Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Khái niệm thuế nhập khẩu và pháp luật thuế nhập khẩu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.81 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................16
A) ĐẶT VẤN ĐỀ
Thuế nhập khẩu là một đạo luật thuế vô cùng quan trọng của bất kỳ quốc gia nào và
Việt Nam không phải là một ngoại lệ. Thuế nhập khẩu đem lại nguồn thu lớn cho ngân
sách nhà nước, bảo hộ nền sản xuất trong nước và chống lại xu hướng cạnh tranh không
cân sức giữa hàng hóa trong nước với hàng hóa ngoại nhập. Tuy nhiên trên thực tế ở
nước ta hiện nay có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu
trên thực tế. Sau đây bài làm của em sẽ đi tìm hiểu có yếu tố này từ đó đưa ra một số giải
pháp hoàn thiện, tạo điều kiện cho thuế nhập khẩu được thực thi trên thực tế một cách tốt
nhất và đạt hiệu quả cao nhất.
Trong bài làm của em chắc chắn còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý
của các thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn!
B) GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I) Khái niệm thuế nhập khẩu và pháp luật thuế nhập khẩu
1) Khái niệm thuế nhập khẩu
Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm thuế nhập khẩu, tùy thuộc vào từng góc độ
tiếp cận.
Xét về phương diện kinh tế, thuế nhập khẩu được quan niệm là khoản đóng góp bằng
tiền của tổ chức, cá nhân vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật, khi họ có
hành vi nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào trong nước. Với cách tiếp cận này, thuế
nhập khẩu được quan niệm như một quan hệ phân phối các nguồn lực tài chính, phát sinh
giữa chủ thế là tổ chức, cá nhân nộp thuế với người thu thuế là Nhà nước. Mặt khác thuế
nhập khẩu còn được hiểu như là đòn bẩy kinh tế hay biện pháp kinh tế để Nhà nước điều
tiết trực tiếp đối với quá trình sản xuất, tiêu dùng trong phạm vi mỗi quốc gia và chi phối
một cách gián tiếp đối với hoạt động kinh tế trên phạm vi khu vực và toàn cầu.
1
Xét về phương diện pháp lí, thuế nhập khẩu được hiểu là quan hệ pháp luật phát sinh
giữa nhà nước (người thu thuế) với tổ chức, cá nhân (người nộp thuế) về việc tạo lập và
thực hiện các quyền, nghĩa vụ pháp lý cho các bên trong quá trình hành thu thuế nhập
khẩu. Quan hệ pháp luật này phát sinh từ cơ sở pháp lý là đạo luật thuế xuất khaaurm


thuế nhập khẩu do Quốc hội ban hành.
2) Khái niệm pháp luật về thuế nhập khẩu
Pháp luật thuế nhập khẩu là danh từ pháp lý dùng để chỉ tập hợp các quy phạm pháp
luật do Nhà nước ban hành, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình
đăng ký, kê khai, tính thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, hoàn thuế, miễn giảm thuế và xử lí
các vi phạm, tranh chấp về thuế nhập khẩu, phát sinh giữa Nhà nước với người nộp thuế.
Xét từ phương diện hình thức, pháp luật vể thuế nhập khẩu bao gồm các văn bản quy
phạm pháp luật như văn bản luật, nghị quyết của Quốc hội; nghị định và nghị quyết của
chính phủ; quyết định và chỉ thị của Thủ tướng; quyết định, thông tư và chỉ thị của các
bộ… Hiện nay Việt Nam đang tích cực hội nhập quốc tế, do vậy ngoài các quy định của
pháp luật trong nước thì pháp luật thuế nhập khẩu còn bao hàm cả các quy định trong
pháp luật quốc tế có liên quan trực tiếp đến vấn đề thuế nhập khẩu, ví dụ như: Hiệp định
thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ; hiệp định WTO hiện hành…
Xét về phương diện nội dung, pháp luật về thuế nhập khẩu lại bao hàm các vấn đề chủ
yếu như: phạm vi áp dụng (được thể hiện thông qua các quy định về chủ thể nộp thuế, đối
tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế); căn cứ tính thuế; trình tự, thủ tục tiến hành
thu thuế; chế độ miễn giảm thuế; hoàn thuế, xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp…
II) Thực trạng áp dụng pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay
1) Những kết quả đạt được trong quá trình áp dụng pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Nam
Sau khi luật thuế nhập khẩu ra đời cùng với việc Việt Nam chính thức gia nhập WTO
pháp luật thuế nhập khẩu đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận:
Luật thuế nhập khẩu ra đời tạo nên hành lang pháp lí vững chắc cho việc thực hiện các
chính sách về thuế quan góp phần thúc đẩy hoạt động nhập khẩu hàng hóa. Khi chính
sách về thuế nhập khẩu ngày càng được mở rộng, mức độ mở cửa thị trường ngày càng
cao đòi hỏi các nhà sản xuất trong nước phải tiến hành cải tiến khoa học kĩ thuật, nâng
cao năng suất cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu.
Có thể nói pháp luật thuế nhập khẩu hiện nay đã phản ánh được các chủ trương mở
rộng kinh tế quốc tế, mở rộng ngoại giao “hợp tác cùng có lợi trên cơ sở tôn trọng độc
lập chủ quyền của nhau”. Với những quy định xóa bỏ hàng rào thuế quan, xác định giá
tính thuế phù hợp với pháp luật quốc tế đã làm cho hoạt động nhập khẩu hàng hóa diễn ra

một cách dễ dàng hơn. Tác dụng này được chứng minh trong thực tế hiện nay chúng ta có
mối quan hệ về kinh tế với hầu hết các quốc gia. Pháp luật nhập khẩu đã tạo môi trường
thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, từ đó thúc đẩy quan hệ ngoại giao của nhà nước.
Pháp luật thuế đã thể hiện được vai trò là công cụ điều tiết, bảo hộ nền kinh tế trong
nước. Từ năm 2008 đến nay nước ta luôn phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn
2
cầu nên lạm phát tăng cao, giá cả leo thang, cuộc sống của người dân ngày càng khó
khăn. Thông qua pháp luật thuế nhập khẩu mà nhà nước liên tục điều chỉnh thuế nhập
khẩu về các mặt hành thiết yếu như Thông tư số 07/2011/TT-BTC ngày 14/1/2010, mức
thuế suất nhập khẩu đối với mặt hàng nhập khẩu giảm từ 6% xuống 0%, dầu hỏa
(Kerosene) giảm từ 6% xuống 2%; dầu diesel từ 2% xuống còn 0%. Với sự điều chỉnh
này đã phần nào giảm bớt gánh nặng cho người tiêu dùng.
Với việc thực thi tốt luật thuế nhập khẩu đã góp phần tạo nguồn thu ổn định cho nhân
sách nhà nước. Trong những năm gần đây ngành hải quan luôn nỗ lực hết mình để hoàn
thành chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước được Đảng và Nhà nước giao phó. Trong nguồn
thu hàng năm của ngành hải quan thì thu từ thuế nhập khẩu luôn chiếm một tỷ lệ cao.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tính từ 1/1/2011 đến ngày 31/3/2011 thu
ngân sách nhà nước của ngành hải quan ước đạt 44.000 tỷ đồng, tăng khoảng 12.6% so
với cùng kì năm 2010.
Trên phương diện hiện đại hóa hoạt động, Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo các đơn vị
Hải quan địa phương tích cực triển khai kế hoạch mở rộng Hải quan điện tử . Đây là một
công cụ hữu hiệu, tạo nên bước phát triển vượt bậc của ngành Hải quan trong thời gian
qua. Quy trình thông quan đã được tự động hóa một phần, doanh nghiệp tạo thông tin
khai báo trên hệ thống máy tính của mình, gửi thông tin cho Chi cục Hải quan điện tử và
nhận thông tin phản hồi từ hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Hệ thống xử lý dữ liệu
hải quan điện tử tự động tiếp nhận thông tin khai báo, tự động kiểm tra tính hợp chuẩn,
hợp lệ của thông tin khai báo dựa trên một số thông tin chuẩn hóa được cải đặt trong hệ
thống và tự động phản hồi kết quả xử lý của cơ quan Hải quan cho doanh nghiệp.
Theo đánh giá của Tổng cục Hải quan, Luật Thuế xuất, nhập khẩu 2005 đã góp phần
đáng kể, đẩy mạnh sự minh bạch trong hoạt động hải quan, theo hướng hiện đại phù hợp

thông lệ quốc tế. Các văn bản quy phạm pháp luật về Hải quan khi soạn thảo được lấy ý
kiến cộng đồng doanh nghiệp. Khi ban hành được phổ biến, niêm yết công khai tại các
điểm làm thủ tục hải quan, để doanh nghiệp nắm vững và giám sát và quyền khiếu nại,
thậm chí có thể tố cáo những biểu hiện không minh bạch của công chức hải quan.
Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cũng quy định nội dung về khiếu nại và giải
quyết khiếu nại. Người khiếu nại về thuế có quyền lựa chọn khiếu nại theo con đường
hành chính hoặc khởi kiện tại tòa án để bảo đảm sự minh bạch và công bằng, đặc biệt
trong khiếu nại về xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu.
Phương pháp quản lý hải quan truyền thống được chuyển sang phương pháp quản lý
hải quan hiện đại dựa vào kỹ thuật quản lý rủi ro, rút ngắn thời gian thông quan. Kỹ thuật
quản lý rủi ro bước đầu đã được ngành Hải quan thực hiện trong quy trình thủ tục hải
quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu thương mại, trong quá trình thông quan và sau
thông quan. Hiện nay ngành Hải quan đã xây dựng bộ tiêu chí rủi ro gồm 75 tiêu chí,
trong đó 56 tiêu chí được cập nhật thường xuyên, gồm các tiêu chí quan trọng như: ưu
tiên, phân loại doanh nghiệp, hàng hóa, xuất xứ, hình thức thanh toán, hình thức xuất
nhập khẩu...
3
Như vậy, có thể khẳng định, từ khi được ban hành năm 2005, Luật thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu nói chung và pháp luật về thuế nhập khẩu nói riêng đã đạt được những thành
tựu quan trọng.
2) Một số điểm còn bất cập tồn tại trong quá trình thực hiện pháp luật thuế nhập khẩu
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế - quốc tế như hiện nay, đặc biệt là sau khi Việt Nam
chính thức trở thành thành viên của WTO vào tháng 1/2007, pháp luật về thuế nhập khẩu
đã có nhiều điểm không còn phù hợp, gây khó khăn trong việc thực thi trên thực tế. Ví dụ
như pháp luật còn nhiều bất cập, kẽ hở, thủ tục còn rườn rà, chưa thống nhất và đồng bộ
theo cam kết quốc tế; cơ sở vật chất kĩ thuật còn nghèo nàn khiến việc thực thi pháp luật
thuế nhập khẩu càng khó khăn…Với những điều kiện béo bở như trên, việc trốn thuế đã
trở nên ngày càng phổ biến. Theo thống kê của ngành hải quan, tính trong năm 2009, có
gần 1.000 doanh nghiệp trốn thuế, số tiền nợ đọng thuế lên tới hơn 3.000 tỉ đồng. Sau khi
phân loại, khoảng 2.500 tỉ đồng được xếp vào dạng nợ khó đòi...

Để khắc phục tình trạng trốn thuế cần phải tìm ra căn nguyên của nó sau đó mới có thể
đưa ra các giải pháp khắc phục. Sau đây, bài làm của em sẽ đi tìm hiểu cụ thể về các yếu
tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay.
III) Những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt
Nam hiện nay
1) Pháp luật chưa hoàn thiện, còn nhiều bất cập, kẽ hở.
+ Thứ nhất: Có nhiều quy định còn chưa thống nhất, nhiều quy định của luật còn gây
khó hiểu như quy định về thuế suất thông thường là không quá 70% thuế suất ưu đãi
(điểm c khoản 2 điều 10 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005). Theo cách tư duy
ngôn ngữ của người Việt thì quy định này dễ gây hiểu sang hướng thuế suất thông
thường thấp hơn thuế suất ưu đãi, tức là thuế suất thông thường tối đã bằng 70% thuế
suất ưu đãi chứ không phải là 170% theo cách hiểu của nhà làm luật.
Theo quy định này Bộ tài chính chỉ có thể áp dụng mức thuế suất trong khoảng từ
100% đến 170% so với thuế suất ưu đãi của loại hàng hóa tương ứng. Nhưng theo quy
định tại điều 92 thông tư 194/2010/TT-BTC ban hành ngày 06/12/2010 thì: “Thuế suất
thông thường được áp dụng thống nhất bằng 150% mức thuế suất ưu đãi của từng mặt
hàng tương ứng quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi”. Như vậy việc áp dụng quy
định này là chưa linh hoạt, chưa thực sự hợp lí với những loại hàng hóa nhập khẩu khác
nhau. Đồng thời, với những quy định mâu thuẫn nhau như vậy sẽ gây khó khăn trong
việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu trên thực tế. Các cá nhân có thẩm quyền sẽ lúng
túng khi phải lựa chọn áp dụng Luật hay Nghị định. Theo khoa học pháp lý thì Luật có
hiệu lực pháp lý cao hơn Nghị định do vậy sẽ ưu tiên áp dụng Luật, tuy nhiên trên thực tế
Nghị định lại là văn bản hướng dẫn Luật, do vậy sẽ có nhiều quy định sát thực với thực tế
hơn nên trên thực tế lại ưu tiên áp dụng luật. Điều này sẽ tạo ra sự không thống nhất
trong toàn bộ hệ thống, do vậy việc quy định mâu thuẫn như vậy ảnh hưởng rất lớn đến
hiệu quả thực thi của pháp luật thuế nhập khẩu trên thực tế.
4
Những quy định của pháp luật thuế còn chồng chéo, gây khó khăn cho việc thực hiện
và thực tế quản lí. Như quy định tại điều 15 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm
2005 đã đề ra những thời hạn nộp thuế rõ ràng trong khi khoản 1 điều 28 Luật Hải quan

sửa đổi, bổ sung năm 2005 lại quy định về kiểm tra, đăng kí hồ sơ hải quan lấy tiêu chí ý
thức chấp hành tốt luật này là chính. Khi thực hiện việc thu thuế sẽ gây ra những chồng
chéo, phức tạp nhất định cho cả chủ thể nộp thuế và cơ quan thu thuế.

+ Thứ hai: Hệ thống văn bản pháp luật chưa đầy đủ, giá trị pháp lý của các văn bản
pháp luật cũng chưa tương xứng với các nội dung điều chỉnh. Trong tình hình hội nhập
kinh tế - quốc tế hiện nay, phạm vi của các hoạt động thương mại là rất lớn, có nhiều loại
hàng hóa nhập khẩu vào nước ta. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã có những quy
định về các biện pháp về thuế bổ sung bổ sung như thuế chống bán phá giá, thuế chống
trợ cấp, thuế chống phân biệt đối xử trong nhập khẩu hàng hóa. Bảo hộ nền sản xuất
trong nước là một nội dung quan trọng của pháp luật thuế nhập khẩu nhưng trên thực tế
hiện nay Ủy ban thường vụ quốc hội đã ban hành Pháp lệnh về thuế tự vệ năm 2002,
Pháp lệnh về thuế chống bán phá giá và Pháp lệnh về thuế trợ cấp, Pháp lệnh về đối xử
tối huệ quốc, đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế. Chính phủ đã ban hành các Nghị
định hướng dẫn thi hành nhưng có một số quy định chưa phù hợp với các hiệp định của
WTO nên trên thực tế thuế chống bán phá giá, thuế đối khánh, thuế chống phân biệt đối
xử, thuế tự vệ chỉ mới tồn tại trong Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, chưa thể đưa
vào áp dụng trong thực tiễn. Khi Việt Nam đã gia nhập WTO như hiện nay, nếu những
quy định trên không được sửa đổi, bổ sung thì sẽ là một điều bất lợi lớn cho quá trình bảo
hộ một cách hợp lí nền sản xuất trong nước.
+ Thứ ba: hiện nay pháp luật chưa có cơ chế nào để kiểm soát việc mang hàng hóa từ
nước ngoài về nước của các phi công, tiếp viên hàng không, thủy thủ…Do vậy, họ ngang
nhiên mang hàng “xách tay” về nước, các mặt hàng này chủ yếu là máy vi tính, điện
thoại, mỹ phẩm, sữa, rượu…Các hàng hóa này khi được xách tay về nước đã trốn được
thuế nhập khẩu, do vậy gây thất thu không nhỏ cho ngân sách nhà nước.
+ Thứ tư: Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005 có quy định tại điều 15 như sau:
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu được hưởng ân hạn thuế trong 30
ngày hoặc 275 ngày (tùy theo loại hình xuất nhập khẩu cụ thể) kể từ ngày đăng ký hải
quan. Lợi dụng chính sách này của Nhà nước, nhiều công ty “ma” đã được thành lập nên,
sau đó nhập ồ ạt hàng hóa về nước, sau khi tiêu thụ hết thì bỏ trốn làm thất thu hàng

nghìn tỷ đồng tiền thuế của Nhà nước. Đây là một bài toán khó có lời giải cho các nhà
làm luật: liệu nên bỏ hay giữ lại chính sách ân hạn thuế này? Chính sách này đã giúp
doanh nghiệp giảm bớt khó khăn về vốn, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, phát triển
sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp ma đã lợi dụng chính sách này để
trốn thuế, gây thất thu cho ngân sách nhà nước. Đây cũng là một điểm còn chưa hoàn
5
thiện, cần được khắc phục để pháp luật về thuế nhập khẩu phát huy hiệu quả cao nhất trên
thực tế.
+ Thứ năm: Biểu thuế nhập khẩu hiện nay còn quá nhiều mức, cụ thể là 18 mức. Quy
định này có ưu điểm là bảo hộ đến từng doanh nghiệp, từng nhóm doanh nghiệp sản xuất
nhưng lại làm cho biểu thuế phức tạp, gây khó khăn cho quản lý thuế nhập khẩu là cho
biểu thuế nhập khẩu mất tính trung lập. Biểu thuế được xây dựng trên cơ sở danh mục
điều hòa HS tạo điều kiện thuận lợi cho thực hiện phân loại hàng hóa. Tuy nhiên do để áp
dụng phù hợp với chủ trương bảo hộ sản xuất của một số ngành nên vẫn còn có chi tiết
một số mặt hàng chưa phù hợp với cách phân loại của danh mục, chúng ta chưa áp dụng
toàn phần hệ thống.
Ngoài ra còn có một số vấn đề như phần dịch thuật chưa chuẩn, một số mặt hàng có thể
áp dụng nhiều mã số thuế gây tranh chấp giữa các đối tượng nộp thuế và cơ quan thu
thuế, sẽ là kẽ hở cho gian lận, trốn thuế.
Với những bất cập như trên, việc thực thi pháp luật về thuế nhập khẩu trên thực tế còn
gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Chính bản thân pháp luật vẫn chưa phù hợp với thực tế
nên đã ảnh hưởng đến việc thực thi trên thực tế, chưa đem lại hiệu quả như mong muốn.
Do vậy những bất cập trên cần nhanh chóng được khắc phục.
2) Thủ tục hải quan còn rườm rà, phức tạp, gây khó khăn cho công tác quản lý thuế
cũng như gây khó khăn cho các đơn vị nhập khẩu
Những quy định về khung pháp lý liên quan đến quy trình, thủ tục hải quan do các Bộ,
ngành và Tổng cục Hải quan ban hành còn chồng chéo, mâu thuẫn, gây khó khăn cho
việc thực thu quy trình thủ tục tại cửa khẩu. Theo thống kê, tỷ lệ các văn bản do Tổng cục
Hải quan ban hành chỉ chiếm 20% tổng số các văn bản pháp quy mà cơ quan hải quan tại
cửa khẩu phải thực hiện. Bên cạnh đó, bộ hồ sơ hải quan hiện nay còn nặng nề, nhiều nội

dung trùng lặp gây khó khăn cho cả doanh nghiệp và cán bộ Hải quan.
Bộ hồ sơ theo quy định hiện nay của hải quan Việt Nam nhiều hơn 4 giấy tờ so với
Công ước Kyôtô, gồm: chứng thư giám thị, bản kê khai chi tiết hàng hóa, hợp đồng mua
bán hàng hóa, tờ khai trị giá. Hay như quy trình tại khoản 1 điều 15 Luật Hải quan sửa
đổi, bổ sung năm 2005 thì kiểm tra Hải quan được thực hiện trên cơ sở phân tích thông
tin, đánh giá việc chấp hành pháp luật của chủ hàng, mức độ rủi ro về phạm vi pháp luật
hải quan để bảo đảm quản lí nhà nước về hải quan và không gây khó khăn cho hoạt động
xuất khẩu, nhập khẩu. Quy định này cho thấy một hạn chế đó là việc kiểm tra hải quan
phụ thuộc lớn vào ý chí chủ quan của cơ quan hải quan.
3) Ý thức chấp hành pháp luật của chủ thể nộp thuế chưa tốt, thiếu trung thực.
Thuế là khoản thu nộp mang tính chất bắt buộc mà các tổ chức, cá nhân phải nộp cho
nhà nước khi có đủ những điều kiện nhất định và không hoàn lại trực tiếp.Theo tâm lí
chung, các chủ thể nộp thuế rất hiếm khi tự nguyện nộp thuế mà họ tìm mọi cách để trốn
6

×