Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CỦA HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.21 KB, 15 trang )

TM2.NT2-3. Phân tích các nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài
thương mại? So sánh với các nguyên tắc tố tụng Tòa án
Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................................1
NỘI DUNG.................................................................................................................................2
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN.................................................................................2
1. Khái niệm trọng tài thương mại....................................................................................2
II. CÁC NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG
TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI................................................................................................3
1. Nguyên tắc trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa thuận đó
không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội................................................................3
2. Nguyên tắc trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của
pháp luật..............................................................................................................................4
KẾT LUẬN...............................................................................................................................13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................14
LỜI MỞ ĐẦU
Công cuộc đổi mới và mở cửa nền kinh tế do Đảng cộng sản Việt Nam đề
xướng từ đại hội VI (12/1986) đã đem lại những thành quả to lớn về kinh tế và
xã hội. Nền kinh tế nước ta sau hơn hai mươi hai năm đổi mới và mở cửa đã có
những chuyển biến tích cực, hợp tác và giao lưu thương mại ngày càng phát
triển. Song cũng trong bối cảnh đó, các quan hệ thương mại ngày càng trở nên
đa dạng và phức tạp. Các quan hệ này không chỉ được thiết lập giữa các chủ thể
kinh doanh trong nước mà còn mở rộng tới các tổ chức nước ngoài. Chính vì
vậy, tranh chấp thương mại là điều không thể tránh khỏi và cần được quan tâm
giải quyết kịp thời.
Pháp luật Việt Nam nói chung cũng như pháp luật thương mại Việt
Nam nói riêng đã quy định nhiều hình thức giải quyết tranh chấp như: thương
lượng, hòa giải, tòa án hay trọng tài. Với những quy định của pháp luật hiện
hành đã góp phần giải quyết các tranh chấp trong quan hệ thương mại một
cách nhanh chóng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự. Tuy
nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và xu thế hội nhập quốc tế, tranh


chấp cũng ngày càng nhiều với tính chất và mức độ ngày càng phức tạp.
Trước tình hình đó, việc lựa chọn phương thức nào để giải quyết tranh chấp
1 | P a g e
Nhóm A
1
- 3
TM2.NT2-3. Phân tích các nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài
thương mại? So sánh với các nguyên tắc tố tụng Tòa án
có tầm quan trọng đặc biệt bởi nó có thể quyết định mức độ thiệt hại của
doanh nghiệp một khi thương vụ bị đổ bể.
Hiện nay, không có phương thức giải quyết tranh chấp nào chiếm vị thế
tuyệt đối cả. Tuy nhiên, căn cứ vào những ưu điểm vượt trội của trọng tài thì
phương thức này đang được các doanh nghiệp lựa chọn, đặc biệt là đối với
các tranh chấp có yếu tố nước ngoài. Trong phạm vi đề tài này nhóm xin trình
bày về “các nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài
thương mại và so sánh với nguyên tắc tố tụng tòa án”.
NỘI DUNG
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
1. Khái niệm trọng tài thương mại
Trọng tài là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp ngoài
Tòa án. Chính vì vậy, việc Trọng tài giải quyết tranh chấp kinh doanh -
thương mại là do các bên thỏa thuận lựa chọn và thường được ghi nhận trong
hợp đồng. theo từ điển tiếng việt thì trọng tài là “Người được cử ra để phân
xử, giải quyết những vụ tranh chấp. Đóng vai trọng tài trong cuộc tranh luận.
Hội đồng trọng tài kinh tế.”
Khoản 1, Điều 3 Pháp lệnh trọng tài quy định về nguyên tắc giải quyết
tranh chấp bằng trọng tài, theo đó: “Tranh chấp được giải quyết bằng trọng
tài, nếu trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp các bên có thỏa thuận trọng tài”.
Tại bản Quy tắc tố tụng Trọng tài có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2004 của Trung
tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) bên cạnh phòng Thương mại và

Công nghiệp Việt Nam có khuyến nghị các doanh nghiệp đưa điều khoản
trọng tài mẫu của VIAC vào các hợp đồng thương mại như sau : “Mọi tranh
chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết tại
Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam theo quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm này”. Và hiện
nay là Luật trọng tài thương mại năm 2010 có quy định :“Trọng tài thương
2 | P a g e
Nhóm A
1
- 3
TM2.NT2-3. Phân tích các nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài
thương mại? So sánh với các nguyên tắc tố tụng Tòa án
mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến
hành theo quy định của Luật này.”
2. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài
thương mại
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là những tư
tưởng chỉ đạo, chi phối được quy định để dùng làm cơ sở giải quyết cho các
mối quan hệ phát sinh trong lĩnh vực kinh doanh thương mại mà trong đó
trọng tài thương mại chính là phương thức giải quyết được sử dụng khi không
có thỏa thuận liên quan đến tòa án. Tại Điều 4 Luật trọng tài thương mại năm
2010 đã quy định về các nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng
trọng tài như sau: “1. Trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên
nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội.
2. Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định
của pháp luật.
3. Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng
trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ
của mình.
4. Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công

khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
5. Phán quyết trọng tài là chung thẩm”.
II. CÁC NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG
MẠI BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI
1. Nguyên tắc trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên
nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội.
Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng
trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh (khoản 2 Điều 3 Luật
trọng tài thương mại năm 2010). Như vậy, các bên có thể thuận thỏa thuận
trọng tài trước khi có tranh chấp hoặc sau khi có tranh chấp. Một trong những
ưu điểm của việc giải quyết tranh chấp theo thủ tục trọng tài là các bên có
3 | P a g e
Nhóm A
1
- 3
TM2.NT2-3. Phân tích các nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài
thương mại? So sánh với các nguyên tắc tố tụng Tòa án
tranh chấp được đảm bảo tối đa quyền tự do định đoạt trên nhiều phương diện
trong quá trình giải quyết với điều kiện các thảo thuận đó không vi phạm điều
cấm và trái đạo đức xã hội. Các bên tranh chấp có quyền thỏa thuận với nhau
về nhiều vấn đề liên quan đến thủ tục giải quyết mà trọng tài viên phải tôn
trọng , nếu không sẽ dẫn đến hậu quả là quyết định của hội đồng trọng tài sẽ
bị tòa án hủy theo yêu cầu của các bên.
Quyền hạn của hội đồng trọng tài là do các bên giao cho họ. Các bên
thỏa thuận chọn trung tâm trọng tài nào và hình thức trọng tài nào thì chỉ có
trung tâm trọng tài và hình thức trọng tài đó có thẩm quyền giải quyết. Các
bên lựa chọn trọng tài viên nào thì trọng tài viên đó có thẩm quyền giải quyết.
Nếu các bên thỏa thuận vụ tranh chấp do một trọng tài viên duy nhất giải
quyết thì chỉ có trọng tài viên duy nhất đó có quyền giải quyết. Các bên có
quyền thảo thuận địa điểm giải quyết vụ tranh chấp. Chỉ khi không có thỏa

thuận của các bên về địa điểm giải quyết thì hội đồng trọng tài mới quyết
định. Các bên còn có quyền thỏa thuận thời gian mở phiên họp giải quyết vụ
tranh chấp. Chủ tịch hội đồng trọng tài chỉ có quyền quyết định thời gian mở
phiên họp giải quyết nếu các bên không có thỏa thuận khác.
2. Nguyên tắc trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và
tuân theo quy định của pháp luật
Việc giải quyết tranh chấp một cách công bằng, tính độc lập của các
trọng tài viên đối với các bên là vấn đề cần được đặc biệt quan tâm. Một số tổ
chức trọng tài yêu cầu trọng tài viên xác nhận bằng văn bản rằng họ đang và
sẽ độc lập với các bên và yêu cầu trọng tài viên trình bày bất kì sự kiện hoặc
chi tiết nào có thể có khiến các bên nghi ngò về tính độc lập của họ. Theo quy
định tại Điều 20 Luật trọng tài thương mại năm 2010 , công dân Việt Nam có
đủ các điều kiện sau có thể làm trọng tài viên:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật dân sự;
- Có trình độ đại học và đã qua thực tế công tác theo ngành đã học từ 5
năm trở lên;
4 | P a g e
Nhóm A
1
- 3
TM2.NT2-3. Phân tích các nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài
thương mại? So sánh với các nguyên tắc tố tụng Tòa án
- Trong trường hợp đặc biệt, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao và
có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, tuy không đáp ứng được yêu cầu nêu tại điểm
b khoản khoản 1 Điều luật cũng có thể được chọn làm Trọng tài viên.
Những người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 20 nhưng
thuộc một trong các trường hợp sau đây không được làm Trọng tài viên:
- Người đang là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Chấp hành
viên, công chức thuộc Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan
điều tra, Cơ quan thi hành án;

- Người đang là bị can, bị cáo, người đang chấp hành án hình sự hoặc
đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích.
Tất cả những quy định trên đều nhằm đảm bảo nguyên tắc trọng tài
viên độc lập, vô tư, khách quan trọng việc giải quyết tranh chấp thương mại.
Khi tham giải giải quyết tranh chấp thương mại, trọng tài viên phải thật sự là
người thứ ba độc lập, vô tư, không liên quan đến các bên có tranh chấp cũng
như không có bất kì lợi ích nào dính dáng đến vụ tranh chấp đó.
Trọng tài viên phải từ chối giải quyết tranh chấp, các bên có quyền yêu
cầu thay đổi Trọng tài viên giải quyết tranh chấp trong các trường hợp sau
đây:
- Trọng tài viên là người thân thích hoặc là người đại diện của một bên;
- Trọng tài viên có lợi ích liên quan trong vụ tranh chấp;
- Có căn cứ rõ ràng cho thấy Trọng tài viên không vô tư, khách quan;
- Đã là hòa giải viên, người đại diện, luật sư của bất cứ bên nào trước
khi đưa vụ tranh chấp đó ra giải quyết tại trọng tài, trừ trường hợp được các
bên chấp thuận bằng văn bản.
Kể từ khi được chọn hoặc được chỉ định, Trọng tài viên phải thông báo
bằng văn bản cho Trung tâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài và các bên về
những tình tiết có thể ảnh hưởng đến tính khách quan, vô tư của mình.
Nếu trọng tài viên không vô tư, không khách quan trong việc giải quyết
vụ tranh chấp , vi phạm nghĩa vụ của trọng tài viên ( trọng tài viên nhận tiền,
5 | P a g e
Nhóm A
1
- 3

×