Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

BÀI TẬP MÔN LUẬT CẠNH TRANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.36 KB, 7 trang )

ĐỀ BÀI
Trong thời gian vừa qua trên các diễn đàn mạng có một nhóm các bạn trẻ
tập hợp dịch tập 7 trong bộ truyện về Harry Potter của Rowling. Sau khi dịch
các tập truyện này, các bạn đó đã chia sẻ dữ liệu trên mạng internet ở một
trang web cá nhân.
Anh chị hãy dùng các kiến thức về sở hữu trí tuệ để phân tích tình huống trên.
BÀI LÀM
LỜI MỞ ĐẦU
Trong tình hình hội nhập quốc tế hiện nay, vấn đề về xâm phạm quyền
sở hữu trí tuệ và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là một vấn đề nổi cộm. Ở Việt
Nam, tình trạng “đạo nhạc”, “đạo văn” xảy ra tràn lan và một phần nguyên
nhân là do sự thiếu hiểu biết về quyền tác giả và các quyền liên quan trong
quần chúng nhân dân. Giải quyết tình trạng đó, Việt Nam đã chính thức gia
nhập công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học nghệ thuật vào năm
2004 và ngay sau đó, năm 2005, lần đầu tiên luật Sở hữu trí tuệ đã được ban
hành thay vì chỉ được quy định trong Bộ luật dân sự như trước đây. Tình
huống được nêu ở đề bài có thể coi là điển hình về tình trạng xâm phạm
quyền sở hữu trí tuệ, cụ thể là quyền tác giả ở nước ta hiện nay.
NỘI DUNG
I. Khái quát chung:
1. Một số khái niệm:
- Quyền tác giả:
Về phương diện khách quan, quyền tác giả có thể được hiểu là tổng hợp
các quy phạm pháp luật về quyền tác giả nhằm xác nhận và bảo vệ quyền của
tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, xác định các nghĩa vụ của các chủ thể trong
việc sáng tạo và sử dụng các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; quy
định trình tự thực hiện và bảo vệ các quyền đó khi có hành vi xâm phạm.
Về phương diện chủ quan, quyền tác giả được hiểu là quyền dân sự của
chủ thể (bao gồm quyền tài sản và quyền nhân thân) của chủ thể với tư cách là
tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật,
công trình khoa học và quyền khởi kiện hay không khởi kiện khi quyền của


mình bị xâm phạm.
Quyền tác giả còn có thể được hiểu là quan hệ pháp luật dân sự. Đó là
quan hệ xã hội giữa tác giả, giữa chủ sở hữu quyền tác giả với các chủ thể
khác trong xã hội thông qua các tác phẩm, dưới sự tác động của quy phạm
pháp luật, quan hệ giữa các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả với các chủ thể
khác được xác định. Quan hệ pháp luật về quyền tác giả là quan hệ pháp luật
dân sự tuyệt đối, gồm 3 thành phần: chủ thể, khách thể, nội dung. Trong đó,
chủ thể của quyền tác giả là tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả có những
quyền nhất định đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học khi đã được
thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định. Khách thể của quyền tác giả là các
tác phẩm văn học, nghệ thuật, công trình khoa học do tác giả sáng tạo ra bằng
lao động trí tuệ. Nội dung quyền tác giả là tổng hợp các quyền nhân thân và
quyền tài sản của các chủ thể trong quan hệ pháp luật về quyền tác giả, các
quyền này phát sinh từ tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học kĩ thuật được
pháp luật ghi nhận và bảo hộ.
- Tác phẩm:
Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và
khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào.
- Tác phẩm phái sinh:
Tác phẩm phái sinh bao gồm tác phẩm dịch, phóng tác, cải biên, chuyển
thể, biên soạn, chú giải, tuyển tập, hợp tuyển. Như vậy có nghĩa là tác phẩm
phái sinh là các tác phẩm được tạo ra từ các tác phẩm đã có.
2. Nội dung quyền tác giả:
Nội dung quyền tác giả được quy định tại Điều 19, Điều 20 Luật Sở hữu
trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, bao gồm quyền nhân thân (4
quyền) và quyền tài sản (6 quyền). Cụ thể, quyền nhân thân bao gồm: quyền
đặt tên cho tác phẩm; quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được
nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; quyền công
bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm (đây là quyền có thể
chuyển giao); quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác

sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây
phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. Các quyền tài sản bao gồm:
quyền làm tác phẩm phái sinh; quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
quyền sao chép tác phẩm; quyền phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao
tác phẩm; quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu
tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào
khác; quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình
máy tính.
3. Đặc điểm quyền tác giả:
Quyền tác giả có 4 đặc điểm như sau:
Thứ nhất là đối tượng của quyền tác giả luôn mang tính sáng tạo, được
bảo hộ không phụ thuộc vào giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trừ trường
hợp tác phẩm mang nội dung đi ngược với lợi ích dân tộc, bôi nhọ vĩ nhân,
xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác, có nội dung trái pháp luật, trái
đạo đức xã hội.
Thứ hai là quyền tác giả thiên về việc bảo hộ hình thức thể hiện tác
phẩm, cụ thể là pháp luật về quyền tác giả chỉ bảo hộ hình thức chứa đựng tác
phẩm khi nó được tạo ra và thể hiện dưới hình thức nhất định mà không bảo
hộ nội dung sáng tạo tác phẩm.
Thứ ba là quyền tác giả được xác lập dưới hình thức bảo hộ tự động.
Nghĩa là, quyền tác giả được xác lập ngay khi tác phẩm ra đời, không phụ
thuộc vào thể thức hay thủ tục nào.
Thứ tư là quyền tác giả không được bảo hộ một cách tuyệt đối. Đối với
các tác phẩm đã được công bố, phổ biến và tác phẩm không bị cấm sao chụp
thì cá nhân, tổ chức được phép sử dụng tác phẩm của người khác nếu việc sử
dụng đó không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng, khai thác bình thường của
tác phẩm, không xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp khác của tác giả.
4. Điều kện bảo hộ:
Một sản phẩm của lao động trí tuệ được thừa nhận là tác phẩm và được
bảo hộ nếu đáp ứng được các điều kiện sau:

Thứ nhất là về tính sáng tạo. Tính sáng tạo được xác định thông qua tính
“mới” của tác phẩm, được thể hiện qua một trong số các mặt sau: nội dung tác
phẩm, hình thức diễn đạt tác phẩm, ngôn ngữ thể hiện tác phẩm.
Thứ hai là phải được ấn định trên hình thức vật chất hoặc được thể hiện
thông qua hình thức nhất định. Những ý tưởng, kết quả lao động sáng tạo của
một người đã có nội dung cụ thể nhưng họ chưa thể hiện ra bên ngoài bằng
hình thức nhất định thì vẫn không thể có cơ sở để thừa nhận và sau đó, để bảo
hộ. Pháp luật nước ta không xác định cụ thể hình thức vật chất mà tác phẩm
được thể hiện nhưng có thể hiểu chung đó là các vật mang tin như sách, báo,
trang viết…
Thứ ba, phải thuộc lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học. Lao động vừa
là bản năng vừa là hoạt động không thể thiếu của con người trong đời sống xã
hội. Pháp luật nước ta đã ghi nhận lao động vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ
của mọi công dân. Mọi người đều có quyền tự do lao động trong mọi lĩnh vực
phù hợp với khả năng của mình. Thông qua lao động, con người tạo ra của cải
vật chất và giá trị tinh thần cho xã hội, lao động là nhân tố quyết định sự phát
triển của đất nước. Bên cạnh yếu tố vật chất, yếu tố tinh thần cũng là điều
kiện không thể thiếu được trong sự tồn tại của con người cụ thể nói riêng và
của cả xã hội nói chung. Sản phẩm do lao động tạo ra rất phong phú, trong đó,
lao động thuộc lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học, tạo ra có giá trị tinh
thần cho xã hội được thể hiện thông qua các loại hình tác phẩm. Vì vậy, kết
quả của lao động chỉ được coi là tác phẩm nếu lao động đó được thực hiện
trong các lĩnh vực nói trên.
5. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả:
Thời hạn bảo hộ quyền tác giả được quy định tại Điều 27 Luật sở hữu trí
tuệ và được hướng dẫn tại Điều 26 Nghị định số 100/2006/NĐ-CP
II. Phân tích tình huống:
Dựa vào nội dung đã nêu ở phần I, có thể dễ dàng nhận thấy, tập 7 bộ
truyện về Harry Potter được thừa nhận là tác phẩm và được bảo hộ theo quy
định của pháp luật Việt Nam. Thời hạn bảo hộ của tác phẩm này nằm trong

quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 27 Luật sở hữu trí tuệ. Theo đó, tác phẩm
“…có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo
năm tác giả chết;…”. Dựa vào thực tế, có thể khẳng định chắc chắn tác phẩm
này vẫn đang nằm trong thời hạn được bảo hộ.
Xét theo hành vi của các bạn trẻ được nêu tại đề bài, đây không phải là
hành vi được nêu tại khoản 1 Điều 25 về Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã
công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao. Hành vi
được nêu tại đề bài là hành vi làm tác phẩm phái sinh, đây là quyền tài sản đối
với tác phẩm của tác giả và chủ sở hữu tác phẩm. Đối chiếu quy định tại
khoản 7 và khoản 10 Điều 28 về Hành vi xâm phạm quyền tác giả, có thể dễ
dàng nhận thấy, hành vi của các bạn trẻ nêu trên đã vi phạm pháp luật Việt
Nam về bảo hộ quyền tác giả.
Nếu như chỉ dừng lại ở hành vi dịch thuật cuốn truyện và giữ lại sử dụng
nhằm mục đích cá nhân, họ không vi phạm Luật sở hữu trí tuệ mà có thể được
hiểu là nhằm mục đích nghiên cứu cá nhân. Nhưng việc đưa cuốn truyện đã
dịch đó lên mạng internet trên trang web cá nhân dù không nhằm mục đích lợi
nhuận nhưng đã vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ. Bởi hành vi đó có thể
hiểu một cách hiển nhiên là để chia sẻ với những người khác, những người
truy cập vào trang mạng cá nhân đó. Có thể, họ dịch cuốn truyện đó nhằm
mục đích nghiên cứu cá nhân và đưa lên mạng chỉ là để lưu trữ nhưng “tình
ngay lý gian”, đó vẫn là hành vi vi phạm quyền tài sản của tác giả và chủ sở
hữu tác phẩm. Trên thực tế, tác phẩm này đã được chuyển nhượng độc quyền
bản tiếng Việt trên toàn thế giới cho Nhà xuất bản Trẻ. Do đó, hành vi chia sẻ
bản dịch của các bạn trẻ nêu trên đã xâm phạm nghiêm trọng quyền tài sản

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×