Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Trọng tài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.04 KB, 15 trang )

15
A/ MỞ ĐẦU:
Giải quyết tranh chấp thương mại là vấn đề vô cùng phức tạp do tham gia vào các
quan hệ này có nhiều chủ thể với những địa vị pháp lý không giống nhau, thuộc những
hệ thống pháp luật khác nhau... Do đó, việc lựa chọn được một phương thức giải quyết
tranh chấp hợp lý là một vấn đề có ý nghĩa quyết định trong việc đảm bảo và thúc đẩy
các hoạt động thương mại quốc tế phát triển thuận lợi. Trên thực tế, toà án là cơ quan có
đủ chức năng để thực hiện những cơ sở pháp lý trong việc giải quyết tranh chấp nói
chung. Song các đặc tính gay gắt, phức tạp và sòng phẳng của các hoạt động thương mại
thì bên cạnh toà án còn có những biện pháp giải quyết tranh chấp khác có hiệu quả hơn
nhiều. Một trong những biện pháp đó là "Trọng tài".
B/NỘI DUNG:
I/ KHÁI QUÁT VỀ TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI VÀ PHƯƠNG THỨC GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI
1.Khái niệm hoạt động thương mại
1.1. Khái niệm hoạt động thương mại theo pháp luật Việt Nam
Theo pháp luật hợp đồng kinh tế năm 1989, Luật thương mại năm 2005 và Luật
doanh nghiệp năm 2005 thì có thể hiểu: Hoạt động thương mại là những hoạt động xung
quanh việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất, lưu
thông hàng hoá, từ việc đầu tư đến việc hình thành dự án, thành lập doanh nghiệp, vận
hành sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện các dịch vụ khác trên thị trường như
dịch vụ thương mại, vận tải, hàng hải, hàng không, bưu chính viễn thông, du lịch, tài
chính, ngân hàng, bảo hiểm... nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận hoặc thực hiện những
chính sách kinh tế xã hội, do các pháp nhân và cá nhân có đăng ký kinh doanh tiến hành
thông qua hoạt động kinh tế thương mại. Như vậy, điều kiện cần của hoạt động thương
mại trước hết phải là những hoạt động phục vụ cho quá trình sản xuất, lưu thông hàng
hoá hay thực hiện các dịch vụ trên thị trường và điều kiện đủ của hoạt động thương mại
là tìm kiếm lợi nhuận hoặc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội và do các pháp nhân
hay cá nhân có đăng ký kinh doanh tiến hành thông qua các hợp đồng thương mại. Thiếu
một trong ba yếu tố trên không được xem là hoạt động thương mại thuộc ngành luật kinh
tế điều chỉnh và thuộc phạm vi xem xét giải quyết của Toà án kinh tế hay trọng tài


thương mại khi có tranh chấp xảy ra mà chỉ được xem là hoạt động kinh tế dân sự thuộc
15
ngành luật dân sự điều chỉnh và thuộc phạm vi xem xét giải quyết của toà án dân sự, toà
án nhân dân các cấp.
1.2.Khái niệm hoạt động thương mại theo pháp luật trọng tài thương mại 2010.
Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của cá
nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, phân phối, đại
diện, đại lý thương mại, ký gửi, thuê, cho thuê, thuê mua, xây dựng, tư vấn, kỹ thuật, li –
xăng, đầu tư, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thăm dò, khai thác, vận chuyển hàng hoá,
hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ và các hành vi
thương mại khác theo quy định của pháp luật.
2. Khái niệm tranh chấp thương mại
2.1. Khái niệm tranh chấp thương mại theo pháp luật Việt Nam
Ở Việt Nam, khái niệm “tranh chấp thương mại” lần đầu tiên được quy định trong
Luật thương mại 1997. Theo điều 238 của luật này thì “tranh chấp thương mị là tranh
chấp phát sinh do không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng trong hoạt
động thương mại”. Theo quy định này thì Luật thương mại 1997 đã giới hạn nội hàm
của khái niệm tranh chấp thương mại. Vấn đề này đã được khắc phục khi Luật thương
mại 2005 được ban hành, khái niệm hoạt động thương mại hiện nay đã được hiểu theo
nghĩa rộng. Từ đó, có thể hiểu “Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn (bất đồng
ay xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động
thương mại”. Dưới tác động của quy luật cạnh tranh và sự tự so hóa thương mại, tranh
chấp thương mại có xu hướng ngày càng phong phú, đa dạng về chủng loại và phức tạp
về nội dung.
- Đặc điểm của tranh chấp thương mại:
+ Tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại.
+ Tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh chủ yếu giữa các thương nhân.
+ Tranh chấp thương mại thường xuyên gắn liền với tài sản có giá trị lớn.
+ Tranh chấp thương mại mang tính phản ứng “dây chuyền”.
Như vậy, phạm vi của những hoạt động thương mại và tranh chấp thương mại là rất

rộng. Trong xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá đa dạng và phức tạp hiện nay, nhu cầu cần
phải có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, một hành lang pháp lý an toàn về vấn đề giải
quyết tranh chấp thương mại ngày một lớn.
15
2.2. Khái niệm tranh chấp thương mại theo luật trọng tài thương mại 2010.
Luật trọng tài thương mại 2010 không nêu định nghĩa về tranh chấp thương mại mà
chỉ nêu đối tượng thuộc thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài bao gồm:
- Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
- Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương
mại.
- Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng
tài.
3. Giải quyết tranh chấp thương mại
3.1. Quan niệm về giải quyết tranh chấp thương mại
Tranh chấp là hệ quả tất yếu xảy ra trong hoạt động kinh doanh và vì vậy giải quyết
tranh chấp phát sinh được coi là đòi hỏi tự than trong nền kinh tế. Do đó, để bảo vệ
quyền lợi hợp pháp của các bên tranh chấp, duy trì trật tự nền kinh tế thì cần phải có một
cơ chế giải quyết tranh chấp tốt nhất.
Như vậy, có thể hiểu giải quyết tranh chấp thương mại chính là việc lựa chọn các
hình thức, biện pháp phù hợp để giải tỏa các mâu thuẫn, bất đồng, xung đột quyền và
lợi ích giữa các bên, tạo lập sự cân bằng về mặt lợi ích mà các bên tranh chấp có thể
nhận được.
3.2. Yêu cầu của việc giải quyết tranh chấp thương mại
- Phải tạo ra các hình thức, thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại đa dạng, linh hoạt,
phù hợp với tính chất phức tạp của các quan hệ thương mại trong nền kinh tế thị trường,
cũng như đáp ứng được lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh doanh.
- Tranh chấp thương mại phải được giải quyết nhanh chóng, kịp thời, không làm hạn chế
và cản trở các hoạt động kinh doanh của các chủ thể kinh doanh.
- Giải quyết tranh chấp thương mại phải chính xác, đúng pháp luật, phán quyết phải có
tính cưỡng chế thi hành cao.

- Giải quyết tranh chấp thương mại phải đảm bảo giữ được bí mật kinh doanh, uy tín của
các bên trong hoạt động thương mại, phải đảm bảo được tính dân chủ thực sự, sự bình
đẳng và quyền tự định đoạt của các bên.
4. Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại.
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, tồn tại 4 phương thức giải quyết tranh chấp
thương mại cơ bản gồm:
15
- Thương lượng;
Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hình thức thương lượng thực chất là cơ chế
giải quyết nội bộ và xuất phát từ sự tự nguyện của các bên mà không có sự can thiệp của
bất kỳ cơ quan nhà nước hay chủ thể thứ 3 nào. Hình thức giải quyết tranh chấp này đòi
hỏi các bên phải có thiện chí, trung thực, phải có những am hiểu cần thiết về chuyên
môn pháp lý và thực sự cầu thị cũng như tinh thần hợp tác cao mới có thể đạt kết quả
như mong muốn.
- Hòa giải;
Hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên thứ 3, đóng vai trò
trung gian để hỗ trợ hay giúp đỡ các bên có tranh chấp tìm kiếm được cách hòa giải
nhằm loại trừ các tranh chấp đã phát sinh. Cũng như thương lượng, hòa giải là hình thức
giải quyết tranh chấp do các bên có tranh chấp tự giải quyết nhưng khác với thương
lượng ở chỗ có sự tham gia của nhân tố trung gian. Đây là hình thức giải quyết tranh
chấp có nhiều ưu điểm: đơn giản, linh hoạt, thuận tiện, nhanh chóng, đỡ tốn kém thời
gian, tiền bạc cho các bên, cơ hội giải quyết tranh chấp cao hơn.
- Trọng tài thương mại;
Trọng tài thương mại là phương thức có tình chất tài phán, quyết định giải quyết
tranh chấp do một bên chủ thể thức 3 nêu ra, có giá trị ràng buộc các bên tranh chấp.
- Tòa án.
Giải quyết tranh chấp thương mại tại tòa án la hình thức giải quyết tranh chấp do các
cơ quan tài phán nhà nước thực hiện nhân danh quyền lực nhà nước, được tiến hành theo
trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ của pháp luật tố tụng. Kết quả của quá trình tố
tụng là tòa án đưa ra bản án có giá trị pháp lý bắt buộc đối với các bên đương sự. Nếu

các bên đương sự không tự nguyện thi hành thì sẽ được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh
cưỡng chế của nhà nước. Do đó, các đương sự thường tìm đến sự trợ giúp của tòa án như
một giải pháp cuối cùng để bảo vệ có hiệu quả quyền và lợi ích chính đáng của mình khi
họ có thể thất bại với các hình thức thương lượng, hòa giải hoặc không muốn lựa chọn
trọng tài để giải quyết tranh chấp.
II/ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI:
1. Khái niệm trọng tài thương mại
Trong khoa học pháp lý, trọng tài được nghiên cứu dưới nhiều bình diện khác nhau
và do đó hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về trọng tài:
15
- Luật Trọng tài mẫu của UNCITRAL đưa ra khái niệm“Trọng tài nghĩa là mọi hình
thức trọng tài có hoặc không có sự giám sát của một tổ chức trọng tài thường
trực”(Điều 2.a)
- Theo cuốn “Từ điển kinh tế thị trường từ A đến Z” thì: “Trọng tài là một cách giải
quyết bất đồng trong quan hệ công nghiệp mà không cần đưa ra pháp luật hay đình
công”.
- Theo Hội đồng trọng tài Mỹ (AAA): “Trọng tài là cách thức giải quyết tranh chấp
bằng cách đệ trình vụ tranh chấp cho một số người khách quan xem xét giải quyết và họ
sẽ đưa ra quyết định cuối cùng, có giá trị bắt buộc các bên tranh chấp phải thi hành”.
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại: “Trọng tài thương mại là phương
thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của
luật này”.
Mặc dù có khá nhiều định nghĩa khác nhau về trọng tài, song nhìn chung hiện nay
trọng tài thương mại được nhìn nhận dưới 2 góc độ:
- Trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại,
được thực hiện bởi hội đồng trọng tài hoặc một số trọng tài viên duy nhất với tư cách là
bên thứ 3 độc lập nhằm giải quyết tranh chấp bằng việc đưa ra một số phán quyết trên cơ
sở sự thỏa thuận của các bên tranh chấp và có hiệu lực bắt buộc với các bên.
- Trọng tài là một cơ quan giải quyết tranh chấp được thành lập tự nguyện bởi các trọng
tài viên để giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh donh, thươngmaij theo

yêu cầu của các bên tranh chấp.
2. Đặc điểm và các hình thức trọng tài thương mại
2.1. Đặc điểm của trọng tài thương mại
Với tư cách là một hình thức giải quyết tranh chấp thương mại, trọng tài mang những
đặc điểm sau:
- Trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên thứ 3 – một
trọng tài viên duy nhất hoặc hội đồng trọng tài, với tư cách là người cầm cân nảy mực.
- Trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua một thủ tục tố tụng chặt chẽ
mà pháp luật trọng tài, điều lệ, quy tắc tố tụng của tổ chức trọng tài đó quy định.
- Kết quả của việc giải quyết tranh chấp thương mại tại trọng tài thương mại là
phán quyết do trọng tài tuyên đối với các đương sự của vụ tranh chấp.
15
2.2. Các hình thức trọng tài
Luật trọng tài thương mại 2010 quy định trọng tài thương mại tồn tại dưới 2 hình
thức: trọng tài quy chế và trọng tài vụ việc.
Khoản 6 Điều 3 quy định “Trọng tài quy chế là hình thức giải quyết tại một trung
tâm trọng tài theo quy định của Luật này và quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài đó”
Trung tâm trọng tài là tổ chức phi chính phủ, có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài
khoản riêng và có trụ sở giao dịch ổn định.
Các trung tâm trọng tài có một số đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, các trung tâm trọng tài là tổ chức phi chính phủ, không nằm trong hệ thống cơ
quan nhà nước
Thứ hai, các trung tâm trọng tài có tư cách pháp nhân, tồn tại độc lập với nhau. Giữa các
trung tâm trọng tài không tồn tại quan hệ phụ thuộc cấp trên, cấp dưới.
Thứ ba, tổ chức và quản lý ở các trung tâm trọng tài rất đơn giản, gọn nhẹ. Cơ cấu của
trung tâm trọng tài gồm có ban điều hành và các trọng tài viên của trung tâm.
Thứ tư, mỗi trung tâm trọng tài tự quyết định về lĩnh vực hoạt động và có quy tắc tố tụng
riêng.
Thứ năm, hoạt động xét xử của trung tâm trọng tài được tiến hành bởi các trọng tài viên
của trung tâm.

Trọng tài vụ việc là phương thức trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập
để giải quyết vụ tranh chấp giữa các bên và trọng tài vụ việc sẽ tự chấm dứt tồn tại khi
giải quyết xong vụ tranh chấp. Đây là hình thức trọng tài xuất hiện sớm nhất và được sử
dụng rộng rãi ở các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Trước đây, chưa có một
văn bản pháp lý cụ thể nào quy định về trọng tài vụ việc. Đến Pháp lệnh trọng tài thương
mại do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành ngày 25/02/2003 mới quy định về hình
thức trọng tài này và đến nay vẫn được quy định tại khoản 7 Điều 3 Luật trọng tài
thương mại 2010 “Trọng tài vụ việc là hình thức giải quyết tranh chấp theo quy định
của Luật này và trình tự, thủ tục do các bên thoả thuận.”
Bản chất của trọng tài vụ việc được thể hiện qua các đặc trưng cơ bản sau:
-Trọng tài vụ việc chỉ được thành lập khi phát sinh tranh chấp và tự chấm dứt hoạt động
(tự giải thể) khi giải quyết xong tranh chấp.
-Trọng tài vụ việc không có trụ sở thường trực, không có bộ máy điều hành và không có
danh sách trọng tài viên riêng.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×