Tải bản đầy đủ (.pptx) (106 trang)

BÀI BÁO CÁO-Đề tài Sài Gòn thời Pháp (1859- 1954)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.29 MB, 106 trang )

Đề tài: Sài Gòn thời Pháp (1859- 1954)
Thành viên nhóm:
CUNG HOÀI PHONG
LÊ THỊ KIM NGÂN
LÊ THỊ NHẬT THẢO
ĐẶNG THỊ THẮM
NGUYỄN THỊ ÚT
ĐÀO THỊ NGỌC YẾN

Chương I: Pháp xâm lược Sài Gòn và Nam bộ
1.1. Nguyên nhân Pháp đánh Gia Định và Nam bộ
- Nam kỳ là vựa lúa nuôi cả quân đội nhà Nguyễn và
kinh đô Huế.
- Vị trí Sài Gòn có những điều kiện tự nhiên rất thuận
lợi về mặt giao thông hàng hải, thương mại đã được
các nước phương Tây chú ý ngay từ những năm đầu
của thế kỷ XIX.
- Thời điểm bấy giờ đang mùa gió Đông Bắc thuận lợi
cho việc hạm đội Pháp xuôi Nam.
1.2. Pháp đánh Sài Gòn và Gia Định
Sau một thời gian chuẩn bị, ngày 1 – 9 - 1858, Pháp
huy động 3000 quân, 14 tàu chiến tấn công Đà Nẵng.
Ngày 2 – 2 - 1859, quân Pháp rời Đà Nẵng kéo vào
đánh Gia Định. Đến ngày 9 - 2 thì tập kết cửa sông Sài
Gòn. Sáng ngày 10-2 chiến hạm Pháp pháo kích phá
huỷ 2 pháo đài phóng vệ trên bờ biển Vũng tàu. Ngày
11-2 chiến hạm Pháp Phlegeton pháo kích phá huỷ
đồn Cần Giờ.

Đà Nẵng
9-2-1859


- 17/2/1859, Pháp
đánh thành Gia Định,
quân triều đình tan rã
nhanh chóng.
+ Các đội dân binh
chiến đấu ngoan
cường, gây cho địch
nhiều khó khăn
+ Pháp phải chuyển
sang đánh lâu dài,
đánh chiếm Việt Nam
từng bước

- Đầu năm 1860, Quân Pháp ở Việt Nam bị điều sang Trung Quốc, chỉ để lại một lực lượng nhỏ(1000 quân trên chuyến tuyến dài 10 km) giữ các vị trí quanh
Gia Định.
+ 3/1860, Nguyễn Tri Phương vào Gia Định nhưng chỉ chú trọng xây dựng Đại đồn Chí Hoà, không chủ động tấn công Pháp.
Tháng 10 - 1860 sau cuộc tiến quân thắng lợi của liên quân Anh – Pháp vào Thiên Tân, Bắc Kinh, Pháp mới đưa quân đội trở lại chiến
trường Nam Kỳ. Đô đốc Pháp Leonard J. Charner, được Napoleon III giao cho chỉ huy toàn bộ lưc lượng quân sự Pháp ở Viễn Đông,
ngày 7 - 2 - 1861, tập trung gần 4.000 quân Pháp với 50 tàu chiến ở Bến Nghé ráo riết triển khai kế hoạch thôn tính Nam Kỳ lục tỉnh.
Ngày 23 – 2 - 1861, quân Pháp bắt đầu nổ súng công kích Đại đồn Chí Hoà. Sau hai ngày chiến đấu quyết liệt, Đại đồn thất thủ (26 - 2). Tướng giữ thành là Nguyễn Tri Phương bị
thương, phải cùng quan quân triều đình rút khỏi Đại đồn về vùng Biên Hoà.
Thừa thắng, quân Pháp thừa thắng tiến lên chiếm Định Tường (12 – 4 – 1861), Biên Hòa (18 – 12 – 1861) và Vĩnh Long (23 – 3 – 1862).
Chương II: Sự biến đổi và phát triển của Sài Gòn dưới thời Pháp
thuộc (1859 - 1954)
2.1. Tổ chức bộ máy cai trị của Pháp
Nam kỳ lục tỉnh

Ngày 11-4-1861, Phó Đô đốc Charner, Tư lệnh quân viễn chinh Pháp, ban hành nghị định quy định ranh giới Sài Gòn nằm trong khu vực giới hạn bởi một bên là rạch Thị Nghè (Arroyod' Avalanche) và rạch Bến
Nghé (Arroyo Chinois) với một bên là sông Sài Gòn cùng con đường nối liền chùa Cây Mai với những phòng tuyến cũ của đồn Kỳ Hòa.
Bonard đã chia tỉnh Gia Định ra ba phủ: Tân Bình, Tây Ninh, Tân An, mỗi phủ có ba huyện, dưới huyện có tổng, dưới tổng có
xã, thôn, lý, ấp. Sài Gòn lúc bấy giờ vừa là tỉnh của tỉnh Gia Định vừa là phủ của phủ Tân Bình, là huyện của huyện Bình
Dương, còn Chợ Lớn là huyện của huyện Tân Long, cùng phủ Tân Bình
Về phương thức cai trị, trong thời gian đầu, thực dân Pháp tạm thời sử dụng các quan phủ, huyện của triều An Nam, cho điều hành công việc tại các phủ,
huyện dưới sự chỉ đạo chung của Bố chánh tỉnh Gia Định là một viên chức Pháp ngạch thanh tra các công việc bản xứ .
Riêng người Hoa và những người châu Á khác sống ở Chợ Lớn tuy thuộc huyện Tân Long nhưng được cai trị trực tiếp bởi một thanh tra các công việc của
người Hoa với sự giúp đỡ của Hội đồng các bang trưởng Hoa Kiều.
Ngày 15-3-1874, Tổng thống Cộng hòa Pháp Patrice McMahon ký sắc lệnh chính thức thành lập thành phố Sài Gòn. Thành phố được điều hành bởi một
viên thống lý (có tài liệu ghi là đốc lý), hai viên phó đốc lý và một hội đồng thành phố.
Còn Chợ Lớn, chậm hơn hai năm được thành lập do nghị định của thống đốc dân sự đầu tiên là Le Myre de Vilers, ký năm 1879.
Khu vực
Chợ Lớn
thời
Pháp
Năm 1880, ngoài Hội đồng thành phố Sài Gòn đang hoạt động, Tổng thống Pháp ký sắc lệnh ngày 8-2-1880 thành lập một Hội đồng quản hạt có trụ sở đặt tại Sài Gòn có chức năng bao trùm toàn thể thuộc địa Nam Kỳ. Và với sắc lệnh ngày 22 - 4 – 1880 của
Thủ tướng Pháp de Freycinet, thực dân Pháp đi thêm một bước nữa bằng cách áp dụng hình luật của Pháp trên toàn bộ Nam Kỳ. Hai năm sau (1882) là sự ra đời của các hội đồng hàng huyện do Nghị định ngày 12 – 6 – 1882 của Thống đốc Nam Kỳ Thompson.
Đối với cả nước ta, về chính trị, bọn thống trị thực hành chế độ độc tài hà khắc, đàn áp mọi phong trào chống đối, đòi tự do, dân chủ, kiểm soát sự giao lưu, thông thương giữa ba xứ. Về kinh tế, chúng chỉ đầu
tư khai thác những gì có lợi cho chính quốc và bọn tư bản thực dân, chúng thực hiện chế độ độc quyền muối, rượu, thuốc phiện để vơ vét, bóc lột nhân dân ta. Về văn hóa xã hội, chúng dung dưỡng, duy trì
những đồi phong bại tục của chế độ phong kiến thối nát cũ, thực hiện chính sách ngu dân đẩy dân ta vào tình trạng dốt nát, 90% dân trong tình trạng mù chữ.
Riêng với Nam Bộ và Sài Gòn, thực dân Pháp có chú trọng đầu tư khai thác hơn hai xứ kia, nhất là đối với Sài Gòn, chúng cố gắng làm
cho nó trở thành "Hòn ngọc Viễn Đông" mà có lúc chúng rất tự hào, thực ra nhằm tuyên truyền cho chính sách "khai hóa văn minh"
thuộc địa của chúng. Và cả Nam Kỳ chỉ được cử một đại biểu người Việt, tham gia quốc hội ở chính quốc Pháp.
2.2. Đô thị hóa ở Sài Gòn
Thực dân Pháp bắt đầu xây dựng khu hành chính
trung tâm, cùng hàng loạt các công trình giao thông,
dinh thự, nhà thờ cùng các cơ sở hạ tầng, đã làm thay
đổi nhanh chóng bộ mặt của đô thị Sài Gòn.

Sài Gòn – Chợ Lớn trở thành một đô thị – thương cảng kiểu phương Tây: từ hạ tầng cơ sơ như đường bộ thay thế giao thông trên kênh rạch, hệ thống điện, đường cống ngầm
thoát nước, xử lý chất thải và vệ sinh thành phố…) đến việc phát triển những ngành nghề dịch vụ, hình thành tầng lớp thị dân và lối sống, văn hóa đô thị, khu dân cư, khu thương
mại, nhà thờ, quảng trường, công sở, các thiết chế văn hóa đô thị (thư viện, rạp hát, rạp chiếu phim, sân vận động…).

×