Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Vẽ nhanh một số lược đồ Địa lí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (417.31 KB, 20 trang )

PHƯƠNG PHÁP VẼ NHANH
MỘT SỐ LƯC ĐỒ ĐỊA LÍ
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1) Cơ sở lí luận
Thực hiện nhiệm vụ đổi mới PPDH theo hướng tích cực, kênh hình là một
trong những nội dung quan trọng, trong đó bản đồ, lược đồ có vai trò tích cực trong
việc dạy và học địa lí. Nhờ bản đồ, lược đồ mà giáo viên có cơ sở tổ chức các hoạt
động học tập địa lí, tạo điều kiện để học sinh học tập độc lập, tự giác tiếp thu kiến
thức về các đối tượng, hiện tượng và các lãnh thổ địa lí. Thơng qua các hoạt động
học tập, học sinh được rèn luyện phương pháp tự học, tự rèn luyện kĩ năng địa lí,
đánh giá được chất lượng kiến thức địa lí của mình…Đây là phương pháp kích
thích tính tích cực học tập của học sinh, tạo ra sự hứng thú trong việc lĩnh hội kiến
thức địa lí.
2) Cơ sở thực tế
Có thể nói rằng sử dụng lược đồ trong q trình giảng dạy là u cầu cần
thiết đối với giáo viên giảng dạy mơn địa lí, thế nhưng thực tế trong các trường học
loại ĐDDH “lược đồ trống” địa lí vẫn còn ít ỏi chỉ có mỗi lược đồ hình thể Việt
Nam, lược đồ các vùng miền Việt Nam, các châu lục, các loại lược đồ khác…hầu
như khơng có.
Để đáp ứng nhu cầu dạy và học nêu trên, dựa vào q trình nghiên cứu lâu
dài, tích lũy kiến thức và học hỏi các đồng nghiệp. Tơi suy nghĩ tìm ra phương
pháp vẽ nhanh một số lược đồ địa lí đơn giản nhưng tương đối chính xác. Chính vì
lí do đó đề tài “Vẽ nhanh một số lược đồ địa lí “ được ra đời. Tuy vậy, do trình độ
có hạn, sáng kiến này khơng tránh khỏi các mặt hạn chế. Tơi rất trân trọng cảm ơn
các ý kiến đóng góp xây dựng của các đồng nghiệp để cho đề tài này ngày càng
hồn thiện .

Phú Phong, 20/2/2011
1
II/ MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI:
Giúp GV nắm vững phương pháp vẽ nhanh một số lược đồ địa lí đơn giản


trong SGK địa lí (lược đồ hình thể VN, lược đồ Miền núi và Trung du Bắc Bộ, lược
đồ Bắc Trung Bộ, lược đồ Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, lược đồ Đông Nam Bộ và
ĐBSCL. Lược đồ Châu Phi, Lược đồ Châu Mỹ, lược đồ Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Nam
Mĩ, lược đồ châu Đại Dương…). Qua đó giáo viên có cơ sở giảng dạy, đánh giá
theo hướng dạy học tích cực
Giúp học sinh biết cách vẽ nhanh lược đồ địa lí đơn giản cần thiết tương ứng
với bài học, biết cách sử dụng lược đồ địa lí trong từng tiết học một cách tích cực,
tự giác.
III/ PHẠM VI ĐỀ TÀI:
Gồm các lược đồ trong phạm vi chương trình Địa lí 7, Địa lí 8 và Địa lý 9
THCS phục vụ giảng dạy và học tập cụ thể :
Địa lí 7:
- Chương VI: Châu Phi gồm các bài 26,27,28,29,30,31,32,33,34
- Chương VII: Châu Mỹ gồm các bài 35,36,37,38,39,40,41,42,43,44,45
- Chương IX: Châu Đại Dương gồm các bài 48,49,50
Địa lí 8 :
- Địa lí tự nhiên Việt Nam: Gồm các bài 23,24,25,26,27,28,33,36,41,42,43,
Địa lí 9 :
- Địa lí dân cư : Bài 3
- Địa lí kinh tế : Bài 6,8,9,12,14,
- Sự phân hóa lãnh thổ : Bài 17,18,20,21,23,24,25,26,27,29,31,32,33,35,36
- Biển đảo Việt Nam : Bài 38,39
IV/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Dưới đây là các bước tiến hành vẽ nhanh một số lược đồ đơn giản địa lí.
Tương ứng cũng bằng phương pháp này ta có thể vận dụng sáng tạo vẽ thêm một
số lược đồ khung khác như lược đồ khung Châu Á, Châu Âu, Châu Nam Cực, lược
đồ Nam Á…
2
PHƯƠNG PHÁP VẼ NHANH
LƯỢC ĐỒ VIỆT NAM

BƯỚC 1 BƯỚC 2
Ta vẽ khung hình chữ nhật, có Trên các ô vuông ta chấm các
chiều dài gấp đôi chiều ngang, tọa độ theo tỉ lệ 1/4, 1/3, 1/2
trong đó ta kẽ các ô vuông
(như hình vẽ) (như hình vẽ)
3
BƯỚC 3 BƯỚC 4
Nối các điểm lại với nhau, Sau khi xóa và thêm 1 số chi tiết
ta có “lược đồ khung VN cơ bản” ta có “lược đồ khung VN hoàn chỉnh”

(như hình vẽ) (như hình vẽ)
4
BƯỚC 5 BƯỚC 6
Từ lược đồ khung, ta vẽ thành Xóa lược đồ khung, ta có
“lược đồ Việt Nam” “lược đồ Việt Nam” hoàn chỉnh
(như hình vẽ) (như hình vẽ)
5
LƯỢC ĐỒ CÁC VÙNG MIỀN VIỆT NAM
Bằng phương pháp tương tự như trên, ta có thể ước lược vẽ các vùng KT Việt Nam
BƯỚC 1 : Kẽ khung và chấm tọa độ
BƯỚC 2 : Nối các tọa độ ta có sơ đồ khung
BƯỚC 3 : Từ sơ đồ khung ta vẽ thành lược đồ Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, DHNTB,
Đông Nam Bộ và ĐBSCL hoàn chỉnh
BẮC BỘ
BƯỚC 1&2


BƯỚC 3
6
BẮC TRUNG BỘ

BƯỚC 1&2
BƯỚC 3
7
DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ VÀ TÂY NGUYÊN

BƯỚC 1&2

BƯỚC 3
8
ĐÔNG NAM BỘ VÀ ĐBSCL
BƯỚC 1&2
BƯỚC 3
9
PHƯƠNG PHÁP VẼ NHANH LƯỢC ĐỒ CHÂU MỸ
BƯỚC 1 BƯỚC 2
Kẽ khung và chấm tọa độ Nối các điểm trên thành
như hình vẽ 2 hình tam giác

BƯỚC 3 BƯỚC 4
Trên cơ sở bước 2, ta tiếp tục kết Sau khi xóa các đường cơ bản
nối 1 số điểm như hình trên ta có lược đồ khung châu Mỹ
10
BƯỚC 5
Từ lược đồ khung ta vẽ thành lược đồ Châu Mỹ hoàn chỉnh
11
Tương tự như cách trên ta có thể vẽ nhanh lược đồ Bắc Mỹ và Nam Mỹ như sau :
BƯỚC 1: Kẽ khung và chấm tọa độ
BƯỚC 2 : Nối các tọa độ trên ta có sơ đồ khung
BƯỚC 3 : Từ lược đồ khung ta vẽ thành lược đồ Bắc Mỹ và Nam Mỹ hoàn chỉnh
BẮC MỸ



BƯỚC 1& 2 BƯỚC 3

NAM MỸ

BƯỚC 1& 2 BƯỚC 3
12
PHƯƠNG PHÁP VẼ NHANH LƯỢC ĐỒ CHÂU PHI

BƯỚC 1 BƯỚC 2
Kẽ khung và chấm tọa độ như hình vẽ Nối các điểm trên ta có khung cơ bản
BƯỚC 3 BƯỚC 4
Trên cơ sở bước 2, tiếp tục kết nối Xóa đường cơ bản ta có lược đồ
một số điểm ta có hình như trên khung Châu Phi
13
BƯỚC 5
Từ lược đồ khung ta vẽ thành lược đồ Châu Phi hoàn chỉnh
14
PHƯƠNG PHÁP VẼ NHANH
LƯỢC ĐỒ CHÂU ĐẠI DƯƠNG
BƯỚC 1 BƯỚC 2

Kẽ khung và chấm tọa độ như hình vẽ Nối các điểm trên ta có hình cơ bản
BƯỚC 3 BƯỚC 4
Trên cơ sở bước 2, tiếp tục kết nối Sau khi xóa các đường cơ bản
1 số điểm ta có hình như trên ta có lược đồ khung Châu Đại Dương
15



BƯỚC 5
Từ lược đồ khung ta vẽ thành lược đồ Châu Đại Dương hoàn chỉnh
16
V/ ỨNG DỤNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Để học sinh có thể vẽ nhanh lược đồ địa lý, ngay từ đầu năm học, trong mỗi
tiết dạy, khi hướng dẫn về nhà giáo viên hướng dẫn HS cách vẽ nhanh lược đồ đơn
giản
- Thường xuyên cho HS luyện tập và kiểm tra kỹ năng vẽ nhanh lược đồ qua
các lần kiểm tra miệng, vận dụng trong học tập, thực hành, …từ đó tạo cho HS có
thói quen học tập địa lý kết hợp với bản đồ, lược đồ. Có thể minh họa một số nội
dung sau:
Ví dụ 1:
Khi dạy Địa lí 8, bài 26: Thiên nhiên Châu Phi. Trên cơ sở GV đã hướng dẫn
HS biết cách vẽ nhanh lược đồ khung Châu Phi. GV có thể đặt câu hỏi kiểm tra bài
cũ :
Em hãy vẽ nhanh lược đồ Châu Phi, điền vào lược đồ: các vùng biển tiếp
giáp Châu Phi, kênh đào Xuy-ê và cho biết ý nghĩa của kênh đào này đối với giao
thông trên thế giới ?
HS vẽ được lược đồ Châu Phi đơn giản, dễ dàng
điền các chi tiết theo yêu cầu của GV nêu ra
đồng thời dựa vào lược đồ giải thích được ý nghĩa
giao thông của kênh đào Suy-ê: (rút ngắn đáng kể
khoảng cách giao thông giữa Địa Trung Hải với
Ấn Độ Dương )
Ví dụ 2 :
Khi dạy Địa lí 7, bài 37: Dân cư Bắc Mỹ, ở mục 2: Đặc điểm đô thị. (Dựa
trên lược đồ khung GV đã hướng dẫn HS vẽ ở tiết học trước) có thể đặt câu hỏi :
Dựa vào hình 37.1 SGK trang 116, em hãy điền vào lược đồ khung Bắc Mỹ
tên các thành phố lớn (trên 10 triệu dân)
HS dựa vào kiến thức đã học, kết hợp hình 37.1

SGK (lược đồ phân bố dân cư Bắc Mỹ). Điền các
thành phố có trên 10 triệu dân vào lược đồ khung
Bắc Mỹ đồng thời dựa vào kênh chữ lí giải tại sao
ở đó hình thành nên các thành phố lớn (Đó là
những nơi ven biển KT phát triển => đông dân)
17
Ví dụ 3:
Khi dạy Địa lí 9, bài 37 GV cho 2 HS lên bảng (1 vẽ nhanh lược đồ BTB, 1
vẽ nhanh lược đồ DHNTB). Gọi 1 HS khác dựa vào 2 lược đồ đã vẽ và kiến thức
đã học nhận xét những nét tương đồng về hình thể và địa hình giữa 2 vùng KT đó.
Dựa vào 2 lược đồ HS nhận ra nét giống nhau về hình thể: cả 2 vùng đều hẹp
ngang. Dựa vò kiến thức đã học HS nêu được nét giống nhau về địa hình: đồi núi ở
phía tây, đồng bằng ở giữa và giáp biển ở phía đơng
Ví dụ 4:
Địa lý 9 bài Đơng Nam Bộ (Mục 1 Cơng nghiệp). GV đặt câu hỏi rèn kỹ
năng xác định các nguồn tài ngun năng lượng trên lược đồ ĐNB

Dựa vào lược đồ ĐNB và kiến thức đã học
a) Cho biết tên các sông có kí hiệu I , II ,
III , IV trên lược đồ
b) Cho biết tên các mỏ dầu có kí hiệu 1 , 2 ,
3 , 4 , 5 trên lược đồ
c) Cho biết tên các mỏ khí tự nhiên có kí
hiệu A , B trên lược đồ
Đáp :
a) I : Sông Đồng Nai , II : Sông Bé , III Sông Sài
Gòn , IV Sông Vàm Cỏ Đông .
b) 1 : Hồng Ngọc , 2 : Rạng Đông , 3 : Bạch Hổ ,
4 : Rồng , 5 : Đại Hùng .
c) A : Lan Tây , B Lan Đỏ

Ví dụ 5:
Khi dạy một bài địa lí cụ thể nào đố, giáo viên có thể tổ chức trò chơi hoạt
động theo nhóm bằng cách. GV viết sẵn các nội dung về kiến thức địa lý hoặc một
số ký hiệu địa lí nào đó vào các mảnh ghép rồi cho các nhóm cùng nhau thi đua tìm
ra kiến thức địa lí phù hợp gắn vào lược đồ khung đã vẽ sẵn sao cho đúng. Tổ nào
gắn nhanh, đúng sẽ chiến thắng và nhận điểm thưởng của GV.
18
Trên đây là một số ví dụ. Có thể bằng nhiều phương pháp khác nhau GV có
thể vận dụng thích hợp các lược đồ vào bài giảng một cách linh hoạt và sáng tạo
giúp HS phát huy tính tích cực, lĩnh hội kiến thức một cách tự giác, hứng thú

VI/ KẾT QUẢ THỰC TẾ
Trong những năm qua, tôi dã thực hiện giảng dạy bằng phương pháp sử dụng
lược đồ dịa lí ở trường THCS Võ Xán (Tây Sơn, Bình Định). Qua kết quả thực tế
khảo sát ở các lớp 9a1, 9a2, 9a3, 9a4 năm học 2010-2011 đã dạt được những kết
quả nhất định như sau :
Kết quả học sinh vẽ nhanh các lược đồ Việt Nam lược đồ
Lớp Sĩ số 2 phút trở xuống 3 phút trở xuống Trên 3 phút
SL TL % SL TL % TL SL TL %
9a1 37 35 94.6 2 5.4 0 0
9a2 39 28 71.8 8 20.5 3 7.6
9a3 36 27 75 7 19.4 2 5.6
9a4 36 28 77.8 6 16.7 2 5.5
Kết quả học sinh nhận biết và điền tương đối chính xác kiến thức vào lược đồ dịa lý
Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu
SL TL % SL TL % SL TL % SL TL %
9a1 37 27 73 8 21.6 2 5.4 0 0
9a2 39 15 38.5 12 30.8 9 23.1 3 7.7
9a3 36 12 33.3 14 38.9 7 19.4 3 8.3
9a4 36 14 38.9 11 30.6 7 19.4 4 11.1

VII/ NHỮNG KINH NGHIỆM
Để thực hiện việc rèn kỹ năng vẽ nhanh lược đồ địa lý tạo điều kiện học sinh
học tốt môn địa lí. Trong quá trình thực hiện GV cần lưu ý:
- Có kế hoạch bồi dưỡng cho HS biết phương pháp vẽ nhanh một số lược đồ
địa lý thông qua các hình thức: hoạt động hướng dẫn về nhà ở cuối mỗi tiết dạy,
ngoại khóa, tiết luyện tập, thảo luân, chuyên đề…
- Thường xuyên kiểm tra kỹ năng vẽ lược đồ của HS thông qua kiểm tra đầu
tiết, 15 phút, 1 tiết, kiểm tra học kỳ
- Kết hợp lược đồ với kênh hình nhất là bản đồ, atlat tăng cường luyện tập
cho HS trong quá trình truyền đạt kiến thức
- Thường xuyên dùng lược đồ tổ chức các trò chơi thi đua tìm ra kiến thức
dịa lí gắn vào lược đồ khung đã vẽ sẵn sao cho đúng
- Có những hình thức động viên khi các em thao tác nhanh, đúng các kỹ năng
địa lý từ lược đồ như cho điểm tốt, khen ngợi…
19
VIII/ KẾT LUẬN
Kính thưa các bạn ! như trên đã trình bày sáng kiến kinh nghiệm này chỉ là
những suy nghĩ của cá nhân tác giả nên tất nhiên chưa thật sự là hoàn chỉnh nhưng
hy vọng rằng SKKN này cũng góp phần nhỏ vào tiếng nói chung của những người
tâm huyết với ngành Địa lí. Rất mong ý kiến đóng góp xây dựng của các đồng
nghiệp để đề tài “ Vẽ nhanh một số lược đồ địa lí “ ngày càng hoàn thiện hơn.
Trân trọng cảm ơn !
Tây Sơn, ngày 20 tháng 2 năm 2011
Tác giả
Võ Kỳ Sơn
20

×