Sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng của Việt Nam đòi
hỏi nền kinh tế Việt Nam phải có những tập đoàn kinh tế mạnh, giữ vai trò
chủ đạo và điều tiết một số lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế để hạn chế
sự thao túng và chi phối của nhiều công ty đa quốc gia và các tập đoàn kinh
tế tư bản quốc tế xâm nhập vào Việt Nam. Vậy hãy cùng tìm hiểu về tập
đoàn kinh tế và các đặc điểm của nó.
1. Tập đoàn kinh tế là gì.
Tại nhiều nước trên thế giới, TĐKT đã có bề dày lịch sử phát triển từ hàng
trăm năm nay và trở thành một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy sự
phát triển của kinh tế quốc dân. Hiện có rất nhiều định nghĩa khác nhau về
“Tập đoàn kinh tế”, nhưng có thể hiểu: Tập đoàn kinh tế là một cơ cấu sở
hữu được tổ chức thành hệ thống với quy mô lớn, vừa có chức năng sản xuất
- kinh doanh, vừa có chức năng liên kết kinh tế nhằm tăng cường khả năng
tích tụ, tập trung cao nhất các nguồn lực (tài chính, lao động, công nghệ...)
để có sức mạnh cạnh tranh trên thị trường nhằm tối đa hoá lợi nhuận thông
qua hoạt động trên nhiều ngành, nhiều lĩnh vực ở nhiều vùng lãnh thổ khác
nhau.
Mặc dù về mặt ngôn ngữ, tùy theo từng nước, người ta có thể dùng nhiều tên
gọi khác nhau để chỉ tập đoàn kinh tế. Nhưng tựu trung lại, tập đoàn kinh tế
các các đặc điểm:
+ Đa số tập đoàn kinh tế không phải là một pháp nhân. Nó có thể là một
nhóm công ty liên kết với nhau về sở hữu, về sản phẩm hoặc chiến lược…
+ Có phạm vi hoạt động lớn trong một hoặc nhiều quốc gia.
+ Có quy mô lớn về nguồn vốn, nhân lực và doanh số hoạt động.
+ Có hình thức sở hữu hỗn hợp, trong đó có một chủ thể đóng vai trò chi
phối.
+ Cơ cấu tổ chức phức tạp.
+ Hoạt động đa ngành nghề, đa lĩnh vực nhưng thường có một ngành, nghề
chủ đạo”.
2. Tập đoàn kinh tế Việt Nam và các đặc điểm
Luật doanh nghiệp năm 2005 qui định tại Điều 149: “Tập đoàn kinh tế là
nhóm công ty có qui mô lớn.Chính phủ qui định hướng dẫn tiêu chí, tổ chức
quản lý và hoạt động của tập đoàn kinh tế.” Nhìn chung ở Việt Nam, các vấn
đề pháp lý về tập đoàn kinh tế vẫn chưa hoàn thiện lại thiếu đồng bộ nên
việc điều chỉnh các mối quan hệ phức tạp giữa các chủ thể trong tập đoàn
kinh tế còn rất nhiều vướng mắc.
Ý tưởng xây dựng các tập đoàn kinh tế ở nước ta đã manh nha từ năm
1994 với việc ban hành Quyết định số 91 của Thủ tướng Chính phủ. Về vấn
đề này cũng được xác định trong Nghị quyết Hội nghị TW lần 3 (Khoá IX).
Thực hiện chủ trương của Đảng, từ năm 2005 đến nay, một số tập đoàn kinh
tế đã được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ như: Tập
đoàn Bưu chính- Viễn thông, Tập đoàn Than- Khoáng sản, Tập đoàn Dầu
khí, Tập đoàn Tài chính- Bảo hiểm Bảo Việt, Tập đoàn Dệt may, Tập đoàn
Điện lực, Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ,…Các tập đoàn này có các đặc
trưng cơ bản:
Được hình thành chủ yếu từ việc chuyển đổi và tổ chức lại các Tổng
công ty Nhà nước theo quyết định của Chính phủ
Theo đó, các tập đoàn kinh tế này “là công ty Nhà nước, có tư cách pháp
nhân”. Tuy nhiên, có một số ý kiến cho rằng việc thành lập các TĐKT bằng
các quyết định hành chính ở nước ta trong thời gian qua là không phù hợp
với thông lệ ở các nước trên thế giới, thậm chí có người ví việc này với thay
“bình mới” trong khi vẫn là “rượu cũ”. Khác với sự hình thành của các tập
đoàn kinh tế tư bản nước ngoài (được hình thành trên cơ sở sáp nhập, mua bán,
đầu tư vốn giữa các doanh nghiệp), sự hình thành của hầu hết các tập đoàn kinh
tế Việt Nam theo mô hình Công ty mẹ - con là kết quả và là giải pháp để thực
hiện chủ trương đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Nhà
nước mà cụ thể hơn là các Tổng công ty Nhà nước của Chính phủ.
Đang hoạt động trong những ngành kinh tế mũi nhọn, những lĩnh vực
then chốt của nền kinh tế, là một trong những công cụ điều hành kinh tế vĩ
mô của Chính phủ
Hoạt động của các tập đoàn này không chỉ tác động và đóng góp đáng kể cho
sự phát triển kinh tế xã hội mà còn là một trong những công cụ điều tiết hiệu
quả kinh tế vĩ mô của Chính phủ.. Đây có lẽ là đặc trưng rất cơ bản và rõ nét
nhất của các tập đoàn kinh tế Việt Nam hoạt động theo mô hình Công ty mẹ -
Công ty con so với các tập đoàn tư bản nước ngoài và các tập đoàn kinh tế tư
nhân.
Quy mô và khả năng tích tụ vốn của các Tập đoàn kinh tế Việt Nam
còn hạn chế, phạm vi hoạt động nhỏ hẹp
Các tổng công ty nhà nước được chuyển đổi thành các tập đoàn kinh tế tuy có
trình độ cao hơn và quy mô lớn hơn so với các Tổng công ty khác nhưng vẫn
được đánh giá là chậm và yếu so với các nước trong khu vực và chưa tương
xứng với yêu cầu hình thành các tập đoàn kinh tế. Các tập đoàn kinh tế nước ta
có số vốn còn khiêm tốn, phạm vi các hoạt động thường bị giới hạn trong lãnh
thổ Việt Nam, mặc dù có một số tập đoàn đã thực hiện đầu tư hoặc xuất khẩu ra
nước ngoài nhưng tỷ trọng còn nhỏ bé.
Hợp tác và liên kết kinh doanh giữa các đơn vị trong Tập đoàn kinh tế
chưa cao, chưa thể hiện được bản chất kinh tế của Tập đoàn kinh tế
Bản chất các tập đoàn kinh tế Việt Nam là các tổng công ty Nhà nước thực hiện
chuyển đổi. trong đó liên kết trong các Tổng công ty chuyển đổi sang tập đoàn
kinh tế chưa phù hợp với liên kết trong tập đoàn kinh tế. Quan hệ giữa các đơn vị
thành viên hầu hết là mang tính hành chính, không hiệu quả.
Vì vậy, giải pháp trước mắt là cần thiết lập các chương trình liên kết với
nước ngoài trong việc đào tạo đội ngũ nhân sự quản trị, điều hành tập đoàn
kinh tế;Bản thân các TĐKT cần có chiến lược kinh doanh riêng biệt, trong
đó xác định rõ mục tiêu, định hướng, lộ trình và các giải pháp phát triển sản
xuất, kinh doanh phù hợp với đặc thù của ngành nghề hoạt động trong từng
giai đoạn; tập trung đầu tư vào lĩnh vực trọng yếu, tránh tình trạng đầu tư
dàn trải. Trong khuôn khổ pháp lý kinh tế nói chung ở Việt Nam và các vấn
đề về TĐKT nói riêng vẫn chưa hoàn thiện lại thiếu đồng bộ nên việc điều
chỉnh các mối quan hệ phức tạp giữa các chủ thể trong TĐKT còn rất nhiều
vướng mắc.
Tài liệu tham khảo
1. Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật thương mại tập 1.NXB
CAND
2. Luật doanh nghiệp 2005
Các bài viêt:
Cần hiểu đúng về mô hình tập đoàn, Thời báo kinh tế Sài Gòn.
Đặc trưng của các Tập đoàn kinh tế Việt Nam và kiểm soát tài chính trong
các tập đoàn kinh tế Việt Nam, Ths. Hoàng Thị Tuyết.
Để hiểu đúng về tập đoàn kinh tế, Ths. Doãn Hữu Tuệ.