Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP-LÍ THUYẾT CHUYÊN ĐỀ GIÚP HỌC SINH GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.24 KB, 7 trang )

LÍ THUYẾT CHUYÊN ĐỀ
MỘT VÀI PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH GIẢI TOÁN
CÓ LỜI VĂN.
Hiện nay có rất nhiều em học yếu dạng toán có lời văn.
Thông thường các em sai về cách đặt lời giải và không tìm ra
cách giải bài. Sau đây là một số kinh nghiệm giúp học sinh học
tốt hơn:
1. Giúp học sinh đọc tốt để giải toán tốt :
Đa phần các em yếu về giải toán có lời văn là yếu ngay từ lớp
1 và sau đó lên các lớp trên các em tiếp tục yếu theo.
Ở lớp 1 các em yếu phần lớn là do các em đọc yếu và viết
yếu. Đọc yếu dẫn đến các em không hiểu được nội dung bài bài
toán. Nên các em không thể giải được, đặc biệt là trong các kì
kiểm tra định kì các em không có sự giúp đỡ của giáo viên trong
việc đọc và phân tích đề toán. Khi viết yếu thì các em viết lời
giải rất khó khăn và tốn nhiều thời gian từ đó dẫn đến việc các
em không thích các bài toán có lời văn.
Vậy đối với học sinh lớp một muốn các em giải toán có lời văn
tốt thì yêu câu đầu tiên giáo viên phải rèn cho các em đọc và
viết tốt.
2. Giúp học sinh ghi lời giải đúng.
Có rất nhiều học sinh khi giải toán có lời văn các em làm tính
đúng, đáp án đúng nhưng lời giải lại sai. VD : Tìm chiều dài lại
ghi chiều rộng, Tìm số bút mực lại ghi số bút chì. Lời giải lại
không rõ nghĩa VD : Số ki lô mét mà quãng đường đi được là :.
Cho nên giáo viên cần giúp cho học sinh biết cách dựa vào
câu hỏi của bài toán để đặt lời giải. Bài toán hỏi cái gì thì đặt lời
giải để tìm cái đó.
Ví dụ:
"Nhà Hà có 4 con gà. Mẹ mua thêm 3 con gà. Hỏi nhà Hà
có tất cả bao nhiêu con gà?"


Câu hỏi của bài toán là : Hỏi nhà Hà có tất cả bao nhiêu
con gà? Vậy lời giải là : Nhà Hà có tất cả con gà là : hay Tất
cả con gà nhà Hà có là : Ở đây học sinh dựa vào câu hỏi của
bài toán bỏ từ “hỏi” từ “bao nhiêu” thêm từ “là” vào để thành
lời giải.
*Chú ý : Nhưng đối với lớp một, lớp hai việc đặt lời giải như
trên cũng rất là khó khăn nhất là các em học yếu? Cho nên đối
với các em yếu toán có lời văn, thì sau khi hướng dẫn các em
cách làm bài giáo viên có thể ghi lời giải lên bảng (hay đến bên
các em yếu và đọc lời giải cho các em) để các em dựa vào đó
chép lại và làm tính để giải. Khi các em quen rồi giáo viên mới
để cho các em tự ghi lời giải.
3. Giúp học sinh phân tích bài toán để tìm cách giải.
Đối với lớp 4, 5 nhiều bài toán có đến 4,5 lời giải điều này
luôn làm cho cá em có tư duy yếu không có khả năng làm.
a) Tìm hiểu nội dung bài toán:
Việc tìm hiểu nội dung bài toán thường thông qua việc đọc đề
toán dưới sự hướng dẫn giáo viên học sinh cần phải đọc kĩ, hiểu
rõ bài toán cho biết dữ liệu gì, bài toán yêu cầu tìm gì? Khi đọc
bài toán học sinh phải hiểu nghĩa một số từ, thuật ngữ quan
trọng trong bài toán để hiểu được bài toán.
Giúp học sinh hiểu được mối liên quan của các dữ liệu bài
toán đã cho. Mục đích của các dữ liệu bài toán cho để làm gì?
Rất nhiều em giải xong bài toán mà chưa dụng hết các dữ liệu
của bài toán, rõ ràng là bài giải sai vì không có dữ liệu nào của
bài toán cho là thừa cả. (trừ một số em giỏi có cách giải khác
hay hơn nhưng ít xảy ra).
Cũng có một số em trong khi giải toán lại đưa một dữ liệu
không có trong bài để giải.
VD: Cho một hình chữ nhật có chiều rộng bằng 1/3 chiều dài.

Tìm diện tích hình chữ nhật đó biết chu vi hình chữ nhật bằng
24 m.
Giải
Tổng của chiều dài và chiều rộng là : 24 : 2 = 12 (m)
Chiều rộng là : 12 : 4 = 3 (m)
Chiều dài là : 12 - 3 = 9 (m)
Diện tích hình chữ nhật là : 9 x 3 = 27 (m
2
)
Ở bước 2 tìm chiều rộng lấy 12 : 4. nhưng trong bài toán
không có dữ liệu nào bằng 4 cả. Vậy bài giải chưa hợp lí vì chưa
tìm được 4. Mà ở đây học sinh biết tìm 4 tức là tổng số phần của
chiều dài (3 phần) và chiều rộng (1 phần) là : (3 + 1 = 4). Bước
2 cần giải như sau : Chiều rộng là : 12 : (3 + 1) = 3 (m)
b) Tìm cách giải toán:
Hoạt động tìm cách giải bài toán gắn liền với việc phân tích
các dữ kiện và câu hỏi của bài toán nhằm xác định mối liên hệ
giữa chúng và tìm được các phép tính số học thích hợp.
Hoạt động này thường diễn ra như sau:
*Minh hoạ bài toán bằng tóm tắt đề toán, dùng sơ đồ, dùng
mẫu vật, tranh vẽ.
VD: Cho một hình chữ nhật có chiều rộng bằng 1/3 chiều dài.
Tìm diện tích hình chữ nhật đó biết chu vi hình chữ nhật bằng
24 m.
Đầu tiên cho học sinh đọc lại đề bài toán nhấn mạnh các từ
ngữ quan trọng như:
Ví dụ bài toán:
"Nhà Hà có 5 con gà. Mẹ mua thêm 3 con gà. Hỏi nhà Hà
có tất cả bao nhiêu con gà?"
Đầu tiên cho học sinh đọc lại đề bài toán nhấn mạnh các

từ ngữ quan trọng như:
- 5 con gà ; - thêm 3 con gà ; - Tất cả có bao nhiêu con
gà?
Sau đó hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán bằng cách hỏi:
Trình bày bảng
Có mấy con gà ? Có: 5 con
Thêm mấy con gà ? Thêm : 3 con
Bài toán hỏi gì? Tất cả có con?
Sau khi hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán hướng dẫn học
sinh xác định trình tự giải quyết, thực hiện các bước giải bằng
cách đi từ câu hỏi của bài toán đến dữ liệu đã cho hoặc đi từ dữ
liệu đã cho đến các câu hỏi của bài toán.
VD: Cho một hình chữ nhật có chiều rộng bằng 1/3 chiều dài.
Tìm diện tích hình chữ nhật đó biết chu vi hình chữ nhật bằng
24 m.
Với bài toán trên ta có thể xuất phát từ câu hỏi của bài toán
đến các dữ kiện:
Bài toán hỏi gì? (Diện tích hình chữ nhật?)
Muốn tìm Diện tích hình chữ nhật ta phải biết điều gì? (Biết
chiều rộng và chiều dài).
Bài toán cho biết tỉ số của chiều dài và rộng bằng 1/3 Để tính
chiều dài và chiều rộng ta cần tính dữ kiện nào? Tìm tổng của
chiều dài và chiều rộng. (Dựa vào các dạng toán tìm 2 số biết
tổng và tỉ).
Từ chu vi hình chữ nhật ta tìm tổng của chiều dài và chiều
rộng bằng cách nào? (lấy chu vi chia 2).
Có tỷ và tổng của chiều dài và chiều rộng. Muốn tìm hai số
này ta làm sao? (Tìm tổng số phần bằng nhau)….
c) Thực hiện các bước giải bài toán:
Việc thực hiện các phép tính đã nêu trong kế hoạch giải toán

và trình bày giải. Mỗi bài giải yêu cầu học sinh phải xác định
xem có bao nhiêu bước mỗi bước đều có câu lời giải, phép tính
tương ứng. Phải tìm lời giải cho từng bước. Tìm cái gì thì lời giải
là tìm cái đó. Ở ví dụ trên :
Bước 1 Tìm tổng của chiều dài và chiều rộng (nửa chu
vi). Lời giải và phép tính là : Tổng của chiều dài và chiều rộng
là : 24 : 2 = 12 (m).
Bước 2 Tìm tổng số phần bằng nhau. Lời giải và phép tính
là : Tổng số phần bằng nhau là: 3 + 1 = 3(m).
Bước 3 Tìm chiều rộng. Lời giải và phép tính là : Chiều rộng
là : 12 : 4 = 3 (m).
Bước 4 Tìm chiều dài. Lời giải và phép tính là : Chiều dài
là : 12 - 3 = 9 (m).
Bước 4 Tìm diện tích. Lời giải và phép tính là : Diện tích
HCN là : 9 x 3 = 27(m
2
).
*Chú ý : Đối với học sinh yếu môn toán nhiều khi các em không
có khả năng tìm ra các bước và sự logic của các bước giải. Để
giúp học sinh yế giải tốt thì sau khi hướng dẫn các em giải bài
toán giáo viên có thể ghi các bước lên bảng để giúp các em giải
toán.
VD : Đối với bài toán trên
Bước 1 Tìm tổng của chiều dài và chiều rộng
Bước 2 Tìm tổng số phần bằng nhau.
Bước 3 Tìm chiều rộng.
Bước 4 Tìm chiều dài.
Bước 4 Tìm diện tích.
Có như vậy thì các em yế mới có khả năng giải tốt các bài toán.
Khi các em giải tốt rồi (hoặc những bài toán tương tự) thì giáo

viên không cần phải ghi lên bẳng
d) Kiểm tra các bước giải bài toán:
Việc kiểm tra này nhằm xem cách giải đúng hay sai chỗ nào
để sửa chữa, sau đó nêu cách giải đúng. Học sinh tiểu học
thường khi giải toán không đọc kĩ đề và khả năng tư duy còn
yêu nên nhiều bài gải các em chỉ dựa vào một dữ kiên nào đó.
Ví dụ:
Bài toán 1: Mẹ 36 tuổi, Mẹ nhiều hơn con 30 tuổi. Hỏi con
bao nhiêu tuổi?
Có học sinh máy móc làm phép cộng vì thấy cụm từ "nhiều
hơn" nên được kết quả là 66 tuổi.
Bài toán 2: Chiều dài hình chữ nhật dài 36m. Chiều dài gấp 3
lần chiều rộng. Tìm chu vi hình chữ nhật đó ?
Bài này học sinh thấy “dài gấp 3 lần” nên tính chiều rộng
bằng cách lấy 36 x 3 = 108 (m)
Để học sinh không giải sai giáo viên yêu cầu học sinh trước
khi giải xác định xem Tuổi mẹ và tuổi con tuổi ai sẽ lớn hơn.
Chiều dài và chiều rộng số đo nào sẽ lớn hơn từ đó xác định
phép tính đúng.
Ngoài ra cần yêu cầu học sinh đọc và phân tích kĩ đề xem
mối liên hệ giữa các dữ liệu. Bài toán nói : Mẹ hơn tuổi con có
nghĩa là con kém tuổi mẹ. Chiều dài gấp 3 lần chiều rộng tức là
chiều dài lớn hơn chiều rộng.
Nhờ phần kiểm tra này mà học sinh ít nhầm lẫn trong các
dạng toán này.
e) Xác định dạng toán để giải:
Khi học sinh yếu các bài toán có lời văn. Có thể do học sinh
mất kiến thức từ lớp dưới.
Đối với toán có lời văn ở các lớp 4,5, chủ yếu là các bài
toán hợp, giải bài toán hợp cũng có nghĩa là giải quyết các bài

toán đơn. Mặt khác các dạng toán đều đã được học ở các lớp
trước, bao gồm hai nhóm chính như sau:
- Nhóm 1: Các bài toán hợp mà quá trình giải không theo
một phương pháp thống nhất cho các bài toán đó.
- Nhóm 2: Các bài toán điển hình, các bài toán mà trong
quá trình giải có phương pháp riêng cho từng dạng bài toán.
VD:- Tìm số trung bình cộng ; - Tìm hai số khi biết tổng và
hiệu của hai số đó ; - Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số
đó; - Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.; - Bài toán
liên quan đến đại lượng tỉ lệ thuận, liên quan đến đại lượng tỉ lệ
nghịch.
Người giáo viên phải nắm vững các dạng toán để khi hướng
dẫn học sinh giải toán sẽ tổ chức cho học sinh trước hết xác
định dạng toán để có cách giải phù hợp.
Việc dạy cho học sinh nắm được phương pháp chung để
giải toán được chú trọng ngay từ khi các em giải bài toán đầu
tiên ở đầu bậc tiểu học và sau này vẫn được thường xuyên quan
tâm, các em luôn được rèn luyện trong việc tìm hiểu đề toán,
trong việc phân tích cái gì đã cho, cái gì phải tìm trong việc suy
nghĩ tìm ra cách giải và trong việc thực hiện cách giải. Đặc biệt,
các em được thường xuyên sử dụng việc tóm tắt đề toán bằng
sơ đồ, hình vẽ.

×