A. MỞ ĐẦU
Nhượng quyền thương mại là một hình thức kinh doanh đã xuất hiện hơn
100 năm nay và khá thành công trên thế giới. Một số thương hiệu đã áp dụng mô
hình nhượng quyền vào chiến lược kinh doanh và trở thành những thương hiệu
toàn cầu như: McDonald’s, KFC, 7_Eleven, Metrol… Tuy nhiên, hoạt động
nhượng quyền thương mại đã xuất hiện từ những năm 90 của thế kỷ XX ở Việt
Nam, song mô hình kinh doanh này cũng chưa thật sự có vị trí trên thị trường
Việt Nam. Vậy tại sao mô hình kinh doanh này chưa thật sự phát triển ở Việt
Nam? Các quy định của pháp luật Việt Nam đã thật sự tạo điều kiện cho loại
hình kinh doanh này phát triển chưa?. Để trả lời những câu hỏi này, em quyết
định lựa chọn đề tại “tìm hiểu một số quy định của pháp luật về nhượng quyền
thương mại” để tìm hiểu thêm.
B. NỘI DUNG
1. Quan niệm về nhượng quyền thương mại và các đặc điểm của
nhượng quyền thương mại:
1.1. quan niệm về nhượng quyền thương mại:
Dưới góc độ kinh tế, nhượng quyền thương mại là một hoạt động thương
mại nhằm mở rộng hệ thống kinh doanh, phân phối hàng hóa, dịch vụ của các
thương nhân thông qua việc chia sẻ quyền kinh doanh trên một thương hiệu, bí
quyết kinh doanh cho một thương nhân khác. Hoạt động này được tạo lập bởi ít
nhất hai bên chủ thể: Bên nhượng quyền – là bên có quyền sở hữu đối với
“quyền thương mại” và bên nhận quyền- là bên độc lập, muốn kinh doanh bằng
“quyền kinh doanh” hay còn gọi là “quyền thương mại” của bên nhượng quyền.
Bên nhận quyền sẽ tiến hành hoạt động kinh doanh theo chỉ dẫn của bên nhượng
quyền và trả phí nhượng quyền cho bên nhượng quyền. Bên nhượng quyền trong
quan hệ nhượng quyền thương mại thường có mục đích hướng tới việc huy động
vốn của các chủ thể kinh doanh khác, mở rộng hệ thống cung cấp hàng hóa, dịch
1
vụ dưới tên thương mại cảu mình, nhằm làm cho tên tuổi đó càng trở nên nổi
tiếng
Dưới góc độ pháp lý, trên thế giới đã có nhiều định nghĩa được đưa ra bề
nhượng quyền thương mại:
Theo Ủy ban thương mại liên bang Hoa Kỳ, nhượng quyền thương mại là
“thỏa thuận giữa các bên, theo đó, bên nhượng quyền có trách nhiệm hỗ trợ đáng
kể cho bên nhận quyền trong việc điều hành doanh nghiệp và kiểm soát chặt chẽ
các phương pháp điều hành doanh nghiệp của bên nhận quyền. Đồng thời bên
nhận quyền phải license nhãn hiệu cho bên nhận quyền để phân phối sản phẩm /
dịch vụ theo nhãn hiệu hàng hóa của bên nhượng quyền và yêu cầu bên nhận
quyền thanh toán một khoản phí tối thiểu”
Bộ quy chế của châu Âu về nhượng quyền thương mại do hiệp hội châu Âu
về nhượng quyền thương mại ban hành (hoạt động này có tên khác là chuyển
nhượng quyền sử dụng thương hiệu) định nghĩa như sau: “ chuyển nhượng
quyền sử dụng thương hiệu được định nghĩa là một hệ thống thương mại hóa các
sản phẩm và/ hoặc các dịch vụ và/ hoặc các công nghệ, được xây dựng dựa trên
mối quan hệ hợp tác chặt chẽ và liên tục về pháp lý và tài chính giữa các doanh
nghiệp khác nhau và hoạt động độc lập với nhau, giữa một bên là người chuyển
nhượng quyền sử dụng thương hiệu và một bên là người nhận chuyển nhượng
quyền sử dụng thương hiệu, trong đó, người chuyển nhượng quyền sử dụng
thương hiệu chấp nhận cho những người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng
thương hiệu quyền và nghĩa vụ khai thác kinh doanh đối tượng chuyển nhượng
của người chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu”
Ở Việt Nam, lần đầu tiên đưa ra một định nghĩa chính thức về nhượng
quyền thương mại tại điều 284 luật thương mại 2005:
“ Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó, bên nhượng
quyền thương mại cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc
mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
1. Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức
tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu
2
hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng
kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền
trong việc điều hành công việc kinh doanh”
Như vậy, về cơ bản, định nghĩa nhượng quyền thương mại được quy
định trong luật thương mại Việt Nam khá tương đồng với pháp luật của các
nước khác trên thế giới, và nó cũng thể hiện được bản chất của hoạt động này.
1.2. Đặc điểm của nhượng quyền thương mại:
Chủ thể: chủ thể trong quan hệ nhượng quyền thương mại bao gồm bên
nhượng quyền và bên nhận quyền. Các chủ thể trong quan hệ nhượng quyền
thương mại là thương nhân. Mặc dù trong luật thương mại không quy định cụ
thể các chủ thể trong nhượng quyền phải là thương nhân, tuy nhiên từ các quy
định của luật thương mại và các quy định tại nghị định 35/2006/ND-CP chúng ta
có thể khẳng định được điều này. Cụ thể: khi quy định về quyền và nghĩa vụ của
các chủ thể từ điều 285 đến 289 luật thương mại chỉ đề cập tới quyền và nghĩa
vụ của thương nhân nhượng quyền và thương nhân nhận quyền, còn trong quy
định của nghị định 35/2006/ND-CP tại điều 3 giải thích từ ngữ đã khẳng định
các chủ thể trong quan hệ nhượng quyền phải là thương nhân.
Đối tượng: đối tượng của nhượng quyền thương mại là quyền thương
mại. “Quyền thương mại” trong hoạt động thương mại là một khái niệm mở, cho
phép các chủ thể trong quan hệ nhượng quyền cụ thể hóa từng nội dung bao gồm
trong đó. “Quyền thương mại” có thể chỉ đơn thuần là bí quyết kinh doanh, tên
thương mại, nhãn hiệu hàng hóa, công nghệ sản xuất nhất định hoặc là tổng hợp
tất cả những quyền đối với hầu hết các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ để bên
nhận quyền có thể sử dụng để tạo ra những sản phẩm, dịch vụ giống sản phẩm,
dịch vụ mà bên nhượng quyền tạo ra.
Nhượng quyền thương mại là hoạt động kinh doanh theo mô hình
thống nhất, theo đó, bên nhận quyền phải tuân thủ mô hình nhượng quyền
thương mại: Trong hoạt động nhượng quyền thương mại, bên nhượng quyền và
3
bên nhận quyền cùng tiến hành kinh doanh trên cơ sở cùng khai thác quyền
thương mại. Điều đó tạo ra một hệ thống nhất. Tính thống nhất thể hiện ở:
- Thống nhất về hành động của bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Các
thành viên trong quan hệ thống nhượng quyền thương mại phải thống nhất về
mọi hành động nhằm duy trì hình ảnh đặc trưng của sản phẩm, dịch vụ.
- Thống nhất về lợi ích của bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Lợi ích của
bên nhận quyền và bên nhượng quyền có mối quan hệ mật thiết với nhau. Việc
kinh doanh tốt hay xấu của bất kỳ thành viên nào trong hệ thống nhượng quyền
thương mại đều có thể kàm tăng hay giảm sút uy tín của toàn bộ hệ thống, từ đó
sẽ có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến các thành viên còn lại.
Hoạt động của hệ thống nhượng quyền thương mại thường dẫn tới
hệ quả làm bóp méo cạnh tranh:
Hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể quy định về vấn đề phân
chia thị trường, bao gồm phân chia theo lãnh thổ và phân chia theo khách hàng.
Những quy định này có thể dẫn tới hạn chế cạnh tranh. Quy định phân chia lãnh
thổ cho phép bên nhận quyền được tiến hành kinh doanh tại một khu vực địa lý
nhất định và có nghĩa chỉ đươc kinh doanh trong khu vực địa lý đó. Như vậy,
bên nhận quyền không được cạnh tranh với bên nhượng quyền và các bên nhận
quyền thương mại khác trong hệ thống nhượng quyền thương mại. Quy định về
phân chia khách hàng thường có các nội dung như: cấm bên nhận quyền quảng
cáo ngoài phạm vi ngoài phạm vi kinh doanh của mình; cấm bên nhận quyền
bán lại hàng mang nhãn hiệu của bên nhượng quyền cho các nhà bán lẻ không
phải là thành viên của hệ thống nhượng quyền….
Ngoài ra, hợp đồng nhượng quyền thương mại còn có quy định về việc
ấn định giá bán cho các thành viên trong hệ thống nhượng quyền thương mại,
các quy định ràng buộc bên nhận quyền nhằm duy trì tính đặc trưng và uy tín
của hệ thống nhượng quyền thương mại.
Những quy định này của hợp đồng nhượng quyền thương mại thường dẫn tới
hạn chế cạnh tranh và có thể phải chịu sự điều chỉnh của luật cạnh tranh.
2. Quy định của pháp luật Việt Nam về nhượng quyền thương mại:
4
2.1 Quy định về hợp đồng nhượng quyền thương mại:
2.1.1 Khái về hợp đồng nhượng quyền thương mại:
Ở Việt Nam, pháp luật vẫn chưa đưa ra một khái niệm cụ thể nào về hợp
đồng nhượng quyền thương mại mà chỉ mới quy định về các hình thức của hợp
đồng thương mại tại điều 285 luật thương mại 2005. Như vậy, có thể hiểu trên
phương diện pháp luật, hợp đồng nhượng quyền thương mại là một loại hợp
đồng được ký kết giữa các thương nhân trong quá trình thực hiện hoạt động
thương mại mà cụ thể ở đây là hoạt động nhượng quyền thương mại. Do vậy,
hợp đồng nhượng quyền thương mại cũng sẽ mang đầy đủ các đặc điểm của một
hợp đồng được quy định trong BLDS 2005, đồng thời, hợp đồng đó cũng phải
thể hiện được bản chất của giao dịch nhượng quyền thương mại được quy định
tại điều 284 luật thương mại 2005.
2.1.2 Chủ thể của hợp đồng nhượng quyền thương mại:
Theo quy định của điều 5,6 và 7 nghị định 35/2006/NĐ-CP, chủ thể
nhượng quyền thương mại gồm bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Bên
nhượng quyền là thương nhân cấp quyền thương mại, bao gồm cả bên nhượng
quyền thứ nhất (bên nhượng quyền sơ cấp) và bên nhượng lại quyền (bên
nhượng quyền thứ cấp). Bên nhận quyền là thương nhân nhận quyền thương mại
để khai thác, kinh doanh, gồm bên nhận quyền sơ cấp và bên nhận quyền thứ
cấp. Bên nhượng quyền và bên nhận quyền phải đáp ứng được những điều kiện
nhất định để có thể tham gia quan hệ nhượng quyền thương mại.
Bên nhượng quyền được phép cấp quyền thương mại khi đáp ứng các
điều kiện:
- Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít
nhất 1 năm. Trường hợp thương nhân Việt Nam là bên nhận quyền sơ cấp từ bên
nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo
phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất 1 năm ở Việt Nam trước khi tiến
hành cấp lại quyền thương mại;
- Đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm
quyền;
5