Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Sự phân phối nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.34 KB, 11 trang )

A. LỜI NÓI ĐẦU
Sự tồn tại của nhà nước và nền sản xuất hàng hóa là tiền đề quyết định tính
tất yếu của thu ngân sách nhà nươc. Bản thân nhà nước là một tổ chức quyền lực
với nhiều hệ thống các cơ quan có chức năng, nhiệm vụ tổ chức và quản lý xã
hội nhưng lại không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội. Để duy trì
hoạt động của các cơ quan này và cũng chính là nhằm thực hiện chức năng của
nhà nước, đáp ứng nhu cầu cần thiết cho xã hội, nhà nước cần phải có nguổn tài
lực nhất định. Thu ngân sách nhà nước chính là công cụ tập trung vào tay nhà
nước lượng tiền cần thiết phục vụ cho việc thực hiện các chức năng đó. Chính
thông qua hoạt động thu ngân sách nhà nước, nhà nước có thể tập trung nắm giữ
được những nguồn vốn tiền tệ cần thiết đáp ứng nhu cầu chi tiêu của mình. Và
chi ngân sách là hoạt động nhằm sử dụng quỹ ngân sách. Vậy, việc phân phối
nguồn thu, nhiệm vụ chi cho ngân sách địa phương theo Luật ngân sách 2002
như thế nào?
B. NỘI DUNG
1
I. Sự phân phối nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách nhà
nước
1. Khái niệm và sự cần thiết phải phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các
cấp ngân sách nhà nước.
1.1. Khái niệm thu và khái niệm chi ngân sách nhà nước
* Thu ngân sách nhà nước là huy động một bộ phận giá trị sản phẩm xã hội,
theo quy định của pháp luật, làm hình thành quỹ ngân sách nhà nước.
Hoạt động thu ngân sách nhà nước có những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, thu ngân sách nhà nước không thể được tiến hành một cách tùy
tiện mà phải thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật.
Thứ hai, hoạt động thu ngân sách nhà nước nhằm huy động một bộ phận giá
trị sản phẩm xã hội, vì vậy hoạt động này luôn gắn chặt với thực trạng kinh tế
của đất nước, với mức độ phát triển của nền kinh tế.
Thứ ba, thu ngân sách nhà nước được thực hiện thông qua hai cơ chế pháp lý
điển hình là bắt buộc và tự nguyện, trong đó cơ chế bắt buộc được xem là chủ


yếu.
Thứ tư, chủ thể tham gia vào hoạt động thu ngân sách nhà nước gồm hai
nhóm: chủ thể đại diện cho nhà nước trong việc thực hiện quyền thu; chủ thể
đóng góp khoản thu ngân sách theo nghĩa vụ hoặc dựa trên tinh thần tự nguyện.
Các khoản thu ngân sách nhà nước gồm nhiều loại. Theo Điều 2 Luật ngân
sách nhà nước 2002, thu ngân sách nhà nước gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ
phí; thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức
và cá nhân; các khoản viện trợ; và các khoản thu khác theo quy định của pháp
luật
Thuế là khoản thu mang tính cưỡng chế do Nhà nước huy động từ các tổ
chức, cá nhân và tập trung vào quỹ ngân sách nhà nước.
Lệ phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà
nước hoặc tổ chức được ủy quyền phục vụ công việc quản lý nhà nước được quy
định trong danh mục lệ phí ban hành kèm theo pháp lệnh phí và lệ phí.
2
* Khái niệm chi ngân sách nhà nước
Chi ngân sách nhà nước là phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước
theo dự toán ngân sách đã được chủ thể quyền lực quyết định nhằm duy trì sự
hoạt động của bộ máy nhà nước và bảo đảm thực hiện được các chức năng của
mình.
Chi ngân sách nhà nước là hoạt động mang những đặc điểm chủ yếu sau:
Một là, chi ngân sách nhà nước chỉ được tiến hành trên cơ sở pháp luật và
theo kế hoạch chi ngân sách cũng như phân bổ ngân sách do cơ quan quyền lực
nhà nước quyết định.
Hai là, chi ngân sách nhà nước nhằm vào mục tiêu thảo mãn nhu cầu về tài
chính cho sự vận hành của bộ máy nhà nước, bảo đảm cho Nhà nước thực hiện
được các chức năng, nhiệm vụ của mình.
Ba là, chi ngân sách nhà nước là hoạt dộng được tiến hành bởi hai nhóm chủ
thể: nhóm chủ thể đại diện cho Nhà nước thực hiện việc quản lý, cấp phát, thanh
toán các khoản chi ngân sách nhà nước; nhóm chủ thể sử dụng ngân sách.

Chi ngân sách nhà nước gồm nhiều loại. Theo Điều 2 Luật ngân sách nhà
nước năm 2002, chi ngân sách nhà nước của ta gồm các khỏa chi phát triển kinh
tế- xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, an ninh bảo đảm hoạt động bộ máy nhà
nước; chi trả nợ của Nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định
của pháp luật.
1.2. Khái niệm phân phối thu, chi giữa các cấp ngân sách và sự cần thiết
phải phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách
Phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách nhà nước là việc
xác định mỗi cấp ngân sách được tập trung những nguồn thu nào và mức độ tập
trung đến đâu đồng thời đề ra nhiệm vụ chi cụ thể cho từng cấp ngân sách.
Theo pháp luật hiện hành, việc phân phối thu, chia giữa các cấp ngân sách là
thuộc thẩm quyền của Quốc hội và hội đồng nhân dân tỉnh. Quốc hội quyết định
khoản thu và nhiệm vụ chi cho ngân sách trung ương và ngân sách địa phương;
3
hội đồng nhân dân tỉnh quyết định nguồn thu và nhiệm vụ chi cho các địa
phương thuộc địa bàn tỉnh.
2. Nguyên tắc phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách nhà
nước
Nguyên tắc phân phối thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách nhà nước là
những tư tưởng chỉ đạo, xuyên suốt quá trình phân bổ nguồn thu và phân giao
nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách nhà nước. Các cấp ngân sách khi tiến hành
tập trung nguồn thu cũng như khi thực hiện nhiệm vụ chi của ngân sách cấp
mình đều phải quán triệt những nguyên tắc sau:
Thứ nhất, ngân sách trung ương và ngân sách mỗi cấp chính quyền địa
phương được phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể, bảo đảm cho ngân
sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, ngân sách địa phương chủ động thực hiện
nhiệm vụ được giao , tăng cường nguồn lực cho ngân sách xã.
Thứ hai, nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm
thực hiện. Mỗi cấp ngân sách phải tự đảm đương các nhiệm vụ chi của mình có
nghĩa là khi nhiệm vụ chi của các cấp ngân sách thay đổi do phát sinh nhiệm vụ

mới hoặc do chính sách, chế độ có sự thay đổi thì các cấp ngân sách chủ động bố
trí nguồn kinh phí của cấp đó.
Thứ ba, quan hệ vật chất giữa ngân sách cấp trên và ngân sách cấp dưới được
thể hiện qua việc phân chia một số khoản thu và việc điều tiết , bổ sung kinh phí.
Để bảo đảm công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng, các địa phương, ngoài
những khoản thu mà ngân sách trung ương và ngân sách địa phương được hưởng
toàn bộ, có một số khoản thu ngân sách trung ương và ngân sách địa phương
cùng được hưởng..
3. Thẩm quyền quyết định phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp
ngân sách
Do những vướng mắc của Luật ngân sách nhà nước năm 1996, Luật sửa đổi
bổ sung Luật ngân sách nhà nước năm 1998 và phân giao quyền hạn và trách
nhiệm cụ thể, chi tiết cho từng ngân sách. Cho nên, Luật ngân sách nhà nước
4
năm 2002 đã sửa đổi chế độ phân phối thu, chi giữa các cấp ngân sách, theo đó,
việc phân phối thu, chi chỉ được Quốc hội quyết định chi tiết cho hai cấp ngân
sách là ngân sách cấp trung ương và cấp tỉnh. Việc phân giao nguồn thu và
nhiệm vụ chi cụ thể cho từng cấp ngân sách huyện và xã thuộc địa bàn mỗi tỉnh
do hội đồng nhân dân từng tỉnh quyết định phù hợp với đặc thù, khả năng, và
nhu cầu của địa phương mình (điểm c khoản 2 Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước
năm 2002).
Luật ngân sách nhà nước năm 2002 đã đề cao trách nhiệm và quyền hạn của
chính quyền nhà nước cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong công tác
quản lý, điều hành ngân sách các cấp ở địa phương. Quyền hạn của chính quyền
nhà nước cấp tỉnh tương xứng với vai trò quan trọng của tỉnh trong tổ chức và
điều hành ngân sách trên địa bàn tỉnh.
4. Các khoản thu và chi của các cấp ngân sách nhà nước
* Các khoản thu của ngân sách trung ương
Ngân sách trung ương nắm giữ các nguồn thu quan trọng nhất và phải đảm
đương các nhiệm vụ chi chủ yếu của quốc gia. Các khoản thu của ngân sách

trung ương gồm hai nhóm lớn là các khoản thu được tập trung toàn bộ vào ngân
sách trung ương và các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách
trung ương và ngân sách địa phương.
Các khoản thu trung ương được hưởng toàn bộ gồm những khoản thu từ các
loại thuế gián thu có liên q3uan đến hàng hóa xuất nhập khẩu; từ thuế đânhs vào
thu nhập của các đơn vị hạch toán toàn ngành; từ các khoản thuế và thu từ dầu
khí; từ tiền thu hồi vốn, thu hồi tiền cho vay của ngân sách trưng ương, thu nhập
từ vốn góp của nhà nước và từ tiền viện trợ không hoàn lại cho Chính phủ Việt
Nam.
Các khoản thu trung ương và địa phương được hưởng theo tỷ lệ phần trăm
gồm các loại thuế gián thu không liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu; một
vài loại thuế trực thu như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập đối với
người có nhu cầu cap và phí xăng dầu.
5

×