Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị tại chi nhánh Công ty cổ phần xuất nhập khẩu vật tư kỹ thuật REXCO - HN.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.11 KB, 63 trang )

Chuyên đề thực tập
LỜI MỞ ĐẦU
1.1. Tính tất yếu của đề tài
Quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đang diễn ra với tốc độ
ngày càng nhanh và sâu sắc. Đó là xu thế tất yếu khách quan và là một quy
luật mà mọi quốc gia trong khu vực và trên thế giới đều phải tuân theo.
Biểu hiện rõ nhất của xu thế này là quá trình tự do hóa buôn bán trong khu
vực và phạm vi toàn cầu.
Thực hiện đường lối chuyển đổi nền kinh tế của đất nước, hội nhập
với nền kinh tế thế giới. Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương không ngừng
mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, đặc biệt là trong lĩnh vực hợp tác quốc
tế. Trong đó, thương mại quốc tế là lĩnh vực quan trọng để Việt Nam dần
có chỗ đứng trong khu vực và trên phạm vi thế giới, thực hiện mục tiêu mà
Đại hội Đảng đề ra: “Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đa phương hóa, đa
dạng hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại… xây dựng một nền kinh tế mở,
hội nhập khu vực và thế giới…”.
Hoạt động thương mại quốc tế bao gồm nội dung chủ yếu và quan
trọng nhất là hoạt động xuất nhập khẩu. Nếu xuất khẩu đem lại nguồn thu
ngoại tệ tích lũy cho đất nước thì hoạt động nhập khẩu lại tác động tích cực
đến sự phát triển cân đối và khai thác tiềm năng, thế mạnh của nền kinh tế
quốc dân về sức lao động, vốn, tài nguyên và khoa học kỹ thuật. Xuất khẩu
nhằm bảo đảm nguồn vốn cho nhập khẩu và nhập khẩu phục vụ cho công
cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng cơ cấu kinh tế
hướng mạnh vào xuất khẩu…
Định hướng cho mục tiêu CNH- HĐH đất nước, Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ VII đã chỉ rõ sự cần thiết: “Đẩy mạnh xuất khẩu, huy động
Nguyễn Thị Hà My Chuyên ngành Kinh tế Quốc tế
1
Chuyên đề thực tập
các nguồn ngoại tệ để nhập khẩu các vật tư kỹ thuật, hàng hóa thiết yếu
cho sản xuất và đời sống, tích cực cân đối cán cân thanh toán quốc tế, góp


phần duy trì các cân đối lớn của nền kinh tế…”. Thực hiện tốt công tác
xuất nhập khẩu sẽ góp phần tích cực đáp ứng yêu cầu cấp bách hiện nay
của nền kinh tế. Vì vậy, nghiên cứu thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu
của các doanh nghiệp để tìm ra biện pháp hoàn thiện hoạt động kinh doanh
nhập khẩu hiện nay là một vấn đề rất quan trọng.
Xuất phát từ quan điểm trên, em đã chọn đề tài :“Hoạt động nhập
khẩu máy móc, thiết bị tại chi nhánh Công ty cổ phần xuất nhập khẩu
vật tư kỹ thuật REXCO- HN” để hoàn thành chuyên đề thực tập của
mình. Em mong rằng thông qua việc xem xét và phân tích tình hình hoạt
động nhập khẩu của Công ty REXCO- HN sẽ giúp em đưa ra được một số
giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị của
Công ty.
1.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
- Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện nhập khẩu tại chi nhánh
Công ty cổ phần XNK vật tư kỹ thuật REXCO- HN.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết
bị tại chi nhánh Công ty cổ phần XNK vật tư kỹ thuật REXCO- HN.
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu tại chi nhánh
Công ty cổ phần XNK vật tư kỹ thuật REXCO- HN.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Nguyễn Thị Hà My Chuyên ngành Kinh tế Quốc tế
2
Chuyên đề thực tập
- Hoạt động nhập khẩu và cung ứng máy móc thiết bị của chi nhánh
Công ty cổ phần XNK vật tư kỹ thuật REXCO- HN.
* Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Thị trường nhập khẩu máy móc, thiết bị của Công ty

REXCO .
- Thời gian: Từ năm 2006 đến năm 2009.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Bằng việc vận dụng phương pháp duy vật biện chứng cùng với những
tu duy đổi mới của Đảng và Nhà nước; bên cạnh đó kết hợp với những
phương pháp toán học như : Phương pháp thống kê; phương pháp so sánh
đối chứng; phương pháp phân tích số liệu; phương pháp minh họa. Em sẽ
nghiên cứu hoạt động nhập khẩu của chi nhánh Công ty cổ phần XNK vật
tư kỹ thuật REXCO- HN trong những năm gần đây, từ đó rút ra được
những giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu cho Công ty.
1.5. Kết cấu chuyên đề thực tập
Ngoài phần mở đầu và kết luận. Kết cấu bài chuyên đề thực tập của
em bao gồm 3 phần như sau:
Chương 1: Giới thiệu chung về chi nhánh Công ty cổ phần xuất nhập
khẩu vật tư kỹ thuật REXCO- Hà Nội và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt
động nhập khẩu máy móc thiết bị.
Chương 2: Thực trạng hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị tại chi
nhánh Công ty cổ phần XNK vật tư kỹ thuật REXCO- HN.
Chương 3: Một số giải pháp góp phần hoàn thiện hoạt động nhập khẩu
máy móc, thiết bị tại chi nhánh Công ty cổ phần XNK vật tư kỹ thuật
REXCO- HN.
Nguyễn Thị Hà My Chuyên ngành Kinh tế Quốc tế
3
Chuyên đề thực tập
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN
XUẤT NHẬP KHẨU VẬT TƯ KỸ THUẬT REXCO HÀ NỘI VÀ
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNGNHẬP KHẨU
MÁY MÓC THIẾT BỊ
1.1 Tổng quan về chi nhánh Công ty cổ phần xuất nhập khẩu vật

tư kỹ thuật REXCO- Hà Nội
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty xuất nhập khẩu vật tư kỹ thuật với tên giao dịch Quốc tế là:
TECHNICAL MATERIAL AND RESOURCES IMPORT-EXPORT CO
(viết tắt là REXCO ) được thành lập theo quyết định số 171/VKH-QĐ,
ngày 20/05/1993 của Giám đốc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công
nghệ Quốc gia( nay đổi tên là Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam).
Công ty là đơn vị kinh doanh trực thuộc Viện Khoa học và Công nghệ
Việt Nam.
Công ty có 2 chi nhánh hoạt động ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh.
* Chi nhánh Hà Nội:
Địa chỉ: 157 Láng Hạ - quận Đống Đa- Hà Nội
Điện thoại: (84) 04 5 620616
Fax: (84) 04 8 532511
* Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh:
Địa chỉ: 158/1 Xô Viết Nghệ Tĩnh- quận Bình Thạnh- Thành phố
Hồ Chí Minh.
Điện thoại (84) 08 8 995275
Fax: (84) 08 8 99527
Nguyễn Thị Hà My Chuyên ngành Kinh tế Quốc tế
4
Chuyên đề thực tập
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
- Nghiên cứu, triển khai và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ
thuật của Viện khoa học Việt Nam, các đơn vị trong nước và nước ngoài
vào sản xuất, chế biến sản phẩm hàng hoá có chất lượng cao, phục vụ
cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
- Đưa các thiết bị công nghệ thích hợp cho việc sản xuất, chế biến
hàng tiêu dùng và xuất khẩu để khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài

nguyên sẵn có của từng địa phương trong nước.
- Thực hiện liên doanh liên kết, các đại lý, hợp tác đầu tư, uỷ thác
và nhận uỷ thác xuất nhập khẩu tạo nguồn vốn hỗ trợ việc nghiên cứu,
ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật.
1.1.3 Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động của Công ty
Cơ cấu bộ máy hoạt động của Công ty gồm: Ban giám đốc, Khối
Kinh Doanh và Khối hỗ trợ kinh doanh.
A. Ban giám đốc
* Giám đốc
Nhiệm vụ: Thực hiện chức năng quản lý, điều hành toàn bộ hoạt
động sản xuất, kinh doanh cũng như các hoạt động quản lý nhân sự
thông qua việc phân công công việc, giao nhiệm vụ cho các phòng ban,
các bộ phận tổ chức.
* Phó giám đốc
Nhiệm vụ: Trợ giúp giám đốc trong việc quản lý, điều hành các
hoạt động kinh doanh và hoạt động nhân sự. Ngoài nhiệm vụ quản lý,
điều hành thì phó giám đốc còn trực tiếp tham gia vào các hoạt động sản
Nguyễn Thị Hà My Chuyên ngành Kinh tế Quốc tế
5
Chuyên đề thực tập
xuất, là người thực hiện công việc đấu thầu, tìm kiếm dự án.
Hình 1.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức và điều hành của Công ty
B. Khối kinh doanh: Chia ra các phòng theo thị trường và theo đặc
trưng thiết bị
* Phòng Kinh doanh: 6 người
Đặc điểm: Phụ trách nhập khẩu các thiết bị về môi trường, thiết bị y tế
cho một số khách hàng đặc trưng như: Các Viện, Bệnh Viện, Sở… về
lĩnh vực Môi trường, Thủy hải sản v.v...
Nhiệm vụ:
- Xây dựng phương án và triển khai công tác kinh doanh của Công ty

trước mắt và lâu dài.
- Tổ chức điều hành phòng kinh doanh, tập trung trọng điểm tiêu thụ
Nguyễn Thị Hà My Chuyên ngành Kinh tế Quốc tế
6
Giám Đốc
Phó Giám Đốc
Phòng Marketing
Phòng Kỹ thuật
Phòng Hành chính tổng
hợp
Phòng Kế Toán
Các cộng tác viên và
chuyên gia nước ngoài
Phòng Kinh Doanh
Phòng Dự Án
Phòng Hợp Đồng
XNK
Khối hỗ trợ
Kinh Doanh
Phòng Thang máy
Khối Kinh
Doanh
Chuyên đề thực tập
sản phẩm của Công ty và thực hiện tốt kế hoạch doanh thu hàng tháng,
hàng năm cho Công ty.
- Tìm hiểu, khai thác, thu thập và xử lý các thông tin thị trường, giá
cả tại từng thời điểm để có quyết định đúng đắn hợp lý trong công tác
kinh doanh của mình.
* Phòng Dự án: 10 người
Đặc điểm: Phụ trách nhập khẩu các thiết bị thí nghiệm cho: Các trường

ĐH, Viện Nghiên cứu….
Nhiệm vụ :
- Thực hiện công việc chuẩn bị hồ sơ cho các dự án.
- Lập kế hoạch cho công tác triển khai dự án đúng tiến độ.
- Thẩm định dự án.
* Phòng Marketting: 5 người
Đặc điểm: Phụ trách nhập khẩu các mặt hàng về lĩnh vực sinh học, thực
phẩm… cho các Viện Nghiên cứu, Trường đại học, Các gói thầu thuộc
Bộ Công an…
Nhiệm vụ:
- Lập ra các phương án mở rộng thị trường.
- Tổ chức triển khai công tác quảng cáo,tiếp thị, xây dựng chiến
lược và mục tiêu kinh doanh.
* Phòng Thang máy: 4 người
Đặc điểm: Nhập khẩu các loại mặt Thang máy cho các khách hàng:
Ban quản lý các dự án về xây dựng, nhà thầu xây dựng…
C. Khối hỗ trợ kinh doanh
Nguyễn Thị Hà My Chuyên ngành Kinh tế Quốc tế
7
Chuyên đề thực tập
* Phòng Hợp đồng Xuất nhập khẩu: 5 người
Nhiệm vụ :
- Thương thảo ký các hợp đồng bán trong nước
- Nghiên cứu các chính sách thuế, hải quan; Các thủ tục về thuế,
miễn thuế, giấy phép nhập khẩu v.v....
- Thực hiện công tác xuất nhập khẩu của Công ty.
- Ghi chép, lưu chứng từ các hợp đồng đã và đang thực hiện.
* Phòng Kỹ thuật: 4 người. Gồm:
+ Bên kỹ thuật
Nhiệm vụ:

- Thực hiện công tác kiểm tra về tình hình kỹ thuật, tình trạng hiện
thời của các thiết bị.
- Kiểm tra về xuất xứ, so sánh thiết bị vừa nhận với bản kê khai kỹ
thuật của các thiết bị được đặt mua
+ Bên Dịch Vụ kỹ thuật
Nhiệm vụ:
- Thực hiện các hợp đồng về bảo trì thiết bị
- Thực hiện các hoạt động lắp đặt, bảo hành, bảo trì.
- Thực hiện bàn giao thiết bị cho khách hàng.
* Phòng Tài chính- Kế toán: 6 người
Nhiệm vụ:
- Ghi chép, phản ánh số liệu hiện có, tình hình luân chuyển và sử
dụng tài sản, vật tư, tiền vốn.
- Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế
Nguyễn Thị Hà My Chuyên ngành Kinh tế Quốc tế
8
Chuyên đề thực tập
hoạch thu- chi tài chính của Công ty.
- Kiểm tra, kiểm soát toàn bộ mọi hoạt động tài chính của Công ty.
* Phòng Hành chính tổng hợp: 4 người
Nhiệm vụ:
- Thực hiện công tác tổ chức lao động, tiền lương.
- Thực hiện các chính sách của Nhà nước đối với người lao động.
- Công tác quản trị hành chính.
- Công tác thông tin, báo chí, tuyên truyền.
* Các cộng tác viên và chuyên gia nước ngoài
Là bộ phận không thuộc trong cơ cấu nhân sự của Công ty mà là
các nhà khoa học, các kỹ thuật viên, chuyên gia trong nước và nước
ngoài có trình độ chuyên môn giỏi, được mời tham gia vào những dự án,
hợp đồng mà lĩnh vực đó cán bộ trong Công ty không thông thạo. Đội

ngũ cộng tác viên và các chuyên gia không chỉ trực tiếp tham gia vào
cac gói thầu, dự án mà còn tổ chức tư vấn, hướng dẫn, đào tạo các cán
bộ trong Công ty trong các lĩnh vực cụ thể.
1.1.4 Đặc điểm hoạt động nhập khẩu và kinh doanh hàng hoá nhập
khẩu của REXCO-HN
1.1.4.1 Lĩnh vực kinh doanh và mặt hàng nhập khẩu của Công ty
Chi nhánh Công ty cổ phần XNK vật tư kỹ thuật REXCO- HN nhập
khẩu các loại mặt hàng chủ yếu là : máy móc, thiết bị khoa học, kỹ
thuật, trang thiết bị y tế, hoá chất các loại, vật tư nông nghiệp…Trong
đó, nguồn hàng nhập khẩu chủ yếu là các thiết bị cho nghiên cứu cơ bản,
các thiết bị sử dụng trong phòng thí nghiệm, các thiết bị phục vụ cho
Nguyễn Thị Hà My Chuyên ngành Kinh tế Quốc tế
9
Chuyên đề thực tập
nghiên cứu, ứng dụng, các loại hoá chất v.v…
Ngoài ra, Công ty còn liên doanh liên kết, hợp tác đầu tư với các tổ
chức khoa học, sản xuất, kinh doanh trong và ngoài nước. Tổ chức các
dịch vụ thông tin kinh tế, khoa học kỹ thuật, triển lãm, quảng cáo, dịch
vụ, sản xuất, thương mai và chuyển giao công nghệ.
1.1.4.2 Hệ thống phân phối, mạng lưới kinh doanh hàng hóa
Địa bàn hoạt động kinh doanh hàng hoá nhập khẩu của Công ty chủ
yếu là Hà Nội và các thành phố lớn phía Bắc như: Hải Phòng, Huế,
Quảng Ninh, Hải Dương, Nam Định… Đó là những trung tâm giao lưu
buôn bán lớn, đặc biệt là Hải Phòng, Quảng Ninh.
Hiện nay, hàng hóa nhập khẩu về cảng Hải Phòng, sau đó vận
chuyển về Hà Nội đi theo quốc lộ 5, giao thông đã được nâng cấp lên rất
nhiều so với trước đây nên hàng hóa vận chuyển rất nhanh chóng kịp
thời, đảm bảo tiến độ thực hiện hợp đồng và giao hàng cho đối tác trong
nước.
1.1.4.3 Nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn trong kinh doanh

Trong hoạt động nhập khẩu ngoài việc sử dụng vốn sẵn có của
Công ty, Công ty còn vay vốn ngân hàng và huy động vốn từ các nguồn
khác nhau. Nguồn vốn của Công ty được hình thành từ hai nguồn : đó là
nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay. Khi Công ty mới thành lập, tổng số
vốn điều lệ của Công ty là :15 tỷ đồng Việt Nam… Nguồn Vốn vay tập
trung vào vốn vay trung hạn và ngắn hạn của ngân hàng và vốn của các
cổ đông vay từ các mối quan hệ cá nhân . Lợi nhuận của Công ty sau khi
trả cho các chi phí như: Chi phí tiền công, tiền lương, chi phí thuê
phương tiện vận tải, chi phí lưu kho, nộp thuế cho nhà nước…Số lợi
Nguyễn Thị Hà My Chuyên ngành Kinh tế Quốc tế
10
Chuyên đề thực tập
nhuận còn lại được cho vào quỹ của Công ty để làm vốn kinh doanh.
Hiện nay, số vốn kinh doanh của Công ty đã tăng lên thành 30 tỷ đồng
Việt Nam, gấp 2 lần số vốn điều lệ ban đầu.
1.1.4.4 Lực lượng lao động của Công ty
Về nhân lực, Công ty REXCO-HN có tổng số 56 nhân viên. Trong
đó, đa phần có trình độ đại học và trên đại học, số cán bộ trình độ trên
đại học khá nhiều bao gồm nhiều ngành nghề khác nhau như: kỹ sư cơ
khí, khối kinh tế, quản trị kinh doanh, điện tử viễn thông, kế toán, ngoại
ngữ, điều khiển tự động hoá, công nghệ làm sạch v.v… Ngoài ra, Công
ty còn cộng tác với một đội ngũ công tác viên và chuyên gia tư vấn cả
trong nước và nước ngoài để tăng cường khả năng am hiểu và hoạt động
tốt trong chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu của mình.
Bảng 1.1: Tổng hợp trình độ của nhân viên Công ty REXCO-HN năm 2009
STT Trình độ cán bộ chuyên môn và kỹ thuật Số lượng
1 Chi nhánh REXCO-HN 56
- Đại học và trên đại học 50
- Trung cấp 6
2 Đội ngũ cộng tác viên và chuyên gia tư vấn 20

Tổng cộng 76
(Nguồn: Danh sách nhân viên Công ty năm 2009-Phòng hành chính tổng hợp)
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng và chỉ tiêu đánh giá hoạt động nhập
khẩu máy móc thiết bị của chi nhánh Công ty cổ phần XNK vật tư kỹ
thuật REXCO- HN
1.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhập khẩu máy móc thiết bị
1.2.1.1 Các nhân tố bên ngoài Công ty
Nguyễn Thị Hà My Chuyên ngành Kinh tế Quốc tế
11
Chuyên đề thực tập
 Môi trường luật pháp
Việc kinh doanh không những chịu sự chi phối của môi trường luật
pháp trong nước, mà còn chịu sự chi phối của luật pháp quốc tế nhất là
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay. Nếu doanh nghiệp
không quan tâm đến môi trường luật pháp trong khi tiến hành kinh doanh
có thể sẽ chịu những rủi ro rất lớn.
Trước đây, Việt Nam thi hành nhiều biện pháp hạn chế nhập khẩu
như: quy định hạn ngạch nhập khẩu, quy định thủ tục hành chính rờm rà…
nhằm bảo hộ cho nền sản xuất trong nước. Hiện nay, Nhà nước đã quy
định mở rộng hoạt động nhập khẩu cho mọi doanh nghiệp. Tất cả các
doanh nghiệp có quyền nhập khẩu hàng hóa theo giấy phép đăng ký kinh
doanh của mình, trừ trường hợp nhập khẩu các mặt hàng cấm. Đối với
những mặt hàng Nhà nước hạn chế nhập khẩu, Doanh nghiệp cần phải xin
giấy phép nhập khẩu.
Thời gian gần đây, hệ thống các thủ tục hải quan của Việt Nam
cũng đang được thay đổi cho phù hợp với mục đích hội nhập sâu rộng vào
nền kinh tế quốc tế. Năm 2006, Hải quan Việt Nam đã triển khai áp dụng
phương pháp xác định trị giá hải quan theo WVA đối với hàng hóa đến từ
51 quốc gia. Cũng trong năm này, Việt Nam triển khai thực hiện toàn diện
các cam kết quốc tế có liên quan đến hội nhập kinh tế thế giới như công

ước Kyoto sửa đổi, hiệp định GATT, công ước HS, hiệp định liên quan đến
bảo vệ sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa TRIPS.
Ngoài ra, những quy định luật pháp quốc tế, các điều khoản thương
mại quốc tế Incoterms, UCP…và các tập quán quốc tế cũng được các
doanh nghiệp XNK hết sức quan tâm.
 Môi trường kinh tế
Nguyễn Thị Hà My Chuyên ngành Kinh tế Quốc tế
12
Chuyên đề thực tập
Có rất nhiều yếu tố môi trường kinh tế ảnh hưởng đến các doanh
nghiệp XNK như: Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lạm phát, tỷ giá hối
đoái.
Trước hết là tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Trong những năm
qua, nước ta luôn là nước có tốc độ tăng trưởng cao trên thế giới. Năm
2005 là 8.4%; Năm 2006 là 8.2%; Năm 2007 là 8.5%; Năm 2008 là 6.2%;
Năm 2009 là 4.9%. Năm 2008 và năm 2009 tốc độ tăng trưởng kinh tế tuy
có giảm đi rõ rệt so với những năm trước đó, nguyên nhân chủ yếu là do
cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu kéo dài từ cuối năm 2007. Tuy nhiên,
Việt Nam vẫn được các nhà kinh tế đánh giá là nước vượt qua khủng
hoảng một cách nhanh nhất. Điều này càng khẳng định trong những năm
tới Việt Nam sẽ là một nền kinh tế nhiều tiềm năng, thu hút nhiều nhà đầu
tư nước ngoài, tạo ra nhu cầu đổi máy, lắp đặt máy móc thiết bị để phục vụ
sản xuất.
Thứ hai là yếu tố lạm phát. Yếu tố lạm phát ảnh hưởng trực tiếp đến
giá vốn hàng bán của Công ty và làm tăng giá vốn hàng bán. Nếu như năm
2005 mức lạm phát là 8.4% ; Năm 2006 là 6.6% ; Năm 2007 là 12.6% ;
Năm 2008 là 19.9% ; Năm 2009 là 6.8%. Lạm phát tăng cao khiến các
doanh nghiệp phải chi nhiều tiền hơn cho giá hàng hóa, chi phí vận
chuyển, lưu kho, bến bãi. Mặt khác, giá máy móc thiết bị tăng làm giảm
khả năng của doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài khi

xuất khẩu sang nước thứ ba.
Thứ ba là tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái có tác động rất lớn tới hàng
nhập khẩu vì nó là cơ sở để so sánh giá của hàng hóa trong nước với thế
giới, đồng thời phục vụ cho sự vận động của tiền tệ và hàng hóa giữa các
quốc gia, các doanh nghiệp theo dõi và căn cứ vào tỷ giá hối đoái giữa
Nguyễn Thị Hà My Chuyên ngành Kinh tế Quốc tế
13
Chuyên đề thực tập
đồng nội tệ và ngoại tệ để đẩy mạnh hay hạn chế hoạt động nhập khẩu của
mình. Khi đồng nội tệ bị mất giá thì hoạt động nhập khẩu không có lợi và
so với trước, doanh nghiệp phải trả nhiều tiền hơn cho một đơn vị hàng
hóa. Ngược lại, khi đồng nội tệ tăng giá thì hoạt động nhập khẩu là có lợi
và so với trước doanh nghiệp phải trả ít tiền hơn cho một đơn vị hàng hóa.
Sự điều tiết tỷ giá của Nhà nước : cố định, thả nổi, hay thả nổi có sự điều
tiết của nhà nước vì thế có tác động rất mạnh đến hoạt động của doanh
nghiệp.
 Môi trường chính trị, xã hội
Tại Việt Nam, trong những năm qua, có thể nói môi trường chính trị
trong nước rất ổn định, Việt Nam là quốc gia được đánh giá là các vụ bạo
loạn, xung đột, chiến tranh, đình công... ít xảy nhất trên thế giới. Sự ổn
định của môi trường chính trị trong nước tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp yên tâm đầu tư, kinh doanh bền vững.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng không ngừng mở rộng các mối quan hệ
giao lưu kinh tế với nhiều quốc gia trên thế giới. Mở rộng quan hệ kinh tế
quốc tế giúp cho Việt Nam có thể tìm kiếm được nhiều đối tác nước ngoài.
Một điều quan trọng nữa là tham gia các diễn đàn kinh tế thế giới có thể
giúp cho Việt Nam có thể giảm mức thuế nhập khẩu, đây là một yếu tố vô
cùng quan trọng để các doanh nghiệp nhập khẩu có thể nhập hàng hóa với
giá rẻ, tăng sức tiêu thụ hàng hóa và sức cạnh tranh với nhiều doanh
nghiệp nước ngoài đầu tư vào trong nước. Việt Nam hiện nay là thành viên

thứ 150 của tổ chức Thương mại thế giới WTO. Đồng thời, chúng ta cũng
tham gia một số diễn đàn kinh tế hợp tác trong khu vực ASEAN, diễn đàn
hợp tác Á- Âu( ASEM)... Điều này dự báo, trong thời gian tới Việt Nam sẽ
Nguyễn Thị Hà My Chuyên ngành Kinh tế Quốc tế
14
Chuyên đề thực tập
có những ưu đãi nhất định khi xuất nhập khẩu hàng hóa ra các khu vực
này.
Bên cạnh yếu tố chính trị, yếu tố xã hội đặc biệt là sở thích, tâm lý,
quan điểm của người tiêu dùng về sản phẩm nhập khẩu của doanh nghiệp
cũng có tác động rất to lớn. Tuy nhiên, người Việt Nam có sở thích là tiêu
dùng hàng hóa của những thương hiệu nổi tiếng vì cho rằng chỉ những
hàng hóa này mới đảm bảo chất lượng tốt. Điều này không đúng hoàn toàn
vì có thể có những loại hàng hóa giá cả rẻ hơn vì không bao gồm cả giá
của thương hiệu mà chất lượng vẫn đảm bảo. Là một doanh nghiệp nhập
khẩu Công ty REXCO-HN với phương châm :‘‘ Hàng tốt nhất- giá rẻ
nhất ’’, Công ty luôn tìm kiếm các mặt hàng phù hợp với thị hiếu của
người tiêu dùng Việt Nam.
1.2.1.2 Các yếu tố bên trong Công ty
Ngược lại với các yếu tố khách quan, các yếu tố thuộc về tiềm năng
doanh nghiệp là những yếu tố chủ quan mà doanh nghiệp có thể thay đổi,
điều chỉnh mức độ và chiều hướng tác động của chúng đối với hoạt động
kinh doanh của mình. Một số yếu tố trong nội bộ Công ty ảnh hưởng đến
khả năng hoạt động của Công ty như sau:
 Quy mô kinh doanh của Công ty: Thể hiện ở tiềm lực tài chính và
doanh thu hàng năm của Công ty.
Với mặt hàng nhập khẩu chính là máy móc, thiết bị là các mặt hàng có
giá trị lớn. Chính vì vậy, việc thiếu vốn hay huy động vốn không kịp sẽ
hạn chế Công ty mở rộng hoạt động kinh doanh nhập khẩu, dẫn đến giảm
doanh thu. Kết quả, thị phần của Công ty trên thị trường giảm, tăng chi phí,

đồng thời không có nhiều lợi nhuận. Tuy nhiên, thời gian qua Công ty đã
có nhiều thuận lợi nhất định trong việc huy động vốn. Đầu năm 2009,
Nguyễn Thị Hà My Chuyên ngành Kinh tế Quốc tế
15
Chuyên đề thực tập
Công ty REXCO-HN được ngân hàng phê chuẩn hạn mức tín dụng lên tới
60 tỷ đồng. Đây là một điều kiện tốt giúp Công ty có cơ hội giảm chi phí
nhập khẩu.
Bên cạnh nguồn vốn, cơ sở vật chất cũng ảnh hưởng tới hoạt động
nhập khẩu của Công ty. Việc chủ động phương tiện, kho bãi và từ đó giúp
Công ty giảm chi phí. Hàng hóa sau khi được bốc dỡ khỏi hàng sẽ được
chở trực tiếp đến cho khách hàng tại địa bàn Hà Nội và vùng lân cận, đối
với những địa bàn ở xa, Công ty sẽ chở hàng về để tại kho ở Viện Khoa
học và Công nghệ Việt Nam.
 Nguồn lực con người trong Công ty : được thể hiện ở số lượng lao
động, trình độ và khả năng làm việc của từng cán bộ nhân viên, trình độ
quản lý có phù hợp với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp hay không.
Nguồn lực con người là nhân tố quyết định trong mọi quá trình kinh doanh,
trình độ và năng lực của nguồn nhân lực phải phù hợp với loại hình kinh
doanh và mức độ kinh doanh mà Công ty lựa chọn thì mới đem lại hiệu
quả.
Công ty REXCO-HN hiện có 56 nhân viên, đa số có trình độ đại học
và trên đại học. Nhân viên của Công ty có trình độ chuyên môn tương đối
đồng đều và được kiểm tra ngay từ những ngày đầu tuyển dụng để đảm
bảo có thể hoàn thành công việc được giao.
 Đối tượng khách hàng của Công ty : Công ty thường tiến hành lựa
chọn đối tượng khách hàng của mình theo đặc điểm máy móc, thiết bị mà
mình cung cấp. Tùy theo đối tượng khách hàng và chủng loại hàng hóa mà
Công ty kinh doanh, cầu đối với sản phẩm của Công ty sẽ có mức biến
động khác nhau khi có sự thay đổi trên thị trường.

Nguyễn Thị Hà My Chuyên ngành Kinh tế Quốc tế
16
Chuyên đề thực tập
Khách hàng chính của Công ty là các cơ quan nhà nước: Các bệnh
viện, đại học, viện nghiên cứu, bộ công an… Công ty thường tìm kiếm các
khách hàng thông qua các gói thầu. Sau khi đã thầu được gói thầu ấy, Công
ty sẽ tiến hành thực hiện gói thầu, ký kết các hợp đồng kinh tế, nhập hàng
hóa cần thiết theo các gói thầu.
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả nhập khẩu máy móc thiết bị

Lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu :
Lợi nhuận là chỉ tiêu hiệu quả kinh tế có tính tổng hợp, phản ánh kết
quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó là tiền đề duy trì và
tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp. Về mặt lượng, lợi nhuận là phần
còn lại của doanh thu sau khi đã trừ đi tất cả các chi phí cần thiết cho hoạt
động kinh doanh nhập khẩu.
Công thức: P = R – C
Trong đó : P : Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu.
R : Doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu.
C : Tổng chi phí kinh doanh nhập khẩu.
C = Tổng chi phí nhập khẩu hàng hóa + Chi phí lưu thông, bán hàng +
Thuế

Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu :
Trong đó : D
R
: Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu.
P : Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu.
R : Tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu.
Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu cho biết lượng lợi nhuận thu được từ

một đồng doanh thu trong kỳ.
Nguyễn Thị Hà My Chuyên ngành Kinh tế Quốc tế
17
R
P
D
R
=
Chuyên đề thực tập

Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí :
Trong đó : D
C
: Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí.
P : Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu.
C : Tổng chi phí cho hoat động kinh doanh nhập khẩu.
Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí cho biết một đồng chi phí đưa vào hoạt
động kinh doanh nhập khẩu thì thu được bao nhiêu lợi nhuận thuần.

Hiệu suất lợi nhuận kinh doanh
Lợi nhuận trong kỳ
Hiệu suất lợi nhuận kinh doanh =
Vốn điều lệ của Công ty
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cơ sở đem lại bao nhiêu đồng lợi
nhuận.
Như vậy, qua chuơng 1 chúng ta đã tìm hiểu về chi nhánh Công ty
Cổ phần XNK REXCO- Hà Nội, đồng thời xem xét các yếu tố ảnh huởng
đến hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị của Công ty. Sau đây, chuơng 2
chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ hơn thực trạng hoạt động nhập khẩu máy móc
của Công ty và đánh giá những kết quả đã đạt đuợc.

Nguyễn Thị Hà My Chuyên ngành Kinh tế Quốc tế
18
C
P
D
C
=
Chuyên đề thực tập
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU MÁY MÓC
THIẾT BỊ TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP
KHẨU VẬT TƯ KỸ THUẬT REXCO- HÀ NỘI
2.1. Tình hình nhập khẩu máy móc thiết bị tại chi nhánh Công ty
cổ phần xuất nhập khẩu vật tư kỹ thuật REXCO-HN
2.1.1 Kim ngạch nhập khẩu máy móc, thiết bị qua các năm
Dựa vào báo cáo nhập khẩu qua các năm 2006; 2007; 2008; 2009 của
phòng Hợp đồng XNK, ta có bảng số liệu sau:
Bảng 2.1: Kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị của Công ty qua các năm
Đơn vị : (USD)
Chỉ tiêu
Năm
Kim ngạch nhập khẩu Tỷ lệ tăng(%)
Năm 2006 2,745,674 ……
Năm 2007 2,860,513 +4.18
Năm 2008 2,801,324 -2.07
Năm 2009 2,958,871 +5.62
(Nguồn: Báo cáo nhập khẩu năm 2006-2009- Phòng Hợp đồng XNK)
Qua hình 2.1 ta thấy, kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị của
Công ty có sự biến đổi qua các năm. Ở đây, chúng ta sẽ xem xét số liệu
qua 4 năm. Năm 2006, Kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị đạt

2,745,674 USD. Năm 2007, con số này là 2,860,513 USD. Như vậy, chỉ
trong vòng thời gian ngắn là 1 năm, kim ngạch nhập khẩu của Công ty đã
tăng lên 114,839 USD tương đương với tăng lên 4.18%. Điều này dễ hiểu
Nguyễn Thị Hà My Chuyên ngành Kinh tế Quốc tế
19
Chuyên đề thực tập
vì ngoài yếu tố khách quan là tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta trong
năm 2006 và những tháng nửa đầu năm 2007 luôn giữ ở mức trên 8%/năm.
Còn về mặt chủ quan đó là do Công ty đã gia tăng được nguồn vốn cho
hoạt động của mình. Ngân hàng Vietcombank đã quyết định nâng hạn mức
tín dụng của Công ty lên tới 100 triệu đồng. Chính vì vậy, Công ty có đủ
nguồn vốn để nhập khẩu những máy móc thiết bị có giá trị lớn làm cho
kim ngạch xuất nhập khẩu đột ngột tăng lên.
Hình 2.1: Kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị của Công ty từ năm 2006
đến năm 2009
(Đơn vị: USD)
2745674
2869513
2801324
2958871
2600000
2650000
2700000
2750000
2800000
2850000
2900000
2950000
3000000
USD

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị từ năm 2006
đến năm 2009
(Nguồn: Báo cáo từ phòng Hợp đồng Xuất Nhập Khẩu)
Tuy nhiên, vì nửa cuối năm 2007, chịu ảnh hưởng của cuộc khủng
hoảng kinh tế toàn cầu, nó đã tác động đến năm 2008. Kết quả làm cho nhu
cầu sản xuất, xây dựng, nghiên cứu của các tổ chức trong nước giảm rõ rệt.
Nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị giảm xuống, Công ty chỉ có mức kim
ngạch nhập khẩu là 2,801,324 USD, giảm 2.07% so với năm 2007. Kết quả
này tuy có thấp, nhưng là xu hướng chung của thế giới nên không thể tránh
khỏi. Sang đến năm 2009, nền kinh tế dần phục hồi. Bên cạnh đó, việc
Nguyễn Thị Hà My Chuyên ngành Kinh tế Quốc tế
20
Chuyên đề thực tập
đồng USD tăng giá so với đồng Việt Nam làm cho kim ngạch nhập khẩu
lại tăng một lần nữa đạt 2,958,871 USD, tăng 5.62% so với năm 2008. Và
điều này dự báo kim ngạch nhập khẩu đến năm 2010 sẽ tiếp tục tăng với
tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế như hiện nay.
2.1.2 Cơ cấu thị trường nhập khẩu máy móc thiết bị
Việc nghiên cứu thị trường nhập khẩu đóng một vai trò quan trọng
trong hoạt động nhập khẩu hàng hóa của Công ty REXCO-HN.
Bảng 2.2 ở dưới cho chúng ta thấy một số thị trường nhập khẩu máy
móc thiết bị chính của Công ty bao gồm : Pháp, Đức, Mỹ, Nhật và các
nước khác. Có thể thấy thị trường nhập khẩu chủ yếu của Công ty là thị
trường của các nước phát triển nhất thế giới. Vì đặc điểm máy móc mà
Công ty nhập khẩu là có kỹ thuật cao, hiện đại. Một số nước đang phát
triển gần Việt Nam cũng có : Hàn Quốc, Ấn Độ. Tuy nhiên, để đảm bảo uy
tín, và thương hiệu của Công ty mà các thị trường châu Âu, châu Mỹ vẫn
được quan tâm hơn.
Bảng 2.2: Cơ cấu thị trường nhập khẩu máy móc thiết bị qua các năm

Đơn vị: (USD)
(Nguồn: Báo cáo thị trường hàng năm của Công ty- Phòng hợp đồng XNK)
Nguyễn Thị Hà My Chuyên ngành Kinh tế Quốc tế
Thị
trường
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
GT TT
(%)
GT TT
(%)
GT TT
(%)
GT TT
(%)
Đức 431070.81 15.7 414774.38 14.5 451013.16 16.1 544432.26 18.4
Pháp 859395.96 31.3 989737.49 34.6 963655.45 34.4 1068152.4 36.1
Mỹ 829193.54 30.2 809525.17 28.3 747953.50 26.7 745635.49 25.2
Nhật 288295.77 10.5 326098.48 11.4 344562.85 12.3 372817.74 12.6
Khác 337717.90 12.3 320377.45 11.2 294139.02 10.5 227833.06 7.7
Tổng 2745674 100 2860513 100 2801324 100 2958871 100
21
Chuyên đề thực tập
Căn cứ vào bảng 2.2, có thể thấy Công ty REXCO-HN chủ yếu nhập
khẩu máy móc từ thị trường Mỹ và Pháp. Thị trường Pháp luôn chiếm tỷ
trọng trên 30%, còn thị trường Mỹ luôn chiếm tỷ trọng trên 25%, tiếp đến
là thị trường Đức (trên 15%), và thị trường Nhật (trên 10%). Những năm
trước đây, Công ty chủ yếu nhập từ thị trường Mỹ, Pháp. Tuy nhiên, những
năm gần đây thị trường Đức và Nhật cũng có tỷ trọng tăng đáng kể. Đó là
do chính sách tích cực tìm kiếm bạn hàng nhập khẩu của Công ty đã giúp
cho việc nhập khẩu hàng hóa ở các nước khác với chất lượng đảm bảo và

giá cả rẻ hơn so với thị trường Mỹ và Pháp. Trong thời gian tới, Công ty sẽ
tăng cường nghiên cứu một số thị trường trong khu vực: Hàn Quốc, Đài
Loan...
Năm 2009 vừa qua, Pháp vẫn là thị trường nhập khẩu chủ yếu của
Công ty chiếm tỷ trọng 36.1%, sau đó là Mỹ chiếm 25.2%, Đức 18.4%,
Nhật 12.6%, các khu vực khác 7.7%.
Hình 2.2: Cơ cấu thị trường nhập khẩu máy móc thiết bị năm 2009
Cơ cấu thị trường nhập khẩu máy móc thiết bị năm 2009
36.10%
25.20%
18.40%
12.60%
7.70%
Pháp
Mỹ
Đức
Nhật
Các nước khác
(Nguồn: Báo cáo của Phòng hợp đồng XNK)
• Thị trường tiêu thụ hàng nhập khẩu của Công ty
Nguyễn Thị Hà My Chuyên ngành Kinh tế Quốc tế
22
Chuyên đề thực tập
Máy móc thiết bị là những mặt hàng có giá trị lớn. Vì vậy, để kinh
doanh có hiệu quả Công ty không những luôn tìm những khách hàng mới,
mà còn phải giữ gìn, nâng cao uy tín với khách hàng cũ. Đó là lý do Công
ty được thành lập tại thành phố HCM, sau đó mở chi nhánh tại Hà Nội để
tìm kiếm khách hàng.
Bảng 2.3: Cơ cấu thị trường tiêu thụ sản phẩm máy móc thiết bị
Đơn vị :(%)

Chỉ tiêu
Năm
Miền Nam Miền Trung Miền Bắc
Năm 2007 30 4 66
Năm 2008 32 6 62
Năm 2009 33 7 60
(Nguồn: Báo cáo của Phòng kinh doanh năm 2007,2008,2009)
Có thể thấy rằng tỷ trọng tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu theo thị trường
của Công ty là khá ổn định. Hiện nay, các sản phẩm mà Công ty nhận về
hoàn toàn được tiêu thụ trong nước và thị trường chủ yếu là trong miền
Bắc. Khu vực miền Bắc luôn chiếm tỷ trọng nhiều nhất trên 50%. Đây là
khu vực tập trung nhiều Viện nghiên cứu, các trường Đại Học, Bệnh
viện…là những khách hàng chính của Công ty. Những năm gần đây, tỷ
trọng khu vực miền Nam cũng tăng dần lên do Công ty có một số khách
hàng là các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp cũng có nhu cầu nhập
máy móc thiết bị phục vụ sản xuất.
2.1.3 Cơ cấu mặt hàng máy móc thiết bị nhập khẩu
Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu của Công ty bao gồm 4 nhóm sản phẩm
chính: Thiết bị nghiên cứu khoa học, thiết bị y tế, thiết bị cơ khí, thang
máy.
Bảng 2.4: Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu qua các năm 2006, 2007, 2008, 2009
(Đơn vị: USD)
Nguyễn Thị Hà My Chuyên ngành Kinh tế Quốc tế
23
Chuyên đề thực tập
Năm
Chỉ
tiêu
Năm
2006

Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
GT GT
Tg
(%) GT
Tg
(%) GT
Tg
(%)
TB khoa
học
915697 1098437 +19.95 1075563 -2.08 1140365 +6.02
TB y tế 696031 706941 +1.56 659523 -6.70 952156 +44.37
TB cơ khí 869615 809596 - 6.90 790722 -2.33 642677 -18.72
Thang máy 102531 112978 +10.19 116253 +2.89 122732 +5.57
Khác 161800 132561 -18.07 159263 +20.1 100941 -36.62
Tổng 2745674 2860513 6.74 2801324 11.92 2958871 0.626
(Nguồn: Báo cáo nhập khẩu của Công ty qua các năm- Phòng hợp đồng XNK)
Năm 2006, Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng cơ khí là 869,615 USD,
chiếm tỷ trọng trên 31,67%. Tuy nhiên, sau đó giảm dần qua các năm tiếp
theo. Đến năm 2009, tỷ trọng nhóm hàng chỉ còn chiếm 21,72%, đạt
642,677 USD. Ngược lại, nhóm sản phẩm về thiết bị nghiên cứu khoa học
và thiết bị y tế, thang máy lại tăng mạnh. Tăng nhiều nhất là nhóm sản
phẩm thiết bị y tế, tăng 7% trong vòng 3 năm; nhóm sản phẩm thiết bị
khoa học tăng 5 % trong vòng 3 năm. Nhóm sản phẩm khác bao gồm một
số loại thiết bị có giá trị nhỏ: máy tính, máy in…cũng giảm dần từ tỷ trọng

5.9% (năm 2006) xuống còn 3.41%( năm 2009). Mặc dù về giá trị kim
ngạch nhập khẩu có sự giảm sụt đáng kể giữa hai năm 2007 và năm 2008
là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Nhưng sau thời kỳ
khủng hoảng, kim ngạch nhập khẩu của Công ty lại tăng trở lại nhanh
chóng. Những năm trước đây, Nhà nước có chủ trương nhập khẩu các thiết
bị cơ khí để phục vụ sản xuất trong nước nên nhóm hàng cơ khí chiếm tỷ
trọng trong cơ cấu sản phẩm nhập khẩu. Tuy nhiên, những năm gần đây, vì
trong nước đã sản xuất được một số máy móc phục vụ sản xuất. Bên cạnh
Nguyễn Thị Hà My Chuyên ngành Kinh tế Quốc tế
24
Chuyên đề thực tập
đó, việc xuất hiện nhiều căn bệnh lạ trên thế giới : Cúm gia cầm, Sars.. và
nhu cầu nghiên cứu cơ bản nên nhóm hàng thiết bị nghiên cứu khoa học va
thiết bị y tế tăng mạnh. Dự báo trong thời gian tới sẽ tiếp tục tăng tỷ trọng
các nhóm mặt hàng theo hướng này.
Hình 2.4: Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu năm 2009
Cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu năm 2009
38.54%
32.18%
21.72%
4.15%
3.41%
TB nghiên cứu khoa học
TB y tế
TB cơ khí
Thang máy
Khác
(Nguồn: Báo cáo của phòng Hợp đồng Xuất Nhập Khẩu)
Năm 2009, thiết bị nghiên cứu khoa học vẫn là nhóm hàng hóa
nhập khẩu với kim ngạch lớn nhất đạt 1,140,365 USD, chiếm 38.54%.

Sau đó là thiết bị y tế đạt 952,156 USD, chiếm 32.18%. Tiếp đến là thiết
bị cơ khí và thang máy với số liệu lần lượt là 642,677USD (đạt 21.72%),
122,732 USD( đạt 4.15%). Còn lại, các sản phẩm khác chiếm 3.41%.
2.1.4 Quy trình nhập khẩu máy móc thiết bị
Phân tích quy trình nhập khẩu máy móc, thiết bị tại chi nhánh Công ty
cổ phần XNK vật tư kỹ thuật REXCO-HN.
2.1.4.1 Công tác nghiên cứu thị trường
Nguyễn Thị Hà My Chuyên ngành Kinh tế Quốc tế
25

×