LỜI NÓI ĐẦU
Chúng ta đang sống trong thời đại “ toàn cầu hoá” với sợ xâm nhập,
cạnh tranh gay gắt giữa những nền kinh tế của tất cả các quốc gia. Tham gia vào
cuộc chiến khốc liệt không tiếng súng này đòi hỏi mỗi quốc gia, mỗi nền kinh tế
thành viên không chỉ có đủ tiềm lực, dám nghĩ dám làm, dám cạnh tranh mà điều
quan trọng hơn cả là phải xây dựng cho mình được một chiến lược phù hợp đảm
bảo tính cạnh tranh nhanh nhạy kịp thời và một cơ chế luật pháp vừa thông
thoáng, vừa chặt chẽ để vừa thu hút đầu tư từ bên ngoài, vừa bảo vệ được các
ngành kinh tế ở trong nước. Chính vì vấn đề này, trong những năm gần đây, luật
về sở hũư trí tuệ mà trong đó nổi lên là luật về sở hũư công nghiệp đang thu hút
được sự quan tâm của rất nhiều nhà làm luật trong nước cũng như các doanh
nghiệp kinh doanh sản xuất và đông đảo quần chúng quan tâm.
Trong phạm vi đề tài “Tìm hiểu pháp luật về quyền sở hũư công
nghiệp” này, tác giả sẽ mang đến cho chúng ta một cách nhìn tổng quan về quyền
sở hũư công nghiệp. Điểm “nóng” của đề tài là việc tác giả đã nêu ra được những
thành tựu và hạn chế của pháp luật về sở hữu công nghiệp và cùng với nó là
những giải pháp hoàn thiện trong quá trình thực thi quyền sở hữu công nghiệp.
Với kết cấu rõ rang, ngôn ngữ sử dụng đơn giản và mạch lạc, đề tài
hi vọng sẽ là một tài liệu bổ ích cho những người quan tâm, những người mới bắt
đầu tìm hiểu tiếp cận vấn đề một cách nhanh chóng, dễ dàng, là tiền đề để nghiên
cứu những vấn đề chuyên sâu về quyền sở hữu công nghiệp (QSHCN).
1
MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài ( lý do chọn đề tài )
Thế giới đang đổi thay từng ngày, nếu bạn không biết cách thay đổi
chính mình để phù hợp và theo kịp với sự phát triển thì bạn sẽ bị đào thải ra
khỏi vòng quay của nó. Đó là quy luật của sự phát triển mà không gì cưỡng lại
nổi. Khoa học công nghệ và vai trò của nó trong việc thay đổi diện mạo của
nền kinh tế đất nước cũng không nằm ngoài quy luật trên. Chính vì vậy trong
bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay đòi hỏi cần phải có những quyết sách
tạo thuận lợi cho hoạt động sang tạo, nghiên cứu khoa học, phát triển công
nghệ, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong sản xuất và kinh doanh. Các
kết quả hoạt động sang tạo phải được coi là tài sản của chủ thể, phải được pháp
luật thừa nhận và bảo hộ thông qua hệ thống pháp luật và thực thi quyền sở
hữu trí tuệ(QSHTT) mà cụ thể là quyền sở hữu công nghiệp(QSHCN). Điều
này được thể hiện trong các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về
bảo hộ QSHTT, đảm bảo lợi ích quốc gia, đồng thời tôn trọng các điều ước
quốc tế về sở hữu trí tuệ (SHTT) mà Việt Nam đã, đang và sẽ tham gia.Những
nhận thức trên là cơ sở cho việc lựa chon vấn đề “Tìm hiểu pháp luật về sở hữu
công nghiệp” làm đề tài nghiên cứu cho khoá luận.
II. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là giúp những người bắt đầu tìm hiểu
về QSHCN đi từ cái tổng thể đến cái cụ thể, là tiền đề để có thể tiếp cận sâu
hơn vấn đề, giúp người đọc thấy được những thành tựu, hạn chế của pháp luật
về SHCN, từ đó tìm ra giải pháp cho vấn đề.
III. Phạm vi nghiên cứu
QSHCN là một vấn đề phức tạp, có nội dung rộng, lien quan đến
nhiều lĩnh vực. Do đó không cho phép tác giả đề tài nghiên cứu trên phạm vi
2
rộng và sâu, mà chỉ đề cập đến những vấn đề pháp luật điều chỉnh quan hệ
SHCN ở Việt Nam với mức độ tìm hiểu khái quát.
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục đích trên, tác giả đề tài đặt ra những nhiệm
vụ cụ thể sau:
-Làm rõ những khái niệm có liên quan
-Phân tích và so sánh để thấy được bản chất của vấn đề cần nghiên cứu
Trên cơ sở giải quyết những vấn đề lí luận, tác giả đưa ra kết luận, giải
pháp,kiến nghị để đảm bảo việc thực hiện QSHCN một cách hiệu quả.
V. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lí luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, đề tài được nghiên
cứu bằng phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử kết
hợp với các phương pháp nghiên cứu khác như phương pháp so sánh, phân
tích, tổng hợp…Việc sử dụng những phương pháp này cho phép tác giả xem
xét vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau, trên cơ sở đó tổng hợp lại để có cái nhìn
toàn diện, khách quan về nội dung của vấn đề nghiên cứu.
VI. Tóm tắt nội dung chính
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, mục lục và tài liệu tham khảo,
phần nội dung của đề tài gồm 3 chương:
Chương 1. Khái quát về quyền sở hữu công nghiệp và nội dung
quyền sở hữu
Chương 2. Bảo hộ và thực thi quyền sở hữu công nghiệp
Chương 3. Thành tựu và hạn chế của pháp luật về sơe hữu công
nghiệp ở Việt Nam và giải pháp hoàn thiện
3
Chương 1.
KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP VÀ NỘI
DUNG QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
1. Khái quát về quyền sở hữu công nghiệp
1.1. Khái niệm về quyền sở hữu công nghiệp
Theo Khoản 4 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ (2005) (Luật SHTT), QSHTT là
“quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế
bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật
kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không
lành mạnh”.
1.2. Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp
Theo Khoản 6 Điều luật SHTT, chủ thể QSHTT là chủ sở hữu QSHTT
hoặc tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu chuyển giao QSHTT. Như vậy, chủ thể
QSHCN là chủ sở hữu QSHCN.
1.3. Khách thể - Các đối tượng sở hữu công nghiệp
Theo Khoản 2 Điều 3 Luật SHTT, các đối tượng SHCN bao gồm: sang chế,
kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh
doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
1.4. Tính thương mại của đối tượng SHCN
1.4.1. Đối tượng SHCN làm nên giá trị cho hàng hoá, dịch vụ
1.4.2. Khả năng ứng dụng thực tế của đối tượng SHCN
1.4.3. Các đối tượng SHCN có giá trị kinh tế to lớn, là loại hàng hoá
“đặc biệt”
1.4.4. Đối tượng SHCN tạo nên tính cạnh tranh trong thương mại
2. Nội dung của quyền sở hữu công nghiệp
2.1. Quyền của chủ sở hữu
2.1.1. Quyền sử dụng của chủ sở hữu
4
(i) Theo quy định của Điều 124 Luật SHTT, sử dụng đối tượng SHCN bao
gồm:
-Sử dụng sáng chế
-Sử dụng kiểu dáng công nghiệp
-Sử dụng thiết kế bố trí
-Sử dụng bí mật kinh doanh
-Sử dụng nhãn hiệu hàng hoá
-Sử dụng tên thương mại
-Sử dụng chỉ dẫn địa lý
(ii) Các hành vi khác để sử dụng đối tượng SHCN
Ngoài những hành vi nói trên, việc sử dụng các đối tượng SHCN còn được
thể hiện bằng các hành vi như: quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại,…các nhãn hiệu
dùng cho các sản phẩm, dịch vụ; góp vốn vào doanh nghiệp, cầm cố, thế chấp
QSHCN,…
2.1.2. Quyền chuyển giao của chủ sở hữu
Các đối tượng SHCN trở thành “hàng hoá đặc biệt” thông qua các hoạt
động chuyển giao QSHCN. Hoạt động chuyển giao này cho phép chủ thể khác
được khai thác và sử dụng đối tượng SHCN đã được bảo hộ. Đây là cách thức
mở rộng thị trường của các doanh nghiệp một cách hiệu quả. Điều 753 BLDS
quy định về chuyển giao QSHCN và Điều 755 BLDS quy dịnh về đối tượng
chuyển giao công nghệ.
2.2. Nghĩa vụ của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp
2.2.1.Nghĩa vụ của tác giả
Trong trường hợp tác giả không phải là chủ sở hữu QSHCN, thì tác giả phải
có nghĩa vụ thông báo các kết quả sáng tạo ra cho chủ sở hữu. Ngoài ra đối với
những sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp liên quan tới quốc
5