Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Các vấn đề về thương mại điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.93 KB, 15 trang )

Tóm Tắc:
1.Thương mại điện tử.
1.1. Thương mại điện tử là gì ?
1.2. Lợi ích của TMĐT.
1.3. Các loại hình ứng dụng TMĐT.
2.Sở hữu trí tuệ .
2.1. Định nghĩa.
2.2.Tại sao phải bảo hộ sở hữu trí tuệ.
2.3. Các biện pháp để bảo hộ sở hữu trí tuệ.
3.Sở hữu trí tuệ khi tham gia thương mại điện tử:
3.1.Tại sao phải lưu ý đến các vấn đề sở hữu trí tuệ khi tham gia thương mại điện tử ?
3.2. Bản quyền.
3.3. Tên miền.
3.4. Thiết kế và xây dựng trang web của công ty.
3.5. Tự do ngôn luận trên Internet, bảo vệ trẻ em và kiểm duyệt của chính phủ.
3.6. Kiểm soát thư rác.
Lời nói đầu:
Sở hữu trí tuệ là một yếu tố quan trọng của thương mại điện tử. Không giống như
các hệ thống thương mại khác, thương mại điện tử thường liên quan đến việc bán
các sản phẩm và dịch vụ dựa vào quyền sở hữu trí tuệ và li-xăng quyền sở hữu trí
tuệ. Các bản nhạc, tranh, ảnh, phần mềm, kiểu dáng, môđun đào tạo các hệ thống
… đều có thể được mua bán thông qua thương mại điện tử và quyền sở hữu trí tuệ
là bộ phận cấu thành giá trị chủ yếu của các giao dịch này. Sở hữu trí tuệ là rất
quan trọng vì các sản phẩm có giá trị được mua bán trên internet đều phải được
bảo hộ bằng cách sử dụng các hệ thống bảo mật bằng công nghệ và hệ thống pháp
luật sở hữu trí tuệ, nếu không , chúng có thể bị ăn cắp hoặc sao chép trái phép và
tất cả các doanh nghiệp sẽ bị hủy hoại .
1.Thương mại điện tử:
1.1. Thương mại điện tử là gì ?
Có nhiều khái niệm về thương mại điện tử (TMĐT), nhưng hiểu một cách tổng
quát, TMĐT là việc tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động thương mại bằng những


phương tiện điện tử. TMĐT vẫn mang bản chất như các hoạt động thương mại truyền
thống. Tuy nhiên, thông qua các phương tiện điện tử mới, các hoạt động thương mại được
thực hiện nhanh hơn, hiệu quả hơn, giúp tiết kiệm chi phí và mở rộng không gian kinh
doanh.
TMĐT càng được biết tới như một phương thức kinh doanh hiệu quả từ khi Internet
hình thành và phát triển. Chính vì vậy, nhiều người hiểu TMĐT theo nghĩa cụ thể hơn là
giao dịch thương mại, mua sắm qua Internet và mạng (ví dụ mạng Intranet của doanh
nghiệp).
1.2. Lợi ích của TMĐT
Lợi ích lớn nhất màTMĐT đem lại chính là sự tiết kiệm chi phí và tạo thuận lợi cho
các bên giao dịch. Giao dịch bằng phương tiện điện tử nhanh hơn so với giao dịch truyền
thống, ví dụ gửi fax hay thư điện tử thì nội dung thông tin đến tay người nhận nhanh hơn
gửi thư. Các giao dịch qua Internet có chi phí rất rẻ, một doanh nghiệp có thể gửi thư tiếp
thị, chào hàng đến hàng loạt khách hàng chỉ với chi phí giống như gửi cho một khách hàng.
Với TMĐT, các bên có thể tiến hành giao dịch khi ở cách xa nhau, giữa thành phố với
nông thôn, từ nước này sang nước kia, hay nói cách khác là không bị giới hạn bởi không
gian địa lý. Điều này cho phép các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đi lại, thời gian gặp mặt
trong khi mua bán. Với người tiêu dùng, họ có thể ngồi tại nhà để đặt hàng, mua sắm nhiều
loại hàng hóa, dịch vụ thật nhanh chóng.
Những lợi ích như trên chỉ có được với những doanh nghiệp thực sự nhận thức
được giá trị của TMĐT. Vì vậy, TMĐT góp phần thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp để thu được nhiều lợi ích nhất. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế, khi các doanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh một cách bình đẳng
với các doanh nghiệp nước ngoài.
1.3. Các loại hình ứng dụng TMĐT
Dựa vào chủ thể của thương mại điện tử, có thể phân chia thương mại điện tử ra các
loại hình phổ biến như sau:
- Giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp - B2B (business to business);
- Giao dịch giữa doanh nghiệp với khách hàng - B2C (business to consumer);
- Giao dịch giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước - B2G (business to government);

- Giao dịch trực tiếp giữa các cá nhân với nhau - C2C (consumer to consumer);
- Giao dịch giữa cơ quan nhà nước với cá nhân - G2C (government to consumer).
2.Sở hữu trí tuệ :
2.1. Định nghĩa:
Sở hữu trí tuệ là tài sản vô hình do cá nhân hay công ty tạo ra và được bảo vệ dưới
dạng luật bản quyền (copyright), bí quyết thương mại (trade secret), bằng sáng chế (patent)
Bản quyền là một khế ước ấn định theo luật cho phép người tạo ra tài sản trí tuệ có
quyền sở hữu nó trong 28 năm. Họ có quyền thu phí từ những ai muốn sao chép hay sử
dụng tài sản. Luật bản quyền phần mềm liên bang (1980) có điều khoản bảo vệ mã gốc và
mã đối tượng tuy nhiên lại tồn tại bài toán là không xác định rõ đối tượng nào đủ tiêu
chuẩn để bảo vệ bản quyền.
Ví dụ trong công nghiệp phần mềm, các khái niệm giống nhau, các hàm chức năng
và các đặc điểm chung (màu sắc, biểu tượng, thực đơn kéo xuống) không được bảo vệ bởi
luật bản quyền.
Bí quyết thương mại là thành quả trí tuệ ví dụ như kế hoạch kinh doanh, là một bí
mật của công ty không phải là thông tin chung của dân chúng. Tại Mỹ, luật về bí mật
thương mại được xây dựng trong phạm vi bang.
Bằng sáng chế là một văn bản cho phép một cách hợp pháp người giữ phát minh có
sự độc quyền trong 17 năm. Có hàng ngàn bằng sáng chế liên quan đến IT được cấp trong
các năm qua.
Ví dụ công ty Open Market được cấp bằng độc quyền TMĐT về các phát minh
Giám sát và Điều khiển Truy cập Máy chủ Internet (số 5708780), Hệ thống Bán hàng
Mạng (5715314) và Quảng cáo Hiệu lực Kỹ thuật số (5724424) .
2.2.Tại sao phải bảo hộ sở hữu trí tuệ:
Bất cứ khi nào một sản phẩm mới vào thị trường và thu hút khách hàng thành công,
không sớm thì muộn sẽ bị đối thủ cạnh tranh sản xuất các sản phẩm giống hoặc tương tự.
Trong một số trường hợp, đối thủ canh tranh sẽ hưởng lợi từ việc tiết kiệm về quy mô sản
xuất, khả năng tiếp cận thị trường lớn hơn, có quan hệ tốt hơn với các nhà phân phối chính
hoặc tiếp cận với các nguồn nguyên liệu thô rẻ hơn và do đó, có thể sản xuất một sản phẩm
tương tự hoặc giống hệt với giá thành rẻ hơn, tạo áp lực nặng nề lên nhà sáng tạo ra sản

phẩm hoặc dịch vụ nguyên gốc. Đôi khi điều này đẩy nhà sáng tạo gốc ra khỏi thị trường,
đặc biệt khi mà họ đã đầu tư đáng kể vào việc phát triển sản phẩm mới thì đối thủ cạnh
tranh lại hưởng lợi từ kết quả đầu tư đó và chẳng mất một xu nào cho thành quả sáng tạo
và sang chế của nhà sáng tạo gốc.
Đây là lý do quan trọng duy nhất để các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải cân nhắc khi
sử dụng hệ thống sở hữu trí tuệ để bảo vệ sản phẩm sáng tạo và sáng chế của mình hằm
mang lại cho họ các độc quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thương hiệu, do
đó, hạn chế phạm vi sao chép và bắt chước của đối thủ cạnh tranh một cách đáng kể
Việc bảo hộ pháp lý tài sản vô hình thông qua hệ thống sở hữu trí tuệ mang lại cho
chủ sở hữu độc quyền sử dụng những tài sản đó trong kinh doanh, biến tài sản vô
hình thành quyền sở hữu độc quyền trong một thời gian nhất định. Nói tóm lại, bảo hộ sở
hữu trí tuệ khiến tài sản vô hình trở nên "hữu hình hơn một chút" bằng cách biến chúng
thành những tài sản độc quyền.
2.3. Các biện pháp để bảo hộ sở hữu trí tuệ:
Tùy thuộc vào bản chất của tài sản vô hình của bạn, luật pháp có những công cụ
pháp lý khác nhau giúp bạn bảo vệ tài sản của mình.
- Các sản phẩm và quy trình sáng tạo có thể được bảo hộ theo sáng chế và giải pháp hữu
ích.
-Các kiểu dáng sáng tạo, gồm cả kiểu dáng dệt may, được bảo hộ theo kiểu dáng công
nghiệp.
-Thương hiệu dược bảo hộ theo nhãn hiệu.
-Mạch bán dẫn được bảo hộ theo cách bố trí hoặc mạch tích hợp bán dẫn.
-Chỉ dẫn hàng hóa có chất lượng hay danh tiếng nhất định gắn với xuất xứ địa lí được bảo
hộ theo chỉ dẫn địa lí.
-Bí mật thương mại bảo hộ thông tin bí mật có giá trị thương mại.
-Ở hầu hết các nước, tác phẩm văn hóa, nghệ thuật và văn học, kể cả phần mềm máy tính
và sưu tập dữ liệu, được bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan.
3.Sở hữu trí tuệ khi tham gia thương mại điện tử:
3.1.Tại sao phải lưu ý đến các vấn đề sở hữu trí tuệ khi tham gia thương mại điện
tử ?

Sở hữu trí tuệ liên quan đến việc tạo ra các sản phẩm thương mại điện tử. Các hệ
thống làm cho internet hoạt động – như phần mềm, hệ thống mạng, thiết kế, vi mạch thiết
bị định tuyến và bộ phận kết nối giao diện người sữ dụng… - thường cũng được bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ. Nhãn hiệu là bộ phận quan trọng trong kinh doanh thương mại điện tử
vì thương hiệu, sự công nhận của khách hàng và sự tính nhiệm – các yếu tố cơ bản của
kinh doanh qua mạng – đều được bảo hộ bởi nhãn hiệu và luật chống cạnh tranh không
lành mạnh.

×