Tải bản đầy đủ (.doc) (143 trang)

GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 6 CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG (CHỈ VIỆC IN)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (912.11 KB, 143 trang )

Nguyễn Thị Tý - Giáo án Công nghệ 6
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MÔN CÔNG NGHỆ 6
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MÔN CÔNG NGHỆ 6
Cả năm: 35 tuần x 2 tiết/tuần = 70 tiết.
Học kì 1: 18 tuần x 2 tiết/tuần = 36 tiết.
Học kì 2: 17 tuần x 2 tiết/tuần = 34 tiết.
HỌC KÌ I
HỌC KÌ I
Tuần Tiết Tên bài dạy
1
1 Bài mở đầu
1;2
2;3 Bài 1: Các loại vải thường dùng trong may mặc
(mục I.2a không dạy)
2;3
4;5 Bài 2: Lựa chọn trang phục
6 Bài 3: Thực hành: Lựa chọn trang phục
4
7, 8 Bài 4: Sử dụng và bảo quản trang phục
(Mục 2.1.c,Kí hiệu giặt là chỉ giới thiệu để HS biết)
5;6 9, 10,11 Bài 5: Thực hành: Ôn một số mũi khâu cơ bản.
6;7
12;13 Bài 6: Thực hành: Cắt khâu bao tay trẻ sơ sinh
(có thể thay bằng sản phẩm thực hành khác)
7, 8
14,15,16 Bài 7: Thực hành: Cắt khâu vỏ gối hình chữ nhật
(có thể thay bằng sản phẩm thực hành khác)
9
17 Ôn tập chương I
18 Kiểm tra một tiết thực hành
10


19, 20 Bài 8: Sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở
(Mục II.3 dạy nội dung phù hợp nhà ở địa phương)
11
21, 22 Bài 9: Thực hành: Sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở
( có thể thay bằng nội dung phù hợp nhà ở địa phương)
12 23 Bài 10: Giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp
12;13 24,25 Bài 11: Trang trí nhà ở bằng một số đồ vật.
13;14
26;27 Bài 12: Trang trí nhà ở bằngcây cảnh và hoa.
14;15;16
28;29
30;31
Bài 13: Cắm hoa trang trí
Bài 14: Thực hành: Cắm hoa trang trí(chỉ dạy 1 dạng)
16;17 32,33 Thực hành cắm hoa tự chọn
Trường THCS Tam Hưng – Năm học 2014– 2015
1
Nguyễn Thị Tý - Giáo án Công nghệ 6
17
34 Thực hành :Tỉa hoa trang trí món ăn từ một số loại rau, củ
quả (nguyên liệu phù hợp địa phương)
18
35;36 Ôn tập chương II . Kiểm tra học kì I.
HỌC KÌ II
HỌC KÌ II
Tuần Tiết Tên bài dạy
19 37, 38 Bài 15: Cơ sở của ăn uống hợp lý
20 39, 40 Bài 16: Vệ sinh an toàn thực phẩm
21 41, 42 Bài 17: Bảo quản chất dd trong chế biến món ăn.
22,23,24 43,44,

45,46,47
Bài 18: Chế biến một số thức ăn không sử dụng nhiệt
(Chỉ dạy Mục II.1.Trộn dầu giấm, mục II.2.Trộn hỗn
hợp.Không dạy các phương pháp còn lại)
24

48
Bài 19,20: Thực hành: Chế biến một số món ăn không
sử dụng nhiệt (dạy một trong hai nội dung hoặc món
ăn tương tự phù hợp với vùng miền)
25
49
Bài 19,20: Thực hành: Chế biến một số món ăn không
sử dụng nhiệt (dạy một trong hai nội dung hoặc món
ăn tương tự phù hợp với vùng miền)
50 Kiểm tra
26,27
51, 52, 53 Thực hành tự chọn
27,28 54, 55 Bài 21: Tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình
28,29,30 56, 57, 58,59 Bài 22: Quy trình tổ chức bữa ăn
30
60 Bài 23: Thực hành: Xây dựng thực đơn.
31
61 Ôn tập chương III
62 Bài 25: Thu nhập của gia đình.
32,33 63, 64, 65 Bài 26: Chi tiêu trong gia đình.(phần IV.1, thay đổi số
liệu ở ví dụ cho phù hợp thực tế)
33,34 66, 67 Bài 27: Thực hành: Bài tập về tình huống thu chi.
34,35 68,69 Ôn tập chương IV
35 70 Kiểm tra học kì 2.

Trường THCS Tam Hưng – Năm học 2014– 2015
2
Nguyễn Thị Tý - Giáo án Công nghệ 6
Ngày
giảng:
Tiết Lớp Tiến độ Ghi chú
15/08/2013. 4 6A1
17/08/2013
1 6A3
2 6A4
20/08/2013 4 6A2
Tiết 1:
BÀI MỞ ĐẦU
A. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
1. Kiến thức :
- Khái quát vai trò của gia đình và kinh tế gia đình.
- Mục tiêu và chương trình và SGK công nghệ 6 phân môn kinh tế gia đình.
2. Kỹ năng :
- Rèn cho học sinh phương pháp học tập chuyển từ thụ động sang chủ động
tiếp thu kiến thức và vận dụng vào cuộc sống
- Những yêu cầu đổi mới, phương pháp học tập.
3. Thái độ :
- Giáo dục học sinh hứng thú học tập bộ môn.
B. CHUẨN BỊ :
1.GV : - Tài liệu tham khảo kiến thức về gia đình, KTGĐ.
- Tranh , Sơ đồ tóm tắt mục tiêu và nội dung CT.
2.HS : SGK , tập ghi, VBT
C. PHƯƠNG PHÁP:
_ Vấn đáp, Luyện tập thực hành, Thảo luận nhóm.
D . TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1/ Ổn định tổ chức :
2/ Kiểm tra bài cũ :
GV dành thời gian giới thiệu sơ lược về chương trình Công nghệ 6.
3/ Bài mới :
Đặt vấn đề: Gia đình là nền tảng của xã hội, Ở đó mỗi người được sinh ra lớn lên,
được nuôi dưỡng giáo dục để trở thành người có ích cho xã hội. Để biết được vai trò
của mỗi người đối với xã hội ….
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT
* Hoạt động 1
Tìm hiểu vai trò của gia đình và kinh tế gia đình
_ GV: Gia đình có vai trò như thế nào? Gia đình là
gì?
_ HS: dựa vào SGK phần I để trả lời
I/ Vai trò của gia đình và
kinh tế gia đình
_ Gia đình là nền tảng của xã
hội, ở đó mọi người được sinh
ra lớn lên, được nuôi dưỡng,
giáo dục và chuẩn bị nhiều mặt
cho cuộc sống, tương lai.
_ GV: Theo em, trách nhiệm của mỗi thành viên
trong gia đình là gì?
_ HS: Làm tốt công việc được giao, xây dựng cuộc
sống gia đình văn minh, hạnh phúc
_ GV: Hiện nay các em là thành viên trong một gia
Trường THCS Tam Hưng – Năm học 2014– 2015
3
Nguyễn Thị Tý - Giáo án Công nghệ 6
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT
đình và sau này sẽ là chủ của gia đình, vì vậy các em

cần học tập để biết và làm những công việc gia đình,
chuẩn bị cho cuộc sống tương lai.
? Nêu công việc phải làm trong gia đình?
(HS thảo luận nhóm theo bàn)
_ HS: Tạo thu nhập, sử dụng nguồn thu nhập để chi
tiêu hợp lý, làm các công việc nội trợ trong gia đình
_ Trong gia đình có rất nhiều
công việc phải làm:
+ Tạo ra nguồn thu nhập cho
gia đình
+ Sử dụng nguồn thu nhập để
chi tiêu hợp lý
+ Làm các công việc nội trợ
trong gia đình
_ GV: Các loại công việc trên đều thuộc lĩnh vực kinh
tế gia đình. Vậy em hiểu thế nào là kinh tế gia đình?
_ HS: Dựa vào SGK trả lời
_ Kinh tế gia đình là tạo ra thu
nhập, và sử dụng nguồn thu
nhập hợp lý, hiệu quả, đảm
bảo cho cuộc sống gia đình
ngày càng tốt đẹp.
* Hoạt động 2
Tìm hiểu mục đích và nội dung tổng quát của
chương trình, SGK và phương pháp học tập môn
học
? Nêu mục tiêu của phân môn kinh tế gia đình?
( Về kiến thức, kỹ năng, thái độ)
_ GV: GV giới thiệu một số vấn đề mới của chương
trình SGK, yêu cầu cần đạt về kỹ năng, kiến thức,

thái độ
_ Nội dung ở mỗi chương đều có một số kiến thức kỹ
năng về ăn, mặc, ở, thu chi trong gia đình.
_ Điểm mới của SGK là có nhiều nội dung chưa được
trình bày đầy đủ, đòi hỏi HS phải tìm hiểu, nắm vững
kiến thức mới và rèn kỹ năng.
II/ Mục tiêu của chương
trình Công nghệ 6 – Phân
môn kinh tế gia đình
1/ Về kiến thức
2/ Về kỹ năng
3/ Về thái độ
? Để học tốt môn công nghệ, chúng ta cần có phương
pháp học như thế nào?
III/ Phương pháp học tập
(SGK/ 4)
* Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập
? Chương trình kinh tế gia đình ở lớp 6 gồm mấy
chương?
? Nêu trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình
em?
IV/ Luyện tập
4/ Củng cố:
- Nêu những nội dung chính của bài học?
1/ Thế nào là một gia đình? Là một nền tảng của xã hội, trong gia đình mọi
nhu cầu thiết yếu của con người cần được đáp ứng trong điều kiện cho phép và không
ngừng được cải thiện để nâng cao chất lượng cuộc sống.
2/ Thế nào là KTGĐ? Là tạo ra thu nhập và sử dụng nguồn thu nhập hợp lý,
hiệu quả, làm các công việc nội trợ trong gia đình.
Trường THCS Tam Hưng – Năm học 2014– 2015

4
Nguyễn Thị Tý - Giáo án Công nghệ 6
5/ Dăn dò:
- Sử dụng, chuẩn bị khoảng 3 mẫu vải thường dùng, bật lửa.
- Theo em có mấy loại vải sợi trong may mặc?
- Nêu nguồn gốc và tính chất của chúng?
CHƯƠNG I:
MAY MẶC TRONG GIA ĐÌNH
Ngày
giảng:
Tiết Lớp Tiến độ Ghi chú
16/08/2013. 4 6A1
20/08/2013 1 6A3
21/08/2013
1 6A2
5 6A4
Tiết 2:
Bài 1: CÁC LOẠI VẢI THƯỜNG DÙNG TRONG MAY MẶC
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Giúp học sinh kiến thức : Biết được nguồn gốc, tính chất của các loại vải sợi
thiên nhiên, vải sợi hoá học, vải sợi pha.
2. Kỹ năng :
Phân biệt được 1 số vải thông dụng
3. Thái độ :
Giáo dục HS biết phân biệt các loại vải nào thích hợp với mùa Hè, mùa
Đông.
B. CHUẨN BỊ :
* GV:
_ Tranh vẽ sơ đồ quy trình sản xuất vải sợi hóa học

_ Bộ mẫu các loại vải
_ Dụng cụ: bát chứa nước, bật lửa
* HS: Xem trước bài học, chuẩn bị một số mẫu vải, bật lửa.
C. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:
1/ Ổn định lớp
2/ KTBC:
Nêu vai trò của gia đình và kinh tế gia đình?
Nêu mục tiêu về kiến thức của chương trình công nghệ 6?
3/ Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT
* Hoạt động 1 Đặt vấn đề
 Nêu mục tiêu bài học: Trong đời sống hàng
ngày, vải thường dùng trong may mặc rất đa
dạng và phong phú về chất liệu, màu sắc, hoa
Trường THCS Tam Hưng – Năm học 2014– 2015
5
Nguyễn Thị Tý - Giáo án Công nghệ 6
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT
văn. Để nắm bắt được những loại vải nào mặc
phù hợp với chúng ta, thì phải dựa vào nguồn
gốc của vải sợi.
? Vải được phân thành những loại chính nào?
Nêu tên?
 HS: Vải sợi thiên nhiên, vải sợi hóa học, vải
sợi pha
_ GV: Để tìm hiểu nguồn gốc, tính chất của các
loại vải này cũng như cách phân biệt chúng 
Bài mới
* Hoạt động 2: Tìm hiểu vải sợi thiên nhiên
 Phân công nhóm: (6 nhóm)

_ Yêu cầu các nhóm xem hình 1.1 để nêu tên
cây trồng, vật nuôi cung cấp sợi dùng để dệt
vải.
 Thảo luận nhóm trong 5 phút về nguồn gốc
và tính chất vải sợi thiên nhiên
_ HS: hoạt động nhóm, thảo luận, cử đại diện
trả lời
? Dựa vào hình 1.1a, nêu quy trình sản xuất vải
sợi bông?
 HS dựa vào hình trả lời
_ GV: Quả bông sau khi thu hoạch được, giũ
sạch hạt, loại bỏ chất bẩn, đánh tơi để kéo thành
sợi dệt vải.
? Dựa vào hình 1.1b, nêu quy trình sản xuất vải
sợi tơ tằm
I/ Nguồn gốc, tính chất của các
loại vải:
1/ Vải sợi thiên nhiên:
_ Thực vật:
cây bông  quả bông  xơ bông
 sợi dệt  vải sợi bông
_ Động vật:
con tằm  kén tằm  sợi tơ tằm 
sợi dệt  vải tơ tằm
+ Sợi bông, lanh, tơ tằm, lông cừu…
là dạng sợi có sẵn trong thiên nhiên
_ HS: dựa vào hình trả lời
_ GV: giảng thêm về phần ươm tơ, là quy trình
gia công từ kén tằm thành sợi tơ tằm. Trong
quy trình ươm tơ, người ta đem kén tằm nấu

trong nước sôi, làm cho keo tơ tan ra một phần,
kén mềm và dễ dàng rút thành sợi.
Cho HS xem mẫu vải để nhận biết.
_ GV: làm thử nghiệm: vò vải, đốt sợi vải,
nhúng vải vào nước để HS quan sát
? Nêu tính chất của vải sợi thiên nhiên?
* Tính chất:
Vải sợi bông, vải tơ tằm có độ hút
ẩm cao, nên mặc thoáng mát, nhưng
dễ bị nhàu.
Vải bông giặt lâu khô.
Khi đốt sợi vải, tro bóp dễ tan.
* Hoạt động 3:Tìm hiểu vải sợi hóa học
_ HS: xem hình 1.2 (SGK/7), thảo luận theo
nhóm để thấy được nguồn gốc và tính chất
? Nêu, mô tả quy trình sản xuất sợi hóa học?
Sợi hóa học chia làm mấy loại nhỏ?
 HS nhìn hình trả lời
Nghiên cứu hình 1.2, tìm nội dung điền vào
khoảng trống
 GV giảng kỹ về nguồn gốc, tác dụng:
Sản xuất sợi hóa học, nhờ có máy móc nên rất
nhanh chóng, nguyên liệu dồi dào, giá rẻ, được
2/ Vải sợi hóa học
* Nguồn gốc:
Vải sợi hóa học được dệt bằng các
loại sợi do con người tạo ra từ một
số chất hóa học lấy tự gỗ, tre, nứa,
dầu mỏ, than đá…
*Tính chất:

+ Vải sợi nhân tạo:
Độ hút ẩm cao, mặc thoáng mát, ít
nhàu, bị cứng lại trong nước.
Trường THCS Tam Hưng – Năm học 2014– 2015
6
Nguyễn Thị Tý - Giáo án Công nghệ 6
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT
sử dụng nhiều trong may mặc
_ GV: làm thí nghiệm (đốt sợi vải, vò vải)
_ HS: quan sát, rút ra tính chất của vải sợi hóa
học
Khi đốt sợi vải, tro bóp dễ tan.
+ Vải sợi tổng hợp:
Độ hút ẩm thấp, ít thấm mồ hôi, bền,
đẹp, giặt mau khô, không bị nhàu.
Khi đốt sợi vải, tro bóp không tan.
4/ Củng cố:
-Yêu cầu Hs trả lời câu hỏi:
+ Hãy nêu nguồn gốc của vải sợi thên nhiên?
+ Nêu tính chất vải sợi bông và vải tơ tằm ?
+ Nêu nguồn gốc của vải sợi hoá học?
+ Vì sao vải sợi hoá học được sử dụng nhiều trong may mặc ?
_So sánh tính chất của vải sợi thiên nhiên và vải sợi nhân tạo?
5/ Dặn dò:
_ Học bài trong vở và trả lời được các câu hỏi:
+ Vải sợi chia làm mấy loại?
+ Dạng sợi nhân tạo nào được sử dụng nhiều? Được tạo thành từ đâu?
+ Dạng sợi tổng hợp nào được sử dụng nhiều? Được tạo thành từ đâu?
_ Soạn phần tiếp theo của bài 1: Nêu nguồn gốc và tính chất của sợi pha?
_ Chuẩn bị 3 mẫu vải, bật lửa; các băng vải nhỏ đính trên quần áo may sẵn.

Trường THCS Tam Hưng – Năm học 2014– 2015
7
Nguyễn Thị Tý - Giáo án Công nghệ 6
Ngày
giảng:
Tiết Lớp Tiến độ Ghi chú
22/08/2013. 4 6A1
26/08/2013
1 6A3
2 6A4
27/08/2013 4 6A2
Tiết 3:
Bài 1: CÁC LOẠI VẢI THƯỜNG DÙNG TRONG MAY MẶC (Tiết 2)
A. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:
- HS biết được nguồn gốc, tính chất các loại vải sợi thiên nhiên, vải sợi hóa học
2. Kỹ năng:
- HS phân biệt được một số loại vải thông dụng bằng cách vò vải, đốt vải, căn cứ vào
tem vải.
3. Thái độ:
- Rèn luyện thao tác làm việc theo nhóm
B. CHUẨN BỊ :
* GV: _ Tranh vẽ sơ đồ quy trình sản xuất vải sợi hóa học
_ Bộ mẫu các loại vải
_ Dụng cụ: bát chứa nước, bật lửa
* HS: Chuẩn bị 3 mẫu vải và bật lửa; các băng vải nhỏ đính trên quần áo may sẵn.
C. PHƯƠNG PHÁP:
_Vấn đáp, thực hành luyện tập, thảo luận trong nhóm.
D. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:
1/ Ổn định lớp

2/ KTBC:
_ So sánh tính chất của vải sợi thiên nhiên và vải sợi hóa học?
_ Nêu nguồn gốc của hai loại vải sợi thiên nhiên và vải sợi hóa học?
3/ Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT
* Hoạt động 1: Tìm hiểu vải sợi pha
_ Cho HS xem mẫu các vải sợi pha. Yêu cầu các
nhóm thảo luận về nguồn gốc và tính chất vải sợi pha.
? Nhắc lại tính chất của vải sợi thiên nhiên và vải sợi
hóa học?
_ HS: Nhắc lại tính chất của hai loại vải sợi đã học
3/ Vải sợi pha:
a/ Nguồn gốc:
Vải sợi pha được dệt bằng sợi
pha. Sợi pha thường được sản
xuất bằng cách kết hợp hai
hoặc nhiều loại sợi khác nhau
để tạo thành sợi dệt
? Dự đoán tính chất của vải sợi bông pha sợi tổng
hợp?
(Vải này có ưu và nhược điểm gì?)
 GV bổ sung, khẳng định, ghi bảng
* Hoạt động 2: Thử nghiệm để phân biệt một số
loại vải
_ Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm
Thử nghiệm vò vải, đốt vải để phân biệt các loại vải
II/ Thử nghiệm để phân biệt
một số loại vải
Trường THCS Tam Hưng – Năm học 2014– 2015
8

Nguyễn Thị Tý - Giáo án Công nghệ 6
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT
bằng mẫu của GV giao
? Điền nội dung vào bảng 1
? Đọc thành phần sợi vải trên các ví dụ ở hình 1.3 và
trên các băng vải nhỏ mà các em sưu tầm được?
* Đọc thành phần sợi vải trên
các băng đính ở quần áo
* Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết + Luyện tập
_ Cho HS đọc phần có thể các em chưa biết trong
SGK, để HS nắm thêm kiến thức về các loại vải sợi
_ Trả lời 3 câu hỏi trong SGK/10 vào vở bài tập
4/ Củng cố:
_ HS đọc phần ghi nhớ
5/ Dặn dò:
_ Soạn bài: “Lựa chọn trang phục”
+ Thế nào là trang phục?
+ Các loại trang phục?
Trường THCS Tam Hưng – Năm học 2014– 2015
9
Loại vải
Tính chất
Vải sợi thiên nhiên Vải sợi hóa học
Vải bông, sợi tơ tằm Vải visco, xatanh Lụa nilon, polyeste
Độ nhàu nhàu nhàu không nhàu
Độ vụn của tro tro bóp dễ tan tro bóp dễ tan tro bóp không tan
Nguyễn Thị Tý - Giáo án Công nghệ 6
Ngày
giảng:
Tiết Lớp Tiến độ Ghi chú

23/08/2013. 1 6A1
27/08/2013
1 6A3
2 6A4
28/08/2013 4 6A2
Tiết 4:
Bài 2: LỰA CHỌN TRANG PHỤC
A. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:
- Biết được khái niệm trang phục, các loại trang phục, chức năng của trang phục, cách
lựa chọn trang phục
2. Kỹ năng:
- Lựa chọn trang phục phù hợp với bản thân và hoàn cảnh gia đình, đảm bảo yêu cầu
thẩm mỹ.
3. Thái độ:
- Ý thức việc thực hiện đúng nội quy đồng phục khi đến trường
B. CHUẨN BỊ :
* GV: _ Tranh ảnh về các loại trang phục.
_ Tranh ảnh liên quan về một số loại áo quần
* HS: Xem trước bài học, sưu tầm một số mẫu quần áo.
C. PHƯƠNG PHÁP:
_ Phương pháp vấn đáp, luyện tập thực hành, hoạt động nhóm.
D. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2/ KTBC: _ Nêu nguồn gốc và tính chất của vải sợi pha?
_ Cách phân biệt các loại vải?
3/ Bài mới
ĐVĐ: Mặc là một trong những nhu cầu thiết yếu của con người. Tuy nhiên không
phải với người nào cũng phù hợp với nhiều loại vải


cần phải biết cách lựa chọn vải
may mặc để có được trang phục đẹp, hợp thời trang và tiết kiệm.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT
* Hoạt động 1: Tìm hiểu trang phục
_ GV: nêu khái niệm, cho HS xem tranh ảnh để nắm
được nội dung SGK
 HS xem tranh  tiếp thu
 Cho HS xem hình 14
I/ Trang phục và chức năng
trang phục:
1/ Trang phục là gì?
- Trang phục bao gồm các loại
áo quần và một số vật dụng
khác đi kèm như mũ, giày, tất,
khăn quàng…
? Em hãy mô tả từng trang trang phục trong hình?
 HS:
+ Trang phục trẻ em: màu sắc tươi sáng, rực rỡ
+ Trang phục thể thao: gọn gàng
+ Trang phục lao động: có mũ, giày; Vải của trang
phục thường dày.
? Mô tả trang phục ngành y, nấu ăn?
? Yêu cầu HS rút ra kết luận: Có những loại trang
2/ Các loại trang phục:
Có nhiều loại trang phục, mỗi
loại được may bằng chất liệu
vải và kiểu may khác nhau với
công dụng khác nhau
Ví dụ:
_ Trang phục truyền thống của

phụ nữ Việt Nam: áo dài, đội
Trường THCS Tam Hưng – Năm học 2014– 2015
10
Nguyễn Thị Tý - Giáo án Công nghệ 6
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT
phục nào?
 GV: Tùy theo đặc điểm hoạt động của từng ngành
nghề mà trang phục được may với chất liệu, màu sắc
và kiểu may khác nhau.
nón
_ Trang phục đồng phục HS:
quần xanh, áo trắng, thắt khăn
quàng đỏ
* Hoạt động 2: Tìm hiểu chức năng trang phục
? Nếu chúng ta đi làm, đi học… mà không có trang
phục thì ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
_ HS:  Bệnh do nắng, gió, mưa, nóng lạnh…
? Tại sao phải mặc trang phục?
 HS: Bảo vệ cơ thể khỏi môi trường xấu
? Khi đi chơi. đi du lịch, dự tiệc, em thường mặc
những trang phục nào?
 HS: quần Jeans, áo đầm…
? Vì sao phải mặc như vậy?
 Để làm đẹp hơn
? Mặc trang phục như thế nào thì đẹp?
_ GV: Mặc quần áo phải phù hợp với vóc dáng, lứa
tuổi, nghề nghiệp của bản thân, phù hợp với công việc
và hoàn cảnh sống, đồng thời phải biết cách ứng xử
khéo léo, thông minh.
3/ Chức năng của trang phục:

_ Bảo vệ cơ thể tránh tác hại
của mội trường
_ Làm đẹp cho con người trong
mọi hoạt động.
* Hoạt động 3: Thực hành
? Vì sao phải chú ý chọn vải và kiểu may phù hợp với
lứa tuổi?
? Hãy nêu ý kiến của mình về cách chọn màu sắc, hoa
văn, chất liệu vải, kiểu may cho các lứa tuổi sau:
tuổi mầm non, tuổi thanh thiếu niên, tuổi trung niên?
? Nêu bộ trang phục mặc đi chơi hợp với em nhất?
? Khi ở nhà em mặc những trang phục nào?
4/ Củng cố:
_GV gọi HS trả lời câu hỏi ở phần thực hành
5/ Dặn dò:
_ Học phần ghi vở
_ Soạn phần 2: Lựa chọn trang phục
+ Đọc và trả lời các câu hỏi trong SGK
+ Theo em, khi lựa chọn trang phục cần chú ý đến vấn đề gì?
Trường THCS Tam Hưng – Năm học 2014– 2015
11
Nguyễn Thị Tý - Giáo án Công nghệ 6
Ngày
giảng:
Tiết Lớp Tiến độ Ghi chú
06/09/2013. 1 6A1
10/09/2013
1 6A3
4 6A2
11/09/2013 5 6A4

Tiết: 5
Bài 2 . LỰA CHỌN TRANG PHỤC (Tiết 2)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
_ Kiến thức: Biết được khái niệm trang phục, các loại trang phục, chức năng của
trang phục, cách lựa chọn trang phục
_ Kỹ năng: Lựa chọn trang phục phù hợp với bản thân và hoàn cảnh gia đình,
đảm bảo yêu cầu thẩm mỹ.
_ Thái độ: Ý thức việc thực hiện đúng nội quy đồng phục khi đến trường
B. CHUẨN BỊ :
* GV: Tranh ảnh về các loại trang phục
* HS: Sưu tầm mẫu trang phục.
C. PHƯƠNG PHÁP:
_ Vấn đáp, hoạt động trong nhóm nhỏ
D. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2/ KTBC:
_ HS1: Nêu các loại trang phục? Chức năng của trang phục?
_ HS2: Như thế nào là mặc đẹp? Hãy cho ví dụ về mặc đẹp.
3/ Bài mới
Đặt vấn đề
Tiết trước chúng ta đã biết thế nào là trang phục, có các loại trang phục nào và
chức năng của các trang phục là gì. Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ căn cứ vào
đó để tìm hiểu cách lựa chọn trang phục sao cho phù hợp với vóc dáng và lứa tuổi

Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA G V & HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT
* Hoạt động 1: Tìm hiểu cách lựa
chọn vải, kiểu may phù hợp với
vóc dáng cơ thể
 Cơ thể con người rất đa dạng về

tầm vóc, hình dáng, cần phải lựa
chọn vải và kiểu may sao cho nó
che khuất khuyết điểm  ghi bảng
a/ Lựa chọn vải
II/ Lựa chọn trang phục
1/ Chọn vải, kiểu may phù hợp với vóc dáng
cơ thể
a/ Lựa chọn vải:
Tạo cảm giác gầy đi,
cao lên
Tạo cảm giác béo
ra, thấp xuống
_ Màu tối: nâu sẫm,
hạt dẻ, đen, xanh
nước biển
_ Mặt vải: trơn,
phẳng, mờ đục
_ Kẻ sọc dọc, hoa
văn có dạng sọc dọc,
_ Màu sáng: trắng,
vàng nhạt, xanh nhạt,
hồng nhạt…
_ Mặt vải: bóng láng,
thô xốp
_ Kẻ sọc ngang, hoa
văn có dạng sọc
Trường THCS Tam Hưng – Năm học 2014– 2015
12
Nguyễn Thị Tý - Giáo án Công nghệ 6
hoa nhỏ… ngang, hoa to…

? Quan sát hình 1.5 và nêu nhận xét
về ảnh hưởng của màu sắc, hoa văn
của vải đến vóc dáng người mặc?
_ HS: Thảo luận
? Người gầy nên mặc loại vải nào
để tạo cảm giác mập ra?
? Với người muốn tạo cảm giác gầy
đi, cao lên thì lựa chọn loại vải
nào?
b/ Lựa chọn kiểu may
Yêu cầu HS xem hình 1.3
? Căn cứ vào bảng 3, hãy nêu nhận
xét về ảnh hưởng của kiểu may đến
vóc dáng người mặc?
b/ Lựa chọn kiểu may:
Tạo cảm

giác
Chi tiết
của áo quần
Cao lên, gầy
đi
Béo ra,
thấp xuống
Đường nét
chính trên áo
quần
Dọc theo thân
áo
Ngang thân

áo
Kiểu may
Kiểu áo may
vừa sát cơ thể
(áo 7 mảnh)
_ Tay chéo
Kiểu áo có
cầu vai, dún
chun, tay
bồng, kiểu
thụng
* Hoạt động 2
Lựa chọn vải, kiểu may phù hợp với lứa tuổi
? Vì sao cần chọn vải và kiểu may phù hợp với
lứa tuổi?
_ HS: thảo luận theo sự hiểu biết của mình
_ GV: bổ sung, khẳng định
 GV: Mỗi tuổi có nhu cầu, điều kiện sinh hoạt,
làm việc, vui chơi và đặc điểm tính cách khác
nhau  Sự lựa chọn vải may cũng khác nhau
2/ Chọn vải, kiểu may phù hợp
với lứa tuổi:
Có 3 lứa tuổi chính
+ Tuổi mầm non
+ Tuổi thanh thiếu niên: Thanh
thiếu niên có nhu cầu mặc đẹp,
biết giữ gìn, thích hợp với nhiều
loại vải và kiểu trang phục. Cần
chú ý thời điểm sử dụng để mặc
cho phù hợp

+ Người đứng tuổi
* Hoạt động 3: Sự đồng bộ của trang phục:
_ Gợi ý cho HS quan sát hình 1.8
? Nêu nhận xét về sự đồng bộ của trang phục?
_ Nhắc lại những vật dụng thường đi với áo quần
và sự cần thiết phải chọn các vật dụng đi kèm
_ GV: Tạo nên sự đồng bộ của trang phục, làm
cho người mặc thêm duyên dáng, lịch sự, tiết
kiệm được tiền mua sắm
3/ Sự đồng bộ của trang phục
- Làm cho người mặc thêm duyên
dáng, lịch sự, tiết kiệm được tiền
mua sắm
4/ Củng cố:
_ Nêu cách chọn trang phục
5/ Dặn dò:
_ Học thuộc ghi nhớ SGK/ 16
_ Đọc trước bài 3 để giờ sau thực hành.
Trường THCS Tam Hưng – Năm học 2014– 2015
13
Nguyễn Thị Tý - Giáo án Công nghệ 6
Ngày
giảng:
Tiết Lớp Tiến độ Ghi chú
11/09/2013. 1 6A2
12/09/2013. 4 6A1
14/09/2013. 1 6A3
2 6A4
Tiết 6:
Bài 3: Thực hành: LỰA CHỌN TRANG PHỤC

A. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:
- Nắm vững kiến thức đã học về lựa chọn trang phục.
2. Kỹ năng:
- Lựa chọn được vải, kiểu may phù hợp với bản thân, đạt yêu cầu thẩm mỹ. Chọn được
một số vật dụng đi kèm phù hợp với áo quần đã chọn.
3. Thái độ:
- Có khiếu thẩm mỹ về trang phục
B. CHUẨN BỊ :
_ Mẫu vật, tranh ảnh
C. PHƯƠNG PHÁP:
_ Vấn đáp, hoạt động trong nhóm nhỏ, luyện tập thực hành.
D. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2/ KTBC:
+ Màu sắc, hoa văn, chất liệu vải có ảnh hưởng như thế nào đến vóc dáng người
mặc?
+ Mô tả trang phục đi chơi hợp với em nhất?
3/ Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
? Nêu các yêu cầu của bài thực hành và các hoạt động cần
thiết trong tiết thực hành?
 Kiểm tra kiến thức
? Xác định các bước để có trang phục đẹp và phù hợp?
 HS: Xác định đặc điểm, vóc dáng, xác định loại áo quần
và kiểu mẫu, chọn lựa vải phù hợp với loại áo quần, kiểu
may, vóc dáng.
Lựa chọn vật dụng đi kèm
1/ Vẽ và chọn trang

phục phù hợp với bản
thân
* Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
 Nêu yêu cầu:
Lựa chọn vải, kiểu may trang phục đi chơi
_ HS: ghi vào giấy đặc điểm vóc dáng của bản thân, kiểu
may, chất liệu, màu sắc, vật dụng đi kèm
_ GV đi từng bàn giám sát và uốn nắn sự lựa chọn của HS,
nhắc nhở các em chọn vài và kiểu may phù hợp.
Trường THCS Tam Hưng – Năm học 2014– 2015
14
Nguyễn Thị Tý - Giáo án Công nghệ 6
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT
* Hoạt động 3: Thảo luận nhóm
 Yêu cầu mỗi HS trình bày trong tổ  tổ góp ý kiến
_ GV: Theo dõi tổ thảo luận
_ Cá nhân trình bày  Thảo luận
* Hoạt động 4: Kết thúc hoạt động
_ GV: nhận xét về tinh thần, kết quả của các cá nhân và các
nhóm.
_ GV : Nêu phương án hợp lý
_ GV: Thu bài về nhà chấm
4, Dặn dò:
_ Đọc trước bài “ Sử dụng và bảo quản trang phục”
_ Sưu tầm thêm các băng vải nhỏ đính trên quần áo may sẵn.
Ngày
giảng:
Tiết Lớp Tiến độ Ghi chú
17/09/2013. 1 6A3
4 6A2

18/09/2013. 5 6A4
19/09/2013. 4 6A1
Tiết 7:
Bài 4. SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN TRANG PHỤC
A. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:
_ Củng cố kiến thức về trang phục và lựa chọn trang phục.
_ HS hiểu rõ hơn về cách lựa chọn trang phục cho phù hợp.
_ HS nắm được cách sử dụng trang phục trong từng hoạt động.
2. Kĩ năng:
_ Biết cách sử dụng trang phục phù hợp với hoạt động, với môi trường và công việc
_ Biết cách mặc phối hợp giữa áo với quần hợp lý, đạt yêu cầu thẩm mỹ
3. Thái độ:
_ HS có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế sử dụng trang phục của bản thân.
B. CHUẨN BỊ :
_ Tranh ảnh, mẫu vật, bảng ký hiệu bảo quản trang phục
C. PHƯƠNG PHÁP:
_ Vấn đáp, hoạt động trong nhóm nhỏ
D. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2/ KTBC:
3/ Bài mới: Sử dụng và bảo quản trang phục là việc làm thường xuyên của con
người. Cần biết cách sử dụng trang phục hợp lý, làm cho con người luôn đẹp trong
mọi hoạt động và biết cách bảo quản đúng kỹ thuật để giữ vẻ đẹp và độ bền của quần
áo
Trường THCS Tam Hưng – Năm học 2014– 2015
15
Nguyễn Thị Tý - Giáo án Công nghệ 6
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT
* Hoạt động 1: Tìm hiểu cách sử dụng

trang phục theo hoạt động
_ Đưa ra tình huống:
+ Đi lao động: mặc quần áo trắng, mang giày
cao gót  tác hại?
_ HS: Thảo luận
_ GV: gợi ý để HS kể các hoạt động thường
ngày
_ HS: đi học, đi chơi, lao động
_ GV: Em hãy nêu các loại trang phục phù
hợp với các hoạt động em đã nêu?
I/ Sử dụng trang phục
1/ Cách sử dụng:
_ Sử dụng trang phục hợp lý:
phù hợp với bản thân, phù hợp với hoạt
động thời điểm và hoàn cảnh xã hội.
a/ Trang phục phù hợp với hoạt động :
* Trang phục đi học:
áo sơ mi trắng, quần tây xanh, khăn
quàng đỏ, mũ, giày.
* Trang phục đi lao động:
vải sợi bông, màu sẫm, đơn giản, rộng,
dép thấp, giày bata
* Trang phục lễ hội, lễ tân:
+ Trang phục lễ tân:
áo dài, nón lá, comple
+ Trang phục lễ hội của các dân tộc,
vùng, miền
• Ở miền Nam: áo bà ba
• Ở miền Bắc: áo tứ thân
Các dân tộc Êđê, Thái, Chăm…

* Hoạt động 2: Tìm hiểu cách sử dụng
trang phục phù hợp với môi trường và công
việc.
_ Cho HS đọc bài “ Bài học về trang phục
của Bác”
? Khi đến thăm đền Đô, Bác ăn mặc như thế
nào?
? Vì sao khi tiếp khách quốc tế, Bác lại “bắt
các đồng chí cùng đi mặc comple, thắt cavat
nghiêm chỉnh”?
? Khi gặp Bác Hồ, bác Ng. Từ Vân mặc như
thế nào?
? Vì sao Bác lại nhắc nhở bác Ng. Từ Vân
“từ nay về sau chỉ mặc nâu sồng thôi nhé” ?
 Cho HS rút ra kết luận về trang phục đẹp?
b/ Trang phục phù hợp với môi trường,
công việc:
Trang phục đẹp là phải phù hợp với môi
trường và công việc
* Hoạt động 3: Tìm hiểu cách phối hợp
trang phục
_ Đặt vấn đề về lợi ích của việc mặc thay đổi
quần áo của các bộ trang phục
_ Phối hợp hoa văn và vải trơn
_ GV: cho HS nhìn hình 1.11 và nhận xét về
phối hợp vải hoa văn và vải trơn
_ Yêu cầu HS nhắc lại cách kết hợp
_ Phối hợp màu sắc. Giới thiệu vòng màu
trong hình 1.12, yêu cầu HS đọc các ví dụ
trong hình vẽ và chữ ở SGK

Yêu cầu HS thảo luận câu 1 (SGK/ 25)
2, Cách phối hợp trang phục:
a) Phối hợp vải hoa văn với vải trơn:
- Màu của vải trơn trùng với màu chính
của vải hoa văn.
b) Phối hợp màu sắc:
- Kết hợp các sắc độ khác nhau trong
cùng 1 vòng màu.
- Kết hợp 2 màu cạnh nhau trong vòng
màu.
Trường THCS Tam Hưng – Năm học 2014– 2015
16
Nguyễn Thị Tý - Giáo án Công nghệ 6
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Kết hợp 2 màu tương phản, đối nhau.
- Màu trắng, màu đen với tất cả màu
khác.
4/ Củng cố:
_ Trả lời các câu hỏi thảo luận: Vì sao phải sử dụng trang phục hợp lí ?
_ HS nhắc lại các kiến thức trong bài.
5/ Dặn dò:
_ Học bài theo SGK và vở ghi.
_ Đọc trước phần II “Sử dụng và bảo quản trang phục”

Ngày soạn : 15/9/2013
Ngày
giảng:
Tiết Lớp Tiến độ Ghi chú
18/09/2013. 1 6A2
20/09/2013. 1 6A1

21/09/2013.
1 6A3
2 6A4
Tiết 8:
Bài 4. SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN TRANG PHỤC (Tiết 2)
A. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:
_ Nắm được cách bảo quản trang phục gồm quá trình giặt, phơi, là và cất giữ.
_ Nắm được quy trình giặt, phơi, là quần áo.
2. Kĩ năng:
_ Biết cách bảo quản trang phục , sử dụng trang phục hợp lý.
_ Bảo quản trang phục đúng kỹ thuật, để giữ vẻ đẹp, độ bền và tiết kiệm chi tiêu
cho may mặc.
3. Thái độ:
_ Có ý thức trong việc vận dụng kiến thức vào thực tế.
_ Giúp đỡ bố mẹ trong việc bảo quản trang phục cho bản thân.
B. CHUẨN BỊ :
* GV: Tranh ảnh, mẫu vật, bảng ký hiệu bảo quản trang phục .
* HS: Băng vải nhỏ có kí hiệu giặt là.
* PHƯƠNG PHÁP:
_ Vấn đáp, hoạt động trong nhóm nhỏ
C. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2/ KTBC:
_ HS1: Sử dụng trang phục như thế nào cho hợp lý?
_ HS2: Trình bày cách sử dụng trang phục mặc đi lao động?
_ HS3: Cách phối hợp trang phục như thế nào cho hợp lý?
Trường THCS Tam Hưng – Năm học 2014– 2015
17
Nguyễn Thị Tý - Giáo án Công nghệ 6

3/ Bài mới:
ĐVĐ: Bảo quản trang phục là việc làm cần thiết và thường xuyên trong gia đình.
Biết bảo quản đúng kỹ thuật sẽ giữ được vẻ đẹp, độ bền của trang phục, tạo cho người
mặc vẻ gọn gàng, hấp dẫn, tiết kiệm được tiền chi dùng cho may mặc. Vậy ta phải bảo
quản trang phục như thế nào? Chúng ta sẽ nghiên cứu trong bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS cách giặt, phơi
_ HS đọc các từ trong khung và suy nghĩ hoàn thành
đoạn văn
_ HS: suy nghĩ, điền từ, đọc phần bài làm  HS nhận
xét
II/ Bảo quản trang phục
1/ Giặt, phơi:
_ Lấy, tách riêng, vò, ngâm
giũ, nước sạch, chất làm mềm
vải, phơi, ngoài nắng, bóng
râm, mắc áo, cặp áo quần
* Hoạt động 2: Hướng dẫn cách là (ủi)
+ Nếu đã giặt, phơi quần áo, mà quần áo vẫn còn
nhiều nếp gấp, ta phải làm gì?
+ Dựa vào hình 1.13 em hãy kể tên các dụng cụ dùng
để là?
_ HS: bàn là, bình phun nước, cầu là…
+ Nêu quy trình là quần áo?
_ HS: xung phong mô tả quy trình ủi quần áo, dựa
theo sự hiểu biết của chính mình
+ Khi ủi quần áo, ta cần chú ý những thao tác nào?
2/ Là (ủi)
* Dụng cụ ủi:
bàn ủi, bình phun nước, cầu


* Quy trình ủi quần áo:
+ Điều chỉnh nấc nhiệt độ của
bàn ủi phù hợp với từng loại
vải
+ Bắt đầu ủi với loại vải có
yêu cầu nhiệt độ thấp (vải
polyeste), sau đó là đến loại
vải có yêu cầu nhiệt độ cao
hơn (vải bông).
Đối với một số loại vải, trước
khi ủi cần phải phun nước làm
ẩm vải, hoặc ủi trên khăn ẩm.
+ Thao tác ủi: Ủi theo chiều
dọc vải, đưa bàn ủi đều
* Hoạt động 3: Giới thiệu ký hiệu giặt ủi
_ GV: Treo ký hiệu giặt là cho HS nghiên cứu
_ HS: Tự nhận dạng và đọc ý nghĩa nội dung mình
biết
_ HS: Đọc những thông tin kí hiệu giặt là trên những
miếng vài nhỏ đính trên quần áo đã sưu tầm được.
3/ Ký hiệu giặt là
SGK/24
* Củng cố:
_ Cho HS đọc phần ghi nhớ.
D. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
_ Học bài theo SGK và vở ghi, trả lời các câu hỏi cuối bài.
_ Đọc kí hiệu giặt là trên những băng vải nhỏ gắn trên các loại quần áo của gia đình em.
_ Chuẩn bị phần thực hành của tiết sau:
+ Hai mảnh vải hình chữ nhật có kích thước 8cm x 15cm

+ Chỉ khâu thường, chỉ thêu màu, kim khâu, kéo, thước, bút chì
Trường THCS Tam Hưng – Năm học 2014– 2015
18
Nguyễn Thị Tý - Giáo án Công nghệ 6
Ngày soạn : 15/09/2013.
Ngày
giảng:
Tiết Lớp Tiến độ Ghi chú
24/09/2013. 1 6A3
4 6A2
25/09/2013. 5 6A4
26/09/2013. 4 6A1
Tiết 9:
Bài 5: ÔN MỘT SỐ MŨI KHÂU CƠ BẢN( Tiết 1)
A. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:
+ HS biết khái niệm ba mũi khâu cơ bản thông qua việc ôn lại.
+ HS hiểu thế nào là khâu mũi thường, khâu mũi đột mau.
2. Kĩ năng:
+ Hình thành và củng cố kĩ năng sử dụng kim khâu để khâu trên vải.
+ HS khâu đều mũi, hình thức đẹp.
3. Thái độ:
+ Rèn tính cẩn thận, tỉ mỉ và an toàn trong lao động, thực hành.
B. CHUẨN BỊ :
_ GV: + Mẫu hoàn chỉnh 3 đường khâu
+ Bìa, kim khâu len, len màu
+ Kim, chỉ, vải
_ HS: + Hai mảnh vải hình chữ nhật có kích thước 8cm x 15cm,
+ Chỉ khâu thường, chỉ thêu màu, kim khâu, kéo, thước, bút chì
* PHƯƠNG PHÁP:

_ Vấn đáp, hoạt động trong nhóm nhỏ, luyện tập thực hành
C. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2/ KTBC:
- HS1: Bảo quản quần áo gồm những công việc chính nào?
3/ Tổ chức thực hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT
* Hoạt động 1: Kiểm tra phần chuẩn bị của HS
_ GV: yêu cầu HS để dụng cụ lên bàn, cho tổ trưởng
mỗi tổ kiểm tra, báo cáo kết quả cho GV.
_ GV nêu những chuẩn bị cần thiết cho tiết thực hành.
I/ Chuẩn bị:
SGK/27
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS khâu mũi thường:
_ GV Hướng dẫn HS xem hình ở SGK
 Nêu thao tác?
_ GV: Thao tác bằng tay: mũi khâu thường
 cho HS thấy
? Ta khâu ở mặt nào của vải?
_ HS: Tự làm
_ GV: Nhắc HS phải gút một đầu chỉ để khỏi tuột
? Các mũi khâu cách nhau bao nhiêu ?
- HS thực hành mũi khâu.
- GV theo dõi HS làm và chỉnh sửa thao tác.
- GV đánh giá những sản phẩm đẹp.
II/ Thực hành
1/ Khâu mũi thường:
Trường THCS Tam Hưng – Năm học 2014– 2015
19
Nguyễn Thị Tý - Giáo án Công nghệ 6

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT
* Hoạt động 3: Hướng dẫn HS khâu mũi đột mau
_ Cho HS xem hình 1.15 (SGK/28)
_ Nêu cách thực hành mũi khâu đột mau?
_ HS: đọc ở SGK
_ GV: thực hành cho HS xem một lượt
_ HS: thực hành trên vải đã chuẩn bị.
_ GV uốn nắn thao tác cho HS.
_ GV nhận xét những sản phẩm đạt yêu cầu.
2/ Khâu mũi đột mau
* Củng cố:
_ HS kiểm tra lại các mũi khâu đã thực hành.
_ GV nhắc lại 2 mũi khâu và mục đích sử dụng của từng loại mũi khâu.
D. HƯỚNG DẪN LÀM VIỆC Ở NHÀ
_ Về nhà chuẩn bị vải và kim chỉ để thực hành khâu mũi vắt.
+ Vải hình chữ nhật: 10 x 15cm
+ Kéo, bút chì, thước kẻ, compa, phấn vạch, kim ghim, …
Ngày soạn : 16/09/2013.
Ngày
giảng:
Tiết Lớp Tiến độ Ghi chú
25/09/2013. 1 6A2
27/09/2013. 1 6A1
28/09/2013.
1 6A3
2 6A4
Tiết 10:
Bài 5: ÔN MỘT SỐ MŨI KHÂU CƠ BẢN (Tiết 2)
A. MỤC TIÊU :
1, Kiến thức:

+ HS hiểu thế nào là khâu mũi vắt.
+ HS biết được mũi khâu vắt được sử dụng cho các đường khâu nào trên sản phẩm
2, Kĩ năng:
+ Hình thành và củng cố kĩ năng sử dụng kim khâu để khâu trên vải.
+ HS khâu đều mũi, hình thức đẹp.
3, Thái độ:
+ Rèn tính cẩn thận, tỉ mỉ và an toàn trong lao động, thực hành.
B. CHUẨN BỊ :
_ GV: + Mẫu hoàn chỉnh 3 đường khâu
+ Bìa, kim khâu len, len màu
+ Kim, chỉ, vải
_ HS: + Một mảnh vải có kích thước 10cm x 15cm
+ Chỉ khâu thường, chỉ thêu màu, kim khâu, kéo, thước, bút chì
* PHƯƠNG PHÁP:
_ Vấn đáp, hoạt động trong nhóm nhỏ, luyện tập thực hành
C. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2/ KTBC:
Trường THCS Tam Hưng – Năm học 2014– 2015
20
Nguyễn Thị Tý - Giáo án Công nghệ 6
- HS1: Nhắc lại thao tác thực hiện mũi khâu thường?
- HS2: Nhắc lại thao tác thực hiện mũi khâu đột mau?
3/ Tổ chức thực hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT
* Hoạt động 1: Kiểm tra phần chuẩn bị của HS
_ GV: yêu cầu HS để dụng cụ lên bàn, cho tổ trưởng mỗi
tổ kiểm tra, báo cáo kết quả cho GV.
_ GV nêu những chuẩn bị cần thiết cho tiết thực hành.
I/ Chuẩn bị:

SGK/27
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS khâu vắt
- HS xem hình 1.16 (SGK/28)
_ Em hãy nêu các bước thực hành khâu vắt?
_ GV thực hành cho HS xem một lượt.
_ HS quan sát GV thực hành mũi khâu vắt trên bìa.
_ GV nhắc nhở các thao tác cầm kim, cầm vải .
_ GV thực hiện khâu trên vải để học sinh quan sát.
_ GV nêu mục đích sử dụng mũi khâu vắt trên đường
khâu sản phẩm.
II/ Thực hành
1/ Khâu mũi thường:
2/ Khâu mũi đột mau
3/ Khâu mũi vắt
* Hoạt động 3: HS thực hành khâu vắt
- HS thực hiện cá nhân trên mẫu vải đã chuẩn bị.
- GV đi từng bàn uốn nắn các thao tác cho học sinh.
- GV nhắc nhở các em cách cầm vải, cầm kim, chú ý an
toàn khi thực hành.
- GV nhắc nhở HS thao tác nhanh đảm bảo thời gian.
* Hoạt động 4: Kết thúc hoạt động
- HS nộp sản phẩm .
- GV thu sản phẩm, nhận xét đánh giá 1 số sản phẩm đẹp,
khen ngợi 1 số em thực hiện tốt, nhắc nhở 1 số em thực
hiện chưa đạt yêu cầu.
4/ Củng cố:
_ HS kiểm tra lại các mũi khâu đã thực hành.
_ GV nhắc lại mũi khâu vắt và mục đích sử dụng của loại mũi khâu này.
5/ Dặn dò:
_ Về nhà chuẩn bị vải và kim chỉ để thực hành ôn lại 3 mũi khâu.

+ Hai mảnh vải hình chữ nhật có kích thước 8cm x 15cm, và một mảnh vải
có kích thước 10cm x 15cm
+ Chỉ khâu thường, chỉ thêu màu, kim khâu, kéo, thước, bút chì

Trường THCS Tam Hưng – Năm học 2014– 2015
21
Nguyễn Thị Tý - Giáo án Công nghệ 6
Ngày soạn : 22/09/2013.
Ngày
giảng:
01/10/2013
.
02/10/2013
.
03/10/2013.
Lớp 6A3, 6A2 6A4 6A1
Tiết 11:
Bài 5: ÔN MỘT SỐ MŨI KHÂU CƠ BẢN (Tiết 3)
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:
+ HS hiểu khái niệm ba mũi khâu cơ bản thông qua việc ôn lại.
+ HS hiểu thế nào là khâu mũi thường, khâu mũi đột và khâu mũi vắt.
2. Kĩ năng:
+ Củng cố kĩ năng sử dụng kim khâu để khâu trên vải.
+ HS khâu thành thạo 3 mũi khâu cơ bản.
3. Thái độ:
+ Rèn tính cẩn thận, tỉ mỉ và an toàn trong lao động, thực hành.
II. CHUẨN BỊ :
_ GV: + Mẫu hoàn chỉnh 3 đường khâu
+ Kim, chỉ, vải

_ HS: + Hai mảnh vải hình chữ nhật có kích thước 8cm x 15cm, và một mảnh vải
có kích thước 10cm x 15cm
+ Chỉ khâu thường, chỉ thêu màu, kim khâu, kéo, thước, bút chì
III. PHƯƠNG PHÁP:
_ Vấn đáp, hoạt động trong nhóm nhỏ, luyện tập thực hành
IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:
1/ KTBC:
- HS1: Có những mũi khâu cơ bản nào? Các mũi khâu được sử dụng cho những đường
khâu nào trên sản phẩm ?
2/ Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Hoạt động 1: Kiểm tra phần chuẩn bị của HS
_ GV: yêu cầu HS để dụng cụ lên bàn, cho tổ trưởng
mỗi tổ kiểm tra, báo cáo kết quả cho GV.
_ GV nêu những chuẩn bị cần thiết cho tiết thực hành.
I/ Chuẩn bị:
- HS để dụng cụ lên bàn.
* Hoạt động 2: HS thực hành khâu mũi thường,
mũi đột mau và mũi khâu vắt:
_ GV Hướng dẫn HS xem hình ở SGK
_ GV: Thao tác bằng tay: mũi khâu thường để HS
quan sát lại.
- GV theo dõi HS làm và chỉnh sửa thao tác cho từng
học sinh.
II/ Thực hành
1/ Khâu mũi thường:
2/ Khâu mũi đột mau
3/ Khâu mũi vắt
- HS quan sát hướng dẫn của
GV.

- HS Nhắc lại các thao tác.
- HS thực hành các mũi khâu.
* Hoạt động 3: Kết thúc hoạt động
- GV yêu cầu HS nộp các sản phẩm để GV kiểm tra.
_ GV nhận xét chung quá trình thực hành và những
hạn chế của HS trong quá trình thực hành trên lớp.
- GV: Thu bài về nhà chấm
- GV nhắc nhở HS thu dọn dụng cụ thực hành và vệ
- HS nộp các sản phẩm .
- HS vệ sinh lớp học.
Trường THCS Tam Hưng – Năm học 2014– 2015
22
Nguyễn Thị Tý - Giáo án Công nghệ 6
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
sinh lớp học.
5/ Dặn dò:
_ Về nhà thực hành lại 3 mũi khâu để thao tác nhanh, chính xác, đẹp.
_ Chuẩn bị vải và kim chỉ để thực hành bao tay trẻ sơ sinh.
+ Vải hình chữ nhật: 15 x 24cm (hoặc 2 mảnh 11 x 15cm)
+ Bìa cứng 1 miếng hình chữ nhật kích thước 11 x 15cm
+ Kéo, bút chì, thước kẻ, compa, phấn vạch, kim ghim, …

Ngày soạn : 22/09/2013.
Ngày
giảng:
02/10/2013
.
04/10/2013
.
05/10/2013.

Lớp 6A2 6A1 6A3, 6A4
Tiết 12:
Bài 6: Thực hành:
THỰC HÀNH CẮT KHÂU BAO TAY TRẺ SƠ SINH
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:
+ HS biết được quy trình tạo sản phẩm cắt may trong thực tế.
+ HS biết vẽ tạo mẫu giấy và cắt vải theo mẫu giấy để khâu bao tay trẻ sơ sinh.
2. Kỹ năng:
+ Có kĩ năng sử dụng các dụng cụ để tham gia và việc cắt may tạo sản phẩm.
3. Thái độ:
+ Có tính cẩn thận, thao tác chính xác theo đúng quy trình
II. CHUẨN BỊ :
1, GV:
_ Mẫu bao tay hoàn chỉnh.
_ Tranh vẽ phóng to cách vẽ tạo mẫu giấy.
_Bộ dụng cụ cắt khâu, compa.
2, HS:
_ Vải hình chữ nhật: 15 x 24cm (hoặc 2 mảnh 11 x 15cm)
_ Bìa cứng 1 miếng hình chữ nhật kích thước 11 x 15cm
_ Kéo, bút chì, thước kẻ, compa, phấn vạch, kim ghim, …
III. PHƯƠNG PHÁP:
_ Vấn đáp, hoạt động trong nhóm nhỏ, luyện tập thực hành
IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:
1/ KTBC: Các dụng cụ đã chuẩn bị của HS
2/ Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Hoạt động 1: Giới thiệu yêu cầu bài thực hành
_ GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
_ GV: tóm tắt  ghi bảng

I/ Chuẩn bị
SGK/28
_ HS nhắc lại sự chuẩn bị của
Trường THCS Tam Hưng – Năm học 2014– 2015
23
Nguyễn Thị Tý - Giáo án Công nghệ 6
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
_ Vẽ và cắt mẫu giấy như thế nào? Chúng ta sẽ tiếp ở
phần 2
mình
* Hoạt động 2: Quy trình vẽ và cắt mẫu giấy
_ GV: cho HS vẽ tạo mẫu giấy theo hình 1.17a
(SGK/29)
? Phần cong đầu các ngón tay ta vẽ như thế nào?
? Tiếp theo ta phải làm gì ?
_ GV: giới thiệu yêu cầu thực hành sản phẩm cần đạt
II/ Quy trình thực hiện
- HS vẽ theo hướng dẫn của
GV.
- HS trả lời các câu hỏi.
 HS: vẽ bằng compa có
đường kính 4.5cm
 Cắt theo nét vẽ của mẫu
giấy, sau đó vẽ lên vải và cắt.
- HS thao tác cắt mẫu giấy.
1/ Vẽ và cắt mẫu giấy
_ Phần cong đầu các ngón tay dùng compa vẽ nửa vòng tròn bán kính R = 4.5cm
_ Cắt theo nét vẽ, tạo được mẫu giấy bao tay trẻ sơ sinh
*Hoạt động 3:Hướng dẫn HS cắt vải theo mẫu giấy
_ GV: nêu một số quy trình cắt vải theo mẫu giấy

? Đối với mảnh vải liền ta phải làm như thế nào?
? Đối với vải rời ta phải làm như thế nào?
? Tiếp theo ta phải làm gì?
_ GV: Nêu tiến trình theo SGK.
_ GV thao tác ghim vải vào mẫu giấy, vẽ theo mẫu
giấy và cắt vải theo mẫu giấy.
 HS : gấp đôi vải.
 HS : úp mặt phải 2 mảnh
vải rời vào nhau
 HS : Đặt mẫu giấy lên vải
và ghim cố định
_ HS quan sát cách làm.
2/ Cắt vải theo mẫu giấy
_ Gấp đôi vải hoặc úp mặt phải 2 mảnh vải rời nhau
_ Đặt mẫu giấy lên vải và ghim cố định
_ Dùng phấn vẽ lên vải theo rìa mẫu giấy
_ Cắt đúng nét vẽ.
*Hoạt động 4: Khâu bao tay và trang trí
_ GV: Nêu quy trình khâu bao tay.
_ GV thao tác khâu viền ngoài bao tay, vừa khâu GV
vừa giới thiệu những thao tác quan trọng để khâu đẹp.
_ GV thực hiện khâu viền cổ tay.
_ GV giới thiệu cách trang trí thêm cho bao tay.
_ HS đọc lại quy trình khâu
bao tay.
- HS quan sát phần hướng dẫn.
- HS thực hành khâu.
3, Khâu bao tay
4, Trang trí:
3/ Củng cố:

_ HS nhắc lại sự chuẩn bị của HS để thực hành.
_ Quy trình tạo 1 sản phẩm cắt may là như thế nào?
4/ Dặn dò
_ Về nhà chuẩn bị dụng cụ đầy đủ để tiết sau thực hành may
+ Mẫu vải đã cắt, kim, chỉ cùng màu vải, kéo, phấn vạch, bút chì, thước kẻ, …
Trường THCS Tam Hưng – Năm học 2014– 2015
24
Nguyễn Thị Tý - Giáo án Công nghệ 6
Ngày soạn : 26/09/2013
Ngày
giảng:
08/10/2013
.
09/10/2013
.
10/10/2013.
Lớp 6A3, 6A2 6A4 6A1
Tiết 13:
Bài 6: Thực hành:
THỰC HÀNH CẮT KHÂU BAO TAY TRẺ SƠ SINH (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:
+ HS hiểu rõ hơn quy trình tạo sản phẩm cắt may, quy trình khâu bao tay trẻ sơ sinh.
+ HS biết khâu theo đường mẫu đã kẻ sẵn bằng các mũi khâu đã học.
2. Kỹ năng:
+ HS cắt vải theo mẫu giấy.
+ luyện khả năng sử dụng kim khâu để khâu sản phẩm.
+ May hoàn chỉnh đường chỉnh của một chiếc bao tay.
3. Thái độ:
+ Có tính cẩn thận, thao tác chính xác theo đúng quy trình.

+ An toàn trong thực hành.
II. CHUẨN BỊ :
* GV: + Mẫu bao tay hoàn chỉnh.
+ Tranh vẽ phóng to cách vẽ tạo mẫu giấy
* HS: + Mẫu vải đã cắt, kim, chỉ cùng màu vải, kéo, phấn vạch, bút chì, thước kẻ,
III. PHƯƠNG PHÁP:
_ Vấn đáp, hoạt động trong nhóm nhỏ, luyện tập thực hành
IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:
1/ KTBC: Kiểm tra mẫu vải ở tiết trước đã cắt.
2/ Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Hoạt động 1: Tiến hành khâu viền ngoài bao tay
? Khâu bao tay trẻ sơ sinh gồm mấy bước?
_ GV: Khâu vòng ngoài cách mép vải khoảng 0.7cm,
đường khâu phải đều. Khâu đường viền cổ tay, chừa
lỗ nhỏ để luồn dây thun
_ GV: Hướng dẫn HS kẻ đường khâu rồi tiến hành
khâu sản phẩm.
_ HS: khâu vòng ngoài, khâu
đường viền mép cổ tay, luồn
giây thun
- HS quan sát GV kẻ đường
khâu và tiến hành khâu sản
phẩm.
_ HS: khâu vòng ngoài bằng
mũi khâu đột.
3/ Khâu bao tay
a/ Khâu vòng ngoài bao tay
_ Úp mặt phải 2 miếng vải vào nhau
_ Khâu một đường cách mép vải 0.7 cm

* Hoạt động 2: Tiến hành khâu viền mép bằng mũi
khâu thường.
_ GV: Hướng dẫn HS kẻ đường khâu rồi tiến hành
khâu sản phẩm.
_ GV: thao tác khâu cố định viền mép cổ tay bằng
mũi khâu thường.
- HS quan sát.
_ HS: khâu đường viền mép cổ
tay bằng mũi thường.
Trường THCS Tam Hưng – Năm học 2014– 2015
25

×