Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.53 KB, 15 trang )

A. LỜI NÓI ĐẦU:
Toàn cầu hóa và khu vực hóa đã trở thành xu hướng phát triển chung
của thế giới. Đối với nước ta, hội nhập kinh tế quốc tế sẽ giúp cho Việt Nam
có thêm cơ hội giao lưu kinh tế với nhiều nền kinh tế, có thêm nhiều đối tác
kinh doanh, mở rộng thị trường, thu hút thêm vốn đầu tư nước ngoài. Đặc biết,
pháp luật thuế nhập khẩu phản ánh rõ nhất mức độ hội nhập và sự bảo hộ của
nhà nước đối với nền kinh tế. Vì vậy, cần thiết phải xây dựng và hoàn thiện
pháp luật thuế nhập khẩu như thế nào để có thể bảo hộ đúng mức, hợp lý dựa
trên năng lục cạnh tranh của nền kinh tế, đồng thời bảo đảm thực hiện đầy đủ
các nghĩa vụ và cam kết của mình với tư cách là thành viên của các tổ chức
kinh tế quốc tế. Hay nói cách khác, pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Nam cần
phải được xây dựng và hoàn thiện như thế nào để đảm bảo cho việc hội nhập
kinh tế quốc tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay đạt hiệu quả cao nhất.
Thấy được tầm quan trọng của vấn đề này, nên em đã chọn đề tài:
“Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu
ở Việt Nam hiện nay”
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THUẾ NHẬP KHẨU VÀ PHÁP
LUẬT VỀ THUẾ NHẬP KHẨU:
1. Giải thích một số khái niệm::
1.1. Thuế nhập khẩu:
Thuế nhập khẩu là một loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ
đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu. Khi
phương tiện vận tải đến cửa khẩu biên giới thì các công chức hải quan sẽ tiến
hành kiểm tra hàng hóa so với khai báo trong tờ khai hải quan đồng thời tính
số Thuế nhập khẩu phải thu theo các công thức tính Thuế nhập khẩu đã quy
định trước.
1.2. Pháp luật về thuế nhập khẩu:
Pháp luật thuế nhập khẩu là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà
nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình
đăng ký, kê khai, tính thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, miễn giảm thuế và xử lí


các vi phạm tranh chấp về thuế xuất khẩu phát sinh giữa nhà nước với người
nộp thuế.
2. Đặc điểm của thuế nhập khẩu:
- Thứ nhât: Thuế nhập khẩu có đối tượng chịu thuế là các hàng hóa
được phép vận chuyển qua biên giới. Khái niệm hàng hóa là đối tượng chịu
Thuế nhập khẩu bao gồm các tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng do con người
sản xuất ra và được lưu thông trên thị trường bằng cách chuyển vào biên giới
của một nước. Thuế nhập khẩu không tác động vào đối tượng nhập khẩu là các
loại hình dịch vụ.
1
- Thứ hai: Thuế nhập khẩu về bản chất là thuế gián thu, tuy nhiên tính
gián thu chỉ có ý tương đối. Điều này thể hiện ở chỗ, khi một nhà nhập khẩu
nộp Thuế nhập khẩu và tự tiêu dùng số hàng hóa nhập khẩu đó chứ không bán
ra bên ngoài thì khi đó khoản Thuế nhập khẩu đã nộp có tính chất là thuế trực
thu. Ngược lại, khi nhà nhập khẩu đã nộp Thuế nhập khẩu và bán lại số hàng
hóa đó cho người khác thì số tiền Thuế nhập khẩu đã nộp có xu hướng chuyển
sang cho người mua hàng, và khi đó khoản Thuế nhập khẩu này có tính chất là
thuế gián thu, vì người nộp thuế và người chịu thuế không phải là một.
- Thứ ba: Thuế nhập khẩu gắn liền với hoạt động kinh tế đối ngoại của
mỗi quốc gia, trong từng thời kỳ bởi hoạt động ngoại thương là một trong
những hình thức hoạt động cơ bản của nền kinh tế đối ngoại mà Thuế nhập
khẩu là công cụ góp phần thực hiện vai trò quản lý, kiểm soát hoạt động ngoại
thương của Nhà nước.
- Thứ tư: Thuế nhập khẩu được quản lý bởi cơ quan chuyên trách là cơ
quan Hải quan.
- Thứ năm: Thuế nhập khẩu bị chi phối bởi nhiều yếu tố như: nhu cầu
thu ngân sách nhà nước; chính sách Thuế nhập khẩu phải phù hợp với chính
sách phát triển kinh tế của nhà nước; yếu tố thực trạng kinh tế - xã hội của mỗi
quốc gia và đặc biệt là yếu tố hội nhập kinh tế quốc tế của quốc gia.
1.3. Vai trò của thuế nhập khẩu:

Thuế nhập khẩu là một công cụ quan trọng và cần thiết của mỗi nhà
nước để thực hiện các mục tiêu như sau:
- Thứ nhất: Thuế nhập khẩu tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước;
- Thứ hai: Thuế nhập khẩu được Nhà nước sử dụng như một công cụ
để điều tiết hoạt động ngoại thương, hướng dẫn tiêu dùng xã hội;
- Thứ ba: Thuế nhập khẩu là công cụ hỗ trợ và bảo hộ nền sản xuất
trong nước;
- Thứ tư: Ngoài ra, thuế nhập khẩu còn là cơ sở cho việc đàm phán
trong thương mại quốc tế. Đối với những nước kinh tế phát triển thuế nhập
khẩu còn mục tiêu chính trị: áp dụng chính sách thuế quan ưu đãi với một quốc
gia thân thiện hoặc sử dụng nó như biện pháp trả đũa trong chính sách đối
ngoại hoặc gây sức ép chính trị với quốc gia khác.
II. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THỰC THI
PHÁP LUẬT THUẾ NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY:
Trong điều kiện Việt Nam đang ở trong giai đoạn phát triển kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế theo xu
hướng chung của thế giới thì pháp luật thuế nhập khẩu bị chi phối bởi nhiều
yếu tố khác nhau, đặc biệt là bị chi phối của các quan hệ kinh tế. Trong rất
nhiều yếu tố chi phối đến pháp luật thuế nhập khẩu thì có một số yếu tố cơ bản
sau:
1. Chính sách thuế nhập khẩu phải phù hợp với chính
sách phát triển kinh tế của nhà nước:
2
Chính sách kinh tế của một quốc gia là sự điều hành của nhà nước đối
với nền kinh tế của một quốc gia. Chính sách kinh tế thực chất thể hiện thái độ,
quan điểm của nhà nước đối với các quan hệ kinh tế và được thể hiện thông
qua hệ thống pháp luật. Pháp luật thuế nhập khẩu nằm trong hệ thống các
chính sách quản lý vĩ mô nền kinh tế của quốc gia nên khi hệ thống này có sự
thay đổi thì bản thân pháp luật thuế nhập khẩu cũng có sự thay đổi để phù hợp
với toàn bộ hệ thống. Điều này thể hiện rõ nhất khi có sự thay đổi trong chính

sách kinh tế đối ngoại.
Pháp luật thuế nhập khẩu thể hiện chính sách thương mại quốc tế của
quốc gia. Chính sách thương mại gồm hai dạng điển hình là chính sách tự do
hóa thương mại và chính sách bảo hộ mậu dịch. Hai xu hướng này, tuy về mặt
lý thuyết chúng tái ngược nhau nhưng trên thực tế chúng lại tồn tại song song
với nhau. Chính sách tự do hóa thương mại nhằm thúc đẩy khả năng cạnh
tranh bình đẳng giữa hàng hóa trong nước với hàng ngoại nhập thông qua việc
cắt giảm thuế xuất khẩu hoặc các biện pháp khuyến khích khác để thúc đẩy
xuất khẩu, xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế nhập khẩu để hàng hóa nước ngoài tràn
vào nhằm mở rộng thị trường nội địa, đặc biệt là hàng hóa nước mình sản xuất
với chi phí cao. Đây là quá trình giảm bớt sự can thiệp mang tính chất bảo hộ
của nhà nước vào hoạt động thương mại, theo đó vai trò của nhà nước chỉ nên
giới hạn ở việc tạo ra môi trường phù hợp cho các quan hệ thương mại. Chính
sách bảo hộ mậu dịch lại bảo hộ nền sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh
của hàng hóa nước ngoài bằng cách áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu cao đối
với một số mặt hàng nhập khẩu. Pháp luật thuế nhập khẩu có chức năng đặc
thù là bảo hộ nền sản xuất trong nước, chống lại xu hướng cạnh tranh không
cân sức giữa hàng hóa trong nước với hàng hóa nước ngoài. Nhưng trong điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế xu hướng tự do hóa thương mại ngày càng trở
thành xu hướng tất yếu trên thế giới thì pháp luật thuế nhập khẩu cũng phải
theo xu hướng giảm dần mức thuế suất. Như vậy, pháp luật thuế nhập khẩu
luôn bị ảnh hưởng của chính sách thương mại quốc tế trong quá trình hội nhập.
2. Những yêu cầu và cam kết trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế:
Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng tất yếu của các quốc gia, trong đó
có Việt nam. Trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX (năm 2001), Đảng ta
nhận định: “ Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày
càng nhiều nước tham gia, xu thế này đang bị một số nước phát triển và các tập
đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa
có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh”.

Như vậy, các quốc gia không thể đứng ngoài xu hướng toàn cầu hóa
mà phải nắm bắt những cơ hội của nó để đưa đất nước nhanh chóng hội nhập
kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế thể hiên qua việc một quốc gia tham
gia vào các tổ chức hay liên minh kinh tế quốc tế giữa hai nước, trong khu vực
hay trên thế giới. sự tham gia đó được chứng nhận thông qua việc quốc gia tiến
hành ký kết các điều ước song phương hoặc đa phương và quốc gia đó phải
3
tuân thủ những điều ước đó một cách nghiêm túc ngay khi điều ước đó có hiệu
lực.
Để làm được điều này thì quốc gia thành viên phải xây dựng một hệ
thống pháp luật phù hợp với quy chế của điều ước quốc tế đã ký kết. Luật thuế
nhập khẩu là một trong hệ thống pháp luật quốc gia, nó là loại thuế phản ánh rõ
nhất tiến trình hội nhập của quốc gia đó nên khi xây dựng hệ thống pháp luật
thuế nhập khẩu thì mỗi quốc gia phải “nội luật hóa” các cam kết quốc tế về
thuế nhập khẩu bằng cách bổ sung, ban hành các quy định mới về thuế nhập
khẩu hoặc sửa đổi những quy định cũ về thuế nhập khẩu để phù hợp với các
cam kết đó.
Việt Nam đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) từ ngày
7/11/2006 và chính thức trở thành thành viên của WTO từ ngày 15/01/2007.
trước khi gia nhập tổ chức này, Việt Nam đã tiến hành cải cách hệ thống pháp
luật ( như Luật thuế xuât khẩu, thuế nhập khẩu sửa đổi, bổ sung năm 2005,..)
để tương thích với các quy chế của WTO. Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam
cũng đã ban hành nhiều văn bản pháp luật bổ sung, hướng dẫn thực hiện các
quy định pháp luật thời kỳ hậu WTO. Như vậy, những yêu cầu về hội nhập
kinh tế quốc tế và việc thực hiện các cam kết thương mại quốc tế đã ảnh hưởng
rất lớn đến hệ thống pháp luật trong đó có pháp luật thuế nhập khẩu.
3. Nhu cầu thu ngân sách của nhà nước:
Ngân sách nhà nước được hình thành để Nhà nước thực hiện việc điều
tiết các hoạt động kinh tế xã hội, đồng thời tạo ra các hàng hóa, dịch vụ công
cộng phục vụ cho người dân. Thuế, trong đó có thuế nhập khẩu là nguồn thu

chủ yếu của ngân sách nhà nước, Thuế nhập khẩu tuy có chức năng chính là
bảo hộ nền sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài
nhưng đối với Việt Nam- một nước đang phát triển thì thuế nhập khẩu là một
nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước.
Những số liệu về tỷ trọng của số thu hải quan so với tổng thu ngân
sách nhà nước từ trong những năm qua đã thể hiện rõ điều đõ ( từ năm 2000
đến năm 2005 số thu hải quan luôn chiếm hơn 20% trong tổng thu ngân sách
nhà nước). Khi hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam ký kết và thực hiện các cam
kết về thương mại quốc tế, trong đó có những cam kết cắt giảm thuế nhập
khẩu. Việc cắt giảm này cũng gây ra những tác động đến nguồn thu ngân sách
nhà nước. Khi thuế nhập khẩu bị cắt giảm, giá cả một số mặt hàng như máy
móc, thiết bị, nguyên vật liệu nhập khẩu từ nước ngoài cũng giảm theo. Từ đó,
những sản phẩm sản xuất trong nước cũng tăng lên về sản lượng và giảm giá
thành. Việc hàng hóa trong nước tăng về số lượng và giảm về giá thành sẽ thúc
đẩy nhu cầu mua sắm, tiêu dùng trong nước và làm tăng thu ngân sách nhà
nước từ các loại thuế khác như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh
nghiệp…
Mặt khác, khi Việt Nam thực hiện các cam kết thương mại quốc tế thì
những nước thành viên khác cũng phải cắt giảm thuế quan, điều này sẽ kích
thích các doanh nghiệp trong nước tăng lượng hàng xuất khẩu và từ đó sẽ tăng
4
thu ngân sách từ các hoạt động xuất khẩu đó. Như vậy, việc cắt giảm thuế nhập
khẩu sẽ có tác dụng thúc dẩy sản xuất kinh doanh trong nước và tăng nguồn
thu ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, việc giảm thuế nhập khẩu cũng làm cho nguồn hàng nhập
khẩu trở lên dồi dào vơi giá thành thấp, từ đó đặt hàng hóa trong nước vào tình
thế phải cạnh tranh khốc liệt với hàng hóa ngoại nhập. Các doanh nghiệp trong
nước sẽ phải tăng cường năng lực sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng
đồng thời hạ giá thành sản phẩm nếu như không muốn loại ra khỏi cuộc chơi.
Việc cắt giảm thuế nhập khẩu cũng làm giảm đi một nguồn thu khá quan trọng

của ngân sách nhà nước và cũng giảm đi một phần thu từ các loại thuế khác có
liên quan đến nhập khẩu như thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu, thuế tiêu thụ
đặc biệt…
Như vậy, việc cắt giảm thuế nhập khẩu vừa làm giảm nguồn thu ngân
sách nhà nước từ hàng nhập khẩu nhưng đồng thời lại làm tăng nguồn thu
tương ứng cho ngân sách nhà nước từ các loại thuế khác. Số thu ngân sách nhà
nước sẽ không thay đổi nhiều nếu như Việt Nam thực hiện các cam kết thương
mại quốc tế. Tuy nhiên, sẽ có sự thay đổi trong cơ cấu thu ngân sách nhà nước.
Vì vậy, khi tiến hành xây dựng chính sách pháp luật thuế nhập khẩu thì phải
tính đến nhu cầu thu ngân sách nhà nước để bảo đảm cho ngân sách quốc gia
có được nguồn thu ổn định lành mạnh.
4. Thực trạng kinh tế - xã hội của quốc gia:
Pháp luật bao giờ cũng là sự phản ánh dưới hình thức pháp lý các quan
hệ xã hội, một sự phản ánh lệ thuộc vào những biến đổi xã hội. Để phát huy
được vai trò, tác dụng của mình trong đời sống xã hội, pháp luật luôn phản ánh
đúng, đầy đủ hiện thực khách quan, những tiến trình đang diễn ra trong cuộc
sống xã hội. Nếu không có những khảo sát, đánh giá từ thực tiễn cuộc sống thì
không thể có cơ sở khoa học và thực tiễn xác đáng để xây dựng và thực hiện
pháp luật, không phát huy được vai trò của nó trong cuộc sống.
Đối với pháp luật thuế nhập khẩu có mục tiêu quan trọng là công cụ
khuyến khích hỗ trợ bảo vệ nền sản xuất trong nước việc ban hành, sửa đổi, bổ
sung bộ phận pháp luật này cần thiết căn cứ thực trạng phát triển của nền sản
xuất trong nước, sức mạnh cạnh tranh của hàng hóa nước mình trên thị trường
quốc tế. Trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế các quốc gia phải
cam kết giảm thuế quan theo lộ trình nhất định
Vì vậy, mỗi quốc gia phải cần phải nghiên cứu đánh giá những lợi thế
so sánh trong từng ngành hàng cụ thể để xác định những ngành hàng sản xuất
nào cần được bảo hộ, mức độ bảo hộ và thời hạn bảo hộ,…Đối với hàng hóa
có uy tín trên trường quốc tế có khả năng cạnh tranh cao thì không cần sự bảo
hộ mà lấy đó làm cơ sở cho việc đàm phán về thuế quan với các quốc gia

khác…
Qua đó có những cơ sở cho việc đàm phán thương mại và quy định
mức thuế đối với từng nhóm hàng hóa nhập khẩu trong pháp luật thuế nhập
khẩu của mình. Từ thực trạng hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa để phát hiện
5
ra hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại quốc tế và tác động
cụ thể của nó đối với nền kinh tế quốc gia mình để từ đó ban hành sửa đổi, bổ
sung các quy định của pháp luật thuế nhập khẩu nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia
mình trong khuôn khổ cho phép.
5. Ý thức của người nộp thuế:
Đây là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc thực thi Luật thuế
nhập khẩu. Hiện nay có những gian lận chủ yếu sau trong việc nộp thuế của
các chủ thể nộp thuế.
5.1. Giá tính thuế nhập khẩu:
Người nộp thuế khai báo giá tính thế nhập khẩu không trung thực: các
chủ thể nộp thuế thường khai báo chính xác mà khai giá nhập khẩu thấp hơn.
Khai thấp về chất lượng hàng hóa: ví dụ như vải, sợi, sắt, thép,… chủ thể nộp
thuế thường khai chất lượng hàng thấp hơn so với giá thực tế nhằm trốn
thuế nhập khẩu. Khai báo hàng không thanh toán, hàng hỗ trợ tiếp thị quảng
cáo, hay thủ đoạn đánh đồng tên hàng nhưng chất lượng và phẩm cấp thương
mại cao hơn.
Ví dụ như trường hợp vụ việc “ Ô tô cũ về cảng Sài Gòn toàn xe xịn
giá rẻ”:
“Theo một quan chức hải quan nhận xét, giá khai báo của 4 xe cũ đầu
tiên nhập về cảng Sài Gòn là "phi thực tế". Trong lô này, giá cao nhất thuộc về
chiếc Lexus LX470 sản xuất năm 2005: 13.000 USD. Các xe còn lại gồm BMW
X5, BMW 525i và Lexus GS300. Sáng 24/5, hải quan khu vực 3 cảng Sài Gòn đã
tiến hành kiểm tra thực tế lô hàng 4 chiếc xe nói trên. Không phải là những
chiếc xe xa lạ với thị trường Việt Nam, nhưng những người có mặt tại buổi kiểm
tra thực tế đều phải ngạc nhiên về chất lượng và kiểu dáng của số 4 chiếc được

gọi là xe cũ. Được săm soi nhiều nhất là chiếc BMW X5 màu trắng. Theo đánh
giá ban đầu của nhân viên kiểm hóa, cả 4 chiếc xe trên còn rất mới và phụ tùng
hầu như chưa bị thay thế. Theo dõi buổi kiểm hóa, một nhân viên bảo vệ của
cảng nhận xét, "nếu không biết trước là ôtô cũ thì không thể phân biệt, vì cả 4
xe hầu như không có vết trầy, nước sơn còn rất bóng không khác gì mới".
Trên tờ khai hải quan, chiếc BMW X5 (xuất xưởng năm 2005) giá 9.500
USD, BMW 525i (2004) giá 9.000 USD, Lexus LX470 giá 13.000 USD và
Lexus GS300 (2005) giá 9.800 USD. Theo ông Lê Tuấn Bình, Phó Chi cục hải
quan cảng Sài Gòn khu vực 3, khẳng định mức giá nhập khẩu như thế là phi
thực tế. Theo tra cứu của hải quan trên mạng, thì giá mà doanh nghiệp khai báo
nhập khẩu thấp hơn rất nhiều.”
(1)
5.2. Thuế suất thuế nhập khẩu:
Thủ đoạn mà nhà nhập khẩu sử dụng được coi là ngày càng tinh vi là
việc gian lận giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), thủ đoạn khai sai
nguồn gốc xuất xứ hàng hóa nhằm hưởng lợi từ việc ưu đãi về thuế đối với các
nước mà Việt Nam có cam kết giảm thuế. Thủ đoạn khai báo gian dối về tên
hàng hóa nhập khẩu để được áp mã và hưởng thuế suất thấp hơn.
6

×