Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

thuế nhập khẩu và thuế thu nhập doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.59 KB, 14 trang )

1
Lời nói đầu
Trong các khoản thu ngân sách nhà nước, thuế là nguồn thu chiếm tỉ trọng chủ
yếu và cũng là nguồn thu mang tính chất bền vững nhất. Thuế là khoản thu nộp mang
tính bắt buộc mà các tổ chức hoặc cá nhân phải nộp cho nhà nước khi có đủ những điều
kiện nhất định. Pháp luật Việt Nam hiện nay quy định nhiều loại thuế khác nhau như
thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập doanh
nghiệp… Bài tiểu luận sau sẽ đề cập đến hai loại thuế là thuế nhập khẩu và thuế thu
nhập doanh nghiệp. Đây đều là hai sắc thuế quan trọng và có ảnh hưởng lớn tới nền
kinh tế, xã hội của đất nước
Bài làm
Mục 1: Thuế nhập khẩu
Thuế nhập khẩu là một sắc thuế quan trọng không chỉ ở Việt Nam mà ở bất cứ
quốc gia nào trên thế giới, đặc biệt trong thời kỳ xu hướng toàn cầu hóa kinh tế đang
phát triển mạnh. Việc nước ta gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vừa là một
thành công nhưng cũng vừa là một thách thức. Mà một trong những thách thức chúng ta
phải đối mặt sau khi gia nhập WTO đó là cải cách thuế nhập khẩu. Vậy việc chúng ta
hội nhập kinh tế thế giới và những yếu tố chính trị, xã hội khác có ảnh hưởng như thế
nào đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu hiện tại? Bài tiểu luận sau sẽ đưa ra một
số ý kiến nhỏ để trả lời cho câu hỏi đó.

1. Khái quát chung về thuế nhập khẩu và pháp luật thuế nhập khẩu
1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thuế nhập khẩu
Hiện nay chưa có một định nghĩa chính xác về thuế nhập khẩu được ghi nhận
trong các văn bản pháp luật có liên quan. Tuy nhiên, dựa trên Luật thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu năm 2005 và Luật Hải quan sửa đổi, bổ sung năm 2005 ta có thể tạm thời
2
đưa ra định nghĩa như sau: thuế nhập khẩu là loại thuế đánh vào hàng hóa được nhập
khẩu vào những khu vực trong lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, nơi Luật Hải quan được áp
dụng.


Thuế nhập khẩu có những đặc điểm cơ bản sau:
- Đối tượng chịu thuế nhập khẩu là các hàng hóa được phép vận chuyển qua
biên giới, dịch vụ không phải là đối tượng chịu thuế nhập khẩu;
- Thuế nhập khẩu không hoàn toàn là thuế trực thu hay thuế gián thu.
- Thuế nhập khẩu có chức năng đặc trưng là bảo hộ sản xuất trong nước và điều
tiết hoạt động xuất nhập khẩu.
Thuế nhập khẩu có vai trò rất quan trọng và trong nhiều trường hợp vượt ra bên
ngoài phạm vi nền kinh tế của một quốc gia:
- Thuế nhập khẩu không chỉ trực tiếp tạo ra nguồn thu ngân sách nhà nước mà
còn có tác động tới số thu ngân sách từ những sắc thuế khác gắn với hoạt động
kinh doanh như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt,…
- Thuế nhập khẩu là công cụ điều tiết hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà
nước đối với nền kinh tế.
- Thuế nhập khẩu có vai trò hỗ trợ và bảo hộ nền sản xuất trong nước, tăng khả
năng cạnh tranh của hàng hóa trong nước với hàng ngoại nhập.

1.2 Nội dung cơ bản của pháp luật thuế nhập khẩu
1.2.1 Người nộp thuế và người thu thuế
Điều 4 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005 quy định đối tượng nộp
thuế là tổ chức, cá nhân có hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế nhập khẩu
theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Theo nguyên tắc thì người nộp
thuế phải thỏa mãn hai điều kiện sau: thứ nhất, đó là người trực tiếp đứng tên làm thủ
tục nhập khẩu hàng hóa với nước ngoài; thứ hai, hàng hóa do chủ thể đó nhập khẩu
thuộc đối tượng chịu thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế nhập khẩu.
Trong thực tiễn, người nộp thuế nhập khẩu thường là người nhận ủy thác nhập khẩu
hàng hóa cho chủ thể khác hoặc người trực tiếp đứng tên làm thủ tục nhập khẩu hàng
hóa cho chính mình.
3
Nhà nước trên phương diện lý luận chính là người thu thuế song trên thực tế có
rất nhiều cơ quan khác nhau do nhà nước lập ra để thực hiện việc đó. Trong lĩnh vực

hành thu thuế nhập khẩu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức việc thu thuế nhập
khẩu là Tổng cục Hải quan (Điều 27 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005;
Điều 11 Luật Hải quan sửa đổi, bổ sung năm 2005). Ngoài ra nhà nước còn trao quyền
rộng rãi cho một số cơ quan khác cùng phối hợp với Tổng cục Hải quan như Bộ tài
chính, Kho bạc nhà nước, Tổng cục thuế, Ủy ban nhận dân các cấp chính quyền… tham
gia vào quá trình hành thu thuế nhập khẩu.

1.2.2 Căn cứ tính thuế nhập khẩu: trị giá hải quan và thuế suất
Trị giá hải quan hay trị giá tính thuế là trị giá giao dịch của hàng hóa xuất khẩu
hay nhập khẩu. Doanh nghiệp được phép tự xác định trị giá tính thuế cho hàng hóa của
mình, tự xác định số thuế phải nộp, thực hiện nộp thuế vào ngân sách nhà nước, sau đó
khai báo với cơ quan hải quan để làm thủ tục giải phóng hàng. Đối với cơ quan hải
quan, khi làm thủ tục nhập khẩu cho hàng hóa, cán bộ hải quan chỉ kiểm tra trị giá khai
báo có thống nhất với chứng từ kèm theo không và kiểm tra tính hợp pháp của các
chứng từ đó. Nếu không có vướng mắc, trị giá khai báo sẽ được chấp nhận. Còn nếu có
nghi ngờ thì họ sẽ yêu cầu doanh nghiệp xuất trình thêm các bằng chứng chứng minh
cho các trị giá đã khai báo.
Thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu bao gồm: thuế suất thông thường, thuế
suất ưu đại và thuế suất ưu đãi đặc biệt (khoản 2 Điều 10 Luật thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu năm 2005).
Thuế suất ưu đãi áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm
nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với
Việt Nam.
Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước, nhóm
nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với
Việt Nam theo thể chế khu vực thương mại tự do, liên minh thuế quan hoặc để tạo thuận
lợi cho giao lưu thương mại biên giới và trường hợp ưu đãi đặc biệt khác.
4
Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước,
nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với

Việt Nam. Thuế suất thông thường được áp dụng thống nhất bằng 150% mức thuế suất
ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng quy định tại biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu
2.1 Nội dung các quy định của pháp luật về thuế nhập khẩu
Việc thực thi các quy định của pháp luật thuế nhập khẩu trước tiên bị ảnh hưởng
rất nhiều vào yếu tố nội tại, đó là nội dung của chính các quy định đó. Nếu các quy định
của pháp luật có nội dung chặt chẽ, phù hợp với thực tiễn tình hình kinh tế, xã hội,
chính trị thì đương nhiên tính ứng dụng của chúng cũng cao. Ngược lại nếu các quy
định lỏng lẻo, không ổn định thì sẽ tạo ra sự không thống nhất, thiếu chính xác khi thực
thi. Hoặc nếu quy định không còn phù hợp với thực tiễn thì sẽ gây ra sự trì trệ, thậm chí
không thể thực thi được do không thiết thực.
Ví dụ như biểu thuế, biểu mô tả hàng hóa về chủng loại, hình dạng, chất lượng
hiện nay mới chỉ được miêu tả bằng ngôn ngữ viết mà không có hình ảnh nên việc đối
chiếu khi kiểm tra vẫn hay nhầm lẫn. Đặc biệt đối với một số hàng hóa nếu chỉ dùng
ngôn ngữ viết thôi không thể mô tả được chính xác đặc điểm của nó, có thể là hàng hóa
có cấu tạo phức tạp hoặc hàng hóa mới, chưa phổ biến. Từ đó gây khó khăn cho chủ thể
thực thi pháp luật, thậm chí dẫn tới áp dụng sai hoặc bỏ sót.
Một ví dụ khác đó là quy định tại khoản 2 Điều 30 Luật Hải quan sửa đổi và bổ
sung năm 2005. Ở đây quy định trường hợp hàng hóa nhập khẩu của chủ hàng chấp
hành tốt pháp luật về hải quan thì được miễn kiểm tra thực tế. Quy định như vậy liệu có
quá chủ quan bởi không thể nào có thể khảng định chắc chắn người đã thực hiện tốt
pháp luật thì không thể vi phạm trong tương lai.
2.2 Đội ngũ cán bộ hải quan
Yếu tố thứ hai ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu là đội ngũ
cán bộ hải quan – chủ thể trực tiếp thực thi. Đây cũng là một yếu tố tiên quyết bởi nếu
người thực thi pháp luật còn không làm tốt nhiệm vụ của mình thì làm sao có thể yêu
cầu người có nghĩa vụ chấp hành pháp luật chấp hành tốt.
5
Nhận thức được vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ trong việc thực thi pháp
luật thuế nhập khẩu nói riêng và thuế xuất nhập khẩu nói chung, những năm qua các cơ

quan hải quan không ngừng hoàn thiện đội ngũ cán bộ trong ngành. Tuy nhiên do đâu
mà đội ngũ cán bộ hải quan hiện nay vẫn bị cho là không cân xứng với yêu cầu thực tế?
Phần lớn cán bộ của ngành hải quan tuy có nhận thức về đường lối chính sách của
Đảng, về tư tưởng Mác – Lê-nin và Hồ Chí Minh nhưng khi chuyển sang kinh tế thị
trường, đa số họ tỏ ra lúng túng, trì trệ, số còn lại thì biến chất, tha hóa, chạy theo
những cám dỗ, vụ lợi của đồng tiền. Tất cả gây ảnh hưởng không tốt đến việc thực thi
pháp luật thuế. Các quy định của pháp luật thuế nếu không vô tình thì cũng cố ý bị áp
dụng sai, thiếu chính xác, tạo điều kiện cho các hành vi gian lận. ví dụ như việc xác
định trị giá hải quan, nếu không tính toán thông thạo, không cập nhật chính xác các cơ
sở dữ liệu về giá thì đã vô tình tạo điều kiện cho chủ hàng thực hiện hành vi gian lận.
Một tình trạng khác đó là sự thiếu thốn của đội ngũ cán bộ hải quan. Thiếu những
người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thiếu kỹ năng quản lý, thiếu kiến thức về
kinh tế, thị trường và thiếu các kiến thức phổ thông khác như tin học, ngoại ngữ, đặc
biệt thiếu tinh thần tận tâm, có trách nhiệm với công việc. Nếu những tình trạng trên
của đội ngũ cán bộ hải quan không được cải thiện và khác phục thì không thể đảm bảo
cho việc thực thi tốt pháp luật thuế nhập khẩu
2.3 Ý thức chấp hành pháp luật của nhà nhập khẩu
Khi nói về việc thực thi bất kỳ một đạo luật nào trong cuộc sống không thể không
nói tới ý thức pháp luật của người dân khi tham gia vào các quan hệ xã hội do đạo luật
đó điều chỉnh. Cụ thể đối với các quy định của luật nhập khẩu, một trong số những chủ
thể tham gia vào phải kể đến các nhà nhập khẩu. Tuy nhiên ý thức pháp luật của những
chủ thể này lại đặc biệt yếu kém. Mỗi khi cơ quan nhà nước có chính sách mới về xuất
nhập khẩu là ngay lập tức các chủ thể đó cũng nghiên cứu tìm ra phương pháp đối phó
với chính sách mới đó. Thời gian gần đây, các nhà nhập khẩu thường lợi dụng những
bất cập sơ hở của các chính sách ưu đãi, cơ chế quản lý để vi phạm, ví dụ như việc lợi
dụng phân luồng ưu tiên miễn kiểm tra thực tế hàng hóa, khai sai tên, mã hàng, chủng

×