Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.49 KB, 16 trang )

1
MỤC LỤC
MỤC LỤC..............................................................................................................1
6.Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa..................................................................10
7.Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa..........................................................................................11
A. Mở đầu.
Quan hệ mua bán hàng hoá là một quan hệ quan trọng trong giao lưu
thương mại.Trong quan hệ này các chủ thể chịu sự ràng buộc với nhau về mặt
pháp lý thông qua một hợp đồng, đó chính là hợp đồng mua bán hàng hoá. Để
điều chỉnh hợp đồng này, hiện nay ở Việt Nam có nhiều văn bản luật khác nhau
nhưng quan trọng và chủ yếu nhất là Luật thương mại 2005.Tuy nhiên qua một
thời gian dài áp dụng, luật thương mại đã bộc lộ một số điểm còn hạn chế, thiếu
sót.
Bên cạnh đó, trong xu thế phát triển và hội nhập hiện nay, để theo kịp tiến
trình phát triển của nền kinh tế thế giới, đòi hỏi chũng ta phải có một nền kinh tế
thị trường tự do, năng dộng, sáng tạo và nhạy bén. Trên cơ sở đó , vấn đề nghiên
cứu, hoàn thiện pháp luật để tạo khung pháp lý phù hợp điều chỉnh các hoạt động
1
thương mại, trong đó có hoạt động mua bán hàng hoá là một điều hết sức cần
thiết.
B. Nội dung.
I. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa.
Điều 3 – Khoản 8 – Luật Thương mại 2005 có đưa ra định nghĩa mua bán
hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng,
chuyển quyền sở hữu hàng hòa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có
nghĩa vụ thành toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa
thuận.
Hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại là một dạng cụ thể của hợp
đồng mua bán tài sản nên nó mang bản chất của hợp đồng nói chung đó là sự
thỏa thuận của các bên nhằm xác lập,thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa
vụ trong quan hệ mua bán. Dù là mua bán tài sản trong dân sự hay mua bán hàng


hóa trong thương mại thì bản chất của nó cũng không có gì đổi khác mà vẫn có
nội dung là: người bán phải giao đối tượng được bán và quyền sở hữu đối tượng
đó cho người mua và nhận tiền, còn người mua thì nhận đối tượng được mua và
trả tiền. Luật thương mại năm 2005 không đưa ra định nghĩa về hợp đồng mua
bán hàng hóa, nhưng chúng ta có thể xác định hợp đồng mua bán hàng hóa trong
thương mại dựa vào quy định của Bộ luật dân sự về hợp đồng mua bán tài sản.
Từ đó cho thấy hợp đồng mua bán tài sản trong thương mại là một dạng cụ thể
của hợp đồng mua bán tài sản. Một hợp đồng mua bán có thể là thỏa thuận về
việc mua bán hàng hóa ở hiện tại hoặc mua bán hàng hóa sẽ có ở một thời điểm
nào đó trong tương lai.Bất cứ khi nào một người mua hàng hóa bằng tiền hoặc
phương thức thanh toán khác và nhận quyền sở hữu hàng hóa thì khi đó hình
thành nên quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa.
Từ những phân tích ở trên, có thể đưa ra một định nghĩa khái quát về hợp
đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các chủ thể nhằm xác lập, thay đổi
hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các chủ thể trong quan hệ
mua bán hàng hóa.
1

1
Từ điển luật học
1
II. Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa.
1. Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa.
Trước hết, để xác định hợp đồng mua bán hàng hóa có tính hợp pháp hay
không thì việc xác định tư cách chủ thể của các bên trong quan hệ mua bán hàng
hóa là việc hết sức quan trọng. Về chủ thể, hợp đồng mua bán hàng hóa được
thiết lập giữa các chủ thể chủ yếu là thương nhân hoặc ít nhất một bên tham gia
quan hệ mua bán hàng hóa là thương nhân
2
. Theo quy định của luật thương mại

năm 2005,thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp,cá
nhân hoạt động thương mại một cách độc lập,thường xuyên và có đăng kí kinh
doanh. Tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp nhằm mục đích hoạt động
thương mại một cách độc lập,thường xuyên và có đăng kí kinh doanh sẽ được
coi là thương nhân. Thương nhân bao gồm có thương nhân Việt Nam và thương
nhân thương nhân nước ngoài có thể là cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thế khác,
việc xác định tư cách thương nhân của thương nhân nước ngoài phải căn cứ theo
quy định pháp luật của nước mà thương nhân đó mang quốc tịch. Ngoài chủ thể
là thương nhân ,các tổ chức,cá nhân không phải là thương nhân cũng có thể trở
thành chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa.Khác với bên là thương nhân,bên
không phải là thương nhân có thể là mọi chủ thể có đủ năng lực hành vi để tham
gia giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo quy định của pháp
luật.Hoạt động của bên chủ thể không phải là thương nhân và không nhằm mục
đích sinh lợi trong quan hệ mua bán hàng hóa phải tuân theo lụât thương mại khi
chủ thể này lựa chọn áp dụng luật thương mại
3
.
2. Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa.
Theo quy định của Luật thương mại, đối tượng của hợp đồng mua bán
hàng hóa là hàng hóa. Hàng hóa là những sản phẩm lao động của con người,
được tạo ra nhằm mục đích trao đổi để thỏa mãn nhu cầu của con người. Hàng
hóa có thể là vật, là sức lao động của con người, là các quyền tài sản. Dưới góc
2
Xem Điều 47 – Luật Thương mại 2005
3
Giáo trình Luật Thương mại – Tập 2 – tr 19
1
độ kinh tế,hàng hóa được phân thành tài sản hữu hình và tài sản vô hình; dưới
góc độ pháp luật,hàng hóa được phân thành động sản và bất động sản. Với quy
định như vậy của luật, có thể hiểu, những tài sản không được Luật thương mại

coi là hàng hóa thì cũng không được coi là đối tượng của hợp đồng mua bán
hàng hóa thương mại.
Theo pháp luật thương mại của đa số các nước và trong nhiều điều ước
quốc tế(như hiệp định thành lập khối thị trường chung Châu Âu,công ước viên
năm 1980 về mua bán hàng hóa…), hàng hóa là đối tượng có thể mua bán trong
thương mại bao gồm những loại tài sản có hai thuộc tính cơ bản là:có thể đưa
vào lưu thông và có tính trao đổi,mua bán.Công ước viên năm 1980 về mua bán
hàng hóa quốc tế chỉ loại trừ đối với việc mua bán chứng khoán,giấy bảo đảm
chứng từ và tiền lưu thông,điện năng,phương tiện vận tải đường thủy,đường
hàng không…
4
Khoản 2 - Điều 3 luật thương mại năm 2005 đã mở rộng quy định hàng
hóa. Theo đó,hàng hóa bao gồm tất cả các động sản,kể cả động sản hình thành
trong tương lai; và các vật gắn liền với đất đai. Tuy nhiên, khái niệm về hàng
hóa vẫn còn có sự hạn chế, chúng ta dễ dàng nhận thấy hàng hóa chỉ bao gồm
các loại tài sản hữu hình. Như vậy,các loại tài sản vô hình khác như quyền sử
dụng đất,quyền sở hữu trí tuệ…chưa được thừa nhận là hàng hóa.Trong khi các
văn bản khác như bộ luật dân sự, luật đất đai năm 2003 quy định người có quyền
sử dụng đất đươc quyền chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp…thậm chí thừa
nhận trên thực tế sàn giao dịch về quyền sử dụng đất. Như vậy, không phải mọi
loại hàng hóa đều được coi là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa trong
thương mại mà chỉ những hàng hóa bằng hiện vật theo quy định của Luật thương
mại và được phép kinh doanh mới là đối tượng của hợp đồng. Chính vì thế, khi
các chủ thể tham gia quan hệ mua bán hàng hóa cần phải xem hàng hóa mà mình
định mua hoặc bán là cái gì, có thuộc danh mục hàng cấm kinh doanh, hạn chế
kinh doanh hoặc hàng kinh doanh có điều kiện theo quy định tại Nghị định số
4
Giáo trình Luật thương mại – Tập II – tr 20
1
59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 quy định chi tiết Luật thương mại về hàng hóa,

dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện hay
không.
3. Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa.
Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa là cách thức thể hiện sự thỏa
thuận của các bên trong quan hệ mua bán hàng hóa. Hợp đồng mua bán có thể
được thể hiện dưới hình thức lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể của
các bên giao kết. Khi các bên thỏa thuận giao kết hợp đồng bằng hình thức nhất
định thì hợp đồng được coi là đã giao kết khi đã tuân thủ theo hình thức đó.
Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng mua bán hàng hóa phải được
thể hiện bằng văn bản, phải được chứng nhận của công chứng nhà nước, chứng
thực, đang ký hoặc xin phép thì phải tuân thủ theo những quy định đó
5
. Hình
thức vănbản bao gồm cả điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu
6
và các hình
thức khác tương đương. Ví dụ như theo quy định tại Khoản 4 – Điều 81 – Luật
Thương mại 2005 có quy định thì hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân
nước ngoài phải được lập thành văn bản
7
. Nếu một hợp đồng không tuân thủ các
quy định của pháp luật về hình thức, hợp đồng đó sẽ bị coi là vô hiệu.
Cùng với việc pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật của các quốc gia
khác trên thế giới không có những quy định quá khắt khe về hình thức của hợp
đồng và sự tồn tại của nhiều hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa đã tạo điều
kiện thuận lợi giúp cho các bên tham gia quan hệ mua bán hàng hóa có thể lựa
chọn hình thức phù hợp nhất đảm bảo quyền lợi của mình, và việc tuân thủ hình
thức hợp đồng bắt buộc sẽ hạn chế được những rủi ro không đáng có cho các bên
khi tham gia vào quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa.
4. Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa.

Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa sự thỏa thuận của các bên về
việc xác lập quyền và nghĩa vụ của họ trong việc mua bán. Do đó, nội dung của
hợp đồng mua bán hàng hóa trước hết là những điều khoản do các bên thỏa
5
Xem thêm Điều 24 – Luật Thương mại 2005
6
Xem Khoản 15 – Điều 3 – Luật Thương mại 2005
7
Xem thêm Khoản 4 – Điều 81 – Luật Thương mại ở phần phụ lục.
1
thuận. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng phát sinh chủ yếu
từ những điều khoản mà các bên thỏa thuận đó. Vì vậy mà các bên thỏa thuận các
điều khoản trong hợp đồng càng rõ ràng bao nhiêu thì càng thuận lợi trong việc
thực hiện hợp đồng bấy nhiêu. Trong thực tế rất nhiều vụ việc có hậu quả đáng
tiếc khi mà các bên trong hợp đồng không có những quy định rõ ràng về quyền
và nghĩa vụ dẫn tới tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng, gây
ra những thiệt hại không cần thiết cho các bên trong quan hệ hợp đồng mua bán
hàng hóa.
Xuất phát từ nguyên tắc tự do hợp đồng, pháp luật không giới hạn các điều
khoản mà các bên thỏa thuận với nhau. Pháp luật chỉ quy định nội dung chủ yếu
của hợp đồng hoặc các điều khoản mang tính khuyến nghị để định hướng cho các
bên trong việc thỏa thuận.
Nội dung của hợp đồng trước hết là những điều khoản mà các bên phải
thỏa thuận được với nhau. Điều 402 Bộ luật dân sự cũng chỉ quy định các bên
“có thể thỏa thuận”mà không đòi hỏi phải thỏa thuận những nội dung chủ yếu
nào.Mặc dù nội dung chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hóa có thể xác định
được dựa trên những quy định mang tính khuyến nghị, định hướng của pháp luật,
thói quen và tập quán thương mại, nhưng trong điều kiện nhận thức của nhà kinh
doanh còn nhiều hạn chế, thì điều này tiềm ẩn những nguy cơ pháp lý, những
tranh chấp trong hoạt động mua bán hàng hóa. Đặc biệt là trong điều kiện nước ta

hiện nay.
Trên cơ sở các quy định của bộ luật dân sự và luật thương mại, xuất phát
từ tính chất của quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại, có thể
thấy những điều khoản quan trọng của hợp đồng mua bán hàng hóa bao gồm : đối
tượng,chất lương,giá cả,phương thức thanh toán,thời hạn và địa điểm giao nhận
hàng.
Mặc dù nội dung của hợp đồng do các bên thỏa thuận,nhưng trong mọi
quan hệ hợp đồng nói chung và trong quan hệ mua bán hàng hóa nói riêng, các
bên không chỉ chịu sự ràng buộc bởi các điều khoản mà các bên thỏa thuận mà

×