Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

bài thu hoạch công tác bồi dưỡng thường xuyên năm học 2013 2014 trường trung học cơ sở lương thiện tổ xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.34 KB, 8 trang )

TRƯỜNG THCS LƯƠNG THIỆN
TỔ: Xã Hội
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Lương Thiện, ngày 28 tháng 04 năm 2014
BÀI THU HOẠCH
CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
NĂM HỌC 2013-2014
Họ và tên: Lâm Thị Bắc
Chức vụ: Giáo viên
Nhiệm vụ được giao: Dạy văn 8AB, Sử 6, Chủ nhiệm 8A, Phụ trách thư
viện.
I. Nội dung 1: Bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm
học theo cấp học
1. Nội dung công việc và thời gian thực hiện:
- Nghiên cứu tài liệu: Từ tháng 9/2013 đến tháng 10/2013.
+ công văn số 772/SGDĐT-GDTrH ngày 01/9/2011 của Sở Giáo dục và
Đào tạo.
+Quyết định số 1764/QĐ-GĐ ngày 24/12/2009 của Giám đốc Sở Giáo dục
và Đào tạo
+ Quyết định 941/QĐ-GĐ ngày 09/9/2011 về bổ sung, điều chỉnh bộ
PPCT các môn học và hoạt động giáo dục cấp trung học cơ sở (THCS), THPT
ban hành kèm theo Quyết định số 1764/QĐ ngày 24/12/2009 của Giám đốc Sở
Giáo dục và Đào tạo
+ Công văn số 1053/SGDĐT-GDTrH ngày 28/10/2010 của Sở Giáo dục
và Đào tạo.
+ Công văn 617/SGDĐT-GDTrH ngày 10/9/2012 của Sở Giáo dục và Đào
tạo.
+ Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011
+ Công văn số 8773/BGDĐT-GDTrH ngày 30/12/2010 của Bộ GDĐT
- Áp dụng vào thực tế: Tháng 10/2013 đến Tháng4/2014


2. Kết quả thực hiện:
- Nắm chắc nhiệm vụ năm học.
- Xác định rõ nhiệm vụ được giao trong năm học về công tác chuyên môn
cũng như công tác khác.
1
- Nghiên cứu các tài liệu và các văn bản có liên quan đến chuyên môn.
- Tài liệu BDTX.
Cụ thể:
1. Thực hiện hiệu quả các cuộc vận động và phong trào thi đua:
- Thực hiện cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh", “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”
và nội dung “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”Gắn việc thực
hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua với việc rèn luyện phẩm chất
chính trị, đạo đức, lối sống, kỷ luật và tác phong khoa học trong công việc .
- Đăng ký thực hiện “Một việc tốt theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
theo tinh thần công văn số 772/SGDĐT-GDTrH ngày 01/9/2011 của Sở Giáo
dục và Đào tạo.
2. Thực hiện kế hoạch giáo dục
- Thực hiện nghiêm túc Kế hoạch thời gian năm học theo Quyết định số 801
của Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang.
- Thực hiện Chương trình giáo dục: Nghiêm túc thực hiện phân phối
chương trình (PPCT) ban hành kèm theo Quyết định số 1764/QĐ-GĐ ngày
24/12/2009 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; Quyết định 941/QĐ-GĐ
ngày 09/9/2011 về bổ sung, điều chỉnh bộ PPCT các môn học và hoạt động giáo
dục cấp trung học cơ sở (THCS), THPT ban hành kèm theo Quyết định số
1764/QĐ ngày 24/12/2009 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; Công văn số
1053/SGDĐT-GDTrH ngày 28/10/2010 của Sở Giáo dục và Đào tạo.
* Đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá
- Xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học (PPDH), đổi mới kiểm
tra đánh giá (KTĐG) phù hợp với điều kiện thực tế, có tính khả thi. Việc đổi

mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá là hoạt động thường xuyên.
- Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học
- Tổ chức dạy học phân hoá theo năng lực của học sinh dựa theo chuẩn kiến
thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông. Chủ động thiết kế bài giảng
linh hoạt, khoa học, sắp xếp hợp lý các hoạt động của giáo viên và học sinh; sử
dụng linh hoạt các phương pháp dạy học thu hút học sinh tham gia các hoạt động
của cá nhân và hoạt động theo nhóm. Tạo điều kiện để học sinh rèn luyện năng lực
tự học, tự nghiên cứu, nâng cao tính tích cực, chủ động và sáng tạo. Đổi mới cách
dự giờ rút kinh nghiệm; tăng cường trao đổi kinh nghiệm chuyên môn trong nhà
trường, giữa các trường THPT, THCS.
- Triển khai các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, giáo dục theo
hướng phát huy tính chủ động, tích cực, tự học, phát triển năng lực học sinh.
Các nhiệm vụ học tập có thể được thực hiện ở trong hoặc ngoài giờ lên lớp, ở trong
hay ngoài phòng học. Ngoài việc tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học
tập ở trên lớp, cần coi trọng giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh tự học tích cực.
2
Đẩy mạnh việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, các phương pháp thực hành
trong từng môn học. Hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu
sách giáo
khoa và tài liệu tham khảo, bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ.
- Đẩy mạnh việc vận dụng các phương pháp thực hành trong các môn học;
bảo đảm cân đối giữa việc truyền thụ kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho học sinh;
tăng cường liên hệ thực tế, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với nội
dung bài học.Thiết kế bản đồ tư duy”… nhằm khuyến khích học sinh trong tiếp thu
kiến thức, khai thác tối đa tác dụng của các thiết bị dạy học, phương tiện nghe nhìn,
phòng học bộ môn; chủ động tự làm thiết bị dạy học.
*Tăng cường đổi mới kiểm tra, đánh giá
- Thực hiện nghiêm túc việc đánh xếp loại học sinh trung học theo Thông
tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 và công văn số 2642/BGDĐT-
GDTrH ngày 04/5/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc trả lời một số câu

hỏi khi triển khai thực hiện Thông tư 58.
- Nâng cao chất lượng các bài kiểm tra thường xuyên và định kỳ. Căn cứ
vào Công văn số 8773/BGDĐT-GDTrH ngày 30/12/2010 của Bộ GDĐT, các
trường tiếp tục chỉ đạo các tổ chuyên môn thảo luận, trao đổi kinh nghiệm giữa
giáo viên về kĩ năng ra đề, soạn đáp án và hướng dẫn chấm bài thi, kiểm tra. Thực
hiện nghiêm túc việc xây dựng ma trận đề kiểm tra; tăng cường bổ sung câu hỏi
kiểm tra cho thư viện câu hỏi của trường. Trong các bài kiểm tra, giáo viên chủ
động kết hợp hợp lý giữa hình thức trắc nghiệm tự luận với trắc nghiệm khách
quan, giữa kiểm tra lý thuyết và kiểm tra thực hành. Khi chấm bài kiểm tra phải
có phần nhận xét, động viên sự cố gắng tiến bộ của học sinh. Việc cho điểm có
thể kết hợp giữa đánh giá kết quả bài làm với theo dõi sự cố gắng, tiến bộ của
học sinh. Hướng dẫn học sinh đánh giá lẫn nhau và biết tự đánh giá năng lực của
bản thân.
- Các hình thức kiểm tra, đánh giá đều hướng tới phát triển năng lực của học
sinh; coi trọng đánh giá để giúp đỡ học sinh về phương pháp học tập, động viên
sự cố gắng, hứng thú học tập của các em trong quá trình dạy học. Việc kiểm tra,
đánh giá không chỉ xác nhận kết quả học tập của học sinh mà còn giúp các em
hình thành phương pháp học tập tốt, biết vận dụng kiến thức trong cuộc sống.
3. Tồn tại: Chưa thường xuyên nghiên cứu các tài liệu chuyên môn khác
ngoài sgk và trao đổi học tập giữa các đồng nghiệp .
II. Nội dung 2: Bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát
triển giáo dục địa phương theo năm học
1. Nội dung công việc và thời gian thực hiện:
- Nghiên cứu tài liệu: Từ tháng 9/2013 đến tháng 10/2013.
+ Quyết định số 801 của Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang.
+ Công văn số 8773/BGDĐT-GDTrH ngày 30/12/2010 của Bộ GDĐT
3
+ Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011
- Áp dụng vào thực tế: Tháng 10/2013 đến Tháng4/2014
2. Kết quả thực hiện:

- Tham gia đầy đủ các lớp và các chương trình tập huấn chuyên môn của
phòng giáo dục và của trường.
- Thực hiện tốt các yêu cầu và nhiệm vụ chuyên môn của cá nhân trong
việc dạy học trong nhiệm vụ chung của nhà trường: Đăng kí thi đua năm học,
thực hiện chỉ tiêu bộ môn: Chất lượng bộ môn, bồi dưỡng học sinh yếu, bồi
dưỡng học sinh giỏi, dạy tự chọn theo sự phân công….
- Trong quá trình dạy học cần rèn luyện kỹ năng sống, bổ sung hiểu biết về
các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc cho học sinh. tổ chức cho học
sinh tìm hiểu, học tập tại các di sản, di tích, các cơ sở sản xuất ở địa phương.
- Tham mưu, két hợp với giáo viên bộ môn, gia đình để thực hiện tốt việc
học tập của học sinh ở trường cũng như ở gia đình.
3. Tồn tại: Hiệu quả, chất lượng công việc chưa cao do nhận thức và cách
thực hiện của mỗi cá nhân khác nhau trong học tập bộ môn.
III. Nội dung 3:
1. Môđun 19: Dạy học với công nghệ thông tin
1.1. Nội dung công việc và thời gian thực hiện:
- Nghiên cứu tài liệu: Từ tháng 9/2013 đến tháng 4/2014.
Nắm được: Vai trò của công nghệ thông tin trong dạy học.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
- Áp dụng vào thực tế: Tháng 10/2013 đến Tháng 4/2014
1.2. Kết quả thực hiện: Nắm được vai trò của CNTT trong công tác dạy
học và sự cần thiết sử dụng CNTT trong dạy học đối với việc giảng dạy của mỗi
giáo viên trong thời kì mới: Sử dụng soạn bài ( Trang W ), thiết kế bài dạy
Power Point
1.3. Tồn tại: Việc ứng dụng chưa thường xuyên, còn hạn chế trong công
tác giảng dạy cho các môn học.
2. Môđun 20: Sử dụng các thiết bị dạy học
1.1. Nội dung công việc và thời gian thực hiện:
- Nghiên cứu tài liệu: Từ tháng 9/2013 đến tháng 4/2014.
- Áp dụng vào thực tế: Từ Tháng 10/2013 đến Tháng4/2014

Qua học tập và tự bồi dưỡng ở Modun này tôi đã thu được một
số kết quả sau:
- Nhận thức được sâu sắc hơn về tầm quan trọng của TBDH trong đổi mới
4
phương pháp dạy học, nắm được hệ thống thiết bị dạy học môn học hiện có ở
trường.
- Giáo viên biết phối hợp sử dụng các thiết bị dạy học truyền thống và
hiện đại làm tăng hiệu quả dạy học môn học.
- Nhiều TBDH truyền thống giáo viên có thể tự thiết kế, tự làm. Điều đó
thúc đẩy sự say mê, phát huy sáng kiến của các giáo viên trong việc tự làm
TBDH.
- TBDH hiện đại mang lượng lớn những thông tin cần thiết cho việc dạy
và học. Lượng thông tin này được chọn lọc ở mức độ cần thiết thỏa mãn cho
mọi đối tượng.
2.2. Kết quả thực hiện: Bản thân đã nắm được Vai trò của thiết bị dạy học
trong đổi mới phương pháp dạy học: Nhằm nâng cao chất lượng dạy học, giúp
học sinh nắm bài dễ hơn, hiểu nhanh hơn, gây hứng thú cho học sinh… Tôi đã
tích cực vận dụng CNTT vào việc soạn bài với các môn dạy, và sử dụng máy để
khai thác bài giảng trên máy với nhiều tiết dạy và thành công theo mục tiêu bài
đề ra…
2.3. Tồn tại: Xử lý các tình huống sự cố về máy khi giảng bài. sử dụng
chưa thành thạo, thường mắc các lỗi về trình bày thể thức văn bản.
3. Môđun 22: Sử dụng một số phần mềm dạy học
3.1. Nội dung công việc và thời gian thực hiện:
- Nghiên cứu tài liệu: Từ tháng 9/2013 đến tháng 4/2014.
+ Một số phần mềm dạy học chung và phần mềm dạy học theo môn học
+ Sử dụng hiệu quả một số phần mềm dạy học.
- Áp dụng vào thực tế: Tháng 10/2013 đến Tháng4/2014
3.2. Kết quả thực hiện:
- Sử dụng một số phần mềm dạy học: Thiết kế bài soạn, tạo sơ đồ tư duy

trong các tiết học. Làm điểm các môn học. Thiết kế bài dạy P0wer Point
3.3. Tồn tại: Sử dụng chưa thường xuyên, chưa thành thạo.
4. Môđun 31: Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm
4.1. Nội dung công việc và thời gian thực hiện:
- Nghiên cứu tài liệu: Từ tháng 9/2013 đến tháng 4/2014.
+ Sự cần thiết của việc lập kế hoạch công tác chủ nhiệm.
+ Ý nghĩa của việc lập kế hoạch công tác chủ nhiệm.
Áp dụng vào thực tế: Tháng 10/2013 đến Tháng4/2014
4.2 Kết quả thực hiện:
* Ưu điểm:
5
Lập kế hoạch nhằm mục đích:
-Lập kế họach là vạch ra những cách tiếp cận hợp lí để đạt được các mục
tiêu
đã đề ra, để sự cố gắng của GVCN và HS có hiệu quả. Không có kế hoạch, hoạt
động quản lí của GVCN sẽ ở trạng thái tự nhiên, hiệu quả thấp.
- Lập kế hoạch chủ nhiệm có các mục đích: giảm bớt sự bất định, chú
trọng vào các mục tiêu, tạo khả năng đạt mục tiêu một cách kinh tế và cho phép
GVCN có thể kiểm soát quá trình tiến hành các nhiệm vụ.
- GVCN cần quan tâm đến việc lập kế hoạch. đến việc thiết kế những bước đi và
viêc làm cụ thể theo một trình tự đã được quy định để đặt được mục tiêu đã đề
ra.
*Ý nghĩa của việc xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp:
Kế hoạch chủ nhiệm lớp có đặc tính quan trọng là tính liên tục, thể hiện
một hệ thống liên tục các mục tiêu liên quan chặt chẽ với nhau, năm học trước
làm cơ sở cho hoạt động sau…Vì vậy, kế hoạch chủ nhiệm là tập hợp các mục
tiêu có quan hệ chặt chẽ với nhau, thống nhất bởi mục tiêu chung và hệ thống
những biện pháp được xây dựng trước cho một giai đoạn nhất định nhằm thực
hiện nhiệm vụ giáo dục đã được xác định.Kế hoạch còn là chương trình hành
động của GVCN được xây dựng trên cơ sở những chỉ thị, nghị quyết của Đảng

và Nhà nước về giáo dụcđược vận dụng và thực hiện trong những điều kiện cụ
thể, phù hợp với đặc điểm của nhà trường.
Trong nhà trường phổ thông có nhiều kế hoạch. Kế hoạch của GVCN một
mặt là sự cụ thể và chi tiết hoá kế hoạch của cơ quan quản lí cấp trên, mặt khác
nó được dựa trên tình hình thực tiễn và nhiệm vụ cụ thể của nhà trường. Kế
hoạch của GVCN được xác định theo từng nhiệm vụ của đơn vị công tác (theo
tổ chức nhà trường), theo các hoạt động (dạy học, giáo dục, lao động sản xuất,
…) và theo thời gian (năm học , học kì, tháng, tuần). Kế hoạch chủ nhiệm là sự
cụ thể hoá kế hoạch của nhà trường, của khối lớp chủ nhiệm, được thực hiện
trong phạm vi một lớp học cụ thể.
Kế hoạch chủ nhiệm lớp thể hiện sự cụ thể hoá quan điểm, đường lối giáo
dục của Đảng, các nhiệm vụ năm học, những quy luật và lí luận giáo dục vào
việc thiết kế và thực hiện các mục tiêu giáo dục của nhà trường một cách cụ thể .
Lập kế hoạch là vạch ra những cách tiếp cận hợp lí để đạt được các mục tiêu đã
để ra, đẻ sự cố gắng của GVCN và HSv có hiệu quả. Không có kế kế hoạch,
hoạt động quản lí của GVCN sẽ ở trạng thái tự nhiên, hiệu quả thấp. Lập kế
hoach chủ nhiệm có các mục đích: giảm bớt sự bất định, chú trọng vào các mục
tiêu, tạo khả năng đạt mục tiêu một cách kinh tế và cho phép GVCN có thể kiểm
soát quá trình tiến hành các nhiệm vụ.GVCN cần quan tâm đến việc lập kế
hoạch, việc thiết kế những bước đi và việc làm cụ thể theo một trình tự đã được
quy định để đạt mục tiêu đã đề ra. Hình dung được những bước đi cụ thể này,
chắc chắn GVCN lớp sẽ tránh được những yếu tố ngẫu nhiên, tuỳ tiện trong
công tác quản lí và giáo dục tập thể HS.
Kế hoạch chủ nhiệm là sự sáng tạo của GVCN lớp, phản ánh khả năng xử
6
lí thông tin, xác định mục tiêu, thiết kế và dự đoán các hoạt động đạt được mục
tiêu đề ra.
4.3 Tồn tại:
Việc lập kế hoạch của lớp chủ nhiệm còn những hạn chế nhất định, việc ứng
dụng vào thực tế còn nhiều vấn đề phải học hỏi, đánh giá, rút kinh nghiệm để

đạt hiệu quả hơn.
IV. Tổ chuyên môn đánh giá.
1. Nội dung 1 (điểm):
2. Nội dung 2 (điểm):
3. Nội dung 3 (điểm):
3.1. Mođun 19 (điểm);
3.2. Mođun 20 (điểm);
3.3. Mođun 22 (điểm);
3.4. Mođun 31 (điểm):
4. Ưu điểm:



5. Tồn tại:



6. Đề nghị:
6.1 Đối với giáo viên:



6.2 Đối với nhà trường:



7. Điểm trung bình:
8. Xếp loại:
7
TỔ TRƯỞNG


Bùi Thị Hợi
NGƯỜI VIẾT
Lâm Thị Bắc

V. Nhà trường đánh giá.
1. Nội dung 1 (điểm): ……………
2. Nội dung 2 (điểm): ………
3. Nội dung 3 (điểm)
3.1. Mođun 19 (điểm); ……………………
3.2. Mođun 20 (điểm); ……………………
3.3. Mođun 22 (điểm); ……………………
3.4.Mođun 31 (điểm); ……………………
4. Điểm trung bình: ……………………
5. Xếp loại: ………………………………
HIỆU TRƯỞNG
Lê Xuân Quý
8

×