Trường ĐH Mỏ - Địa Chất. Đồ án tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Từ khi ra đời cho đến nay những sản phẩm từ dầu mỏ và khí đã và đang
đóng vai trò quan trọng trong sản xuất và tiêu dùng của mỗi quốc gia trên toàn
thế giới.
Ngành công nghiệp dầu khí ở Việt Nam đã trải qua hơn 30 năm phát
triển đang từng bước trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn trong công cuộc
xây dựng và phất triển đất nước. Sự ra đời của luật dầu khí năm 1993 và được
sửa đổi năm 200, luật đầu tư nước ngoài, đã thu hút nhiều nhà đầu tư nước
ngoài tham gia đầu tư tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí trên lãnh thổ Việt
Nam. Đây là sự quan tâm của đảng và nhà nước ta với ngành công nghiệp dầu
khí giúp nó có những bước phát triển nhảy vọt.
Với lợi thế như vậy Tổng Công ty dầu khí Việt Nam đã có bước phát triển
mạnh mẽ trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong nước cũng như trong khu vực.
Với mục tiêu xậy dựng ngành công nghiệp dầu khí hoàn chỉnh từ thượng
nguồn đến hạ nguồn, phải dữ nguyên tắc độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa
dạnh hóa trong hợp tác quốc tế, làm cơ sở cho sự phát triển của các ngành kinh
tế khác.
Công ty Dung dịch khoan và hóa phẩm dầu khí (DMC) là một đợn vị
thành viên của Tổng Công ty dầu khí Việt Nam được giao nghiệm vụ chuyên
sản xuất và kinh doanh hóa phẩm dầu khí và dung dịch khoan phục vụ cho việc
khoan và thăm dò dầu khí. Công ty Cổ phần Hóa phẩm Dầu khí DMC – Miền
Bắc là một đơn vị sản xuất chình của Công ty DMC. Với nhiệm vụ được giao
là sản xuất và kinh doanh các sản phẩm như: Barite API phục vụ cho khai thác
dầu khí và các sản phẩm Feldspar, CaCO3, Dolomite phục vụ cho các ngành
xây dựng, gốm sứ, thủy tinh…
Sau nhiều năm hoạt động Công ty DMC đã có sự tiến bộ rất rõ rệt và đạt được
nhiều thành tích đáng khích lệ đóng góp cho sự phát triển của ngành dầu khí
nước nhà. Từ lúc ngành dầu khí phỉa nhập khẩu 100% những loại dung dịch
khoan và hóa phẩm dầu khí, trên cơ sở công nghệ của mình tạo ra đên này,
Công ty đã thỏa mãn phần lớn nhu cầu của ngành, và từng bước xuất khẩu với
chất lượng lớn. Hiện nay phần lớn tổng doanh thu bán hàng của Công ty là do
nguốn hàng xuất khẩu đem lại
Để đạt được thành tích đó, có sự đóng góp không nhỏ của Công ty.
Hàng năm xưởng sản xuất đã đem lại doanh thu từ việc sản xuất sản phẩm cho
Công ty tương đối lớn, với dây chuyền sản xuất hiện đại, đội ngũ cán bộ có
trình đọ chuyên môn cao. Hàng năm Xí nghiệp đã hoàn thành những kế hoạch
SV: Lưu Xuân Thắng. Lớp KT và QTDN Dầu Khí K52.
1
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất. Đồ án tốt nghiệp
mà Công ty giao. Ngoài việc sản xuất sản phẩm phục vụ ngành dầu khí, Công
ty còn mở rộng sản xuất một số sản phẩm phục vụ một số ngành trong nước
như: Gốm sứ, thủy tinh…
Với sự phát triển mạnh mẽ như vậy công ty cần xây dựng một định mức
tiêu hao nguyên vật liệu phù hợp để công tác quản lý quá trình sản xuất diễn ra
thông suốt hơn. Chính vì lý do đó với sự giúp đỡ của các thầy cô trong bộ môn
cũng như các anh chị tai công ty em xin phép được xây dựng đồ án với đề tài
nhu sau: “ Xây dựng mức tiêu hao nguyên vật liệu cho sản phẩm Bentonite”
Chương 1: Tình hình chung và điều kiện sản xuất chủ yếu của Công ty
Cổ phần hóa phẩm dầu khí và dung dịch khoan DMC-Miền Bắc
Chương 2: Phần tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công
ty Cổ phần hóa phẩm dầu khí và dung dịch khoan DMC-Miền Bắc
Chương 3: Xây dựng mức tiêu hao nguyên vật liệu cho sản phẩm
Bentonite.
Nhưng do kiến thực còn hạn chế, vì vậy lần đầu tiên được trực tiếp tiếp xúc
với những công việc cụ thể em không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá
trình thực tập. Em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô cùng các bạn,
để đồ án tốt nghiệp của em hoàn thiện hơn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn sụ hướng dẫn tận tình của cô giáo – Phan
Thị Thái, cùng các cô chú anh chị trong Chi nhánh Công ty cổ phần dung dịch
khoan và hóa phẩm dầu DMC – Miền Bắc đã nhiệt tình giúp đơ và tạo điều
kiện để tác giả hoàn thành đồ án này.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2011
Sinh viên thực hiện
Lưu Xuân Thắng
SV: Lưu Xuân Thắng. Lớp KT và QTDN Dầu Khí K52.
2
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất. Đồ án tốt nghiệp
CHƯƠNG 1
TÌNH HÌNH CHUNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN
SẢN XUẤT - KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH
MTV HÓA PHẨM DẦU KHÍ DMC – MIỀN BẮC
SV: Lưu Xuân Thắng. Lớp KT và QTDN Dầu Khí K52.
3
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất. Đồ án tốt nghiệp
1.1QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH
MTV DMC – MIỀN BẮC
1.1.1. Giới thiệu về công ty
• Tên Công ty: Công ty TNHH một thành viên Hóa phẩm Dầu khí
DMC-Miền Bắc
(TÊN CŨ : CÔNG TY THHH 1TV DMC-HÀ NỘI)
• Tên giao dịch quốc tế : DMC-NORTHERN PETROLIUM CHEMICALS ONE
MEMBER LIMITED LIABILITY COMPANY
• Tên viết tắt: DMC-NORTH CO.,LTD
• Địa chỉ: Xã Đình Xuyên – Yên Viên – huyện Gia Lâm - Hà Nội
• Điện thoại: (04) 3514 6868
• Fax: (04) 3511 5634
• Vốn điều lệ: 40.000.000.000 đồng
• Mã số thuế: 0103009579
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển công ty
Việc phát hiện ra dòng dầu công nghiệp đầu tiên ở mỏ Bạch Hổ, mỏ Rồng và
đặc biệt là việc phát hiện tầng móng chứa dầu có trữ lượng lớn ở vùng mỏ Bạch Hổ
đã đưa sản lượng khai thác dầu thô tăng vọt. Với chính sách đổi mới của Đảng, Nhà
nước, cùng với đó là sự hấp dẫn của luật đầu tư nước ngoài đã bắt đầu thu hút đầu tư
ngày càng tăng của các Công ty Dầu khí như: Total, Shell, Petronas, BP, Statoil,
Enterprise oil, … trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam.
Ngành Dầu khí chủ trương đẩy mạnh tiến trình khoan thăm dò và khai thác dầu khí
trên diện rộng ở thềm lục địa Việt Nam, đồng thời với việc xây dựng, phát triển lĩnh
vực dịch vụ dầu khí. Chính trong bối cảnh đó, theo quyết định số 182 ngày
08/03/1990 của Tổng cục Dầu khí (nay là Tập Đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam)
Công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm dầu khí (DMC) đã được thành lập với nhiệm
vụ cung cấp các hóa phẩm và dịch vụ dung dịch khoan cho các nhà thầu Dầu khí tại
Việt Nam và trong khu vực. Mục tiêu của Công ty là từng bước vươn lên trở thành
nhà thầu phụ dung dịch khoan ở Việt Nam, khu vực Đông Nam Á, và thế giới.
Sản phẩm của Công ty bao gồm nhiều loại vật tư hóa phẩm được sản xuất từ
nguyên liệu sẵn có trong nước và các dịch vụ kỹ thuật công nghệ do lực lượng cán bộ
khoa học của Công ty nghiên cứu và triển khai áp dụng. Các sản phẩm truyền thống
của Công ty như Barite API DAK, Bentonite API DAK, xi măng giếng khoan G
DAK, Calcium Carbonate DAK, mang thương hiệu DMC đã có mặt tại 12 nước khu
SV: Lưu Xuân Thắng. Lớp KT và QTDN Dầu Khí K52.
4
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất. Đồ án tốt nghiệp
vực Châu Á Thái Bình Dương (Úc, Newzealand, Malaysia, Indonesia, Singapore,
Philippin, Brunei, Nga, Nhật, Hàn Quốc, Thái Lan, Băngladesh,…) Trung Đông và
Trung Mỹ với khả năng tiêu thụ hàng trăm ngàn tấn sản phẩm mỗi năm.
Ngày 28/04/2005theo quyết định số 1544/QĐ-TCCB của Bộ Công nghiệp,
Công ty dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp
nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Ngày 30/05/2008, Công ty chính
thức chuyển đổi thành Tổng Công ty Cổ phần Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu
khí.
Xí nghiệp hóa phẩm dầu khí Yên Viên là một trong những đợn vị sản xuất của
Công ty. Được thành lập ngày 8/12/1990. Xí nghiệp đặt tại xã Định Xuyên - Gia Lâm
- Hà Nội. Ngày đầu thành lập Xí nghiệp có 4 phòng ban giúp việc cho ban giám đốc
đó là: Phòng Tổ chức hành chính, Phòng Tài chính kế toán, Phòng Kế hoạch vật tư
vận tải, Phòng Kỹ thuật và 2 xưởng sản xuất barite xưởng cơ điện. Cơ sở vật chất của
Xí nghiệp còn nghéo nàn, lạc hậu, mày móc thô sơ, sản xuất Barite trên cơ sở hệ
thống nghiền bi 2T/h. Trong khi chưa có thiết bị mới, Xí nghiệp đã kiên trì sáng tạo
đưa ra hàng loạt các biện pháp nhăm cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm đã
cung cấp hàng vạn tấn Barite cho các nhà thầu trong nước và ngoài nước.
Năm 2001, Cơ sở sản xuất Yên Viên lại được đổi tên thành Xí nghiệp Hóa
phẩm Dầu khí Yên Viên thuộc Công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí
(DMC).
Ngày 19/1/2006 theo quyết định số 26/QĐ-HĐQT của Hội đồng Quản trị Công
ty TNHH một thành viên Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí (nay là Tổng Công
ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí – CTCP), Chi nhánh Công ty TNHH một
thành viên Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí tại Yên Viên (viết tắt là Chi nhánh
Công ty TNHH một thành viên DMC tại Yên Viên) được thành lập trên cơ sở chuyển
đổi Xí nghiệp Hóa phẩm Dầu khí Yên Viên trực thuộc Công ty CP Dung dịch khoan
và Hóa phẩm Dầu khí.
Ngày 25/12/2007, Hội đồng quản trị Công ty TNHH một thành viên Dung dịch
khoan và Hóa phẩm Dầu khí có Quyết định số 1800/QĐ-DMC về việc thành lập
Công ty TNHH một thành viên DMC-Yên Viên trên cơ sở kế thừa toàn bộ tài sản, vật
tư, tiền vốn, công nợ, con người của Chi nhánh Công ty TNHH một thành viên Dung
dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí tại Yên Viên. (Chi nhánh Công ty TNHH một
thành viên Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí tại Yên Viên giải thế theo quyết
định số 95/QĐ-DMC ngày 14/1/2008).
Ngày 9/1/2008, Hội đồng quản trị Công ty TNHH một thành viên Dung dịch
khoan và Hóa phẩm dầu khí có quyết định số 61/QĐ-DMC về việc thành lập Công ty
TNHH một thành viên DMC-Hà Nội. Ngày 20/3/2008, Hội đồng quản trị Công ty
SV: Lưu Xuân Thắng. Lớp KT và QTDN Dầu Khí K52.
5
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất. Đồ án tốt nghiệp
TNHH một thành viên Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí có quyết định số
393/QĐ-DMC về việc sáp nhập Công ty TNHH một thành viên DMC-Yên Viên vào
Công ty TNHH một thành viên DMC-Hà Nội. Ngày 22/4/2009, Hội đồng quản trị
Tổng Công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí-CTCP có quyết định thay đổi
tên Công ty TNHH một thành viên DMC-Hà Nội thành Công ty TNHH 1 thành viên
Hóa phẩm Dầu khí DMC - Miền Bắc.
- Tên chủ sở hữu : Tổng công ty dung dịch khoan và hóa phẩm dầu khí-
CTCP
1.1.3. Lĩnh vực đăng kí kinh doanh
Sản xuất kinh doanh các nguyên vật liệu, các loại hóa chất, hóa phẩm, thiết bị
phục vụ cho khoan thăm dò, khai thác dầu khí và các ngành công nghiệp khác.
Kinh doanh các sản phẩm phục vụ cho ngành công nghiệp hóa dầu.
Kinh doanh thiết bị vật tư nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị phục vụ cho
ngành công nghiệp dầu khí, ngành khai thác khoáng sản và các ngành công nghiệp
khác.
Kinh doanh nguyên vật liệu, vật tư, bao bì cho ngành giấy, ngành sơn, các loại
phân bón sản xuất trong và ngoài nước.
Kinh doanh các loại vật tư, hóa chất, các thiết bị, vật tư phương tiện phục vụ
cho việc sản xuất các loại vật tư phục vụ cho công nghiệp và dân dụng.
Kinh doanh khoáng sản phục vụ cho sản xuât dung dịch khoan dầu khí :
Barite, Sét Bentonite, Canxi Carbonate, Silicaflour, Dolomite và Fladspar.
Dịch vụ vận tải hàng hóa, vận chuyển hành khách bằng ôtô theo hợp đồng,
dịch vụ logistic và thi công cơ giới.
1.2 CÁC ĐIỀU KIỆN VẬT CHẤT KỸ THUẬT
1.2.1 Vị trí địa lý:
Công ty TNHH MTV HPDK DMC – Miền Bắc có trụ sở chính tại số 23
Láng Hạ - TP. Hà Nội là đơn vị trực thuộc của Tổng công ty Dung dịch khoan và
Hoá phẩm Dầu khí và cơ sở sản xuất nằm tại Yên viên – Gia Lâm – Hà Nội đây là
Thủ đô của cả nước nên vị trí địa lý rất thuận lợi cho sản xuất cũng như hoạt động
của Công ty.
1.2.2 Đặc điểm khí hậu:
Vùng hoạt động của Công ty thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, căn cứ vào
tài liệu khí tượng thuỷ văn thì trong năm tháng 1 là tháng có nhiệt độ thấp nhất, trung
bình từ 16
0
C thấp nhất 8
0
C. Tháng nóng nhất là tháng 5, nhiệt độ trung bình 36
0
C,
cao nhất 39
0
C, mùa mưa kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9 lượng mưa trung bình hàng
năm 2725mm. Mùa Đông thường có rét hại, rét đậm thời gian ngắn và kèm theo gió
mùa Đông Bắc, độ ẩm cao. Với điều kiện khí hậu như vậy làm cho Công ty gặp nhiều
khó khăn khi cần quặng khô trong sản xuất.
1.2.3 Điều kiện xã hội:
Công ty đặt tại Thủ đô Hà Nội, nơi có mật độ dân cư đông đúc, trong vùng
có các ngành công nghiệp phát triển, trình độ dân trí cao, các trường Đại học và
SV: Lưu Xuân Thắng. Lớp KT và QTDN Dầu Khí K52.
6
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất. Đồ án tốt nghiệp
Trung tâm nghiên cứu tập trung nhiều. Đây là điều kiện tốt cho Công ty phát triển
sâu về khoa học kỹ thuật và tuyển dụng lao động phù hợp với yêu cầu. Công ty còn
có chi nhánh, cơ sở sản xuất ở Gia Lâm, thu hút được nhiều lao động tại các địa
phương. Nhưng lao động trực tiếp của Công ty chủ yếu là lao động phổ thông, cần
phải được đào tạo, đang là vấn đề khó khăn trong chuyên môn hóa và nâng cao
năng suất lao động.
1.2.4 Điều kiện kinh tế:
Do công ty nằm ở phía bắc Hà Nội đây là trung tâm văn hóa kinh tế chính
trị của cả nước. Nơi đây tập chung nhiều nhà máy Xí nghiệp như gốm, sứ, gạch…
Khá thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm. Đường xá đi lại thuận lợi gần cảng, tầu
ga, đường giao thông thuận lợi cho việc vận chuyển quặng và tiêu thu sản phẩm.
Với điều kiện như trên khá thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh của Công ty.
Công ty được thành lập với 2 xưởng chính và 2 xưởng phục vụ cho sản xuất sản
phẩm cùng bộ phận quản lý. Chính vì thế việc quản lý tổ chức sản xuất tổ chức lao
động khá hợp lý. Từng bước giảm giá thành, nâng cao năng suất lao động.
1.3 Công nghệ sản xuất của doanh nghiệp:
1.3.1. Công nghệ sản xuất.
Công nghệ sản xuất có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong hoạt động sản xuất kinh
doanh. Nó là tập hợp các phương tiện kỹ thuật những phương pháp chế tạo ra sản
phẩm. Để nâng cao chất lượng và số lượng sản phẩm đáp ứng cho nhu cầu của thị
trường, thì bắt buộc doanh nghiệp phải nghiên cứu nâng cao công nghệ sản xuất.
Được sự giúp đỡ của Công ty dầu khí Việt Nam và Công ty DMC đến nay
Công ty TNHH MTV DMC – Miền Bắc đã có cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại,
áp dụng dạng tuyển 5R hiện đại của Mỹ đảm bảo theo yêu cầu:
- Nâng cao trình độ cơ khí và tự động hóa qui trình sản xuất
- Áp dụng phương pháp công nghệ tiên tiến nhằm tăng năng suất lao động và
tiết kiệm nguyên liệu
- Nâng cao chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế
Các sản phẩm của Công ty chủ yếu là Barite, CaCO
3
, Dolomite, Feldpas. Được
sản xuất do 2 xưởng Barite và FCD trên hệ thống quy trình công nghệ máy 5R.
1.3.2. Quy trình công nghệ sản xuất bột Barite trên hệ thống 5R.
1.3.2.1. Mô tả chung.
Là quy trình công nghệ sản xuất bột Barite đồng thời phân biệt bột quặng Barite
với quặng khác ( Feldspas, CaCO
3
).
1.3.2.2. Ưu, nhược điểm của công nghệ.
- Ưu điểm:
+ Dây truyền hệ thống khép kín, tiết kiệm nguyên liệu, không ảnh hưởng đến
sức khỏe công nhân.
+ Do được nhập từ nước ngoài nên máy có công suất chạy lớn, cho sản phẩm
chất lượng cao.
- Nhược điểm:
SV: Lưu Xuân Thắng. Lớp KT và QTDN Dầu Khí K52.
7
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất. Đồ án tốt nghiệp
+ Đòi hỏi công nhân có trình độ tay nghề cao.
1.3.2.3. Quy trình công nghệ máy 5R.
Sơ đồ quy trình công nghệ được trình bày trong hình 1.1.
Hình1.1:Sơ đồ công nghệ HTM 5R của xí nghiệp.
* Quy trình công nghệ máy 5R.
Nguyên liệu thô dạng cục trước tiên được nạp vào Hopper chứa liệu. Sau đó
nguyên liệu được vận chuyển đến máy kẹp hàm. Tại máy kẹp hàm, nguyên liệu
SV: Lưu Xuân Thắng. Lớp KT và QTDN Dầu Khí K52.
8
Nguyên liệu thô
(quặng thô)
Tuyến rửa
Hopper
(máy nạp liệu)
Kẹp hàm
Hệ gầu tải
Hệ cấp liệu
Nghiền 5R
Tủ điều
khiển
Phối trộn
Phụ gia
Bán thành
phẩm
Đóng bao
Lưu kho
K
i
ể
m
t
r
a
c
h
ấ
t
l
ư
ợ
n
g
s
ả
n
p
h
ẩ
m
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất. Đồ án tốt nghiệp
được nghiền thô trong hàm nghiền tới một cỡ nhất định ( bột hoặc vật liệu mịn có
thể bỏ qua quá trình nghiền ). Sau đó được máy gầu tải nâng đưa vào khoang chứa
(Boongke chứa liệu). Từ đó máy nạp liệu rung điện từ đều đặn và liên tục đưa từng
khối lượng nhất định vật liệu vào máy chính để nghiền.
Nguyên liệu nghiền ra còn ẩm ướt, nước bốc hơi và trở thành khí trong khi
nghiền. Thêm nữa, còn có các dạng khí khác xâm nhập vào ống dẫn khí qua khớp
nối bằng mặt bích của hệ thống ống khí. Kết quả làm tăng khối lượng không khí
trong hệ thống chuyển không khí. Khối lượng không khí tăng lên được đưa vào một
Xyclon nhỏ thông qua ống dẫn khí thừa giữa quạt gió và máy nghiền chính. Sau khi
được gom lại trong máy Xyclon nhỏ và khí còn thừa lại đưa thải ra ngoài trời thông
qua ống thoát khí ở trên đỉnh Xyclon nhỏ.
Máy tách hạt được lắp đặt ở đỉnh của máy nghiền chính và ở máy tách hạt
này có một đĩa dao, trên đĩa dao có các lưỡi dao gắn tại đó. Trục chính điều khiển
những lưỡi dao này thông qua sự giảm tốc hai cấp. Do tốc độ quay của mô tơ điện
từ có tốc độ điều chỉnh được có thể điều chỉnh tự động, tốc độ của đĩa dao có thể
được điều chỉnh tương ứng. Nếu muốn có cơ hạt của sản phẩm cuối cùng thật mịn
thì phải tăng tốc độ quay của các lưỡi dao để làm tăng tỉ lệ cọ sát giữa các lưỡi dao
và hạt nghiền và có nhiều những hạt chưa đạt tiêu chuẩn được dao ném vào thành
hộp. Những hạt này không còn lực nâng nữa do tác động không trọng lực và quay
trở lại máy nghiền chính để nghiền lại. Trong khi đó, những hạt bột đủ trên chuẩn
được hút ra theo dòng không khí và đi vào Xyclon lớn bằng ống hút bột.
Trong Xyclon các hạt bột được tách loại từ không khí. Nguyên liệu nghiền
xong đi vào Xyclon lớn theo hướng tiếp tuyến. Khi không khí quay với tốc độ cao
sinh ra lực li tâm lớn, một phần lớn hạt bột được ném về phía vách máy. Những hạt
này mất tốc độ khi va vào vách, rơi theo vách vì vậy nó tách khỏi dòng không khí.
Dòng khí xoáy được đưa gần về phía trung tâm khí phần còn thu hẹp. Khi tới một
điểm của côn, dòng khí bắt đầu xoáy và dâng lên tạo thành cột khí xoắn ốc đi lên
trên và đi khỏi phần trên cùng của máy hút Xyclon lớn này, rồi được hút vào một
cái quạt thổi, qua ống dẫn khí ngược và tiếp tục được đưa tiếp đi khỏi của thoát của
quạt vào nôi chứa không khí ngược của máy nguyên liệu chính. Nó tạo thành hệ
tuần hoàn.
Bằng cách này, vật liệu được nghiền liên tục, rồi được dòng khí mang đi.
Bởi vậy, toàn bộ hệ thống giữ vai trò vận chuyển vật liệu bột. Tại cửa thoát dưới
của máy hút Xyclon lớn có lắp một khóa. Trong khi toàn bộ hệ thống hoạt động
dưới áp suất âm khi bên ngoài máy chịu áp suất dương khóa khí này khóa chặt lại
và giữ cho áp suất âm và dương tách ra. Đây là một biện pháp khá quan trọng, nếu
SV: Lưu Xuân Thắng. Lớp KT và QTDN Dầu Khí K52.
9
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất. Đồ án tốt nghiệp
không có khóa khí hoặc khóa này không thật kín thì kêt quả sẽ kém hơn hoặc sẽ
không có bột. Như vậy sẽ ảnh hưởng tới sản lượng thành phẩm.
Các thông số kỹ thuật của máy được trình bày ở bảng 1.2.
Bảng thông số kỹ thuật của máy 5R
Bảng 1.2
STT Thông số Đơn vị tính Chỉ số
1 Đường kính con lăn Mm 406
2 Chiều cao con lăn Mm 189
3 Số con lăn Chiếc 5
4 Đường kính vành nghiền Mm 1270
5 Tốc độ quay trục chính Vòng/phút 103
6
Cỡ hạt nguyên liệu Mm < 20
7 Cỡ hạt thành phẩm Mm 0.044 - 0.125
8 Công suất trung bình Tấn/h 19,5
9 Chiều dài Mm 10600
10 Chiều rộng Mm 6500
11 Chiều cao Mm 1350
12
Tổng trọng lượng không kể thiết bị
điện và hệ thống điều khiển
Tấn 26
1.3.2.4. Các giai đoạn của quy trình sản xuất bột Barite ( máy 5R ).
a. Nguyên liệu thô ( quặng khô ).
- Là nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất, chưa qua chế biến.
- Yêu cầu :
+ Cần phân biệt đúng loại quặng đưa vào.
+ Đúng chủng loại, kích thước.
b. Tuyển rửa.
- Là quá trình chọn lựa và làm sạch quặng.
-Yêu cầu:
+ Tỷ trọng chung > 4,2 g/cm
3
.
+ Độ sạch MBT < 2,0 ml.
+ Độ ẩm < 1%.
c. Hopper ( boong ke chứa liệu ).
- Là nơi chứa nguyên liệu khi mới đầu cho vào.
SV: Lưu Xuân Thắng. Lớp KT và QTDN Dầu Khí K52.
10
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất. Đồ án tốt nghiệp
- Yêu cầu quặng trước khi đưa vào Hopper:
+ Tỷ trọng chung > 4,2 g/cm
3
.
+ Độ sạch MBT < 2,0 ml.
+ Độ ẩm < 1%.
+ Kích thước quặng tối đa 150*150 mm.
- Tốc độ và chất lượng nạp quặng vào Hopper.
+ Khối lượng tối đa cho phép là 3 tấn.
+ Công suất máy 7 – 9 tấn/h.
d. Máy kẹp hàm, gầu tải.
- Là nơi nguyên liệu thô được nghiền tới một cỡ nhất định.
- Yêu cầu :
+Công suất tối đa 7 – 9 tấn/h.
+ Cỡ hạt tối đa khi nạp vào máy kẹp hàm 150*150 mm.
+ Các vấn đề máy móc an toàn thiết bị.
e. Hệ cấp liệu.
- Là nơi cung cấp thêm nguyên liệu cho quá trình nghiền.
- Yêu cầu:
+ Lượng tối đa chứa được 2 tấn.
+ An toàn máy móc thiết bị.
f. Nghiền 5R.
- Biến quặng Barite cơ hạt to thành bột theo yêu cầu chất lượng sản phẩm.
- Yêu cầu:
+ An toàn cho con người, máy móc.
+ Năng suất cao.
+ Chất lượng sản phẩm tốt:
• Cỡ hạt < 6 µm: < 26%.
• Cỡ hạt > 7 µm: < 2,2%.
g. Phối trộn và phụ gia.
- Sau khi nghiền bột Barite được chuyển qua hệ thống phối trộn và trộn phụ gia.
Trong giai đoạn này yêu cầu phải đạt đúng tỷ lệ theo tiêu chuẩn Philips.
SV: Lưu Xuân Thắng. Lớp KT và QTDN Dầu Khí K52.
11
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất. Đồ án tốt nghiệp
Bảng thông số kỹ thuật theo tiêu chuẩn Phillips.
Bảng 1.1
Chỉ Tiêu Đơn vị Tiêu chuẩn Phillips
1 Tỷ trọng bùn g/cm
3
2,12 min 2,16 min
2 Độ nhớt PV Cpo 55 max 35 max
3 Độ Yh Lps/100ft
2
25 max 5 max
4 Độ kiềm PH 8,3 max 8 max
5 Hàm lượng Cát % KL 6 max 3 max
6 Độ sạch MBT Ml/10 bột 1,5 max 1,5 max
h. Đóng bao.
-Sau khi trộn phụ gia, bột Barite được đưa ra đóng bao ( bao 50kg, bao 1 tấn hoặc
bao 1,5 tấn).
- Yêu cầu:
+ Đóng đủ trọng lượng.
+ Đúng nhãn hiệu hàng hóa.
+ Đóng gói chặt chẽ, không hở.
+ Loại trừ bao không đạt yêu cầu.
i. Kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối cùng.
Nếu đạt yêu cầu, các sản phẩm được qua kiểm tra, đóng dấu KCS và đưa khi chứa
sản phẩm. Nếu không đạt yêu cầu thì đưa ra xử lý.
1.3.3. Trang thiết bị chủ yếu của Công ty.
Công ty TNHH MTV dung dịch khoan và hóa phẩm Dầu khí DMC – Miền Bắc
được thành lập đến nay qua 20 năm hình thành và phát triển có được trang thiết bị
cần thiết và hiện đại. Khi mới ra đời sản xuất sản phẩm Barite trên cơ sở hệ thống
thiết bị nghiền 2 tấn/giờ, chất lượng đại, đặc biệt là sự thay đổi khâu tuyển rửa
quặng từ phương pháp thủ công sang phương sản phẩm rất kém vì nghiền quá mịn
do thiết bị không phân cấp hạt. Đến nay đã thay bằng hệ thống 5R hiện pháp cơ giới
hóa, giải phóng sực lao động cho con người, còn lại các khâu khác được tự động
hóa hoặc được sự hỗ trợ đặc lực của máy móc. Hiện nay Công ty có đủ điều kiện
cho sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao, các trang thiết bị được bảo dưỡng
thường xuyên. Trang thiết bị của Công ty được thống kê trong bảng sau:
SV: Lưu Xuân Thắng. Lớp KT và QTDN Dầu Khí K52.
12
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất. Đồ án tốt nghiệp
Bảng trang thiết bị chủ yếu của Công ty
Bảng 1.3
STT Tên máy móc thiết bị Đơn vị Công suất Số
lượng
Tình trạng kỹ
thuật
1 Máy 5R Cái 19,5 tấn/h 3 Loại A
2 Máy búa Cái 4 tấn/h 1 Loại A
3 Máy búa Cái 2 tấn/h 2 Loại B
4 Xe ca Chiếc 36 chỗ 2 Loại B
5 Xe con Chiếc 12 chỗ 2 Loại A
6 Xe con Chiếc 4 chỗ 2 Loại A
7 Xe lencurser Chiếc 7 chỗ 1 Loại A
8 Xe nâng hạ toyota Chiếc 1tấn 1 Loại B
9 Xe nâng hạ toyota Chiếc 2 tấn 2 Loại A
10 Xe xúc lật Chiếc 5 tấn 1 Loại A
11 Cấu trúc nâng hạ Cái 5 tấn 1 Loại A
12 Máy tuyển rửa Cái 25 tấn/h 3 Loại A
13 Máy đóng bao Cái 25 tấn/h 3 Loại A
14 Hệ thống nạp liệu Cái 8 tấn/h 2 Loại A
15 Máy phối trộn Cái
19,5 tấn/h
3 Loại A
16
Xe nâng hạ toyota Chiếc
2,5 tấn/h 2 Loại A
Bên cạnh trang thiết bị sản xuất, Công ty có cơ sở hạ tầng đầy đủ, nhà làm việc
hai tầng khang trang danh cho cơ quan quản lý, có chỗ ở cho cán bộ công nhân
viên, hai xưởng sản xuất và hai xưởng phụ trợ. Sân chứa vật liệu, trạm điện…, môi
trường làm việc thoái mái cho cán bộ công nhân viên, đảm bảo điều kiện sản xuất
được duy trì tốt nhất.
1.4.Tình hình tổ chức quản lý sản xuất và lao động của Công ty DMC – Miền
Bắc.
1.4.1. Bộ máy tổ chức quản lý sản xuất của Công ty.
Sau quá trình cổ phần hóa, đã có sự biến động trong bộ máy tổ chức công ty
với mục tiêu tinh giảm làm gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả.
Sơ đồ tổ chức quản lý của Công ty được trình bày ở hình 1.2.
SV: Lưu Xuân Thắng. Lớp KT và QTDN Dầu Khí K52.
13
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất. Đồ án tốt nghiệp
SV: Lưu Xuân Thắng. Lớp KT và QTDN Dầu Khí K52.
CHỦ TỊCH CÔNG TY
GIÁM ĐÔC CÔNG TY
PHÓ GIÁM ĐỐC (phụ
trách lĩnh vực kỹ thuật, sản
xuất)
PHÓ GIÁM ĐỐC (phụ trách
các lĩnh vực đầu tư cơ bản và
phát triển dịch vụ)
KIỂM SOÁT
VIÊN
X
ư
ở
n
g
s
ả
n
x
u
ấ
t
B
a
o
b
ì
X
ư
ở
n
g
s
ả
n
x
u
ấ
t
H
o
á
p
h
ẩ
m
P
h
ò
n
g
k
ỹ
t
h
u
ậ
t
a
n
t
o
à
n
c
h
ấ
t
l
ư
ợ
n
g
P
h
ò
n
g
T
h
í
n
g
h
i
ệ
m
P
h
ò
n
g
P
h
á
t
t
r
i
ể
n
d
ị
c
h
v
ụ
P
h
ò
n
g
T
h
ư
ơ
n
g
m
ạ
i
P
h
ò
n
g
K
ế
h
o
ạ
c
h
-
Đ
ầ
u
t
ư
P
h
ò
n
g
T
à
i
c
h
í
n
h
-
K
ế
t
o
á
n
P
h
ò
n
g
T
ổ
c
h
ứ
c
–
h
à
n
h
c
h
í
n
h
X
ư
ở
n
g
s
ử
a
c
h
ữ
a
v
ậ
n
h
à
n
h
t
h
i
ế
t
b
ị
14
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất. Đồ án tốt nghiệp
Hình 1.2 : Tổ chức công ty TNHH MTV hóa phẩm dầu khí và dung dịch khoan
DMC Miền Bắc
SV: Lưu Xuân Thắng. Lớp KT và QTDN Dầu Khí K52.
15
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất. Đồ án tốt nghiệp
1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban.
a) Chủ sở hữu công ty .
_ Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong
phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Chủ sở hữu công ty là tổ chức có các quyền:
− Quyết định nội dung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.
− Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty.
− Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức
các chức danh quản lý công ty.
− Quyết định các dự án đầu tư có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài
sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn
quy định tại Điều lệ công ty.
− Các quyền khác theo Quy định Trong Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty.
b) Chủ tịch công ty.
Nhân danh chủ sở hữu tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu
công ty; có quyền nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty;
chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền
và nhiệm vụ được giao theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty.
c) Kiểm soát viên.
Chủ sở hữu công ty bổ nhiệm một Kiểm soát viên với nhiệm kỳ không quá ba
năm. Kiểm soát viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc
thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình.
d) Giám đốc.
Là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của Công ty, chịu trách
nhiệm trước pháp luật và Chủ tịch Công ty về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ
của mình. Giám đốc Công ty có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật
Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty.
e) Phó giám đốc công ty ( phụ trách các lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản và
phát triển dịch vụ ).
_ Tham mưu giúp việc cho giám đốc về lĩnh vực phát triển dịch vụ và xây dựng
cơ bản. Nhiệm vụ:
+ Đầu tư, xây dựng nhà xưởng, nhà máy, kho tàng, bến bãi.
SV: Lưu Xuân Thắng. Lớp KT và QTDN Dầu Khí K52.
16
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất. Đồ án tốt nghiệp
+ Đầu tư, mua sắm máy móc, trang thiết bị.
+ Đầu tư các cơ sở vật chất kỹ thuật khác ( nhà cửa, văn phòng a)
+ Tổ chức phát triển các dịch vụ.
f) Phó giám đốc ( phụ trách lĩnh vực kỹ thuật, sản xuất ).
_ Tham mưu và giúp việc cho giám đốc về lĩnh vực kỹ thuật, sản xuất. Nhiệm vụ
:
+Trực tiếp chỉ đạo công tác sản xuất tại công ty.
+ Chỉ đạo công tác về kỹ thuật, công nghệ tại công ty.
+ Các dịch vụ liên quan đến kỹ thuật.
+ Đầu tư phát triển nguồn nguyên liệu
+ Chỉ đạo công tác bảo hộ lao động
+ Chỉ đạo công tác phòng cháy chữa cháy, phòng chống lũ bão ở công ty.
g) Phòng Tổ chức hành chính.
Chịu trách nhiệm tổ chức và thực hiện: Công tác tổ chức, nhân sự, lao động tiền
lương, BHXH-BHYT, đào tạo; thi đua, khen thưởng, kỷ luật, văn thư lưu trữ, thanh
tra bảo vệ, quân sự và các chế độ chính sách đối với người lao động. Tham gia xây
dựng các văn bản, chính sách quản lý nội bộ của Công ty.
h) Phòng Kế hoạch đầu tư.
Thực hiện tổ chức, xây dựng kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh ngắn,
trung và dài hạn của Công ty. Mua bán, quản lý, cấp phát sử dụng thanh lý, vật tư,
nguyên liệu. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, xây dựng báo cáo đầu tư và làm thủ
tục đầu tư cho các dự án.
i) Phòng Tài chính Kế toán.
Tham mưu, giúp việc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty hoặc người
được ủy quyền về tổ chức, chỉ đaọ thực hiện toàn bộ công tác tài chính, kế toán,
thống kê, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế trong Công ty. Báo cáo trung thực
và chiịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về các công việc thuộc phạm vi trách
nhiệm và quyền hạn được thực hiện theo Luật Kế toán.
j) Phòng Thương mại.
Có chức năng tham mưu cho giám đốc về công tác quản lý thực hiện hoạt động
kinh doanh sản phẩm hàng hóa do Công ty sản xuất và mua bán bên ngoài bao gồm
SV: Lưu Xuân Thắng. Lớp KT và QTDN Dầu Khí K52.
17
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất. Đồ án tốt nghiệp
cả xuất khẩu. Công tác nghiên cứu thị trường và phát triển kinh doanh theo mục tiêu
chiến lược phát triển của Công ty. Thực hiện công tác quản lý chất lượng theo yêu
cầu bộ tiêu chuẩn ISO 9001-2000 nhằm nâng cao năng lực quản lý, có hiệu quả cao
trong sản xuất dịch vụ của Công ty.
k) Phòng Phát triển Dịch vụ.
_Có chức năng tham mưu, giúp việc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công
ty và người được ủy quyền trong các lĩnh vực. Phát triển các loại hình dịch vụ.
Nghiên cứu đề xuất thực hiện các dự án được phê duyệt.
l) Phòng Thí nghiệm.
Có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Công ty về công tác quản lý
chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong quá trình sản xuất kinh doanh của toàn công
ty. Tổ chức công tác nghiên cứu, thử nghiệm, ứng dụng các nguyên liệu khoáng, đề
xuất công nghệ sản xuất từ nguyên liệu này. Tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật về các loại
sản phẩm, hàng hóa trong quá trình sản xuất kinh doanh của toàn Công ty.
m) Phòng Kỹ thuật An toàn Chất lượng.
Có chức năng tham mưu, giúp việc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty
hoặc người được ủy quyền trong lĩnh vực công tác chuyên môn của phòng bao gồm
quản lý công nghệ sản xuất, quản lý công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động và
phòng chống cháy nổ, quản lý công tác môi trường trong hoạt động sản xuất của
Công ty, quản lý Hệ thống quản lý ISO 9000-ISO14000-OHSAS 18000 tại Công ty.
n) Phân xưởng sản xuất bao bì.
Sản xuất các loại bao bì theo kế hoạch của Công ty. Lập kế hoạch sửa chữa máy
móc, trang thiết bị do xưởng quản lý.
o) Phân xưởng sản xuất hóa phẩm.
Có chức năng tổ chức sản xuất các loại sản phẩm của Công ty như Barite,
Bentonite, Feldspar, Thạch anh, Dolomite…khi được giao. sửa chữa bảo dưỡng
máy móc thiết bị sản xuất, phục vụ sản xuất. Lập dự trù vật tư sửa chữa, thay thế
máy móc thiết bị phục vụ sản xuất…
p) Phân xưởng sửa chữa vận hành Thiết bị.
Có chức năng tham mưu, giúp việc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công
ty hoặc người được ủy quyền trong lĩnh vực công tác chuyên môn của Xưởng như
thực hiện kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng, trùng tu, đại tu, thiết bị sản xuất và thiết bị
xe nâng, xe xúc và ô tô của Công ty. Tham gia lập dự trù vật tư thay thế cho máy
SV: Lưu Xuân Thắng. Lớp KT và QTDN Dầu Khí K52.
18
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất. Đồ án tốt nghiệp
móc thiết bị. Tham gia kiểm tra và giám sát thực hiện các hợp đồng kinh tế liên
quan đến việc mua bán các vật tư phục vụ sửa chữa các dây chuyển sản xuất và xe
nâng, xe xúc, ô tô của Công ty.
1.4.3. Chế độ làm việc của Công ty.
- Thời gian lao động: 22 ngày/1 tuần, 8 giờ/ngày hoặc không quá 40 giờ/tuần.
Chuẩn bị dụng cụ, vệ sinh công nghiệp, nghỉ giữa ca, nghỉ giai lao và sinh hoạt cá
nhân.
- Công ty còn áp dụng chế độ nghỉ phép,nghỉ ốm đau thai sản, hội họp theo quy
định của Nhà nước. Ngoài ra, Công ty còn tổ chức các hoạt động nghỉ mát, nghỉ
ngày lễ tết theo quy định. Điều này tạo được lòng tin và khuyến khích cán bộ công
nhân viên trong Công ty nhiệt tình và hăng say tham gia sản xuất.
1.4.4. Tình hình sử dụng lao động của Công ty.
Trong năm 2010, Tổng số lao động Công ty là 213 người, trong đó:
+ Trình độ đại học và trên đại học là: 79 người, chiếm 37,1%
+ Trình độ cao đẳng và trung cấp là: 12 người, chiếm 5,6 %
+ Công nhân kỹ thuật là: 48 người, chiếm 22.5%
+ Lao động phổ thông là: 74 người, chiếm 34.8%
+ Độ tuổi bình quân là: 39 tuổi
+ Số lao động gián tiếp là: 55 người, chiếm 25,82% so với tổng số lao động.
+ Số lao động trực tiếp là: 158 người, chiếm 74,18% so với tổng số lao
động.
Trong năm 2010, toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty đã dần có nhận thức
chấp nhận hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường, không còn tư
tưởng ỷ lại vào Tổng Công ty, đặc biệt nhận thức này ỷ rõ ở đội ngũ lãnh đạo Công
ty. Công tác đào tạo của Công ty cũng được đẩy mạnh. Ngoài việc tổ chức nâng cao
tay nghề tại chỗ, Công ty còn tổ chức gửi đi đào tạo bên ngoài về các nghiệp vụ như
quản lý kinh tế, ngoại ngữ, vi tính Tuy nhiên số lượng lao động phổ thông còn rất
cao do đó đòi hỏi Công ty cần có những biện pháp đẩy mạnh hơn việc nâng cao tay
nghề cho cán bộ công nhân viên trong Công ty.
1.5. Phương hướng phát triển Công Ty trong tương lai.
1.5.1. Mục tiêu tổng quát:
- Xây dựng và phát triển Công ty dung dịch khoan và hóa phẩm dầu khí DMC –
Miền Bắc trở thành nhà cung cấp hóa chất uy tín, dịch vụ logistic chuyên nghiệp
phục vụ ngành dâu khí và các ngành công nghiệp khác ở khu vực phía Bắc.
- Trở thành nhà sản xuất và cung cấp ổn định các sản phẩm truyền thống phục vụ
ngành dầu khí trong nước và xuất khẩu.
SV: Lưu Xuân Thắng. Lớp KT và QTDN Dầu Khí K52.
19
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất. Đồ án tốt nghiệp
1.5.2. Mục tiêu cụ thể:
- Sản xuất các sản phẩm truyền thống như Barite, Bentonite, Carbonat canxi đảm
bảo đủ cung cấp cho ngành dầu khí trong nước và từng bước xuất khẩu. Phát triển
các nguồn nguyên liệu mới để nâng cao sản lượng sản phẩm với sản lượng khoảng
từ 70.000 – 100.000 tấn/năm.
- Đầu tư nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống máy móc thiết bị trong khai thác và
sản xuất.
- Tổ chức sản xuất theo quy trình, áp dụng Hệ thống sản xuất tinh gọn vào sản
xuất. Các dòng sản phẩm được phân tách rõ ràng, không chồng chéo.
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học để tạo ra các dòng sản phẩm có giá trị
gia tăng cao và hàm lượng công nghệ cao như: cao su lỏng, bentonite cải tiến ( sử
dụng Polymer mới ), bentonite giữ ẩm ( benga) phục vụ cho ngành nông lâm
nghiệp, các sản phẩm hóa dầu, sản phẩm gốc hữu cơ…
- Tích cực nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, chuẩn bị nguồn hàng, tìm
kiếm cơ hội để cung cấp hóa chất phục vụ cho các Nhà máy Lọc hóa dàu Nghi Sơn,
Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ, Nhà máy Ethanol Phú Thọ… và các dự án ngoài ngành.
- Tiếp tục phát triển kênh phân phối các sản phẩm trong ngành dầu khí như: Hạt
nhựa PP, bitumen, xăng dầu…nghiên cứu phương án kinh doanh nhập khẩu
bitumen trực tiếp từ nước ngoài.
- Tăng cường hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước để tạo nguồn cung
nguyên liệu ổn định và các sản phẩm hóa chất có giá trị gia tăng cao…
SV: Lưu Xuân Thắng. Lớp KT và QTDN Dầu Khí K52.
20
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất. Đồ án tốt nghiệp
Kết luận chuơng 1:
Sau 20 năm xây dựng và phát triển (1990 – 2010). Công ty TNHH MTV Hóa
Phẩm Dầu khí DMC – MIỀN BẮC đã tạo dựng được những cơ sở vật chất nhất
định, đáp ứng được nhu cầu của Tổng Công ty và một đội ngũ cán bộ khoa học kỹ
thuật có trình độ chuyên môn cao. Bên cạnh đó trình độ tay nghề của công nhân
càng ngày càng được nâng cao và có uy tín với các bạn hàng trong và ngoài nước.
Thị trường tiều thụ được mở rộng.
Trong những năm qua Công ty được sự giúp đỡ của Tổng công ty nên đã có
những chính sách kinh doanh năng động kịp thời và linh hoat, tiếp tục đa dạng hóa
sản phẩm để phục vụ nhiều ngành công nghiệp khác nhau, Công ty luôn chú trọng
nâng caochất lượng, hạ giá thành sản phẩm thông qua việc áp dụng tiến bộ khoa học
kỹ thuật mới, tiếp tục tìm kiếm thị trường mới, bạn hàng mới và khai thác khả năng
sãn sàng có của thị trường truyền thống.
Năm 2010, mặc dù Công ty đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ và thu được nhiều kết quả đáng khích lệ.
Tuy nhiên Công ty cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Nguồn quặng không liên tục gây ảnh hưởng tới việc sản xuất của Công ty, đồng
thời Công ty cũng phải chịu chung sức ép cánh tranh của cơ chế thị trường khắc
nghiệt.
Ngoài nhưng khó khăn khách quan nói trên, Công ty còn có những khó khăn
chủ quan và những thiếu sót như: chưa bắt kịp tình hình, còn thu động trong quá
trình sản xuất, còn nóng vội khi tiếp cận thị trường mới.
Nhìn chung năm 2010 Công ty dù đã có những khó khăn trên nhưng dưới sự
lãnh đạo của Tổng công ty và Công ty nên đã khắc phục sửa chữa những thiếu sót,
tồn tại và vượt qua nhưng khó khăn thử thách để hoàn thành chỉ tiêu kinh tế, kế
hoạch sản xuất kinh doanh của Tổng công ty giao phó.
SV: Lưu Xuân Thắng. Lớp KT và QTDN Dầu Khí K52.
21
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất. Đồ án tốt nghiệp
CHƯƠNG 2
PHẦN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
KINH DOANH NĂM 2010 CỦA CÔNG TY TNHH MTV
DUNG DỊCH KHOAN VÀ HÓA PHẨM DẦU KHÍ DMC
– MIỀN BẮC.
SV: Lưu Xuân Thắng. Lớp KT và QTDN Dầu Khí K52.
22
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất. Đồ án tốt nghiệp
2.1.ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV HPDK DMC – MIỀN BẮC NĂM
2010.
Tình hình kinh tế thế giới năm 2009 biến động khá mạnh, đã làm ảnh hưởng
tới nền kinh tế toàn cầu. Việt nam không nằm ngoài số đó. Lạm phát trong nước
tăng cao kéo theo sự tăng giá của nguyên vật liệu và nhiều yếu tố khác. Giá dầu trên
thế giới biến động bất thường khó dự báo và khủng hoảng tài chính của nhiều nước
trên thế giới đã ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu nói chung và kinh tế Việt Nam nói
riêng. Hoạt động sản xuất của Công ty DUNG DỊCH KHOAN VÀ HÓA PHẨM
DẦU KHÍ DMC – MIỀN BẮC.
cũng chịu hàng loạt các tác động tiêu cực của những vấn đề trên. Song với nhiệm vụ
kế hoạch được Tổng Công ty giao, tập thể cán bộ công nhân viên trong toàn Công
ty đã nỗ lực, cố gắng vượt qua các khó khăn trước mắt.
Tới năm 2010 Công ty DUNG DỊCH KHOAN VÀ HÓA PHẨM DẦU KHÍ DMC –
MIỀN BẮC.Đã định hướng ngay được những khó khăn, hạn chế và những thuận lợi
trong việc sản xuất kinh doanh của mình để có những phương pháp tháo gỡ khó
khăn, phát huy những thuận lợi, tập trung sức mạnh để hoàn thành tốt kế hoạch năm
2010 đề ra.
Các chỉ tiêu chủ yếu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty được trình bày trong bảng 2.1:
SV: Lưu Xuân Thắng. Lớp KT và QTDN Dầu Khí K52.
23
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất. Đồ án tốt nghiệp
Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu năm 2010 của Công ty TNHH MTV HPDK DMC
– MIỀN BẮC.
Bảng 2.1.
STT Chỉ tiêu ĐVT TH 2009
Năm 2010 TH2010/TH2009 TH2010/KH2010
KH TH +/- % +/- %
1
Tổng sản lượng sản xuất Tấn
25.020 53.700 50.147 25.127
200,4
2
(3.553) 93,38
2 Tổng giá trị sản lượng sản
xuất
Tỷ đ
62,5 161.1 164,9 102,4
263,8
4
3,8 102,36
3
Tổng doanh thu Tỷ đ
118,18 166,45 192,99 74,8
163,3
0
26,5 115,94
4 Tổng tài sản bq Tỷ đ
51,68 33,18 32,96 (18,72) 63,78 (0,22) 99,34
- TSNH bq Tỷ đ
45,24 27,54 27,35 (17,89) 60,46 (0,19) 99,31
- TSDH bq Tỷ đ
6,44 5,64 5,61 (0,83) 87,11 (0,03) 99,47
5 Tổng số lao động Người
249 225 213 (36) 85,54 (12) 94,67
6
Tổng quỹ lương Tỷ đ
11,753 16,986 16,934 5,181
144,0
8
(0,052) 99,69
7 Tổng giá thành/Tổng chi phí Tỷ đ
124,72 165,13 191,19 66,47 153,30 26,05 115,77
8 NSLĐ bình quân
-
Theo giá trị
đồng/
ng-năm
251.004.01
6
716.000.00
0
774.178.40
3
523.174.38
7
308,4
3
58.178.40
3
108,13
-
Theo hiện vật
Tấn/
ng-
năm
100,48 238,67 235,43 134,95
234,3
0
(3,23) 98,64
9
Tiền lương bình quân
Tr.đ/
tháng
4.906380 6.547.650 6.830.799 1.924.419
139,2
2
283.149 104,32
10 Tổng lợi nhuận trước thuế Tỷ đ
(6,829) 1,178 1,465 8,249 (21,45) 0,287 124,36
11 Các khoản nộp NSNN Tỷ đ
0,62 0,28 0,29 (0,33) 46,77 0,01 103,57
12 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đ
(6,829) 0,898 1,175 8,004 (17,21) 0,277 130,85
Qua bảng Các chỉ tiêu chủ yếu của Công ty TNHH MTV HPDK DMC –
MIỀN BẮC số liệu trên ta thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công
ty TNHH MTV HPDK DMC – MIỀN BẮC có những nét nổi bật sau:
SV: Lưu Xuân Thắng. Lớp KT và QTDN Dầu Khí K52.
24
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất. Đồ án tốt nghiệp
- Doanh thu của DMC - Miền Bắc năm 2010 đạt 192,99 tỷ đồng tăng so với
năm 2009 là 74,8 tỷ đồng, tương ứng tăng 63,3%. Đồng thời cũng vượt kế hoạch đề
ra là hơn 26,5 tỷ đồng, tương ứng tăng 15,94% so với kế hoạch. Do năm 2010 sản
lượng của công ty tăng đột biến và do lạm phát, giá cả các sản phẩm được đẩy lên
khá cao. Nhưng dù sao đây là tín hiệu đáng mừng đối với Công ty, điều đó cũng
chúng tỏ năm 2010 là năm hoạt động có hiệu quả của DMC – MIỀN BẮC trong
bối cảnh nền kinh tế đang bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
- Tổng sản lượng của DMC – Miền Bắc năm 2010 đạt 50.147 tấn tăng so với
năm 2009 là 25.120 tấn, tương ứng tăng 104,42%. Nguyên nhân chủ yếu do công ty
đã khai thác và thu mua nguồn nguyên liệu ổn định hơn, sức sản xuất của công nhân
và máy móc tăng nhanh. Đây là việc đáng khích lệ và cân phải phát huy.
- NSLĐ bình quân về mặt hiện vật thì năm 2010 tăng so với năm 2009 với
mức tăng 134,3%. Điều này cũng hoàn toàn hợp lý vì cuối năm 2009 đầu năm 2010
DMC - MIỀN BẮC đã đầu tư nâng cấp dây chuyền sản xuất Bentonit trên hệ thống
5R
3
và cải tạo từ dây chuyền rửa quặng thành dây chuyền hoạt hoá nguyên liệu sét,
người lao động được tiếp cận với những máy móc hiện đại. Đồng thời cũng do
những nhà lãnh đạo có những biện pháp khuyến khích động viên người lao động để
họ hăng say làm việc.
- Thu nhập bình quân / người- tháng của Công ty DMC - MIỀN BẮC năm
2010 là 6,8 triệu đồng tăng so với năm 2009 là 38,77%. Đây là mức tăng tương đối
cao, qua đó kích thích người lao động tích cực hơn trong công việc, đời sống của
người lao động cũng được đảm bảo tốt hơn. Cùng với sự tăng lên của thu nhập bình
quân, tổng quỹ lương năm 2010 tăng 5.181 triệu đồng tương ứng tăng 44,08% so
với năm 2009. Điều đó chứng tỏ trình độ của CBCNV trong toàn công ty đã tăng
lên nhiều.
- Lợi nhuận của công ty năm 2010 là 1,175 tỷ đồng, trong khi đó kế hoạch đề
ra là 0,898 tỷ đồng tăng so với kế hoạch đề ra là 0,277 tỷ đồng tương ứng tăng
30,84%, và lợi nhuận của Công ty đã tăng nhiều hơn so với năm ngoái là 8,004 tỷ
đồng. Nguyên nhân do năm 2010 sản xuất được nhiều, nhu cầu thị trường lớn, tiêu
thụ được hàng sản xuất và hàng tồn kho, không gây ứ đọng vốn.
2.2.PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ.
Khi phân tích tình hình sản xuất sản phẩm có nghĩa là đánh giá một cách toàn
diện các mặt sản xuất sản phẩm trong mối liên hệ chặt chẽ với thị trường nhằm 2
mục đích chính:
- Đánh giá quy mô sản xuất, sự cân đối và phù hợp của nó với tình hình thực tế.
- Tìm ra những tiềm năng của sản xuất và khả năng tận dụng chúng.
SV: Lưu Xuân Thắng. Lớp KT và QTDN Dầu Khí K52.
25