MỤC LỤC
MỤC LỤC.........................................................................................................................2
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................3
I. Tổng quan về giải thưởng Wipo..................................................................................3
1.1. Khái niệm chung...................................................................................................4
1.1.1. Lịch sử ra đời..................................................................................................4
1.1.2. Mục tiêu..........................................................................................................4
1.1.3. Đối tượng........................................................................................................4
1.1.4. Tiêu chuẩn lựa chọn........................................................................................5
1.2. Vai trò và ý nghĩa..................................................................................................6
II. Giải thưởng Wipo tại Việt Nam và những cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam trên
thị trường quốc tế............................................................................................................7
2.1. Giải thưởng Wipo tại Việt Nam............................................................................7
2.1.1. Một vài nét sơ lược.........................................................................................7
2.1.2. Những giải thưởng tiêu biểu...........................................................................8
2.2. Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.................................8
III. Một số giải pháp nhằm khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam tham gia sáng
tạo khoa học công nghệ................................................................................................10
3.1. Sự cần thiết ứng dụng khoa học công nghệ sáng tạo của doanh nghiệp Việt Nam
....................................................................................................................................10
3.2. Các giải pháp cụ thể............................................................................................10
3.3.1. Giải pháp đối với Chính phủ.........................................................................10
3.3.2. Giải pháp đối với doanh nghiệp ...................................................................11
KẾT LUẬN.....................................................................................................................13
PHỤ LỤC........................................................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................18
LỜI MỞ ĐẦU
Ra đời năm 1967 theo Công ước Stockholm về việc thành lập Tổ chức Sở hữu trí
tuệ thế giới (WIPO), WIPO là một trong 16 tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc với
chức năng chính là thực hiện và thúc đẩy sự phối hợp quốc tế trong hoạt động bảo hộ sở
hữu trí tuệ (SHTT). Một trong các nhiệm vụ quan trọng của WIPO là hỗ trợ các nước
đang phát triển xây dựng và hoàn thiện cơ chế bảo hộ quyền SHTT phục vụ cho sự
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.
Từ khi gia nhập WIPO năm 1976, đặc biệt là trong những năm gần đây, Việt
Nam luôn nhận được sự giúp đỡ quý báu của WIPO cả về kinh nghiệm xây dựng hệ
thống pháp luật SHTT, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động này cũng
như trong việc đào tạo cán bộ và thông tin SHTT. Đặc biệt, nhằm khuyến khích các
doanh nghiệp tích cực sử dụng hệ thống sở hữu trí tuệ trong tất cả hoạt động sản xuất
kinh doanh, đồng thời khuyến khích thêm nhiều doanh nghiệp ứng dụng các sáng kiến
sáng tạo của mình, giải thưởng Wipo - một giải thưởng danh giá của Tổ chức SHTT thế
giới - đã ra đời và được tổ chức thường niên tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt
Nam, giải thưởng Wipo được biết dưới cái tên “Giải thưởng sáng tạo khoa học công
nghệ Việt Nam” là một giải thưởng quan trọng vừa có ý nghĩa tôn vinh những nhà khoa
học vừa có ý nghĩa xã hội rất lớn vì chính những công trình đoạt giải đã được ứng dụng
thành công trong cuộc sống, góp phần trực tiếp vào sự phát triển kinh tế- xã hội.
Trong bối cảnh Việt Nam hiện là thành viên của WIPO, nhận thức được tầm
quan trọng của giải thưởng Wipo nói chung đối với các doanh nghiệp trong nước và
cùng với sự hướng dẫn của PGS, TS. Vũ Chí Lộc, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài
“Giải thưởng Wipo và cơ hội cho Doanh nghiệp Việt Nam” với kết cấu gồm ba phần
chính:
Phần I - Tổng quan về Giải thưởng Wipo
Phần II - Giải thưởng Wipo tại Việt Nam và những cơ hội cho doanh nghiệp
Việt Nam trên thị trường quốc tế
Phần III - Một số giải pháp nhằm khuyến khích các Doanh nghiệp Việt Nam
tham gia sáng tạo khoa học công nghệ
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS, TS. Vũ Chí Lộc, Giảng viên môn Sở hữu trí tuệ
trong Thương mại Quốc tế, Khoa Sau Đại Học, trường Đại Học Ngoại Thương đã
hướng dẫn tôi hoàn thành bài viết.
I. Tổng quan về giải thưởng Wipo
- 3 -
1.1. Khái niệm chung
1.1.1. Lịch sử ra đời
Chương trình Giải thưởng Wipo do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) sáng
lập ra và được công bố lần đầu tiên vào năm 1979. Kể từ khi ra đời cho đến nay, đã có
hơn 800 giải thưởng WIPO được trao cho các nhà sáng tạo khoa học công nghệ, trong
đó có phụ nữ và các tài năng trẻ, ở gần 100 quốc gia trên thế giới. Có thể nói giải
thưởng Wipo là giải thưởng danh giá dành tặng cho các công trình khoa học sáng tạo
xuất sắc của các cá nhân, tập thể, doanh nghiệp, tổ chức trên thế giới... với mục đích
khuyến khích các hoạt động sáng kiến, sáng chế trên toàn thế giới, đặc biệt là ở các
nước đang phát triển. Bên cạnh đó, các giải thưởng này còn góp phần làm cho công
chúng chú ý nhiều hơn và trân trọng hơn công lao đóng góp của các nhà khoa học công
nghệ.
1.1.2. Mục tiêu
Các đối tượng sử dụng chủ yếu của hệ thống sở hữu trí tuệ (SHTT) là các doanh
nghiệp có sử dụng các sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, tên gọi
xuất xứ hàng hoá v.v..trong các hoạt động kinh doanh của mình. Do có một số lượng
lớn các sáng chế chỉ được bán trên thị trường sau khi chúng đã đựơc sử dụng, được thực
hiện và được chứng minh là thích hợp với thực tế sản xuất và với các doanh nghiệp nên
WIPO rất khuyến khích các doanh nghiệp, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, tận
dụng hệ thống sở hữu trí tuệ như một phần thiết yếu trong việc nghiên cứu, phát triển
sản xuất và các chiến lược phát triển thị trường của mình. Với mục đích như vậy, WIPO
đã lập ra Giải thưởng của WIPO dành cho các doanh nghiệp có sử dụng sáng kiến sáng
tạo là một phần trong chương trình hỗ trợ sáng tạo của mình.
Mục tiêu của Giải thưởng của WIPO dành cho các doanh nghiệp có sử dụng sáng
kiến sáng tạo nhằm khuyến khích các doanh nghiệp loại nhỏ và loại trung bình ở tất cả
các quốc gia tích cực sử dụng hệ thống sở hữu trí tuệ trong tất cả các hoạt động sản xuất
kinh doanh của mình. Việc tổ chức một cuộc thi để đoạt Giải thưởng này sẽ thu hút
được sự chú ý của quần chúng và làm tăng nhận thức cho các doanh nghiệp về các thuận
lợi mà hệ thống sở hữu trí tuệ mang đến cho họ nếu họ biết phối hợp sử dụng nó một
cách tích cực.
1.1.3. Đối tượng
- 4 -
Nhìn chung, giải thưởng Wipo có thể được chia ra dưới ba hình thức phổ biến
nhất như sau:
- Giải thưởng Wipo dành cho các nhà phát minh, sáng chế.
- Giải thưởng Wipo dành cho các công trình sáng tạo.
- Giải thưởng Wipo cho doanh nghiệp sáng tạo.
Đi sâu hơn đối với giải thưởng Wipo dành cho các doanh nghiệp sáng tạo, thì đối
tượng được nhận giải thưởng là các doanh nghiệp hoặc các công ty quốc gia loại nhỏ và
trung bình, đã biết sử dụng linh hoạt hệ thống sở hữu trí tuệ, để đảm bảo sự thành công
trong các hoạt động kinh doanh của mình, cụ thể như sau:
+ Phát triển các sáng chế và bảo hộ chúng thông qua việc sử dụng các bằng độc
quyền sáng chế và các giải pháp hữu ích.
+ Sản xuất các sản phẩm dựa theo các sáng chế, các giải pháp hữu ích đã được
cấp bằng hoặc các kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả đã được đăng ký bảo hộ.
+ Sử dụng các thông tin về SHTT để hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu, phát triển
và các hoạt động giám sát công nghệ và kinh doanh.
+ Tích cực sử dụng các nhãn hiệu hàng hoá đã đăng ký và các dấu hiệu khác biệt
khác để hỗ trợ thương mại hoá các sản phẩm.
+ Sử dụng các chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ hàng hoá để hỗ trợ marketing.
+ Thành lập và quản lý một cách có hiệu quả danh mục về quyền SHTT.
+ Phát hiện và khuyến khích các hoạt động có tính mới, tính sáng tạo trong số
các nhân viên của mình.
1.1.4. Tiêu chuẩn lựa chọn
Đối với các doanh nghiệp, tiêu chuẩn được nhận giải thưởng Wipo sẽ được soạn
thảo trên cơ sở có xem xét đến các hoàn cảnh đặc biệt của từng quốc gia và bao gồm các
yếu tố chính như sau:
+ Số lượng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được áp dụng và thuộc quyền
sở hữu của doanh nghiệp (tức là các bằng độc quyền sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá, giải
pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, tên gọi xuất xứ hàng hoá, chỉ dẫn địa lý, phần
mềm máy tính v.v..).
+ Số lượng các hoạt động kinh doanh thành công do có sử dụng sáng suốt quyền
SHTT.
- 5 -
+ Cách vận dụng quyền SHTT khi công bố và trong các hoạt động quảng cáo của
doanh nghiệp.
+ Có hoặc sử dụng các dịch vụ về SHTT (như có các phòng ban về SHTT, sử
dụng tư vấn bên ngoài v.v..).
+ Sử dụng các thông tin về SHTT để hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu, phát triển
và các dịch vụ giám sát công nghệ và kinh doanh.
+ Số lượng các hợp đồng li-xăng đang sử dụng.
+ Các hoạt động để bảo vệ quyền SHTT.
+ Hợp tác với các tổ chức khác để hỗ trợ các hoạt động sáng kiến sáng tạo.
+ Các biện pháp cụ thể để khuyến khích các hoạt động sáng kiến sáng tạo trong
nhân viên.
1.2. Vai trò và ý nghĩa
Như đề cập đến tại mục 1.1.2 của bài Tiểu luận, giải thưởng Wipo đóng một vai
trò quan trọng và ý nghĩa to lớn đối với các quốc gia, đặc biệt là chủ thể doanh nghiệp
của các quốc gia đang phát triển. Giải thưởng sáng tạo này không chỉ tôn vinh những
nhà khoa học mà nó còn có ý nghĩa xã hội rất lớn vì chính những công trình đoạt giải đã
được ứng dụng thành công trong cuộc sống, góp phần trực tiếp vào sự phát triển kinh tế-
xã hội. Hơn thế nữa, tham gia sáng tạo khoa học công nghệ không chỉ có các nhà khoa
học mà còn có các nhà doanh nghiệp đam mê khoa học. Chính những công trình nghiên
cứu của họ đã góp phần đưa công tác nghiên cứu khoa học vào thực tiễn sản xuất kinh
doanh, đưa doanh nghiệp phát triển, gắn kết giữa nhà khoa học - doanh nghiệp và ngược
lại, hướng tới trở thành doanh nghiệp khoa học công nghệ. Đó là động lực không nhỏ
thúc đẩy chính phủ mỗi quốc gia phải tự xây dựng, hoạch định những chính sách phù
hợp để công tác khoa học công nghệ phát triển, phục vụ tốt hơn cho quá trình phát triển
đất nước.
- 6 -
II. Giải thưởng Wipo tại Việt Nam và những cơ hội cho doanh nghiệp Việt
Nam trên thị trường quốc tế
2.1. Giải thưởng Wipo tại Việt Nam
2.1.1. Một vài nét sơ lược
Được biết đến dưới cái tên “Giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt
Nam”, giải thưởng Wipo tại Việt nam - tiền thân là Giải thưởng Khoa học công nghệ
VIFOTEC do Quỹ VIOTEC sáng lập - được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1995
(Quỹ VIFOTEC được thành lập vào năm 1992 với mục đích động viên, khuyến khích
các tài năng thuộc mọi thành phần, tầng lớp nhân dân ở mọi lứa tuổi, sáng tạo và ứng
dụng công nghệ mới vào sản xuất và đời sống). Từ đó đến nay, đã có hơn 1.000 công
trình khoa học công nghệ dự thi và hơn 260 công trình được trao giải.
Việc tổ chức cuộc thi sáng tạo khoa học thường niên tại Việt Nam và thủ tục lựa
chọn doanh nghiệp được nhận giải thưởng Wipo sẽ do một tổ chức Việt Nam tiến hành.
WIPO sẽ phối hợp với cơ quan tổ chức (ủy ban tổ chức) đó và hỗ trợ việc lập ra các quy
định, thủ tục tiêu chuẩn lựa chọn, đồng thời cung cấp các tài liệu, quy chuẩn cần thiết
cho việc công bố tiến hành… Các hội viên trong nước có thể là các tổ chức chính phủ
hoặc tư nhân hoạt động trong lĩnh vực SHTT, khoa học và công nghệ, văn hoá, các công
việc kinh doanh và thương mại như:
+ Bộ Công nghiệp, KH, CN, thương mại…
+ Các Bộ chịu trách nhiệm về các vấn đề SHTT.
+ Các cơ quan SHTT quốc gia.
+ Phòng thương mại và công nghiệp.
+ Các hiệp hội về công nghiệp.
+ Các liên hiệp về ngành công nghiệp đặc biệt.
+ Các liên hiệp về các đại diện SHTT và những tổ chức đang hành nghề.
+ Các cơ quan bản quyền và các tổ chức quản lý tập thể.
Các cơ quan tổ chức này sẽ thành lập Uỷ ban tổ chức quốc gia, chịu trách nhiệm
thông báo và tiến hành cuộc thi chọn, chỉ định Ban Giám khảo và tổ chức lễ trao Giải
thưởng. Giải thưởng của WIPO sẽ được thông báo rộng rãi trên các phương tiện truyền
thông trong phạm vi toàn quốc và có thể là một sự kiện riêng biệt hoặc có thể được phối
- 7 -