Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bao cao thuc hien chuan KT - KN tieu hoc 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.24 KB, 4 trang )

PHÒNG GD&ĐT YÊN SƠN
TRƯỜNG TIỂU HỌC QUÝ QUÂN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Quý Quân, ngày 12 tháng 11 năm 2010
BÁO CÁO
( V/V ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CÁC MÔN HỌC
VÀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở TIỂU HỌC )
Kính gửi: Phòng GD&ĐT Yên Sơn
Thực hiện văn bản số 1052/SGDĐT-GDTH ngày 28/10/2010 của Sở GD&ĐT
về việc đánh giá thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học và đổi mới PPDH ở
tiểu học, Phòng GD&ĐT yêu cầu các trường tiểu học:
Thực hiện công văn số 384 /PGDĐT-GDTH V/v: Đánh giá kết quả thực hiện
Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học và đổi mới PPDH cấp tiểu học
Qua nghiên cứu chuẩn kiến thức kỹ năng các môn học ở bậc Tiểu học và quá
trình thực tế dạy học của Trường TH Quý Quân là trường vùng sâu, vùng xa, vùng
kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn. Chúng tối có một số đánh giá việc thực hiện
chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học và Đổi mới PPDH ở Trường chúng tôi như sau:
1. Việc thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở tiểu học.
a) Tổ chức dạy học theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học theo công văn
số 624/BGDĐT-GDTH ngày 05/02/2009 của Bộ GD&ĐT và công văn số
153/SGDĐT-GDTH ngày 16/02/2009 của Sở GD&ĐT:
- Công tác chỉ đạo, tập huấn, bồi dưỡng cán bộ quản lí, giáo viên tại địa
phương; những thuận lợi, khó khăn trong việc triển khai dạy học theo Chuẩn kiến
thức, kĩ năng các môn học ở tiểu học.
+ BGH trường TH Quý Quân đã xây dựng kế hoạch, triển khai đầy đủ, cụ thể
các nội dung tập huấn chuẩn kiến thức kĩ năng tất cả các môn học đến tận giáo viên
kịp thời và tạo điều kiện để giáo viên thực hiện tốt yêu cầu đổi mới PPDH, nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS trong nhà trường, đồng thời vận dụng linh
hoạt, sáng tạo, phù hợp với đặc thù điều kiện của địa phương và nhà trường.
+ Đầu năm học 100% CNGV của trường đã tham gia học bồi dưỡng chu kì


theo sự chỉ đạo của Phòng GD&ĐT. Mỗi GV ( từ khối 1 đến khối 5 ) đều có một bộ
chuẩn kiến thức kĩ năng từ lớp 1 đến lớp 5 để nghiện cứu học tập và áp dụng vào dạy
học.
- Đánh giá sự phù hợp của Chuẩn kiến thức, kĩ năng của từng môn học đối với
khả năng, điều kiện học tập, phát triển của học sinh; đánh giá hoạt động dạy học theo
Chuẩn kiến thức kĩ năng của giáo viên (phù hợp Chuẩn, cao hơn hoặc thấp hơn
chuẩn…)
+ Giáo viên đã thực hiện dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng theo yêu cầu
cần đạt
+ Một số giáo viên chưa chú ý đúng mức đến việc mở rộng và nâng cao cho HS
khá, giỏi, nhiều giáo viên còn băn khoăn trong việc nâng cao ở mức độ nào? Như vậy
có tạo nên tình trạng quá tải hay không? hay vì sợ chuẩn mà chưa mạnh dạn, chưa
thực sự sáng tạo trong việc lựa chọn nội dung nâng cao, hay đối với HS yếu, kém
trong công tác phụ đạo cần dễ hơn, thấp hơn để các em cũng từng bước đạt chuẩn
kiến thức kĩ năng một cách chắc chắn và bề vững.
b) Triển khai nội dung dạy học môn Thủ công, Kĩ thuật ở tiểu học theo Công
văn số 7975/BGDĐT-GDTH ngày 10/9/2009 và công văn số 1074/SGDĐT-GDTH
ngày 24/9/2009 của Sở GD&ĐT:
Điều chỉnh nội dung dạy học: nêu rõ nội dung, lí do điều chỉnh của từng lớp;
hiệu quả của việc điều chỉnh.
+ Chuẩn kiến thức kĩ năng vẫn còn cao đổi với HS vùng dân tộc thiểu số, vùng
sâu, vùng xa, vùng kinh tế còn gặp nhiều khó khăn.
+ Trong chương trình còn tích hợp nhiều nội dung có bài còn nặng kiến thức
song còn nhẹ về giáo dục kỹ năng.
+ Giáo viên soạn bài còn phải nghiên cứu nhiều tài liệu liên quan đến bài học,
môn học.
* Chuẩn kiến thức ký năng ở tiểu học còn một số bài chưa phù hợp:
VD: Tuần 5 - Lớp 5 - Môn Toán.
Bài: Ôn tập bảng đơn vị đo khối lượng nhưng Yêu cầu cần đạt lại là: Biết
chuyển đổi các số đo đổ dài ...

Nên cần điều chỉnh Yêu cầu cần đạt lại là: Biết chuyển đổi các số đo khối
lượng ...
c) Thực hiện đánh giá, xếp loại học sinh tiểu học theo Thông tư số 32/2009/TT-
BGDĐT ngày 27/10/2009.
+ Thực hiện sự chỉ đạo của Phòng GD&ĐT Yên Sơn, Trường TH Quý Quân đã
triển khai đánh giá, xếp loại học sinh tiểu học theo thông tư 32/2009/BGDĐT -
GDTH ngày 27/10/2010 từ năm học 2009 - 2010. Sau 1 năm học thực hiện trường TH
Quý Quân chúng tôi nhận thấy có những ưu điểm và những tồn tại như sau:
* Ưu điểm: Cách đánh giá nhẹ nhàng, phù hợp với tâm lý học sinh tiểu học.
Không nặng nề về điểm số, đánh giá bằng cách kết hợp với nhận xét, vừa định lượng
vừa định tính ( môn Toán + Tiếng Viết + Khoa học + LS & ĐL lớp 4,5 ) lấy kết quả
cuối năm học để quyết định kết quả của cả năm học tạo điều kiện cho HS không
ngừng phấn đấu vươn lên trong học tập.
* Tồn tại: Đánh giá theo thông tư 32 thì Tỷ lệ HS khá giỏi nhiều hơn với cách
đánh giá thông tư 30 nhưng một số em HS kiểm định lại vẫn chưa thực chất.
2
Trong quá trình đánh giá vẫn còn một số HS chưa thực sự đạt chuẩn được lên
lớp.
Nhưng môn đánh giá bằng nhận xét không thực hiện các bài kiểm tra cuối kì
nên việc đánh giá, xếp loại chưa được quan tâm đúng mức.
d) Triển khai hoạt động cam kết, bàn giao chất lượng học sinh theo công văn số
938/SGDĐT-GDTH ngày 28/8/2009 và Kế hoạch số 48/KH-SGDĐT ngày 19/8/2010
của Sở GD&ĐT.
+ Việc thực hiện cam kết, bàn giao chất lượng đầu năm . Căn cứ vào kết quả
giáo dục năm trước và sau khi khảo sát chất lượng đầu năm. BGH đã tiến hành ký bàn
giao, khoán số lượng, chất lượng HS từng lớp cho giáo viên CN và giáo viện bộ môn.
Đồng thời thường xuyên kiểm tra ( theo tuần, tháng, kì ) góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục. Mỗi GV căn cứ vào kết quả " đầu vào" của lớp mình để định hướng
đề ra mục tiêu thực hiện dài hạn ( 1 năm học) ngắn hạn ( 1 tháng, 1 kỳ học) cùng đưa
biện pháp thực hiện. Việc thực hiện cam kết đã đem lại hiệu quả thiết thực. Nhà

trường lấy hiệu quả đó làm tiêu chí thi đua cơ bản và xem đó là thước đo phẩm chất,
năng lực của CBGV.
+ Công tác thực hiện bàn giao, khoán chất lượng lớp dưới cho lớp trên. Khảo
sát chất lượng đầu năm học, trong các kì thi học kì, nhà trường đã thực hiện cho GV
khối trên kết hợp cùng coi thi với lớp dưới. Công tác này đã thực hiện thường xuyên
và góp phần giảm thiểu tiểu cực trong thi cử.
2. Việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học từ năm học
2007-2008 đến nay.
- Công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện, tập huấn, bồi dưỡng cán bộ quản lí, giáo
viên về đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học.
+ Phòng GD&ĐT đã tổ chức nhiều đợt tập huấn về đổi mới PPDH ở tiểu học,
định hướng cho BGH các nhà trường, cốt cán chuyên môn và giáo viện trực tiếp giảng
dạy cách thức thực hiện đổi mới PPDH.
+ Trên cơ sở được tập huấn và thực tiễn ở địa phương, nhà trường xây dựng kế
hoạch bồi dưỡng GV về đổi mới PPDH trên hai hình thức : thường xuyên và định kì.
+ Bồi dưỡng CM cho GV: thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn của nhà
trường ( 1 tháng 1 lần ), sinh hoạt tổ khối ( 1 tháng 2 lần) qua thăm lớp, dự giờ, kiểm
tra giáo án, kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất...
+ Bồi dưỡng định kì: Bồi dưỡng CM, nghiệp vụ trong hè, qua chuyên đề tập
huấn, hội thảo, GV tự học tự bồi dưỡng thường xuyên trong qua trình hoạt động công
tác của mình.
- Việc sử dụng tài liệu bồi dưỡng và thiết bị dạy học về đổi mới PPDH.
+ Các tài liệu, trang thiết bị dạy học được nhà nước cấp, phát CBGV và HS
phải có trách nhiệm bảo quản và sử dụng tốt.
+ Ngoài ra nhà trường còn mua sắm bổ sung thêm các loại sách tham khảo cho
GV và HS để phục vụ cho công tác đổi mới PPDH của trường.
3
- Đánh giá về hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học: thuận lợi, khó
khăn, kết quả.
+ Những năm gần đây 100% CBGV đã đạt trình độ chuẩn. Trình độ CM nghiệp

vụ, tay nghề được nâng cao hơn.
+ Đồng thời 100% CBGV được bồi dưỡng thường xuyên về đổi mới PPDH ở
tiểu học trong những năm qua đã đem lại những hiệu quả thiết thực góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.
* Giáo viên: Nhiều đồng chí đã mạnh dạn dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn đổi
mới PPDH đồng thời đã hiểu rõ bản chất của đổi mới PPDH, hình thành đươc những
kĩ năng dạy học phát huy tính tích cực của HS, chủ động điều chỉnh trong dạy học sát
với thực tiễn của lớp mình phụ trách. Kỹ năng sử dụng đồ dùng dạy học khá nhuần
nhuyễn, từ khâu chuẩn bị dồ dùng, góc độ trình diễn, thời gian trình diễn hiệu quả dạy
học tốt hơn.
* Học sinh: Các em ham học hơn, có hứng thú học tập, tích cực chủ động trong
học tập từ đó chất lượng học tập của các em tăng lên rõ rệt, tỷ lệ học sinh yếu, kém
giảm và tỷ lệ học sinh khá, giỏi tăng cao.
3. Kiến nghị, đề xuất
+ Giáo dục kỹ năng sống cho HS cần có nhiều môn học riêng.
+ Ưu tiên bổ sung thiết bị dạy học hiện đại ( máy vi tính, máy chiếu, ti vi, đầu
chiếu,... ) cho những trường thuộc vùng kinh tế xã hội đặc biết khó khăn để GV và HS
được tiếp cận và sử dụng.
Nơi nhận:
- Phòng GD&ĐT ( b/c)
- Lưu NT.
HIỆU TRƯỞNG
(Đã ký)
Hoàng Ngọc Tuyên
4

×