Tải bản đầy đủ (.doc) (119 trang)

đồ án kỹ thuật viễn thông GIẢI PHÁP KẾT NỐI IMS VÀ V0IPSIP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 119 trang )

Đồ án tốt nghiệp cao đẳng Giải pháp kết nối IMS và VoIP/SIP
d
MỤC LỤC

MỤC LỤC HÌNH VẼ
Đoàn Tử Chinh-NĐ09 Trang 1
Đồ án tốt nghiệp cao đẳng Giải pháp kết nối IMS và VoIP/SIP
d
ỜI NÓI ĐẦU
Có thể nói cho đến nay phần lớn doanh thu viễn thông có được là nhờ dung
lượng thoại. Tuy nhiên khả năng tiếp tục tăng trưởng về doanh số của dịch vụ này
đã bị hạn chế. Hiện nay, dịch vụ SMS là dịch vụ truyền số liệu được coi là thành
công nhất mang lại phần lớn doanh thu còn lại. Thêm vào đó đối với các nhà khai
thác mạng di động, mạng IP cũng đang trở thành một xu hướng tất yếu. Việc tích
hợp càng trở nên cấp bách hơn khi lưu lượng dữ liệu chuyển mạch gói trong mạng
tăng nhanh cùng với sự xuất hiện của các công nghệ truy cập khác như GPRS,
UTMS hay WLAN. Một tiêu chí mới được đặt ra là làm thế nào để đưa ra các dịch
vụ đa phương tiện mới có khả năng làm tăng giá trị của các phương tiện truyền
thống hiện nay như thoại, hội thảo … một cách nhanh chóng và linh hoạt nhất.
Vì thế trong những năm qua, xu hướng hội tụ mạng internet, mạng di động
và mạng PSTN trở thành mối quan tâm hàng đầu trong lĩnh vực thông tin liên lạc.
Nhiều kiến trúc mới đã ra đời trong quá trình phát triển hợp nhất các mạng với mục
đích tạo ra một mạng IP duy nhất. Phân hệ IP Multimedia Subsystem(IMS) cũng ra
đời trong xu thế phát triển đó.
IMS sẽ đóng vai trò chủ chốt trong cơ sở hạ tầng mạng IP tương lai, tuy
nhiên nó vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển. Sẽ cần phải có thời gian để cho
mạng điện thoại di động 3G có thể nâng cấp thành 3GPP phiên bản 5 và cho mạng
cố định chuyển dần từ mạng điện thoại chuyển mạch công cộng (PSTN) sang IMS
dựa trên nền tảng mạng thế hệ tiếp theo (NGN). Sẽ còn phải mất thêm nhiều năm
nữa trước khi IMS hoàn toàn được thực hiện. Tuy nhiên, các tổ chức và các doanh
nghiệp thì không thể chờ IMS. Rất nhiều nơi đã bắt đầu sử dụng giải pháp phần


mềm chuyển mạch SIP VoIP. SIP VoIP đã chứng tỏ được hiểu quả cũng như sự
phát triển rộng khắp trong suốt thời gian qua. Chính vì vậy cần phải có một giải
pháp để liên kết được giữa Open Source IMS và Open Source VoIP/SIP.
Đoàn Tử Chinh-NĐ09 Trang 2
Đồ án tốt nghiệp cao đẳng Giải pháp kết nối IMS và VoIP/SIP
d
Trong thời gian thực tập tại phòng lab C9-411 và làm nhóm trưởng nhóm về
kiến trúc IMS và việc triển khai các dịch vụ mới trên IMS, được sự gợi ý của tiến sĩ
Nguyễn Tài Hưng em đã lựa chọn đề tài “Giải pháp kết nối IMS và VoIP/SIP”.
Em xin chân thành cảm ơn T.S Phạm Văn Tiến đã giúp đỡ tận tình cho em
trong thời gian vừa qua. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn bạn bè đã động viên và
chia sẻ những kinh nghiệm quý báu.
Em xin chân thành cảm ơn
Hà nội, Ngày 20 Tháng 6 Năm 2012
Sinh Viên
Đoàn Tử Chinh
Đoàn Tử Chinh-NĐ09 Trang 3
Đồ án tốt nghiệp cao đẳng Giải pháp kết nối IMS và VoIP/SIP
d
TÓM TẮT ĐỒ ÁN
Trong những năm gần đây Internet đã phát triển với một tốc độ chóng mặt.
Với mong muốn kết hợp các dịch vụ Internet và các dịch vụ di động truyền thống
để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, các nhà cung cấp dịch vụ đã
không ngừng nghỉ trong việc sáng tạo ra các kiến trúc mạng mới, IMS ra đời là kết
quả của quá trình đó. Khả năng cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng một cách
nhanh chóng và linh hoạt nhất đã đem lại cho IMS một ưu thế rất lớn trong cạnh
tranh.
Trong đề tài này, tôi mong muốn đưa đến cho người đọc không chỉ những
kiến thức tổng quan về hệ thống IMS mà còn thấy được sự linh hoạt của IMS trong
việc kết hợp với các công nghệ đã và đang được phát triển hiện nay.

Đồ án được chia thành 5 phần chính là:
+ Tổng quan về IMS
+ Giới thiệu về Asterisk
+ Giới thiệu về Openser
+ Giới thiệu về các phương pháp kết nối IMS với SIP VoIP
+ Đề ra giải pháp mới và nêu ra những ưu điểm của giải pháp mới
ABSTRACTION
Along with the rapid growing of 3G network, internet has experienced
dramatic growth over the last few years. On providing intergrated services between
Đoàn Tử Chinh-NĐ09 Trang 4
Đồ án tốt nghiệp cao đẳng Giải pháp kết nối IMS và VoIP/SIP
d
Internet and tranditional mobile services to provide best ones to users, operators
continue to develop new architectures and unravel new network technologies. IMS
architechture is an important step in the process of trying to improve quality of
services.The ability of rapid service providing bring more competitive to this
infrastructure.
In the topic, I want to give readers not only the knowledge of the overview
system IMS but also see the flexibility of IMS in combination with other
technologies have been developed today.
Project are divided into 5 main sections:
+ Overview of IMS
+ Introduce about Asteisk
+ Introduce about OpenSER
+ Introduce about methods connect the IMS and SIP VoIP
+ The new solution and heve the advantage of the new solution
CHƯƠNG I : MỞ ĐẦU
1.1. Tầm quan trọng của đề tài
Mục đích của mạng thế hệ thứ 3 là hợp nhất hai mô hình thông tin thành
công nhất hiện nay là mạng tế bào và Internet. IMS là nhân tố chính trong kiến trúc

mạng 3G làm cho nó có khả năng cung cấp truy cập tới tất cả các dịch vụ mà
Internet có thể cung cấp cho mạng tế bào. Hãy tưởng tượng, bạn có thể truy cập vào
một trang web yêu thích, đọc email, xem phim hoặc tham gia vào một buổi hội thảo
Đoàn Tử Chinh-NĐ09 Trang 5
Đồ án tốt nghiệp cao đẳng Giải pháp kết nối IMS và VoIP/SIP
d
truyền hình ở bất cứ đâu chỉ bằng một cách đơn giản là lấy chiếc di động 3G ra
khỏi túi.
Cùng với sự phát triển của mạng thế hệ thứ ba trong những năm gần đây
Internet đã phát triển với một tốc độ chóng mặt. Lý do chính cho việc phát triển
mạnh mẽ này là khả năng cung cấp các dịch vụ tiện ích mà hàng trăm người sử
dụng ưa thích. Một trong các ví dụ điển hình là world wide web và email nhưng
bên cạnh đó còn có rất nhiều các dịch vụ khác như instant message, presence, voip,
hội thảo truyền hình…
Với mong muốn kết hợp các dịch vụ internet và các dịch vụ di động truyền
thống để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, các nhà phát triển đã
không ngừng nghỉ trong việc sáng tạo ra các kiến trúc mạng mới, các công nghệ
mới nhằm thực hiện mục đích này. Sự ra đời của phân hệ IMS trong kiến trúc mạng
3G chính là bước phát triển quan trọng trong quá trình hợp nhất dịch vụ đó.
Lợi ích mà IMS đem lại:
Việc phát triển hệ thống này không chỉ đem lại những lợi ích về mặt kinh tế
cho nhà cung cấp dịch vụ mà còn đem lại nhiều tiện ích cho người sử dụng :
 Về phía nhà cung cấp dịch vụ: cho phép đưa ra nhanh chóng các máy
chủ ứng dụng với các dịch vụ mới vào trong mạng của nhà khai thác
mạng di động. Thông qua giao diện isc, máy chủ ứng dụng sip(ví dụ
máy chủ ứng dụng push-to-talk), sip enabling services as(ví dụ máy
chủ ứng dụng presence) hay gateway có thể được kết nối vào ims, hỗ
trợ nhiều loại truy nhập khác nhau….
 Về phía người sử dụng: cho phép người sử dụng có thể truy nhập dễ
dàng và an toàn vào mạng đa phương tiện thông, chất lượng dịch vụ

được nâng cao, có cơ hội sử dụng nhiều các dịch vụ tiện ích mới….
Một tất yếu khác là khi công nghệ và khoa học phát triển, sự hội nhập giữa
các nước ngày càng cao, các dịch vụ đã hoàn toàn sẵn có đối với người dùng thì nhà
cung cấp dịch vụ nào thỏa mãn được người dùng về sự đa dạng trong dịch vụ cung
cấp, sự tiện dụng cũng như chi phí thấp nhất sẽ chiếm được lợi thế cạnh trong cạnh
Đoàn Tử Chinh-NĐ09 Trang 6
Đồ án tốt nghiệp cao đẳng Giải pháp kết nối IMS và VoIP/SIP
d
tranh và do đó sẽ kiếm được nhiều lợi nhuận. Khả năng cung cấp các dịch vụ với
những tính năng như thế là hoàn toàn có thể với IMS.
Những lợi ích mà SIP VoIP đem lại
+ Theo dự báo của nhiều chuyên gia, trong vài năm sắp tới sẽ có khoảng 300 tỷ đôla
Mỹ kinh phí đầu tư cho ngành công nghiệp viễn thông được chuyển sang cho các
thiết bị, dịch vụ mạng hỗ trợ giải pháp IP Telephony trên mạng LAN và các dịch vụ
VoIP trọn gói trên mạng WAN. Nhờ xuất hiện đúng lúc, công nghệ mạng hỗ trợ IP
Telephony và VoIP đã có ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ đến thị trường cung cấp
các dịch vụ viễn thông.
+ IP Telephony và VoIP đã làm cho các tính năng của điện thoại truyền thống trở
nên lỗi thời vì tất cả tính năng, ứng dụng thông tin liên lạc mới hiện đã có mặt trên
thế giới viễn thông hội tụ hỗ trợ nền tảng mạng IP. Số lượng và chủng loại tính
năng thoại có ở các giải pháp IP Telephony và VoIP hiện nay được đánh giá là rất
nhiều và hấp dẫn. Tất cả tính năng này có sẵn mà không đòi hỏi thêm bất kỳ chi phí
đầu tư nào bởi vì chúng hoạt động trên nền tảng mạng IP và được "vận chuyển" trên
mạng máy tính y như các ứng dụng máy tính thông thường.
+ Ngày nay, hầu hết các tổ chức, DN đều sử dụng mô hình hệ thống ĐT truyền
thống, hoặc đã chuyển đổi toàn bộ hay từng phần sang hệ thống IP Telephony và
VoIP để hỗ trợ tốt hơn cho công việc kinh doanh. Nếu DN đã trang bị thiết bị kỹ
thuật số (như tổng đài PBX), thì có thể tiết kiệm được đáng kể chi phí đầu tư bằng
cách tái sử dụng hầu hết các thiết bị này với hệ thống VoIP mới.
+ Nhờ có khả năng loại bỏ tận gốc những hệ thống thông tin trùng lắp và dư thừa,

các tác vụ chính của việc cài đặt và quản lý hệ thống IP Telephony và VoIP trở nên
dễ dàng hơn. Những thao tác di chuyển, bổ sung và thay đổi ở hệ thống ĐT truyền
Đoàn Tử Chinh-NĐ09 Trang 7
Đồ án tốt nghiệp cao đẳng Giải pháp kết nối IMS và VoIP/SIP
d
thống trước đây đòi hỏi tài nguyên phức tạp và thường rất tốn kém, nhưng với hệ
thống IP Telephony thì mạng VoIP sẽ tự động tự điều chỉnh để tương thích với vị trí
mới của người dùng. Nhà quản lý hệ thống có thể từ bất kỳ máy tính nối mạng nào
tiến hành kiểm tra, thiết lập mục đích sử dụng, tài khoản và nhiều dữ liệu khác cho
người dùng. Với hệ thống viễn thông nền IP, công việc quản lý và bảo trì mạng ĐT
trở nên kinh tế và hiệu quả hơn.
+ IP Softphone là giải pháp phần mềm gọi ĐT Internet dành cho các máy tính sử
dụng hệ điều hành Windows. Phần mềm này cho phép người dùng dễ dàng truy
xuất đến các dịch vụ viễn thông thời gian thực (có hoặc không thu phí) và những
tính năng cải tiến khác với cách thức sử dụng thật đơn giản: chỉ cần nhấn chuột để
quay số cuộc gọi. Trong một mạng viễn thông nền IP, nhân viên có thể tự do đi lại
bất kỳ đâu trong văn phòng công ty, nối máy tính xách tay vào mạng, bắt đầu làm
việc và nhận/thực hiện các cuộc gọi. Mạng sẽ tự động nhận dạng người dùng và áp
đặt các thông tin cá nhân (profile) của người dùng đó có trong cơ sở dữ liệu kiểm
soát của hệ thống. Thậm chí, nhân viên còn có thể chuyển tiếp các cuộc gọi đến vào
bất kỳ ĐT bàn nào ở những vị trí tạm thời (ĐT này không cần thiết phải hỗ trợ IP).
+ VoIP với những ưu điểm như giảm chi phí liên lạc; khả năng tích hợp dễ dàng các
hệ thống dữ liệu, thoại và video; cơ sở dữ liệu có khả năng kiểm soát tập trung; tính
năng thoại di động cải tiến giúp tiết kiệm thời gian và chi phí Với giao thức SIP
(Session Initiation Protocol) cho phép nhiều ứng dụng, thiết bị phần cứng mới dễ
dàng triển khai giải pháp VoIP trên mạng LAN, WAN hoặc Internet. Hầu hết các
modem và router ADSL hiện nay đều hỗ trợ VoIP và giao thức SIP, các DN vừa và
nhỏ có thể nhanh chóng triển khai mô hình ĐT Internet thông qua đường truyền
Internet với các dịch vụ VoIP miễn phí như iFone, IPTel, DrayTel, MediaRing,
Voice777

Đoàn Tử Chinh-NĐ09 Trang 8
Đồ án tốt nghiệp cao đẳng Giải pháp kết nối IMS và VoIP/SIP
d
+ Các mạng viễn thông nền IP luôn cung cấp một nền tảng hiệu quả để quản lý toàn
diện hệ thống. Bạn có khả năng kiểm soát chi tiết đến từng bit dữ liệu đang được
lưu chuyển trên mạng IP Telephony (LAN) hay mạng VoIP (WAN). Trong các
mạng chuyên dụng này (mạng viễn thông nền IP), chất lượng thoại có thể đạt đến
99,99%. Con số này không đồng nghĩa với việc "trục trặc không bao giờ xảy ra"
nhưng trong môi trường mạng hội tụ nền IP, khả năng phát hiện sớm các triệu
chứng và thay đổi những cài đặt trước khi có bất kỳ trục trặc nào xảy ra đã được cải
tiến đáng kể.
+ VoIP hoạt động trên nền tảng mạng IP và nhiều ứng dụng web trước đây chỉ có
thể hoạt động trên Internet thì hiện giờ đã có thể hoạt động trên mạng nền IP. Người
dùng có thể truy cập các website cần thiết ngay từ chiếc ĐT để bàn nền IP hoặc đưa
các đường link đặc biệt lên trang chủ của ĐT đang sử dụng. Người dùng có thể bổ
sung giải pháp ĐT kèm hình ảnh Video Telephony Solution bằng các phần mềm
ứng dụng video trên nền IP, qua đó cho phép một máy tính để bàn hay máy tính
xách tay giả lập một chiếc ĐT IP trong văn phòng. Chất lượng hình ảnh và âm
thanh khi sử dụng trên mạng nội bộ thường tốt hơn khi sử dụng qua kết nối Internet
do hiếm khi gặp phải tình trạng trễ tiếng hay khựng hình.
+ Lưu lượng truyền dữ liệu máy tính (không phải là dữ liệu thoại) trên hệ thống
mạng ĐT thường chỉ chiếm khoảng 30% băng thông của toàn hệ thống. Ưu điểm
của VoIP là dữ liệu được đóng lại thành gói và các gói dữ liệu này được truyền
thông qua kết nối T-1 trên một phần nhỏ băng thông của kênh DSO
+ Nếu một DN có nhiều văn phòng cách xa nhau (ở các thành phố, tỉnh hay quốc
gia khác) thì VoIP sẽ giúp tiết kiệm được đáng kể chi phí gọi ĐT đường dài giữa
các văn phòng này. Tất cả những gì DN cần làm là bổ sung thêm giải pháp phần
cứng và phần mềm thích hợp vào hệ thống mạng máy tính sẵn có của mình. Với
Đoàn Tử Chinh-NĐ09 Trang 9
Đồ án tốt nghiệp cao đẳng Giải pháp kết nối IMS và VoIP/SIP

d
một hệ thống VoIP hoàn chỉnh, DN thậm chí còn có thể triển khai giải pháp chuyển
tiếp cuộc gọi thông minh, cho phép "hạn chế" các cuộc gọi đường dài trực tiếp từ
một khu vực (tỉnh, thành phố hay quốc gia) sang một khu vực khác (cả 2 khu vực
này phải có văn phòng của DN này) bằng cách chuyển dữ liệu thoại thông qua
mạng VoIP nội bộ rồi sau đó chuyển tiếp sang hệ thống PSTN.
Chính vì những lợi ích to mà cả IMS và VoIP đem lại, cũng như sự khó khăn
và hạn chế trong quá trình triển khai nên những giải pháp nghiên cứu để kết hợp
được ims và SIP VoIP là hết sức cần thiết để chuẩn bị cho bước tiếp theo khi IMS
được triển khai rộng rãi.
1.2. Nội dung nghiên cứu
Với mục đích nghiên cứu và phát triển ứng dụng theo kiến trúc ims nên trong
đề tài này em sẽ tập trung tìm hiểu tổng quan về IMS, tổng đài asterisk, openser
(kamailio) , và về các giải pháp để tích hợp Asterisk vào IMS.
 Tổng quan về IMS: tìm hiểu về kiến trúc IMS, các thành phần, chức
năng của từng thành phần và kiến trúc triển khai và một số các khái
niệm quan trọng sử dụng trong IMS.
 Giới thiệu về máy chủ ứng dụng: giới thiệu về máy chủ ứng dụng
trong kiến trúc IMS, chức năng và chế độ hoạt động, giao diện từ máy
chủ ứng dụng Sip tới các thành phần khác trong mạng lõi IMS.
 Tổng đài Asterisk: Giới thiệu về tổng đài Asterisk.
 Tổng đài openser : Giới thiệu về tổng đài Openser
 Các giải pháp đã được đề cập hiện nay : Đưa ra một số giải pháp đã
và đang được nghiên cứu và kiểm tra bằng thực tiễn. Đánh giá ưu
nhược điểm của từng phương pháp.
 Đề giải pháp mới và triển khai: Đưa ra ý tưởng về một phương pháp
kết hợp mới. Trình bày kết quả thực hiện được.
Đoàn Tử Chinh-NĐ09 Trang 10
Đồ án tốt nghiệp cao đẳng Giải pháp kết nối IMS và VoIP/SIP
d

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ IMS
2.1. Giới thiệu
IMS là một kiến trúc khung cho việc triển khai các dịch vụ đa phương tiện
trên nền IP đối với người dùng di động.
IMS được xây dựng và phát triển với mục đích phải kết hợp được những xu
hướng công nghệ mới nhất, tạo ra một nền tảng chung để phát triển các dịch vụ đa
phương tiện đa dạng và tạo ra nhiều lợi nhuận hơn trong việc thúc đấy khách hàng
sử dụng miền chuyển mạch gói trong 3G. Chương này sẽ giới thiệu các khái niệm
về mạng internet, mạng di động, vai trò của kiến trúc IMS. Thêm vào đó, em cũng
đề cập đến nguyên tắc thiết kế chung của kiến trúc ims và các giao thức mà nó sử
dụng.
2.2. Mạng Internet, mạng di động và sự cần thiết ra đời kiến trúc IMS
2.2.1. Mạng Internet
Trong một vài năm gần đây, mạng Internet đã phát triển một cách rất nhanh
chóng và có mặt ở hầu như mọi nơi trên thế giới, từ một mạng nhỏ liên kết một vài
trang nghiên cứu đã trở thành một mạng trên toàn thế giới. Nguyên nhân chính của
sự bùng nổ này chính là do khả năng cung cấp một số lượng lớn dịch vụ hữu ích
cho hàng triệu người dùng trên toàn thế giới. Các điển hình như world wide web và
email, và còn nhiều hơn nữa như dịch vụ nhắn tin, presence, voip(voice over ip),
hội thảo truyền hình ….
Internet có thể cung cấp nhiều dịch vụ như thế là do nó sử dụng các giao
thức mở, điều này cho phép bất kỳ nhà cung cấp dịch vụ nào cũng có thể triển khai
Đoàn Tử Chinh-NĐ09 Trang 11
Đồ án tốt nghiệp cao đẳng Giải pháp kết nối IMS và VoIP/SIP
d
các dịch vụ mới trên nó. Hơn nữa các công cụ cần thiết cho việc tạo ra các dịch vụ
Internet cũng rất phổ biến.
2.2.2. Mạng di động
Hiện nay, các mạng điện thoại tế bào cung cấp các dịch vụ cho hơn một tỷ
người dùng trên toàn thế giới. Các dịch vụ này không chỉ bao gồm các cuộc gọi

điện thoại mà còn cả các dịch vụ nhắn tin từ các tin nhắn văn bản đơn giản (như
SMS, short messaging service) đến các tin nhắn đa phương tiện bao gồm cả video,
audio, và văn bản( như MMS multimedia messaging service). Những người dùng
mạng tế bào có thể “lướt” mạng internet và đọc email sử dụng các kết nối dữ liệu,
và thậm chí một vài nhà cung cấp còn đưa ra dịch vụ định vị để thông báo cho
người dùng khi một người bạn hoặc đồng nghiệp của họ đang ở gần đấy.
Tuy nhiên, cho đến nay, các mạng tế bào vẫn chưa trở nên hấp dẫn đối với
người dùng với chỉ các dịch vụ mà chúng cung cấp. Điểm mạnh của chúng là người
dùng được phủ sóng ở mọi nơi. Trong một nước, người dùng có thể sử dụng các
thíêt bị đầu cuối của mình không chỉ ở các thành phố mà cả ở nông thôn. Hơn nữa
do sự hợp tác quốc tế của các nhà cung cấp, hiện nay người dùng có thể truy nhập
mạng kể cả khi họ ở nước ngoài.
2.2.3. Sự cần thiết của IMS
Như đã trình bày, ý tưởng của IMS là cung cấp các dịch vụ Internet mọi nơi
và mọi lúc thông qua việc sử dụng các công nghệ mạng tế bào. Tuy nhiên bản thân
mạng tế bào cũng đã cung câp một số ứng dụng truy nhập mạng Internet bằng cách
sử dụng các kết nối dữ liệu. Vậy tại sao chúng ta lại cần IMS?
Để trả lời câu hỏi này đầu tiên chúng ta cần hiểu ý nghĩa của sự kết hợp thế
giới Internet và mạng tế bào và các ưu điểm thực tế của việc này.
Như ta đã biết các mạng 3G sử dụng cơ chế chuyển mạch gói, điều này cho
phép dữ liệu truyền dẫn với tốc độ cao hơn và băng thông lớn hơn rất nhiều. Người
dùng có thể “lướt” web, đọc email, download video và làm bất kỳ việc gì mà họ có
Đoàn Tử Chinh-NĐ09 Trang 12
Đồ án tốt nghiệp cao đẳng Giải pháp kết nối IMS và VoIP/SIP
d
muốn thông qua một kết nối internet bất kỳ, như ISDN(integrated service digital
network) hoặc DSL(digital subscriber line). Điều này có nghĩa là người dùng có thể
sử dụng tất cả các dịch vụ của nhà cung cấp dịch vụ cung cấp trên Internet, như
voice mail hay conferencing. Câu hỏi đặt ra là tại sao lại cần có IMS trong khi tất cả
thế mạnh của Internet đã mang lại cho người dùng 3G thông qua mạng chuyển

mạch gói? Câu trả lời là: chất lượng dịch vụ(QoS quality of service), khả năng tính
cước, và sự tích hợp của các dịch vụ khác nhau.
Vấn đề chính của mạng chuyển mạch gói khi cung cấp các dịch vụ đa
phương tiện thời gian thực là nó cung cấp một dịch vụ tốt nhất có thể mà không
đảm bảo QoS (best-effort): có nghĩa là, mạng không đưa ra sự đảm bảo về lượng
băng thông mà người dùng nhận được cho một kết nối cụ thể hay độ trễ (delay) của
gói trên đường truyền. Hậu quả là chất lượng của một cuộc hội thoại VoIP có thể
thay đổi rất nhiều trong thời gian diễn ra cuộc hội thoại.
Vì thế, một lý do để tạo ra IMS là để cung cấp chất lượng dịch vụ(QoS)
yêu cầu chấp nhận được đối với người dùng hơn là “lứơt” trong các phiên
multimedia thời gian thực. IMS sẽ thực hiện đồng bộ thiết lập phiên cùng với việc
cung cấp QoS.
Một nguyên nhân khác khi tạo ra IMS là để có khả năng tính cước các
phiên Multimedia tương ứng. Một người dùng tham gia một cuộc hội thảo truyền
hình thông qua mạng chuyển mạch gói thường truyền một lượng thông tin lớn(chủ
yếu chứa audio và video đã mã hoá). Phụ thuộc vào các nhà cung cấp 3G mà việc
truyền một số lượng lớn dữ liệu như thế có thể tạo ra nhiều chi phí đối với người
dùng, vì thế các nhà cung cấp thường tính cước dựa trên số byte đã truyền. Họ
không thể dựa theo một mô hình kinh doanh khác để tính cước vì họ không biết nội
dung của các byte này: chúng có thể thuộc một phiên VoIP, hay một tin nhắn, hay
một trang web hoặc một email.
Nói cách khác, nếu nhà cung cấp biết được dịch vụ mà người dùng đang sử
dụng thì họ có thể cung cấp một cơ chế tính cước linh động, điều này có thể có lợi
hơn đối với người dùng. Ví dụ, nhà cung cấp có thể tính cước cố định cho mỗi tin
Đoàn Tử Chinh-NĐ09 Trang 13
Đồ án tốt nghiệp cao đẳng Giải pháp kết nối IMS và VoIP/SIP
d
nhắn mà không quan tâm đến kích thước của nó. Mặt khác, nhà cung cấp có thể tính
cước cho một phiên multimedia dựa trên thời lượng của nó, không quan tâm đến số
byte truyền nhận.

IMS không phụ thuộc vào mô hình kinh doanh nào. Thay vào đó, các nhà
cung cấp có thể tính cước theo phương pháp của họ. IMS sẽ cung cấp các thông tin
về dịch vụ đang được thực hiện bởi người dùng, và với thông tin này nhà cung cấp
sẽ quyết định cơ chế tính cước phù hợp.
Lý do thứ ba là việc cung cấp các dịch vụ tích hợp cho người dùng. Mặc dù
các nhà sản xuất thiết bị và các nhà cung cấp sẽ phát triển một vài dịch vụ
Multimedia, các nhà cung cấp không muốn hạn chế họ trong các dịch vụ này. Họ
muốn có khả năng sử dụng các dịch vụ được phát triển bởi các thành phần thứ ba
(third party), kết hợp chúng, tích hợp chúng với các dịch vụ mà họ đã có và cung
cấp cho người dùng một dịch vụ hoàn toàn mới. Ví dụ, một nhà cung cấp có một
dịch vụ voicemail có thể lưu trữ các bản tin voice và một nhà sản xuất thứ ba đã
phát triển một dịch vụ chuyển đổi text-to-speech. Nếu nhà cung cấp mua dịch vụ
này từ nhà sản xuất kia , họ có thể cung cấp phiên bản tiếng nói của các bản tin văn
bản nhận được cho những người dùng bị mù.
IMS định nghĩa các giao diện chuẩn dành cho các nhà phát triển dịch vụ sử
dụng. Theo cách này, các nhà cung cấp có thể đạt được ưu điểm của công nghiệp
tạo ra các dịch vụ của nhiều nhà sản xuất có năng lực, tránh việc gắn chặt với một
nhà sản xuất duy nhất đối với các dịch vụ mới.
Hơn nữa, sự hỗ trợ của IMS không chỉ để cung cấp các dịch vụ mới mà còn
cung cấp tất cả các dịch vụ, hiện tại và tương lai mà Internet cung cấp. Hơn nữa,
người dùng phải có khả năng thực hiện tất cả các dịch vụ của họ khi được chuyển
hướng cũng như từ mạng khách. Để đạt được các mục tiêu này IMS sử dụng các
công nghệ Internet và các giao thức Internet. Vì thế, một phiên Mulitmedia giữa hai
người dùng IMS, giữa một người dùng IMS và một người dùng Internet và giữa hai
người dùng trên Internet cùng sử dụng một giao thức thiết lập giống nhau. Các giao
diện cung cấp cho các nhà phát triển dịch vụ cũng dựa trên các giao thức Internet.
Đoàn Tử Chinh-NĐ09 Trang 14
Đồ án tốt nghiệp cao đẳng Giải pháp kết nối IMS và VoIP/SIP
d
Như vậy, IMS là một kiến trúc khung cho viêc triển khai các dịch vụ đa phương tiện

trền nền IP đối với người dùng di động.
IMS được xây dựng và phát triển với mục đích phải kết hợp được những
xu hướng công nghệ mới nhất, tạo ra một nền tảng chung để phát triển các dịch vụ
Multimedia đa dạng và tạo ra nhiều lợi nhuận hơn trong việc thúc đấy khách hàng
sử dụng miền chuyển mạch gói trong 3G.
2.3. Các giao thức chính được sử dụng trong IMS
2.3.1. Giao thức điều khiển phiên
Các giao thức điều khiển cuộc gọi đóng vai trò quan trọng trong hệ thống
thoại. Các giao thức sử dụng làm giao thức điều khiển phiên trong IMS dựa trên IP.
Các đề suất là:
 Bearer independent call control (BICC): (được đặc tả trong Q.901 của
ITU-T) là sự cải tiến của ISUP. Không giống như ISUP, BICC tách
phần báo hiệu ra khỏi phần media, làm cho phần báo hiệu được truyền
đi trên các node khác với phần media. Hơn nữa BICC có thể sử dụng
trên các nền công nghệ khác nhau như IP, SS7, và ATM.
 H.323: được đặc tả trong H.323 của ITU-T, là một giao thức của ITU-
T. H.323 định nghĩa một giao thức mới để thiết lập một phiên đa
phương tiện. Không như BICC, H.323 được xây dựng mới hoàn toàn
để hỗ trợ cho IP. Trong H323, phần báo hiệu và phần media không cần
thiết phải truyền qua các host như nhau.
 Session initiation protocol (SIP) – RFC 3261: được IETF đặc tả như
một giao thức để thiết lập và điều khiển phiên qua mạng IP. SIP được
3GPP lựa chọn là giao thức điều khiển phiên. SIP dựa trên mô hình
client-server, được dùng nhiều trong các giao thức đưa ra bởi IETF.
Các nhà thiết kế SIP đã mượn nguyên lý của SNMP và đặc biệt là từ
HTTP. SIP kế thừa hầu hết các đặc tính của hai giao thức trên. Điều
này tạo ra ưu thế của SIP vì HTTP và SNMP là hai giao thức rất thành
Đoàn Tử Chinh-NĐ09 Trang 15
Đồ án tốt nghiệp cao đẳng Giải pháp kết nối IMS và VoIP/SIP
d

công trên nền IP. SIP, không như hai giao thức H.323 và BICC, không
phân biệt giao diện UNI và NNI, sip chỉ là một giao thức end-to-end
đơn giản. Sip dựa trên nền văn bản nên nó dễ dàng sử dụng để phát
triển dịch vụ mới, mở rộng và debug.
Sip đã được lựa chọn để sử dụng cho IMS. SIP giúp việc tạo ra dịch vụ mới
dễ dàng. SIP dựa trên giao thức HTTP, cho nên người phát triển dịch vụ SIP có thể
sử dụng các công nghệ phát triển HTTP như là CGI, Java Servlet.
2.3.1.1. SIP là gì
Một cách đơn giản để mô tả SIP là xem xét một mô hình sử dụng. Giả
sử một người dùng có định danh là A muốn thiết lập cuộc gọi với người
dùng có định danh là B. Trong viễn thông, người dùng A và người dùng B có
thể giao tiếp thông qua một thiết bị được gọi là tác nhân người dùng (User
Agent). Một ví dụ về User Agent là một Softphone- một chương trình phần
mềm sử dụng để thiết lập cuộc gọi thoại qua Internet. Một ví dụ khác là VoIP
Phone- một loại điện thoại cho phép sử dụng VoIP. Dưới đây là các bước cần
thiết để thiết lập một cuộc gọi:
 A mời B bắt đầu cuộc hội thoại. Như một phần của lời mời, A sẽ chỉ
ra loại media nào sẽ được hỗ trợ.
 B nhận lời mời, gửi đáp ứng trung gian tới người dùng A và sau đó
đánh giá lời mời
 Khi B sẵn sàng chấp nhận lời mời, nó gửi một xác nhận lại cho người
dùng A. Như một phần của xác nhận, B cũng chỉ ra loại media mà nó
hỗ trợ
 A kiểm tra xác nhận mà nó nhận được từ B và quyết định xem liệu là
media hỗ trợ bởi A và B có giống nhau không. Nếu A và B hỗ trợ
cùng một loại media, cuộc gọi sẽ được thiết lập giữa A và B.
Đoàn Tử Chinh-NĐ09 Trang 16
Đồ án tốt nghiệp cao đẳng Giải pháp kết nối IMS và VoIP/SIP
d
Hình 2.1. Giao thức SIP

SIP cung cấp một phương thức chuẩn để thực hiện các bước này. Nó thực
hiện việc này bằng cách định nghĩa ra các phương thức yêu cầu (request), đáp ứng
(response), mã đáp ứng (response code) và các tiếp đầu (header) đặc trưng cho báo
hiệu và điều khiển cuộc gọi. Giao thức này được chuẩn hóa bởi IETF và hiện nay
nó được chấp nhận rộng rãi như một chuẩn báo hiệu cho 3GPP và như là một thành
phần không thể thiếu trong kiến trúc IMS.
2.3.1.2. Sip liên hệ với http như thế nào
Như đã nói ở trên sip kế thừa các đặc tính quan trọng của HTTP. Nó chia sẻ
nhiều đặc điểm quan trong với HTTP và cũng chính vì vậy nhiều người thường thắc
mắc liệu SIP có sử dụng HTTP như một giao thức nền. Câu trả lời là không. SIP là
một giao thức hoạt động ở cùng một tầng với HTTP, điều đó có nghĩa là nó cùng
hoạt động ở tầng ứng dụng và sử dụng các giao thức TCP, UDP, SCTP như là các
giao thức nền của lớp dưới. Tuy nhiên SIP có rất nhiều điểm giống với HTTP. Ví
dụ, giống như HTTP, SIP cũng là một giao thức dựa trên văn bản (text-based) và
người dùng có khả năng đọc được. Cũng giống như HTTP, SIP sử dụng cơ chế yêu
cầu – đáp ứng (request-response machanism) với các phương thức đặc trưng, mã
Đoàn Tử Chinh-NĐ09 Trang 17
Đồ án tốt nghiệp cao đẳng Giải pháp kết nối IMS và VoIP/SIP
d
đáp ứng, các tiếp đầu. Tuy nhiên, một điểm khác biệt quan trọng giữa HTTP và SIP
là cơ chế yêu cầu- đáp ứng trong SIP là không đồng bộ- một yêu cầu không nhất
thiết theo sau nó là một đáp ứng tương ứng. Trong thực tế, yêu cầu SIP thường có
thể gây ra một vài yêu cầu khác được tạo ra.
SIP là một giao thức ngang hàng (peer-to-peer protocol). Điều này có nghĩa
là người dùng cuối (User Agent) có thể hoạt động như một Server cũng như có thể
hoạt động như một Client. Đây là một điểm khác biệt nữa giữa SIP và HTTP. Trong
HTTP, máy khách thì luôn luôn là máy khách, máy chủ thì sẽ luôn luôn là máy chủ.
Sip hỗ trợ các phương thức yêu cầu và mã đáp ứng sau :
 Register: sử dụng bởi client để đăng kí địa chỉ với máy chủ ứng dụng
 Invite: chỉ ra rằng người dùng hay dịch vụ đang được mời tham gia

vào một phiên. Thân của bản tin này bao gồm một mô tả phiên mà
người dùng hay dịch vụ đang được mời.
 Ack : xác nhận rằng client nhận được đáp ứng cuối cùng của một bản
tin invite. Phương thức này chỉ được sử dụng với yêu cầu invite.
 Cancel: sử dụng để bỏ qua một yêu cầu đang chờ xử lý.
 Bye : gửi bởi một user client agent để chỉ định với máy chủ là nó
muốn kết thúc cuộc gọi.
 Options: sử dụng để truy vấn máy chủ về khả năng
Mã đáp ứng :
 1xx: thăm dò. Một ack chỉ định rằng hành động đã được nhận thành
công, được hiểu và được chấp nhận.
 3xx: chuyển hướng. Yêu cầu thêm các hành động khác để xử lý yêu
cầu
 4xx: lỗi client. Yêu cầu có chứa cú pháp sai và không thể hoàn thành
ở máy chủ
 5xx: lỗi máy chủ. Máy chủ thất bại trong việc hoàn thành một yêu cầu
hợp lệ
 6xx: lỗi toàn cục. Yêu cầu không thể hoàn thành ở bất cứ máy chủ
ứng dụng nào.
Giao thức mô tả phiên: giao thức mô tả phiên là một định dạng cho việc
miêu tả định dạng media và loại media được dùng trong một phiên. Sip sử dụng sdp
Đoàn Tử Chinh-NĐ09 Trang 18
Đồ án tốt nghiệp cao đẳng Giải pháp kết nối IMS và VoIP/SIP
d
như là một phần tải trong bản tin của nó để thực hiện chức năng trao đổi khả năng
giữa các người dùng. Ví dụ, nội dụng của sdp có thể chỉ ra loại mã hóa hỗ trợ bởi
user agent và giao thức sử dụng trao đổi gian thực ( rtp).
2.3.1.3. Bản tin SIP
Hình 2.2. Cấu trúc bản tin SIP
Hình trên chỉ ra cấu trúc thành phần của một bản tin sip. Có 3 thành phần

quan trọng:
 Dòng yêu cầu: chỉ ra phương thức yêu cầu , địa chỉ và phiên bản sip
 Phần tiếp đầu: chỉ ra dữ liệu về phiên hay cuộc gọi được thiết lập hay
kết thúc
 Phần thân bản tin: cung cấp payload, sdp để mô tả media của phiên
2.3.1.4. Transaction(phiên giao dịch)
Mặc dù nói các bản tin sip được gửi đi một cách độc lập qua mạng, nhưng
thực tế chúng thường được sắp xếp vào các transaction (giao vận) bởi các user agent
Đoàn Tử Chinh-NĐ09 Trang 19
Đồ án tốt nghiệp cao đẳng Giải pháp kết nối IMS và VoIP/SIP
d
và một số kiểu proxy server nào đó. Do đó có thể nói giao thức sip là một giao thức
hỗ trợ transaction.
Một transaction là một luồng các bản tin sip được truyền đi một cách tuần tự
giữa các phần tử mạng. Một transaction chứa thông tin yêu cầu và tất cả các thông
tin phản hồi cho thông tin yêu cầu đó hoặc thậm chí nhiều hơn các thông tin phản
hồi cuối(final response). Ví dụ như bản tin INVITE được phản hồi bởi nhiều hơn 1
thông tin phản hồi cuối khi một proxy chuyển hướng yêu cầu đó.
Nếu một transaction được khởi tạo bởi bản tin yêu cầu INVITE thì
transaction đó cũng bao gồm cả bản tin ACK nếu như phản hồi cuối không phải là
kiểu 2xx. Nếu như thông tin phản hồi cuối là kiểu 2xx thì bản tin ACK sẽ không
được xem là một thành phần trong transaction.
Như vậy chúng ta có thể thấy rằng ở đây có sự cư xử không được công bằng
– ACK được coi là một thành phần trong transaction với một lời từ chối ở phản hồi
cuối, trong khi nó lại không phải là một thành phần của transaction khi được chấp
nhận ở phản hồi cuối. Lý do cho sự phân biệt này là sự quan trọng của tất cả cả các
bản tin 200 OK. Không những nó thiết lập một session mà bản tin 200 OK còn được
sinh ra bởi các thực thể khi một proxy server chuyển hướng yêu cầu và tất cả các
proxy server đó phải chuyển bản tin 200 OK về đến user agent. Do đó trong trường
hợp này user agent phải lãnh trách nhiệm và truyền lại bản tin 200 OK cho đến khi

chúng nhận được bản tin ACK. Một lưu ý khác nữa là chỉ có bản tin INVITE là
được truyền lại.
Các thực thể SIP có khái niệm về transaction được gọi là stateful. Các thực
thể này tạo một trạng thái kết nối với một transaction được lưu trong bộ nhớ trong
suốt khoảng thời gian diễn ra transaction. Khi có thông tin yêu cầu hay phản hồi
đến, một thực thể stateful sẽ cố gắng kết nối yêu cầu(hoặc phản hồi) đó tới một
transaction đã tồn tại sẵn. Để có khả năng làm được điều đó nó phải lấy thông tin
xác định tính duy nhất của transaction(gọi là identifier) trong bản tin đó và so sánh
với tất cả các identifier trong các transaction mà nó lưu giữ. Nếu như một
transaction tồn tại thì trạng thái của nó sẽ được cập nhật từ bản tin đó.
Đoàn Tử Chinh-NĐ09 Trang 20
Đồ án tốt nghiệp cao đẳng Giải pháp kết nối IMS và VoIP/SIP
d
Hình 2.3. Transaction
2.3.1.5. Dialog(hội thoại)
‘ trên chúng ta đã được biết đến transaction, đó là một transaction bao gồm
bản tin INVITE và các bản tin phản hồi, một transaction khác bao gồm bản tin BYE
và thông tin phản hồi(200 OK) khi một phiên làm việc kết thúc. Nhưng chúng ta có
thể thấy rằng cả 2 transaction này có liên quan đến nhau và cùng thuộc một hội
thoại(dialog). Một dialog đặc trưng cho mối quan hệ Sip ngang hàng giữa 2 user
agent. Một dialog tồn tại trong một khoảng thời gian và nó là một khái niệm rất
quan trọng đối với các user agent. Dialog thích hợp dễ dàng với việc sắp xếp tuần tự
và định tuyến cho các bản tin Sip giữa các thiết bị cuối.
Dialog được xác định bằng call-id, thẻ from và thẻ to. Các bản tin mà có
cùng 3 identifier trên thì thuộc về cùng một dialog. Trường header cseq được dùng
để sắp xếp thứ tự các bản tin trong một dialog. Chỉ số cseq phải được tăng tuần tự
từng đơn vị một cho mỗi bản tin trong một dialog, nếu không các user agent sẽ xử
lý nó như là các yêu cầu không được sắp xếp hoặc là sẽ gửi lại bản tin đó. Trong
thực tế số cseq xác định một transaction bên trong một dialog bởi chúng ta đã nói ở
Đoàn Tử Chinh-NĐ09 Trang 21

Đồ án tốt nghiệp cao đẳng Giải pháp kết nối IMS và VoIP/SIP
d
trên là các yêu cầu và các thông tin phản hồi của nó được gọi là một transaction.
Điều đó có nghĩa là chỉ có duy nhất một transaction hoạt động tại một thời điểm
trong dialog. Do đó cũng có thể gọi dialog là một tập tuần tự của các transaction.
Hình vẽ dưới đây minh họa các bản tin truyền đi bên trong một dialog.
Hình 2.4. Luồng cuộc gọi trong một dialog sip
Một vài bản tin đùng để thiết lập ra một dialog. Nó cho phép biểu diễn rõ
ràng, chi tiết mối quan hệ giữa các bản tin và còn dùng để gửi các bản tin mà không
liên quan đến các bản tin khác đến các bản tin nằm ngoài một dialog. Điều đó được
thực hiện một cách dễ dàng bởi user agent không lưu trạng thái của dialog.
Lấy ví dụ, bản tin INVITE thiết lập một dialog, bởi sau đó sẽ có bản tin yêu
cầu BYE dùng để kết thúc dialog tạo ra bởi bản tin INVITE ở trên. Bản tin BYE
này được gửi bên trong dialog được thiết lập bởi bản tin INVITE.
Nhưng nếu user agent gửi một bản tin yêu cầu message, đó là một yêu cầu
không thiết lập bất cứ dialog nào. Khi đó bất cứ các bản tin theo sau bản tin đó (kể
cả bản tin message) cũng được gửi đi một cách độc lập với bản tin trước đó.
Đoàn Tử Chinh-NĐ09 Trang 22
Đồ án tốt nghiệp cao đẳng Giải pháp kết nối IMS và VoIP/SIP
d
2.3.2. Giao thức nhận thực, phân quyền và tính cước(AAA)
Diameter dựa trên RFC 3588 được chọn là giao thức AAA trong mạng IMS.
Diameter được phát triển từ giao thức RADIUS (RFC 2865) là một giao thức được sử
dụng phổ biến trong Internet để thực hiện nhận thực, phân quyền và tính cước. Ví dụ
khi một người dùng quay số đến một nhà cung cấp dịch vụ Internet , máy chủ truy
nhập mạng sử dụng radius để chứng thực cấp quyền cho user.
Diameter bao gồm một giao thức cơ bản và giao thức này được bổ sung bởi
các ứng dụng diameter. Giao thức cơ bản chứa các chức năng cơ bản và được thực thi
trong các nút diameter, độc lập với ứng dụng. Phần ứng dụng là phần mở rộng của
các chức năng cơ bản được tùy biến đi để phù hợp với ứng dụng cụ thể trong một môi

trường hoạt động cụ thể.
Hình2.5. Giao thỨc diameter cơ bẢn và các Ứng dỤng
IMS sử dụng Diameter trong nhiều giao diện , mặc dù vậy các giao diện này
có thể sử dụng các ứng dụng Diameter khác nhau.ví dụ IMS sử dụng một ứng dụng
Diameter trong quá trình thiết lập cuộc gọi nhưng lại sử dụng một ứng dụng Diameter
khác trong tính cước.
Một bản tin Diameter chứa một phần Header dài 20 octect và một số các cặp
giá trị thuộc tính (AVPs – attribute value pairs). Chiều dài phần Header là cố định và
luôn luôn có mặt trong tất cả các bản tin Diameter. Còn số lượng AVP là thay đổi tùy
Đoàn Tử Chinh-NĐ09 Trang 23
Đồ án tốt nghiệp cao đẳng Giải pháp kết nối IMS và VoIP/SIP
d
thuộc vào từng loại bản tin cụ thể. Một AVP là một kho chứa dữ liệu (thường là các
dữ liệu nhận thực, phân quyền và tính cước).
Hình 2.6. ĐỊnh dẠng bẢn tin diameter
 Command-flags : là trường để chỉ ra bản tin là yêu cầu hay đáp ứng
 Command-code: chỉ ra lệnh thực tế được sử dụng
 Application-id : chỉ ra ứng dụng diameter đang gửi bản tin(ví dụ như :
diameter based protocol, ứng dụng network access máy chủ ứng dụng).
 Hop-by-hop identifier : chứa giá trị mà mỗi chặng thiết lập khi gửi một bản
tin, bản tin đáp ứng sẽ có cùng định danh này với bản tin yêu cầu, vị vậy một
nút diameter có thể dễ dàng tương quan đáp ứng với yêu cầu
 End-to-end identifier : là giá trị tĩnh chỉ thay đổi khi một nút diameter
chuyển tiếp yêu cầu.
 Avp : có cấu trúc như sau :
Hình 2.7. CẤu trúc avp
• Avp code cùng với vendor –id (nếu tồn tại) tạo ra một định danh riêng
cho thuộc tính (attribute). Vendor-id được thiết lập về 0 chỉ ra AVP
chuẩn hóa theo đặc tả của IETF.
Đoàn Tử Chinh-NĐ09 Trang 24

Đồ án tốt nghiệp cao đẳng Giải pháp kết nối IMS và VoIP/SIP
d
• Flags : chỉ ra trường vendor –id có tồn tại hay không.
• AVP length : chỉ ra độ dài của AVP
• Data field: bao gồm một vài dữ liệu đặc tả liên quan tới thuộc tính.
Trường này có thể dài từ 0 đến vài octect.
Trong dịch vụ này, máy chủ ứng dụng sử dụng giao thức diameter để lấy dữ
liệu liên quan tới người dùng phục vụ cho việc thực hiện cuộc gọi – có mã chuẩn
hóa cho giao diện là sh. Chi tiết về giao diện sh và thực thi giao diện này xem thêm
trong phần 3.3.2 của tài liệu.
2.3.3. Các giao thức khác
Ngoài ra còn có các giao thức như rtp và rctp dùng để truyền tải
media như video và audio, sdp là giao thức mô tả phiên media
2.4. Kiến trúc IMS
Kiến trúc IMS là tập hợp các chức năng được nối với nhau bởi các giao diện
đã được chuẩn hóa. Người thi hành hoàn toàn có thể kết hợp hai chức năng vào một
nút . Cũng tương tự như thế người đó có thể tách một chức năng ra thành hai hay
nhiều nút.
Nhìn chung thì hầu hết những nhà cung cấp dịch vụ đều tuân theo kiến trúc
IMS một cách chặt chẽ nhất và thi hành mỗi chức năng trong một nút riêng. Tuy
nhiên việc tìm kiếm các nút thực thi nhiều hơn một chức năng và các chức năng
được phân tán trên nhiều hơn một nút là hoàn toàn có thể.
Đoàn Tử Chinh-NĐ09 Trang 25

×