Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THUẾ NHẬP KHẨU VÀ PHÁP LUẬT THUẾ NHẬP KHẨU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.39 KB, 15 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thuế nhập khẩu đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với bất kỳ một quốc
gia nào trên thế giới. Đây không chỉ là chính sách thuế của nhà nước mà còn thể
hiện cả chính sách đối ngoại của quốc gia đó. Chính vì vậy, Việt Nam cũng đã xây
dựng các văn bản pháp luật điều chỉnh vấn đề này. Hiện nay, thuế nhập khẩu được
quy định trong Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (sau đây xin viết tắt là
TXK,TNK) năm 2005 và các văn bản pháp luật hướng dẫn, có liên quan. Tuy đã có
một hệ thống pháp luật tương đối cụ thể, song, việc thực thi những quy định này
trên thực tế, bên cạnh một số thành tựu đạt được, lại vẫn gặp nhiều khó khăn. Sau
khi nghiên cứu pháp luật thuế nhập khẩu cùng với những tài liệu liên quan, em xin
đưa ra một số phân tích về những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật
thuế nhập khẩu và đề xuất một số ý kiến nhằm tháo gỡ, cải thiện những thiếu sót
trong quá trình áp dụng luật.
Bài làm của em không tránh khỏi những sai sót, kính mong quý thầy cô góp
ý để bài làm và kiến thức của em được hoàn thiện hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn!
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I, KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THUẾ NHẬP KHẨU VÀ PHÁP LUẬT
THUẾ NHẬP KHẨU
1, Khái quát chung về thuế nhập khẩu
1.1, Khái niệm, đặc điểm
1.1.1, Khái niệm
Hiện nay, chúng ta chưa đưa ra một định nghĩa thống nhất, hoàn chỉnh,
mang tính pháp lý nào về thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, dựa trên Luật TXK,TNK
năm 2005 và Luật Hải quan sửa đổi, bổ sung năm 2005, có thể hiểu TNK là: loại
thuế đánh vào hàng hóa được nhập khẩu vào “những khu vực trong lãnh thổ nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa
của Việt Nam, nơi Luật Hải quan được áp dụng” (khoản 18 Điều 4 Luật Hải quan)
1.1.2, Đặc điểm
Từ định nghĩa nêu trên, chúng ta có thể thấy TNK có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, đối tượng chịu thuế của TNK là các hàng hóa được phép vận


chuyển qua biên giới. TNK không tác động vào đối tượng dịch vụ. Theo khoản 1,2
Điều 4 Luật Hải quan thì hàng hóa là đối tượng chịu TNK là “các động sản bao
gồm hàng hóa nhập khẩu, vật dụng trên phương tiện vận tải nhập cảnh, hành lý,
tiền, kim khí quý, đá quý, cổ vật, văn hóa phẩm, bưu phẩm và các loại tài sản
1
khác…Chúng có mã số và tên gọi theo quy định của pháp luật, được nhập khẩu vào
địa bàn hoạt động hải quan của Việt Nam.
Thứ hai, bản chất của TNK là thuế gián thu, song chỉ mang tính chất tương
đối. Vì trong trường hợp nhà nhập khẩu tự tiêu thụ số hàng hóa nhập khẩu thì
khoản thuế nhập khẩu đã nộp là thuế trực thu. Nhà nhập khẩu vừa là người nộp
thuế vừa là người chịu thuế.
Thứ ba, việc tác động của Nhà nước bằng TNK vào hàng hóa nhập khẩu vừa
tạo nguồn thu cho ngân sách vừa thể hiện những chủ trương, chính sách đối ngoại
của Nhà nước. Do đó, thuế nhập khẩu gắn liền với hoạt động kinh tế đối ngoại của
mỗi quốc gia trong từng thời kỳ hoạt động.
Thứ tư, TNK được quản lý bằng cơ quan chuyên trách là Hải quan. Điều 11
Luật Hải quan quy định rõ: “Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ tổ chức thực hiện
pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; kiến nghị chủ trương,
biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với chính sách thuế đối với hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu”.
Thứ năm, TNK chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, đặc biệt là việc hội nhập
nền kinh tế quốc tế. Chính sách thuế bị chi phối bởi các yếu tố sau:
- Nhu cầu thu của ngân sách nhà nước
- Chính sách thuế nhập khẩu phải phù hợp với chính sách phát triển kinh tế
của nhà nước.
- Yếu tố thực trạng kinh tế - xã hội của từng quốc gia
- Những yêu cầu, cam kết trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là
yếu tố đặc biệt chi phối tới thuế nhập khẩu vì các Điều ước quốc tế mà quốc gia
tham gia được coi là nguồn có vai trò chi phối tới hệ thống pháp luật thuế nhập
khẩu trong nước.

1.2, Vai trò
Bên cạnh 3 vai trò của thuế nói chung là: tạo nguồn thu cho ngân sách nhà
nước; điều tiết hoạt động kinh tế và hướng dẫn tiêu dùng trong xã hội. TNK còn có
vai trò quan trọng riêng biệt của mình, xuất phát từ đặc trưng cơ bản của TNK là
đánh vào các hàng hóa nhập khẩu và sau đó được cấu thành trong giá của hàng
hóa. Đó là bảo hộ nền sản xuất trong nước và chống lại xu hướng cạnh tranh không
cân sức giữa hàng hóa nội địa với hàng hóa ngoại nhập.
TNK sẽ làm cho giá hàng hóa ngoại nhập tăng lên, giúp hàng hóa trong nước
có thể cạnh tranh được, đồng thời hạn chế sự tác động của các biện pháp cạnh
tranh không lành mạnh trên thị trường quốc tế. Như vậy, bản chất của việc đánh
TNK là biện pháp bảo hộ nền sản xuất trong nước khi Chính phủ nhận thấy những
bất lợi nghiêng về phía hàng hóa trong nước.
Ngoài ra, TNK còn là cơ sở cho việc đàm phán trong thương mại quốc tế. Lộ
trình, mức độ, phạm hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia được phản ánh
trước hết trong chính sách TNK. Vấn đề cắt giảm hàng rào thuế quan luôn là tâm
2
điểm của các cuộc đàm phán, thỏa thuận giữa các quốc gia về mở rộng tự do hóa
thương mại.
Trong trường hơp đặc biệt, thuế nhập khẩu còn là biện pháp tự vệ hay trả
đũa của một quốc gia nhằm bảo vệ lợi ích kinh tế hoặc bù đắp những tổn thất do
các hoạt động thương mại không lành mạnh gây ra. Qua đó thúc đẩy cạnh tranh
không lành mạnh trong thương mại quốc tế.
Như vậy, thuế nhập khẩu đóng 1 vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc
gia nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung. Việc xây dựng một chính sách thuế
nhập khẩu hoàn thiện, hợp lý là điều tất yếu. Và việc thực thi pháp luật thuế nhập
khẩu chính là khâu hiện thực hóa pháp luật, góp phần vào việc giúp thuế nhập khẩu
phát huy được hết vai trò của mình.
2, Khái quát chung về pháp luật thuế nhập khẩu
2.1, Khái niệm
Pháp luật thuế nhập khẩu là tập hợp các văn bản quy phạm pháp luật nhằm

điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình đăng ký, kê khai, tính thuế,
nộp thuế, quyết toán thuế, hoàn thuế, miễn giảm thuế và xử lý các vi phạm phát
sinh giữa Nhà nước với người nộp thuế.
Trong xu hướng tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay,
việc hình thành, thực hiện các điều ước quốc tế có liên quan đến thuế nhập khẩu là
điều tất yếu. Do đó, phải hiểu khái niệm văn bản quy phạm pháp luật về thuế nhập
khẩu theo nghĩa rộng, không chỉ bao gồm các văn bản trong pháp luật quôc gia mà
bao gồm cả các quy định trong pháp luật quốc tế (điều ước quốc tế song phương,
đa phương, hiệp định…)
2.2, Thực tiến áp dụng pháp luật thuế nhập khẩu Việt Nam
Luật TXK,TNK đầu tiên của Việt Nam được ban hành năm 1991 (được sửa
đổi, bổ sung vào các năm 1993 và 1998). Tuy nhiên, luật này đã bộc lộ nhiều bất
cập, quy định không hợp lý dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật thuế, gây thất thu
lớn cho ngân sách và ảnh hưởng đến sản xuất trong nước.
Để khắc phục, Luật TXK,TNK 2005 đã ra đời. Bên cạnh đó là hàng loạt các
văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Đạo luật này đã khắc phục được nhiều
bấp cập của Luật TXK,TNK 1991. Trong quá trình thực thi từ 1/1/2006 đến nay,
đạo luật này đã thể hiện nhiều ưu điểm, song vẫn không tránh khỏi những hạn chế
nhất định.
2.2.1, Thành tựu đạt được
Luật TXK,TNK 2005 ra đời đã tạo hành lang pháp lý vững chắc cho việc
thực hiện các chính sách thuế, góp phần thúc đẩy hoạt động nhập khẩu hàng hóa.
Trong điều kiện quốc tế hóa nền kinh tế, Việt Nam gia nhập WTO, chính sách về
TNK ngày càng được mở rộng, mức độ mở cửa thị trường ngày càng cao đòi hỏi
3
các nhà sản xuất trong nước phải thúc đẩy sản xuất, nâng cao chất lượng, cải tiến
khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu.
Pháp luật TNK đã phản ảnh chủ trương mở rộng kinh tế quốc tế, mở rộng
ngoại giao của nước ta. Việc xóa bỏ hàng rào thuế quan, có các ưu đãi thuế quan,
xác định giá tính thuế phù hợp với pháp luật quốc tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho

hoạt động nhập khẩu hàng hóa. Từ đó, thúc đẩy quan hệ ngoại giao với các quốc
gia liên quan.
Nguồn thu từ TNK là một nguồn thu ổn định của ngân sách nhà nước. Theo
số liệu thống kê của Tổng cục hải quan, tính từ 1/1/2011 đến 31/3/2111, thu ngân
sách nhà nước của ngành hải quan ước đạt 44.000 tỷ đồng, tăng khoảng 12,6% so
với cùng kỳ năm trước.
Luật TXK,TNK 2005 ra đời đã góp phần đáng kể trong việc nâng cao sự
minh bạch trong hoạt động hải quan, theo hướng hiện đại, phù hợp với thông lệ
quốc tế.
Như vậy, Luật TXK,TNK 2005 nói chung là TNK nói riêng đã đạt được
nhiều thành tựu quan trọng.
2.2.2, Những hạn chế còn tồn tại
Mặc dù đã rút kinh nghiệm từ Luật TXK,TNK 1991, song, trong quá trình
áp dụng, Luật TXK,TNK 2005 vẫn bộc lộ nhiều hạn chế. Đặc biệt là sau khi Việt
Nam trở thành thành viên chính thức của WTO 1/2007. Hệ thống pháp luật thiếu
đồng bộ, rườm rà và còn chưa thống nhất với các cam kết quốc tế; cơ sở vật chất
kỹ thuật nghèo nàn… đã khiến cho việc thực thi pháp luật trở nên khó khăn, tạo kẽ
hở cho các nhà nhập khẩu trốn thuế, gây thất thu cho ngân sách nhà nước. Theo
thống kê của ngành hải quan, trong năm 2009, có gần 1000 doanh nghiệp trốn
thuế, số tiền nợ đọng thuế lên tới hơn 3000 tỷ đồng. Sau khi phân loại, khoảng
2500 tỷ đồng được xếp vào loại nợ khó đòi…
II, NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THỰC THI PHÁP
LUẬT THUẾ NHẬP KHẨU
1, Những yếu tố tích cực
Thứ nhất, những quy định của luật mới đã tạo ra một cơ sở pháp lý thống
nhất về thu TXK,TNK nói chung và TNK nói riêng. Trên tinh thần hội nhập và
hoàn thiện quy định của pháp luật, Luật TXK,TNK hiện hành tỏ ra minh bạch và
hiệu quả hơn những luật thuế trước đây. Theo đó, luật đã có những quy định phù
hợp với Luật Hải quan như quy định về trị giá hải quan, kiểm tra hải quan. Luật đã
quy định mở rộng hơn về đối tượng không chịu thuế và miến thuế, phát huy tinh

thần tích cực và chủ động của các chủ thể nộp thuế, tạo môi trường bình đẳng cho
các loại hàng hóa nhập khẩu vào nước ta… Sự thống nhất của hệ thống pháp luật,
4
hợp lý với hoàn cảnh thực tế chính là điều kiện cố yếu để pháp luật thuế nhập khẩu
nói riêng và pháp luật nói chung được thực thi một cách hiệu quả.
Thứ hai, chúng ta đã áp dụng những phương pháp mới trong việc thực hiện
hoạt động nhập khẩu. Hiện nay, chúng ta đang triển khai mô hình thực hiện hải
quan điện tử theo Quyết định 103/2009/QĐ-TTg, Thông tư 222/2009/TT-BTC. Mô
hình này đã đạt được những thành tựu nhất định. Đối với 13 cục hải quan tỉnh,
thành phố, số doanh nghiệp tham gia thủ tục hải quan điện tử đã đạt 43.168 doanh
nghiệp; số tờ khai thực hiện thủ tục hải quan điện tử đạt 1,58 triệu tờ khai, chiếm tỷ
lệ 70%; kim ngạch thực hiện hải quan điện tử đạt 116,7 tỷ USD, chiếm tỷ lệ
70,3%
1
. Hải quan điện tử mang lại nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp như giảm chi
phí thủ tục, thời gian…, giảm việc sách nhiễu, tiêu cực.
Số chi cục thực hiện hải quan điện tử cũng đã đạt 80 chi cục, chiếm tỷ lệ
95%. Ngày 23/3/2011, Văn phòng Chính phủ ban hành công văn số 1757/VPCP-
KTTH về việc mở rộng thí điểm thủ tục hải quan điện tử, theo đó đồng ý mở rộng
thực hiện hải quan điện tử cho 7 đơn vị mới. Việc này giúp cho hoạt động kiểm tra,
giám sát nhập khẩu được dễ dàng, thuận tiện hơn, giúp cho pháp luật thuế nhập
khẩu có thể được thực hiện một cách triệt để hơn.

2, Những yếu tố tiêu cực
2.1, Hệ thống văn bản pháp luật chưa đầy đủ, quy định không thống nhất,
nằm rải rác ở nhiều văn bản khác nhau
- Thứ nhất, hệ thống pháp luật còn chưa đầy đủ. Hiện nay, hoạt động
thương mại ngày càng được mở rộng, mức độ cạnh tranh ngày càng cao, hàng hóa
được nhập khẩu vào nước ta từ nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau với giá cả
cạnh tranh. Luật TXK,TNK đã quy định các biện pháp về thuế bổ sung như thuế

chống bán phá giá, thuế tự vệ, thuế chống trợ cấp và thuế chống phân biệt đối xử
trong nhập khẩu hàng hóa nhằm bảo vệ doanh nghiệp trong nước.
Tuy nhiên, trên thực tế, Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới ban hành ba pháp
lệnh: Pháp lệnh thuế tự về năm 2002, Pháp lệnh thuế chống bán phá giá năm 2004
và Pháp lệnh thuế chống trợ cấp năm 2004. Tuy nhiên, đến nay, mới chỉ có một
nghị định hướng dẫn cho thuế chống bán phá giá. Riêng thuế chống phân biệt đối
xử trong nhập khẩu hàng hóa chưa có một văn bản nào quy định cụ thể mà mới chỉ
tồn tại trong Luật TXK,TNK.
Việc thiếu sót những văn bản quy định cụ thể, văn bản hướng dẫn như vậy
gây nên rất nhiều khó khăn trong quá trình thực thi pháp luật TNK nói riêng và
Luật TXK,TNK nói chung. Điều này còn tạo ra bất lợi lớn trong quá trình bảo hộ
hợp lý các ngành sản xuất trong nước.
- Thứ hai, một số quy định của pháp luật chưa thực sự phù hợp với các hiệp
định của WTO, do đó, tính thực tiễn của các quy định này là không cao. Trong
1
/>5
điều kiện nước ta đã gia nhập WTO, ngày càng mở cửa nền kinh tế, nếu những quy
định không phù hợp đó vẫn tiếp tục tồn tại thì sẽ là một yếu tố có ảnh hưởng xấu,
gây khó khăn cho quá trình thực thi luật thuế nhập khẩu với mục đích bảo hộ nền
sản xuất trong nước.
- Thứ ba, quy định của pháp luật thuế nhập khẩu còn chưa thống nhất. Ví dụ
như quy định về thuế suất thông thường không thống nhất, thậm chí còn dễ gây
khó hiểu. Trong Luật TXK,TNK, thuế suất thông thường là không quá 70% thuế
suất ưu đãi (điểm c khoản 2 Điều 10 Luật TXK,TNK). Theo tư duy thông thường,
nếu chỉ đọc luật mà không đọc các văn bản hướng dẫn, người đọc sẽ dễ hiểu là
thuế suất thông thường thấp hơn thuế suất ưu đãi, chỉ bằng 70% thuế suất ưu đãi,
chứ không phải là 170% như ý nhà làm luật muốn truyền tải.
Như vậy, theo quy định này của Luật TXK,TNK, Bộ Tài chính có thể quy
định một mức thuế suất trong một khung lớn từ 100% đến 170% so với thuế suất
ưu đãi của hàng hóa tương ứng. Những Bộ Tài chính đã tỏ ra cứng nhắc khi quy

định “Thuế suất thông thường được áp dụng thống nhất bằng 150% mức thuế suất
ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi”
(điểm b.3 khoản 3 Điều 92 Thông tư 194/2010/TT-BTC hướng dẫn về thủ tục hải
quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế
đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu).
Những quy định mâu thuẫn như vậy sẽ gây ra nhiều khó khăn trong việc
thực thi pháp luật TNK trên thực tế. Các nhà nhập khẩu và cá nhân, cơ quan có
thẩm quyền sẽ lúng túng trong việc chọn văn bản áp dụng. Tuy theo lý thuyết, cần
phải áp dụng văn bản có giá trị pháp lý cao hơn. Nhưng trên thực tế, văn bản nào
gần với chủ thể nhất, hướng dẫn rõ ràng nhất thì sẽ được áp dụng, tức là văn bản
hướng dẫn luật. Do đó, yếu tố này gây ảnh hưởng xấu tới việc áp dụng quy định
của nhà làm luật, pháp luật được thực thi không đúng với tinh thần của những
người xây dựng pháp luật.
2.2, Ý thức của các nhà nhập khẩu chưa cao
Có thể nói đây là yếu tố gây ảnh hưởng lớn nhất tới việc thực thi luật TNK.
Quy định của pháp luật hiện hành rất coi trọng sự tự giác của các nhà nhập khẩu.
Tuy nhiên, có thể nói quy định này chưa thực sự phù hợp. Các nhà nhập khẩu luôn
hướng tới lợi nhuận tối đa cho bản thân. Từ đó, luôn tìm cách “lách luật” nhằm
trốn thuế, gây thất thoát lớn cho ngân sách nhà nước. Mục đích của việc thực thi
luật thuế nhập khẩu không đạt đươc.
Dưới đây, xin đề cập tới một số cách thức mà các nhà nhập khẩu sử dụng để
trốn thuế - những hành vi trái pháp luật, là yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến việc đưa
luật thuế nhập khẩu vào thực tiễn, thực thi hết vai trò mà các nhà làm luật đã kỳ
vọng khi xây dựng lên nó.
2.2.1, Giá tính thuế nhập khẩu
6

×