Tiết 83
Diễn đạt trong văn nghị luận
A - Mục tiêu cần đạt
1. Có ý thức một cách rõ và đầy đủ hơn về những chuẩn mực ngôn từ
của bài văn nghị luận.
2. Biết cách tránh các lỗi về dùng từ, viết câu, sử dụng giọng điệu
không phù hợp với chuẩn mực diễn đạt của bài văn nghị luận.
3. Nâng cao những kĩ năng vận dụng những cách diễn đạt khác nhau
một cách hài hoà để trình bày vấn đề linh hoạt, sáng tạo.
B - Chuẩn bị
1. HS nghiên cứu trước những ví dụ ở bài học trong SGK.
2. GV sưu tầm thêm một số đoạn văn nghị luận có cách dùng từ ngữ,
câu văn hay, chuẩn bị các ngữ liệu để trình bày trên máy cho HS quan sát
(nếu có) hoặc bảng phụ.
C - Các nội dung dạy học cơ bản
I - Tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách sử
dụng từ ngữ trong văn nghị luận
1. - GV tổ chức cho HS tìm hiểu
các ví dụ ở mục 1.1 và thực hiện
yêu cầu trong SGK.
I. Tìm hiểu cách sử dụng từ ngữ trong
văn nghị luận
1. Tìm hiểu các ví dụ ở mục 1.1.
Đề tài: Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh
qua một số bài thơ của tập Nhật kí
trong tù: Chiều tối; Giải đi sớm; Giải
ra tù, tập leo núi.
+ Tìm những điểm khác nhau
trong việc sử dụng từ ngữ của hai
đoạn văn.
- Sự khác nhau trong cách dùng từ ngữ của
hai đoạn văn:
Đoạn 1 Đoạn 2
- Chúng ta hẳn ai cũng nghe nói
về….
- …. Chúng ta không thể không nhắc
tới…
- … trong lúc nhàn rỗi… - … trong những thời khắc hiếm hoi
được thanh nhành bất đắc dĩ…
- Bác vốn chẳng thích làm thơ… - Thơ không phải là mục đích cao
nhất của ….
- …. vẻ đẹp lung linh - … những vần thơ vang lên … của
nhà tù.
- vẻ đẹp ấy thể hiện rõ trong - … là những thi phẩm tiêu biểu cho
Giáo án Văn 12 - Chương trình chuẩn - Học kì II - Năm học 2010-2011
những bài thơ… tinh thần đó.
+ Nhận xét ưu điểm, nhược điểm
trong cách dùng từ ngữ của hai
đoạn.
- Nhận xét ưu điểm, nhược điểm trong
cách dùng từ ngữ của hai đoạn:
+ Đoạn 1 có nhiều nhược điểm: Nhiều
từ ngữ dùng không phù hợp với văn
nghị luận: "hẳn ai cũng nghe nói", "lúc
nhàn rỗi",…
+ Đoạn 2 có nhiều ưu điểm: Từ ngữ
dùng phù hợp với văn nghị luận hơn.
2. - GV tổ chức cho HS tìm hiểu
các ví dụ ở mục 1.2 và trả lời các
câu hỏi trong SGK.
- HS tìm hiểu các ví dụ, thảo luận
các câu hỏi và phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét, chốt lại một số ý
chính.
+ Các từ ngữ in đậm trong đoạn
văn có tác dụng biểu hiện cảm xúc
của người viết như thế nào và gợi
lên điều gì về đối tượng nghị luận?
+ Sắc thái biểu cảm của các từ ngữ
đó có phù hợp với đối tượng nghị
luận không ? Giải thích.
2. Tìm hiểu ví dụ ở mục I.2
- Các từ ngữ in đậm trong đoạn trích có
tác dụng biểu hiện cảm xúc tinh tế,
những rung động sâu sắc về hồn thơ
Huy Cận. Đối tượng nghị luận là một
tâm hồn thơ mang nỗi "sầu vũ trụ",
"buồn nhân thế", "sầu vạn cổ".
- Sắc thái biểu cảm của các từ ngữ in
đậm rất phù hợp với đối tượng nghị
luận (hồn thơ Huy Cận):
* Người viết gọi Huy Cận là "chàng" vì
tác giả Lửa thiêng lúc đó còn rất trẻ (20
tuổi)
* Các từ ngữ "linh hồn Huy Cận", "nỗi
hắt hiu trong cõi trời", "hơi gió nhớ
thương",… rất phù hợp với hồn thơ
Huy Cận vốn rất nhạy cảm với không
gian, đặc biệt là không gian vũ trụ vô
biên với những gió, mây, trăng, sao,…
+ Theo anh (chị), có thể thay thế
những từ ngữ ấy bằng các từ ngữ
nào khác? Nếu thay như vậy, cách
diễn đạt của đoạn văn sẽ thay đổi
như thế nào?
- Có thể thay như sau:
+ Từ chàng bằng nhà thơ, Huy Cận, thi
sĩ…
+ Cụm từ nỗi hắt hiu trong cõi trời
bằng nỗi buồn trong không gian.
+ Cụm từ hơi gió nhớ thương bằng tình
2
Giáo án Văn 12 - Chương trình chuẩn - Học kì II - Năm học 2010-2011
cảm nhớ thương,
Tuy nhiên nếu thay như vậy thì cách
diễn đạt của đoạn văn sẽ thiếu cảm xúc.
3. - GV tổ chức cho HS tìm hiểu ví
dụ ở mục 1.3 và yêu cầu HS chỉ ra
những từ ngữ dùng không phù hợp
trong đoạn văn, thay thế bằng
những từ ngữ thích hợp và viết lại
đoạn văn sau khi đã sửa.
- HS đọc kĩ đoạn văn, thực hiện
các yêu cầu, viết đoạn văn đã sửa
vào giấy trong để chiếu lên màn
hình cho cả lớp nhận xét.
3. Tìm hiểu ví dụ ở mục 1.3
Những từ ngữ
dùng không phù
hợp
Các từ ngữ có thể
thay thế
- vĩ đại - nổi tiếng
- kiệt tác
- thân xác
- tác phẩm hay
- thể xác
- chẳng là gì cả - không là gì
- anh chàng - nhân vật
- cũng thế mà
thôi
- tên hàng thịt
- cũng vậy
- anh hàng thịt
Đoạn văn viết lại sau khi thay thế:
Lưu Quang Vũ là một kịch tác gia nổi tiếng. Vở kịch Hồn Trương Ba, da
hàng thịt xứng đáng là một tác phẩm hay trong kho tàng văn học nước nhà.
Nhà văn đã nêu lên một vấn đề có ý nghĩa sâu sắc: sự tranh chấp giữa linh
hồn và thể xác trong quá trình con người sống và hướng tới sự hoàn thiện.
Thực ra, người ta ai mà chẳng phải sống bằng cả linh hồn và thể xác. Linh
hồn có cao khiết, đẹp đẽ thế nào cũng không là gì khi không có thể xác.
Nhân vật Trương Ba trong vở kịch cũng vậy. Trương Ba không thể sống chỉ
bằng phần hồn. Nhưng phần hồn ấy, vì những trớ trêu, éo le của số phận,
lại bị nhập vào xác của anh hàng thịt. Chẳng qua đó chỉ là một cái xác "âm
u, đui mù" nếu không có hồn Trương Ba được yên mà làm hồn phát bệnh vì
những đòi hỏi, ham muốn quá quắt.
4. - GV hướng dẫn HS rút ra kết
luận về những yêu cầu cơ bản của
việc dùng từ ngữ trong văn nghị
luận.
- HS căn cứ vào việc tìm hiểu các
ví dụ để phát biểu ý kiến.
4. Những yêu cầu cơ bản của việc
dùng từ ngữ trong văn nghị luận
- Lựa chọn các từ ngữ chính xác, phù
hợp với vấn đề cần nghị luận; tránh
dùng từ lạc phong cách hoặc những từ
ngữ sáo rỗng, cầu kì.
+ Kết hợp sử dụng các phép tu từ vựng
(ẩn dụ, hoán dụ, so sánh,…) và một số
từ ngữ mang tính biểu cảm, gợi hình
3
Giáo án Văn 12 - Chương trình chuẩn - Học kì II - Năm học 2010-2011
tượng để bộc lộ cảm xúc phù hợp.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách sử
dụng và kết hợp các kiểu câu
trong văn nghị luận.
1. - GV tổ chức cho HS tìm hiểu
các ví dụ ở mục II.1 và yêu cầu
HS trả lời một số câu hỏi.
+ So sánh cách sử dụng kết hợp
các kiểu câu cảu hai đoạn văn và
chỉ ra hiệu quả diễn đạt của cách
sử dụng này.
+ Vì sao trong đoạn văn nghị luận
nên sử dụng kết hợp nhiều kiểu
câu khác nhau?
II. Tìm hiểu cách sử dụng và kết hợp
các kiểu câu trong văn nghị luận
1. Tìm hiểu ở các ví dụ ở mục II.1
- Cách sử dụng kết hợp các kiểu câu
trong hai đoạn văn:
+ Đoạn (1) chủ yếu sử dụng kiểu câu
trần thuật, có sự kết hợp câu ngắn, câu
dài.
+ Đoạn (2) sử dụng kết hợp các kiểu
câu đơn, câu ghép, câu ngắn, câu dài,
câu nhiều tầng bậc, câu hỏi, câu cảm
thán,…
- Việc sử dụng kết hợp các kiểu câu
khác nhau trong một đoạn văn nghị
luận khiến cho việc diễn đạt trở nên
linh hoạt, lập luận chặt chẽ, có sự hài
hoà giữa lí lẽ và cảm xúc, đồng thời tạo
nhạc điệu cho đoạn văn.
4
Giáo án Văn 12 - Chương trình chuẩn - Học kì II - Năm học 2010-2011
+ Đoạn văn nào trong hai đoạn sử
dụng thép tu từ cú pháp? Đó là
những phép tu từ nào? Phân tích
hiệu quả của cách dùng đó.
+ Vì sao trong bài văn nghị luận
nên sử dụng các phép tu từ cú
pháp? Những phép tu từ thường
được sử dụng trong văn nghị luận
là những phép tu từ nào? Nêu một
số ví dụ và phân tích ngắn gọn.
2. - GV tổ chức cho HS tìm hiểu
đoạn trích ở mục II.2 và thực hiện
các yêu cầu trong SGK
- Đoạn (2) đã sử dụng phép tu từ lặp cú
pháp, Việc sử dụng phép tu từ này giúp
người viết thể hiện rõ hơn thái độ, tình
cảm của mình và đồng thời tạo nhịp
điệu cho lời văn.
- Trong bài văn nghị luận nên sử dụng
một số ghép tù từ cú pháp vì như vậy sẽ
làm cho việc diễn đạt trở nên linh hoạt,
phong phú, thể hiện các sắc thái tình
cảm. Các phép tu từ cú pháp thường sử
dụng trong văn nghị luận:
+ Lặp cú pháp: "Trời thu thì xanh ngắt
những mấy từng; cây tre thu lại chỉ còn
một cần trúc; khói phủ thành từng trên
mặt nước; song cửa để mặc ánh trăng
vào; hoa năm nay giấu vào hoa năm
ngoái; tiếng ngỗng vang trong mơ hồ…
(Lê Tri Viễn, "Thu ẩm" của Nguyễn
Khuyến)
+ Ngoài ra còn có thể sử dụng các phép
tu từ liệt kê, chêm xen,…
2. Tìm hiểu đoạn trích ở mục II.2
- Trong đoạn văn, người viết chủ yếu
sử dụng kiểu câu miêu tả với những
hình ảnh giàu tính biểu tượng, có tác
dụng gợi lên ở người đọc những tưởng
tượng cụ thể, sinh động về làng quê
Nguyễn Bính, qua đó giúp người đọc
hiểu thêm về thơ ông.
- Câu văn "Chỉ nghĩ lại cũng đã se
lòng" là
câu đặc biệt, biểu lộ cảm xúc (khác với
những câu khác). Câu văn này cho thấy
tâm trạng lắng lại của người viết khi kể
về đối tượng nghị luận.
3. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu
hai đoạn văn ở mục II.3 và nêu
yêu cầu: Chỉ rõ những nhược điểm
3. Tìm hiểu ví dụ ở mục II.3
- Đoạn văn (1) có nhược điểm là sử
5
Giáo án Văn 12 - Chương trình chuẩn - Học kì II - Năm học 2010-2011
trong việc sử dụng kết hợp các
kiểu câu và cho biết cách khắc
phục.
- HS đọc hai đoạn văn, phát biểu ý
kiến và tranh luận.
dụng kết hợp các câu có cùng một kết
cấu "Qua…" khiên cho việc diễn đạt
thiếu linh hoạt, có cảm giác đơn điệu,
nhàm chán.
- Đoạn văn (2) có nhược điểm là sử
dụng kết hợp các câu có cùng một chủ
ngữ "Kho tàng văn học dân gian…."
hoặc "Văn học dân gian…" khiến cho
người đọc có cảm giác trùng lặp, nhàm
chán.
4. - GV hướng dẫn HS rút ra kết
luận về những yêu cầu cơ bản của
việc sử dụng kết hợp các kiểu câu
trong văn nghị luận.
- HS căn cứ vào việc tìm hiểu các
ví dụ để phát biểu ý kiến.
4. Những yêu cầu cơ bản của việc sử
dụng kết hợp các kiểu câu trong văn
nghị luận.
- Phối hợp một số kiểu câu trong đoạn,
trong bài để tránh sự đơn điệu, nặng nề,
tạo nên giọng điệu linh hoạt, biểu hiện
cảm xúc.
- Sử dụng các phép tu từ cú pháp để tạo
nhịp điệu, nhấn mạnh rõ hơn thái độ,
cảm xúc
II - Hướng dẫn học ở nhà
1. Học thuộc lòng phần Ghi nhớ trong SGK
2. Phân tích việc dùng từ ngữ và sử dụng kết hợp các kiểu câu trong
các bài viết số 5 và số 6 của mình (nếu chưa hay thì tìm cách điều chỉnh, sửa
chữa).
3. Sưu tầm những đoạn văn (bài văn) có cách diễn đạt hay và phân
tích.
6
Giáo án Văn 12 - Chương trình chuẩn - Học kì II - Năm học 2010-2011
Ti ết 86
Diễn đạt trong văn nghị luận
(Tiếp theo)
A - Mục tiêu cần đạt
1. Có ý thức một cách sáng rõ và đầy đủ hơn về những chuẩn mực
ngôn từ của bài văn nghị luận.
2. Biết cách tránh các lỗi về dùng từ, viết câu, sử dụng giọng điệu
không phù hợp với chuẩn mực ngôn từ của bài văn nghị luận.
3. Nâng cao kĩ năng vận dụng những cách diễn đạt khác nhau một
cách hài hoà để trình bày vấn đề linh hoạt, sáng tạo.
B - Chuẩn bị
1. HS nghiên cứu trước các ví dụ trong SGK.
2. GV sưu tầm thêm một số đoạn văn nghị luận có cách dùng giọng
điệu ngôn từ phù hợp với vấn đề nghị luận, chuẩn bị các ngữ liệu để trình
bày trên máy cho HS quan sát (nếu có) hoặc bảng phụ.
C - Các nội dung dạy học cơ bản
I - Tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu việc xác
định giọng điệu ngôn từ phù
hợp trong văn nghị luận.
I. Tìm hiểu việc xác định giọng điệu
ngôn từ phù hợp trong văn nghị luận
1. - GV tổ chức cho HS tìm hiểu
các đoạn trích ở mục III.1 và yêu
cầu HS trả lời các câu hỏi trong
SGK.
- HS thảo luận và trình bày.
1. Tìm hiểu các đoạn trích ở mục III.1
+ Đối tượng nghị luận và nội dung
cụ thể của hai đoạn trích trên khác
nhau nhưng giọng điệu trong lời
văn có điểm gì tương đồng? Ngoài
- Đối tượng nghị luận và nội dung cụ thể
của hai đoạn trích khác nhau nhưng
giọng điệu trong lời văn có điểm tương
đồng. Đó là sự trang trọng, nghiêm túc.
7
Giáo án Văn 12 - Chương trình chuẩn - Học kì II - Năm học 2010-2011
sự tương đồng ở điểm chung đó,
giọng điệu trong từng đoạn trích
có những nét gì đặc trưng, riêng
biệt?
Ngoài sự tương đồng ở điểm chung đó,
giọng điệu trong từng đoạn văn có
những nét đặc trưng riêng biệt:
* Đoạn (1): Giọng văn sôi nổi, mạnh
mẽ, hùng hồn, thể hiện thái độ căm thù
trước tội ác của thực dân Pháp.
* Đoạn (2): Giong văn thể hiện sự khẳng
định dứt khoát của tác giả.
+ Cơ sở chủ yếu tạo nên sự khác
biệt về giọng điệu của lời văn
trong các đoạn trích trên là gì?
- Cơ sở chủ yếu tạo nên sự khác biệt về
giọng điệu của lời văn trong các đoạn
trích trên là sự khác nhau về đối tượng
nghị luận và nội dung nghị luận:
+ Đoạn (1) là đoạn văn viết về tội ác của
thực dân Pháp với mục đích lên án
chúng trước đồng bào và dư luận thế
giới, từ đó khẳng định việc giành độc
lập của dân tộc Việt Nam là việc tất yếu.
+ Đoạn (2) viết về thơ Hàn Mặc Tử, lí
giải cái gọi là "thơ điên, thơ loạn", thực
chất là thể hiện "một sức sống phi
thường", "một lòng ham sống vô biên",
"một ước mơ rất chi là "con người".
+ Chỉ rõ cách sử dụng từ ngữ hoặc
cách sử dụng kết hợp các kiểu
câu, các phép tu từ tư vựng hoặc
cú pháp có vai trò chủ yếu trong
việc biểu hiện giọng điệu của từng
đoạn trích.
- Cách sử dụng từ ngữ, cách sử dụng kết
hợp các kiểu câu, các phép tu từ tư vựng
hoặc cú pháp có vai trò chủ yếu trong
việc biểu hiện giọng điệu của từng đoạn:
+ Đoạn trích (1) sử dụng nhiều từ ngữ
thuộc lớp từ ngữ chính trị, xã hội (tự do,
bình đẳng, bác ái, chính trị, dân chủ,
luật pháp, dư luận, chính sách,…), sử
dụng phép các phép tu từ: lặp cú pháp,
liệt kê, thể hiến sự hô hào, thúc giục đầy
nhiệt huyết.
+ Đoạn trích (2) sử dụng những từ ngữ
thuộc lĩnh vực văn chương (lời thơ, ý
thơ, bài thơ, thơ điên, thơ loạn, những
bài thơ, văn, sức sống, ham sống, ước
mơ, ý thức, sống, chết,…), sử dụng các
8
Giáo án Văn 12 - Chương trình chuẩn - Học kì II - Năm học 2010-2011
thành phần đồng chức, tạo giọng văn
giàu cảm xúc.
2. - GV tổ chức cho HS tìm hiểu
các đoạn trích ở mục III.2 và yêu
cầu HS nhận xét về giọng điệu của
lời văn nghị luận trong từng đoạn
trích, chỉ rõ những phương tiện từ
ngữ, kiểu câu biểu hiện giọng điệu
và phân tích ngắn gọn những cơ
sở của giọng điệu ấy trong từng
trường hợp cụ tể.
- HS thảo luận và trình bày.
- GV nhận xét, chốt lại một số ý
chính.
2. Tìm hiểu các đoạn trích ở mục III.2
- Đoạn trích (1) được viết để kêu gọi
"đồng bào toàn quốc" nên người viết đã
chọn giọng điệu thích hợp. Đó là giọng
hùng hồn, mạnh mẽ, thúc giục. Để tạo
nên giọng điệu này, người viết dùng
những câu hô gọi, cầu khiến, khẳng định
(Hỡi đồng bào toàn quốc! Hỡi đồng
bào! Chúng ta phải đứng lên! Không!
Chúng ta thà… chứ nhất định không
[…], nhất định không […]), sử dụng
phép lặp cú pháp (Chúng ta muốn….,
chúng ta đã…, chúng ta thà ).
- Đoạn trích (2) là lời bình thơ Xuân
Diệu. Đoạn trích được viết với giọng
ngợi ca, tha thiêt say mê. Người viết sử
dụng nhiều tính từ chỉ trạng thái, mức độ
(rào rạt, lặng lẽ, say đắm, vội vàng,
cuống quýt, ngắn ngủi, vui, buồn, nồng
nàn, tha thiết, nao nức, xôn xao, thê
lương, bi đát,…), sử dụng kết hợp các
kiểu câu ngắn, dài, câu nhiều tầng và các
phép tu từ lặp cú pháp, liệt kê
3 - GV hướng dẫn HS xác định
những đặc điểm quan trọng nhất
của giọng điệu trong văn nghị
luận.
- HS căn cứ vào việc tìm hiểu các
đoạn trích để phát biểu ý kiến.
3. Đặc điểm của giọng điệu ngôn từ
trong văn nghị luận
- Giọng điệu cơ bản của lời văn nghị
luận là trang trọng, nghiêm túc.
- ở các phần trong bài văn có thể thay
đổi giọng điệu sao cho thích hợp với nội
dung cụ thể.
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài tập 1. Phân tích rõ những đặc
điểm trong cách sử dụng từ ngữ,
sử dụng kết hợp các kiểu câu, biểu
hiện giọng điệu của lời văn trong
các đoạn trích ở SGK.
II. Luyện tập
Bài tập 1
- ở đoạn trích (1), tác giả đã sử dụng từ
ngữ một cách chính xác, phù hợp với
việc tuyên bố thoát li mọi quan hệ với
9
Giáo án Văn 12 - Chương trình chuẩn - Học kì II - Năm học 2010-2011
- GV gợi ý, hướng dẫn và giao
việc cho các nhóm (mỗi nhóm
khảo sát một đoạn).
- HS các nhóm làm việc, tập trung
ý kiến, sau đó cử đại diện trình
bày.
thực dân Pháp, đặc biệt là sử dụng nhiều
từ ngữ chính trị. Về câu, điểm nổi bật là
đoạn văn sử dụng phép tu từ lặp cú pháp
với những câu ngắn để nhấn mạnh
những điều khẳng định. Vì vậy, giọng
điệu ngôn từ của đoạn văn rất dứt khoát,
mạnh mẽ và cương quyết.
- Đoạn trích (2) nói về thời và thơ Tú
Xương, trong đó Nguyễn Tuân đã sử
dụng những từ ngữ rất tài hoa (lưu đãng
hoã huyền, con nhà nho khái, cái tâm
hồn them chan hoà, lần hồi đắp đổi,…).
Ngoài ra, ở phần đầu đoạn trích, song
hành cú pháp tạo nên một giọng đoạn rất
riêng, một giọng điệu "rất Nguyễn
Tuân" - tài hoa, uyên bác, đầy biến hoá
trong việc sử dụng ngôn từ.
- Trong đoạn trích (3), tác giả viết theo
lối so sánh để làm nổi bật những điểm
khác biệt trong tính cách, phẩm chất,
tâm hồn, tình cảm,… của Kiều và Từ
Hải. Vì vậy, đoạn trích sử dụng rất nhiều
cặp từ tương phản (yếu đuối - hùng
mạnh, tủi nhục - vinh quang, chịu đựng
- bất bình, tiếng khóc - tiếng cười, lê lết
- vùng vẫy, tự ti - tự tôn,…). Ngoài ra,
người viết cũng sử dụng hàng loạt câu
có kết cấu ngữ pháp song trùng (Nếu
Kiều… thì Từ….). Đoạn văn vì thế mang
ẩm hưởng nhịp nhàng, cân đối.
Bài tập 2. Chọn một trong các đề
bài trong SGK để viết một bài
nghị luận ngắn, trong đó chú ý sử
dụng từ ngữ, kiểu câu và giọng
điệu phù hợp.
- GV hướng dẫn, gợi ý
- HS làm việc cá nhân, chuẩn bị
dàn ý ra giấy nháp và thử viết một
đoạn văn.
Bài tập 2
Nhìn chung, cả ba đề bài đề yêu cầu viết
bài nghị luận xã hội. Người viết nên sử
dụng từ ngữ một cách chính xác, tránh
dùng những từ ngữ sáo rỗng, cầu kì,
tránh dùng khẩu ngữ, nên kết hợp sử
dụng các phép tu từ từ vựng và cú pháp
để tăng tính biểu cảm và tạo cho bài viết
giọng điệu ngôn từ riêng: Với đề tài (a)
10
Giáo án Văn 12 - Chương trình chuẩn - Học kì II - Năm học 2010-2011
- GV quan sát và nhận xét. nên viết với giọng rắn rỏi, tràn đầy tâm
huyết; đề bài (b) nên kết hợp giọng
nghiêm túc, trang trọng với giọng châm
biếm khi phê phán lối sống vị kỉ; với đề
bài (c) nên có những đoạn viết theo lối
song hành để làm rõ hai vấn đề: "thành
công" - "thất bại" của đời sống con
người.
II - Hướng dẫn học ở nhà
1. Những kiến thức cần nắm vững: cách dùng từ ngữ, sử dụng kết hợp
các kiểu câu, sử dụng giọng điệu ngôn từ thích hợp trong bài văn nghị luận.
2. Luyện tập bằng cách đọc và phân tích các bài nghị luận trong SGK, sách
tham khảo và tự viết một số đoạn văn, bài văn nghị luận.
11