Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Bài tập về hợp đồng lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.62 KB, 10 trang )

Hợp đồng lao động được xem là sự thỏa thuận trên nguyên tắc tự nguyện giữa đơn vị sử
dụng và tập thể hoặc cá nhân người làm công. Do vậy đó là một trong những hình thức pháp lí
để tuyển dụng lao động. Có thể nói rằng đây là một vấn đề quan trọng khi ta nói đến lĩnh vực
lao động. Để có cái nhìn tổng thể về hợp đồng lao động, bài viết xin giải quyết một tình huống
cụ thể: “Công ty X sử dụng 600 người lao động. Khi tuyển những lao động này vào làm việc,
công ty X sử dụng nhiều loại hợp động khác nhau, bao gồm : hợp đồng dịch vụ dân sự và hợp
đồng lao động.”
Trên cơ sở nghiên cứu những quy định của các văn bản pháp lý, sự thống nhất ý kiến
chung của các thành viên chứng tôi sẽ đi vào xác định và phân tích 4 vấn đề cơ bản sau đây :
1. Những công việc nào công ty có thể kí hợp đồng dịch vụ dân sự? Công ty cần lưu
ý vấn đề gì khi kí hợp đồng loại này với người lao động?
Trước tiên, ta cần hiểu thế nào là “hợp đồng dịch vụ dân sự”. Theo quy định tại Điều 518
Bộ luật Dân sự thì hợp đồng dịch vụ dân sự được hiểu là một loại hợp đồng dựa trên sự thỏa
thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên thuê dịch vụ, còn
bên thuê dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.
Theo Điều 3 Luật Thương mại thì cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó bên
cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử
dụng dịch vụ có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa
thuận. Vì vậy, công ty có thể ký kết hợp đồng dich vụ dân sự với các công ty cung ứng dịch vụ để
sử dụng dịch vụ.
1.1. Những công việc nào công ty có thể kí hợp đồng dịch vụ dân sự
Như đã nói ở trên, về mặt pháp lý thì "cung ứng dịch vụ" là "hoạt động thương mại", nên
"người cung ứng dịch vụ" phải là "thương nhân", tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá
nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh (khoản 1
Điều 6 Luật Thương mại). Pháp luật cũng có quy định về hoạt động thương mại một cách độc lập
thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh (trường hợp ngoại lệ: đó là những cá nhân tự mình
thực hiện, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi nhưng không thuộc đối
tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi
là "thương nhân" theo quy định của Luật Thương mại, như: buôn bán rong, bán quà vặt, buôn
chuyến, đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe… (khoản 1 Điều 3 Nghị định
số 39/2007/NĐ-CP).) Do vậy, việc kí kết hợp đồng dịch vụ phải được kí kết bởi một pháp nhân


1
chuyên cung ứng dich vụ chứ không phải là người lao động. Tuy nhiên, loại hình dich vụ là một
loại hình khá phổ biến và ngày càng đa dạng trong xã hội hiện nay, vì vậy, trong các doanh
nghiệp đã xuất hiện nhiều loại công việc dịch vụ manh cho người sử dụng lao động trong đó có
những loại hình cần ký hợp đồng dịch vụ như dịch vụ tư vấn việc làm… Như vậy, đối với công ty
X, công ty có thể ký với người lao động các công việc sau đây bằng hợp đồng dịch vụ dân sự, đó
là:
Một, công ty X có thể tổ chức dịch vụ tư vấn cho người lao động về quyền và nghĩa vụ của
người lao động nói chung, quyền và nghĩa vụ của người lao động khi làm việc cho công ty X nói
riêng. Đối với công việc này công ty X sẽ ký hợp đồng dịch vụ tư vấn việc làm cho người lao
động. Loại hợp đồng này là loại hợp đồng đặc biệt của hợp đồng dịch vụ dân sự và quy định cụ
thể trong pháp luật về hợp đồng của Nhà nước.
Hai, công ty X có thể ký với người lao động loại hợp đồng cung cấp dịch vụ trả lương tự
động (căn cứ nghị định số 64/2001/NĐ-CP ngày 20/09/2001 về hoạt động thanh toán qua các tổ
chức cung ứng dịch vụ thanh toán). Theo đó, công ty X sẽ mở một tài khoản tại ngân hàng cho
mỗi người lao động theo như đã thỏa thuận trong hợp đồng và sử dụng tài khoản đó phục vụ cho
việc chi trả lương từng tháng được thuận tiện, nhanh chóng và đáp ứng được những nhu cầu cần
thiết cho mỗi người lao động.
Ngoài ra, công ty còn có thể ký kết rất nhiều loại hợp đồng dịch vụ dân sự khác với người lao
động theo sự hỏa thuận của hai bên, người lao động và người sử dụng lao động miễn sao các
công việc kí kết đó không trái với quy định mà pháp luật về lao động nói riêng cũng như pháp
luật Việt Nam nói chung cấm thực hiện.
1.2 Công ty cần lưu ý vấn đề gì khi kí hợp đồng loại này với người lao động
Quyền và nghĩa vụ của bên thuê dịch vụ. “Điều 520 Bộ Luật dân sự : Nghĩa vụ của bên thuê
dịch vụ. Bên thuê dịch vụ có các nghĩa vụ sau đây:
1. Cung cấp cho bên cung ứng dịch vụ thông tin, tài liệu và các phương tiện cần thiết để thực
hiện công việc, nếu có thỏa thuận hoặc việc thực hiện công việc đòi hỏi;
2. Trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ theo thỏa thuận.”
“Ðiều 521 Bộ Luật dân sự: Quyền của bên thuê dịch vụ:
Bên thuê dịch vụ có các quyền sau đây:

1. Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc theo đúng chất.
2. Trong trường hợp bên cung ứng dịch vụ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên thuê dịch
vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.”
2
Trả tiền dịch vụ: Ðiều 524 Bộ Luật dân sự về trả tiền dịch vụ
1. Bên thuê dịch vụ phải trả tiền dịch vụ theo thỏa thuận.
2. Khi giao kết hợp đồng nếu không có thỏa thuận về giá dịch vụ, phương pháp xác định giá
dịch vụ và không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá dịch vụ thì giá dịch vụ được xác định căn cứ
vào giá thị trường của dịch vụ cùng loại tại thời điểm và địa điểm giao kết hợp đồng.
3. Bên thuê dịch vụ phải trả tiền dịch vụ tại địa điểm thực hiện công việc khi hoàn thành dịch
vụ, nếu không có thỏa thuận khác.
4. Trong trường hợp dịch vụ được cung ứng không đạt được như thỏa thuận hoặc công việc
không được hoàn thành đúng thời hạn thì bên thuê dịch vụ có quyền giảm tiền dịch vụ và yêu cầu
bồi thường thiệt hại.”
Đơn phương chấm dứt hợp đồng dịch vụ Ðiều 525 quy định :
1. Trong trường hợp việc tiếp tục thực hiện công việc không có lợi cho bên thuê dịch vụ thì
bên thuê dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, nhưng phải báo cho bên
cung ứng dịch vụ biết trước một thời gian hợp lý; bên thuê dịch vụ phải trả tiền công theo phần
dịch vụ mà bên cung ứng dịch vụ đã thực hiện và bồi thường thiệt hại.
2. Trong trường hợp bên thuê dịch vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình hoặc thực hiện
không đúng theo thỏa thuận thì bên cung ứng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện
hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.”
Ngoài ra điểm lưu ý nữa đó là căn cứ các quy định của pháp luật nêu trên, trừ các trường hợp
ngoại lệ, công ty sử dụng lao động có nghĩa vụ ký hợp đồng lao động với người lao động. Bên
cạnh đó, công ty có thể ký thêm những hợp đồng dịch vụ nhất định. Tuy nhiên theo pháp luật
Thương mại thì nếu người sử dụng lao động ký hợp đồng dịch vụ với cá nhân không có đăng ký
kinh doanh là trái pháp luật (trừ trường hợp ngoại lệ).
Tóm lại công ty X có thể ký các hợp đồng dịch dân sự với người lao động về tư vấn việc làm,
về thanh toán tiền lương tự động qua tài khoản ngân hàng…hoặc bất cứ việc gì đã được hai bên
thỏa thuận mà không trái với pháp luật. Tất nhiên khi kí những hợp đồng này, các bên cần phải

lưu về quyền, nghĩa vụ giữa các bên cung như xác định thời hạn hợp đồng và lựa chọn hình thức
hợp đồng cho phù hợp với quy định mà pháp luật đã đặt ra, tạo thuận lợi hơn cho công việc của
cả hai bên chủ thể là người sử dụng lao động và người lao động, đặc biệt quan trọng là người lao
động.
2. Công ty có thể soạn thảo 1 mẫu hợp đồng lao động dùng riêng trong công ty, khác
3
với mẫu hợp đồng ban hành kèm theo Thông tư 21/2003/TT-BLĐTB XH ngày
22/9/2003 về hợp đồng lao động hay không?
2.1 Công ty không thể soạn thảo theo mẫu riêng
Xét theo pháp luật về lao động thì công ty X khi kí kết hết hợp đồng lao động với người lao
động dù là loại hợp đồng có kì hạn hay không kì hạn thì hợp đồng lao động đó cũng phải được
lập thành văn bản và phải được soạn thảo theo “một khuôn mẫu” đã được quy định và ban hành
theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2.2 Lý do công ty X không thể dung mẫu riêng
Trước hết, ta cần phải hiểu hợp đồng lao động là gì? Theo quy định tại Điều 26 bộ luật Lao
động thì: “Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về
việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.”
Như vậy về bản chất hợp đồng lao động chỉ là hợp đồng mua bán hàng hóa sức lao động, trong
đó sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt. Cũng như các loại hợp đồng khác như hợp đồng
dân sự, hợp đồng kinh tế..vv..hợp đồng lao động cũng được quy định trong pháp luật lao động cả
về mặt nội dung lẫn hình thức. Theo như quy định thì hình thức hợp đồng lao động bao gồm: hợp
đồng lao động bằng văn bản, hợp đồng lao động bằng lời nói (bằng miệng) và hợp đồng lao động
bằng hành vi. Trong đó, hợp đồng lao động bằng văn bản là loại hình thức phổ biến và quan trọng
nhất, và là hình thức bắt buộc đối với các loại hợp đồng.
Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Hợp đồng lao động xác định thời hạn từ ba tháng trở lên (Điều 28 bộ luật lao động).
Hợp đồng lao động với người coi giữ tài sản gia đình (Điều 139 bộ luật lao động).
Hợp đồng lao động làm việc với tư cách là vũ nữ, tiếp viên, nhân viên, trong các cơ sở dịch vụ
khách sạn, nhà hàng, sàn nhảy…không phân biệt thời hạn thực hiện hợp đồng lao động.( Nghị
định số 87/CP ngày 12/12/1995 về tăng cường quản lí các hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa,

đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn nghiêm trọng).
Tại sao lại hợp đồng lao động mà công ty X kí kết lại phải được soạn thảo theo mẫu như vậy?
Đó là vì điều này đã được thể hiện rất rõ trong các quy định của pháp luật về lao động.
Theo điều 28 bộ luật lao động quy định: “Hợp đồng lao động được kí kết bằng văn bản và
phải được làm thành hai bản, mỗi bên giữ một bản.”
4
Đặc biệt là tại Điều 3 Nghị định của chính phủ số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/05/
2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao
động cũng quy định như sau:
“Điều 3. Hình thức, nội dung giao kết hợp đồng lao động quy định tại Điều 28 và Điều 29 của
Bộ luật Lao động được quy định như sau:
1. Hợp đồng lao động ký kết bằng văn bản, theo mẫu quy định của Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội.
2. Hợp đồng lao động ký kết bằng văn bản hoặc giao kết bằng miệng phải bảo đảm nội dung
quy định tại Điều 29 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung.
Trong trường hợp giao kết bằng miệng, nếu cần có người chứng kiến thì hai bên thoả thuận”.
Như vậy, hợp đồng giữa công ty X và người lao động phải được giao kết bằng văn bản. Văn
bản này phải theo mẫu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Mẫu hợp đồng lao động ở đây là hình thức bên ngoài của một mẫu văn bản quy định quyền
và nghĩa vụ kà những gì của các bên, là người lao động và người sử dụng lao động với nhau và
với công việc hai bên đã kí kết trong hợp đồng lao động. Mẫu hợp đồng này đã được quy định
sẵn và luôn là khuôn mẫu cho các kí kết của hai bên khi tham gia giao kết hợp đồng lao động. Đã
gọi là mẫu thì bao giờ cũng phải là khung, là sườn cho một bản hợp đồng cụ thể giữa các chủ thể.
Vì vậy, tất cả các công ty (Công ty X cũng không ngoại lệ) và người lao động khi giao kết phải
theo một khuân mẫu làm sẵn đó để thiết lập mối quan hệ về quyền cũng như là nghĩa vụ của mỗi
bên.
Theo quy định của pháp luật thì hợp đồng lao động phải được soạn thảo theo mẫu hợp đồng
do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành. Theo quy định tại mục 1- chương I của Thông
tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về hợp
đồng lao động cũng quy định:

“ 1. Hình thức hợp đồng lao động theo Điều 3 của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP được quy
định cụ thể như sau:
a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ
12 tháng đến 36 tháng, hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng đến dưới 12 tháng phải ký kết
bằng văn bản theo Mẫu số 1 kèm theo Thông tư này. Người sử dụng lao động chuẩn bị hợp đồng
lao động theo mẫu quy định trên khổ giấy A4 và đóng dấu giáp lai giữa các trang để sử dụng
trong đơn vị”.
5

×