Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

tiẻu luận môn xã hội học tìm hiểu vị thé của sinh viên trong xã hội hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.63 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ai trong chúng ta điều biết, sinh viên là một bộ phận trí thức đông đảo
của xã hội. Họ là những người trực tiếp tiếp thu những kiến thức và không ngại
bỏ công sức để theo đuổi tri thức.
Thế hệ thanh niên, sinh viên là thế hệ trẻ, là những người sẽ tiếp bước cha
ông ta để xây dựng đất nước ngày một giàu mạnh, sánh vai với các cường quốc
năm châu. Chính vì thế, Đảng và Nhà nước ta đang rất quan tâm đến sinh viên,
tạo nhiều điều kiện thuận lợi để Hội sinh viên Việt Nam hoạt động tốt; không
những hoạt động trong nước mà còn tham gia nhiều hoạt động, giao lưu, liên
hoan với thanh niên, sinh viên thế giới.
Ngày nay, sinh viên đã ngày càng chủ động hơn, năng động và tích cực
hơn trong việc kết nối giữa việc học và việc làm. Bên cạnh đó các sinh viên còn
tham gia nhiều phong trào, nhiều hoạt động xã hội đã góp phần nào khả năng
của mình cho cộng đồng, thực hiện tính trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa
vụ công dân. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì vẫn còn đâu đó những
sinh viên thụ động, ngại giao tiếp, ngại tham gia các hoạt động ngoài xã hội. Họ
không nhận thức được, ngoài việc trau dồi học vấn họ còn phải học nhiều kỹ
năng mà khi va chạm với cuộc sống họ mới thu nhận được.
Là sinh viên, họ cần cần biết phải làm gì để thực hiện đúng vai trò của
mình, từ đó sẽ nhận thức được vị thế của mình trong xã hội hiện nay để thực
hiện đúng.
Chính vì lẽ đó, chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu về “Vị thế của sinh viên trong
xã hội hiện đại” để làm rõ vấn đề.
2
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ SINH VIÊN
Chúng ta có thể khái quát về sinh viên một cách đơn giản như sau: “Sinh
viên là người học tập tại các trường đại học, cao đẳng hay trung cấp chuyên


nghiệp. Ở đó họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị
cho công việc sau này của họ. Họ được xã hội công nhận qua những bằng cấp
đạt được trong quá trình học. Quá trình học của họ theo phương pháp chính quy,
tức là họ đã phải trải qua bậc tiểu học và trung học.”
Câu hỏi có vẻ giản đơn nhưng không hề đơn giản để đưa ra một câu trả lời
phù hợp. Với nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm thì “Đối với mỗi người Việt Nam
chúng ta, hai tiếng Sinh viên luôn gợi lên một cái gì trong sáng, tốt đẹp. Đó là
thế hệ còn quá sớm để được coi là từng trải, dày dạn, nhưng cũng quá muộn để
bị coi là non nớt, thơ ấu. Thế hệ sinh viên đứng giữa hai cái đó: Họ nhìn đời một
cách nghiêm trang mà không mất vẻ trẻ trung, hồn nhiên, họ là thế hệ của học
hỏi, rèn luyện, ước mơ. Họ là tuổi đẹp của một con người, thế hệ đẹp của một
thời đại”.
Trong mỗi thời đại, với mỗi quốc gia, sinh viên bao giờ cũng có vai trò
hết sức to lớn, là sức sống hiện tại và tương lai của dân tộc.
Đối với sinh viên, trình độ kiến thức là điều kiện cần nhưng chưa đủ.
Ngoài kiến thức, sinh viên cần nâng cao kỹ năng sống (kỹ năng mềm) cho bản
thân. Những kỹ năng này sẽ giúp sinh viên biết cách đặt ra các mục tiêu phù hợp
với năng lực và điều kiện của bản thân và quyết tâm thực hiện chúng. Và việc
duy nhất để có những kỹ năng ấy là việc sinh viên phải năng động, tích cực
trong các hoạt động ở trường lớp và ngoài xã hội.
3
CHƯƠNG 2
VỊ THẾ XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI
2.1 Vị thế xã hội
Vị thế xã hội là một vị trí trong cấu trúc xã hội, mỗi vị thế quyết định chỗ
đứng của một cá nhân hay một nhóm xã hội và quyết định phương pháp ứng xử
của cá nhân, nhóm đối với xã hội xung quanh.
Mỗi cá nhân có nhiều vị trí xã hội khác nhau do đó họ cũng có thể có
nhiều vị thế xã hội khác nhau. Khi vị trí xã hội của họ thay đổi thì vị thế cũng
thay đổi. Mặc dầu có nhiều vị thế xã hội nhưng các cá nhân luôn có một vị thế

chủ đạo xác định rõ chân dung xã hội của họ.
Và vị thế của sinh viên được thể hiện qua nhiều góc độ như: trong nhà
trường, trong gia đình, trong xã hội,…
2.2 Vị thế xã hội của sinh viên trong nhà trường
Hiện nay nước ta có khoảng gần 120 trường đại học, cao đẳng; trung bình
mỗi trường có khoảng 6000 sinh viên theo học. Về mặt chất lượng sinh viên
được đào tạo toàn diện và đầy đủ nhất trên khắp các lĩnh vực như: tự nhiên, xã
hội, khoa học,… Sinh viên Việt Nam là thế hệ trẻ đầy sức sống và sức sáng tạo,
nắm trong tay tri thức thời đại, chìa khoá mở ra cánh cửa cho sự tiến bộ xã hội
và sự phát triển của đất nước .
Nhà trường là nơi giáo dục sinh viên biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ
mọi người xung quanh. Đặc biệt biết “tôn sư trọng đạo”, “yêu thầy mến bạn” đó
là chuẩn mực sống tốt đẹp của con người mà xã hội đang cần.
Nhà trường có nhiệm vụ đào tạo những thế hệ công dân mới, người chủ
tương lai của đất nước, không chỉ là nơi trang bị cho sinh viên kiến thức mà còn
là nơi giáo dục giá trị sống cho sinh viên. Dưới sự đào tạo của nhà trường tạo
cho sinh viên phong cách tự lập trong cuộc sống cũng như trong học tập góp
4
phần xây dựng hình tượng đẹp cho sinh viên Việt Nam, có tính chủ động trong
giải quyết mọi vấn đề.
Sinh viên Việt Nam còn thừa hưởng một truyền thống tốt đẹp của dân tộc,
đó là truyền thống hiếu học, luôn ham học, ham hiểu biết, tìm tòi các tri thức,
say mê với những điều mới lạ, đồng thời luôn tạo ra thế đứng cho mình. Dù
trong bất cứ lĩnh vực nào sinh viên cũng tự tin vào tiếng nói của mình. Khi còn
ngồi trong ghế nhà trường sinh viên đã ý thức được sự giác trong học tập cũng
như tự giác tham gia các phong trào tình nguyện như: tham gia vào các tổ chức
đoàn hội, tham gia các cuộc thi, mùa hè xanh, hiến máu nhân đạo,…
Sinh viên Việt Nam có sự tự tin, táo bạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu
thử thách. Các ý tưởng độc đáo không chỉ nằm trong suy nghĩ mà luôn thử thách
trong thực tế. Trước khi thực hiện vấn đề gì điều tính toán trước, xem xét vấn đề

một cách thận trọng.
Nhà trường còn tăng cường công tác biểu dương khen thưởng những sinh
viên, giáo viên không chỉ giỏi chuyên môn ngiệp vụ mà còn có tinh thần đạo đức
tốt như: có trách nhiệm cao trong công tác, học tập, có hành động, hành vi cử
chỉ cao đẹp. Việc làm này có tác dụng động viên khuyến khích sinh viên, giáo
viên xây dựng cho mình lối sống lành mạnh, đúng mực; đồng thời phát huy
những điểm tích cực của mình.
Chính vì thế nhà trường còn cần tập trung vào tất cả các khía cạnh khác
của đạo đức. Cần xây dựng trong sinh viên trước hết là lòng nhân ái yêu thương
con người nói chung, yêu đồng bào, đồng chí. Vai trò của nhà trường với hệ
thống giáo dục của nó thực sự quan trọng và giữ vị trí chủ đạo. Để phát huy
được vai trò ấy, nhà trường cần xây dựng mối quan hệ mật thiết với các nhân tố
khác như xã hội, gia đình. Nhà trường - gia đình - xã hội là những nhân tố quan
trọng không thể tách rời trong công tác giáo dục tri thức, đạo đức, tư tưởng cho
sinh viên.
Những tiêu chuẩn đạo đức mà sinh viên Việt Nam cần phải được giáo
dục là tiêu chuẩn đạo đức xã hội chủ nghĩa: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô
5
tư. Những nhân tố ấy là cơ sở không thể thiếu được để xây dựng lối sống theo
định hướng xã hội chủ nghĩa.
2.3 Vị thế xã hội của sinh viên trong gia đình
Cũng chính có sự giáo dục của nhà trường đã giúp cho sinh viên cũng trở
thành những đứa con, đứa cháu, ngoan hiền, lễ phép, tôn trọng ông bà, cha mẹ,
có lối sống mẫu mực như: “ kính già yêu trẻ”, đồng thời có rất nhiều bạn sinh
viên không phụ thuộc gia đình mà tự mình tìm việc làm thêm tạo thêm nguồn
thu nhập giúp ích cho việc học tập nhằm góp phần giảm bớt gánh nặng cho gia
đình, và rèn luyện cho mình tự giải quyết mọi vấn đề trong học tập cũng như
trong cuộc sống hằng ngày mà không ảnh hưởng đến gia đình.
2.4 Vị thế xã hội của sinh viên trong xã hội
Trong xã hội sinh viên có vị thế quan trọng trong việc góp phần cho sự

phát triển của xã hội.
Sinh viên có vị thế là chủ nhân bình đẳng của đất nước, ngay từ bây giờ
chứ không phải đợi đến tương lai. Sinh viên hiện nay đang ngày càng chủ động,
tích cực trang bị cho mình những kiến thức, ý thức, kỹ năng để đóng góp cho xã
hội ngày một tốt hơn. Như chúng ta điều biết, người ta thường tín nhiệm người
có vị thế xã hội cao (có ảnh hưởng lớn); Chính vì thế mà xu thế chung của xã
hội là ai cũng muốn vươn lên cải thiện vị thế xã hội của mình.
Sinh viên Việt Nam có vai trò hết sức to lớn là trung tâm trong chiến lược
phát huy nhân tố và nguồn lực của con người. Bên cạnh đó sinh viên cũng rèn
luyện cho bản thân mình đức tính trung thực hết lòng vì mọi người, thật thà,
ngày thẳng nhằm hoàn thiện nhân cách sẽ góp phần làm cho xã hội trở nên trong
sạch, văn minh tốt đẹp, đất nước ngày càng đi lên và phát triển đến tầm cao.
Sinh viên cũng là người phản ánh và thể hiện rõ nhất hình ảnh của dân tộc
Việt Nam với những đức tính lao động cần cù, thông minh, sáng tạo, giàu lòng
nhân ái. Vì vậy, mọi chế độ chính sách đầu tư cho sinh viên cũng chính là đầu tư
cho việc giữ gìn và nâng cao những giá trị chuẩn mực tốt đẹp của con người
6
Việt Nam trong một thế giới hội nhập, hợp tác, phát triển cũng nhưng cũng đầy
biến động khôn lường.
Sinh viên hiện nay đang ngày càng chủ động tham gia vào các hoạt động
tình nguyện vì cộng đồng, thể hiện tính trách nhiệm trong việc thực hiện các
nghĩa vụ công dân cũng đã phần nào thể hiện vai trò làm chủ.
Trong các phong trào thanh niên tình nguyện thì sinh viên đóng vai trò rất
quan trọng. Sinh viên là nơi khởi nguồn của nhiều hoạt động tình nguyện. Ví dụ
như: xây dựng các công trình cầu đường, hiến máu nhân đạo, tặng quà cho
những trẻ em khuyết tật, người già, bà mẹ Việt Nam anh hùng….
Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường cộng với sự tiến bộ nhanh
chóng của khoa học kỹ thuật, cơ chế thoáng, mở trong lối sống giúp cho sinh
viên Việt Nam dễ dàng hơn trong việc tiếp thu kiến thức cũng như tinh hoa văn
hóa nhân loại.

7
CHƯƠNG 3
TÍNH TÍCH CỰC VÀ TIÊU CỰC CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY
3.1 Tính tích cực:
Sinh viên Việt Nam có các phẩm chất của dân tộc Việt Nam ta như: cần
cù, sáng tạo, ham học hỏi.
Đảng và nhà nước ta đang đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh suốt đời phấn đấu cần, kiệm, liêm, chính, chí công
vô tư, làm người công bộc tận tụy trung thành của nhân dân, đời tư trong sáng,
cuộc sống riêng giản dị”.
Sinh viên ngày nay thật sự đã chủ động hơn trong việc làm, có nhiều sinh
viên đã có việc làm ổn định, hoặc vừa học vừa làm. Cho nên sinh viên ngày
càng có trình độ chuyên môn và tay nghề cao.
Thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thời kỳ kinh tế tri thức, thời kỳ hội
nhập quốc tế, sinh viên cần rèn luyện về tinh thần, thể chất, nâng cao tinh thần
tự học, tự rèn luyện, tự tu dưỡng, tụ tin, tự chịu trách nhiệm để trở thành nguồn
lao động chất lượng cao, trở thành người thừa kế trung thành sự nghiệp cách
mạng của Đảng và của dân tộc.
Đồng thời sinh viên còn tham gia học tập nâng cao trình độ lý luận chính
trị, bồi đắp lý tưởng cách mạng trong sáng. Bối cảnh cách mạng trong nước và
quốc tế đang tác động lên tất cả các đối tượng sinh viên, tác động một cách toàn
diện lên tư tưởng, tình cảm, lối sống, nhu cầu của từng sinh viên. Do đó, sinh
viên phải rèn luyện để có lập trường tư tưởng vững vàng, có lòng yêu nước, có
niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, có
đạo đức trong sáng và lối sống lành mạnh; tích cực tham gia vào các cuộc đấu
tranh bảo vệ Đảng, Nhà nước và bảo vệ Cương lĩnh, đường lối của Đảng, chính
sách pháp luật của Nhà nước; đấu tranh chống lại âm mưu “Diễn biến hòa bình”
của các thế lực thù địch và các tiêu cực, tệ nạn xã hội, tham nhũng…
8
Sinh viên tham gia xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc vững chắc.

Các đối tượng thanh niên tự nguyện, tụ giác tham gia vào các Hội của thanh
niên, phấn đấu trở thành Đoàn viên, đảng viên của Đảng và hội viên của các tổ
chức quần chúng nhân dân.
Tham gia xây dựng môi trường xã hội lành mạnh và môi trường sinh thái
trong lành, sạch đẹp. Tích cực tham gia phòng chống ô nhiễm môi trường, suy
thoái môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu.
Đi đầu trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng,
an ninh. Tích cực tham gia các chương trình, dự án của địa phương; tự nguyện,
tự giác.
3.2 Tính tiêu cực:
Bên cạnh mặt tích cực vẫn còn tồn tại mặt hạn chế của một số sinh viên
như thiếu tác phong trong học tập, tính thụ động chưa bắt nhịp kịp thời hiện nay,
còn tiêu cực trong thi cử, trong việc nhìn nhận một cách sai lầm về giá trị sống
không dựa vào sức mình để vươn lên.
Còn một bộ phận sinh viên không xác định đúng đắn mục đích học tập
của mình. Họ học như một cái máy, coi việc học như nghĩa vụ, trách nhiệm với
gia đình, học cho bằng cấp, cho công danh mà trở nên thực dụng và quên đi lợi
ích của việc học. Vì vậy, tệ nạn mua bán bằng cấp, gian lận trong thi cử, mạo
văn, sao chép luận văn luận án của người khác cứ nhan nhản diễn ra. Và như
vậy, chất lượng của việc dạy và học chắc chắn là không được đảm bảo.
Vì đồng tiền, vì lợi ích cá nhân, một số sinh viên còn bất chấp tất cả: luật
pháp, gia đình, bạn bè, và cả bản thân mình. Bên cạnh đó còn tồn tại thái độ bi
quan, chán đời xuất hiện ở một số sinh viên cũng cần phải phê phán. Trong khi
phần lớn sinh viên đều cố gắng sống và học tập vì tương lai, ít nhất vì lợi ích của
bản thân, thì lại có những người chỉ vì những chuyện nhỏ nhặt mà không tha
thiết sống. Đôi khi chỉ vì bị thất tình hay không đạt được một điều mong muốn
mà họ khép chặt cánh cửa tâm hồn không quan tâm tới chuyện xung quanh.
9
Chưa ý thức được sự quan trọng của bản thân mình đối với gia đình, xã
hội, thậm chí xa vào các tệ nạn xã hội như: đánh bài, rượu bia, tham gia cá độ,…

đánh mất đi vẻ đẹp của sinh viên nói chung và bản thân nói riêng , bên cạnh đó
còn ảnh hưởng đến gia đình, nhà trường và cả bản thân trong việc học tập, làm
việc sau này là gánh nặng của xã hội.
10
PHẦN KẾT LUẬN
Trong thời đại khoa học tiên tiến như hiện nay, giáo dục đóng vai trò rất
quan trọng. Học tập là vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Chính vì lẽ đó mà
UNESCO đã đề xướng mục đích học tập: “học để biết, học để làm, học để chung
sống, học để tự khẳng định mình”. Học để trau dồi tri thức, làm cho trí tuệ con
người sáng rạng ra. Qua việc học, chúng ta biết được quy luật của sự vận động
tự nhiên, những quy tắc chuẩn mực của xã hội, cách sống và giá trị của cuộc
sống. Tuy nhiên, nếu chỉ chăm chỉ học lý thuyết mà bỏ qua thực hành thì khi
làm việc không tránh khỏi những khó khăn, thậm chí là thất bại. Như vậy, “học”
thôi chưa đủ mà còn phải “đi đôi với hành”.
Mỗi quốc gia, sinh viên bao giờ cũng có vai trò hết sức to lớn, là sức sống
hiện tại và tương lai của dân tộc. Đối với sinh viên, trình độ kiến thức là điều
kiện cần nhưng chưa đủ. Ngoài kiến thức, sinh viên cần nâng cao kỹ năng sống
(kỹ năng mềm) cho bản thân. Những kỹ năng này sẽ giúp sinh viên biết cách đặt
ra các mục tiêu phù hợp với năng lực và điều kiện của bản thân và quyết tâm
thực hiện chúng. Và việc duy nhất để có những kỹ năng ấy là việc sinh viên phải
năng động, tích cực trong các hoạt động ở trường lớp và ngoài xã hội.
Sinh viên là những người tiên phong trong mọi công cuộc cải cách, đổi
mới về kinh tế, giáo dục. Trong đầu họ đầy ắp những ý tưởng độc đáo và thú vị,
luôn tận dụng mọi cơ hội để biến các ý tưởng ấy thành hiện thực, đồng thời còn
tự mình tạo ra cơ hội. Đã có nhiều sinh viên nhận được bằng phát minh, sang
chế và không ít trong số những phát minh ấy được áp dụng, trở thành những sản
phẩm hữu ích trong thực tiễn. Với thế mạnh là được đào tạo vừa toàn diện vừa
chuyên sâu, sinh viên có mặt trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội của
đất nước.
Trong học tập sinh viên không ngừng tự đổi mới phương pháp học sao

cho chất lượng kiến thức tối đa. Không chờ đợi, thụ động dựa vào thầy cô, tự
nghiên cứu, đọc sách, lấy thông tin, tài liệu từ mọi nguồn. Phần lớn sinh viên
đều có khả năng thích nghi cao với môi trường sinh sống và học tập, không chỉ
11
học tập trong phạm vi ở trường, ở lớp, mà ngày nay sinh viên luôn phát huy tinh
thần học tập ở mọi nơi, mọi lúc. Sinh viên Việt Nam còn tiếp thu những cái hay,
cái đẹp trong mọi lĩnh vực như: văn hoá, nghệ thuật,… sự năng động của sinh
viên còn thể hiện ở việc tích cực tham gia các hoạt động xã hội như y tế, từ
thiện ngoài giờ học, hiến máu nhân đạo,…
Bằng sự năng động, sinh viên luôn cập nhật thông tin, kiến thức, làm mới
mình phù hợp với sự thay đổi và phát triển của xã hội. Rõ ràng, năng động và
sáng tạo là những ưu điểm nổi bật của sinh viên Việt Nam thời đại mới.
Sinh viên phải ý thức được vai trò và nhiệm vụ của mình trong công cuộc
xây dựng, bảo vệ đất nước. Sinh viên học sinh chúng ta chính là những người
chủ tương lai của đất nước, người sẽ chèo lái con thuyền đất nước.
Sinh viên chúng ta cần đấu tranh không khoan nhượng chống mọi biểu
hiện tiêu cực ở mọi nơi mọi lúc, không làm ngơ trước những hoạt động trái
pháp luật, vô đạo đức, phản văn hóa, đồng thời phải bảo vệ lẽ phải, bảo vệ giá
trị của cái đẹp, bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống, tôn trọng phong tục tập quán
mới. Sinh viên cần kết hợp việc nâng cao trình độ giác ngộ, rèn luyện thế giới
quan và rèn luyện theo tiêu chuẩn đạo đức trong xã hội.
12

×