Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Phân tích điểm giống và khác nhau giữa hai chị em Việt - Chiến trong truyện Những đứa con trong gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.87 KB, 10 trang )

BÀI VĂN MẪU LỚP 12
Đề bài: Phân tích điểm giống và khác nhau giữa
hai chị em Việt – Chiến trong truyện Những đứa
con trong gia đình
Nguyễn Thi (1928 – 1968) tên khai sinh là Nguyễn Hoàng Ca. Ông
còn có bút danh khác là Nguyễn Ngọc Tấn. Ông có cuộc đời nhiều
bất hạnh, hoàn cảnh nhiều éo le đã tạo nên ở Nguyễn Thi một tâm
hồn giàu suy tư, hiểu đời, hiểu người sâu sắc. Ông đặc biệt gắn bó
sâu nặng với nhân dân miền Nam bằng một tình cảm thuỷ chung ân
nghĩa, và ông đã trút tất cả những tình cảm đó vào những trang viết
của mình. Nguyễn Thi là nhà văn của những người nông dân Nam
bộ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước ác liệt. Nguyễn Thi
là cây bút có biệt tài phân tích tâm lý, có khả năng nhập sâu vào nội
tâm nhân vật của mình, tạo nên những trang viết vừa giàu chất trữ
tình lại vừa đầy sự sống hiện thực, xen lẫn với những hình tượng,
những tính cách gân guốc và có cá tính thật mãnh liệt. Đọc Nguyễn
Thi, độc giả thấy tác phẩm của ông nồng nàn hơi thở thô phác, ấm
áp và mạnh mẽ của đất đai, những nhân vật trong tác phẩm đều cắm
chắc vào đời sống, luôn lặn lội trong những gian nguy, vất vả, da dẻ
cứ đỏ au vì nắng gió, khẩu súng như lúc nào cũng ấm tay người
cùng với quần áo dường như vẫn đẫm chất mồ hôi mặn mồi, khét
cháy. Ông đã có rất nhiều những tác phẩm để lại những ấn tượng
sâu sắc trong tâm trí người đọc như “Người mẹ cầm súng”, “Mẹ
vắng nhà”, “Những sự tích ở đất thép”… Nhưng tiêu biểu hơn cả là
tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” đã thể hiện thấm thía và
cảm động những tình cảm thiêng liêng và bền chặt gắn bó những
con người trong một cộng đồng từ gia đình đến quê hương, Tổ
quốc. Đó cũng chính là nguồn sức mạnh to lớn khiến dân tộc ta có
thể vượt qua nỗi đau lớn nhất để tồn tại và chiến thắng trong cuộc
chiến tranh giải phóng dân tộc lâu dài hết sức gian nan. Khi đọc tác
phẩm, ta thấy hiện rã lên hai nhân vật tuy trẻ trung nhưng có một


lòng quyết tâm đánh giặc kiên cường đến cao độ, hai nhân vật là
hai chị em trong một gia đình tuy có những nét khác nhau rất riêng
biệt nhưng vẫn làm cho người đọc cảm nhận dường như có sự hoà
hợp và gắn bó chặt chẽ giữa những cái riêng ấy
Truyện “Những đứa con trong gia đình” là sáng tác xuất sắc của
Nguyễn Thi trong thời chống Mĩ nói về Việt và Chiến là hai chị em
ruột, là hai chiến sĩ giải phóng quân cùng ra trận trong một ngày,
Với lối kể chuyện đậm đà bản sắc dân gian, vận dụng ngôn ngữ
Nam Bộ một cách nhuần nhị giữa miêu tả kết hợp với biểu cảm,
đặc biệt là nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật điển hình, tất cả
những điểuf ấy đã tạo nên giá trị tư tưởng và nghệ thuật của áng
văn xuôi đậm sắc màu khói lửa kháng chiến ấy. Chiến và Việt có
nhiều điểm giống nhau cùng là con em của một gia đình cách
mạng, giàu truyền thống anh hùng. Ông bà và ba má đều bị giặc sát
hại, mối thù chất chứa, đè nặng trong lòng có bao giờ nguôi ? Hai
chị em cùng chung một ước nguyện nung nấu được lên đường đánh
giặc, trả thù cho ông bà và ba má, cho cả quê hương. Tình thương
là vẻ đẹp tâm hồn của hai chị em, Nguyễn Thi đã gây xúc động cho
người đọc trước cảnh hai chị em Chiến và Việt tranh nhau ghi tên
để đi tòng quân. Sáng hôm sau, trước lúc lên đường, hai chị em
cũng ghé vai khiêng bàn thờ má sang gửi bên nhà chú Năm. Đây là
đoạn văn hay nhất gây được xúc cảm mạnh mẽ trong lòng người
đọc đối với thiên truyện: “ Nào, đưa má sang ở tạm bên nhà chú,
chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nào nước nhà
độc lập con lại đưa ba má về. Việt khiêng trước, chị Chiến khiêng
bình bịch phía sau, nghe tiếng chân chị, Việt thấy thương chị lạ.
Lần đầu tiên Việt mới thấy lòng mình rõ như thế. Còn mối thù
thằng Mĩ thì có thể rờ thấy được, vì nó đang đè nặng ở trên vai”.
Gia đình Tư Năng là một gia đình có truyền thống bất khuất. Ba mà
gan góc nên bầy con cũng gan góc theo thậm chí sự gan góc ấy còn

lên tới cực độ vì xen lẫn với sự căm thù giặc. Má đi trước bầy con
theo sau, chị Hai, Chiến và Việt bám sát lũ giặc mà la : “ Trả đầu ba
! trả đầu ba ! ”. Giặc bắn cũng không sợ ! Cho đến lúc lấy lại được
đầu ba rồi, Việt “cứ nhè cái thằng vừa liệng đầu mà đá”. Gan góc
như thế nên Việt và Chiến đã cùng ba má và quê hương kiên cường
đánh giặc. Cả hai chị em đều chiến đấu dũng cảm và lập được
nhiều chiến công. Chị Chiến đã đánh giặc trên sông Định Thuỷ bắn
chết một thằng Mĩ, còn Việt thì phá được một xe tăng Mĩ trong một
trận đánh ác liệt giữa rừng cao su.
Quê hương mấy chục năm trời đầy bóng giặc, tang tóc đau thương
trùm lên một gia đình, thù nhà xen lẫn nợ nước chất cao lên mỗi
ngày. Cha mẹ đều là dũng sĩ nên hai chị em dường như sinh ra để
mà đánh giặc chiến đấu. Đánh giặc để trả thù cho ba má, cho gia
đình và cho cả quê hương, đất nước. Đánh giặc là niềm say mê lớn
nhất của hai chị em Việt và Chiến, của tuổi trẻ miền Nam “hạnh
phúc của tuổi trẻ là trên trận tuyến đánh quân thù”. Chiến đã nói
với em trong đêm thu xếp việc nhà trước lúc ra trận “Tao đã thưa
vơí chú Năm rồi. Đã làm thân con gái ra đi là tao chỉ có một câu:
Nếu giặc còn thì tao mất, vậy à!”. Chỉ câu nói mộc mạc ấy, giản dị
ấy đã vang lên thiêng liêng như một lời thề ! Nó chẳng khác nào
câu nói của chị Út Tịch trong tác phẩm “Người mẹ cầm súng”:
“Còn cái lai quần cũng đánh !”, nó cũng chính là quyết tâm đánh
giặc của hàng triệu thanh niên ta hồi ấy.
“Ra đi chỉ một lời thề
Chưa giết hết giặc, chưa về quê hương”
Chiến và Việt ở độ tuổi mười bảy, mười tám bắt đầu trưởng thành.
Có lúc, hai chị em bắt đầu giành nhau bắt ếch, ai được nhiều hay
được ít, giành nhau thành tích bắn tàu chiến của giặc trên sông
Định Thuỷ và giành nhau ghi tên đi tòng quân.Cái hồn nhiên cùng
với sự ngây thơ vẫn còn in đậm trong mỗi nhân vật những nhận

thức về thù nhà nợ nước, về nghĩa vụ đánh giặc để giải phóng miền
Nam lại vô cùng sâu sắc. Việt và Chiến có những nét chung về tính
cách và có những khía cạnh riêng về cá tính. Cái tài của Nguyễn
Thi là đã tạo cho mỗi người một vẻ. Sự khác biệt giữa Việt và
Chiến xét cho cùng vì một người là chị, một người là em và khác
nhau về giới tính. Chú Năm nhận xét “ Việt là một thằng nhỏ gan,
chị Chiến là đứa con gái không khác mẹ một chút nào ”. Chiến
giống mẹ ở tính gan góc, tần tảo, tháo vác, đã nói là làm, biết lo
toan thu xếp việc nhà đâu vào đấy. Nấu cơm cùng má, gửi đồ đoàn
nhà cửa, trao lại cho chi bộ năm công ruộng, gửi bàn thờ má, thu
xếp cho đứa em út ăn ở học hành, từ việc nhỏ đến việc lớn Chiến
đều bàn với em và chú, đã thu xếp chu đáo tất cả mọi việc trước lúc
lên đường đi đánh giặc. Là chị lớn trong gia đình, sau khi mẹ mất,
Chiến sớm phải làm chủ gia đình nên cô khôn ngoan và già dặn hơn
trước tuổi thanh niên của mình. Nghe Chiến trình bày việc nhà, chú
Năm phải buột miệng khen “Khôn ! Việc nhà nó thu được gọn thì
việc nước sẽ mở được rộng, gọn bề gia thế, đặng bề nước non, con
nít chúng bây kì đánh giặc này khôn hơn chú hồi trước”. Chiến là
một người chị rất mực thương em, nhường nhịn em tất cả và luôn
biết lo lắng cho người em trai ruột thịt của mình. Khi ghi tên đi
tòng quân chiến đấu, Chiến nhất định không chịu nhường vì ngoài
niềm khát khao cháy bỏng đi đánh giặc, còn có lòng thương em của
người chị. Chiến chưa muốn em phải xông pha nơi chiến trận bom
đạn nguy hiểm vội, vì em vẫn còn nhỏ “thủng thẳng để chú Năm
thu xếp rồi hãy đi”. Khi hai chị em chiến đấu ở hai chiến trường
khác nhau, Chiến thường xuyên viêt thơ để động viên và khích lệ
tinh thần chiến đấu của em. Tâm trí của người chị luôn khao khát
được cầm súng chiến đấu, cũng giông như người em trai của mình
và bao thanh niên khác. Từ lúc má mất, Chiến luôn nung nấu một ý
chí đi bộ đội, cầm súng chiến đấu trả thù cho ba má. Giành phần đi

trước, trước lúc ra đi, nếu như Việt tự tin, lăn kềnh ra ván cười khì
khì cũng cho chúng ta thấy niềm tin mãnh liệt vào chiến đấu đã làm
nổi bật chiến công chiến đấu đến cùng, bất khuất anh hùng của
Chiến. Hai chị em đều là con nhà nghèo, mồ côi, chiến tranh kéo
dài nên cả hai chị em đều thất học, đang bập bẹ tập đánh vần và tập
viết. Chiến có sự kiên nhẫn hơn Việt trong việc học hành. Có lúc
em còn bỏ bê về nhà ăn cơm hay đi chơi, còn chị thì cứ ngồi ở một
góc ván, tập đánh vần hoài “từ trư tới xế, rồi từ xế tới chiều, bỏ ăn
quên cả trời chạng vạng”
Còn Việt là em, lại là con trai nên hiếu thắng, hay tranh giành với
chị. Việc nhà phó mặc cả cho chị, nghe chị bàn, Việt cứ ào ào cho
qua, vừa nghe vừa đưa tay chụp con đom đóm rồi ngủ gục lúc nào
không biết. Thích đi đánh giặc, dũng cảm trong chiến đấu, lạc đơn
vị ba ngày đêm, mình đầy thương tích, lúc nào nòng súng lên đạn
vẫn hương về phía quân giặc, vậy mà khi bóng đêm vắng lặng và
lạnh lẽo bao phủ chiến trường, Việt lại có một nhược điểm khá trẻ
con là sợ ma “con ma cụt đầu”, “thằng chỏng thụt lưỡi”, vừa chợt
nhớ tới đã làm cho cậu ta “nằm thở dốc”. Đến đây, người đọc hiện
lên trong tâm tư suy nghĩ của mình có sự liên tưởng tới trong thơ
của Trần Đăng Khoa có một hình ảnh rất hay và độc đáo về chú bộ
đội thời chống Mĩ
“Cháu nghe chú đánh những đâu
Những tàu chiến cháy, những tàu bay rơi
Đến đây chỉ thấy chú cười
Chú đi gánh nước, chú ngồi đánh bi”
Là một tràng trai tân binh, lần đầu tiên ra trận đã lập được công lớn,
nhưng Việt lại bị thương khá nặng, ba ngày trời trơ trọi một mình
giữa chiến trường. Là một người chiến sĩ dũng cảm, ngoan cường
và giàu ý chí nghị lực, khi bị thương nằm trơ lại giữa bãi chiến
trường, khi tỉnh dậy việc đầu tiên là đi tìm cây súng, lau chùi nó rồi

dùng răng đưa đạn lên nòng. Luôn ở tư thế sẵn sàng nhả đạn, với
một tinh thần quyết chiến quyết thắng “Trên trời có mày, dưới đất
có mày, cả khu này còn có mình tao. Mày có bắn tao thì tao cũng
bắn được mày”. Suốt thời gian ấy, Việt không ăn cơm, không nước
uống, bị thương tích nặng nề đầy mình, anh không nằm chờ chết
mà anh đã hướng về phía có tiếng súng, bò lết đẻ tìm về với đồng
đội và sự sống, để tiếp tục chiến đấu “Anh cho mũi lê đi trước, rồi
đến hai cùi tay, hai cái chân nhức nhối, cho nó đi sau cùng. Cái nào
khôbng đi bắt nó phải đi”. Anh đã trở về với sự sống bằng chính
sức mạnh của ý chí, nghị lực, sức mạnh tinh thần của niềm khao
khát mãnh liệt được cầm súng chiến đấu. Ta thấy, tác giả đã dựng
nên hình tượng của người chiến sĩ bất khuất, dũng cảm, ngoan
cường và cũng là biểu tượng cho sự quyết tâm chiến thắng cùng với
chủ nghĩa anh hùng cánh mạng. Ngoài sự dũng cảm và quyết chí
trong chiến đấu, Việt cũng là một chàng trai có tâm hồn vô tư,
trong sáng và giàu tình cảm. Tuy chỉ thua chị có một tuổi, Nhưng
Việt vẫn luôn là cậu em trai vô lo vô nghĩ, hồn nhiên bên cạnh
người chị sớm trưởng thành của mình. Vẫn có những thú vui của
thuở nhỏ ham bắn chim và bắt ếch. Thương chị song không biết
giúp chị, giấu chị như giấu của riêng, sợ mất chị. Chiếc ná thun bao
giờ cũng bên mình như một người bạn chia sé và chứng kiến những
niềm vui, nỗi buồn thuở nhỏ hồn nhiên và trong sáng, ngây thơ. Khi
nằm bất tỉnh giữa những cơn đau mê thiếp đi, rồi lại tỉnh lại, Việt
nhớ như in bao nhiêu kỉ niệm về quê hương, gia đình và đồng đội
của mình. Chỉ với một âm thanh nhỏ cũng gợi cjho Việt những kỉ
niệm quê hương, với những ngày đi soi đèn bắt ếch “cười từ lúc đi
cho tới lúc về”, tình yêu đối với quê hương gắn bó thật sâu nặng.
hình ảnh của người chị Chiến cũng hiện rõ từ dáng hình, lối sống
dến lời nói, cử chỉ “nghe in hệt như má” rất đỗi thân thương, Việt
yêu quý chị, một hình tượng thật đặc biệt sâu nặng. Hình ảnh của

má, của chú Năm, của anh Tánh, của đồng đội cũng hiện lên thật rõ
nét, mỗi người một đặc điểm riêng, vơi biết bao kỉ niệm tình
thương sâu lắng. Chính tình cảm với những người thân yêu ấy đã
tiếp dức cho Việt thêm sức mạnh để vượt qua thử thách khốc liệt
của cái chết. Trong câu hò chú Năm, Việt khi thì biến thành tấm áo
và quàng, hay con sông dài cá lượn, lúc thì biến thành người nghĩa
quân Trương Định, ngọn đèn bến Gò Công, hay ngôi sao sáng ở
Tháp Mười. Phải rồi, Việt là hình ảnh quê hương, là hình ảnh của
nhân dân anh hùng. Việt là hình ảnh đẹp của một người dũng sĩ,
của lớp trẻ thanh niên miền Nam trong cuộc đấu tranh chống Mĩ
cứu nước. Họ đã lớn lên, trưởng thành vững vàng từ trong đau
thương, mất mát, uất hận với lòng khao khát cầm súng chiến đấu
mãnh liệt cháy bỏng và đó cũng là hình ảnh của nhân dân trong
những ngày Đồng Khởi. Với lối kể chuyện rất sáng tạo bằng giọng
văn trần thuật, thông qua dòng độc thoại nội tâm của nhân vật với
ngôn ngữ đậm màu sắc Nam bộ. Xen lẫn vào đó là nghệ thuật dựng
chuyện, tạo ra tình huống khá độc đáo với hình tượng nhân vật
được đặt trong tình huống bi đát, khốc liệt, từ đó tự bộc lộ đầy đủ
phẩm chất cùng tính cách cao đẹp của mình, biểu lộ ngòi bút tài hoa
sáng tạo của tác giả
Có thể nói, hai chị em Việt và Chiến là “con nòi”, gốc gác nông
dân, tuy có nhiều điểm giống nhau nhưng lại có cá tính khác nhau,
chị và em mỗi người một bản sắc, cả hai chị em đều đáng yêu.
Nguyễn Thi đã tạo dựng nên tính cách điển hình sống động, Chiến
và Việt tiêu biểu cho khi phách anh hùng của tuổi trẻ miền Nam
thời đánh Mĩ. Trong một chừng mực nhất định, bức chân dung hai
chị em đều được cá thể hoá cao độ, tạo nên ấn tượng sâu sắc cho
độc giả. Thời đánh Mĩ “Ra đến ngõ, gặp anh hùng”. Truyện ngắn
đã giúp ta cảm nhận thấy rõ điều đó, với những chi tiết và hình ảnh
xen lẫn vốn ngôn ngữ giàu chất sống thực, Nguyễn Thi đã đi sâu

phản ánh đúng tính cách, tình cảm và hành động của con người
miền Nam rõ nét. Nguyễn Thi đã thành công trong việc khắc hoạ
tín cách, góp phần lí giải con người miền Nam trong những tháng
năm ác liệt của cuộc kháng chiến, làm hiện rõ cái phi thường trong
mối quan hệ với cái bình thường của con người trong chiến tranh
Giống như câu nói của chú Năm “Con sông nào ở nước ta cũng
đẹp, lắm nước bạc, nhiều phù sa, vườn ruộng mát mẻ cũng sinh ra
từ đó, lòng tốt của con người cũng được sinh ra từ đó”. Phải rồi,
lòng tốt của chị em Chiến và Việt sinh ra từ dòng sông và mảnh đất
quê hương. Tiền tuyến thời đánh Mĩ đã gợi hai chị em Chiến và
Việt lên đường. Sau khi chồng bị giặc giết, má Tư năng nói “Để má
ráng nuôi bay lớn coi bay có làm được gì cho cha mày vui
không ?”. Câu nói vui nhưng cũng hàm chưa niềm tin và hi vọng từ
những tương lai của đất nước. Chị em Chiến và Việt ra trận để bảo
vệ quê hương và cũng là để làm trọn lời nguyền của má. Chiến và
Việt khác nào hai giọt nước trên dòng Cửu Long Giang cuộn sóng
của đất trời phương Nam
Qua hình ảnh của hai nhân vật có những nét đồng điệu giống nhau,
nhưng sự việc khác nhau cũng hoà quyện trong một đã làm cho
người đọc chúng ta hiểu và cảm nhận thấm thía những tình cảm
thiêng liêng của những con người lớn lên từ những gia đình có
truyền thống đánh giặc, yêu quê hương tha thiết đến sự giận hờn
xen lẫn căm thù với giặc dù chỉ ở góc độ bé nhỏ trong gia đình. Bởi
lẽ, đó là tinh hoa, là bản sắc của đất nước chúng ta, một thứ tinh
hoa mà không dễ gì một sớm một chiều mà tạo ra được !

×