Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Tìm hiểu chung về khuyến mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.63 KB, 15 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
Hiện nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước ngày càng phát triển nhanh
và mạnh. Số lượng hàng hóa được sản xuất ngày càng nhiều cùng với nó là chất
lượng hàng hóa cũng ngày càng được nâng cao, mẫu mã, chủng loại của các mặt
hàng ngày càng phong phú, đa dạng. Điều đó đòi hỏi các nhà sản xuất phải tích
cực hơn trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Phải làm thế nào để sản phẩm sản xuất ra
phải tiêu thụ được nhanh chóng và thu lợi nhuận cao?
Nhằm mục đích tiêu thụ sản phẩm, các nhà sản xuất đã đưa ra nhiều hình thức
quảng cáo sản phẩm của mình. Cụ thể như: giới thiệu sản phẩm, dùng thử sản
phẩm trong một thời gian…Nền kinh tế hàng hóa hiện nay gọi đó là khuyến mại
và các hình thức này không còn xa lạ gì với người tiêu dùng. Ai cũng đã từng ít
nhất một lần quan tâm đến các hình thức khuyến mại sản phẩm của các nhà sản
xuất. Kinh tế ngày càng phát triền thì nhu cầu về thị trường cũng ngày càng được
nâng cao. Do chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, người tiêu dùng
ngày nay hiểu rất rõ về các sản phẩm mình mua, họ đòi hỏi cao hơn về chất
lượng cũng như giá cả của hàng hóa. Vì vậy, cuộc cạnh tranh giữa các nhà sản
xuất ngày càng quyết liệt hơn. Muốn đi đầu trong việc tiêu thụ hàng hóa, đòi hỏi
họ phải nâng cao chất lượng sản phẩm của mình đồng thời tiếp thị và đưa ra các
hình thức khuyến mại hấp dẫn dành cho khách hàng.
Vậy khuyến mại là gì? Các hình thức của khuyến mại và tác dụng của nó
trong việc kinh doanh như thế nào? Đây sẽ là những câu hỏi cần thiết cho những
người muốn tham gia vào thị trường cũng như những người muốn tìm hiểu sâu
hơn về khái niệm này. Đề tài nghiên cứu dưới đây sẽ làm sáng tỏ những câu hỏi
trên.
1
PHẦN NỘI DUNG
I. Tìm hiểu chung về khuyến mại.
1
1. Khái niệm và đặc điểm.
1.1. Khái niệm.
Luật Thương Mại Việt Nam quy định khuyến mại là hoạt động xúc tiến


thương mai của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng, cung ứng dịch
vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định. Cách thức thực hiện
xúc tiến thương mại, tạo ra những điều kiện thuận lợi để thúc đẩy mạnh mẽ việc
bán hàng và cung ứng dịch vụ là dành cho khách hàng những lợi ích nhất định.
1.2. Đặc điểm.
Theo quy định của Luật Thương Mại 2005, khuyến mại có các đặc điểm cơ
bản sau:
- Chủ thể thực hiện hành vi khuyến mại là thương nhân. Để tăng cường cơ hội
thương mại, thương nhân được phép tự mình tổ chức thực hiện việc khuyến mại,
cũng có thể lựa chọn dịch vụ khuyến mại cho thương nhân khác để kinh doanh.
Quan hệ dịch vụ này hình thành trên cơ sở hợp đồng dịch vụ khuyến mại giữa
thương nhân có nhu cầu khuyến mại và thương nhân kinh doanh dịch vụ.
- Cách thức xúc tiến thương mại: Là dành cho khách hàng những lợi ích nhất
định. Tùy thuộc và mục tiêu của đợt khuyến mại, tùy thuộc vào trạng thái cạnh
tranh, phản ứng của đối thủ cạnh tranh trên thị trường, tùy thuộc vào điều kiện
kinh phí dành cho khuyến mại, lợi ích mà thương nhân dành cho khách hàng có
thể là quà tặng, hàng mẫu để dùng thử, mua hàng giảm giá...hoặc là lợi ích phi
vật chất khác. Khách hàng được khuyến mại có thể là người tiêu dùng hoặc các
trung gian phân phối. Ví dụ như: các đại lý bán hàng .
1
Theo: Giáo trình: “ Luật Thương mại - Tập II ”- Đại học Luật Hà Nội,2007,tr.142
2
- Mục đích của khuyến mại là xúc tiến việc bán hàng và cung ứng dịch vụ. Để
thực hiện mục đích này, các đợt khuyến mại có thể hướng tới mục tiêu lôi kéo
hành vi mua sắm, sử dụng dịch vụ của khách hàng, giới thiệu một sản phẩm mới,
kích thích trung gian phân phối chú ý hơn nữa đến hàng hóa của doanh nghiệp,
tăng lượng hàng đặt mua...thông qua đó tăng thị phần của doanh nghiệp trên thị
trường hàng hóa, dịch vụ.
II. Các hình thức khuyến mại.
Có nhiều cách thức khác nhau để thương nhân dành cho khách hàng những

lợi ích nhất định. Lợi ích mà khách hàng được hưởng có thể là lợi ích vật chất
(tiền, hàng hóa) hay lợi ích phi vật chất (được cung ứng dịch vụ miễn phí). Hàng
hóa, dịch vụ được khuyến mại và hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại phải là
những hàng hóa dịch vụ được kinh doanh hợp pháp. Chúng ta có thể tìm hiều rõ
hơn về các hình thức khuyến mại được pháp luật quy định rất cụ thể.
1. Hàng mẫu.
Thực hiện cách thức này, thương nhân đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu
để khách hàng dùng thử không phải trả tiền. Thông thường, hàng mẫu được sử
dụng khi thương nhân cần giới thiệu một sản phẩm mới hoặc sản phẩm đã cải
tiến, do vậy, hàng mẫu đưa cho khách hàng dùng thử là hàng đang bán hoặc sẽ
được bán trên thị trường.
Theo Điều 7 Nghị định 37/3006/NĐ-CP, có quy định: Hàng mẫu đưa cho
khách hàng, dịch vụ mẫu cung ứng cho khách hàng dùng thử phải là hàng hoá,
dịch vụ được kinh doanh hợp pháp mà thương nhân đang hoặc sẽ bán, cung ứng
trên thị trường. Khi nhận hàng mẫu, dịch vụ mẫu, khách hàng không phải thực
hiện bất kỳ nghĩa vụ thanh toán nào.Thương nhân thực hiện chương trình khuyến
mại theo hình thức đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu phải chịu trách nhiệm
về chất lượng của hàng mẫu, dịch vụ mẫu và phải thông báo cho khách hàng đầy
đủ thông tin liên quan đến việc sử dụng hàng mẫu, dịch vụ mẫu.
3
2. Quà tặng.
Thương nhân được phép tặng hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng
không thu tiền để thực hiện mục tiêu xúc tiến thương mại. Tặng quà được thực
hiện đối với khách hàng có hành vi mua sắm hàng hóa hoặc sử dụng dịch vụ của
thương nhân. Hàng hóa, dịch vụ dùng làm quà tặng có thể là hàng hóa, dịch vụ
mà thương nhân đang kinh doanh hoặc là hàng hóa, dịch vụ của thương nhân
khác. Việc luật pháp cho phép sử dụng hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác
để phát tặng cho phép khuyến khích sự liên kết xúc tiến thương mại của các
thương nhân nhằm khai thác lợi ích tối đa. Việc tặng quà trong trường hợp này
không chỉ có ý nghĩa thúc đẩy hành vi mua sắm, sử dụng dịch vụ mà thương

nhân còn có cơ hội quảng cáo, giới thiệu về hàng hóa, dịch vụ của nhau.
Theo Điều 8 Nghị định 37/3006/NĐ-CP, có quy định: Thương nhân thực hiện
chương trình khuyến mại bằng hình thức tặng hàng hoá cho khách hàng, cung
ứng dịch vụ không thu tiền, không kèm theo việc mua, bán hàng hoá, cung ứng
dịch vụ. Phải chịu trách nhiệm về chất lượng của hàng hoá, tặng cho khách hàng,
dịch vụ không thu tiền và phải thông báo cho khách hàng đầy đủ thông tin liên
quan đến việc sử dụng hàng hoá, dịch vụ đó.
3. Giảm giá.
Giảm giá là hành vi bán hàng, cung ứng dịch vụ trong thời gian khuyến mại
với giá thấp hơn giá bán, giá cung ứng dịch vụ bình thường trước đó được áp
dụng trong thời gian khuyến mại mà thương nhân đã đăng ký hoặc thông báo.
Nếu hàng hóa, dịch vụ thuộc diện Nhà nước quản lý giá thì việc khuyến mại theo
hình thức này được thực hiện theo quy định của Chính phủ. Khi khuyến mại theo
cách thức này, để đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, chống hành vi bán
phá giá, luật pháp thường có quy định giới hạn mức độ giảm giá đối với từng
đơn vị hàng hóa, dịch vụ. Việc giới hạn này là cần thiết để đảm bảo lợi ích của
4
doanh nghiệp xúc tiến thương mại, của người tiêu dùng, khách hàng và của
thương nhân khác. Mức độ giảm giá cụ thể do Chính phủ quy định.
Theo Điều 9 Nghị định 37/3006/NĐ-CP, có quy định: Mức giảm giá tối đa
đối với hàng hoá, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá hàng
hoá, dịch vụ đó ngay trước thời gian khuyến mại. Không được giảm giá bán
hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ trong trường hợp giá bán hàng hoá, dịch vụ
thuộc diện Nhà nước quy định giá cụ thể. Không được giảm giá bán hàng hoá,
giá cung ứng dịch vụ xuống thấp hơn mức giá tối thiểu trong trường hợp giá bán
hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ thuộc diện Nhà nước quy định khung giá hoặc
quy định giá tối thiểu.Tổng thời gian thực hiện chương trình khuyến mại bằng
cách giảm giá đối với một loại nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ không được vượt quá
90 (chín mươi) ngày trong một năm; một chương trình khuyến mại không được
vượt quá 45 (bốn mươi lăm) ngày. Nghiêm cấm việc lợi dụng hình thức khuyến

mại này để bán phá giá hàng hóa, dịch vụ.
4. Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch
vụ, phiếu dự thi.
Theo các chương trình này, khách hàng có thể được hưởng lợi ích nhất định
theo những phương thức khác nhau. Phiếu mua hàng thường có ý nghĩa giảm giá
hoặc có mệnh giá nhất định để thanh toán cho những lần mua sau trong hệ thống
bán hàng của thương nhân. Phiếu sử dụng dịch vụ có thể cho phép sử dụng dịch
vụ miễn phí, theo điều kiện do nhà cung ứng dịch vụ đưa ra. Khác với điều này,
phiếu dự thi có thể mang lại giải thưởng hoặc không mang lại lợi ích gì cho
khách hàng, phụ thuộc vào kết quả dự thi của họ. Chi tiết quy định cụ thể tại
Điều 10, Điều 11 Nghị định 37/2006/NĐ-CP
5. Tổ chức các sự kiện để thu hút khách hàng.
Các sự kiện này được tổ chức gắn liền hoặc tách rời với việc mua hàng hóa,
sử dụng dịch vụ của khách hàng, ví dụ chương trình mang tính may rủi mà khách
5
hàng trúng thưởng hoàn toàn do sự may mắn. Bốc thăm, cào số trúng thưởng,
bóc, mở sản phẩm trúng thưởng, vé số dự thưởng...là các sự kiện được tổ chức
gắn liền với hành vi mua sắm. Tổ chức cho khách hàng tham gia các chương
trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí...có thể là lợi ích phi vật chất mà thương nhân
dành khuyến mại cho khách hàng, cũng có thể nhằm hướng tới khách hàng mục
tiêu của thương nhân. Ngoài các sự kiện trên đây, thương nhân có thể tổ chức
chương trình khách hàng thường xuyên, các sự kiện khác vì mục đích khuyến
mại. Việc tổ chức các sự kiện và chương trình khách hàng thường xuyên cũng
được quy định cụ thể tại Điều 12, Điều 13 Nghị định 37/2006/NĐ-CP
Ngoài ra, pháp luật không cấm thương nhân sử dụng các hình thức khác để
khuyến mại nhưng khi tiến hành phải được cơ quan quản lý Nhà nước về thương
mại chấp thuận.
Như vậy, lợi ích mà khách hàng nhận được thông qua khuyến mại là lợi ích
vật chất hoặc phi vật chất. Lợi ích vật chất có thể được xác định theo đơn giá sản
phẩm, được tặng cho hoặc được trao thưởng do mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ

của thương nhân. Lợi ích phi vật chất có thể là việc thụ hưởng dịch vụ miễn phí.
Tùy thuộc mức độ ảnh hưởng của các hình thức khuyến mại đến môi trường kinh
doanh, đến lợi ích của khách hàng, lợi ích của thương nhân khác, Nhà nước có
những quy định khác biệt về điều kiện thủ tục thực hiện khuyến mại. Thủ tục đó
có thể là đăng ký hoặc xin phép trước khi thực hiện hoạt động khuyến mại,
thông báo kết quả sau khi kết thúc đợt khuyến mại tại cơ quan quản lý Nhà nước
về thương mại.
III. Một số quy định của pháp luật về hoạt động khuyến mại.
Pháp luật Việt Nam hiện nay quy định khá chi tiết về hoạt động khuyến mại
của thương nhân. Điển hình như Luật Thương Mại 2005, từ Điều 88 đến Điều
101 là các quy định cụ thể về họat động khuyến mại. Có thể kể đến Điều 95 quy
định về quyền của thương nhân thực hiện khuyến mại. Theo đó, thương nhân có
6

×