Tải bản đầy đủ (.pptx) (20 trang)

Chủ đề nhóm 4 cá lăng chấmx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (484.47 KB, 20 trang )

Chủ đề:
Hiện trạng khai thác và
biện pháp bảo vệ nguồn lợi
cá Lăng Chấm (Hemibagrus guttatus)
Nhóm 4
GVHD: Nguyễn Lâm Anh
MỞ ĐẦU
Cá lăng chấm (Hemibagrus guttatus) là loài cá quý
hiếm hoang dã sống trên hệ thống sông Hồng, thịt cá mềm,
thơm ngon, ít xương dăm, giàu chất dinh dưỡng, được liệt
vào hàng đặc sản. Tuy nhiên, những năm gần đây thì sản
lượng của loài cá này đang bị suy giảm và có nguy cơ tiệt
chủng .
Do đó, những dự án điều tra và biện pháp khắc phục
là điều cần thiết và quan trọng cần phải đặt ra để bảo vệ
loài cá quý này
Nội dung:
I. Đặc điểm sinh học:
1. Hệ thống phân loại:
2. Phân bố:
3. Đặc điểm sinh học:
II. Hiện trạng khai thác và sử dụng nguồn lợi:
1. Tình hình khai thác:
2. Nuôi và sản xuất giống:
III. Biên pháp bảo vệ:
1. Nguyên nhân:
2. Biện pháp:
I. Đặc điểm sinh học
1. Hệ thống phân loại cá lăng chấm:
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii


Bộ: Siluriformes
Họ: Bagridae
Giống: Hemibagrus
Loài: Hemibagrus guttatus (Lacepède, 1803)



2. Đặc điểm:
-
Màu đen hay xám nhạt ở lưng, bụng có màu hơi trắng
-
Toàn thân cá không có vẩy bao phủ
-
Có 4 đôi râu
-
Vây mỡ phát triển
3. Phân bố:

Trên thế giới: phân bố chủ yếu ở châu Á: Lào, Việt Nam
và Vân Nam, phía Đông Nam Trung Quốc.

Trong nước: phân bố ở dòng chính thuộc thượng lưu
sông Đà, sông Thao, sông Lô, sông Cầu của các tỉnh
miền Bắc.
II. Hiện trạng khai thác và sử dụng:
1. Tình hình khai thác:
Theo thống kê năm 1999, sản lượng cá Lăng chấm đã
giảm sút nghiêm trọng bằng 10- 20% sản lượng
những năm 70, 80.
Các sông Sản lượng (Tấn)

Sông Đà 8- 10
Sông Thao 5- 6
Sông Lô 5- 6
Sông Gâm 8- 10

Sự phân bố loài cá này trên hệ thống sông Hồng đang
ngày càng thu hẹp, có xu hướng lùi dần về phía thượng
lưu các sông suối, nơi có địa hình hiểm trở, phía hạ lưu
rất ít gặp.

Bãi đẻ hầu như không còn , cá đẻ phân tán, rải rác trên
khu vực thượng nguồn các sông suối (theo điều tra của
Viện NTTS I)
=> Do đó, Cá Lăng chấm đang được xếp vào mức
nguy cấp bậc V, cần phải bảo vệ gấp ("Sách Đỏ" do Bộ
Khoa học - Công nghệ và Môi trường công bố năm 1992).
2. Nuôi và sản xuất giống:

Năm 2002, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I đã
thực hiện nghiên cứu sinh sản nhân tạo giống cá này và
đến năm 2004 đã cho sinh sản thành công.

Công nghệ sản xuất giống cá lăng chấm đã được chuyển
giao thành công cho các tỉnh Nam Định, Bắc Giang,
Hoà Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc…
Chi cục Thủy sản tỉnh Vĩnh Phúc với 113 con cá bố mẹ
nhập từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I và đã cho
sinh sản thành công loài cá quý này


×