Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

BÀI TẬP MÔN LUẬT CẠNH TRANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.96 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
ĐỀ BÀI
Thương nhân M đưa chương trình quảng cáo trên truyền hình với nội dung giới
thiệu một bé gái vào siêu thị cầm chai nước tương (không rõ nhãn mác cảu hãng
nước tương nào) và hỏi: “Nước tương này có dùng được không mẹ?”. Người mẹ
trả lời: “Không phải nước tương của hãng M thì đừng dùng con ạ. Mẹ nghe nói,
xét nghiệm của cơ quan có thẩm quyền đối với mẫu nước tương của các hãng
đang tiêu dùng trên thị trường hầu hết đều có căn và độc tố 3-MCPD”. Ngay sau
đó, hình ảnh chai nước tương của thương nhân M kèm theo lời thuyết minh về
nước tương của hãng không có độc tố 3-MCPD, không cặn, đảm bảo sức khỏe
cho người tiêu dùng. Người ra, chương trình quảng cáo này còn dành cho khách
1
hàng cơ hội được tặng miễn phí hàng ngàn chai nước tương của hãng với điều
kiện rất đơn giản. Khách hàng chỉ cần mang chai nước tương của bất kỳ hãng
nào (ngoại trừ những chai nước tương của hãng M) với điều kiện nước tương
còn ít nhất 1/4 chai cùng tờ rơi của hãng có điền đầy đủ thong tin đến các điểm
đổi hàng của hãng M sẽ nhận ngay một chai nước tương mới của hãng M.
Yêu cầu:
1. Phân tích tính hợp pháp hoặc bất hợp pháp trong chương trình quảng
cáo của thương nhân M theo Luật cạnh tranh 2004.
2. Căn cứ vào quy định của pháp luật cạnh tranh Việt Nam hiện hành, hãy
tư vấn cho các thương nhân sản xuất nước tương để bảo vệ quyền lợi ích hợp
pháp của mình.
1. Phân tích tính hợp pháp hoặc bất hợp pháp trong chương trình quảng cáo
của thương nhân M theo Luật cạnh tranh năm 2004.
Quảng cáo có nghĩa là thông báo thông tin một cách rộng rãi. Theo quy
định tại Luật thương mại năm 2005 thì “Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc
tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ của mình”. Đây là một trong các hình thức mà các
thương nhân sử dụng để giới thiệu sản phẩm của mình tới khách hàng, qua đó
cùng tăng khả năng cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của các thương nhân


khác.
Tuy nhiên, không phải mọi quảng cáo đều hợp pháp, đúng quy định của
pháp luật. Để bảo vệ môi trường cạnh tranh lành mạnh, Luật cạnh tranh năm
2
2004 đã đưa ra những quy định về những quảng cáo dẫn đến cạnh tranh không
lành mạnh.
Phân tích các dữ kiện đưa ra trong tình huống này, chương trình quảng
cáo của thương nhân M có hai nội dung sau:
Thứ nhất, thông qua đoạn phim quảng cáo, hãng M đã gửi thông điệp
rằng hầu hết các sản phẩm nước tương của các doanh nghiệp khác trên thị
trường đều có cặn và độc tố 3MCPD, và chỉ nên sử dụng nước tương của hãng
M vì nước tương của hãng không có độc tố
Thứ hai, trong chương trình quảng cáo, hãng M đã tiến hành hoạt động
tặng quà, trong đó người tiêu dùng có thể được tặng sản phẩm nước tương của
hãng với điều kiện phải trao đổi bằng các sản phẩm của hãng khác mà người tiêu
dùng đang sử dụng.
Để xem xét về tính hợp pháp của chương trình quảng cáo của thương
nhân M theo luật cạnh tranh, ta cần xác định xem nó có vi phạm các quy định
của pháp luật cạnh tranh hay không.
Trong Điều 45 Luật cạnh tranh 2004 có quy định về việc quảng cáo cạnh
tranh không lành mạnh. Cụ thể Luật cạnh tranh 2004 nghiêm cấm các hành vi
sau:
“Cấm doanh nghiệp thực hiện các hoạt động quảng cáo sau đây:
1. So sánh trực tiếp hàng hoá, dịch vụ của mình với hàng hoá, dịch vụ
cùng loại của doanh nghiệp khác;
2. Bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách
hàng;
3. Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về một trong
các nội dung sau đây:
a) Giá, số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì,

ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, xuất xứ hàng hoá, người sản xuất, nơi sản xuất,
người gia công, nơi gia công;
b) Cách thức sử dụng, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành;
c) Các thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn khác.
3
4. Các hoạt động quảng cáo khác mà pháp luật có quy định cấm”.
Như vậy, để xem xét chương trình quảng cáo của thương nhân M hợp
pháp hay bất hợp pháp thì phải căn cứ vào các quy định của Luật cạnh tranh
năm 2004 cũng như các văn bản pháp luật khác điều chỉnh về hoạt động này của
thương nhân.
Quảng cáo của thương nhân M là quảng cáo so sánh. Theo lý luận về cạnh
tranh thì quảng cáo so sánh là việc khi thực hiện quảng cáo doanh nghiệp đã đưa
ra những thông tin có nội dung so sánh trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của mình với
sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp khác. Hành vi quảng cáo bị coi là quảng
cáo so sánh nhằm cạnh tranh không lành mạnh khi thỏa mãn các dấu hiệu:
Một là sản phẩm quảng cáo đưa ra những thông tin khẳng định sản phẩm
được quảng cáo có các điều kiện như chất lượng, mẫu mã, số lượng giá cả, điều
kiện mua bán… ngang bằng, tốt hơn hoặc tốt nhất so với các sản phẩm cùng loại
của doanh nghiệp khác. Như vậy các thông tin trong sản phẩm quảng cáo không
chỉ nói về sản phẩm được quảng cáo mà còn đề cập đến sản phẩm cùng loại của
danh nghiệp khác, khẳng định sản phẩm dược quảng cáo có chất lương, mẫu mã,
giá cả… ngang bằng hoặc tốt hơn các sản phẩm bị so sánh. Thông tin so sánh có
thể đúng hoặc không đúng.
Hai là, hành vi quảng cáo so sánh là so sánh trực tiếp với sản phẩm cùng
loại của doanh nghiệp khác. Tính trực tiếp thể hiện ở chỗ nội dung quảng cáo đề
cập đến một loại hàng hóa, dịch vụ cạnh tranh hoặc đối thủ cạnh tranh đã cung
cấp hàng hóa dịch vụ đó. Sự đề cập có thể là lời nói, chữ viết hoặc các yếu tố
khác cấu thành nội dung quảng cáo như hình ảnh, âm thanh, khiến người tiếp
nhận quảng cáo nhận thức biết về hàng hóa, dịch vụ và đối thủ cạnh tranh.
Những trường hợp ám chỉ, suy diễn sẽ không được coi là thuộc phạm vi so sánh

trực tiếp [259; 1].
Xét nội dung thứ nhất trong quảng cáo của thương nhân M, ta có thể
khẳng định đây là trường hợp quảng cáo không lành mạnh, cụ thể đó là hành vi
“quảng cáo so sánh” được quy định tại khoản 1 Điều 45 luật cạnh tranh 2004:
4
“So sánh trực tiếp hàng hoá, dịch vụ của mình với hàng hoá, dịch vụ cùng loại
của doanh nghiệp khác”.
Hãng M đã trực tiếp đưa ra các thông tin về các sản phẩm cùng loại (nước
tương) của các doanh nghiệp khác, cụ thể là việc có đảm bảo tính an toàn và có
chứa độc tố 3MCPD hay không. Đồng thời so sánh với sản phẩm của mình, đó
là sản phẩm của hãng M không chứa các độc tố 3MCPD như hầu hết các sản
phẩm nước tương khác trên thị thường. Như vậy hãng M đã đưa ra những thông
tin khẳng định sản phẩm của mình có chất lượng tốt hơn các sản phẩm khác.
Những sản phẩm đó thỏa mãn hai yếu tố đó là sản phẩm cùng loại (nước tương)
và do doanh nghiệp khác sản xuất kinh doanh.
Mặc dù hãng M không nêu cụ thể các sản phẩm nào có chứa 3MCPD, tuy
nhiên họ khẳng định hầu hết các sản phẩm khác đều có cặn và chứa 3MCPD,
đồng thời khuyến cáo người tiêu dùng rằng: “không phải nước tương của hãng
M thì đừng dùng”. Như vậy những thông tin hãng M đưa ra làm cho khách hàng
có khả năng xác định được loại sản phẩm, nhóm doanh nghiệp mà họ không nên
sử dụng, đó là những sản phẩm nước tương không phải do hãng M sản sản xuất.
Căn cứ vào Điều 6 pháp lệnh quảng cáo của UBTVQH năm 2001 thì nội
dung quảng cáo hợp pháp phải đảm bảo các yếu tố sau:
“1. Nội dung quảng cáo bao gồm thông tin quảng cáo về hoạt động kinh doanh, hàng
hoá, dịch vụ.
2. Thông tin quảng cáo về hoạt động kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ phải
bảo đảm trung thực, chính xác, rõ ràng, không gây thiệt hại cho người sản xuất,
kinh doanh và người tiêu dùng .”
Nội dung của quảng cáo này không đảm bảo trung thực, chính xác rõ ràng,
gây thiệt hại đến uy tín danh dự của các thương nhân sản xuất nước tương khác.

Do đó quảng cáo này vi phạm các quy định về nội dung của quảng cáo.
Tóm lại hành vi trên của thương nhân M là bất hợp pháp.
Xét nội dung thứ hai trong quảng cáo của thương nhân M, đó là việc
tặng quà với điều kiện phải đổi bằng sản phẩm đang sử dụng của doanh nghiệp
khác.
5
Trước hết, ta khẳng định đây là một chương trình khuyến mại. Điều 88
Luật thương mại 2005 quy định:
“ Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm
xúc tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách
hàng những lợi ích nhất định”.
Hãng M đã dành cho khách hàng cơ hội được tặng miễn phí hàng ngàn
chai nước tương của hãng với điều kiện rất đơn giản. Khách hàng chỉ cần mang
chai nước tương của bất kỳ hãng nào (ngoại trừ những chai nước tương của hãng
M) với điều kiện nước tương còn ít nhất 1/4 chai cùng tờ rơi của hãng có điền
đầy đủ thong tin đến các điểm đổi hàng của hãng M sẽ nhận ngay một chai nước
tương mới của hãng M. Ta thấy:
- Hình thức khuyến mãi ở đây là tặng hàng hóa cho khách hàng dùng thử.
- Để được tặng hàng hóa, khách hàng phải chấp nhận đổi hàng hóa cùng
loại do doanh nghiệp khác sản xuất mà họ đang sử dụng.
Như vậy thương nhân M đã vi phạm quy định của pháp luật cạnh tranh,
đó là M đã có hành vi khuyến mãi nhằm cạnh tranh không lành mạnh, hành vi
đó được quy định cụ thể tại khoản 4 Điều 46 Luật cạnh tranh 2004: “Tặng hàng
hoá cho khách hàng dùng thử nhưng lại yêu cầu khách hàng đổi hàng hoá cùng
loại do doanh nghiệp khác sản xuất mà khách hàng đó đang sử dụng để dùng
hàng hóa của mình;”
Đối với hành vi này, đối tượng tham gia khuyến mãi chỉ là các khách
hàng đang giao dịch, đang sử dụng hàng hóa của đối thủ cạnh tranh. Nói cách
khác, doanh nghiệp đã thực hiện lôi kéo khách hàng đang tiêu thụ sản phẩm
cùng loại của doanh nghiệp khác bằng cách tặng hàng hóa cho họ dùng với

mong muốn khách hàng thay đổi thói quen tiêu dùng. Việc tặng cho hàng hóa có
khả năng tác động rất lớn đến tâm lý người tiêu dùng, giúp doanh nghiệp phổ
biến nhanh chóng hàng hóa của mình trên thị trường (đặc biệt đối với hàng hóa
được đưa ra thị trường). Tuy nhiên cần thấy rằng nếu khách hàng sau khi dùng
thử hài lòng với chất lượng hàng hóa, đương nhiên họ sẽ từ bỏ sản phẩm cnahj
tranh. Do đó việc yêu cầu khách hàng đem sản phẩm cạnh tranh đến đổi lấy
6

×