nông sản. Đến nay, sau 16 năm
thành lập INTIMEX (1993- 2009), hiện đang tham gia các hoạt động ở các
lĩnh vực truyền thống là xuất khẩu Hồ tiêu, Cà phê, Điều, gạo, Ngô, mua
8
Báo cáo thực tập tổng hợp
bán nông sản nội địa, đồng thời tăng cường nhập khẩu những mặt hàng có
nhu cầu tiêu thụ trong nước. Song song đó, chi nhánh đang mở rộng sang các
mặt hàng nông sản đặc trưng của miền bắc.
Việc đặt trụ sở ngay tại thủ đô, đồng thời là thành viên của Công ty Cổ
phần XNK Intimex vốn khẳng định được uy tín và thương hiệu trên thương
trường quốc nội lẫn quốc tế, đó là những thế mạnh của Intimex Hà Nội khi
tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình.
Với những thành tích đạt được trong 15 năm qua, Intimex đã vinh dự
nhận được nhiều huân chương, huy chương, bằng khen của Nhà nước và
Chính phủ trao tặng như: Huân chương Lao động hạng ba năm 2003, Huân
chương Lao động hạng hai năm 2008, Bằng khen của UBND thành phố Hà
Nội năm 2003
1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu
Intimex
Công ty tuy đã cổ phần hoá nhưng Nhà nước vẫn là đối tác nắm cổ phần nhiều
nhất. Vì vậy nên cơ cấu tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng gồm những
phòng ban với các chức năng chuyên ngành riêng biệt dưới sự chỉ đạo của ban giám
đốc. Mối quan hệ giữa các phòng ban trong Công ty là mối quan hệ bình đẳng, hợp
tác giúp đỡ lẫn nhau trên cơ sở chức năng nhiệm vụ đã được giao để cùng thực hiện
tốt những nhiệm vụ chung của Công ty. Mô hình này rất hiệu quả, linh hoạt, phù
hợp với hoạt động kinh doanh của Công ty, vừa phát huy được tính chủ động sáng
tạo của từng phòng ban vừa mang tính thống nhất chung trong hoạt động của toàn
Công ty.
9
Báo cáo thực tập tổng hợp
Hình 1:Sơ đồ cấu trúc tổ chức bộ máy của công ty
BAN GIÁM ĐỐC
Các phòng quản
lý
Các phòng Kinh
doanh
Các CN & XN
trực thuộc
Các đơn vị liên
doanh liên kết
Phòng Tổ chức –
Hành Chính
Phòng Tài chính
Kế toán
Phòng tổng hợp
Ban xây dựng cơ
bản
Phòng XNK 1
Phòng XNK 2
Phòng XNK 3
Phòng XNK 4
Phòng XNK 5
Phòng XNK 6
Phòng XNK 7
Chi nhánh tại
thành phố hà nội
Chi nhánh tại TP
bình dương
Chi nhánh tại Tp.
Hồ Chí Minh
Chi nhánh cần
thơ
Xi măng hoà cầm
Intimex
invest
10
Báo cáo thực tập tổng hợp
Mô hình cơ cấu tổ chức của Công ty được xây dựng theo mô hình doanh nghiệp
cổ phần, vì vậy các bộ phận cấu thành bộ máy quản lý được tổ chức theo đúng quy
định của Nhà nước:
Đại hội cổ đông: Quyết định các vấn đề lớn liên quan đến tổ chức, quản lý và
hoạt động của Công ty.
Hội đồng quản trị: Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển kinh doanh hàng
năm của Công ty; các vấn đề liên quan đến tổ chức, quản lý và hoạt động của Công
ty; chịu trách nhiệm báo cáo lại tình hình của Công ty với Đại hội cổ đông.
Ban kiểm soát: Kiểm tra toàn bộ hoạt động quản lý điều hành hoạt động kinh
doanh của Công ty về tính hợp lý, hợp pháp. Đồng thời kiến nghị biện pháp bổ
sung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành; báo cáo kết quả kiểm soát
với đại hội cổ đông, hội đồng quản trị.
Ban giám đốc:
Tổng giám đốc: Người đứng đầu Công ty, quản lý mọi hoạt động của tất cả các
phòng ban, chi nhánh và là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt
động của Công ty, đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của Công ty trước Nhà nước.
Các phó tổng giám đốc: Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc hoặc quản lý một
lĩnh vực nào đó do giám đốc uỷ quyền. Phó tổng giám đốc chịu trách nhiệm về hoạt
động của mình trước tổng giám đốc.
Khối các phòng ban nghiệp vụ: tham mưu cho giám đốc gồm:
• Phòng tổ chức cán bộ.
• Phòng tổng hợp.
• Phòng tài chính - kế toán.
• Ban xây dựng cơ bản.
• Phòng nghiệp vụ.
• Hệ thống các cửa hàng.
• Các chi nhánh.
• Các bộ phận sản xuất.
11
Báo cáo thực tập tổng hợp
Phòng tổ chức cán bộ: Phòng nắm toàn bộ nhân lực của Công ty, tham mưu cho
giám đốc, sắp xếp, tổ chức bộ máy, lực lượng lao động trong mỗi phòng ban sao
cho phù hợp, đạt hiệu quả cao. Phòng cũng có nhiệm vụ xây dựng chiến lược đào
tạo dài hạn, ngắn hạn, đào tạo lại nguồn lực Công ty, đưa ra các chính sách, chế độ
về lao động và tiền lương của cán bộ công nhân viên đồng thời tuyển dụng lao động
và điều tiết lao động phù hợp với các mục tiêu, tình hình kinh doanh.
Phòng tổng hợp: Phòng có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch kinh doanh, lập báo cáo
các hoạt động kinh doanh từng tháng, quý, năm trình lên ban giám đốc. Ngoài ra
phòng còn phải tiến hành nghiên cứu thị trường, đàm phán giao dịch với khách
hàng và lập các chiến lược truyền thống khuyến mại của Công ty.
Phòng hành chính: Chức năng của phòng này là phục vụ văn phòng phẩm của
Công ty, tiếp khách và quản lý toàn bộ tài sản của Công ty. Bên cạnh đó phòng có
trách nhiệm theo dõi, sửa chữa lớn, nhỏ và sửa chữa thường xuyên đồng thời giải
quyết các vấn đề liên quan dến hành chính sự nghiệp.
Phòng kế toán, tài vụ: Nhiệm vụ chính của phòng là hạch toán kế toán, đánh giá
toàn bộ về hoạt động kinh doanh của Công ty. Ngoài ra phòng còn có nhiệm vụ lập
bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo tài chính theo yêu cầu trình ban giám đốc. Tiến
hành xây dựng tài chính, quyết toán tài chính với các cơ quan cấp trên và các cơ
quan hữu quan theo quy định.
Phòng nghiệp vụ: Có tổng cộng 7 phòng nghiệp vụ có chức năng kinh doanh tổng
hợp hoặc đi sâu vào các mặt hàng có thế mạnh của mình:
Phòng nghiệp vụ 1: Khoáng sản, thủ công mỹ nghệ.
Phòng nghiệp vụ 2: Thiết bị máy móc, hoá chất, thuốc thú y.
Phòng nghiệp vụ 3: Quần áo, gia công may.
Phòng nghiệp vụ 4: Ôtô, xe máy, đồ điện gia dụng.
Phòng nghiệp vụ 5: Vải sợi, nông sản (chủ yếu là gạo và cà phê).
Phòng nghiệp vụ 6: Nhập khẩu vật tư cho sản xuất các loại máy móc, thiết bị đồ
điện, thiết bị văn phòng.
12
Báo cáo thực tập tổng hợp
Phòng nghiệp vụ 7: Quản lý toàn bộ hàng hoá kinh doanh của Công ty, kinh
doanh vận tải, chuyên chở hàng hoá, quản lý toàn bộ xe của Công ty.
Sáu tháng đầu năm 2009, 7 phòng nghiệp vụ đã mang lại cho Công ty một khoản
doanh thu khá lớn. Cụ thể theo nguồn báo cáo kết quả hàng năm, doanh thu của 7
phòng nghiệp vụ là 675 151 023 451 đồng.
STT Tên Phòng Doanh Thu (đồng( Tỷ Lệ(%)
1. Phòng nghiệp vụ 1 155.284.735.393,73 23
2. Phòng nghiệp vụ 2 50.636.326.758,825 7,5
3. Phòng nghiệp vụ 3 68.865.404.392,002 10,2
4. Phòng nghiệp vụ 4 27.681.191.961,491 4,1
5. Phòng nghiệp vụ 5 303.817.960.552,95 45
6. Phòng nghiệp vụ 6 45.235.118.571,217 6,7
7. Phòng nghiệp vụ 7 23.630.285.820,785 3,5
Tổng 675.151.023.451 100
Bảng 1: Sự đóng góp của các phòng nghiệp vụ vào doanh thu của Công ty 6
tháng đầu năm 2009
Nguồn báo cáo kết quả hàng năm của Công ty
1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh Công ty Cổ
phần xuất nhập khẩu Intimex Hà Nội trong những năm gần đây.
STT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 6 tháng đầu năm
2010
1. Doanh thu 443.785.643.80
3
615.353.548.39
5
870.355.657.45
2
898.168.087.597
2. Vốn CSH 58.027.580.881 86.539.580.881 97.458.435.314 99.978.488.102
3. Vốn kinh doanh 58.856.622.050 60.880.817.523 86.231.441.478 88.546.657.325
4. LN trước thuế 15.140.502.030 14.650.364.754 25.156.466.134 33.197.230.085
5. LN sau thuế 10.790.397.515 12.220.342.567 20.544.652.768 26.305.562.195
6. Tỉ suất LN (%)
6a. LN/Tổng DT:
+ TSLN trước thuế 3,14 2,38 2,89 3,70
+ TSLN sau thuế 2,43 1,98 2,36 2,92
6b. LN sau thuế/Vốn
CSH
18,59 14,12 21,08 62,3
6c. LN/Tổng tài sản:
+ TSLN trước thuế 6,57 6,45 6,73 6,97
+ TSLN sau thuế 4,63 5,10 5,78 6,01
7. Thu nhập bình quân 2.075.146 3.125.356 3.454.546 3.753.214
Bảng 4: Kết quả kinh doanh của Công ty (2007 – 6 tháng đầu năm 2010) Đơn
vị: đồng
Nguồn: Báo cáo kết quả hàng năm của Công ty
13
Báo cáo thực tập tổng hợp
PHẦN 2
THỰC TẾ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XNK
INTIMEX - HÀ NỘI
2.1. Tổ chức bộ máy kế toán và các phần hành kế toán
Công tác kế toán tại Công ty được tổ chức theo hình thức tập trung tại
phòng kế toán. Việc tổ chức hạch toán kế toán theo hình thức tập trung ở Chi
nhánh Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Intimex Hà Nội là phù hợp với ngành
nghề và đặc điểm kinh doanh của Công ty. Việc kiểm tra xử lý thông tin kế
toán được tiến hành kịp thời chặt chẽ, lãnh đạo Công ty có thể nắm bắt kịp
thời toàn bộ thông tin kế toán. Từ đó giúp cho ban lãnh đạo thực hiện kiểm tra
và chỉ đạo sát sao hoạt động của Công ty. Để thực hiện chức năng nhiệm vụ
phản ánh tình hình tài chính của công ty và đưa ra những phương án tham
mưu cho Ban giám đốc Công ty về vấn đề tài chính, bộ máy kế toán của công
ty được phân công mỗi người đảm nhận một phần hành kế toán cụ thể:
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN
14
Kế toán chi
phí
Kế toán trưởng
KT Tổng hợp
Kế
toán
Ngân
hàng
Kế toán
thanh
toán
Kế toán
Vật tư,
CCDC,
TSCĐ
Kế toán
công nợ
Thñ quü
Kế toán
tiền
lương
Báo cáo thực tập tổng hợp
Mỗi một phần hành kế toán có chức năng và nhiệm vụ riêng:
* Kế toán trưởng: Chỉ đạo chung công việc của phòng Kế toán, thực
hiện thiết lập hệ thống kế toán mới phù hợp đáp ứng được yêu cầu quản lý,
hướng dẫn chung các nhân viên trong phòng làm việc theo hệ thống, theo quy
trình thống nhất và phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty,
giám sát ký duyệt các chứng từ phát sinh. Nghiên cứu tìm hiểu trên cơ sở tài
liệu số liệu báo cáo kết quả, phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của công
ty từ đó tư vấn, kiến nghị ban lãnh đạo về kế hoạch sản xuất và lựa chọn
phương án tốt nhất, đồng thời chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng quản
trị, nhà nước về các báo cáo kế toán tài chính trên.
* Kế toán tổng hợp: Thực hiện chức năng kiểm tra giám sát các kế toán
viên theo từng phần hành đã được phân công. Lên các báo cáo tổng hợp cuối
kỳ và chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về các phần hành kế toán. Thực
hiện các nhiệm vụ nội sinh, lập các bút toán khoá sổ kế toán cuối kỳ, kiểm tra
số liệu kế toán của các phần hành chuyển sang để phục vụ cho việc khoá sổ
kế toán và lập báo cáo kế toán, lập bảng cân đối tài khoản, lập bảng cân đối kế
toán và báo cáo kết quả kinh doanh của toàn Công ty.
* Kế toán công nợ: Căn cứ vào đơn đặt hàng và lệnh xuất hàng của
phòng kinh doanh, kế toán công nợ cập nhật để theo dõi công nợ của khách
hàng, thời hạn thanh toán và xuất đăng kiểm cho khách hàng. Hàng ngày dựa
vào bảng tổng hợp nhập xuất tồn và tồn lệnh của các xưởng láp ráp gửi lên
theo dõi tình hình tồn lệnh của khách hàng. Tuỳ thuộc vào từng đặc điểm của
khách hàng kế toán công nợ thực hiện quyết toán đối chiếu công nợ với khách
hàng theo từng lô hoặc theo tháng… Báo cáo tình hình công nợ khách hàng
cho Ban lãnh đạo khi có yêu cầu giúp ban lãnh đạo có những quyết định hợp
lý nhằm đưa công ty ngày càng phát triển hơn.
15
Báo cáo thực tập tổng hợp
* Kế toán ngân hàng: Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến ngân hàng.
Lập các chứng từ liên quan đến ngân hàng như UNT, UNC, Séc, giấy nộp tiền
thuế, lãi vay, mở LC… Nhận sổ phụ từ ngân hàng, căn cứ vào chứng từ kiểm
tra tính chính xác và cập nhật vào phần hành kế toán của mình để cung cấp số
liệu cho kế toán công nợ nắm được tình hình thanh toán của khách hàng và
tình hình thanh toán cho nhà cung cấp…
* Kế toán vật tư, CCDC và TSCĐ: Hàng ngày cắn cứ trên kế hoạch
nhập hàng của phòng Vật tư và biên bản nhập hàng của các xưởng sản xuất,
kế toán vật tư kiểm tra số liệu và lập phiếu nhập trên phần hành kế toán, theo
dõi số lượng tồn kho nguyên vật liệu chi tiết theo theo danh mục linh kiện vật
tư, đối chiếu hàng tháng với xưởng và phòng vật tư để kiểm soát được lượng
linh kiện tồn kho để phục vụ sản xuất được liên tục kịp thời đáp ứng nhu cầu
của khách hàng. Theo dõi, ghi chép chi tiết tài sản cố định, công cụ dụng cụ
tồn kho. Tính khấu hao TSCĐ, phân bổ công cụ dụng cụ trong kỳ.
* Kế toán chi phí: Trên cơ sở các nghiệp vụ phát sinh, dựa vào những
hoá đơn chứng từ hợp lệ và theo quy chế của công ty, những chi phí đã được
duyệt chi… kế toán chi phí sau khi đã kiểm tra tính trung thực của chứng từ,
cập nhật vào phần mền kế toán, tuỳ theo nội dung của nghiệp vụ phát sinh kế
toán phân loại chi phí và đưa vào tài khoản thích hợp.
* Kế toán tiền lương: Hạch toán tiền lương vào chi phí của các phòng
ban và tính các khoản trích theo lương BHXH, BHYT, Kinh phí công đoàn
* Thủ quỹ: Thực hiện việc thu chi tiền mặt và ghi sổ quỹ từng ngày.
Cuối ngày tiến hành kiểm kê quỹ để đối chiếu với số liệu trên sổ sách.
2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ và luân chuyển chứng từ
2.2.1. Tổ chức hệ thống chứng từ sử dụng tại Công ty cổ phần xuất
nhập khẩu Intimex Hà Nội.
16
Báo cáo thực tập tổng hợp
Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp do nhà nước banh hành
theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006.
*Về tổ chức chứng từ:
Công ty xây dựng hệ thống chứng từ theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ tài chính, trong đó sử dụng hầu hết các
chứng từ theo quyết định hướng dẫn.Cụ thể:
- Bảng chấm công
- Bảng thanh toán tiền lương
- Bảng kê trích nộp các khoản theo lương
- Bảng phân bổ tiền lương và BHXH
- Phiếu nhập kho
- Phiếu xuất kho
- Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá.
- Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ.
- Phiếu thu, phiếu chi
- Giấy đề nghị tạm ứng
- Giấy thanh toán tiền tạm ứng
- Giấy đề nghị thanh toán
- Bảng kiểm kê quỹ
- Biên bản giao nhận TSCĐ
- Biên bản thanh lý TSCĐ
- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
17
Báo cáo thực tập tổng hợp
Ngoài ra Công ty còn sử dụng chứng từ ban hành theo các văn bản pháp
luật khác như:
- Hoá đơn giá trị gia tăng
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
- Bảng kê hàng hoá mua vào không có hoá đơn.
2.2.2. Chương trình luân chuyển một số chứng từ chủ yếu
Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp
chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ,
xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính
theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.
Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập
vào sổ kế toán tổng hợp( Sổ Cái hoặc Nhật ký chung) và các sổ, thẻ kế toán
chi tiết liên quan.
Cuối tháng( hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện
các thao tác khoá sổ( cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số
liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo
chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế
toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính
sau khi đã in ra giấy.
Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định.
Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra
giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ
kế toán ghi bằng tay
2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản
18
Báo cáo thực tập tổng hợp
Cũng như tổ chức chứng từ, Công ty đang sử dụng hệ thống tài khoản
được ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm
2006 của Bộ Tài chính, gồm đủ 10 loại từ tài khoản loại 0 cho đến tài khoản
loại 9. Ngoài ra công ty còn đăng ký sử dụng các tại khoản chi tiết để thuận
tiện cho việc theo dõi và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Hệ thống
tài khoản Công ty đang sử dụng:
DANH MỤC TÀI KHOẢN
STT SỐ HIỆU TK
Cấp
I
Cấp II
LOẠI TK 1
TÀI SẢN NGẮN HẠN
01 111 Tiền mặt
1111 Tiền Việt Nam
1112 Ngoại tệ
1113 Vàng bạc, kim khí quý, đá quý
02 112 Tiền gửi Ngân hang
1121 Tiền Việt Nam
1121.1
1121.2
1121.3
1121.4
1121.5
1122
1122.1
1122.2
1122.3
1122.4
1122.5
1123 Vàng bạc, kim khí quý, đá quý
03 113 Tiền đang chuyển
1131 Tiền đang chuyển tiền Việt Nam
1132 Tiền đang chuyển ngoại tệ
04 121 Đầu tư chứng khoán ngắn hạn
1211 Cổ phiếu
1212 Trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu
19
Báo cáo thực tập tổng hợp
05 128 Đầu tư ngắn hạn khác
06 129 Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn
07 131 Phải thu khách hàng
1311 Phải thu khách hàng xe máy
1312 Phải thu khách hàng linh kiện, động cơ
1313 Phải thu khách hàng khác
1314 Phải thu khách hang bằng USD
08 133 Thuế GTGT được khấu trừ
1331 Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá
13311 Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá
13312 Thuế GTGT hàng nhập khẩu được khấu trừ
1332 Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ
09 136 Phải thu nội bộ
1361 Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc
1368 Phải thu nội bộ khác
10 138 Phải thu khác
1381 Tài sản thiếu chờ xử lý
1388 Phải thu khác
11 139 Dự phòng phải thu khó đòi
12 141 Tạm ứng
13 142 Chi phí trả trước ngắn hạn
1421 Chi phí trả trước
1422 Chi phí chờ kết chuyển
14 144 Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn
1441 Thế chấp, ký quỹ, ký cược ngắn hạn VNĐ
1442 Thế chấp, ký quỹ, ký cược ngắn hạn USD
15 151 Hàng mua đang đi đường
16 152 Nguyên liệu, vật liệu
1521 Nguyên liệu, vật liệu chính
1528 Vật liệu khác
17 153 Công cụ, dụng cụ
18 154 Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
19 155 Thành phẩm
20 156 Hàng hoá
21 157 Hàng gửi bán
22 159
LOẠI TK 2
TÀI SẢN DÀI HẠN
23 211 Tài sản cố định hữu hình
2111 Nhà cửa, vật kiến trúc
2112 Máy móc, thiết bị
20
Báo cáo thực tập tổng hợp
2113 Phương tiện, vận tải, truyền dẫn
2114 Thiết bị, dụng cụ quản lý
2118 TSCĐ khác
24 212 Tài sản cố định thuê tài chính
25 213 Tài sản cố định vô hình
2131 Quyền sử dụng đất
2135 Phầm mềm kế toán
2138 TSCĐ khác
26 214 Hao mòn tài sản cố định
2141 Hao mòn TSCĐ hữu hình
2142 Hao mòn TSCĐ thuê tài chính
2143 Hao mòn TSCĐ vô hình
2147 Hoa mòn BĐS đầu tư
27 217 Bất động sản đầu tư
28 221 Đầu tư vào công ty con
29 222 Vốn góp liên doanh
30 223 Đầu tư vào công ty liên kết
31 228 Đầu tư dài hạn khác
2281 Cổ phiếu
2288 Đầu tư dài hạn khác
32 241 Xây dựng cơ bản dở dang
2411 Mua sắm TSCĐ
2412 Xây dựng cơ bản
2413 Sửa chữa lớn TSCĐ
33 242 Chi phí trả trước dài hạn
34 243 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
35 244 Ký quỹ, ký cược dài hạn
LOẠI TK 3
NỢ PHẢI TRẢ
36 311 Vay ngắn hạn
37 315 Nợ dài hạn đến hạn trả
38 331 Phải trả cho người bán
3311 Phải trả cho người bán trong nước
3312 Phải trả cho người bán nước ngoài
39 333 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
3331 Thế GTGT phải nộp
33311 Thuế GTGT đầu ra
33312 Thuế GTGT hàng nhập khẩu
3333 Thuế xuất, nhập khẩu
3334 Thuế TNDN
3335 Thuế thu nhập cá nhân
21
Báo cáo thực tập tổng hợp
3337 Thuế nhà đất, tiền thuê đất
3338 Các loại thuế khác
3339 Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác
40 334 Phải trả người lao động
41 336 Phải trả nội bộ
42 338 Phải trả, phải nộp khác
3381 Tài sản thừa chờ giả quyết
3382 Kinh phí công đoàn
3383 Bảo hiểm xã hội
3387 Doanh thu chưa thực hiện
3388 Phải trả, phải nộp khác
43 341 Vay dài hạn
44 342 Nợ dài hạn
45 347 Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
LOẠI TK 4
VỐN CHỦ SỞ HỮU
46 411 Nguồn vốn kinh doanh
47 412 Chênh lệch đánh giá lại tài sản
48 413 Chênh lệch tỷ giá hối đoái
4131
Chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối
năm tài chính
4132
Chênh lệch tỷ giá hối đoái trong giai đoạn đầu
tư XDCB
49 421 Lợi nhuận chưa phân phối
4211 Lợi nhuận chưa phân phối năm trước
4212 Lợi nhuận chưa phân phối năm nay
50 431 Quỹ khen thưởng, phúc lợi
51 441 Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
LOẠI TK 5
DOANH THU
52 511 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
5111 Doanh thu bán hàng
5112
Doanh thu bán thành phẩm
53 515 Doanh thu hoạt động tài chính
54 521 Chiết khấu thương mại
55 531 Hàng bán bị trả lại
56 532 Giảm giá hàng bán
LOẠI TK 6
CHI PHÍ SẢN XUẤT, KINH DOANH
57 621 Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
58 622 Chi phí nhân công trực tiếp
22
Báo cáo thực tập tổng hợp
59 627 Chi phí sản xuất chung
6271 Chi phí nhân viên phân xưởng
6272 Chi phí vật liệu
6273 Chi phí dụng cụ sản xuất
6274 Chi phí khấu hao TSCĐ
6277 Chi phí dịch vụ mua ngoài
6278 Chi phí bằng tiền khác
60 632 Giá vốn hàng bán
61 635 Chi phí tài chính
6351 Chi phí tài chính
6352 Chi phí lãi vay
62 641 Chi phí bán hàng
6411 Chi phí nhân viên
6412 Chi phí vật liệu, bao bì
6413 Chi phí dụng cụ, đồ dùng
6414 Chi phí khấu hao TSCĐ
6415 Chi phí bảo hành
6417 Chi phí dịch vụ mua ngoài
6418 Chi phí bằng tiền khác
63 642 Chi phí quản lý doanh nghiệp
6421 Chi phí nhân viên quản lý
6422 Chi phí vật liệu quản lý
6423 Chi phí đồ dùng văn phòng
6424 Chi phí khấu hao TSCĐ
6425 Thuế, phí và lệ phí
6426 Chi phí dự phòng
6427 Chi phí dịch vụ mua ngoài
6428 Chi phí bằng tiền khác
6429 Chi phí quảng cáo tiếp thị
LOẠI TK 7
THU NHẬP KHÁC
64 711 Thu nhập khác
7111 Thu nhập khác được thưởng, bồi thường
7113 Thu nhập khác
LOẠI TK 8
CHI PHÍ KHÁC
65 811 Chi phí khác
8111 Chi phí bồi thường, phạt
8113 Chi phí khác
66 821 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
8211 Chi phí thuế TNDN hiện hành
23
Báo cáo thực tập tổng hợp
8212 Chi phí thuế TNDN hoãn lại
LOẠI TK 9
XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
67 911 Xác định kết quả kinh doanh
LOẠI TK 0
TÀI KHOẢN NGOÀI BẢNG
001 Tài sản thuê ngoài
002 Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công
003
Hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký
cược
004 Nợ khó đòi đã xử lý
007 Ngoại tệ các loại
008 Dự toán chi sự nghiệp, dự án
24
Báo cáo thực tập tổng hợp
2.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán
Công ty áp dụng hình thức ghi sổ trên máy vi tính, sử dụng phần mềm
kế toán Fast Accouting.
Đặc trưng cơ bản của Hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc
kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi
tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc kết hợp với hình thức
kế toán Nhật ký chung. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình
ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo
quy định.
Đến thời điểm khoá sổ lập Báo cáo tài chính Công ty đã lập đầy đủ Báo
cáo tài chính, sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN
TRÊN MÁY VI TÍNH.
Ghi chú:
Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
Đối chiếu, kiểm tra
25
SỔ KẾ TOÁN
- Sổ tổng hợp
- Sổ chi tiết
BẢNG TỔNG HỢP
CHỨNG TỪ KẾ
TOÁN CÙNG LOẠI
- Báo cáo tài chính
- Báo cáo kế toán quản trị
MÁY VI TÍNH
CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
PHẦN MỀM
KẾ TOÁN