Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Nguyên tắc về tính thống nhất trong quản lí và bảo vệ môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.04 KB, 22 trang )

A. LỜI MỞ ĐẨU
Hơn một năm kể từ ngày Việt Nam tham gia vào tổ chức thương mại
quốc tế WTO.Trong những năm vưà qua,Việt Nam đã gặt hái được rất nhiều
thành tựu về nhiều mặt. Đi đôi với sự phát triển kinh tế là ô nhiễm môi
trường trầm trọng.
Theo kết quả nghiên cứu, ở các nước đang phát triển,chỉ 30-50%
lượng rác thải được giải quyết, tốc độ tăng lượng rác thải lớn hơn tốc đọ tăng
dân số.Tại Ấn Độ ,song Hằng là một trong những con song ô nhiễm nặng
nhất trên thế giới do hứng chịu chất thải từ 115 thành phố. Theo tổ chức Y
tế thế giới (WHO) 1,2 tỉ người sống trong môi trường ô nhiễm quá tiêu
chuẩn vệ sinh hiện hành, hơn hai tỉ người vẫn thiếu nước sạch và điều kiện
sử dụng nước thiếu vệ sinh.Hạn chế mức đọ ô nhiễm đang gia tăng, khắc
phục tình trạng suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường, giải quyết một
bước tình trạng suy thoái môi trường là vấn đề cơ bản ở mỗi quốc gia trong
quá trình hội nhập và phát triển kinh tế.
Ở nước ta, môi trường đang bị ô nhiễm và suy thoái nặng nề. Các
nguồn tài nguyên thiên nhiên như: rừng, đất, biển, khoáng sản.v.v vốn giàu
có, đa dạng và phong phú của nước ta đang ngày một cạn kiệt và giảm
nhanh.Khẳng định quyết tâm bảo vệ môi trường của Đảng, Nhà nước và
nhân dân ta, Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam quy định: “Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức
xã hội, mọi cá nhân phải thực hiện các quy định của Nhà nước về sử dụng
hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Nghiêm cấm mọi hành
động làm suy kiệt tài nguyên và huỷ hoại môi trường”.Nhà nước ta đã và
đang tích cực triển khai nhiều biện pháp nhằm cải thiện rõ rệt tình trạng
xuống cấp của môi trường.
Luật môi trường đã nêu ra bốn nguyên tắc chủ yếu nhằm đảm bảo sự
phát triển bền vững. Đó là những nguyên tắc sau:
-Nguyên tắc đảm bảo quyền con người được sống trong môi trường
trong lành
1


-Nguyên tắc về tớnh thống nhất trong quản lí và bảo vệ môi trường
-Nguyên tắc đảm bảo sự phát triển bền vững
-Nguyên tắc coi trọng tính phòng ngừa
Các nguyên tắc này chi phối mụt cỏch toàn diện các quan hệ phát sinh
việc bảo vệ môi trường.Trong đó phải kể đến nguyên tắc về đảm bảo sự phát
triển bền vững.
Vậy việc thể chế hoá nguyên tắc này trên thực tế hiện nay như thế
nào? Đó là nội dung của bài viết này.
2
B. NỘI DUNG CHÍNH
Phát triển bền vững là một trong những nguyên tắc quan trọng trong
hệ thống pháp luật quốc tế về môi trường.Phần lớn các nước đã đưa nguyên
tắc này vào trong hệ thống pháp luật của mỡnh.Tại hội nghị thượng đỉnh
của thế giới về môi trường và phát triển tổ chức tại Rio de Janero (Braxin),
các nhà hoạt động về kinh tế, xã hội, môi trường cùng với các nhà chính trị
đã thống nhất về quan điểm phát triển bền vững, coi đó là trách nhiệm chung
của các quốc gia, của toàn nhân loại và đồng thuận tuyên bố chung về quan
điểm phát triển bền vững.Phỏp luật môi trường Việt Nam cũng đặc biệt coi
trọng nguyên tắc phát triển bền vững.Khoản 1 điều 4 luật Bảo vệ Môi trường
2005 quy định:
“Bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế và bảo
đảm tiến bộ xã hội để phát triển bền vững đất nước; bảo vệ môi trường quốc
gia phải gắn với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu.”
I.Thế nào là sự phát triển bền vững?
Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng được nhu cầu hiện
tại và đảm bảo không làm tổn thương khả năng đáp ứng đòi hỏi của thế hệ
tương lai "
"Sustainable development is development that meets the needs of the
present without compromising the ability of future generations to meet their
own needs " (WCED)

Trái ngược với hiểu biết phổ biến, phát triển bền vững không chỉ đơn
thuần được hiểu là sự phát triển được duy trì một cách liên tục mà hơn thế
phát triển ở đây là sự nỗ lực liên tục nhằm đạt được trạng thái bền vững trên
mọi lĩnh vực. Phát triển bền vững không được coi là một mục tiêu được đặt
ra để đạt được mà đó là một quá trình duy trì sự cân bằng cơ học của đòi hỏi
3
của con người với tính công bằng, sự phồn vinh, chất lượng cuộc sống và
tính bền vững của môi trường tự nhiên.
Phát Triển Bền Vững ngày càng trở thành trung tâm của sự phát triển
trong mọi lĩnh vực khi xó hụi bước vào thế kỉ 21. Vấn để ô nhiễm môi
trường từng ngày trở thành vấn đề đáng lưu tâm song song với sự đi lên
nhanh chóng của nền kinh tế. Thu nhập của người dân ngày càng được cải
thiện, mức sống được nâng dần lên cả ở thành thị lẫn nông thôn, trong khi
đó khoảng cách giàu nghèo trong xã hội cũng tăng lên rõ rệt.
Vì vậy phát triển bền vững sẽ giúp mọi người trong xã hội đều có
quyền bình đẳng và luôn gắn phát triển kinh tế với bảo vệ và nâng cao chất
lượng môi trường.
Phát triển bền vững bao gồm ba thành phần cơ bản :
* Môi Trường Bền Vững
* Xã Hội Bền Vững
* Kinh tế Bền Vững
Khía cạnh môi trường trong phát triển bền vững đòi hỏi chúng ta duy
trì sự cân bằng giữa bảo vệ môi trường tự nhiên với sự khai thác nguồn tài
nguyên thiên nhiên phục vụ lợi ích con người nhằm mục đích duy trì mức
độ khai thác những nguồn tài nguyên ở một giới hạn nhất định cho phép môi
trường tiếp tục hỗ trợ điều kiện sống cho con người và các sinh vật sống trên
trái đất
Khía cạnh xã hội của phát triển bền vững cần được chú trọng vào sự
phát triển sự công bằng và xã hội luôn cần tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh
vực phát triển con người và cố gắng cho tất cả mọi người cơ hội phát triển

tiềm năng bản thân và có điều kiện sống chấp nhận được.
4
Yếu tố kinh tế đóng một vai trò không thể thiếu trong phát triển bền
vững. Nó đòi hỏi sự phát triển của hệ thống kinh tế trong đó cơ hội để tiếp
xúc với những nguồn tài nguyên được tạo điều kiện thuận lợi và quyền sử
dụng những nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các hoạt động kinh tế được
chia sẻ một cách bình đẳng. Khẳng định sự tồn tại cũng như phát triển của
bất cứ ngành kinh doanh , sản xuất nào cũng được dựa trên những nguyên
tắc đạo lý cơ bản. Yếu tố được chú trọng ở đây là tạo ra sự thịnh vượng
chung cho tất cả mọi người, không chỉ tập trung mang lại lợi nhuận cho một
số ít, trong một giới hạn cho phép của hệ sinh thái cũng như không xâm
phạm những quyền cơ bản của con người.
Nguyên tắc đảm bảo sự phát triển bền vững trong luật môi trường có
những đòi hỏi sau đây:
-Các biện pháp bảo vệ môi trường phải được coi là một yếu tố cấu
thành trong các chiến lược hoặc các chính sách phát triển kinh tế của đất
nước ,của địa phương, vùng và của từng tổ chức.
-Phải tạo ra bộ máy và cơ chế quản lí có hiệu quả để có thể tránh được
tham nhũng và lãng phí các nguồn lực, nhất là các nguồn tài nguyên thiên
nhiên.
-Phải hoàn thiện quá trình quyết định chính sách và tăng cường tính
công khai của các quá trình đó đảm bảo để cho các quyết định ,chính sách
ban hành nhằm vào sự phát triển bền vững.
-Phải coi đánh giá tác động môi trường như là một bộ phận cấu thành
của các dự án đầu tư.
5
II.Việc thể chế hoá nguyên tắc đảm bảo sự phát triển bền vững:
1.Việc bảo vệ môi trường trong chính sách phát triển kinh tế của
đất nước, của từng địa phương ,vùng và của từng tổ chức:
Môi trường liên quan đến tính ổn định và bền vững của sự phát triển

kinh tế - xã hội.Phát triển kinh tế - xã hội là quá trình nâng cao điều kiện
sống về vật chất và tinh thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật
chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hoá. Phát triển là xu
thế chung của từng cá nhân cũng như của cả loài người trong quá trình sống.
Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ chặt chẽ: môi trường là địa
bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các
biến đổi của môi trường.
Trong hệ thống kinh tế - xã hội, hàng hoá được di chuyển từ sản xuất
đến lưu thông, phân phối và tiêu dùng cùng với dòng luân chuyển của
nguyên liệu, năng lượng, sản phẩm, chất thải. Các thành phần đó luôn luôn
tương tác với các thành phần tự nhiên và xã hội của hệ thống môi trường
đang tồn tại trong địa bàn đó.
Tác động của con người đến môi trường thể hiện ở khía cạnh có lợi là
cải tạo môi trường tự nhiên hoặc có lợi là cải tạo môi trường tự nhiên hoặc
tạo ra kinh phí cần thiết cho quá trình cải tạo đó, nhưng có thể gây ra ô
nhiễm môi trường tự nhiên hoặc nhân tạo.
Mặt khác, môi trường tự nhiên đồng thời cũng tác động đến sự phát
triển kinh tế - xã hội thông qua việc làm suy thoái nguồn tài nguyên - đối
tượng của sự phát triển kinh tế - xã hội hoặc gây ra các thảm họa, thiên tai
đối với các hoạt động kinh tế - xã hội trong khu vực.
Ở các quốc gia có trình độ phát triển kinh tế khác nhau cú cỏc xu
hướng gây ô nhiễm môi trường khác nhau. Ví dụ:
- ễ nhiễm do dư thừa: 20% dân số thế giới ở các nước giàu hiện sử
dụng 80% tài nguyên và năng lượng của loài người. sản xuất công nghiệp
phát triển mạnh, hoạt động của quá nhiều các phương tiện giao thông vận tải
6
đã tạo ra một lượng lớn chất thải độc hại vào môi trường (đặc biệt là khí
thải). Hiện nay việc có được mua bán hay không quyền phát thải khí thải
giữa các nước đang là đề tài tranh luận chưa ngã ngũ trong các hội nghị
thượng đỉnh về môi trường, các nước giàu vẫn chưa thực sự tự giác chia sẻ

tài lực với các nước nghèo để giải quyết những vấn đề có liên quan tới môi
trường.
- ễ nhiễm do nghèo đói: mặc dù chiếm tới 80% dân số thế giới, song
chỉ sử dụng 20% tài nguyên và năng lượng của thế giới, nhưng những người
nghèo khổ ở các nước nghèo chỉ có con đường duy nhất là khai thác tài
nguyên thiên nhiên (rừng, khoáng sản, đất đai ) mà không có khả năng
hoàn phục. Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM) về môi trường họp vào tháng
1/2002 tại Trung Quốc đã cho rằng nghèo đói là thách thức lớn nhất đối với
công tác bảo vệ môi trường hiện nay. Do vậy, để giải quyết vấn đề môi
trường, trước hết các nước giàu phải có trách nhiệm giúp đỡ các nước nghèo
giải quyết nạn nghèo đói.
Như vậy, để phát triển, dù là giàu có hay nghèo đói đều tạo ra khả
năng gây ô nhiễm môi trường. Vấn đề ở đây là phải giải quyết hài hoà mối
quan hệ giữa phát triển và bảo vệ môi trường. Để phát triển bền vững không
được khai thác quá mức dẫn tới huỷ hoại tài nguyên, môi trường; thực hiện
các giải pháp sản xuất sạch, phát triển sản xuất đi đôi với các giải pháp xử lý
môi trường; bảo tồn các nguồn gen động vật, thực vật; bảo tồn đa dạng sinh
học; không ngừng nâng cao nhận thức của nhân dân về bảo vệ môi trường
Việc mở cửa nền kinh tế Việt Nam vào đầu những năm 90 đã đem
lại những thay đổi quan trọng trong khu vực nông thôn. Ví dụ như quyết
định của nhà nước về việc phát triển nông nghiệp ở cấp độ hộ gia đình tư
nhân đã khuyến khích rất mạnh những sáng kiến của tư nhân trong lĩnh vực
nông nghiệp và nâng cao rõ rệt năng suất lao động trong lĩnh vực này. Với
4,5 triệu tấn gạo xuất khẩu năm 1999, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu
gạo lớn thứ hai trên thế giới, trong khi chỉ mới một thập kỷ trước đó, năm
1989, Việt Nam còn phải nhập khẩu gạo. Tuy nhiên, mặc dù có những cơ
hội mới đối với các hộ nông dân trung lưu nhưng vẫn cần có những chuyển
7
đổi lớn về mặt cơ cấu, khi mà 20 triệu hộ nông dân trên khắp Việt nam hiện
trung bình chỉ canh tác trên một diện tích có 0,3 ha.


Mặc dù Việt Nam đã đạt được những tiến bộ rõ rệt trong vấn đề xóa
đói giảm nghèo nhưng tỉ lệ đúi nghốo và suy dinh dưỡng của dân cư trong
khu vực nông thôn, nhất là trong các dân tộc thiểu số, vẫn còn tương đối cao.
Những giải pháp liên lĩnh vực là hết sức cần thiết để bảo đảm cải thiện lâu
dài điều kiện sống của người dân các vùng núi cao này. Việc nâng cao năng
suất trong các lĩnh vực này sẽ đem lại nhiều khả năng khác nhau đối với sự
phát triển kinh tế quốc gia cũng như đối với tiềm năng giảm bớt sự phân hóa
xã hội và giảm bớt chênh lệch đang ngày càng gia tăng về thu nhập giữa khu
vực thành thị và nông thôn cũng như giữa các nhóm dân tộc khác nhau.
Các biện pháp cải cách trong hệ thống hành chính công đã cho thấy
những dấu hiệu tác động tích cực đầu tiên ở cấp quốc gia. Cũng đó cú những
nỗ lực nhất định được thực hiện ở cấp làng xã. Cụ thể là phối hợp cùng thực
hiện tốt hơn các nhiệm vụ và chức năng trong vấn đề quy hoạch sử dụng đất,
phân bổ đất, cải tổ và cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước cũng như
phân định rõ thẩm quyền theo pháp luật. Tất cả những điều đó là những yếu
tố cần thiết để đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế xã hội. Một số đổi mới
rõ rệt trong vấn đề quản lý tài nguyên thiên nhiên đã được thể hiện rõ trong
nhiều lĩnh vực. Ví dụ như những chính sách mới trong lĩnh vực lâm nghiệp
đã góp phần tăng dần diện tích che phủ rừng của Việt nam từ năm 1995 đến
nay. Tuy nhiên, những thành công này không phải là tuyệt đối khi độ đa
dạng sinh học và chất lượng rừng vẫn tiếp tục suy giảm trong thời gian qua.
Hoạt động hợp tác kỹ thuật của Đức được thực hiện thông qua một
sự hợp tác đa lĩnh vực với các cơ quan của Chính phủ và với các nhà tài trợ
khác, nhất là trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, quản lý nguồn tài nguyên
thiên nhiên và xóa đói giảm nghèo. Cơ quan đối tác cấp quốc gia của GTZ
tại Việt Nam trong lĩnh vực quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên là Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (MARD). Các dự án "xanh" của GTZ
8
hiện đang hoạt động tại khoảng 15 tỉnh, hơn 50 triệu USD đã được cung cấp

cho các hoạt động hỗ trợ của hơn chục dự án trong thời gian 10 năm qua.
Các dự án này áp dụng một phương thức tiếp cận kết hợp giữa kinh
nghiệm thực tế thu được tại chỗ trong khu vực nông thôn với công tác hoạch
định thực hiện ở cấp Bộ. Cách tiếp cận này được hỗ trợ bởi việc tổ chức và
tham gia hoạt động trong các ban nhóm công tác đa lĩnh vực, kết hợp kiến
thức và kinh nghiệm của Việt nam và quốc tế. Mục tiêu của GTZ là thực
hiện phương thức tiếp cận đa lĩnh vực, qua đó giúp đỡ các đối tác tư nhân và
nhà nước của Việt Nam nắm bắt được những kiến thức và kinh nghiệm đã
thành công của quốc tế để có thể vận dụng một cách phù hợp. Với phương
thức đó, Hợp tác Kỹ thuật Đức giúp khu vực nông thôn Việt nam chuẩn bị
để đón nhận những thách thức và cơ hội trong tương lai.
GTZ hiện đang có ba dự án mới trong lĩnh vực quản lý tài nguyên
thiên nhiên. Dự án Phát triển Nông thôn tỉnh Đắc Lắc, bắt đầu từ tháng 1
năm 2003, hỗ trợ phát triển những phương thức phù hợp trong vấn đề sử
dụng đất và quy hoạch tài nguyên ở cấp cơ sở và tại các cơ quan chính
quyền địa phương. Dự án Quản lý Vườn Quốc gia Tam Đảo và vùng đệm,
bắt đầu từ tháng 10 năm 2003, áp dụng quy trình lập kế hoạch phi tập trung
nhằm mục đích bảo tồn môi trường, với trọng tâm tập trung vào sự đa dạng
sinh học và phát triển kinh tế xã hội tại các làng xã trong khu vực Vườn
Quốc gia Tam Đảo. Dự án Quản lý tài nguyên thiên nhiên tại miền Trung
Việt Nam, bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 4 năm 2004, hỗ trợ những kinh
nghiệm quy hoạch thích hợp ở cấp tỉnh và địa phương tại tỉnh Quảng Bình.

Ngoài những dự án mới nói trên, GTZ cũn cú một loạt các dự án đã
đóng góp rất thành công vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong suốt thập kỷ
vừa qua. Các dự án này tham gia trực tiếp vào khu vực nông thôn cũng như
ở cấp độ hoạch định chính sách ở Trung ương và các tỉnh. Dự án Phát triển
lâm nghiệp xã hội tại tỉnh Sơn La và Lai Châu, bắt đầu hoạt động từ 1993,
hướng dẫn chiến lược phân bổ đất phù hợp về mặt xã hội và hỗ trợ sự phân
cấp trong việc hoạch định hành chính của tỉnh nhằm mục đích khuyến khích

9
hoạt động quản lý nông lâm ở cấp làng xã. Dự án Hỗ trợ phát triển nông
nghiệp vựng Tõn Lõm (tỉnh Quảng Trị) triển khai từ năm 1995 với mục đích
hỗ trợ cho một doanh nghiệp quốc doanh lớn trong quá trình đổi mới và cổ
phần hóa, chuyển đổi thành một đơn vị cung cấp dịch vụ và giúp đỡ doanh
nghiệp này trong nỗ lực tiếp cận những thị trường mới. Dự án Hỗ trợ cải
cách hệ thống hành chính lâm nghiệp, hoạt động tại Việt Nam từ năm 1997,
tập trung vào nội dung tư vấn chính sách và chiến lược của ngành ở cấp
Trung ương cũng như địa phương. Dự án Quản lý bền vững tài nguyên tại
vùng hạ lưu sông Mekong, hoạt động từ năm 1995, tổng hợp và phổ biến
những kinh nghiệm có nhiều triển vọng trong lĩnh vực phối hợp quản lý
nguồn tài nguyên thiên nhiên ở cấp khu vực, quốc gia và địa phương. Dự án
Hỗ trợ kinh tế hộ gia đình tại huyện Kim Sơn (tỉnh Ninh Bình), do DED (Cơ
quan Dịch vụ Phát triển Đức) thực hiện từ năm 1999, hỗ trợ áp dụng một
phương thức sản xuất nông nghiệp phù hợp với điều kiện thực tế tại địa
phương và tạo lập tiền đề cơ bản cho việc vận dụng rộng rãi hệ thống này.
Dự án Khuyến khích sản xuất khoai tây, bắt đầu từ tháng 7 năm 2000, góp
phần đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp nhằm tạo thêm thu nhập cho các hộ
nông dân. Cuối cùng, dự án Rioplus hỗ trợ chính sách và chiến lược bảo vệ
môi trường được thực hiện phục vụ cho sự phát triển bền vững tại Việt Nam.
GTZ hiện còn có một loạt các dự án khác đang trong giai đoạn chuẩn bị thực
hiện, trong đó có một dự án về quản lý nước thải.
2.Việc bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên:
Trong thập kỷ vừa qua, Việt Nam đã đạt được một mức tăng trưởng
kinh tế đáng kể. Tuy nhiên, những thay đổi nhanh chóng về mặt cơ cấu song
hành với sự tăng trưởng này đã bỏ qua không quan tâm tới một số khía cạnh
nhất định về mặt môi trường sinh thái. Trong hiện tượng đó, nghèo đói vừa
là nguyên nhân vừa là hệ quả của các vấn đề về môi trường. Việc khai thác
cạn kiệt hệ sinh thái do tình trạng nghèo đói về lâu dài đe dọa dẫn tới một sự
tàn phá không thể cứu vãn nổi đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc

10
biệt là đối với tài nguyên rừng, đất và nước. Xu thế này hoàn toàn đi ngược
lại mục tiêu phát triển bền vững. Tầm quan trọng của những vấn đề môi
trường đang phát sinh này hiện chưa được đề cập đến một cách đầy đủ trong
các mục tiêu phát triển quốc gia và chưa được quan tâm một cách thỏa đáng
trong Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoỏ đúi giảm nghèo (CPRGS)
của Việt Nam.
Những thách thức chính phát sinh từ mâu thuẫn giữa một mặt là yêu
cầu về việc gìn giữ môi trường và mặt khác là những mục tiêu quy hoạch
kinh tế. Để đáp ứng những chỉ tiêu của Chính phủ về tăng trưởng nông
nghiệp thì sản xuất phải tăng không ngừng mà điều này lại chỉ có thể đạt
được khi nâng cao hiệu quả và đẩy mạnh hoạt động sản xuất. Chính sách này
làm tăng thêm sức ép đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên
Loài người đang đứng trước thử thách lớn: các nguồn tài nguyên trên
Trái Đất là có hạn. Nhiều tài nguyên đang bị cạn kiệt, trong khi đó yêu cầu
của sự phát triển lại không ngừng tăng lên, nên sản xuất xã hội không ngừng
được mở rộng.Sự hạn chế của các nguồn tài nguyên thể hiện rõ nhất ở tài
nguyên khoáng sản – cơ sở nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng để phát triển
công nghiệp.
Mặt khác, chính trong thời đại mà loài người có những bước tiến nhảy
vọt trong kinh tế và khoa học – kỹ thuật, thì cũng là lúc môi trường sinh thái
bị ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng. Các nhà khoa học đã phải báo động
về nguy cơ mất cân bằng sinh thái, về khủng hoảng môi trường.
Phải bằng mọi cách sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường, để xã hội
phát triển, sao cho sự phát triển hôm nay không làm hạn chế sự phát triển
của ngày mai mà phải tạo nền tảng cho sự phát triển của tương lai.
Sự phát triển thực sự phải đảm bảo cho con người có đời sống vật chất,
tinh thần ngày càng cao, trong môi trường sống lành mạnh. Đú chớnh là mục
tiêu của sự phát triển bền vững mà loài người đang hướng tớiViệc khai thác
và chế biến khoáng sản có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế ở

11
nhiều nước đang phát triển: đó là nguồn xuất khẩu chủ yếu để thu ngoại tệ ở
các nước Tây Á, nhiều nước châu Phi, Mĩ La-tinh. Các nước tư bản chủ
nghĩa phát triển với nền công nghiệp phát triển cao và lâu đời, là các nước
nhập khẩu khoáng sản chủ yếu.Trong thời gian từ giữa thập kỉ 70 của thế kỉ
XX trở lại đõy, giỏ nhiều loại nguyên liệu khoáng sản giảm. Nhiều nước
đang phát triển phải xuất khẩu khoáng sản để trả các khoản nợ khổng lồ so
với thu nhập quốc dân trong các điều kiện bất lợi, thiệt đơn thiệt kép.
Việc khai thác các mỏ lớn mà không chú trọng đến các biện pháp bảo vệ môi
trường đã làm cho nguồn nước, đất, không khí, sinh vật ở các khu vực có mỏ
bị đầu độc bởi các kim loại nặng, các hợp chất chứa lưu huỳnh…
Ở các nước đang phát triển tài nguyên rừng rất phong phú, đặc biệt là
các khu rừng mưa nhiệt đới cú cỏc loại cây gỗ quý, chim, thú quý hiếm.
Việc đốn rừng diễn ra ở quy mô lớn (lớn hơn nhiều so với khả năng phục hồi
rừng và tốc độ trồng rừng) để lấy gỗ củi, mở rộng diện tích canh tác và đồng
cỏ. Việc xuất khẩu gỗ trũn cũn phổ biến làm cho các nước xuất khẩu gỗ bị
thua thiệt nhiều. Một tỉ lệ rất lớn gỗ được khai thác để lấy cúi: ở châu Phi
88%, châu Á 75% và Nam Mĩ là 72%.Do nền nông nghiệp quảng canh, năng
suất thấp, nên ở nhiều nước nhiệt đới còn phổ biến tình trạng đốt nương làm
rẫy, phá rừng để lấy đất canh tác. Việc theo đuổi mục tiêu tự túc lương thực
bằng mọi giá đã làm cho hàng triệu ha đất rừng bị mất đi, nhường chỗ cho
các đồi núi trọc. Việc phát quang rừng làm đồng cỏ và việc chăn thả gia súc
quá mức, nhất là ở cỏc vựng khí hậu nhiệt đới khô hạn đã thúc đẩy quá trình
hoang mạc hoá.
Vào năm 2002, TKV mới chỉ khai thác 14,8 triệu tấn than. Năm 2003,
sản lượng tiếp tục tăng thêm 2 triệu tấn, về trước 2 năm theo kế hoạch 5 năm
(2001-2005) mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đề ra. Trong năm 2006,
ngành than đã sản xuất và tiêu thụ xấp xỉ 37 triệu tấn than, vượt 7 triệu tấn
so với quy hoạch phát triển ngành mà Chính phủ phê duyệt đến năm 2020.
Năm 2007, do nhu cầu gia tăng của thị trường trong nước và xuất khẩu,

ngành than lại tăng tốc ồ ạt, sản xuất than ở cấp độ lớn hơn. Báo cáo của
12
Ban Kinh tế ngân sách tại kỳ họp thứ 10 HĐND diễn ra vào đầu tháng 7 đó
nờu cụ thể: Dự kiến sản lượng than khai thác năm 2007 sẽ là 43 triệu tấn
than nguyên khai. Như vậy tốc độ khai thác hiện nay được cho là quỏ
"núng" do ngành than đã tự "vượt rào", phá vỡ quy hoạch phát triển của
ngành. Đằng sau việc gia tăng sản lượng này, theo ông Phạm Hải Đường -
Đại biểu HĐND - là ngành than đã "hứa" rất nhiều giải pháp để cải thiện
môi trường, nhưng làm quá chậm. Còn ĐB Nguyễn Duy Hưng bức xúc:
"Chưa bao giờ xe than chạy trên quốc lộ nhiều như hiện nay. Chiến lược của
ngành than là khai thác xuống sâu để tăng sản lượng, nhưng trên thực tế chỉ
toàn "bới" các mỏ nhỏ. Nếu đứng trên mỏ Cao Sơn nhìn xuống sẽ thấy cả thị
xã Cẩm Phả ngập trong bụi".
Theo dự kiến, trong vài ba năm tới, một loạt NM nhiệt điện công suất
lớn trong cả nước đi vào hoạt động sẽ phải cần đến hàng chục triệu tấn than
đốt lò. Trong khi đó, theo kế hoạch năm 2007, ngành than sẽ dành gần 20
triệu tấn than XK. Làm phép tính đơn giản thì sản lượng than tiêu thụ trong
nước cũng như XK trong ít năm tới cũng chỉ đủ dùng cho hoạt động của các
NM nhiệt điện sau khi các NM này đưa vào sử dụng. Đây là chưa kể hàng
chục NM ximăng, luyện cỏn thộp đang gấp rút ra đời cũng sẽ "ngốn" ít nhất
vài chục triệu tấn than/năm. Nếu ngành than không trù tính tới nguồn tài
nguyên hữu hạn của mình để chuẩn bị cho một chiến lược phát triển lâu dài
vì lợi ích quốc gia mà tiếp tục gia tăng sản lượng một cách quỏ "núng" như
hiện nay thì chắc chắn sẽ không tránh khỏi sự hụt hẫng khi nhu cầu của các
ngành công nghiệp cựng lỳc xuất hiện trong một tương lai gần. Thực tế cho
thấy, nguồn tài nguyên ở QN đang dần cạn kiệt. Việc khai thác hầm lò đã
phải xuống sâu vài trăm một. Cỏc mỏ lộ thiên thì đào khoét, bòn rút một
cách vội vã , gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho môi trường sinh thái. Dự đã
có nhiều cố gắng, tuy nhiên phải thừa nhận rằng, một số DN ngành than
chưa thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật Khoáng sản, Luật Bảo vệ

môi trường, Luật Đất đai, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống, sinh hoạt của
người dân và bức xúc trong dư luận. Qua tiến hành kiểm tra tại 68 khu vực
mỏ đang hoạt động thì chỉ có 38 khu vực có báo cáo đánh giá tác động môi
13
trường. Nhiều dự án mở rộng, nâng cấp các mỏ của Cao Sơn, Cọc Sỏu, Đốo
Nai, Hà Tu, Nỳi Bộo đều không có đánh giá tác động môi trường. Từ hoạt
đông khai thác than dẫn đến đổ thải đã tạo nên các bãi thải lớn như: Đồi Cọc
Sáu, cao 260m; Đèo Nai: 200m; Đông Cao Sơn: 250m - có thể gây ảnh
hưởng bất cứ lúc nào cho các khu dân cư phía dưới khi mưa lớn và lũ
quét.Đặc biệt là các bến cảng tiếp nhận than phân tán, nhỏ lẻ, hạ tầng yếu
kém và đa số không có công trình bảo vệ môi trường. Nhiều bến - bói đó cú
quyết định của tỉnh QN ngừng hoạt động nhưng không chấp hành, gây ô
nhiễm môi trường trầm trọng như tuyến đường 337 (Hạ Long) hoặc Mông
Dương (Cẩm Phả). Đánh giá của Sở TNMT cho thấy: Nồng độ bụi ở khu
vực Mông Dương (Cẩm Phả); Hà Trung, Hồng Hải (TP.Hạ Long); Khe Ngỏt
(Uụng Bớ) - đều vượt tiêu chuẩn cho phép gấp nhiều lần. Kiểm tra nước thải
tại Cty than Hà Lầm có hàm lượng BOD (nhu cầu ụxy sinh hoá), COD (nhu
cầu ụxy hoỏ học), TSS (hàm lượng cặn lửng lơ) vượt tiêu chuẩn cho phép từ
3,9- 5,7 lần; hàm lượng TTS trong nước thải của Cty than Dương Huy (Cẩm
Phả) vượt đến 16 lần Chưa kể nhiều DN không hề có hệ thống xử lý nước
thải.
Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ngành than cần thay đổi phương
thức đổ thải. Phải phân tầng, cắt lớp, phủ xanh bãi thải. Đối với các vùng
nhạy cảm như: Hạ Long, Đông Triều, Uông Bí, cần giảm dần khai thác lộ
thiên Kinh phí cho môi trường 2%/năm tính trong chi phí giá thành như
hiện nay là quá ít so với mức từ 15 -19% mà nhiều quốc gia đang áp dụng.
Kinh phí dù rất quan trọng, nhưng yếu tố quyết định cuối cùng vẫn là sự
nhận thức và thái độ trách nhiệm trước cộng đồng. Mà ở đây, trước hết thuộc
về những người trong cuộc, đặc biệt là ngành than.
Ngoài ra cũn cú những cản trở khác từ bộ máy hành chính quan liêu

kém hiệu quả cũng như thiếu kinh nghiệm quản lý các vấn đề môi trường,
kết quả là các kế hoạch cải cách chỉ được thực hiện một cách chậm chạp và
thiếu sự điều phối. Những lợi thế về mặt sinh thái của các phương thức sản
14
xuất đã qua thử nghiệm khác chưa được tận dụng triệt để. Nguyên tắc phối
hợp quản lý cũng chưa được vận dụng một cách thỏa đáng.
3. Công tác đánh giá tác động môi trường đối với các dự án lớn.
Khi một nước đang phát triển và có nhiều dự án lớn thì ảnh hưởng lên
môi trường càng mạnh. Ở những nước nghèo, vỡ quỏ chú tâm vào mục tiêu
phát triển kinh tế, môi trường rất dễ bị quên lãng, gây nhiều ảnh hưởng tai
hại. Đó là trường hợp các nước Âu châu trong TK19 và đầu TK20, Nhật
trong suốt nửa đầu TK20, và Việt Nam, Trung Quốc cựng cỏc nước tương tự
trong lúc này.
Sự khác biệt lớn nhất giữa các nước đang phát triển hiện nay và các
nước Âu châu và Mỹ thời xưa là tốc độ phát triển ngày nay nhanh hơn, các
dự án lớn hơn, thường cú cỏc công ty hay tổ chức lớn của ngoại quốc tài trợ,
và dân số đông hơn gấp bội. Dân số nước Anh trong thời cách mạng kỹ nghệ
chỉ chừng 20 triệu trong khi Việt Nam đã hơn 80 triệu. Môi trường vốn dĩ đã
yếu vì mật độ dân số cao, mà dự án thì lớn, nên tác động môi trường ngày
nay trầm trọng hơn thời xưa rất nhiều.
Rút kinh nghiệm của quá khứ, để giảm bớt sự tàn phá, các nước đều
có những luật lệ bảo vệ môi trường. Trước khi thực hiện một dự án lớn, một
trong những giai đoạn quan trọng là việc viết một Báo cáo Đánh giá Tác
động Môi trường, tiếng Anh là Environmental Impact Assessment Report
(EIA) hay còn gọi là Environmental Impact Statement (EIS). Nhà xây dựng
phải viết EIA và đệ trình chính quyền. EIA phải công bố cho công chúng
trong vùng bị ảnh hưởng để dân chúng có cơ hội bày tỏ ý kiến của mình. Sau
khi cân nhắc lợi hại, chính quyền mới chấp thuận hoặc chối từ dự án, hoặc
bắt buộc nhà xây dựng phải làm cho hoàn chỉnh hơn.
Từ năm 1993 Việt Nam đó cú Luật Bảo vệ Môi Trường. Luật này

được sửa đổi lại và ban hành vào tháng 7 năm 2006, trong đó dành nguyên
một mục về Đánh giá Tác động Môi trường. Đạo luật này đòi hỏi các dự án
lớn, nhất là các dự án có đầu tư từ nước ngoài, phải làm EIA. Vì EIA đóng
một vai trò quan trọng như vậy, nhà xây dựng phải cân nhắc kỹ càng xem
15
những phương cách của mình trong dự án đã tối ưu chưa trong việc giảm tác
dụng vào môi trường, cú cỏch nào làm khỏc khụng, nếu có những tác dụng
không thể trỏnh thỡ làm sao để giảm ảnh hưởng của nó tới mức tối thiểu,
phải đền bù sao cho xứng đáng những người bị ảnh hưởng, v.v.
Bất cứ dụ án nào có thể ảnh hưởng vào môi trường đều cần phải có
EIA. Để cụ thể, luật môi trường mỗi nước thường cho danh sách những loại
dự án cần làm EIA. Cộng đồng Âu châu (European Union) có hai danh sách,
danh sách I cho các công trình "nguy hiểm" luôn luôn phải làm EIA (nhà
máy lọc dầu, nhà máy điện, nhà máy hóa học ), danh sách II cho các loại
công trình khác làm hay không tùy trường hợp (quy mô to hay nhỏ, vị trí
công trình, v.v.)
Luật Môi trường Việt Nam 2006 quy định chủ các dự án sau đây phải
lập Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường:
a) Dự án công trình quan trọng quốc gia;
b) Dự án có sử dụng một phần diện tích đất hoặc có ảnh hưởng
xấu đến khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, các khu di tích lịch
sử - văn hoá, di sản tự nhiên, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng;
c) Dự án có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến nguồn nước lưu vực
sông, vùng ven biển, vựng cú hệ sinh thái được bảo vệ;
d) Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu kinh tế, khu công
nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, cụm làng nghề;
đ) Dự án xây dựng mới đô thị, khu dân cư tập trung;
e) Dự án khai thác, sử dụng nước dưới đất, tài nguyên thiên
nhiên quy mô lớn;
16

g) Dự án khỏc cú tiềm ẩn nguy cơ lớn gây tác động xấu đối với
môi trường.
Môi trường không phải chỉ là thiên nhiên, sinh thái, mà còn là môi
trường nhân tạo. Tức là EIA cũng cần phải đánh giá ảnh hưởng của dự án
vào xã hội địa phương (nhà cửa, sinh sống, giải trí, giao thông, tiếng ồn, chất
lượng đời sống nói chung của dân chúng), vào kinh tế (công ăn việc làm, thu
hoạch của cả vùng), vào các giá trị văn hóa tín ngưỡng, nhất là các di tích
lịch sử có thể có. Một ví dụ là việc xây tòa nhà Quốc hội Việt Nam đã phải
tạm dừng lại khi đào bới thấy di tích Hoàng thành Thăng Long.
Chúng ta đừng sợ rằng sự chú ý quá đáng đến môi trường sẽ phương
hại đến sự phát triển kinh tế và đời sống dân chúng. Trái lại, lợi ích kinh tế
lâu dài luôn luôn đi liền với sự lành mạnh của môi trường. Một bản EIA đầy
đủ luôn luôn chú ý tới những mối lợi, và hại, về kinh tế và công ăn việc làm
dân chúng. Bảo vệ môi trường tức là bảo vệ nguồn sống lâu dài của người
dân, tránh những mối lợi tức thời nhưng không bền vững. Nhờ môi trường
tốt mà các nước Âu châu hiện nay có một nguồn lợi vô tận nhờ kỹ nghệ du
lịch, các nước nông nghiệp tân tiến như Canada, Úc, New Zealand bán nông
phẩm rất được giá trên thị trường thế giới. Không phải tự nhiên mà họ được
như vậy. Suốt từ thời cách mạng kỹ nghệ (thế kỷ 18) cho tới thập niên 1960
xã hội Tây phương ít để ý đến môi trường, gây ra ô nhiễm trầm trọng. Từ
thập niên 1970 trở đi, phong trào bảo vệ môi trường mới lớn mạnh, gây áp
lực mạnh làm chính phủ và kỹ nghệ phải tôn trọng và có những biện pháp
làm sạch môi trường. Cuốn sách Silent Spring (1962) của Rachel Carson và
việc sáng lập Greenpeace (1971) thường được coi là những dấu mốc lớn của
phong trào này.
Trong những năm gần đây pháp luật Việt Nam đó cú những tiến triển
lớn về mặt môi trường khi những đạo luật 1993 và 2006 được ban hành.
Việc xây dựng nhà Quốc hội mới phải tạm ngưng khi khám phá di tích
Hoàng thành Thăng Long cho thấy chính quyền đã bắt đầu lưu tâm đến
17

những khía cạnh phi kinh tế. Tuy nhiên trình độ cán bộ nhân viên chấp hành
còn thấp kém, thể chế còn nhiều thiếu sót, nên luật đó cú mà nhiều khi chưa
được áp dụng nghiêm chỉnh. Chẳng hạn, gần đây một công ty tư nhân đó
xõy đường cáp treo ngang vịnh Nha Trang, ảnh hưởng nghiêm trọng đến
cảnh quan, thiên nhiên và kinh tế của một trung tâm du lịch lớn của cả nước,
mà không trình EIA trước cho chính quyền.Chính vì thế việc đánh giá tác
động môi trường đối với các dự án lớn là việc làm rất cần thiết đòi hỏi nhà
nước phải có các biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo việc bảo vệ môi trường.
18
C.KẾT LUẬN
Tài nguyên và môi trường có vị trí đặc biệt quan trọng đối với
con người và phát triển. Khi con người bắt đầu sinh ra đã phải hít thở
không khí, sử dụng nước, thực phẩm để tồn tại. Mỗi sự biến đổi của
tự nhiên, của môi trường đều quan hệ mật thiết đến con người. Mọi sự
đe doạ của thiên nhiên, môi trường cũng chính là sự đe doạ đến con
người. Hiện nay, chúng ta đang phải đối mặt với sự suy thoái tài
nguyên và môi trường. Đất đang bị xâm hại nặng vì sự sa mạc hoá, xói
mũn, rửa trôi, khô hạn, sạt lở. Diện tích canh tác bình quõn trên đầu
người giảm nhanh. Nước là nguồn tài nguyên không thể thay thế cũng
đang đứng trước nguy cơ suy thoái mạnh. Rừng là chiếc nôi của loài
người cũng đang bị tàn phá. Các loại thực vật, động vật đóng vai trò
quan trọng để bào tồn cuộc sống con người cũng đang bị tiệt chủng bởi
chớnh sự tác động của con người.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường,
Đảng và Nhà nước ta đã luôn coi trọng công tác bảo vệ môi trường.
Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 đến 2010 được thông
qua tại Đại hội IX của Đảng đã nêu rừ: “Phát triển nhanh, hiệu quả và
bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng
xã hội và bảo vệ môi trường”. Để giải quyết các vấn đề cấp bách về
môi trường, Bộ chính trị đã có chỉ thị số 36/CT – TW, ngày 25/6/1998

và Nghị quyết số 41/NQ – TW, ngày 15/11/2004 về Bảo vệ môi trường
trong thời kỳ đẩy mạnh CNH – HĐH. Bộ Chính trị đã nêu: Bảo vệ môi
trường vừa là nhiệm vụ phức tạp, vừa cấp bách và có tính đa dạng. Bảo
vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dõn và toàn quõn và có
tính liên vùng rất cao. Vì vậy cần phải có sự lónh đạo, chỉ đạo chặt chẽ
19
của các cấp uỷ Đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước và sự tham
gia tích cực của toàn thể quần chúng.
Mỗi chúng ta cần nõng cao nhận thức sõu sắc, đúng đắn về tầm
quan trọng của công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường. Bảo vệ tài
nguyên, môi trường là đảm bảo sự phát triển bền vững trong phát triển
kinh tế - xã hội. Chỉ chú trọng phát triển kinh tế, không quan tõm đến
bảo vệ môi trường sẽ ảnh hưởng tác động trực tiếp nguồn lực, sức khoẻ
con người. Chính vì thế phải gắn quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế
xã hội với bảo vệ môi trường, đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững.
20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật môi trường - Đại học Luật Hà Nội
2. Giáo trình Luật môi trường - Đại học Huế
3. Bàn về tác động Kinh tế - Xã hội của Luật Bảo vệ môi trường
năm 2005 - Tạp chí Pháp luật và phát triển số 2 năm 1996
4. Báo cáo hiện trạng môi trường năm 2005, 2006
5. www.moj.gov.vnn.vn
6. www.vietnamnet.vn

21
MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU 1
B. NỘI DUNG CHÍNH 3
I. Thế nào là sự phát triển bền vững? 3

II. Việc thể chế hoá nguyên tắc đảm bảo sự phát triển bền vững 6
1. Việc bảo vệ môi trường trong chính sách phát triển kinh tế của đất
nước, của từng địa phương, vùng và của từng tổ chức 6
2. Việc bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên 10
3. Công tác đánh giá tác động môi trường đối với các dự án lớn 15
C. KẾT LUẬN 19
22

×