Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

LỊCH SỬ DÒNG HỌ HỌ ĐỖ VIỆT NAM: NGUỒN GỐC VÀ CÁC CÔNG LAO CỦA DANH NHÂN HỌ ĐỖ TRONG LỊCH SỬ DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (887.53 KB, 106 trang )

/>TƯ LIỆU CHUYÊN MÔN.

LỊCH SỬ DÒNG HỌ
HỌ ĐỖ VIỆT NAM: NGUỒN GỐC VÀ CÁC
CÔNG LAO CỦA DANH NHÂN HỌ ĐỖ TRONG
LỊCH SỬ DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC.

NĂM 2015
/> />LỜI NÓI ĐẦU
HỌ ĐỖ VIỆT NAM TRONG CỘI NGUỒN LỊCH SỬ
Con người có tổ có tông
Như cây có cội như sông có nguồn
Con người ta ai cũng muốn biết nguồn của mình, của gia tộc
mình, dân tộc mình từ đâu mà sinh ra, từ đâu mà đến . Với mục đích
làm sáng tỏ nguồn gốc tổ tiên họ Đỗ, hàng chục năm qua Nhóm
nghiên cứu lịch sử do người sáng lập BLL họ Đỗ Việt Nam- phó giáo
sư Đỗ tòng, khới xướng và hướng dẫn tổ chức nhiều chuyến đi điền
dã, khảo sát thực tế, tìm hiểu gia phả các dòng họ, các tư liệu thư tịch
cổ (ngọc phả, thần phả, sắc phong, ) ở các nhà thờ, đình, chùa, miếu
mạo. Các kết quả nghiên cứu được xuất bản thành sách, đã trở thành
di sản văn hóa của dòng họ Đỗ và căn cứ quan trọng để nhà nước
công nhận xếp hạng di tích miếu thờ, mộ Tổ họ Đỗ Việt Nam.
" Họ Đỗ- một cộng đồng người Việt cổ đã sống trên quê hương đất tổ
này từ xa xưa, rất lâu đời". Cội nguồn lịch sử họ Đỗ Việt Nam gắn
liền với cội nguồn dân tộc. Các di tích, thư tịch cũ còn lưu giữ không
ít nơi đã khẳng định rõ họ Đỗ đã tồn tại gắn liền với nơi phát tích,
sinh tụ của người Việt cổ trên vùng đất này ít nhất cách đây khoảng
5.000-6.000 năm, trước thuở lập nước Văn Lang, trước cả thời xác
lập vua Hùng đời thứ nhất. Lần theo Ngọc phả hiện chúng ta được
biêt biết những vị tổ tối cao của dân tộc Việt:
1). Đế Hoà,, tức Hoà Hy hay còn gọi là Hy Thúc, Hy Hoà, Hy Hoà .


Cụ Hy Thúc là nhà thiên văn thuyết âm dương, làm ra lịch âm Việt
Nam(2). Vợ của Hoà Hy là Nữ Hoàng Anh, hiệu Diệu Quang Minh.
2). Phục Hy (vua cả), đạo hiệu là Hư Không Giáo Chủ Đế Thiên
Phục Hy. Cùng với bố là Đế Hoà, Cụ đã lập ra Kinh dịch đầu tiên.
Cụ bà là cụ Trinh Nương, sinh ra vua Thần Nông.
3). Vua Thần Nông , vì vua có công dạy dân trồng cây lúa nước, mở
ra kỷ nguyên văn minh lúa nước. Biểu tượng là chòm sao Thần Nông
trên bầu trời. Vợ cả của vua Thần Nông có miếu thờ ở làng Tiên Lữ,
/> />xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, Hà Tây.
Hai Cụ sinh ra Tiên Đế hay Đế Tiết Vương.
4). Tiên Đế hay Đế Tiết Vương và vợ là Nữ Hoàng Vân, hiệu Diệu
Lan, Hiện còn mộ và miếu thờ ở Gò Sở, Quang Lãm, Thanh Oai.
5). Đế Quý Công hay là Đế Thừa Sở Minh công là cháu của vua
Thần Nông. Cụ bà là Đại Nương. Sở Minh Công thu phục 72 bộ lạc,
được các động chủ, sơn quân tôn vinh Cụ là Chủ trưởng.
6). Nguyễn Minh Khiết, hiệu Thái Khương Công hay Khương Thái
Công, tức là Đế Minh (cháu 4 đời của Thần Nông), đình Nghi Tàm
Hà Nội đang thờ cụ. Cụ bà là người họ Đỗ, thường gọi là Đỗ Quí
Thị. Sau khi nối tiếp cha làm chủ 72 bộ lạc, cụ giao quyền cho con
trưởng (Kinh Dương Vương).
Theo " Cổ Lôi Ngọc Phả Truyền Thư", " Bách Việt Tộc Phả" thì cụ
bà họ Đỗ, tên huý là Ngoạn, còn gọi là công chúa Đoan Trang. Tục
truyền Cụ là con gái cụ Long Đỗ Hải Vương trấn trị ở cửa sông Tô
Lịch(3) vùng Nghi Tàm (cụ Long Đỗ về sau còn được gọi là Thần
Bạch Mã, một trong tứ trấn Thăng Long thành, thờ ở đền Bạch Mã,
phố Hàng Buồm, Hà Nội).
Cụ tu theo đạo Sa Bà, đạo của Đế Thiên Phục Hy Hư Không giáo
chủ cách đây khoảng 5.000 năm. Cụ sinh mồng 8 tháng Tư âm lịch,
hoá ngày 15 tháng Bảy âm lịch ở Nội Tích, Đại Lôi (Ba La). Mộ táng
ở Ba Lôi trong chùa Bồ tát Đa tát, Ba La. Dân thờ cụ ở chùa Đại Bi.

Tên hiệu của Cụ là Tín Thiền Sư, Hương Vân Cái bồ tát.
Hai Cụ sinh ra Lộc Tục (Kinh Dương Vương, còn gọi là Vua cha
Ngọc hoàng Thượng đế). Miếu thờ Cụ ở làng La Cả, La Khê (gần Ba
La).
Cụ Đỗ Quý thị có 8 người em trai là Bát Bộ Kim Cương. Mộ 8 vị
này ở gò Thiềm Thừ (nghĩa là gò Con Cóc) vùng Ba La. Do có sự bất
hoà với chồng ( Đế Minh), Cụ đã đem con trai là Lộc Tục (khi còn ít
tuổi) vào tu động Tiên Phi (thường gọi là Động Tiên) ở huyện Lạc
Thuỷ thuộc tỉnh Hoà Bình ngày nay, cùng với 8 em trai của Cụ giúp
cho Lộc Tục Trưởng thành: Cụ theo đạo Bà La môn, đạo hiệu là
Hương Vân Cái Bồ Tát. Tám vị em trai đều là người tài giỏi, hết lòng
/> />giúp cháu(con của chị) cho đến khi Lộc Tục được cha là Đế Minh
giao quyền thay cha trị vì đất nước, lấy hiệu là Kinh Dương Vương
(được tôn là Ngọc Hoàng Thượng Đế), đặt tên là Xích Quỷ.
Tám vị mà Lộc Tục gọi là cậu ( em mẹ) sau đều trở thành các vị
"Kim Cương", thường được gọi là Bát Bộ Kim Cương và mang Phật
hiệu, gồm:
1-Đỗ Xương, hiệu Thanh Trừ Tai Kim Cương;
2- Đỗ Tiêu, hiệu là Tịch Độc Thận Kim Cương;
3- Đỗ Kỷ, hiệu là Hoàn Tuỳ Cầu Kim Cương;
4- Đỗ Cương, hiệu là Bạch Tịnh Thuỷ Kim Cương;
5-Đỗ Chương, hiệu là Xích Thanh Hoả Kim Cương;
6-Đỗ Dũng, hiệu là Định Trừ Tai Kim Cương;
7- Đỗ Bích, hiệu là Tử Hiền Thần Kim Cương;
8- Đỗ Trọng, hiệu là Đại Thần Lục Kim Cương.
Bia con cóc Mộ của 8 vị này ở gò Thiềm Thừ (con cóc tía) ở vùng
Ba La, cách mộ cụ bà Đỗ Quý thị mấy trăm mét đường chim bay.
Trước đây gò này còn hai bia đá, trụ vuông, trên đỉnh trụ bia có con
cóc ôm quả địa cầu, tượng trưng là "Cậu Ông Trời" (Ngọc Hoàng
Thượng Đế). Bốn mặt bia đề bốn câu chữ Hán. Phiên âm chữ Hán:

- Phương phần bảo vật
- Vạn cổ nghiễm nhiên
- Chi hạng lưu hương
- Thiên thu thường tại.
Lời dịch của La Sơn Phù Tử Nguyễn Thiếp năm 1789:
- Lối cũ dấu thơm
- Nghìn xưa vẫn đó
- Cây to báu vật
- Muôn thuở còn đây. Do biến động của lịch sử hai bia này đã bị di
chuyển và nay vẫn còn nằm trên bờ sông Nhuệ thuộc làng Cự Khê.
(Những năm vừa qua, băng nguồn kinh phí do bà con họ Đỗ cung
tiến chúng ta đã tôn tạo được Miếu mộ cụ Đỗ Quí Thị và mộ Bát Bộ
Kim Cương bề thế. Trong đó chế tác 02 bia con cóc bằng đá giống
như bnả gốc đặt ở gò Thiềm Thừ) Tiếp theo dòng lịch sử đất nước,
/> />qua các thế hệ thời Hùng về sau cũng còn để lại di tích về những
nhân vật lịch sử họ Đỗ tiêu biểu như:
Thời Hùng Vương thứ Sáu có Đỗ Phụng Chân ở trang Khê Kiều,
huyện Thư Trì, tỉnh Thái Bình ngày nay, đã có công đánh giặc Ân,
được dân làng tôn làm Thành Hoàng.
Thời Hùng Nghị Vương (Hùng Vương thứ 17) ở trang Nhân Lý,
nay là làng Tiểu Quan ( Châu Giang, Hưng Yên) có một gia đình họ
Đỗ (Đỗ Quang) gồm 3 người con đã có công giúp nước, trong đó có
một con gái.
Thời Hùng Vương thứ 18 ở trang Cổ Tiết ( Thái Bình) có gia đình
Đỗ Công Điềm và ba con trai Đỗ Quân Tấu , Đỗ Lục Lang, Điền
Khánh và con gái là Liên Nương đã có công chống giặc, giúp dân,
được suy tôn làm Thành Hoàng làng, hiện vẫn tiếp tục được thờ
phụng. Từ đầu Công nguyên, nhất là từ thời Hai Bà Trưng, càng về
sau danh sách các nhân vật họ Đỗ được ghi tên trong sử sách ngày
càng nhiều, nhưng do thời gian có hạn chúng tôi không thể liệt kê.

Hiện nay, họ Đỗ Việt Nam đã phát triển thành một công đồng rộng
lớn, định cư ở hầu hết các vùng, các địa phương trong nước, từ miền
cực Bắc đến tận Cà Mau, ước tính khoảng 8 triệu người. Về tổ chức
ngoài HĐHĐVN, cả nước hiện có 25 thành phố và khu vực thành
lập được Hội đồng họ Đỗ Việt Nam, hơn 400 dòng họ Đỗ trên cả
nước tham gia BLL họ Đỗ Việt Nam. Từ ngày thành lập đến nay
hàng năm chức họp mặt truyền thống luân phiên ở nhiều nơi trên cả
nước. Lần họp mặt lần thứ 18 trên đất Tổ vua Hùng chúng ta cùng ôn
lại lịch sử vẻ vang của dòng họ.
Trân trọng giới thiệu với quý vị bạn đọc tham khảo và phát triển.
Mong nhận được ý kiến quý báu của các bạn.
Chân thành cảm ơn
LỊCH SỬ DÒNG HỌ
HỌ ĐỖ VIỆT NAM: NGUỒN GỐC VÀ CÁC CÔNG LAO CỦA
DANH NHÂN HỌ ĐỖ TRONG LỊCH SỬ DỰNG NƯỚC VÀ
GIỮ NƯỚC.
Chân trọng cảm ơn!
/> />LỊCH SỬ DÒNG HỌ
HỌ ĐỖ VIỆT NAM: NGUỒN GỐC VÀ CÁC CÔNG
LAO CỦA DANH NHÂN HỌ ĐỖ TRONG LỊCH SỬ
DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC.
Đỗ là một họ phổ biến tại Việt Nam với dân
số khoảng 8 triệu người.
Mục lục
1 Họ Đỗ Việt Nam
1.1 Những người Việt Nam họ Đỗ nổi tiếng
2 Những người Trung Quốc họ Đỗ nổi tiếng
3 Tham khảo
4 Liên kết ngoài
Họ Đỗ Việt Nam

Họ Đỗ Việt Nam, khởi thủy từ Ba La, Hà Đông, Hà Nội cách
ngày nay khoảng 5.000 năm. Thủy Tổ của họ Đỗ Việt Nam là
bà Đỗ Quý Thị (tên khác là Đỗ Thị Đoan Trang). Cụ tu luyện
đắc đạo tại động Tiên Phi, Hòa Bình, Phật hiệu là Hương Vân
Cái Bồ Tát. Có 08 vị em trai cùng cụ tu luyện, và đều đắc
đạo, đó là Bát Bộ Kim Cương hiện nay được thờ trong các
chùa tại Việt Nam.
Năm 1997, Ban liên lạc Họ Đỗ Việt Nam được sáng lập bởi
cố PGS Đỗ Tòng.
Hiện nay, trụ sở Hội đồng họ Đỗ Việt Nam đặt tại nhà ông Đỗ
/> />Ngọc Liên, số 27 Đào Tấn-Hà Nội.
Họ Đỗ Việt Nam có truyền thống hiếu học và đỗ đạt, là dòng
họ xếp thứ 6 về khoa bảng. Trong các triều nhà Hậu Lê, nhà
Mạc, vào khoảng các năm 1463 - 1733, họ Đỗ Việt Nam có
60 người đỗ đại khoa, gồm:
• 8 người đỗ Đệ nhất giáp Tiến sĩ (2 Trạng nguyên, 2 Nhất
giáp, 3 Bảng nhãn và 1 Thám hoa)
• 13 người đỗ Hoàng giáp
• 39 người đỗ Tam giáp Tiến sĩ xuất thân.
Những người Việt Nam họ Đỗ nổi tiếng[sửa | sửa mã
nguồn]
• Đỗ Pháp Thuận , một nhà sư thời Đinh, nhà văn đầu tiên
trong lịch sử Việt Nam
• Đỗ Cảnh Thạc , một sứ tướng trong 12 sứ quân, chiếm
giữ Đỗ Động Giang
• Đỗ Thích , quan nhà Đinh, người bị bịa đặt là đã giết cha
con Đinh Tiên Hoàng
• Đỗ Hành , tướng nhà Trần, người đã bắt sống Ô Mã Nhi
• Đỗ Lý Khiêm , trạng nguyên Việt Nam (năm 1499)
thời nhà Lê

• Đỗ Tống , trạng nguyên Việt Nam năm 1529, triều nhà
Mạc
• Đỗ Phát , tiến sĩ năm 1843, tế tửu Quốc tử giám Huế
• Đỗ Đình Thiện , doanh nhân, ủng hộ Việt Minh trong
kháng chiến chống Pháp
• Đỗ Tất Lợi , nhà dược học - Giải thưởng Hồ Chí
Minh đợt 1
/> />• Đỗ Cao Trí , tướng thời Việt Nam Cộng hòa
• Đỗ Mậu , tướng quân lực Việt Nam Cộng hòa
• Đỗ Nhuận , nhạc sĩ Việt Nam
• Đỗ Hồng Quân , Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam, con trai
của Đỗ Nhuận
• Đỗ Bá Tỵ , Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ quốc phòng,
Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam
• Đỗ Đức Dục , Phó tổng thư ký Đảng Dân chủ Việt Nam,
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, nghiên cứu viên Viện Văn học.
• Đỗ Chu , nhà văn Việt Nam, được tặng Giải thưởng Hồ
Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật năm 2012
• Đỗ Lễ , nhạc sỹ Việt Nam
• Đỗ Chính Bộ trưởng Bộ Hải sản, Trưởng ban Kế hoạch
Tài chính Trung ương Đảng.
Những người Trung Quốc họ Đỗ nổi tiếng[sửa | sửa mã
nguồn]
• Đỗ Dự , tướng nhà Tây Tấn
• Đỗ Phủ , đại thi hào Đường thi
• Đỗ Mục , nhà thơ thời nhà Đường
• Đỗ Khang , ông tổ của nghề rượu
• Đỗ Như Hối , danh thần thời nhà Đường
• Đỗ Duật Minh , Trung tướng quân đội Quốc dân Đảng
Trung Hoa

• Đỗ Kì Phong , đạo diễn Hồng Kông
/> />Họ Đỗ Việt Nam
NHẤT ĐẠI TRIỆU TỔ (Đời thứ nhất)
ĐỖ CÔNG HÚY PHIẾM THỤY NGUYÊN KHÔNG,
TỰ VIÊN THỊNH (1378 - 1444)
Ông là con trai cụ Đỗ Phú, bà là Lê thị Hiệu Từ Chinh, Ông
bà sinh được 2 người con, một người con trai và một người
con gái. Trong Gia phả ghi rằng: Ông gặp phải năm đói, lại
gặp mùa rét, nhà nghèo, tuổi già. Lúc đó ông sống ở nơi rừng
rú, nơi đó gọi là mả mốc. Ở đây rất hoang vắng không một
bóng người qua lại. Đêm ngày chỉ thấy những con sâu bọ,
chim chóc, ong bướm hoặc những làn mây, cơn gió thoảng
qua. Sống được một thời gian không may ông từ giã cõi đời.
Ông mất năm 1444. Nhờ sống lương thiện nên khi mất ông
được đàn mối đùn đất thành một ngôi mộ.
Đến lúc dâu con đi làm về trông thấy thế coi là vẻ thiên nhiên
đã ấn định. Đến khi bà chết lại đem mộ táng ở cạnh mộ ông
(Tọa hướng Quý). Bấy giờ đổi làm khu cồn ông. Khu đất này
rộng một mẫu, ba sào, năm thước ở cạnh làng. Nhà thờ hướng
Tây bắc trông ra núi Đa Bút, hai cạnh có ngõ con,xung quanh
chu vi đều có mốc y như trong Gia phả đã nói. Trong khu đất
này còn có mả cụ cháu ba đời là vợ chồng cụ Đỗ Viên An.
/> />Khu đất ấy còn có một số cây cổ thụ để làm di tích.
Con trai trưởng của cụ là Đỗ Viên Nhân. Con gái là Đỗ thị
Hiệu, Xuân Dung Quế Hoa Nương, hiệu Từ Đức. Bà đi lấy
chồng, nhưng không có con . Về sau bà đã trở về nhà chăm
sóc cha lúc tuổi già. Vì công lao đó nên bà đã được thờ tại bàn
thờ bên hừu của Nhà Thờ Từ Đường hiện nay. Con cháu vẫn
thường gọi là bàn thờ bà Tổ Cô.
Giỗ ông ngày: 17 tháng 12

Giỗ bà ngày: 19 tháng Giêng.
Trong Gia Phả còn ghi chú rằng: Nguồn gốc họ Đỗ là người
nhà Hán bên Tàu. Ông Đỗ Diêu Liên làm quan Giám nghị đại
phu. Thời hậu Hán ông Đỗ Kiểu làm quan Thái úy tướng
quân. Nối đến sau này là các ông Đỗ Dự, Đỗ Mục, Đỗ Nghệ,
Đỗ Viện làm quan thời nhà Ngụy, nhà Ngô, nhà Đông Tấn,
Tây Tấn. Bốn cụ này đều được tham dự việc nước. Ông Đỗ
như Hối làm quan Tể tướng nhà Tiền Đường. Ông Đỗ Hoàng
Thường làm quan Bình Chương thời hậu Đường. Bà Đỗ Thái
hậu làm hoàng hậu là vợ cả của ông Tống Nhân Tôn. Ông Đỗ
Diễn làm quan khu mật sứ. Thời nhà Tống ông đã từng được
Triều đình ủy nhiệm đi tịch thu gia sản nhà Hồng Bàng.Đó là
những ông, bà được tham dự việc nước ở bên Trung Quốc
thời bấy giờ. Trong nước Trung Quốc còn một phái họ Đỗ
nhưng sống ở thời nhà Đường.
Có một ông là Đỗ Công tức Đỗ Cảnh Thạc làm bộ tướng thời
nhà Đường đã cùng ông Cao Biền sang làm chức Lĩnh Nam
đô hộ phủ ở nước Việt Nam ta, đều đeo ấn thụ của Lạc Long
/> />Quân, ở Việt Nam được mười ba năm.Trong thời gian ấy có
ông thầy tướng đoán số cho hai ông là Đỗ Phú và Đỗ Cảnh
Thạc một quẻ rằng: Họ Đỗ nhà các ngài ở bên Trung Quốc
chi làm bề tôi, nên đi sang các nước lân bang để xây dựng cơ
nghiệp lớn. Từ đấy các cụ họ Đỗ nhà ta không có tư tưởng gì
trở về Trung Quốc nữa. Sau đó các cụ cho một số gia thần về
Trung Quốc đem hết gia quyến sang nước Ai Lao lập gia đình
ở cạnh sông Như Nguyệt mà ở tức là ông Đỗ Phú. Từ đấy về
sau cụ Đỗ Phú tu dưỡng đạo đức sinh sản ở nước Ai Lao được
hơn một nghìn người. Nhờ sống làm ăn lương thiện có nhiều
uy tín được mọi người cử lên làm vua trông nom việc nước.
Lại nói đến cụ Đỗ Cảnh Thạc, rời Trung Quốc sang Việt Nam

cụ Đỗ Cảnh Thạc làm quan 12 sứ quân, sau thần phục Đinh
Tiên Hoàng, ở nhà Đinh làm tôi cận thần. Qua nhà Tiền Lê,
hậu Lê đến nhà Lý làm đại thần. Đến nhà Trần được phong
làm Phụ quốc. Trong thời nhà Trần có ông Đỗ Tử Bình làm
chức Trung thư môn hạ. Ông Đỗ Tử Kiến, ông Đỗ
ThiênThích làm quan thị giảng. Ông Đỗ Lễ làm quan đại
tướng quân. Ông Đỗ Chất làm quan tả dực thánh thiên sách
thượng tướng quân. Ông Đỗ Hựu làm quan dực thánh thủy
quân, đem 15 vạn quân sang đánh nước Chiêm Thành (Tức
Thái Lan ngày nay). Ông Đỗ Tỉnh làm quan hộ bộ thượng thư
hai trấn Thanh Hóa và Nghệ An.Thời bấy giờ con trai họ Đỗ
đều được nhập vào hàng binh, con gái cũng được hiển đạt.
Lại nói đến cụ Đỗ Phú, thời bấy giờ có đem hài cốt thân phụ
ra táng ở cái mạch, khu Phật Hoàng, núi Nam Kinh. Huyệt ấy
hợp về Thổ tinh. Thửa ruộng đáng nửa sào, có gò ở giữa. Cụ
/> />đem hài cốt thân phụ để vào cái gò ấy, tọa Càn hướng Tốn,
sau đó đã phát giàu có vô cùng. Không ngờ ông Lê Lợi nhờ
thời vận hiển đạt lại có người đến xúi giục, ông bèn đem hài
cốt của bố, khoét gò sâu 7 thước mà để hài cốt của nhà ông
xuống. Huyệt này tọa Khôn, hướng Cấn, hướng đẹp hơn của
nhà mình, sau này phát con trai hiển vinh, con gái thất
tiết. Sau thời ấy được ba năm, ngày Thanh Minh hai gia đình
cùng đi tảo mộ, gặp nhau rồi cùng tranh luận sinh ra kiện cáo
đem nhau đến nơi phải trái để quan kiểm tra xem xét thực hư.
Họ Đỗ thua, họ Lê được. (lý do họ Lê táng sâu 7 thước, họ Đỗ
táng sâu 3 thước). Hài cốt của thân phụ ông Đỗ phú phải đem
về cạnh sông Như Nguyệt an táng. Về sau này ông Lê Lợi
khởi nghĩa đánh quân nhà Minh ông Đôc Phú cũng đem quân
đánh ông Lê Lợi, nhưng thấy Lê Lợi nhiều trận thắng to, nên
cụ Đỗ Phú phải đem quân về, không dám kháng cự. Được vài

năm thì cụ mất. Mả cụ hiện nay cũng táng ở cạnh sông Như
Nguyệt, khúc đê ủng vào ôm lấy mả cụ. Sau thời gian ấy, ông
Lê Lợi bình phục được quân nhà Minh, làm vua nước Việt
Nam cải hiệu là Thuận Thiên.
Từ ấy ông Đỗ Phiếm tức là ông Đỗ Viên Thịnh đem vợ con
gia quyến ra Thanh Hoá ở bến Biện Thượng được 3 năm lại di
cư xuống khu Viên Lang gần đấy. Từ đấy trở đi nhân dân các
nơi theo ông đến ở càng ngày càng đông. Sau cải tên là Bồng
Thượng Phường đà Biện Thượng Đông giáp. Không được bao
lâu lại rời xuống khu Mả Mốc (nay là khu đất nhà thờ) sau lại
đổi là xã Đông Biện thuộc huyện Vĩnh Lộc tỉnh Thanh Hoá.
Địa chỉ hiện nay là thôn Bồng Trung, xã Vĩnh Tân, huyện
/> />Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá.
Lịch vạn niên
Họ Đỗ Việt Nam
TS Nguyễn Việt mới có bài Chủ nhân mộ cổ Ciputra là người
Việt? Bài viết mở ra một cách nhìn mới khi cho rằng “người
chết trong mộ có thể là người thuộc dòng họ Đỗ hay chí ít
cũng liên quan đến dòng họ nổi danh này”. Về dòng họ Đỗ
trong lịch sử ông cho biết:
“Dòng họ Đỗ đến thời nhà Đường đã rõ là một dòng họ Việt
bao trùm cả một vùng hữu ngạn sông Hồng (Đỗ Đoài - sau
/> />đây tôi sẽ có một bài viết riêng về nhánh họ Đỗ vùng xứ Đoài
Từ Liêm có thể liên quan đến họ Đỗ ghi danh trên gạch mộ
Ciputra). Vùng lưu vực sông Đáy từng có tên là Đỗ Động
giang, nơi sứ quân Đỗ Cảnh Thạc nổi lên hồi thế kỷ 10, từng
được ghi danh một trong 12 sứ quân. Trước đó, Đỗ Anh Sách
vốn là một thổ tù cai quản Trường Châu được nhà Đường cho
làm đến chức Đô úy cai quản quân đội của An Nam đô hộ
phủ. Đỗ Anh Hàn tham gia khởi nghĩa Phùng Hưng cũng làm

quan trong Đô hộ phủ. Trên chuông đồng chùa Thanh Mai
đúc năm 798 phát hiện ở gần thành phố Hà Đông có minh văn
ghi tên công đức của gần 300 nhân vật có vị trí xã hội cao
đương thời, có đến 28 người mang họ Đỗ, gồm cả Đỗ Anh
(Sách).
Dòng họ Đỗ ở Việt Nam khởi phát có lẽ từ cuối TK 4, bắt đầu
được sử sách ghi chép với Thái thú Giao Châu tên là Đỗ Viện.
Theo Toàn thư (Ngoại kỷ, tờ 9a, 9b) thì khi đó Đỗ Viện là
người Giao Chỉ (tức người Việt) tương tự như dòng họ Sĩ
Nhiếp, Lý Bí. Dòng họ Đỗ Viện được coi như là người đất
huyện Chu Diên, cùng quê với Thi Sách và cha con Triệu
Túc, Triệu Quang Phục. Đất huyện Chu Diên bao gồm vùng
đất phía Nam Hà Đông cũ, đất Hà Nam, Hưng Yên. Năm 381,
Đỗ Viện dẹp yên cuộc nổi dậy của Lý Tốn, thái thú Cửu
Chân, đã được nhà Tấn thăng chức Thứ sử Giao Châu. Năm
399, quân Lâm Ấp đánh chiếm Nhật Nam, Cửu Chân rồi tiến
vào Giao Châu, Đỗ Viện đã dánh tan quân Lâm Ấp. Nhờ
những công lao đó, năm 411, khi Đỗ Viện chết, con là Đỗ Tuệ
Độ được đảm nhiệm thay cha chức Thứ sử Giao Châu. Đây
cũng là thời gian diễn ra loạn lạc do các thái thú và trưởng lại
/> />ở nhiều địa phương không theo nhà Tấn, nổi lên cát cứ. Cuộc
nổi dậy của Lư Tuần đã tác động trực tiếp đến Giao Châu.
Tuệ Độ đã dẹp yên và còn nhiều lần đẩy lui quân Lâm Ấp
đánh ra Giao Châu. Ngôi mộ ở xã Tân Hoa huyện Hoài Đức
có nhắc đến việc người chết trong mộ là người họ Đỗ (Quý
Dân) đã có công dẹp Lư Tuần.
Tác giả Việt sử lược đời Trần đã nhận xét như sau về Đỗ Tuệ
Độ: “Tuệ Độ thi hành chính sự, dân chúng nể sợ những vẫn
mang lòng yêu mến. Cửa thành ban đêm vẫn mở, trên đường
không ai nhặt của rơi”.”

Sứ quân Đỗ Cảnh Thạc đã được sử sách ghi lại khá đầy đủ và
có trong sách giáo khoa giảng dạy ở trường phổ thông, những
ai đi học đều biết. Theo tìm hiểu của chúng tôi cụ Đỗ Cảnh
Thạc sau khi mất đều được người dân các vùng Đỗ Động
(Thanh Oai), Thượng Cung (Thường Tín) và Liệp Hạ (Quốc
Oai) thờ cúng đến ngày nay. Cụ còn được tôn làm thành
hoàng làng Ngô Sài, nay thuộc thị trấn Quốc Oai. Đầu làng
Ngô Sài hiện còn miếu thờ Cụ. Ở đây còn có 03 Cây trôi này
được trồng từ năm 939, do cụ Đỗ Cảnh Thạc và ba anh em
cho dân trồng làm mốc ranh giới giữa làng Bảo Đà và làng
Thanh Quả (tức là Bình Đà và Sinh Liên, Sinh Quả hiện nay),
tương truyền là nơi buộc voi, ngựa chiến của ngài, nay đi trên
đại lộ Thăng Long (đường cao tốc Láng - Hoà Lạc) từ nội
thành qua đoạn giao cắt với đường đi Quốc Oai vẫn nhìn rõ,
02 cây ở đầu làng Ngô Sài, gần miếu thờ Cụ (phía trái đường
cao tốc), 01 cây trên đất cụm công nghiệp Phùng Xá ở (phía
bên phải đường cao tốc), mong chính quyền địa phương và
/> />những người có trách nhiệm sẽ có biện pháp bảo tồn 03 cây
cổ thụ vô giá này .
Về cụ Đỗ Viện đến nay tuy chưa xác định được con cháu và
nơi thờ tự, nhưng trong tác phẩm “Việt Nam Khai quốc” của
Học giả Keith Taylor hiện là giáo sư Khoa Khảo Cứu Á Châu
(Asian Studies) ở đại học Cornell, New York mà chúng tôi đã
có dịp giới thiệu có một chương viết về nhân vật lịch sử này
như sau:
"Ông nội của Đỗ Viện làm Thái Thú Ninh Phố, một quận ở
ngay bên kia biên giới phía bắc Giao Châu và được thành lập
bởi nhà Ngô bằng cách cắt một phần đất của quận Uất Lâm và
Hợp Phố. Có lẽ là để tránh những rối ren của vụ Vương Chi
nổi loạn, nên họ Đỗ dọn xuống Giao Chỉ và định cư ở Chu

Diên. Thái Thú Giao Chỉ, Đỗ Bảo, người bị Ôn Phóng Chi
giết chết trước khi có chiến dịch năm 359 đánh Lâm Ấp, có
thể là phụ thân của Đỗ Viện. Bắt đầu sự nghiệp là một quan
chức của chính quyền Giao Châu, Đỗ Viện được thăng lên
làm Thái Thú Nhật Nam, Cửu Đức và sau đó là Thái Thú là
Giao Chỉ. Khi Lý Tốn nổi dậy năm 380, Đỗ Viện tập hợp
được một số tùy tùng tấn công giết được Lý Tốn và nghênh
đón Thứ Sử Đặng Độn Chi. Để thưởng công Tấn triều đình
phong cho Đỗ Viện chức Vũ Long Tướng Quân.
Quan hệ giữa Đỗ Viện và Độn Chi rất thân thiết và kéo dài tới
20 năm cho tới khi Độn Chi trở về Bắc. Độn Chi vừa đi khỏi,
Lâm Ấp lại động binh, phá vỡ cuộc hoà bình 40 năm.
Sau cái chết của Phạm Phật năm 380 là thời kỳ nhiếp chính vì
/> />con Phạm Phật là Phạm Hồ Đạt, lên nối ngôi lúc còn nhỏ tuổi.
Khi Độn Chi đi khỏi Giao Châu vào đầu năm 399, Hồ Đạt,
lúc bấy giờ đã lớn, nhân cơ hội ấy lại hâm nóng những tham
vọng của cha và ông nội. Y tiến quân lên Bắc, chiếm ngay
được hai quận Nhật Nam và Cửu Đức vì cuộc tấn công hoàn
toàn bất ngờ và bao vây được thủ phủ hai quận trước khi quân
trú đóng kịp trở tay. Đỗ Viện và người con thứ ba của ông
không thể không có phản ứng. Theo tiểu sử của ông chép:
“Cẩn thận và kiên trì trong việc đối đầu với quân Lâm Ấp, hai
cha con nhà họ Đỗ đã dùng dùng mưu lược gây cho quân địch
rất nhiều thiệt hại. Hết tổn thất này đến tổn thất khác, cuối
cùng Hồ Đạt phải rút quân về Lâm Ấp.”
Đây là một thí dụ điển hình về chiến tranh du kích mà có lẽ
sau này đã trở thành bản năng tự vệ của các người Việt Nam.
Họ Đỗ được kể như là có “gốc gác” Việt Nam nhất trong số
những nhóm cai trị ở Giao Châu. Sinh ra và lớn lên trong lòng
dân Việt, nhưng Đỗ Viện nổi bật lên là một lãnh tụ trung

thành và có tài trong con mắt triều đình nhà Tấn. Sau khi
đánh bại được Phạm Hồ Đạt, ông được bổ nhiệm làm Thứ Sử
Giao Châu.
Năm 405, Hồ Đạt lại lần nữa đánh phá các vùng biên giới
Nhật Nam khiến Đỗ Viện phải phái đội chiến thuyền đến tấn
công bờ biển Lâm Ấp để trả đũa vào năm 407. Sau trận này,
vùng biên giới Nhật Nam với Lâm Ấp lại được yên ổn vài
năm, và các lãnh tụ Giao Châu lại quay sang củng cố thế lực
nhưng không quên theo dõi tình hình chính trị rối ren ở
phương Bắc, nơi mà những cuộc nổi loạn đang làm rung
/> />chuyển giang sơn Trung Quốc.
Năm 410, Thứ Sử Quảng Châu là Lư Tuần làm phản. Ông gửi
sứ giả đến tìm Đỗ Viện để bàn việc hợp tác giành độc lập cho
Quảng Châu và Giao Châu từ tay Tấn triều. Năm ấy Viện
ngoài 84 tuổi. đã tạo dựng được một sự nghiệp vững chắc và
chứng tỏ là bầy tôi trung thành của Tấn triều nên ông không
thể thông đồng với một ý định phiêu lưu như thế. Vì thế Đỗ
Viện sai chém đầu sứ giả của Lư Tuần. Năm sau, ông qua đời
và các bộ tướng của ông nhất lòng đưa người con thứ năm của
ông là Đỗ Tuệ Độ lên kế vị.
Đỗ Tuệ Độ trước đó là người giữ chức vụ về sổ sách dân số ở
Giao Châu. Về sau, ông được bổ làm Thái Thú Cửu Chân.
Ngay trước khi phụ thân qua đời, Tuệ Độ đã thiết lập được
các quan hệ chặt chẽ với các viên chức ở Giao Châu. Việc
ông được bầu lên kế vị cha còn được củng cố hơn nữa với
việc Tấn triều chính thức phong ông làm “Đặc Cách Mục Bá”
với quyền hành bao trùm tất cả việc quân sự ở Giao Châu và
kiêm luôn chức Quảng Châu Thượng Tướng. Chức vị sau
chót này hàm ý thúc dục Tuệ Độ ra tay dẹp trừ Lư Tuần đang
làm loạn. Nhưng Tuệ Độ chưa kịp xoay trở, vì ngay trước khi

chiếu chỉ bổ nhiệm ông tới được Giao Châu, Lư Tuần bị Lưu
Du đuổi đánh nên phải chạy xuống phía nam qua ngả Hợp
Phố rồi thẳng đường kéo xuống Giao Chỉ. Tuệ Độ đem 6.000
quân chận đánh Lư Tuần ở Thạch Kỳ, một địa điểm nằm
trong Giao Chỉ. Lư Tuần bị thua, và quân sư của ông bị bắt
nhưng Lư Tuần chạy thoát. Biết được rằng họ Lý vốn thù ghét
họ Đỗ, Lư Tuần sai sứ đến gặp các con trai Lý Tốn là Lý
/> />Nhiếp và Lý Thoát đề nghị hợp tác. Hai anh em nhà họ Lý
bèn kéo khoảng 5-6 ngàn quân bộ lạc Li xuống núi hợp sức
với 3.000 lính tinh nhuệ còn sót lại dưới quyền lãnh đạo của
Lư Tuần để tiếp tục cuộc phiêu lưu chống lại Tuệ Độ chứ
chưa chịu bó tay.
Để đối chọi với liên minh đáng sợ này, Tuệ Độ bèn vội vã
phân phát gia tài của ông cho các quan chức trong châu để
khuyến khích họ trung thành với mình. Ông lại cử em trai làm
Thái Thú Cửu Chân, nơi trung tâm quyền lực của họ Lý đồng
thời hiệu triệu dân chúng và chuẩn bị quân đội. Khi Lư Tuần
kéo đến Long Biên vào một sáng mùa hè năm 411, Tuệ Độ đã
sẵn sàng nghênh chiến. Lư Tuần và quân chủ lực dùng chiến
thuyền tiến ngược dòng sông. Tuệ Độ đứng trên mũi thuyền
lớn và xua quân lâm trận tong khi bộ binh của ông cung tên
sẵn sàng ở hai bên bờ sông. Tất cả các thuyền của Lư Tuấn bị
tên lửa của Tuệ Độ bắn bốc cháy khiến quân sĩ bỏ chạy tán
loạn. Lư Tuần sau khi bị trúng tên và thấy thế trận của mình
đã vỡ bèn nhảy xuống sông tự vẫn.
Trận này Tuệ Độ đại thắng. Thân phụ của Lư Tuần, hai người
con, và hai bộ tướng cùng với hai anh em họ Lý và một số
lãnh tụ ly khai đều bị bắt và bị xử chém. Để tưởng thưởng
công lao, Tấn triều phong cho Tuệ Độ làm “Long Biên Hầu”
và ông được hưởng bổng lộc 1.000 hộ. Hai năm sau vào năm

413, Tuệ Độ lại thắng Lâm Ấp một trận quan trọng nữa khi
Phạm Hồ Đạt đem quân xâm lăng Giao Châu. Sau nhiều trận
đánh giằng dai ở Cửu Chân, hai người con của Hồ Đạt, một
bộ tướng, hàng trăm sĩ quan khác, đều bị quân của Tuệ Độ bắt
/> />hay giết. Còn Hồ Đạt, cũng mất tích từ đó.
Tuy Hồ Đạt mất tích gây gặp nhiều rối ren trong việc truyền
ngôi ở Lâm Ấp trong nhiều năm trời, nhưng việc tấn công
cướp phá Nhật Nam vẫn còn tiếp diễn nên năm 415 Tuệ Độ
lại phái một bộ tướng đi đánh dẹp. Năm 420 Tuệ Độ thân
chinh đem 10.000 quân chinh phạt Lâm Ấp và thắng lợi rất
lớn. Hơn một nửa quân của Lâm Ấp bị tiêu diệt và tất cả các
đồ đạc tài sản bị Lâm Ấp cướp bóc trước đây đều được thu
hồi. Khi Lâm Ấp xin hàng Tuệ Độ đã rộng lượng ra lệnh cho
quân sĩ ngưng tấn công ngay và thả tất cả mọi tù binh Lâm
Ấp trước khi lui về Nhật Nam. Cũng năm ấy, Đỗ Tuệ Độ sai
con út là Hoằng Văn dẫn một đạo quân 3.000 người lên giúp
đỡ ngai vàng nhà Tấn đang bị lung lay nhưng Hoằng Văn chỉ
vừa kịp đến Quảng Châu thì được tình hình đã ngã ngũ là nhà
Tấn đã vào tay nhà Tống, nên quay trở về. Về sau, một trong
những chức vụ quan trọng mà nhà Tống phong cho Hoằng
Văn là ” Lưỡng Biên Tướng Quân,” có nghĩa là họ Đỗ phải
tuần tra hai miền biên giới bắc nam để phòng giặc hoặc những
nhóm tìm cách ly khai khác. Gương phản loạn của Lư Tuần
khiến họ Đỗ để ý nhiều hơn nữa đến những bất ổn khác nhau
và tìm cách ngăn chặn ngay trước khi quá muộn.
Xét về những thành tích quân sự chống phản loạn ở phía Bắc
và Lâm Ấp ở phiá Nam chứng tỏ Đỗ Tuệ Độ là một lãnh tụ có
tài. Ông còn là một nhân vật đáng chú ý qua một trích đoạn
tiểu sử của ông dưới đây:
“Tuệ Độ mặc quần áo vải thô như một thường dân. Ông chỉ

ăn rau, sống thanh đạm và giản dị. Ông còn chơi đàn kìm rất
/> />hay và luôn cư xử đứng đắn lịch thiệp. Ông nghiêm cấm
những hủ tục phóng túng bừa bãi, và chú tâm vào việc xây
dựng trường học. Trong những năm đói kém, khi dân bị đói
khổ, ông trích lương bổng của mình ra giúp đỡ họ. Ông cai trị
rất khôn khéo và thân mật giống như điều khiển một gia đình.
Nhã nhặn nhưng nghiêm nghị khiến những người phóng túng
hư hỏng và những quân trộm cướp không dám hó hé và cổng
thành không hề phải đóng về đêm. Vật gì ai đánh rơi ngoài
đường không có người nhặt.”
Điều này thoảng nghe giống như những lời tuyên truyền cho
một nhà cầm quyền lý tưởng. Nhưng thật thế, Đỗ Tuệ Độ biết
dung hoà Khổng Giáo và Phật Giáo vì có lẽ trong cái mộc
mạc khắc khổ của miền biên cương xa xôi này, chân lý dễ
được người ta nghe theo hơn là ở các trung tâm quyền lực
chốn “triều đình”. Dù sao, Đỗ Tuệ Độ phải có một tư chất đặc
biệt nào đó để dân chúng sau này tôn sùng ông như của một
thánh nhân huy hoàng như thế. Các đức tính và cách hành xử
của Đỗ Tuệ Độ được truyền tụng cho ta thấy rõ các tinh chất
của văn minh Trung Quốc đã hội nhập vào văn hoá Việt Nam
sau này. Mặc dù được coi là một bầy tôi trung thành của triều
đình phương Bắc, ông vẫn là người sinh ra và lớn lên ở Giao
Châu. Trong khi lòng trung thành của ông đối với triều đình
phần nhiều chỉ là vấn đề nghi lễ, hình thức, qua ông chúng ta
vẫn có thể thấy một hình ảnh thu nhỏ của những quan hệ
ngoại giao phiền phức giữa Giao Châu và Trung Quốc. Điều
đáng nói là sau này họ Đỗ đã không coi Giao Châu là quê
hương vĩnh viễn của mình. Con của Tuệ Độ, Hoằng Văn là
người kế vị ông, tìm cách tiến cao hơn trong Tống triều khi
/> />vội vã rời bỏ đời sống gò bó quê nhà ở Giao Châu lên kinh đô

để phải một giá quá đắt là chính mạng sống của mình và
không còn ai kế thừa dòng họ Đỗ trong việc cai trị Giao Châu
từ đó về sau. Chi tiết việc này là vào năm 427, Hoằng Văn
được sắc chỉ Tống triều gọi về kinh để giữ chức Đình Úy và
cử Vương Huy Chi làm tân thứ sử Giao Châu thay thế ông.
Thế là ước vọng lớn nhất của Hoằng Văn được thoả mãn và
ông lập tức lên đường mặc dầu bị lâm bệnh đột ngột. Khi
được đề nghị là hãy nán lại, đợi khi bình phục hãy đi thì ông
nói: “Nhà ta đã ba đời hưởng lộc vua; ta vẫn luôn luôn muốn
được về triều để tâu trình mọi việc về trách nhiệm của ta. Giờ
đây ta được đích thân triệu về, tại sao lại trì hoãn ?”
Hoằng Văn mong mỏi được Tấn triều ghi nhận công lao xứng
đáng của gia đình ông sau bao năm trấn thủ ở phương trời quê
mùa này đến nỗi bất kể bạo bệnh, cùng thân mẫu tháp tùng
chăm sóc, ông vẫn lên đường. Đến Quảng Châu thì ông không
cưỡng lại bệnh tật nên qua đời. Thế là sau gần nửa thế kỷ,
quyền thế của họ Đỗ ở Giao Châu không còn nữa.
Trong suốt thời gian cầm quyền ở Giao Châu, họ Đỗ đã tạo
được sự yên ổn cho các quan chức địa phương vì nhà Tấn bị
nhiễu nhương và rối loạn không có thời giờ nom dòm đến
miền nam. Việc ông lựa chọn không ngả theo việc dành độc
lập do Lý Tốn khởi xướng có hai lý do. Trước là vì thế lực
quân sự của nhà Tấn sau cuộc chiến tranh với Lâm Ấp vẫn
còn. Sau là, mặc dù chỉ là hình thức, đám quan quân sau chiến
tranh vẫn còn thanh thế để tiếp tục duy trì ảnh hưởng Tấn
triều. Lại xét việc nổi dậy của Lư Tuần, Lý Du cũng chẳng
/> />làm gì được trong tình trạng đó và họ Lư cũng chỉ biết trông
cậy vào một nhóm đồng minh của họ ở trên núi hầu hậu thuẫn
cho phong trào độc lập. Họ Đỗ rõ ràng đã đạt được một sự
đồng tâm nhất trí với giới cầm quyền ở địa phương”

Chúng tôi mong nhận được những thông tin mới về các nhân
vật lịch sử này.
Đỗ Quang sưu tầm và biên soạn
Một chuyến đi tìm di tích.
Một ngày trung tuần tháng 5-2010, Thầy giáo Đỗ Văn Xuyền
từ Thành phố Việt Trì điện xuống, hẹn ngày cùng chúng tôi đi
thăm một di tích thờ cụ Đỗ Năng Tế. Cụ là thầy dạy của Hai
Bà Trưng và là một công thần có công lớn giúp Hai Bà khởi
nghĩa mùa xuân năm 40, giành độc lập cho dân tộc. Tham gia
đoàn hôm đó ngoài anh Hùng, một nhà báo trẻ, rất ham tìm
hiểu lịch sử, mấy anh em còn lại đều đã công tác trong ngành
giáo dục, nên có thể coi đây là chuyến hành hương của các
nhà giáo tìm hiểu lịch sử ngành mình.
Lúc khởi hành, thầy Xuyền cho biết, thầy mới chỉ nghe nói
đình thờ cụ Đỗ Năng Tế ở Mỹ Giang, xã Tam Hợp, huyện
Phúc Thọ và đề nghị tôi dẫn đường. Tôi biết Phúc thọ không
có xã Tam Hợp, vả lại có tài liệu chép đình thờ ngài tại thôn
Mỹ Giang, xã Tam-hiệp, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Sợ có sự
/> />nhầm lẫn tôi liền gọi điện hỏi thầy giáo Đỗ Ngọc Lân, quê
Phúc Thọ. Thầy Lân cho biết, đúng là trước kia Mỹ Giang
thuộc về Quốc Oai, nhưng nay thuộc xã Tam Hiệp, huyện
Phúc Thọ và chỉ đường cho chúng tôi cặn kẽ. Vào đến Mỹ
Giang hỏi thăm, may quá gặp ông Nguyễn Văn Hợi biết rõ về
di tích. Chúng tôi mời ông Hợi lên xe cùng đi, vào đến đình
Mỹ Giang ông Hợi lại bươn bả đi tìm người thủ nhang đình
Mỹ Giang và ông Nguyễn Đức Hiền, nguyên trưởng ban di
tích Xã Tam Hiệp.
Ban di tích xã Tam Hiệp cùng các thành
viên trong đoàn trước miếu thờ cụ Đỗ Năng
Tế

/> />Sau khi dâng hương lễ Thánh, thầy Hoàng Kim Chung
(nguyên chánh văn phòng UBND Thành phố) giới thiệu mục
đích chuyến đi của chúng tôi, muốn tìm hiểu về thân thế sự
nghiệp và vai trò của người thầy dạy Hai Bà Trưng trong
cuộc khởi nghĩa mùa xuân năm 40. Tôn vinh một di tích lịch
sử giáo dục của Thủ đô trong dịp kỷ niệm một ngàn năm
Thăng Long Hà Nội. Thầy Đỗ Văn Xuyền giới thiệu vắn tắt
kết quả nghiên cứu của Thầy về giáo dục thời đại Hùng
Vương và chữ Việt cổ. Thầy tặng ban di tích bản đồ vị trí của
hơn 20 di tích thờ các thầy cô giáo và học trò thời Hùng
Vương, cùng hịch khởi nghĩa của Hai Bà Trưng được viết
bằng chữ Khoa Đẩu và giải thích rằng, đây là thứ chữ 2.000
năm trước dân ta vẫn dùng.
Đình Mỹ Giang nơi thờ Thần Thành hoàng Đỗ Năng Tế
Ông Hiền mang ra cuốn ngọc phả “Phụ quốc Đại thần Đỗ Tế
Công phu phụ Ngọc phả” đã dịch ra Quốc ngữ. Ngọc phả ghi
lại chi tiết thân thế và sự nghiệp của Phụ quốc Đại thần Đỗ
Năng Tế (Tế Công) và phu nhân Tạ Cẩn Nương và những ghi
/>

×