Tải bản đầy đủ (.pdf) (201 trang)

báo cáo tổng hợp gói thầu thử nghiệm chất lượng, liều lượng sử dụng một số thuốc bảo vệ thực vật và mức phân bón hóa học phù hợp với sản xuất rau an toàn xây dựng điểm trình diễn sản xuất rau an toàn áp dụng vietgGAP và thuốc BV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 201 trang )

DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ
CHẤT LƯỢNG NÔNG SẢN TP

BÁO CÁO TỔNG HỢP
Tên gói thầu:
Thử nghiệm chất lượng, liều lượng sử dụng một số
thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và mức phân bón hóa
học phù hợp với sản xuất rau an toàn: Xây dựng điểm
trình diễn sản xuất rau an toàn áp dụng VietGAP và
thuốc BVTV, phân bón phù hợp tại tỉnh Lâm Đồng
GS.TS. Trần Khắc Thi
TS. Tô Thị Thu Hà
Ths. Lê Thị Thuỷ
Ths. Dương Kim Thoa
TS. Phạm Mỹ Linh
Hà Nội, tháng 5 năm 2012
DỰ ÁN XD & KIỂM SOÁT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ
CHẤT LƯỢNG NÔNG SẢN TP

BÁO CÁO
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG SẢN
XUẤT VÀ SỬ DỤNG PHÂN BÓN, THUỐC BẢO
VỆ THỰC VẬT TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG
Hà Nội, tháng 5 năm 2011
1
MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 3
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
2.1. Thu thập số liệu 3
2.2. Xử lý số liệu 4
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 5


3.1. Thực trạng sản xuất rau tại tỉnh Lâm Đồng 5
3.1.1. Tình hình sản xuất rau tại Lâm Đồng 5
3.1.2. Tình hình sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón tại tỉnh Lâm
Đồng 7
3.1.2.1 Tình hình sản xuất phân bón 7
3.1.2.2. Tình hình kinh doanh phân bón 7
3.1.2.3. Tình hình tiêu thụ phân bón 8
3.1.3. Tình hình sử dụng thuốc BVTV tại tỉnh Lâm Đồng 8
3.1.4. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm 9
3.2. Điều tra thực trạng sản xuất và sử dụng phân bón và thuốc BVTV tại
các điểm nghiên cứu 10
3.2.1. Đặc điểm nông hộ 10
3.2.2. Cây cà chua 12
3.2.2.1. Tình hình sử dụng phân bón 12
3.2.2.2. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật 15
3.2.3. Cải bắp 19
3.2.3.1. Tình hình sử dụng phân bón 20
3.2.3.2. Tình hình sử dụng thuốc BVTV 23
3.2.4. Xà lách 28
3.2.4.1. Tình hình sử dụng phân bón 28
3.2.4.2. Tình hình sử dụng thuốc BVTV 30
3.2.5. Tình hình sử dụng nước tưới 33
3.2.6. Thu hoạch 33
3.2.7. Hạch toán kinh tế sản xuất cà chua, cải bắp và xà lách 35
3.2.8. Sản xuất rau an toàn 36
3.2.8.1. Tham gia sản xuất rau an toàn 36
3.2.8.2. Tập huấn sản xuất rau an toàn 37
3.2.8.3. Kinh doanh vật tư đầu vào 38
3.2.8.4. Thuận lợi và khó khăn trong sản xuất rau an toàn 38
2

3.2.9. Ý kiến chung vể sản xuất 3 loại rau cà chua, cải bắp, xà lách tại Lâm
Đồng 39
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 41
4.1. Kết luận 41
4.2. Đề nghị 42
ĐỀ XUẤT THÍ NGHIỆM PHÂN BÓN 43
I. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA 43
1.1. Cây cà chua: 43
1.2. Cây cải bắp: 43
1.3. Cây xà lách 43
III. ĐỀ NGHỊ 43
2.1. Cây cà chua: 43
2.2. Cây cải bắp: 45
2.3. Cây xà lách 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO 106
Phụ lục 56
Phụ lục 1. danh mục phân bón và thuốc điều tiết sinh trưởng dùng cho cây cà
chua tại tỉnh lâm đồng 56
Phụ lục 2. danh mục thuốc bảo vệ thực vật dùng cho cây cà chua tại tỉnh lâm
đồng 57
Phụ lục 3. danh mục phân bón và thuốc điều tiết sinh trưởng dùng cho cây cải
bắp tại tỉnh lâm đồng 58
Phụ lục 4. danh mục thuốc bảo vệ thực vật dùng cho cây cải bắp tại tỉnh lâm
đồng 59
Phụ lục 5. danh mục phân bón và thuốc điều tiết sinh trưởng dùng cho cây xà
lách tại tỉnh lâm đồng 60
Phụ lục 6. danh mục thuốc bảo vệ thực vật dùng cho cây xà lách tại tỉnh lâm
đồng 61
Phụ lục 7a. quy trình kỹ thuật sản xuất cà chua an toàn theo vietgap 62
Phụ lục 7b. quy trình kỹ thuật sản xuất cà chua an toàn 69

Phụ lục 8a. quy trình kỹ thuật sản xuất cải bắp an toàn 75
Phụ lục 8b. quy trình kỹ thuật sản xuất cải bắp an toàn 83
Phụ lục 9a. quy trình kỹ thuật sản xuất xà lách an toàn 86
Phụ lục 9b. quy trình kỹ thuật sản xuất xà lách an toàn 91
3
BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ SỬ DỤNG
PHÂN BÓN, THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Lâm Đồng là một trong những vùng sản xuất rau lớn ở trong nước. Với khí
hậu ôn hoà, mát mẻ rau ở Đà Lạt được trồng quanh năm, đặc biệt là những loại rau
ôn đới và cận nhiệt. Diện tích, năng suất và sản lượng rau không ngừng tăng trong
những năm gần đây. Chính vì đây là nơi sản xuất chuyên canh tập trung nên nông
dân thường sản xuất thâm canh cao. Đây cũng là môi trường thuận lợi cho sâu, bệnh
phát triển. Việc bón phân và phun thuốc sâu không cân đối, quá liều lượng làm ảnh
hưởng đến chất lượng rau, sức khoẻ người dân và ô nhiễm môi trường.
Việc điều tra hiện trạng sản xuất và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng
suất cây trồng, chất lượng rau, cụ thể là phân bón và thuốc BVTV để từ đó xây
dựng các thử nghiệm cũng như xây dựng mô hình trình diễn về sản xuất rau an toàn
là thật sự cần thiết.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thu thập số liệu
- Điều tra bằng công cụ "Đánh giá nông thôn có sự tham gia" (PRA)
- Số liệu thức cấp: Thu thập số liệu từ Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lâm Đồng;
Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thuỷ sản; các Phòng Nông nghiệp
huyện Đơn Dương, Đức Trọng, TP Đà Lạt; các cửa hàng bán vật tư nông nghiệp.
+ Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trong thời gian 5 năm (2006-2010);
+ Tình hình sản xuất, kinh doanh, sử dụng phân bón
+ Tình hình sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
+ Quản lý kinh doanh, sử dụng an toàn vệ sinh ATTP phân bón và thuốc bảo
vệ thực vật.

- Số liệu sơ cấp
Điều tra các hộ nông dân tại 2 huyện và 1 thành phố.
+ TP Đà Lạt: HTX Phước Thành ( 30 hộ); HTX Anh Đào (7 hộ)
+ Huyện Đơn Dương: HTX Thạnh Nghĩa (30 hộ)
+ Huyện Đức Trọng: Thôn Hạ, Liên Nghĩa (23 hộ)
4
Tổng cộng: 90 hộ nông dân. Trong đó điều tra các hộ đang sản xuất rau an
toàn và các hộ sản xuất theo truyền thống. Danh sách các hộ được cung cấp bởi Ban
quản lý Hợp tác xã, số mẫu được chọn lựa ngẫu nhiên dựa trên danh sách này.
- Nội dung phiếu điều tra:
+ Cây trồng, diện tích
+ Sử dụng phân bón: chủng loại, liều lượng, thời gian bón, thời gian cách ly
+ Sử dụng thuốc BVTV: chủng loại, liều lượng, thời gian phun rải, thời gian
cách ly.
+ Nguồn vật tư đầu vào
+ Thu hoạch: sản lượng, giá bán, % sản lượng thất thu
+ Thị trường tiêu thụ: nơi bán, nhãn mác.
+ Có sản xuất rau an toàn hay không?
+ Thuận lợi và khó khăn trong sản xuất và đề xuất.
- Thời gian điều tra: từ tháng ba - tháng 5 năm 2011
2.2. Xử lý số liệu
+ Điền và phân tích dữ liệu: sử dụng Excel 2003 và SPSS 17.0
Hình 1: Bản đồ hành chính tỉnh Lâm Đồng
(Nguồn: Chi cục bản đồ tỉnh Lâm Đồng)
5
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thực trạng sản xuất rau tại tỉnh Lâm Đồng
3.1.1. Tình hình sản xuất rau tại Lâm Đồng
Sản xuất nông nghiệp ở Lâm Đồng đã hình thành những vùng chuyên canh
tập trung trên cơ sở các tiểu vùng sinh thái khác nhau và phát huy lợi thế so sánh về

cây công nghiệp, rau và hoa với quy mô lớn và chất lượng cây trồng ngày càng
được nâng lên, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và thị
trường. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp chiếm khoảng 50% trong cơ cấu
kinh tế của tỉnh; giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích năm 2010 đạt bình quân
trên 70 triệu đồng/ha.
Bảng 1: Số liệu sản xuất và xuất khẩu rau của tỉnh Lâm Đồng
Hạng mục
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
1. Diện tích
trồng (ha)
29.378
35.197
35.055
39.789
43.202
43.598
Sản lượng
(tấn)
748.111

911.124
933.895
1.128.365
1.243.918
1.296.424
2. Kim ngạch
xuất khẩu
Sản lượng
(tấn)
13.764
15.240
10.696
9.030
13.562
13.500
Giá trị (1000
USD)
12.588
10.375
12.303
10.515
14.406
12.500
Nguồn: Niên giám thống kê Lâm Đồng 2006-2010 và ước thực hiện kế
hoạch 2010 của Ngành NN&PTNT.
Lâm Đồng là một tỉnh có những vùng chuyên canh rau rất đặc thù so với cả
nước. Diện tích rau ở Lâm Đồng ngày càng được mở rộng, đặc biệt ở các huyện phụ
cận thành phố Đà Lạt (Bảng 2, Bảng 3). Hiện nay có hơn 20 chủng loại rau cao cấp
khác nhau được trồng ở Lâm Đồng mà hầu hết được nhập nội từ: Mỹ, Nhật, Pháp.
Sự đa dạng, chuyên canh hoá cây trồng cùng với việc sử dụng thuốc hoá học với

lượng cao làm cho thành phần dịch hại rau cũng đa dạng hơn, hàng năm thường
phát sinh gây thiệt hại lớn cho nông dân.
Do có đất đai và khí hậu thích hợp nên quanh năm có thể trồng nhiều chủng
loại rau cao cấp phục vụ cho thị trường trong nước cũng như xuất khẩu. Thị trường
trong nước tiêu thụ rau của Lâm Đồng chủ yếu là Tp Hồ Chí Minh chiếm khoảng
60-70%, các tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ chiếm 30-40%. Thị trường xuất khẩu
6
chủ yếu là các nước: Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan,…hàng năm đạt
8.042 – 15.240 tấn.
Bảng 2: Diện tích rau các loại phân theo huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Lâm
Đồng qua các năm (ha)
2000
2005
2006
2007
2008
Tổng số
18.879
29.378
35.197
35.055
39.789
1. Thành phố Đà Lạt
6.232
7.466
9.271
8.257
8.377
2. Thị xã Bảo Lộc
37

42
42
45
49
3. Huyện Đam Rông
-
104
110
141
142
4. Huyện Lạc Dương
321
863
2.103
2.084
2.502
5. Huyện Lâm Hà
506
651
741
831
943
6. Huyện Đơn Dương
7.676
11.490
12.550
12.925
16.283
7. Huyện Đức Trọng
3.666

7.865
9.403
9.849
10.224
8. Huyện Di Linh
60
130
135
137
168
9. Huyện Bảo Lâm
54
151
148
132
169
10. Huyện Đạ Huoai
76
49
114
118
141
11. Huyện Đạ Tẻh
129
302
304
302
459
12. Huyện Cát Tiên
122

265
276
234
332
Nguồn: Cục thống kê Lâm Đồng
Bảng 3: Sản lượng rau các loại phân theo huyện, thị xã, thành phố của tỉnh
Lâm Đồng qua các năm
2000
2005
2006
2007
2008
Tổng số
432.364
748.111
911.124
933.895
1.128.365
1. Thành phố Đà Lạt
158.649
191.695
234.277
203.439
211.336
2. Thị xã Bảo Lộc
246
253
249
264
288

3. Huyện Đam Rông
-
925
1.013
1.342
1.396
4. Huyện Lạc Dương
3.873
17.154
44.599
45.217
60.724
5. Huyện Lâm Hà
5.863
7.277
8.901
10.380
11.746
6. Huyện Đơn Dương
171.488
298.404
355.750
368.928
508.167
7. Huyện Đức Trọng
88.005
220.601
253.619
290.774
313.803

8. Huyện Di Linh
547
1.130
1.174
1.176
1.462
9. Huyện Bảo Lâm
537
940
881
1.104
1.439
10. Huyện Đạ Huoai
664
691
2.248
2.124
2.818
11. Huyện Đạ Tẻh
1.618
6.889
6.398
7.242
11.610
12. Huyện Cát Tiên
874
2.152
2.015
1.905
3.576

Nguồn: Cục thống kê Lâm Đồng
7
Các loại rau như cà chua, cải bắp và xà lách được trồng rất phổ biến tại Lâm
Đồng và cho sản lượng lớn (Bảng 4). Các vùng sản xuất cà chua tập trung tại Đức
Trọng, Đơn Dương (trung bình 300 ha). Trong khi rau ăn lá như cải bắp, xà lách
được trồng ở Thành phố Đà Lạt.
Bảng 4: Diện tích, năng suất, sản lượng cà chua, cải bắp, xà lách năm 2010
(ước tính) tại Lâm Đồng
TT
Cây trồng
Diện tích (ha)
Năng suất (tấn/ha)
Sản lượng (tấn)
Rau toàn tỉnh
43.598
28,8
1.296.424
1
Cà chua
5.000
70
350.000
2
Cải bắp
6.400
80
512.000
3
Xà lách
1.800

50
90.000
Nguồn: Cục Thống kê Lâm Đồng, 2010.
3.1.2. Tình hình sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón tại tỉnh Lâm Đồng
3.1.2.1 Tình hình sản xuất phân bón
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có 9 đơn vị sản xuất phân bón, trong
đó 4 đơn vị sản xuất cả hai loại phân bón vô cơ và hữu cơ; 4 đơn vị sản xuất phân
bón hữu cơ và 1 đơn vị sản xuất phân bón vô cơ.
Năng lực sản xuất của các đơn vị
- Phân bón hữu cơ: 92.000 tấn gồm 32 loại sản phẩm.
- Phân bón vô cơ: 50.000 tấn gồm 36 loại sản phẩm.
Thực tế sản xuất: các đơn vị vẫn chưa hoạt động hết công suất. Cụ thể:
- Phân bón hữu cơ: 16.900 tấn gồm 10 loại sản phẩm.
- Phân bón vô cơ: 36.000 tấn gồm 10 loại sản phẩm.
Năm 2010 có 4 đơn vị không hoạt động sản xuất là Công ty Phú Đức Phát,
Công ty Việt Hàn, Công ty Minh Dũng Phát, Công ty Nhật Việt, do các đơn vị này
mới thành lập sản phẩm đang trong giai đoạn khảo nghiệm, nhà xưởng đang xây
dựng
3.1.2.2. Tình hình kinh doanh phân bón
Trên địa bàn toàn tỉnh hiện có khoảng 850 cửa hàng kinh doanh phân bón
các loại, trong đó 20 cửa hàng đại lý cấp 1 hoặc quy mô tương đương.
Các loại phân bón hiện có trên thị trường.
+ Phân bón vô cơ: 50 loại sản phẩm thương mại khác nhau, trong đó NPK
khoảng 30 loại, còn lại là DAP, SA, lân, kali
+ Phân bón NPK, DAP nhập khẩu: Có 8 sản phẩm của công ty Yara Đan
Mạch, 1 của Philipin, 1 của Trung Quốc.
+ Phân bón đơn nhập khẩu: Urê, SA, K
2
SO
4,

KCl, KNO
3
, MgSO
4
, ZnSO
4
do
các công ty trong nước nhập từ các nguồn Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,
8
+ Phân bón hữu cơ: 30 loại sản phẩm thương mại khác nhau, trong đó hữu cơ
sinh học, hữu cơ vi sinh, hữu cơ khoáng chiếm đa số.
+ Phân bón nhập khẩu có 5 sản phẩm của Realstrong.
+ Phân bón lá: 60 loại sản phẩm thương mại khác nhau, phần lớn sản xuất
trong nước.
3.1.2.3. Tình hình tiêu thụ phân bón
Lượng phân bón tiêu thụ: 843.840 tấn/năm.
Trong đó:
+ Phân bón vô cơ: 391.540 tấn gồm các loại NPK tổng hợp 111.660 tấn; Urê
80.660 tấn; SA 42.400 tấn; Lân super 58.800 tấn; phân Kali 97.500 tấn và DAP 520
tấn Như vậy, lượng phân bón NPK tổng hợp chiếm tỷ trọng cao với 28,5%, tiếp
đến là phân Kali và phân đạm chiếm lần lượt là 24,9% và 20,6%.
+ Phân bón hữu cơ: 452.300 tấn gồm phân bón hữu cơ đóng bao 95.300 tấn
các loại và phân chuồng 330.000 tấn.
Phân hữu cơ đóng bao là sản phẩm phân bón được xử lý bằng các công nghệ
thiết bị tiên tiến và đã đăng ký vào Danh mục phân bón của Bộ Nông nghiệp và
PTNT gồm các loại: Hữu cơ khoáng, hữu cơ sinh học, hữu cơ vi sinh, phân vi sinh
vật, phân gà, phân cút, phân dê
Bảng 5: Tình hình sử dụng phân bón trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
STT
Phân bón vô cơ (tấn)

Phân bón hữu cơ (tấn)
Tên phân
bón
Số lượng
(tấn)
Tỷ lệ
(%)
Tên phân bón
Số
lượng
(tấn)
Tỷ lệ
(%)
1
NPK
111.660
28,5
Phân chuồng
(tự sản xuất)
330.000
77,6
2
Urê
80.660
20,6
Phân hữu cơ
đóng bao
95.300
22,4
3

SA
42.400
10,8
4
Lân super
58.800
15,0
5
Kali
97.500
24,9
6
DAP
520
0,1
Tổng từng loại
391.540
452.300
Tổng cộng
843.840
Nguồn: Sở NN&PTNT Lâm Đồng 2010
3.1.3. Tình hình sử dụng thuốc BVTV tại tỉnh Lâm Đồng
- Chủng loại thuốc BVTV có xấp xỉ 300 loại sản phẩm thương mại khác nhau được
sử dụng tại tỉnh Lâm Đồng.
9
- Tình hình sử dụng:
Theo số liệu của sở Nông nghiệp và PTNT, thuốc BVTV được tiêu thụ tại
tỉnh là 1.800-2.000 tấn/năm.
Có 777 công ty kinh doanh, sản xuất, phân phối thuốc BVTV trên địa bàn
tỉnh. Các công ty chiếm thị phần lớn là Sygenta, DuPont

3.1.4. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm
Việc thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ thực hiện tại các
cơ sở có qui mô lớn, tập trung tại các thị trấn, trung tâm huyện lỵ.
- Thanh tra theo định kỳ kết hợp các đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành 08
đợt thanh kiểm tra 354 cơ sở buôn bán thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh. Tổng số tiền
xử phạt: 58,6 triệu đồng, tổng số thuốc tịch thu: 180kg, lít.
- Kết quả điều tra sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của 100 hộ nông dân trồng
rau tại Đà Lạt, Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng cho thấy 100% sử dụng thuốc
có trong danh mục được phép sử dụng, các hộ thực hiện đúng thời gian cách ly. Tuy
nhiên vẫn còn một số hộ sử dụng thuốc chưa đúng đối tượng phòng trừ (trên rau
11hộ= 11%), chưa đúng nồng độ, liều lượng (trên rau 2 hộ= 4%). (Sở Nông nghiệp
và PTNT Lâm Đồng, 2010)
Kiểm tra, giám sát điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm:
- Tổ chức 04 đợt kiểm tra điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, giám sát ô
nhiễm sinh học và tồn dư hóa chất trong nông sản rau, quả, chè tại 112 cơ sở tại TP
Đà Lạt, huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm và
TP Bảo Lộc, huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên. Lấy 68 mẫu rau, chè để phân tích
dư lượng thuốc BVTV. Kết quả kiểm tra cho thấy hầu hết các cơ sở sản xuất rau đạt
trên 75% chỉ tiêu, khoảng 25% chỉ tiêu chưa đạt quy định theo QĐ 99 ngày
15/10/2008.
Thanh tra, kiểm tra phân bón, thuốc BVTV, giống cây trồng:
Qua các đợt thanh tra thường xuyên và đột xuất, năm 2010 đã xử lý vi phạm:
- Số tổ chức, cá nhân vi phạm: 56 trường hợp, trong đó:
+ Hộ gia đình (cửa hàng, đại lý): 30 trường hợp;
+ Doanh nghiệp sản xuất: 26 trường hợp.
- Hành vi vi phạm:
+ Thuốc bảo vệ thực vật: Vi phạm nhãn hàng hóa như ghi vượt đối tượng
phòng trừ so với đăng ký, ghi sai sự thật đối với thuốc bảo vệ thực vật, vi phạm
thuốc ngoài danh mục, thuốc hết hạn sử dụng, vi phạm chất lượng, không có chứng
chỉ hành nghề, chứng chỉ hành nghề hết hạn sử dụng, buôn bán thuốc chung với

lương thực, thực phẩm, nước giải khát;
10
+ Phân bón: Ghi không đủ nội dung bắt buộc đối với nhãn trên bao bì phân
bón, không có nhãn phụ bằng tiếng Việt đối với phân bón nhập khẩu, vi phạm về
chất lượng ghi trên bao bì, phân bón hết hạn sử dụng. (Sở Nông nghiệp và PTNT
Lâm Đồng, 2010)
Công tác khảo nghiệm, lấy mẫu phân bón và sản phẩm:
- Theo dõi các mô hình khảo nghiệm phân bón, đến nay có 04 đơn vị được
Cục trưởng Cục trồng trọt cấp chứng nhận đăng ký khảo nghiệm phân bón trên địa
bàn bao gồm:
+ Công ty TNHH Phúc Thịnh ViNa: 04 sản phẩm (02 HCSH, 02 HCK);
+ Công ty TNHH SX TM Sao Nông: 04 sản phẩm phân bón lá;
+ Công ty TNHH TM DV Âu Mỹ: 04 sản phẩm chuyên dùng cho sân golff;
+ Công ty TNHH Nam An: 04 sản phẩm phân bón lá.
Thực hiện thu thập và phân tích dư lượng thuốc BVTV (phân tích nhanh)
trên 1071 mẫu rau, quả, chè tại các các cơ sở sản xuất rau an toàn, các vựa, chợ đầu
mối và các hộ nông dân sản xuất rau tại TP Đà Lạt, huyện Đức Trọng, Đơn Dương
và Lạc Dương. Kết quả:
+ 607/1071 mẫu có dư lượng thuốc BVTV trong giới hạn an toàn,chiếm 56,68%
+ 402/1071 không phát hiện dư lượng thuốc BVTV, chiếm 37,54%
+ 62/1071 mẫu có dư lượng thuốc BVTV vượt giới hạn an toàn, chiếm 5,79%. (Sở
NN&PTNT Lâm Đồng, 2010).
3.2. Điều tra thực trạng sản xuất và sử dụng phân bón và thuốc BVTV tại các
điểm nghiên cứu
3.2.1. Đặc điểm nông hộ
Bảng 6: Đặc điểm nông hộ tại Lâm Đồng
TP Đà
Lạt
Huyện Đơn
Dương

Huyện
Đức Trọng
Tổng cộng/
trung bình
Số mẫu điều tra
37
30
23
90
Diện tích đất canh tác (1000 m
2
)
8259
5136
9167
7109
Chủ hộ
Độ tuổi trung bình (tuổi)
46
45
37
45
Giới tính: Nam
Nữ
96,2
3,8
90,9
9,1
83,3
16,7

Số năm kinh nghiệm trồng rau
(năm)
20
15
11
17
11
Qua điều tra 90 hộ nông dân ở 3 địa bàn nghiên cứu, số liệu điều tra cho
thấy, đất canh tác phần lớn dùng để sản xuất rau. Mỗi hộ có diện tích canh tác từ
5000-9000 m
2
. Cá biệt, một hộ ở TP Đà Lạt có diện tích rất lớn (25 ha) do đấu thầu
để trồng rau.
Tại Lâm Đồng, việc sản xuất nông nghiệp được coi là một ngành sản xuất
hàng hoá, vì vậy đa số các hộ nông nghiệp đều do nam giới đảm nhiệm vai trò chủ
hộ, quyết định các công việc và trực tiếp sản xuất. Với độ tuổi trung bình trên dưới
40 tuổi. Như vậy, họ có đủ kinh nghiệm trong việc sản xuất nông nghiệp nói chung
và sản xuất rau nói riêng (Bảng 7).
Bảng 7: Thông tin về sản xuất cà chua, cải bắp và xà lách tại các điểm
nghiên cứu
TP Đà Lạt
Huyện Đơn
Dương
Huyện
Đức Trọng
Tổng cộng/
trung bình
Số hộ gieo trồng (hộ)
Cà chua
2

18
12
32
Cải bắp
28
21
17
66
Xà lách
17
14
16
47
Tỷ lệ hộ gieo trồng (%)
Cà chua
5,4
60,0
52,2
35,6
Cải bắp
75,7
70,0
73,9
73,3
Xà lách
45,9
46,7
69,6
52,2
Diện tích gieo trồng (m

2
/hộ)
Cà chua
3000
2965
4775
3330
Cải bắp
4278
2423
3000
3643
Xà lách
2667
1885
4175
2524
Qua khảo sát các cây trồng trong dự án, chúng tôi thấy ở thành phố Đà Lạt
trồng nhiều cải bắp và xà lách. Trong khi Đơn Dương và Đức Trọng cà chua, cải
bắp và xà lách đều được trồng nhiều. Điều này cũng hợp với quy luật sản xuất rau là
những loại rau ăn lá, nhanh hỏng thường được trồng ở ven thành phố để có thể cung
cấp rau hàng ngày tại đây. Trong khi rau ăn quả được trồng ở những vùng xa hơn vì
khả năng chịu bảo quản và vận chuyển tốt hơn. Trong số 3 loại cây trồng nói trên,
cải bắp được các hộ nông dân trồng nhiều. Có thể đây là cây trồng dễ chăm sóc, thị
trường ổn định và cho hiệu quả cao.
Diện tích trung bình cà chua và cải bắp trồng ở Lâm Đồng là 3330-3643 m
2
.
Diện tích này lớn hơn so với diện tích của cây xà lách (2524m
2

).
12
3.2.2. Cây cà chua
Trong các hộ điều tra, có 35,6% số hộ trồng cà chua.
Cà chua có thể trồng được quanh năm, thời vụ trồng nhiều nhất là tháng 4
(42,6% số hộ) và tháng 9 (23,1% số hộ).
Giống trồng phổ biến là giống Anna (chiếm 95,3% số hộ). Giống có thời
gian sinh trưởng 120-130 ngày. Các giống khác như Trang Nông SG, Kim Cương
chỉ được 1-2 hộ sử dụng. Giống Trang Nông là giống vô hạn quả nỏ nên có thời
gian sinh trưởng rất dài (2 hộ nông dân trồng giống này với thời gian sinh trưởng là
360 ngày). 100% số hộ điều tra đều luân canh cà chua với cây khác họ như cải bắp,
cải cúc, xà lách
3.2.2.1. Tình hình sử dụng phân bón
- Chủng loại phân bón cho cà chua rất đa dạng (16 loại) (Phụ lục 1)
+ Phân hữu cơ: gồm phân bò, phân dê
+ Phân hoá học: 14 loại, trong đó sử dụng nhiều là NPK 7.7.14, NPK
15.5.20 và NPK 20.20.5. Đặc biệt, có một số loại phân được sử dụng riêng cho cây
họ cà như NPK con cò cà, nitrophoska, Can xi Bo, Kali
Bảng 8 : Lượng phân bón lót và cách bón cho cà chua (cho 1000 m
2
)
Loại phân
Số hộ sử dụng (%)
Lượng phân bón (kg)
Phân chuồng (bò, dê) (kg)
29,1
2700
Phân NPK 7.7.14 (kg)
5,5
47

Phân NPK 14.7.14 (kg)
7,3
84
Phân NPK 20.20.15 (kg)
7,3
56
Phân lân super (kg)
30,9
202
Kali clorua (kg)
16,4
20
Canxi bo (kg)
29,1
29
Vôi (kg)
27,3
290
Phân khác (HCVS, NPK bốn
màu, NPK tím Đức )
5,5
-
Thời gian bón, cách bón
Trước khi trồng cây, trộn
đề̀u vào đất, sau đó phủ
nilon rồi trồng cây
Nông dân có kinh nghiệm trong việc sử dụng phân bón. Tuỳ giai đoạn sinh
trưởng của cây mà nông dân bón các loại phân khác nhau: Giai đoạn đầu sau trồng:
bón phân kích thích ra rễ, tiếp đến bón Nitơ để tăng khả năng sinh trưởng. Khi cây
chuẩn bị nuôi quả thì bón phân kali và can xi.

13
Bảng 9: Lượng phân bón thúc và số lần bón cho cà chua (cho 1000 m
2
)
Lần 1
Lần 2
Lần 3
Lần 4
Lần
Số hộ (%)
Số lượng
Số hộ (%)
Số lượng
Số hộ (%)
Số lượng
Số hộ (%)
Số lượng
Ure
15
6,7
NPK 7.7.14
15
15
30
42
5
10
25
25
NPK 14.7.14

15
40
5
30
15
6,7
10
15
NPK 15.5.20
20
30
5
20
NPK 20.20.5
20
30
10
9
15
40
5
20
NPK 20.20.15
10
50
10
30
10
10
10

30
NPK 30.30.15
10
27
10
20
5
15
5
25
Lân super
10
50
Can xi
10
10
Kali clorua
10
12
- Cách bón: cách bón cho cà chua rất đa dạng. Thông thường có bón lót và bón thú.
Số lần bón thúc ở mỗi hộ là rất khác nhau về thời gian và lượng bón.
+ Bón lót: phân hữu cơ, vôi, super lân: bón trước khi trồng, rải phân, trộn và
lấp đất. NPK cò cà (7.7.14) và/hoặc NPK cò vàng (14.7.14) hoặc/và NPK cò vàng
Baconco 20.2015, lượng bón là 100 kg/sào.
+ Bón thúc: tưới Urê và lân ở lần bón đầu để cây sinh trưởng và phát triển hệ
rễ.
Đối với phân NPK tổng hợp, tuỳ theo nồng độ của phân và giai đoạn sinh
trưởng cả cây mà bón các loại phân khác nhau: NPK cò cà (7.7.14) tưới ở giai đoạn
đầu, giai đoạn cuối tưới NPK tím Đức (15.5.20.2), lượng bón theo tỷ lệ tăng dần từ
5 kg - 10 kg -15 kg - 20 kg, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày. Tổng số phân NPK các

loại cho 1 vụ là 142 kg/sào.
Kali và canxi bón với lượng lần lượt là 50 kg/sào và 30 kg/sào mỗi loại ở
giai đoạn bón lót hoặc ra quả rộ (2- 2,5 tháng sau trồng).
Vì cây cà chua là cây vừa chăm sóc vừa cho thu hoạch, do vậy sau mỗi lần
bón thúc, thời gian sau bón 7 ngày là nông dân đã thu quả.
- Phương pháp bón thúc
Đa số các hộ bón thúc 3-6 lần (80% số hộ) với thời gian mỗi lần bón phụ
thuộc vào điều kiện sinh lý của cây. Một số hộ chia lượng phân thành phần nhỏ và
bón thường xuyên hơn, thường sau mỗi đợt thu hoạch thì bón (5-7 ngày). Số lần
bón cụ thể được trình bày ở Bảng 10.
14
Bảng 10: Phương pháp bón thúc
Số lần
bón/vụ
1-3 lần
4-6 lần
5-8 lần
9-10 lần hoặc
hơn
Số hộ áp
dụng (%)
33,3
50,0
10,0
6,7
Chủng loại
phân/lần
bón
- Lần 1: Urê
- Lần 2-3: phân

NPK và Kali,
Can xi
- Lần 1: Urê, lân
- Lần 2-4: phân
NPK, Can xi
- Lần 5-6: phân
NPK và Kali
- Lần 1: Urê,
lân
- Lần 2-6:
phân NPK,
Can xi, Kali
- Lần 5-6:
phân NPK
- Lần 1: Urê,
lân
- Lần 2-10:
phân NPK
Thời gian
bón
- lần đầu sau
trồng 7-10
ngày
- lần thứ hai:
bắt đầu nở hoa
- Lần 3: hoa rộ
- lần đầu sau
trồng 7-10 ngày
- lần thứ hai trở
đi 10-15

ngày/lần
- lần đầu sau
trồng 7-10
ngày
- lần thứ hai
trở đi 7-10
ngày/lần
- lần đầu sau
trồng 7-10
ngày
- lần thứ hai
trở đi 5-7
ngày/lần
Sau khi tính toán, quy đổi các loại phân của từng hộ, sau đó tính giá trị trung
bình chúng tôi đã tổng hợp lượng phân bón cho cà chua trong 1 vụ như sau:
Bảng 11: Tổng lượng phân bón quy ra phân đơn tính cho 1000 m
2
(kg)
Loại phân
Bón lót
Bón thúc
Tổng số
Quy trình
an toàn
của Bộ NN
Quy trình
an toàn của
tỉnh LĐ
Phân chuồng
2700

2700
2000-3000
2000-3000
Phân Đạm N
5
17
22
15-16
24
Phân Lân P
2
O
5
22
5
27
9-10
10
Phân Kali K
2
O
10
11
22
15-16
27,5
Can xi
2,6
5,2
7,8

Borat
0,3
0,6
0,9
1,0
Vôi
300
300
30-40
100-150
Như vậy, so với quy trình sản xuất cà chua an toàn đã được Bộ Nông nghiệp
và PTNT ban hành nói chung, lượng phân bón cho cà chua ở Lâm Đồng là quá lớn.
Phân nitơ và kali cao hơn 1,5 lần, đặc biệt phân lân cao gấp 3 lần so với quy trình
sản xuất an toàn.
15
Nếu so sánh với quy trình sản xuất cà chua an toàn của tỉnh Lâm Đồng thì
lượng phân bón Nitơ và Kali của nông dân bằng hoặc thấp hơn quy trình an toàn.
Trong khi phân lân vẫn cao hơn so với khuyến cáo 3 lần.
Sử dụng các chế phẩm dinh dưỡng
100% số hộ đều sử dụng thuốc điều tiết sinh trưởng. Chủng loại cũng rất
phong phú (11 loại) (Phụ lục 1). Các loại thuốc được sử dụng tuỳ thuộc mục đích và
giai đoạn sinh trưởng của cây: giai đoạn đầu (5-7 ngày sau trồng) tưới thuốc kích
thích ra rễ; giai đoạn đậu quả thì phun kích thích ra quả và thuốc nuôi quả. Thuốc
được sử dụng nhiều cho cà chua là G7, Xuân mai, Rong biển.
Qua điều tra, cho thấy liều lượng phun chất điều tiết sinh trưởng là phù hợp
với khuyến cáo. Trung bình mỗi vụ nông dân phun 60 g (ml) thuốc điều tiết sinh
trưởng. Số lần phun trung bình 4,5 lần/vụ. Các lần phun cách nhau 7-10 ngày. Nếu
gặp trời mưa, lượng thuốc tăng 1,2 lần và khoảng cách giữa các lần phun ngắn hơn,
tức là khoảng 5 ngày/lần.
3.2.2.2. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

- Sâu hại:
Sâu hại chủ yếu cà chua là chủ yếu là sâu đục quả và bọ phấn trắng (45% số
ruộng bị hại). Tiếp đến là sâu xanh và rệp (25% số ruộng bị hại). Chủng loại thuốc
hoá học và nồng độ thuốc cho mỗi lần phun được trình bày ở bảng 12. Chủng loại
thuốc để phòng trừ cho mỗi loại sâu là rất đa dạng (Phụ lục 2). Đồng thời số thuốc
trong mỗi lần phun cũng lớn. Ví dụ, sử dụng lần lượt 2,8 và 2,0 loại thuốc/lần phun
để phun trừ sâu đục quả và sâu xanh. Nồng độ thuốc cũng rất khác nhau tuỳ thuộc
loại thuốc đó đã sử dụng lâu năm hay thuốc mới sử dụng.
Bảng 12: Các loại sâu hại cà chua và cách phòng trừ tại Lâm Đồng
Tên sâu
% hộ bị
sâu phá
hoại
Chủng
loại
thuốc
hoá học
Chủng
loại
thuốc/lần
phun
So sánh nồng độ (% số hộ)
Thấp hơn
KC
Theo KC
Cao hơn KC
Sâu đục quả
(Heliothis
armigera)
46,9

17
2,8
10
(0,8 lần)
60
30
(từ 1,2-1,5 lần)
Bọ phấn trắng
(Bemisia tabaci)
43,8
3
1
90
10
(gấp 1,5 lần)
Sâu xanh da láng
(Spodoptera exigua)
28,1
4
2
100
Rệp (Psedococcus
Citiis R)
25,0
3
1
100
16
Sâu vẽ bùa
(Phyllonistis sp.)

15,6
4
1
80
20 (từ 1,2-1,5
lần)
Sâu khoang
(Spodoptera litura)
6,3
1
1
100
Để tìm hiểu chi tiết cách thức phòng trừ sâu, chúng tôi lấy đại diện sâu đục quả - là
loại sâu phá hoại cà chua nhiều nhất ở Lâm Đồng. Kết quả như sau:
Về chủng loại: có 17 loại thuốc để trừ sâu, nhưng nông dân sử dụng chủ yếu
là thuốc Pegasus 500 SC và Map permethrin 50EC. Phun định kỳ 7-10 ngày/lần với
liều lượng cao hơn khuyến cáo trên bao bì là 1,5 lần.
Bảng 13: Chủng loại và nồng độ thuốc BVTV phòng trừ sâu đục quả trên cây
cà chua tại Lâm Đồng.
TT
Tên thuốc
Tên hoạt chất
Số hộ sử
dụng (%)
Thời
gian sử
dụng
(năm)
Nồng độ
(%)

Nồng độ
khuyến
cáo (%)
1
Pegasus
Diafenthiuron
40
5
0,50
0,33
2
Map permethrin
Permethrin (min 50 %)
30
4,5
0,07
0,06
3
Lutex 55WG G8
Methilamine avermetin
30
2
0,05
0,03
4
Takumi
Flubendiamide
25
1
0,07

0,07
5
Ammate
Indoxacarb
20
1,5
0,10
0,11
6
Ematin
Emamectin benzoate
(Avermectin B1a 90 % +
Avermectin B1b 10 %)
10
3
0,1
0,50
7
Lannate
Methomyl (min 98.5%)
10
6
0,3
0,23
8
Tungatin
Abametin
10
1
0,08

0,33
9
Abamectin
Saponin 15% +
Abamectin 2%
10
5
0,15
0,13
10
Sophaxit
-
5
3
0,08
11
Bitox
Dimethoate (min 95 %)
5
3
0,2
0,38
12
Kur ABA
Fenobucar 305 g/l +
Phenthoate 450 g/l
5
3
0,35
0,38

13
Fizomin
-
5
2
0,1
14
TP - Thần tốc
Bacillus thuringiensis
var. T 36
5
4
0,1
0,20
15
DuPontTM
Prevathon®
5SC
Chlorantraniliprole (min
93%)
5
4
0,1
0,17
17
TT
Tên thuốc
Tên hoạt chất
Số hộ sử
dụng (%)

Thời
gian sử
dụng
(năm)
Nồng độ
(%)
Nồng độ
khuyến
cáo (%)
16
Padan
Cartap (min 97%)
5
5
0,07
0,03
17
Lion super
Chlorpyrifos Ethyl 500g/l
+ Cypermethrin 50g/l
5
2
0,1
0,25
Nhìn chung, những loại thuốc mới như Takumi, Ammate, có hiệu lực cao
nên nông dân thường phun đúng liều lượng và được phun riêng biệt. Những loại
thuốc này mới được sử dụng trong vòng 1 năm. Trong khi Pegasus. Lannate,
Abamectin đã được sử dụng từ lâu (5 năm), nên liều lượng phun cao hơn từ 1,2-1,5
lần so với nhãn mác. Những loại thuốc đã sử dụng trong thời gian dài có thể được
kết hợp với nhau để phun trừ sâu. Cá biệt có hộ sử dụng 4 loại thuốc khác nhau

trong 1 lần phun. Đáng lưu ý là ở đây nông dân còn sử dụng thuốc Lannate, là loại
thuốc có trong danh mục thuốc hạn chế sử dụng ở Việt Nam. Hai loại thuốc
Sophaxit và Fizomin không có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở
Việt Nam.
- Bệnh hại
Có rất nhiều bệnh xuất hiện trên cây cà chua như sương mai, gỉ sắt, héo xanh
vi khuẩn, nấm bã trầu (Bảng 14). Chủng loại thuốc bệnh và số thuốc/lần phun
thấp hơn so với trừ sâu, gồm 11 loại thuốc (Phụ lục 2).
Bảng 14: Các loại bệnh hại cà chua và cách phòng trừ tại Lâm Đồng
Tên bệnh
% hộ bị
bệnh phá
hoại
Chủng loại
thuốc hoá
học
Số
thuốc/lần
phun
So sánh nồng độ (% số hộ)
Thấp
hơn KC
Theo
KC
Cao hơn
KC
Sương mai
(Phytophora
infestan (mont) de
Bary.

84,7
10
2,1
-
67,7
33,3
(gấp 1,5 lần)
Gỉ sắt (Uromyces
sp.)
43,1
7
1,2
-
80
20
(gấp 1,2 lần)
Héo xanh
(Pseudomonas
39,2
7
1,8
-
74,5
25,5
(gấp 1,2 lần)
18
solanacearum
Smith.)
Nấm bã trầu
23,1

6
1,4
-
89,2
10,8
(gấp 1,2 lần)
Chạy chỉ (tên địa
phương)
18,2
4
1,4
-
73,8
26,2
(gấp 1,2 lần)
Đốm lá
(Xanthomonas
Campestris)
16,5
3
1
-
100
-
Thán thư
(Collectotrichum
spp)
6,3
2
1

-
100
-
Bệnh sương mai phá hoại ở hầu hết các trang trại (84,7% số hộ). Tiếp đến là
bệnh gỉ sắt và héo xanh vi khuẩn (khoảng 40%). Các chủng loại thuốc trừ bệnh
cũng rất phong phú. Thường thường, nông dân sử dụng 2-3 loại thuốc trong 1 làn
phun để phòng trừ bệnh, đặc biệt đối với những bệnh nguy hiểm như bệnh sương
mai, gỉ sắt, héo xanh. Nồng độ thuốc cũng phụ thuộc vào cách pha trộn, tức là nếu
sử dụng nhiều loại thuốc/lần phun thì nồng độ mỗi loại thuốc thường bằng hoặc
không cao hơn nhiều so với khuyến cáo. Nồng độ thuốc cũng phụ thuộc rất nhiều
vào thời tiết. Nếu trời mưa, nồng độ thuốc sẽ cao hơn và khoảng thời gian giữa hai
lần phun sẽ ngắn hơn so với ngày nắng (5-7 ngày).
Dưới đây là ví dụ cụ thể về phương pháp phòng trừ bệnh sương mai trên cây
cà chua
Bảng 15: Chủng loại và nồng độ thuốc BVTV phòng trừ bệnh Sương mai trên
cây cà chua tại Lâm Đồng.
TT
Tên thuốc
thương
phẩm
Tên hoạt chất
Số hộ sử
dụng (%)
Số vụ sử
dụng
(năm)
Nồng độ
(%)
Nồng độ
khuyến

cáo (%)
1
Ridomil
Mancozeb 64 % +
Metalaxyl 8 %
45,2
7
1,5
1,0
2
Curzate M8
Cymoxanil 8% +
Mancozeb 64%
38,8
2
0,75
0,5
3
Mancozeb
Mancozeb
15,6
5
1,0
0,7
4
Daconil
Chlorothalonil
(min 98%)
15,6
7

1,0
0,8
5
Melody
Iprovalicarb 55 g/kg
+ Propineb
10,4
4
0,5
0,5
19
612.5g/kg
6
Acrobat
Dimethomorph
(min 99.1%) 90g/kg
+ Mancozeb 600
g/kg
5,2
3
1,0
0,8
7
Agrotop
Thiophanate Methyl
5,2
3
1,0
0,7
8

Ranman
Cyazofamid
5,2
2
0,2
0,3
9
Score
Difenoconazole
(min 96%)
5,2
5
0,15
0,2
10
TP zeb
Tổ hợp dầu thực vật
(màng tang, xả,
hồng, hương nhu,
chanh)
5,2
4
0,3
0,3
Biện pháp phòng trừ: qua khảo sát chúng tôi thấy chủng loại thuốc phòng trừ
bệnh cũng rất đa dạng. Tuy nhiên, tập trung ở một số thuốc chính như Ridomil,
Curzate M8 (với 40% số hộ sử dụng). Tiếp đến Mancozeb, Daconil (1,65% số hộ).
Thuốc được trộn lẫn với nhau (2-3 loại/lần phun với mong muốn tăng hiệu lực của
thuốc.
Nồng độ thuốc ở mỗi chủng loại tăng 1,2-1,5 lần so với khuyến cáo ghi trên

bao bì đối với thuốc sử dụng lâu năm như Ridomil, Mancozeb, Daconil. Các loại
thuốc có hiệu lực cao hoặc thuốc mới sử dụng thường được dùng đúng liều lượng
như Melody, Score Một số thuốc có liều lượng thấp hơn so với khuyến cáo là do
các thuốc này được trộn lẫn trong một lần phun để tăng hiệu lực thuốc và trị được
nhiều loại bệnh khác nhau. Về tổng thể thì nồng độ ở mỗi bình phun là cao hơn so
với khuyến cáo.
Phun thuốc định kỳ 7-10 ngày. Giai đoạn mùa mưa, số lần phun định kỳ
nhiều hơn. Liều lượng thuốc bằng 1-1,5 lần so với khuyến cáo. Đặc biệt khi trời
mưa, lượng thuốc có thể tăng gấp đôi vì lúc đó bệnh phát triển mạnh và thuốc hay bị
rửa trôi.
Thời gian cách ly trước khi thu hoạch của thuốc BVTV là 12 ngày. Như vậy,
thời gian cách ly là đảm bảo cho rau an toàn.
3.2.3. Cải bắp
Có tổng số 73,3% số hộ điều tra trồng cải bắp.
Cải bắp cũng có thể trồng được quanh năm (42,4% số hộ). Một số hộ trồng
cải bắp trong tháng 4 (13,6% số hộ) và tháng 1, 6 và 9 (tương đương 12,1% số hộ ở
mỗi thời điểm). Giống trồng phổ biến là giống Nova (chiếm 81,8% số hộ). Giống có
20
thời gian sinh trưởng 105 ngày. Các giống khác như Kape Horn, KK cross, Sú Tím,
Thuý Phong, Super chỉ được trồng ở 1-2 hộ. 89,4% số hộ được hỏi đều thực hiện
trồng cải bắp luân canh với cây khác họ như cà chua, cải cúc, xà lách trong khi
9,1% số hộ trồng luân canh với cây cùng họ và 2,5% số hộ không thực hiện luân
canh. Như vậy sẽ tạo điều kiện cho sâu bệnh hại cải xuất hiện và phá hại.
3.2.3.1. Tình hình sử dụng phân bón
- Chủng loại phân bón cho cải bắp rất đa dạng gồm 20 loại. (Phụ lục ).
+ Phân hữu cơ: phân bò, phân dê, phân cá, phân hữu cơ đóng bao, phân hữu
cơ vi sinh. Phân cá là loại phân không được khuyến cáo sử dụng cho sản xuất rau an
toàn, đặc biệt là phân cá chưa qua xử lý.
+ Phân hoá học: 17 loại, trong đó sử dụng nhiều là NPK 16.16.8 và NPK
20.20.15.

21
Bảng 16: Lượng phân bón lót và cách bón cho cải bắp (cho 1000 m
2
)
Loại phân
Số hộ sử dụng (%)
Lượng phân bón (kg)
Phân chuồng (bò, dê) (kg)
45,5
1750
Phân HCVS
27,3
242
Phân cá
18,2
500
Phân lân (super, lân vi sinh,
Komic (kg)
53,0
100
Vôi (kg)
93,9
240
Phân khác (NPK các loại )
1,5
50
Thời gian bón, cách bón
Trước khi trồng cây,
trộn đề̀u vào đất, sau đó
phủ nilon rồi trồng cây

Nông dân có kinh nghiệm trong việc sử dụng phân bón. Tuỳ giai đoạn sinh
trưởng của cây mà nông dân bón các loại phân khác nhau: Giai đoạn đầu sau trồng:
bón phân kích thích ra rễ, và bón Nitơ để tăng khả năng sinh trưởng. Khi cây cuốn
bắp thì bón thêm phân SA. Các loại phân bón cũng có thể thay đổi theo từng mùa.
Ví dụ, mùa mưa nông dân sử dụng phân NPK 16.16.8, trong khi mùa nắng lại sử
dụng phân NPK 15.9.13.
Bảng 17: Lượng phân bón thúc và cách bón cho cải bắp (cho 1000 m
2
)
Loại phân
Lần 1
Lần 2
Lần 3
Lần 4
Lần
Số hộ
(%)
Số
lượng
Số hộ
(%)
Số
lượng
Số hộ
(%)
Số
lượng
Số hộ
(%)
Số

lượng
Ure
85,5
10
10,2
15
NPK các loại
40,2
45
100
30
100
30
100
15
Lân
2,1
20
Kali
10,2
15
33,6
13
SA
15,6
15
20,4
15
Cách bón
Hoà tưới

Rải hoặc bỏ gốc
và tưới
Rải hoặc bỏ gốc
và tưới
Rải hoặc bỏ gốc
và tưới
- Cách bón:
+ Bón lót: phân hữu cơ, vôi, lân super: bón trước khi trồng, rải phân, trộn và
lấp đất. Một số hộ sử dụng phân NPK để bón lót nhưng tỷ lệ này không nhiều (1,5%
số hộ) với lượng bón là 50 kg/sào. (Bảng 16).
+ Bón thúc: thường cải bắp được bón thúc 3-4 lần
22
Lần 1: Bón Urê và lân với lượng lần lượt là 10 và 20 kg/sào. Gần một nửa số hộ
(40,2%) có sử dụng phân NPK với lượng là 45 kg/sào.
Lần 2-3: Bón NPK các loại, với lượng 30 kg/sào. Đây là giai đoạn cây trải lá bàng
nên cây cần 1 lượng phân lớn. Mỗi lần bón cách nhau 15-20 ngày.
Lần 4 và các lần sau: bón thêm 1 lượng nhỏ NPK, bón bổ sung phân Kali và SA.
Tổng số phân NPK các loại cho 1 vụ là 120 kg/sào.
Kết thúc bón khi cây được 65-70 ngày sau trồng. Tức là thời gian cách ly:
10-15 ngày.
Sau khi tính toán, chúng tôi quy ra lượng phân bón cho cải bắp trong 1 vụ
như sau:
Bảng 18: Tổng lượng phân bón cho cải bắp quy ra phân đơn
(tính cho 1000 m
2
)
(kg)
Loại phân
Bón lót
Bón thúc

Tổng số
Quy trình
an toàn
QT an toàn
của LĐ
Phân chuồng
1750
1750
2000-3000
3000
Phân Đạm N
5
15
20
12-14
12,5
Phân Lân P
2
O
5
5
2
7
4-5
15
Phân Kali K
2
O
4
16

21
7-8
20
SA
30
30
Vôi
240
240
30-40
150
Như vậy, so với quy trình sản xuất cà chua an toàn đã được Bộ Nông nghiệp
và PTNT ban hành (10 TCN 469-2001). Nói chung, lượng phân bón cho cải bắp ở
Lâm Đồng là quá lớn. Đặc biệt là phân đạm và Kali, gấp lần lượt là 1,8 và 3 lần so
với quy trình sản xuất rau an toàn của Bộ Nông nghiệp. Nếu so sánh với quy trình
sản xuất rau an toàn của tỉnh thì lượng phân đạm mà nông dân bón cũng cao hơn so
với quy trình (1,5 lần). Tuy nhiên, lượng phân lân nông dân bón thấp hơn, phân kali
thì bằng so với quy trình an toàn.
Sử dụng các chế phẩm dinh dưỡng:
75,8% số hộ sử dụng thuốc điều tiết sinh trưởng. Chủng loại cũng rất phong
phú (21 loại) (Phụ lục 3). Các loại thuốc được sử dụng tuỳ thuộc mục đích và giai
đoạn sinh trưởng của cây: giai đoạn đầu (5-7 ngày sau trồng) tưới thuốc kích thích
ra rễ; giai đoạn tăng sinh khối và cuốn bắp. Thuốc được sử dụng nhiều cho cải bắp
là Antonic, Rong biển và Humic.
Qua điều tra, cho thấy liều lượng sử dụng chất điều tiết sinh trưởng là phù
hợp với khuyến cáo. Có 2 hộ sử dụng gấp 2 lần so với khuyến cáo. Số lần phun
trung bình 3,2 lần/vụ. Trung bình mỗi vụ nông dân phun 100 g hoặc ml thuốc điều
23
tiết sinh trưởng. Thời gian phun 7-10 ngày/lần. Nếu gặp trời mưa, lượng thuốc tăng
1,2 lần và khoảng cách giữa các lần phun là 5 ngày.

3.2.3.2. Tình hình sử dụng thuốc BVTV
- Sâu hại
Sâu hại chủ yếu cải bắp là sâu tơ (40,5% số hộ). Tiếp đến là sâu xanh bướm
trắng (28,6% số hộ) và sâu khoang (19% số hộ).
Bảng 19: Các loại sâu hại cải bắp và cách phòng trừ tại Lâm Đồng
% hộ bị
sâu phá
hoại
Chủng loại
thuốc hoá
học
Số
thuốc/lần
phun
So sánh nồng độ (% số hộ)
Thấp
hơn KC
Theo
KC
Cao hơn
KC
Sâu tơ (Plutella
xylostella)
40,9
17
2,5
-
74,6
25,4
(gấp 1,3 lần)

Sâu xanh bướm
trắng (Pieris rapae)
25,8
12
1,7
-
83,2
16,8
(gấp 1,2 lần)
Sâu khoang
(Spodoptera litura)
18,2
8
1,2
-
100
-
Sâu xám (Agrotis
ypsilon)
12,1
5
1
-
100
-
Sâu xanh da láng
(Spodoptera
exigua)
12,1
5

1,2
-
100
-
Chủng loại thuốc phòng trừ các loại sâu cũng rất phong phú và phù hợp với
tác dụng của mỗi loại thuốc gồm 32 loại (Phụ lục 4). Với những loại sâu khó trị như
sâu tơ, sâu xanh, nông dân thường phun kép 2-3 loại thuốc/lần và với liều lượng cao
hơn khuyến cáo 1,2-1,3 lần. Các loại sâu khác không nguy hiểm thì phun theo nồng
độ khuyến cáo (Bảng 19).
Bảng 20 mô tả chi tiết phương pháp phòng trừ sâu tơ trên cải bắp.

×