Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

BIÊN BẢN HỌP NHÓM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.08 KB, 18 trang )

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập tự do hạnh phúc
BIÊN BẢN HỌP NHÓM
Kính gửi :Cô giáo dạy bộ môn Luật kinh tế và thương mại 1.2
Hôm nay ngày 14/10/2011 nhóm 1 họp thảo luận
1. Địa điểm họp :Sân thư viện
2. Nội dung họp :
Nhóm trưởng phân công công việc cho các thành viên trong nhóm tim tài liệu về đề
tài,sau đó đưa ra thời gian nộp bài của nhóm là vào ngày 21/10/2011
3. Thành phần tham gia :
1) Hoàng Thị Vân Anh(Nhóm trưởng)
2) Trần Thị Vân Anh
3) Nguyễn Thị Ngọc Ánh
4) Phạm Thùy Chi
5) Trần Đình Diễn
6) Nguyễn Thị Hà
7) Nguyễn Thị Hạnh (thư ký)
8) Trần Mỹ Hạnh
9) Nguyễn Thị Hiền
Các thành viên trong nhóm tích cực đóng góp ý kiến ,buổi họp kéo dài từ 9h-9h30
Thư ký Nhóm trưởng
Nguyễn Thị Hạnh Hoàng Thị Vân Anh
1
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập tự do hạnh phúc
BIÊN BẢN HỌP NHÓM
Kính gửi : Cô giáo dạy bộ môn Luật kinh tế và thương mại 1.2
Hôm nay ngày 28/10/2011 nhóm 1 họp thảo luận
1. Địa điểm họp :Sân thư viện
2. Nội dung họp :
Nhóm trưởng tập hợp tài liệu từ các thành viên sau đó phân công nội dung các phần trong bài


thảo luận cụ thể mà các thành viên trong nhóm sẽ trình bày trong buổi thảo trên lớp
PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC :
Phần lý thuyết:
So sánh công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên
Bạn:Nguyễn Thị Hiến
Phần bài tập:
Bài tập 1:
Bạn : Diễn,Trần Mỹ Hạnh, Nguyễn Thị Hạnh, Ngọc Ánh, Trần Vân Anh
Bài tập 2:
Bạn: Thùy Chi, Nguyễn Thị Hà, Hoàng Thị Vân Anh
Làm slide:Thùy Chi
Các thành viên trong nhóm có mặt đầy đủ và tích cực đóng góp ý kiến ,buổi họp kéo
dài từ 14h45-15h15
Thư ký Nhóm Trưởng
Nguyễn Thị Hạnh Hoàng Thị Vân Anh
2
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập tự do hạnh phúc
BIÊN BẢN HỌP NHÓM
Kính gửi : Cô giáo dạy bộ môn Luật kinh tế và thương mại 1.2
Hôm nay ngày 2/11/2011 nhóm 1 họp thảo luận
1. Địa điểm họp :Sân thư viện
2. Nội dung họp :
Nhóm thống nhất về cơ cấu bài thảo luận bao gồm :hình thức bài thảo luận và nội dung sẽ
trình bày
1.Lý thuyết:
 Công ty cổ phần
 Công ty TNHH hai thành viên trở lên
 So sánh hai loại hình công ty trên
2.Bài tập :

Nhóm trưởng phân công bạn thuyết trình : Bạn Trần Đình Diễn
3.Thành phần tham gia:
Có mặt đầy đủ các thành viên trong nhóm.Mỗi bạn đều tich cực đóng góp ý kiến cho
bài thảo luận
Buổi họp nhóm bắt đầu từ 14h30-15h
Thư ký Nhóm trưởng
Lê Thị Minh Anh Hoàng Thị Vân Anh
3
BẢNG ĐÁNH GIÁ ĐIỂM CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM
STT Họ và tên Mã sinh viên SV tự nhận
điểm
Nhóm cho
điểm
Ký tên
1 Hoàng Thị Vân Anh
2 Trần Thị Vân Anh
3 Nguyễn Thị Ngọc Ánh
4 Phạm Thùy Chi
5 Trần Đình Diễn
6 Nguyễn Thị Hà
7 Nguyễn Thị Hạnh
8 Trần Mỹ Hạnh
9 Nguyễn Thị Hiền


Thư ký Nhóm trưởng
Nguyễn Thị Hạnh Hoàng Thị Vân Anh
MỤC LỤC
I/ Lý thuyết 6
1. Công ty cổ phần 6

4
1.1 Khái niệm 6
1.2 Đặc điểm của công ty cổ phần 6
1.2.1 Nguyên tắc cơ cấu 6
1.2.2 Cơ cấu thể chế 7
1.2.3 Các loại cổ phần 7
1.3 Ưu điểm của công ty cổ phần 8
1.4 Nhược điểm của công ty cổ phần 8
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên. 8
2.1 Khái niệm 8
2.2 Đặc điểm 8
2.3 Ưu điểm của loại hình Công ty TNHH hai thành viên trở lên 9
2.4 Nhược điểm của Coty TNHH hai thành viên trở lên 10
3. So sánh 10
3.1 Giống nhau của 2 loại hình doanh nghiệp 10
3.2 Khác nhau của 2 loại hình doanh nghiệp 10
II/ Bài tập tình huống 11
I/ Lý thuyết
1. CÔNG TY CỔ PHẦN
1.1 Khái niệm
Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
5
1. Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
2. Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế
số lượng tối đa;
3. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh
nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
4. Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường
hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật này.
5. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký

kinh doanh.
6. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.
Như vậy công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó các thành viên cùng góp vốn, cùng chia
nhau lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp và chịu trách nhiệm của công ty
trong phạm vi phần vốn của mình góp vào công ty
1.2 Đặc điểm của công ty cổ phần:
Theo quy định tại khoản 1 điều 77 Luật Doanh nghiệp, Công ty cổ phần có các đặc điểm sau:
a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số
lượng tối đa;
c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp
trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp
Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người
khác và cổ đông sáng lập nắm giữ cổ phần phổ thông trong thời hạn 3 năm theo quy định tại
khoản 5 Điều 84 của Luật Doanh nghiệp.
1.2.1 Nguyên tắc cơ cấu
Công ty cổ phần là một thể chế kinh doanh, một loại hình doanh nghiệp hình thành, tồn tại và
phát triển bởi sự góp vốn của nhiều cổ đông. Trong công ty cổ phần, số vốn điều lệ của công ty
được chia nhỏ thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần. Các cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ
phần được gọi là cổ đông. Cổ đông được cấp một giấy chứng nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ
phiếu. Chỉ có công ty cổ phần mới được phát hành cổ phiếu. Như vậy, cổ phiếu chính là một
bằng chứng xác nhận quyền sở hữu của một cổ đông đối với một Công ty Cổ phần và cổ đông
là người có cổ phần thể hiện bằng cổ phiếu. Công ty cổ phần là một trong loại hình công ty căn
bản tồn tại trên thị trường và nhất là để niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Bộ máy các công ty cổ phần được cơ cấu theo luật pháp và điều lệ công ty với nguyên tắc cơ
cấu nhằm đảm bảo tính chuẩn mực, minh bạch và hoạt động có hiệu quả.
Công ty Cổ phần phải có Đại hội đồng Cổ đông, Hội đồng Quản trị và Ban Điều hành. Đối với
công ty cổ phần có trên mười một cổ đông phải có Ban Kiểm soát.
6

1.2.2 Cơ cấu thể chế
Khái niệm công ty cổ phần được xem đồng nghĩa với công ty đại chúng bởi cấu trúc, mục tiêu
và tính chất của nó. Quy định trong một số bộ luật, trong đó có Luật Việt Nam ghi rõ công ty
cổ phần cần có tối thiểu 3 cổ đông, bất kể đó là pháp nhân hay thể nhân. Tuy nhiên, các quy
định đối với một công ty niêm yết thường yêu cầu công ty phải có số cổ đông lớn hơn nhiều
Cơ quan tối cao của các công ty cổ phần là Đại hội đồng Cổ đông. Các cổ đông sẽ tiến hành
bầu ra Hội đồng Quản trị với Chủ tịch Hội đồng Quản trị , các Phó Chủ tịch và thành viên
(kiêm nhiệm và không kiêm nhiệm). Sau đó, Hội đồng quản trị sẽ tiến hành thuê, bổ nhiệm
Giám đốc (Tổng giám đốc) và/ hoặc Giám đốc điều hành. Hội đồng này cũng có thể tiến hành
thuê, bổ nhiệm các Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc) hoặc ủy quyền cho Ban giám đốc
Công ty làm việc này.
Quan hệ giữa Hội đồng Quản trị và Ban giám đốc là quan hệ quản trị công ty. Quan hệ giữa
Ban giám đốc và cấp dưới, người lao động nói chung là quan hệ quản lý. Xung quanh vấn đề
quan hệ giữa các chủ sở hữu là cổ đông của công ty và những người quản lý thông thường cần
được tách bạch và kể cả các đại cổ đông cũng không nhất nhất là được hay có thể tham gia
quản lý công ty. Để đảm bảo khách quan, nhiều công ty đã quy định chặt chẽ về điều này.
1.2.3 Các loại cổ phần
Theo điều 78 Luật Doanh nghiệp 2005 (của Việt Nam), các loại cổ phần bao gồm:
1. Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông. Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ
đông phổ thông.
2. Công ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi. Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông
ưu đãi. Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau đây:
1. Cổ phần ưu đãi biểu quyết ;
2. Cổ phần ưu đãi cổ tức ;
3. Cổ phần ưu đãi hoàn lại ;
4. Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định.
Trong các loại cổ phần ưu đãi trên thì cổ phần ưu đãi biểu quyết chịu một số ràng buộc như:
 Chỉ có tổ chức được Chính phủ uỷ quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ
phần ưu đãi biểu quyết.
 Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong ba năm, kể từ ngày công

ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu
quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.
Người được quyền mua cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác
do Điều lệ công tyquy định hoặc do Đại hội đồng cổ đông quyết định.
Các cổ phần còn lại (ưu đãi cổ tức, ưu đãi hoàn lại và ưu đãi khác) thường tuân theo các quy
tắc do Đại hội đồng cổ đông quyết định.
7

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×