ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN CAM KẾT
I. Tác giả
Họ và tên: Chu Thị Nhung
Ngày, tháng, năm sinh: 23/08/1980
Đơn vị công tác: Trường THCS Tam Hưng.
Điện thoại: 0313957211. Di động: 01653193559.
E- mail:
II. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dung
Tên đề tài: Đổi mới phương pháp giảng dạy: Bài40 – Dầu mỏ và khí thiên nhiên; Bài 41-
Nhiên liệu.
III. Cam kết
Tôi xin cam kết đề tài này là của cá nhân tôi. Nếu xảy ra sự tranh chấp về quyền sở hữu đối
với một phần hay toàn bộ nội dung đề tài. Tôi sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lãnh đạo
đơn vị, lãnh đạo phòng giáo dục về tính trung thực của bản cam kết này.
Tam Hưng, ngày 03/01/2013
NGƯỜI VIẾT CAM KẾT
CHU THỊ NHUNG
GIÁO VIÊN: CHU THỊ NHUNG- THCS TAM HƯNG
1
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
DANH SÁCH CÁC ĐỀ TÀI ĐÃ VIẾT
STT Tên đề tài Năm
Xếp loại
1
Phương pháp giảng dạy bài lập CTHH - Hoá 8 2007 A
2
Hạn chế học sinh yếu kém môn hoá học. 2008 A
3
Giảng dạy các tiết thực hành có hiệu quả. 2009 A
4
Giảng dạy thí nghiệm hoá học THCS 2010 A
5
Bước đầu hình thành kỹ năng tính theo phương
trình hoá học cho học sinh lớp 8 qua bài: tính theo
PTHH
2011 A
6
Nâng cao chất lượng nâng tiết 49- luyện tập
chương IV: Hiđrocacbon. Nhiên liệu.
2012 B
7
Đổi mới phương pháp giảng dạy:
Bài 16- Tính chất hóa học của kim loại.
2013 B
8
Đổi mới phương pháp giảng dạy:
Bài 40-Dầu mỏ và khí thiên nhiên; Bài 41- nhiên
liệu.
2014
GIÁO VIÊN: CHU THỊ NHUNG- THCS TAM HƯNG
2
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
MỤC LỤC
Nội dung Trang
I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI 4
II. GIỚI THIỆU 5-6
III. PHƯƠNG PHÁP 6-7
1. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 6
2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 6
3. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 7
4. ĐO LƯỜNG VÀ THU THẬP DỮ LIỆU 7
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ 7-8
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 8
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 8
VII. PHỤ LỤC
1. Phụ lục 1: Giáo án, một số PP, …
2. Phụ lục 2: Đề, đáp án kiểm tra……
3. Phụ lục 3: Bảng điểm trước và sau tác động…
9-27
GIÁO VIÊN: CHU THỊ NHUNG- THCS TAM HƯNG
3
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG:
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: BÀI 40-DẦU MỎ VÀ KHÍ THIÊN NHIÊN
VÀ BÀI 41- NHIÊN LIỆU
I. TÓM TẮT:
Trong nhà trường phổ thông: môn Hoá học là môn khoa học thực nghiệm, một môn
học chứa đựng nội dung phong phú, đa dạng. Nó gắn liền với các thí nghiệm. Nó có tiềm
năng phát triển các phẩm chất đạo đức. Cho nên mục đích dạy học môn Hóa Học được đặt
ra là: Làm cho học sinh nắm vững kiến thức và có kỹ năng thực hành ngay từ khi còn ngồi
trên ghế nhà trường; Làm cho học sinh phát triển năng lực trí tuệ; Hình thành cho học sinh
các phẩm chất tốt đẹp.
Trước đây trong giảng dạy môn hoá học, người giáo viên thường sử dụng phương
pháp thuyết giảng truyền thống có xu hướng lấy giáo viên là trung tâm, truyền đạt thông tin
một chiều, thông báo kiến thức có sẵn, dễ dẫn đến sự thụ động của học sinh trong quá trình
học tập. Nhiều giáo viên dạy học nhưng chưa tâm huyết còn chậm đổi mới phương pháp
giảng dạy chỉ cốt dạy cho học sinh học để thi, chứ không phải để làm việc, việc dạy học xa
rời thực tiễn, chưa coi trọng thực hành, bệnh thành tích còn nặng nề.
Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật. Đặc biệt ngành hoá học đã phát
triển và đạt được những thành tựu to lớn. Quá trình dạy học môn Hóa Học phải nhằm tạo ra
con người xã hội cần. Đó là con người có tri thức, có tay nghề cao, có năng lực thực hành
tốt, luôn tự chủ, năng động sáng tạo. Đào tạo những con
người tự chủ, năng động sáng tạo, con người có kiến thức văn hoá khoa học kĩ thuật, có kĩ
năng nghề nghiệp, có ý thức vươn lên, có năng lực tự học, có thói quen học tập suốt đời.
Chính vì thế người giáo viên cần đổi mới phương pháp giảng dạy đặc biệt là sử dụng
phương pháp bàn tay nặn bột vào trong những bài dạy có tính thực tiễn, bài dạy có thí
nghiệm. Bởi vì phương pháp "Bàn tay nặn bột" là phương pháp dạy học khoa học dựa trên
cơ sở của sự tìm tòi - nghiên cứu, áp dụng cho việc dạy học các môn khoa học tự nhiên.
Nguyên lý căn bản của phương pháp "Bàn tay nặn bột" là dạy học cho học sinh dựa trên
hoạt động tìm tòi, nghiên cứu, khám phá thực tiễn. Trong phương pháp này, dưới sự hướng
dẫn của giáo viên, chính học sinh khám phá thực tiễn, tiến hành thí nghiệm, thực nghiệm để
rút ra kiến thức và hình thành kĩ năng theo yêu cầu (tiếng Anh là "Learning by doing"). Vì
vậy phương pháp bàn tay nặn bột là một trong những phương pháp dạy học tích cực ở môn
Khoa học: Cải thiện khả năng làm việc nhóm; Nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết
vấn đề; Đề cao thực hành, thực tiễn, …
Giải pháp của tôi là sử dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột" vào giảng dạy một số
bài trong môn hóa học. Trong phạm vi của đề tài tôi xin được giới thiệu phương pháp bàn
tay nặn bột vào giảng dạy bài: “ Bài 40- Dầu mỏ và khí thiên nhiên; Bài 41- nhiên liệu”
thay vì chỉ sử dụng phương pháp cũ. Nghiên cứu được tiến hành trên hai lớp tương đương
9A1 và 9A2 năm học 2012-2013 trường THCS Tam Hưng. Lớp 9A1 là lớp thực nghiệm và
lớp 9A2 là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy bài“
Bài 40- Dầu mỏ và khí thiên nhiên; Bài 41- nhiên liệu”. Kết quả cho thấy tác động đã có
ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh: Lớp thực nghiệm 9A1 đã đạt kết quả học
tập cao hơn so với lớ 9A2 đối chứng. Điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp thực nghiệm có giá
trị trung bình là 8,4; điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp đối chứng là 7,08. Kết quả kiểm
chứng t-test cho thấy p < 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp
thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh rằng sử dụng phương pháp "Bàn tay
nặn bột" trong dạy học “ Bài 40-Dầu mỏ và khí thiên nhiên; Bài 41- nhiên liệu” làm
nâng cao kết quả học tập của học sinh.
GIÁO VIÊN: CHU THỊ NHUNG- THCS TAM HƯNG
4
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
II. GIỚI THIỆU
Khi dạy học bài “ Bài 40- Dầu mỏ và khí thiên nhiên; Bài 41- nhiên liệu” nếu GV
vẫn chỉ dùng các phương pháp dạy học cũ thì học sinh khó tiếp thu bài học và chán nản
không muốn học, không phát huy được khả năng tự học, tính sáng tạo, khả năng làm việc
nhóm cho HS. Là giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy nhiều năm tôi thấy nếu giáo viên
biÕt c¸ch tæ chøc thùc hiÖn tốt “ Bài 40- Dầu mỏ và khí thiên nhiên; Bài 41- nhiên liệu”
theo phương pháp "Bàn tay nặn bột" thì kiến thức học sinh tiếp thu được sẽ nhẹ nhàng và
sâu sắc hơn. Học sinh được phát huy khả năng sáng tạo, rèn luyện tác phong làm việc, nhìn
nhận, đánh giá vấn đề một cách khoa học, phát huy tính độc lập, tự chủ, tự giác của học sinh
trong học tập. Tiến trình dạy học của phương pháp "Bàn tay nặn bột" phát triển đồng thời
khả năng thực nghiệm, quan sát, suy luận, lập luận và kiến thức khoa học ở học sinh. Hoạt
động học tập thep phương pháp "Bàn tay nặn bột" tạo ra không khí năng động trong lớp
học; trong học sinh luôn có câu hỏi thường trực để tìm tòi, khám phá; học sinh luôn tìm
kiếm sự logic, lời giải thích. Tham gia hoạt động dạy học theo phương pháp "Bàn tay nặn
bột" còn giúp các em vượt qua được sự nhút nhát, bị động; các em tự tin vào bản thân, tự tin
khi nói trước công chúng, năng động trong công việc. Học sinh học được cách lắng nghe,
cách phê bình, cách thông cảm, giúp đỡ người khác và tôn trọng quy tắc chung. Dạy học
theo phương pháp "Bàn tay nặn bột" không chỉ giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách
chủ động mà còn giúp hình thành nhân cách cho học sinh. Học sinh được rèn kĩ năng thí
nghiệm, hứng thú học tập, yêu thích bộ môn hóa học hơn góp phần nâng cao chất lượng
giảng dạy của bộ môn.
1. Giải pháp thay thế
Giáo viên bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng, thiết kế dạy “ Bài 40- Dầu mỏ và khí
thiên nhiên; Bài 41- nhiên liệu” theo phương pháp "Bàn tay nặn bột": GV thiết kế tổ chức,
điều khiển các hoạt động của HS sao cho HS tự: đề xuất được các tình huống; Nêu các giả
thuyết, đề xuất và tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu; Đối chiếu cách làm thí nghiệm và
kết quả với các nhóm khác; Rút ra kết luận và giải thích cho vấn đề đặt ra ban đầu. Như vậy
học sinh sẽ được tự học, tự nhận thức, tự khám phá tìm tòi các tri thức khoa học một cách
chủ động. Học sinh được làm việc tích cực, HS hoạt động hợp tác theo nhóm nhỏ phù hợp
với nhiệm vụ được giao. Giáo viên sử dụng câu hỏi, bài tập như là những vấn đề cần giải
quyết để mở rộng, khắc sâu, tổng hợp kiến thức. Khi nghiên cứu đề tài này tôi muốn đánh
giá được hiệu quả của việc thiết kế “ Bài 40- Dầu mỏ và khí thiên nhiên; Bài 41- nhiên
liệu” theo phương pháp dạy học mới "Bàn tay nặn bột".
2. Vấn đề nghiên cứu
Việc thiết kế dạy học “ Bài 40- Dầu mỏ và khí thiên nhiên” theo phương pháp
"Bàn tay nặn bột" có giúp học sinh trường THCS Tam Hưng biết được khái niệm, thành
phần, trạng thái tự nhiên của dầu mỏ, khí thiên nhiên và khí mỏ dầu và phương pháp khai
thác chúng; Một số sản phẩm chế biến từ dầu mỏ không? HS có biết được Dầu mỏ và khí
thiên nhiên là nguồn nhiên liệu và nguyên liệu quý trong công nghiệp không? HS có biết
đọc, trả lời câu hỏi, tóm tắt được thông tin về dầu mỏ, khí thiên nhiên và ứng dụng của
chúng không? HS có biết vận dụng sử dụng có hiệu quả một số sản phẩm dầu mỏ và khí
thiên nhiên?
Việc thiết kế dạy học “ Bài 41- nhiên liệu” HS có biết được khái niệm về nhiên
liệu, các dạng nhiên liệu phổ biến (rắn, lỏng , khí.) không? HS có hiểu và biết cách sử dụng
nhiên liệu (gas, dầu hỏa, than ). an toàn có hiệu quả, giảm thiểu ảnh hưởng không tốt tới
môi trường không? HS có biết tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy than, khí metan, và thể
tích khí cacbonic tạo thành? Có phát huy được khả năng tự làm việc, tính sáng tạo, kích
thích được sự say mê nghiên cứu khoa học cho học sinh không?
GIÁO VIÊN: CHU THỊ NHUNG- THCS TAM HƯNG
5
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
3. Giả thuyết nghiên cứu
Dạy học “ Bài 40- Dầu mỏ và khí thiên nhiên” theo phương pháp "Bàn tay nặn
bột" sẽ giúp học sinh biết được khái niệm, thành phần, trạng thái tự nhiên của dầu mỏ, khí
thiên nhiên và khí mỏ dầu và phương pháp khai thác chúng; Một số sản phẩm chế biến từ
dầu mỏ. HS biết được Dầu mỏ và khí thiên nhiên là nguồn nhiên liệu và nguyên liệu quý
trong công nghiệp. HS biết đọc, trả lời câu hỏi, tóm tắt được thông tin về dầu mỏ, khí thiên
nhiên và ứng dụng của chúng. HS biết vận dụng sử dụng có hiệu quả một số sản phẩm dầu
mỏ và khí thiên nhiên
Dạy học “Bài 41- nhiên liệu” theo phương pháp "Bàn tay nặn bột" sẽ giúp học sinh biết
được khái niệm về nhiên liệu, các dạng nhiên liệu phổ biến (rắn, lỏng , khí.)HS hiểu và biết
cách sử dụng nhiên liệu (gas, dầu hỏa, than ) an toàn có hiệu quả, giảm thiểu ảnh hưởng
không tốt tới môi trường.HS biết tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy than, khí metan, và
thể tích khí cacbonic tạo thành.Phát huy được khả năng tự làm việc, tính sáng tạo, kích
thích được sự say mê nghiên cứu khoa học trong học sinh.
Giáo viên là người xây dựng dự án học tập cho học sinh và hướng dẫn học sinh thực thi
từng bước theo tiến trình sư phạm. Các hoạt động giáo viên đề ra cho học sinh được tổ chức
trong các giờ học, gắn với chương trình và dưới sự giám sát của giáo viên.
III. PHƯƠNG PHÁP:
1. Khách thể nghiên cứu.
- Giáo viên giảng dạy: cô Chu Thị Nhung- trường THCS Tam Hưng.
- Học sinh: học sinh lớp 9 trường THCS Tam Hưng năm học 2012-2013 có tỉ lệ tương đồng
về giới tính có ý thức học tập, tất cả các em ở hai lớp này đều tích cực, chủ động.Về thành
tích học tập của năm học trước, hai lớp tương đương nhau về điểm số của tất cả các môn
học.
Bảng 1. Giới tính của HS lớp 9 trường THCS Tam Hưng.
Số HS các nhóm
Tổng số Nam Nữ
Lớp 9A1 25 8 17
Lớp 9A2 25 7 18
2. Thiết kế nghiên cứu.
- Tôi chia làm hai lớp 9A1 và 9A2.Chọn lớp 9A1 làm lớp thực nghiệm, lớp 9A2 là lớp đối
chứng. Tôi dùng bài kiểm tra chung đề toàn trường bài học kì 1 lớp 9 làm bài kiểm tra trước
tác động. Kết quả cho thấy điểm trung bình của hai lớp có sự khác nhau, do đó chúng tôi
dùng phép kiểm chứng T- test để kiểm chứng sự chênh lệch trung bình về điểm số của hai
lớp trước khi tác động.
Kết quả như sau:
Bảng2. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương
Đối chứng Thực nghiệm
TBC 6.60 6.76
P = 0.28
- Ta thấy p = 0,28> 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch về điểm số trung bình của hai lớp là
không có ý nghĩa, hai lớp được coi là tương đương.
GIÁO VIÊN: CHU THỊ NHUNG- THCS TAM HƯNG
6
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
Tôi lựa chọn thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động với nhóm tương đương
Bảng3. Thiết kế nghiên cứu
Nhóm Kiểm tra trước TĐ Tác động KT sau TĐ
Thực nghiệm
(lớp (9A1)
01 Dạy học theo phương
pháp bàn tay nặn bột
03
Đối chứng
(lớp 9A2)
02 Dạy học theo phương
pháp thông thường
04
Ở thiết kế này tôi dùng phép kiểm chứng t-test độc lập.
3. Quy trình nghiên cứu:
a. Sự chuẩn bị bài của giáo viên:
- Ở lớp 9A2- lớp đối chứng: Giáo viên giảng dạy bài: “ Bài 40-Dầu mỏ và khí thiên
nhiên; Bài 41- nhiên liệu” theo các phương pháp thông thường.
- Ở lớp 9A1- lớp thực nghiệm: Giáo viên giảng dạy“ Bài 40: Dầu mỏ và khí thiên nhiên;
Bài 41: nhiên liệu” theo phương pháp "Bàn tay nặn bột" .
b. Tiến hành dạy thực nghiệm:
- Bảng 4. Thời gian tiến hành dạy thực nghiệm
Thứ ngày Môn/Lớp Tiết theo
PPCT
Tên bài dạy
Thứ tư 6/03/13 Hóa học 9 51 Bài 40-Dầu mỏ và khí thiên nhiên
Thứ bảy ngày 9/3/2013 Hóa học 9 52 Bài 41: nhiên liệu
4. Đo lường và thu thập dữ liệu
- Bài kiểm tra trước tác động do tổ bộ môn ra đề thi chung cho cả hai lớp 9A1 và 9A2
( xem phụ lục).
- Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra sau khi dạy “ Bài 40-: Dầu mỏ và khí thiên
nhiên; Bài 41- nhiên liệu” do tổ bộ môn ra đề kiểm tra (xem phụ lục).
- Tiến hành kiểm tra và chấm bài: việc chấm bài được giáo viên khác thực hiện.
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ:
Bảng 5. So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Đối chứng Thực nghiệm
Điểm trung bình 7,08 8,40
Độ lệch chuẩn 0,96 1,01
Giá trị p của t- test 0,000006
Chênh lệch giá trị trung
bình chuẩn ( SMD)
0,132
Như trên đã chứng minh: kết quả hai lớp trước tác động là tương đương. Sau tác
động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng t-test cho kết quả
p = 0,000006, đây là kết quả rất có ý nghĩa, tức là sự chênh lệch kết quả điểm trung
bình lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng không phải do ngẫu nhiên mà do kết quả của
tác động.
Giá trị SMD =
8,40 7,08
1,32
1,0
−
=
theo bảng tiêu chí Cohen cho thấy mức độ ảnh
hưởng của phương pháp "Bàn tay nặn bột" với việc giảng dạy “ Bài 40- Dầu mỏ và khí
thiên nhiên;Bài41 nhiên liệu” là đạt hiệu quả cao.
GIÁO VIÊN: CHU THỊ NHUNG- THCS TAM HƯNG
7
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
Hình 1. Biểu đồ so sánh ĐTB trước tác động và sau tác động
của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
Như vậy giả thuyết của đề tài đã được kiểm chứng.
Bàn luận:
- Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm có điểm trung bình là 8,40,
của lớp đối chứng là 7,08. Điều đó cho thấy điểm trung bình của hai lớp thực nghiệm và
đối chứng có sự khác biệt rõ rệt. Lớp thực nghiệm có điểm cao hơn lớp đối chứng.
- Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là 1,32. Điều này có nghĩa mức
độ ảnh hưởng của biện pháp tác động là lớn.
- Phép kiểm chứng t-test điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của hai lớp là
p = 0,000006. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm không
phải do ngẫu nhiên mà do kết quả tác động.
Hạn chế: - Nghiên cứu sử dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột" khi giảng dạy “ Bài 40-
Dầu mỏ và khí thiên nhiên; Bài 41- nhiên liệu” là một giải pháp tốt nhưng để dạy học có
hiệu quả thì HS phải có ý thức tự giác cao trong quá trình học tập, phải có ý thức tìm hiểu
trước yêu cầu của giáo viên, phải tích cực suy nghĩ, phát biểu đề xuất câu hỏi. Giáo viên
phải nắm vững kiến thức mới khéo léo tổ chức định hướng cho học sinh. Về phía nhà
trường phải có phương tiện hiện đại máy chiếu đa năng.
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
- Kết luận: Việc thiết kế, sử dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột" khi dạy “ Bài 40- Dầu
mỏ và khí thiên nhiên; Bài 41-nhiên liệu” cho HS lớp 9- trường THCS Tam Hưng đã
nâng cao kết quả học tập môn hóa của học sinh.
- Khuyến nghị: để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tốt giáo viên cần phải tích cực
học tập, ứng dụng phương pháp giảng dạy mới đặc biệt sử dụng phương pháp "Bàn tay nặn
bột" vào những bài dạy phù hợp với phương pháp. Mỗi giáo viên đều phải tích cực tự học
bằng tất cả tâm huyết nỗ lực của người thầy, phải có sự nỗ lực cao và có những cố gắng
không mệt mỏi của bản thân. Nhà trường cần có phòng thực hành và trang bị đầy đủ các
dụng cụ, hóa chất thí nghiệm.
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Bài tập trắc nghiệm hoá học 9- Tác giả Nguyễn Xuân Trường.
2. Chuẩn kiến thức kĩ năng- bộ giáo dục và đào tạo ban hành.
3. Câu hỏi và bài tập kiểm tra hoá học 9- Tác giả Phạm Tuấn Hùng- Phạm Đình Hiến.
4. Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS- Bộ giáo dục và đào tạo.
5. Phương pháp “ bàn tay nặn bột” trong dạy học các môn khoa học- Vụ giáo dục trung học.
6. Sách giáo khoa hoá học lớp 9- Nhà xuất bản ban hành.
7. Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.
GIÁO VIÊN: CHU THỊ NHUNG- THCS TAM HƯNG
8
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
VII. PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI
1. Phụ lục 1: Giáo án
1.1. Thiết kế giảng dạy“ Bài 40- Dầu mỏ và khí thiên nhiên” theo phương
pháp “bàn tay nặn bột”.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: HS biết được
- Khái niệm, thành phần, trạng thái tự nhiên của dầu mỏ, khí thiên nhiên và khí mỏ
dầu và phương pháp khai thác chúng; Một số sản phẩm chế biến từ dầu mỏ.
- Ứng dụng: Dầu mỏ và khí thiên nhiên là nguồn nhiên liệu và nguyên liệu quý
trong công nghiệp.
2. Kĩ năng: HS biết đọc, trả lời câu hỏi, tóm tắt được thông tin về dầu mỏ, khí
thiên nhiên và ứng dụng của chúng.
- Hs biết vận dụng sử dụng có hiệu quả một số sản phẩm dầu mỏ và khí thiên nhiên
3. Trọng tâm: HS biết
− Thành phần dầu mỏ, khí thiên nhiên và khí mỏ dầu
− Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ
− ích lợi và cách khai thác, sử dụng dầu mỏ, khí thiên nhiên, khí dầu mỏ.
4. Tình cảm, thái độ:
- HS có ý thức học tập tìm hiểu kiến thức.
- Hướng nghiệp cho HS
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Máy chiếu đa năng. Mẫu dầu mỏ, mẫu dầu mỏ và nước, tranh ảnh, clip minh hoạ.
2. Học sinh:
- Sưu tầm tư liệu về dầu mỏ và khí thiên nhiên.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
Kể tên các hiđrocacbon đã học và nêu những ứng dụng chủ yếu của chúng?
2. Vào bài:
GV chiếu clip về ngành dầu khí Việt Nam.
HS xem clip về ngành dầu khí Việt Nam.
Gv: giới thiệu thế nào là dầu khí.
GV: Các em đã biết được những kiến thức nào về dầu mỏ.
HS: các nhóm thảo luận viết những thông tin đã biết về dầu mỏ.
HS: báo cáo theo nhóm
HS: nêu câu hỏi đề xuất về dầu mỏ ?
(Nếu HS không nêu được GV gợi ý để HS đưa ra một số câu hỏi có thể là những
câu hỏi sau)
Dầu mỏ và khí thiên nhiên có ở đâu?
Khai thác dầu mỏ như thế nào?
Tại sao dầu mỏ lại là nguồn tài nguyên rất quý đối với mỗi quốc gia?
HS: Dự đoán kết quả đề xuất.
Giáo viên vào bài: Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ nghiên cứu bài 40 để tìm hiểu kĩ
hơn về dầu mỏ kiểm tra các kiến thức đã biết của các em và trả lời các câu hỏi đề
xuất của các em về dầu mỏ.
3. Nội dung bài giảng:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
Hoạt động1: Tính chất vật lí của dầu mỏ. I. Dầu mỏ
GIÁO VIÊN: CHU THỊ NHUNG- THCS TAM HƯNG
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
GV: Phát mẫu dầu mỏ, mẫu dầu mỏ và
nước.
HS: Quan sát mẫu dầu mỏ, lắc nhẹ mẫu dầu
mỏ và nước. Nhận xét về trạng thái, màu
sắc, tính tan trong nước của dầu mỏ?
HS : báo cáo, nhận xét.
GV nhận xét hoàn chỉnh kết luận về tính
chất vật lí của dầu mỏ.
HS: nhắc lại tính chất vật lí của dầu mỏ.
GV: ghi bảng sgk/126.
GV chuyển ý: Vậy trong tự nhiên dầu mỏ có
ở đâu và có thành phần như thế nào?
Hoạt động 2: Trạng thái tự nhiên, thành
phần của dầu mỏ.
GV: Trong tự nhiên, dầu mỏ có ở đâu?
GV: chiếu hình 4,16-sgk- 126.
HS: quan sát, kết hợp với nghiên cứu thông
tin trong SGK trả lời câu hỏi sau:
1. Cấu tạo của mỏ dầu?
2. Dầu mỏ được khai thác như thế nào?
HS: lên bảng chỉ trên tranh.
HS: nhận xét bổ xung.
GV: Nhận xét
GV: Tại sao lúc đầu dầu có thể tự phun lên?
HS nhắc lại trạng thái tự nhiên, thành phần
của dầu mỏ, cách khai thác.
GV: chiếu một số hình ảnh về cách khai thác
dầu trên mặt đất và trên biển.
GV mở rộng: Trong quá trình khai thác dầu
mỏ ta còn thu được cả khí mỏ dầu, vì vậy
mà khí mỏ dầu còn được gọi là khí đồng
hành tuy nhiên trong quá khứ loại khí này
thường bị đốt bỏ, kể cả tới năm 2003 hàng
ngày có đến 10-13 tỷ feet khối khí trên toàn
thế giới bị đốt bỏ. Ngày nay khí đồng hành
đã được tận dụng mang lại hiệu quả kinh tế
và làm giảm được ô nhiễm môi trường trong
quá trình khai thác dầu khí.
GV: quốc gia nào có nhiều dầu mỏ nhất trên
thế giới?
GVgiới thiệu thêm một số thông tin khác về
dầu mỏ.
GV chuyển ý: Dầu mỏ khai thác được từ
lòng đất gọi là dầu thô không sử dụng được
ngay. Muốn sử dụng được phải qua quá
trình chế biến. Dầu mỏ được chế biến như
thế nào, các sản phẩm chính thu được là gì?
1. Tính chất vật lí
SGK/126
2. Trạng thái tự nhiên, thành
phần của dầu mỏ.
-Trạng thái tự nhiên: có trong các
mỏ dầu.
-Thành phần: Là hỗn hợp phức tạp
của nhiều loại hiđrocacbon và
những lượng nhỏ các hợp chất
khác.
- Khai thác: khoan mỏ dầu.
GIÁO VIÊN: CHU THỊ NHUNG- THCS TAM HƯNG 10
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
Hoạt động3: Các sản phẩm chế biến từ
dầu mỏ.
HS: xem clip về chưng cất dầu mỏ.
GV: qua thông tin trên cho cô biết dầu thô
được chế biến bằng phương pháp nào?
HS: phương pháp chưng cất.
HS: quan sát hình 4.17/SGK, kết hợp với
hộp mẫu dầu mỏ thảo luận nhóm về các nội
dung sau:
1. Chưng cất dầu mỏ ta thu được những sản
phẩm gì?
2. Các sản phẩm này có ứng dụng gì trong
thực tế?
HS báo cáo, nhận xét.
GV ghi bảng.
GV: vì sao khi chưng cất dầu mỏ ở những
nhiệt độ khác nhau ta lại thu được những sản
phẩm khác nhau?
GV: trong các sản phẩm trên xăng là sản
phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng
thực tế lượng xăng thu được khi chưng cất
chỉ chiếm một lượng nhỏ.Vì vậy để tăng
lượng xăng người ta dùng phương pháp
crackinh để chế biến dầu nặng là các dầu
điezen, mazut thành xăng và các sản phẩm
khí như metan, etilen nhờ vậy mà lượng
xăng thu được chiếm khoảng 40% khối
lượng dầu mỏ.
GV chuyển ý: Cùng với dầu mỏ thì khí thiên
nhiên cũng là một nguồn tài nguyên rất quý
giá. Vậy khí thiên nhiên có ở đâu, thành
phần, ứng dụng như thế nào chúng ta cùng
tìm hiểu phần II.
Hoạt động 4. Tìm hiểu về khí thiên nhiên.
HS hoàn thành bài tập sau:
*Cho các từ sau: nước biển, etylen, metan,
lòng đất, mỏ khí, khoan, cuốc, mỏ dầu. Em
hãy điền từ thích hợp vào chỗ chấm:
Khí thiên nhiên có trong các
(1) nằm dưới (2)
Thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên là
khí (3) khai thác bằng cách
(4) xuống mỏ khí.
Khí thiên nhiên được sử dụng làm (5).,
(6) trong đời sống và trong công nghiệp.
HS báo cáo, nhận xét.
GV: chiếu hình 4.18/sgk.
HS: quan sát và cho biết khí thiên nhiên và
3. Các sản phẩm chế biến từ dầu
mỏ.
II. Khí thiên nhiên
SGK/ 127
GIÁO VIÊN: CHU THỊ NHUNG- THCS TAM HƯNG 11
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
khí mỏ dầu có đặc điểm gì giống nhau?
HS: thành phần chủ yếu đều là khí Metan.
GV: vậy ứng dụng của khí đồng hành là gì?
HS: Được sử dụng làm nhiên liệu, nguyên
liệu trong đời sống và công nghiệp.
GV chuyển ý: Qua đài báo, ti vi các em đã
biết được những gì về dầu mỏ và khí thiên
nhiên ở Việt Nam. Chúng ta tìm hiểu phần
III.
Hoạt động 5. Tìm hiểu về dầu mỏ và khí
thiên nhiên ở VIệt Nam.
Gv: tổ chức trò chơi rung chuông vàng để
khai thác vốn hiểu biết của học sinh.
Câu hỏi phần thi rung chuông vàng:
1. Dầu mỏ và khí thiên nhiên của nước ta
tập trung chủ yếu ở đâu? (GV chiếu hình
ảnh)
2. ưu điểm nổi bật của dầu mỏ nước ta là gì?
3. Kể tên những mỏ dầu và khí ở Việt Nam.
(GV chiếu hình ảnh)
3. Trữ lượng dầu mỏ và khí thiên nhiên dự
đoán có khoảng bao nhiêu?
4. Kể tên nhà máy lọc dầu ở Việt Nam?
GV chiếu hình ảnh 1 số nhà máy lọc dầu .
GV: giáo dục ý thức học tập và hướng
nghiệp cho HS.
5. Tên bài hát ca ngợi ngành dầu khí ?
Gv: Khai thác,vận chuyển và sử dụng không
cẩn thận dầu mỏ rất dễ gây ra các tai nạn
nào?
HS: tràn dầu, cháy, nổ.
GV: vậy cần phải làm gì để hạn chế được
những tai nạn trên.
GV: chiếu hình ảnh tràn dầu
GV: nếu sử dụng không cẩn thận khí ga dễ
gây ra tai nạn gì?
GV: chiếu hình ảnh cháy, nổ khí ga.
GV:Vậy có bao nhiêu bạn đã biết sử dụng
bình ga một cách an toàn?
GV: chiếu mục em có biết: đề phòng tai nạn
cháy nổ khí ga.
GV: Theo các em để dập tắt xăng dầu cháy
các em phải làm gì:
A. Phun nước vào ngọn lửa
B. Dùng chăn ướt trùm lên ngọn lửa.
C. Phủ cát vào ngọn lửa.
D. Cả B và C.
GV: Yêu cầu HS giải thích tại sao lại không
III. Dầu mỏ và khí thiên nhiên ở
Việt Nam
SGK/ 128
GIÁO VIÊN: CHU THỊ NHUNG- THCS TAM HƯNG 12
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
chọn phương án A.
4. Củng cố bài học:
Qua bài học hôm nay các em đã tìm hiểu được những gì về dầu mỏ và khí thiên
nhiên?
GV: Chiếu bản đồ tư duy.
HS: đọc bản đồ tư duy
GV: Cho học sinh làm bài tập:
Đốt 100 lít khí thiên nhiên chứa 96%CH
4
, 2% N
2
, 2%CO
2
( về số mol). Thể tích khí
CO
2
thải vào không khí là: A. 94 lít B. 96 lít C. 98 lít D. 100 lít
5. Hướng dẫn về nhà, chuẩn bị tiết học sau:
- Học bài theo vở ghi và SGK
- Làm bài tập 1,2, 4/ 129/sgk.
- Tìm hiểu về nhiên liệu.
- GV hướng dẫn bài 4:
+Đốt cháy hỗn hợp thì chất nào sẽ bị cháy?
+ Sản phẩm sau khi đốt cháy hỗn hợp là gì?
+ Cho sản phẩm qua dung dịch Ca(OH)
2
thì chất nào bị hấp thụ? Tạo ra chất kết tủa
là chất nào?
+ Lượng CO
2
tham gia phản ứng có được từ đâu?
+ Viết PTHH.
+ Đổi về mol, áp mol vào PT-> tổng số mol CO
2
-> Tổng thể tích CO
2
.
+ Dựa vào %V CH
4
, %VCO
2
ban đầu -> V hỗn hợp.
6. Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
7. Phụ lục đính kèm:
* Tranh ảnh:
*Nội dung mục em có biết:
GIÁO VIÊN: CHU THỊ NHUNG- THCS TAM HƯNG 13
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
Để phòng tai nạ cháy nổ gas:
Phòng bếp có cửa đi, cửa sổ và cửa thông gió. Mỗi bếp đun chỉ bố trí 1 bình gas,
không dự trữ vỏ bình. Phải thường xuyên kiểm tra phát hiện rò rỉ khí gas. Khi phát
hiện mùi gas phải nhanh chóng xác định vị trí bị rò. Tuyệt đối không dùng ngọn
lửa, kể cả bật hay tắt công tắc điện, cầu dao để tìm nơi rò rỉ vì đễ phát sinh nhiệt gây
nổ. Lắp đặt hệ thống cảnh báo.
* Phần ghi bảng mục 3 phần I
1.2. Thiết kế giảng dạy “ bài 41- Nhiên liệu”
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
HS biết được: Khái niệm về nhiên liệu, các dạng nhiên liệu phổ biến (rắn, lỏng ,
khí.)
HS hiểu được: Cách sử dụng nhiên liệu (gas, dầu hỏa, than ). an toàn có hiệu quả,
giảm thiểu ảnh hưởng không tốt tới môi trường.
2. Kĩ năng:
- HS biết sử dụng được nhiên liệu có hiệu quả, an toàn trong cuộc sống hàng ngày.
- HS vận dụng tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy than, khí metan, và thể tích khí
cacbonic tạo thành .
3. Trọng tâm:
− Khái niệm nhiên liệu
− Phân loại nhiên liệu
− Cách sử dụng nhiên liệu có hiệu quả
4. Tình cảm, thái độ:
GIÁO VIÊN: CHU THỊ NHUNG- THCS TAM HƯNG 14
Khí đốt.
Dầu nhờn
Dầu thô
65
0
C
250
0
C
340
0
C
500
0
C
Xăng.
Dầu thắp .
Dầu điezen.
Dầu mazut
Nhựa đường.
Vazơlin
Dầu nặng
Crăckinh
Xăng + Hỗn hợp khí
- Crắc kinh
- Chưng cất phân đoạn:
- Parafin
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
- HS có ý thức tiết kiệm, bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Máy chiếu đa năng. Tranh ảnh về các loại nhiên liệu rắn lỏng khí.
2. Học sinh:
- Tìm hiểu trước về nhiên liệu.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ:
Nêu các sản phẩm thu được khi chưng cất dầu mỏ và ứng dụng của chúng?
2. Vào bài:
- GV: các em đã biết được những gì về nhiên liệu?
- HS trình bày theo nhóm những hiểu biết ban đầu về nhiên liệu ( tên một số nhiên
liệu, đặc điểm của nhiên liệu, ứng dụng của nhiên liệu )
- HS suy nghĩ đưa ra câu hỏi đề xuất về các thông tin khác chưa biết về nhiên liệu:
VD:
- Những chất như thế nào được gọi là nhiên liệu?
- Có những loại nhiên liệu nào?
- Cách sử dụng nhiên liệu như thế nào cho hiệu quả và không gây ô nhiễm môi
trường ?
HS: Dự đoán kết quả đề xuất.
Giáo viên vào bài:
Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ nghiên cứu bài 41 để tìm hiểu kĩ hơn về nhiên liệu
kiểm tra các kiến thức và trả lời các câu hỏi đề xuất của các em.
3. Nội dung bài giảng:
Hoạt động của GV và HS Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm nhiên liệu
là gì?
GV: Kể tên những nhiên liệu mà em biết trong
đời sống?
GV: Những chất trên khi đạt đến nhiệt độ
cháy có cháy không ? (có)
GV: Khi cháy có đặc điểm gì? (tỏa nhiệt và
phát sáng)
GV: Những chất trên người ta gọi là nhiên liệu.
GV: Nhiên liệu là gì?
GV: Vậy khi dùng điện để thắp sáng, đun nấu
thì điện có phải là một loại nhiên liệu không?
GV: Nhiên liệu có vai trò gì đối với con
người? (có vai trò rất quan trọng)
GV:Chiếu hình ảnh một số nhiên liêu
GV: Các chất trên có nguồn gốc từ đâu?
GV: Các nhiên liệu thông thường là các vật
liệu có sẵn trong tự nhiên (than, củi, dầu mỏ )
hoặc điều chế từ các nguồn nguyên liệu có sẵn
trong tự nhiên (cồn đốt, khí than ).
GV: Vậy phân loại nhiên liệu như thế nào và
I. Nhiên liệu là gì?
- Là những chất cháy được, khi
cháy tỏa nhiệt và phát sáng.
GIÁO VIÊN: CHU THỊ NHUNG- THCS TAM HƯNG 15
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
Hoạt động của GV và HS Nội dung
dựa vào đâu, ta nghiên cứu phần II.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phân loại của
nhiên liệu.
GV chiếu một số hình ảnh về nhiên liệu:
GV: Dựa vào trạng thái, em có thể chia những
nhiên liệu trên thành những loại nào?
HS phân loại các chất dựa vào trạng thái.
GV: Vậy nhiên liệu được phân loại như thế
nào?
GV: GV chia nhóm và phát phiếu học tập HS
nghiên cứu thông tin/sgk, tìm đặc điểm của các
loại nhiên liệu, hoàn thành phiếu học tập.
HS thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học
tập.
GV chiếu đáp án chuẩn, yêu cầu các nhóm
chấm điểm chéo dựa vào đáp án chuẩn của
GV yêu cầu HS nêu cụ thể đặc điểm từng loại
nhiên liệu, ứng dụng từng loại.
GV: Than mỏ được hình thành do đâu? (HS:
do thực vật bị vùi lấp dưới đất và phân hủy dần
trong hàng triệu năm).
GV: Than mỏ gồm có những loại nào?
HS: Than gầy, than mỡ, than non, than bùn.
GV: Dựa vào biểu đồ hình 4.21, H 4.22 và
thông tin trong sgk nhận xét về hàm lượng
cácbon trong các loại than?
GV: Gỗ được sử dụng từ cổ xưa làm nhiên liệu
song ngày nay gỗ chủ yếu được sử dụng làm
vật liệu trong xây dựng và nguyên liệu cho
công nghiệp giấy, hạn chế làm nhiên liệu, tại
sao?
HS: Vì gây lãng phí rất lớn.
GV: Tại sao nhiên liệu khí dễ cháy hoàn toàn
hơn so với nhiên liệu rắn và nhiên liệu lỏng?
(dễ tạo hỗn hợp với không khí hoặc oxi, diện
tích tiếp xúc của nhiên liệu với không khí hoặc
oxi lớn hơn nhiều so với chất rắn và chất lỏng.
GV: Hàng ngày, trên thế giới có tỉ tỉ các
phương tiện giao thông, các nhà máy xí
nghiệp, các hộ gia đình sử dụng nhiên liệu khí,
vậy sử dụng nhiên liệu khí như thế nào cho
hiệu quả, ta sang phần III.
Hoạt động3. Tìm hiểu cách sử dụng nhiên
liệu như thế nào cho hiệu quả?
GV: Khi nhiên liệu cháy không hoàn toàn, sẽ
vừa gây lãng phí, vừa làm ô nhiễm môi trường.
Vì vậy, sử dụng hiệu quả nhiên liệu là phải làm
II. Nhiên liệu được phân loại
như thế nào?
- Dựa vào trạng thái, chia nhiên
liệu thành 3 loại:
Nhiên liệu rắn : sgk/130
Nhiên liệu lỏng: Sgk/131
Nhiên liệu khí/ sgk/131
III. Sử dụng nhiên liệu như
thế nào cho hiệu quả?
* Đảm bảo 3 yêu cầu sau:
- Cung cấp đủ không khí hoặc
oxi cho quá trình cháy.
GIÁO VIÊN: CHU THỊ NHUNG- THCS TAM HƯNG 16
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
Hoạt động của GV và HS Nội dung
thế nào để nhiên liệu cháy hoàn toàn, đồng thời
tận dụng được nhiệt lượng do quá trình cháy
tạo ra.
GV: Để sự cháy xảy ra hoàn toàn tức là để
nhiên liệu cháy hết ta phải làm gì?
GV: Muốn nhiên liệu cháy hoàn toàn đồng thời
tận dụng được nhiệt do quá trình cháy tạo ra ta
phải làm gì?
HS chốt lại các cách sử dụng nhiên liệu hiệu
quả.
GV: Dùng bài tập 3/132sgk để khai thác 3 yêu
cầu sử dụng nhiên liệu có hiệu quả trong
sgk/131.
GV cho HS liên hệ đến ô nhiễm môi trường do
nhiên liệu cháy.
GV: Ta phải làm gì để hạn chế ô nhiễm môi
trường và phòng tránh cháy nổ từ nhiên liệu?
HS: Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả đảm bảo 3 yêu
cầu trên, bên cạnh đó tìm các nguồn nhiên liệu
sạch để thay thế như dùng hiđro, năng lượng
mặt trời, năng lượng gió
GV: Là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường
em có hành động gì để để hạn chế ô nhiễm môi
trường và phòng tránh cháy nổ từ nhiên liệu?
- Tăng diện tích tiếp xúc của
nhiên liệu với không khí hoặc
oxi.
- Điều chỉnh lượng nhiên liệu
để duy trì sự cháy ở mức độ cần
thiết phù hợp với nhu cầu sử
dụng.
4. Củng cố bài học:
- HS làm bài tập:
Bài 1/bài 1/132 sgk: Đáp án:
Bài 2/ Bài 4-132 sgk: Đáp án : hình b) vì lượng không khí hút vào nhiều hơn.
Bài 3/ Biết 1 mol khí axetylen khi cháy hoàn toàn tỏa ra một nhiệt lượng là 1320kJ.
Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy 2 kg axetilen là:
A. 50679 kj B. 50976,2 kj C. 50128,4kj D. 101538,5kj
5. Hướng dẫn về nhà, chuẩn bị tiết học sau:
- Học bài và làm bài tập 2,3,4 trong sách bài tập.
- Đọc trước bài thực hành. Chuẩn bị phôi bản tường trình.
6. Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
7. Phụ lục đính kèm:
- Tranh ảnh:
GIÁO VIÊN: CHU THỊ NHUNG- THCS TAM HƯNG 17
TI NGHIấN CU KHOA HC S PHM NG DNG
- Phiu hc tp:
2. Ph lc 2: v ỏp ỏn kim tra trc v sau tỏc ng:
2.1. kim tra trc tỏc ng - thi gian 45 phỳt.
* bi:
Phn I. Trc nghim khỏch quan ( 2)
Khoanh trũn vo ch cỏi ng trc phng ỏn tr li ỳng.
1. Khớ CO
2
dựng lm cht cha chỏy vỡ:
A. Khớ CO
2
khụng duy trỡ s chỏy B. Khớ CO
2
l oxit axit
C. Khớ CO
2
nng hn khụng khớ D. C A v C
2. Nhúm gm cỏc cht lm mt mu dd brom.
A. C
2
H
4
, CH
4
, B. C
2
H
4
; CH
4
C. C
2
H
2
, C
2
H
4
D. Cl
2
; CO
3. Dóy gm cỏc nguyờn t c sp xp theo th t tớnh kim loi gim dn.
A. Al, Mg, Na, Cu
B.Cu, Na, Mg, Al
C. Na, Al, Mg, Cu
D. Na, Mg, Al, Cu
4. Hp cht hu c l:
A. Hp cht ca cacbon
B. Hp cht ca lu hunh.
C. Hp cht ca cacbon (tr CO, CO
2
, H
2
CO
3
, cỏc mui cacbonat kim loi).
D. Hp cht ca nit.
5. Nguyờn t X cú s hiu nguyờn t l 11 trong bng h thng tun hon.
Nguyờn t X l nguyờn t no sau õy:
A. Na B. Mg C. Cu D. Al
GIO VIấN: CHU TH NHUNG- THCS TAM HNG 18
Đặc
điểm
Than gầy
Than mỡ,
Than non
Thành
phần
ứng
dụng
N/s toả
nhiệt
Loại
Than bùn
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
6. Hiện nay, nguyên tắc chính dùng để sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
là: các nguyên tố được sắp xếp theo chiều
A. Tăng dần khối lượng nguyên tử B. Giảm dần khối lượng nguyên tử
C. Tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử D. Giảm dần điện tích hạt nhân
nguyên tử
7. Chất nào sau đây không làm mất màu dung dịch brom
A. CH
3
- CH
3
; B. CH
2
= CH
2
C. CH = C- CH
3
D.
3
CH C CH≡ −
8. Chất nào sau đây có liên kết ba trong phân tử.
A.
3 3
CH CH−
B.
2 2
CH CH=
C.
3
CH C CH≡ −
D.
2 3
CH CH CH= −
Phần II. Tự luận (8đ)
Bài1(2 điểm). Có ba chất khí đựng trong ba lọ riêng biệt, mất nhãn : CO, CO
2
, Cl
2
.
Chỉ được dùng thêm quỳ tím và nước, hãy nhận biết các chất khí trên
Bài 2(2điểm): Nêu hiện tượng,viết phương trình hoá học của phản ứng cho các thí
nghiệm sau:
a) Chiếu sáng bình chứa khí metan và khí clo.
b) Dẫn luồng khí etilen qua ống nghiệm đựng dung dịch brom.
Bài 3(2 điểm):Viết PTHH thực hiện dãy biến hoá sau:
C -> CO
2
→
¬
CaCO
3
-> CaCl
2
Bài 4 (2 điểm). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một hiđrocacbon A mạch thẳng trong
ôxi sinh ra 8,8 g CO
2
và 3,6 g nớc. Tìm công thức hoá học của hiđrocacbon A?
*Đáp án và biểu điểm
Phần I.Trắc nghiệm khách quan (2đ).
Mỗi ý đúng được 0,25 đ.
1. D 2. C 3. D 4. C 5. A 6 .C 7.A 8. C
Phần II. Tự luận (8đ)
Bài1 (2đ). Dùng quỳ tím ẩm nhận ra khí clo làm mất màu quỳ tím, nhận ra khí CO
2
làm quỳ chuyển màu đỏ còn lại là CO.
Bài 2 (2đ):
a) + Mất màu vàng của khí Clo ( 0,5đ)
CH
4
+ Cl
2
as
→
CH
3
Cl + HCl ( 0,5đ)
b) Dung dịch Brom mất màu ( 0,5đ)
CH
2
= CH
2
+ Br
2
-> CH
2
Br- CH
2
Br ( 0,5đ)
Bài 3 (2đ): Mỗi PT đúng 0,5đ.
a) C + O
2
→
o
t
CO
2
b) CO
2
+ CaO -> CaCO
3
c) CaCO
3
→
o
t
CaO + CO
2
d) CaCO
3
+ 2HCl -> CaCl
2
+ H
2
O + CO
2
Bài 4 (2đ).
CTHH của A có dạng C
x
H
y
( 0,25đ)
2
0,2 0,2
CO C
n mol n mol
= − > =
( 0,5đ)
2
3,6
0,2 0,2.2 0,4
18
H O H
n mol n
= = − > = =
( 0,5đ)
-> 0,2 = 0,1.x-> x = 2; 0,1.y = 0,4 -> y = 4 ( 0,5đ)
-> CTPTcủa A: C
2
H
4
( 0,25đ)
2.2. §Ò kiÓm tra sau t¸c ®éng - thời gian 45 phút.
*Đề bài
Phần I. Trắc nghiệm khách quan (2đ).
GIÁO VIÊN: CHU THỊ NHUNG- THCS TAM HƯNG 19
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng.
1. Chọn câu đúng nhất trong các câu sau:
A. Dầu mỏ là một chất. B. Dầu mỏ là một hỗn hợp nhiều chất
C. Dầu mỏ là một hỗn hợp tự nhiên của nhiều loại hidrocacbon.
D. Dầu mỏ sôi ở nhiệt độ cao và xác định.
2. Thành phần chính của khí thiên nhiên là khí nào trong số các khí sau?
A. H
2
B. CO C. CH
4
D. C
2
H
4
3. Đốt cháy V lít khí thiên nhiên chứa 96%CH
4
, 2% N
2
, 2% CO
2
về thể tích. Toàn
bộ sản phẩm cháy được dẫn qua bình đựng dung dịch Ca(OH)
2
dư thấy tạo ra
4,9gam kết tủa. Giá trị của V ở đktc là:
A. 1,12 lít B. 2,24 lít C. 3,36 lít D. 4,48 lít
4. Viên than tổ ong được tạo nhiều lỗ nhỏ với mục đích nào sau đây?
A. Trông đẹp mắt B. Để có thể treo khi phơi
C. Để giảm trọng lượng
D. Để than tiếp xúc với nhiều không khí giúp than cháy hoàn toàn.
5. Nhiên liệu nào dùng trong đời sống hàng ngày sau đây được coi là sạch hơn cả:
A. Dầu hỏa B. Than C. Củi D. Khí ( gas)
6. Biết 1 mol khí etylen khi cháy hoàn toàn tỏa ra một nhiệt lượng là 1423kJ. Nhiệt
lượng tỏa ra khi đốt cháy 1 kg etylen là:
A. 50821,4kj B. 50281,4kj C. 50128,4kj D. 50812,4kj
7. Trong các chất sau chất nào không phải là nhiên liệu:
A. Than, củi B. Khí etilen C. Dầu hỏa D. Axit sunfuric đặc.
8. Khi đốt 1,12 lít khí thiên nhiên chứa CH
4
, N
2
, CO
2
cần 2,128 lít oxi. Các thể tích
khí đo ở cùng điều kiện. Phần trăm thể tích của CH
4
trong khí thiên nhiên là:
A. 93% B. 94% C. 95% D. 96%
Phần II. Tự luận 8đ.
Bài 1. Hãy giải thích các hiện tượng:
a) Để dập tắt đám cháy xăng dầu, người ta không dùng nước mà dùng cát hay chăn
dạ trùm lên ngọn lửa.
b) Khi ngọn đèn dầu có bấc ngắn lụn dần dù dầu đã cạn, người ta đổ nước vào dầu
còn lại thì đèn lại sáng lên.
c) Khi vặn bấc đèn lên quá cao thì sinh ra nhiều muội đen.
Bài 2. Biết 1 mol khí axetylen khi cháy hoàn toàn tỏa ra một nhiệt lượng là 1320kJ.
Tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy 1 kg axetilen?
Bài 3. Đốt cháy một khí thiên nhiên chứa 96% CH
4
, 2%N
2
và 2% CO
2
( về thể tích).
Toàn bộ sản phẩm cháy cho đi qua bình đựng KOH thì thấy tạo ra 10g K
2
CO
3
.
a.Viết PTPU biết N
2
không cháy.
b.Tìm thể tích khí thiên nhiên đã dùng ( đo ở đktc)
*Đáp án và biểu điểm
Phần I. Trắc nghiệm khách quan (2đ).
Mỗi ý đúng được 0,25 đ.1.C 2. C 3. A 4. D 5. D 6. A 7. D 8.C
Phần II. Tự luận (8đ)
Bài 1(3đ):
a)Xăng dầu không tan trong nước, nhẹ hơn nước nên nổi lên trên mặt nước và lan
rộng theo mặt thoáng của nước. Dùng cát, chăn để ngăn không cho xăng dầu tiếp
xúc với không khí.
b)châm nước vào cạn là làm cho dầu nổi lên chạm được vào bấc.
c) Vặn bấc cao quá dầu cháy không hoàn toàn (do thiếu oxi tạo ra muội đen).
GIÁO VIÊN: CHU THỊ NHUNG- THCS TAM HƯNG 20
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
Bài 2 (2đ):
- 1 mol khí axetylen tương ứng với 26gam khi cháy hoàn toàn tỏa ra một nhiệt
lượng là 1320kJ.
- khi đốt cháy 1000g axetylen tỏa ra một lượng nhiệt= 50769,2kj
Bài 3 (3đ): a) (1đ) PTPU: CH
4
+ 2O
2
o
t
→
CO
2
+ 2H
2
O
CO
2
+ 2KOH -> K
2
CO
3
+ H
2
O
b) 2đ. V
khí thiên nhiên
= 1,656 lít
3. Phụ lục 3: Các bảng biểu:
Phụ lục 3.1 Kiểm tra tương đương các nhóm
Nhóm đối chứng
Nhóm thực
nghiệm Nhóm thử
STT KT trước TĐ KT trước TĐ KT trước TĐ
1 6 5 7
2 7 6 6
3 7 7 8
4 5 5 6
5 7 7 8
6 7 6 7
7 8 7 5
8 7 8 8
9 6 7 9
10 6 7 7
11 7 7 5
12 6 5 4
13 8 8 8
14 5 7 6
15 8 7 6
16 6 8 8
17 6 6 9
18 8 6 5
19 8 6 6
20 7 7 6
21 6 8
22 7 7
23 6 9
24 5 7
25 6 6
Mốt 6.00 7.00 6.00
Trung vị 7.00 7.00 6.50
Giá trị TB 6.60 6.76 6.70
Độ lệch
chuẩn 0.96 1.01 1.42
Giá trị p 0.28
SMD 0.17
GIÁO VIÊN: CHU THỊ NHUNG- THCS TAM HƯNG 21
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
Phụ lục 3.2: Kiểm tra thang đo (Thực hiện trên nhóm thử)
STT TBM Điểm KT1 Điểm KT2
1 67 7 7
2 56 6 6
3 78 8 9
4 56 6 6
5 77 8 8
6 66 7 7
7 65 5 6
8 89 8 6
9 89 9 9
10 76 7 8
11 56 5 6
12 67 4 4
13 89 8 8
14 67 6 7
15 67 6 7
16 78 8 8
17 98 9 9
18 54 5 5
19 67 6 5
20 67 6 5
Kiểm tra độ giá trị dữ liệu
Hệ số tương quan 1: 0.838317
Hệ số tương quan 2: 0.851994
GIÁO VIÊN: CHU THỊ NHUNG- THCS TAM HƯNG 22
r >=0,7 KL phép đo có giá trị
Hệ số tương quan 1 kiểm tra độ
giá trị đồng quy
Hệ số tương quan 2 kiểm tra độ
tin cậy dữ liệu của 2 đề tương
đương
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
Phụ lục 3.3: Tổng hợp kết quả trước và sau tác động
Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm
Stt KTtrước TĐ KT Sau TĐ
KT trước
TĐ
KT Sau
TĐ
1 6 7 5 8
2 7 6 6 9
3 7 8 7 10
4 5 7 5 8
5 7 7 7 8
6 7 6 6 7
7 8 9 7 8
8 7 8 8 8
9 6 6 7 9
10 6 8 7 8
11 7 7 7 9
12 6 7 5 6
13 8 8 8 9
14 5 5 7 9
15 8 9 7 8
16 6 6 8 9
17 6 7 6 9
18 8 8 6 8
19 8 8 6 8
20 7 7 7 9
21 6 7 8 9
22 7 6 7 7
23 6 7 9 9
24 5 6 7 10
25 6 7 6 8
Mốt 6.00 7.00 7.00 8.00
Trung vị 7.00 7.00 7.00 8.00
Giá trị TB 6.60 7.08 6.76 8.40
Độ lệch chuẩn 0.96 1.00 1.01 0.91
Trước TĐ Sau TĐ
Giá trị p 0.28 0.000006
SMD 0.17 1.32
GIÁO VIÊN: CHU THỊ NHUNG- THCS TAM HƯNG 23
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
Phụ lục 3.4: Bảng điểm trước và sau tác động trên các nhóm NC
Nhóm đối chứng
Nhóm thực
nghiệm
Stt Họ và tên
KT
trước
TĐ
KT
Sau
TĐ Họ và tên
KT
trước
TĐ
KT Sau
TĐ
1
Lại Thị Hà Phương
6 7
Vũ Thị Kim Anh
5 8
2
Vũ Thị Thu Phương
7 6
Nguyễn Vũ Anh Bảo
6 9
3
Lại Thái Sơn
7 8
Đỗ Ngọc Bích
7 10
4
Vũ Nhật Tân
5 7
Đỗ Thùy Dương
5 8
5
Lê Thị Thảo
7 7
Vũ Thị Hương Giang
7 8
6
Lê Thị Thanh Thúy
7 6
Lại Ngọc Hà
6 7
7
Vũ Thị Thương
8 9
Lại Thị Thu Hà
7 8
8
Trần Thu Trang
7 8
Phan Thị Thu Hà
8 8
9
Lại Thanh Tùng
6 6
Hà Việt Hải
7 9
10
Phạm Văn Việt
6 8
Trần Duy Hải
7 8
11
Lê Thị Hải Yến
7 7
Cao Thúy Hiền
7 9
12
Lại Văn Anh
6 7
Lưu Trung Hiếu
5 6
13
Nguyễn Thị Hà
8 8
Lưu Thị Thu Hồng
8 9
14
Vũ Minh Châu
5 5
Hoàng Quốc Huy
7 9
15
Vũ Văn Hiếu
8 9
Lại Thị Hương
7 8
16
Vũ Văn Hoàn
6 6
Lại Thị Mai Lan
8 9
17
Nguyễn Trung Hưng
6 7
Lê Phương Loan
6 9
18
Lê Thị Hương
8 8
Phan Thị Lương
6 8
19
Nguyễn Thị Lan
Phương 8 8
Đồng Thị Cẩm Ly
6 8
20
Phạm Hải Ly
7 7
Vũ Văn Thắng
7 9
21
Vũ Thị Thoa
6 7
Nguyễn Trà My
8 9
22
Nguyễn Thị Thủy
7 6
Vũ Minh Ngọc
7 7
23
Lại Thanh Thủy
6 7
Hoàng Thị Hồng
Nhung 9 9
24
Nguyễn Thị Tuyến
5 6
Vi Thị Hồng Nhung
7 10
25
Lại Thị Lợi
6 7
Vũ Văn Phúc
6 8
GIÁO VIÊN: CHU THỊ NHUNG- THCS TAM HƯNG 24
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
TRƯỜNG THCS TAM HƯNG NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ
VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG:
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY BÀI 40- DẦU MỎ VÀ KHÍ THIÊN
NHIÊN VÀ BÀI 41- NHIÊN LIỆU
PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN THỦY NGUYÊN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ
VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG:
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY BÀI 40-DẦU MỎ VÀ KHÍ THIÊN
NHIÊN VÀ BÀI 41- NHIÊN LIỆU
GIÁO VIÊN: CHU THỊ NHUNG- THCS TAM HƯNG 25