Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của bên bán trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.78 KB, 4 trang )

A. MỞ ĐẦU
Trong quan hệ hợp đồng mua bán hang hóa luôn tồn tại ít nhất hai mối quan hệ giữa
người bán và người mua. Trong đó giữa hai chủ thể có mối quan hệ tác động lẫn nhau.
Quyền lợi chủ thể này chính là nghĩa vụ của chủ thể kia. Trong mối quan hệ đó chủ thể
nào cũng có những quyền lợi nhất định, nhưng bên cạnh đó cũng phải đảm bảo những
nghĩa vụ cụ thể. Việc thực hiện các nghĩa vụ và được bảo đảm về quyền lợi chính là cơ
sở pháp lí để cho hợp đồng mua bán hàng hóa diễn ra bình thường trên thị trường. Để
hiểu phần nào về quyền và nghĩa vụ của chủ thể trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng
hóa em xin đi vào tìm hiểu vấn đề: “ Tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của bên bán trong quan
hệ hợp đồng mua bán hàng hóa”.
B. NỘI DUNG
Căn cứ vào khoản 8 Điều 3 Luật thương mại năm 2005 thì mua bán hàng hóa là: “
Hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu
hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán,
nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận”.
Khoản 8 Điều 3 đã nêu rõ quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng mua
bán hàng hoá. Theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa
cho bên mua và có quyền nhận thanh toán. Còn bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên
bán, có quyền nhận hàng hóa theo thỏa thuận. Trong bài này em xin làm rõ về quyền và
nghĩa vụ của bên bán trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa.
+ Về nghĩa vụ của bên bán:
Ta thấy giao hàng và chuyển quyền sở hữu là nghĩa vụ quan trọng và cơ bản nhất của
bên bán trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa. Việc thực hiện các
nghĩa vụ khác của bên bán đều có liên quan và nhằm mục đích hoàn thành nghĩa vụ đó.
Thứ nhất: Về nghĩa vụ giao hàng.
Bài tập cá nhân thương mại modul 2 1
Theo quy định của Luật thương mại năm 2005, bên bán phải giao hàng, chứng tử theo
thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng, chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các
quy định khác trong hợp đồng. Trường hợp không có thỏa thuận cụ thể, bên bán có nghĩa
vụ giao hàng và chứng từ liên quan theo quy định pháp luật. Ta thấy bên bán phải
giao hàng đúng đối tượng và đúng chất lượng. Đối tượng và chất lượng là những nội


dung cơ bản, trước nhất mà bên mua quan tâm. Do đó trong việc giao nhận hàng hóa vấn
đề xác định hàng hóa có phù hợp với hợp đồng về đối tượng và chất lượng hay không có
ý nghĩa rất quan trọng. Về nguyên tắc phải căn cứ vào nội dung cụ thể của hợp đồng mà
hai bên đã thỏa thuận để xác định vấn đề này. Nếu không thể xác định theo hợp đồng thì
những trường hợp hàng hóa được coi là không phù hợp với hợp đồng nếu thuộc những
trường hợp tại khoản 1 Điều 39 Luật thương mại năm 2005 như sau:
“a). Không phù hợp với mục đích sử dụng của các hàng hóa cùng chủng loại;
b). Không phù hợp với bất kì mục đích cụ thể nào mà bên mua đã cho bên bán biết hoặc
bên bán phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng.
c) Không bảo đảm chất lượng như chất lượng của mẫu hàng hóa mà bên bán đã giao cho
bên mua.
d). Không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối với loại hàng hóa
đó hoặc không theo cách thức thích hợp để bảo quản hàng hóa trong trường hợp không
có cách thức bảo quản thông thường”.
Khi hàng hóa được giao không phù hợp với nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng thì
bên mua có quyền từ chối nhận hàng. Điều đó cho thấy nghĩa vụ trước tiên mà bên bán
phải thực hiện đó là bảo đảm hàng hóa đúng đối tượng và đúng chất lượng đối với bên
mua. Như vậy sẽ tạo ra sự “thuận mua vừa bán” giữa hai bên và đáp ứng được nhu cầu
cần thiết của bên mua là cần hàng hóa và bên bán là nhằm thu lợi nhuận.
- Bên bán có nghĩa vụ giao chứng từ kèm thao hàng hóa (nếu có).
Trong một số trường hợp, việc giao hàng hóa còn bao gồm cả việc giao các chứng từ có
liên quan đến hàng hóa. Theo Điều 42 Luật thương mại năm 2005 quy định:
Bài tập cá nhân thương mại modul 2 2
“1) Trường hợp không có thỏa thuận về việc giao chứng từ thì bên bán có nghĩa giao
chứng từ liên quan dến hàng hóa cho bên mua trong thời hạn, tại địa điểm và bằng
phương thức đã thỏa thuận.
2). Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn, địa điểm giao chứng từ liên quan đến
hàng hóa cho bên mua thì bên bán phải giao chứng từ liên quan đến hàng hóa cho bên
mua trong thời hạn và tại địa điểm hợp lí để bên mua có thể nhận hàng”.
- Nghĩa vụ giao hàng đúng thời hạn, đúng địa điểm:

Bên bán phải giao hàng đúng đối tượng vào thời hạn và tại địa điểm mà hai bên đã
thỏa thuận như nội dung hợp đồng. Nếu việc chuyển giao hàng không đúng thời hạn và
địa điểm thì bên bán phải chịu trách nhiệm. Trong trường hợp hợp đồng không có thỏa
thuận về thời hạn giao hàng thì bên bán phải giao hàng trong một thời hạn hợp lí kể từ
sau khi giao kết hợp đồng một thời gian hợp lí. Nếu các bên không có thỏa thuận về địa
điểm giao hàng thì địa điểm giao hàng cụ thể mà bên bán phải thực hiện được áp dụng
cụ thể theo Khoản 2 Điều 53.
+ Thứ hai: Nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua.
Trong hợp đồng mua bán hàng hóa, bên bán phải đảm bảo tính hợp pháp về quyến sở
hữu và việc chuyển giao quyền sở hữu đối với hàng hóa cho bên mua. Đảm bảo quyền
sở hữu của bên mua đối với hàng hóa đã bán không bị tranh chấp bởi bên thứ ba, Trong
trường hợp hàng hóa bị tranh chấp bởi người thư ba thì bên bán phải đứng về phía bên
mua để bảo vệ quyền lợi của bên mua, nếu người thứ ba có quyền sở hữu một phần hoặc
toàn bộ tài sản mu bán thì bên mua có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bên bán bồi
thường thiệt hại. Khi chuyển giao hàng hóa yêu cầu bên bán cũng đồng thời phải chuyển
giao quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua. Vì việc chuển quyền sở hữu chính là cơ sở
pháp lý để bên mua có toàn quyền quyết định, sở hữu và định đoạt đối với hàng hóa đó.
Theo Điều 62 Luật thương mại năm 2005 thì “ Trừ trường hợp pháp luật có quy định
khác hoặc các bên có thỏa thuận khác, quyền sở hữu được chuyển từ bên bán sang bên
mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao”.
Bài tập cá nhân thương mại modul 2 3
Trên đây là nghĩa vụ của bên bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Vậy quyền của
bên bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện ra sao?
Theo như Khoản 8 Điều 3 Luật thương mại 2005, cũng như mục đích thực tế tham gia
vào hoạt động mua bán hàng hóa thì quyền lợi quan trọng nhất của bên bán đó là quyền
nhận thanh toán đối với hàng hóa đã chuyển giao. Việc thanh toán có thể do các bên thỏa
thuận trong hợp đồng về giá cả, phương thức thanh toán, thời hạn, và địa điểm thanh
toán. Vậy rong trường hợp không có thảo thuận thì sao? Luật thương mại đã dự liệu
những vấn đề có thể xảy ra như sau:
Bên mua phải thanh toán đúng địa điểm và đúng thời gian mà hai bên đã thỏa thuận. Nếu

không có thỏa thuận thì địa điểm thanh toán được xác định tại nơi cư trú của bên bán.
Trong rường hợp hàng hóa bị mất mát, hư hỏng sau thời điểm rủi ro được chuyển từ bên
bán sang bên mua thì bên mua vẫn phải chịu trách nhiệm
thanh toán tiền mua hàng. Trừ trường hợp mất mát hư hỏng do bên bán gây ra. Nếu bên
mua chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền hàng và các chi phí hợp lí khác, thì bên bán
có quyền yêu cầu trả lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên
thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả. Trừ trường hợp có
thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Từ những quy định trên ta thấ trong hợp đồng mua bán hàng hóa luôn tồn tại những
quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên, trong đó quyền lợi của chủ thể này chính là nghĩa
vụ của chủ thể kia và ngược lại.
C, KẾT LUẬN
Trên đây là những quy định của Luật thương mại quy định về quyền và nghĩa vụ
của người bán trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa. Qua đó ta thấy pháp luật luôn
luôn điều chỉnh những quy định sao cho phù hợp với quyền lợi và nghĩa vụ của từng bên
chủ thể. Đó là những căn cứ pháp lí để các bên tham gia vào quá trình mua bán có một
cơ sở pháp lí vững chắc để thực hiện phù hợp với quy định pháp luật nhằm đạt được mục
đích cuối cùng là thỏa mãn nhu cầu của từng bên.
Bài tập cá nhân thương mại modul 2 4

×