Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP-Một vài biện pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức học sinh trong trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.95 KB, 16 trang )

A.PHẦN CHUNG:
-Tên đề tài: Một vài biện pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức
học sinh trong trường tiểu học
-Họ tên người viết : Nguyễn Hồng Hà.
-Chức vụ : Phó hiệu trưởng.
-Đơn vị : Trường tiểu học Xuyên Mộc.
B. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG.
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
-Từ xa xưa cha ông ta rất coi trọng về đạo đức, các qui định chuẩn mực. Bất
cứ việc gì cũng có trên, có dưới, có tôn tri, trật tự. Trong giáo dục đạo đức luôn
được đặt lên hàng đầu: “Tiên học lễ hậu học văn". Hồ Chủ Tich đã dạy: ”Dạy cũng
như học phải chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng, là cái gốc quan
trọng, nếu không có đạo đức cách mạng thì tài cũng vô dụng”. Do đó trong nhà
trường giáo dục đạo đức là một công tác rất quan trọng nhằm đạt mục tiêu giáo dục
tiểu học là: ”Hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu sự phát triển đúng đắn
và lâu dài, về tình cảm, trí tuệ, và các kĩ năng cơ bản để học tiếp trung học hoặc đi
vào cuộc sống lao động”.
-Như chúng ta biết, nhiệm vụ của nhà trường là giáo dục cho học sinh ở hai
mặt chính: Đức dục và Trí dục. Đức dục và Trí dục phải được tiến hành song song
và đồng bộ.
-Giáo dục Đức dục là việc giáo dục cho học sinh nhân cách sống, biết yêu
quê hương, đất nước, con người, biết cách cư xử lễ phép với mọi người xung
quanh, sống và làm việc theo pháp luật, hiểu và tôn trọng tập tục truyền thống của
cha ông, biết điều hay lẽ phải tránh những thói hư tật xấu, biết thương yêu giúp đỡ
người kém may mắn hơn
-Theo đà phát triển đi lên của xã hội, đạo đức của học sinh cũng có nhiều
thay đổi. Theo nhận định chung thì đạo đức của thanh thiếu niên đặc biệt là ở học
sinh sa sút rất nhiều. Chúng ta vẫn thấy học sinh nói tục chửi thề, có em hỗn láo với
cha mẹ, thầy cô, đánh nhau, trốn học … Đạo đức học sinh ngày càng đi xuống bởi
nhiều lý do, nguyên nhân chủ yếu là do cơ chế kinh tế thị trường làm cho mọi
người trong xã hội bận rộn nhiều với công việc, với những toan tính để làm giàu


mà lãng quên đi một việc hết sức quan trọng là gần gũi giáo dục nhân cách cho con
cái trong gia đình. Mặt khác có lẽ do chúng ta chưa tìm ra những biện pháp tốt có
hiệu quả trong việc giáo dục các chuẩn mực đạo đức cho học sinh khi xã hội ngày
càng phát triển và thay đổi như hiện nay. Do đó một nhiệm vụ hết sức quan trọng
đặt ra cho nhà trường là: song song với việc giáo dục Trí dục phải nghiên cứu, tìm
hiểu thực tế đối tượng để tìm ra những biện pháp tốt nhất, những kinh nghiệm giáo
dục có hiệu quả để phổ biến rộng rãi mọi nơi để cùng nhau giáo dục lớp trẻ trở
thành những người tốt, có ích cho xã hội .
-Ngoài ra phong trào Đội là phong trào thu hút nhiều học sinh nhất, ở đây
học sinh được rèn luyện, vui chơi trong một tập thể đầy tình thương của bè bạn
1
thầy cô. Hoạt động Đội là hoạt động phong phú với nhiều hình thức, mang tính trực
quan sinh động phù hợp và thu hút học sinh. Do đó các hoạt động Đội mang tính
giáo dục cao và đầy hiệu quả trong việc hình thành và phát triển nhân cách học
sinh.
-Vai trò giáo dục đạo đức học sinh còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như
gia đình và xã hội. Nhưng không phải trường nào cũng có sự phối kết hợp nhịp
nhàng 3 yếu tố: Gia đình, nhà trường và xã hội. Đặc biệt hiện nay Đảng và nước
đang trong thời kì thực hiện việc xã hội hóa giáo dục. Làm thế nào để chúng ta
nâng cao chất lượng giáo dục từ việc phối hợp đồng bộ các môi trường này.
-Hiện nay trong công cuộc đổi mới đất nước, việc Đảng và Nhà Nước luôn
quan tâm hàng đầu là đổi mới giáo dục. Đảng ta đã nhận định giáo dục là quốc
sách, là nền tảng của xã hội. Một đất nước muốn phát triển về lâu dài thì việc đầu
tư vào giáo dục là việc nên làm.
II/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI :
- Nhằm đánh giá lại việc giáo dục đạo đức ở các trường tiểu học trong những
năm qua có những ưu, khuyết như thế nào về mục tiêu, nội dung, phương pháp,
cách đánh giá.
- Tìm ra những nguyên nhân tại sao việc giáo dục đạo đức ở các trường tiểu
học hiện nay chưa đáp ứng được sự mong muốn của xã hội.

- Đánh giá lại kết quả của việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học
sinh trong những năm gần đây. Việc phối kết hợp các môi trường giáo dục trong và
ngoài nhà trường có ảnh hưởng như thế nào đến việc nâng cao chất lượng giáo dục
đạo đức học sinh.
- Đưa ra một số giải pháp trong việc quản lý nâng cao chất lượng giáo dục
đạo đức học sinh. Đổi mới phương pháp giáo dục đạo đức hiện nay nhằm nâng cao
chất lượng việc giáo dục đạo đức học sinh hơn nữa.
V/ NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI :
+ Có nên chăng một số em học sinh học lực giỏi và thông minh nhưng lại vô
kỉ luật luôn vi phạm những nội qui nhà trường, đánh nhau, chửi tục… và cuối cùng
bỏ học vì quá ham chơi. Tham gia cùng đối tượng xấu phá làng, phá xóm.
+ Và tại sao hiện nay tình trạng đạo đức học sinh đang xuống cấp trầm trọng.
Như không biết chào hỏi thầy cô, nói tục, đánh nhau, trộm cắp, không vâng lời bố
mẹ thầy cô. Một số không nhỏ học sinh lười biếng học bài, trốn học đi chơi, say mê
trò chơi điện tử… Và rồi số phận những em đó sẽ đi vào con đường phạm pháp, bị
tù tội. Hoặc là vô công rồi nghề, tương lai đói nghèo, lạc hậu. vv…Và những
khuyết điểm trên của học sinh trên chúng ta có thể khắc phục được hay không?
Nhiệm vụ của đề tài này là đi giải quyết vấn đề đó!.
+ Nguyên nhân :
-Học sinh vi phạm đạo đức là do học sinh chưa được giáo dục đến nơi đến
chốn. Người ta nói :”Nhân chi sơ, tính bổn thiện” Bước chân chào đời học sinh như
tờ giấy trắng. Theo dòng thời gian trên tờ giấy trắng đó là những hoa văn kiến thức
khoa học, là những kinh nghiệm sống, là những lời hay, ý đẹp hay là những vết đen
2
nham nhở của thói hư tật xấu tất cả đều do chúng ta: Phụ huynh, thầy cô giáo và
những người làm công tác giáo dục vẽ nên.
-Trong nhà trường hiện nay một số trường mãi lo cung cấp kiến thức cho học
sinh mà quên hẳn việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Nhiều nghịch lý đã diễn ra
như học sinh không rành tiếng Việt mà lại biết hai, ba ngoại ngữ. Phong tục, tập
quán tốt đẹp người Việt không gìn giữ mà lại chạy theo cách sống thực dụng

phương Tây. Phụ huynh chưa quan tâm, coi trọng đến việc giáo dục đức giáo dục
đạo đức cho con em mình, chỉ biết cuộc sống hiện tại, chỉ biết lo cho bản thân
mình.
-Khi nước ta áp dụng nền kinh tế thị trường thì xã hội phần nào bị đồng tiền
chi phối, gần như tất cả mọi người đều chạy theo đồng tiền. Nhiều giáo viên vì
đồng tiền mà bán rẻ nhân cách của mình. Từ đó vị trí người thầy trong xã hội bị
giảm đi. Khi mà ở nhà trường, ai có tiền thì mua được tất cả từ điểm thi, vị trí ngồi,
trường tốt vv… thì ở học sinh cũng hình thành những hành vi, suy nghĩ xấu.
-Ở các trường tiểu học vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa không có đầy đủ
cơ sơ,û vật chất, để tổ chức các phong trào giáo dục đạo đức cho học sinh. Học sinh
còn thiếu những hoạt động có tính tập thể, cộng đồng và sự va chạm, làm quen dần
với môi trường cuộc sống hàng ngày cần thiết để có thể phát triển, rèn luyện tư
cách đạo đức trong mỗi bản thân mình. Giáo viên chưa có kinh nghiệm để nâng cao
việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường,
gia đình và xã hội để nâng cao khả năng giáo dục đạo đức cho học sinh.
+ Hướng giải quyết :
Muốn nâng cao chất lượng đạo đức ở học sinh tiểu học thì nhiệm vụ của đề
tài này là :
- Đưa ra phương pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức học sinh có hiệu
quả.
- Nghiên cứu các phương pháp giảng dạy trên lớp của giáo viên chủ nhiệm
nhằm nâng cao chất lượng đạo đức của học sinh.
- Cải tiến các công tác hoạt động phong trào của liên đội trong trường. Cách
thức phối hợp với các tổ chức đoàn, đội … ở địa phương, huyện , tỉnh tạo
nhiều sân chơi cho học sinh va chạm, làm quen với cuộc sống. Hình thành và
phát triển nhân cách.
- Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội để nâng cao khả năng
giáo dục đạo đức cho học sinh. Cung cấp kiến thức, phương pháp cho phụ
huynh nhằm rèn luyện, giáo dục đạo đức của con em mình.
C. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI.

I/ Cơ Sở Lý Luận :
+ Các khái niệm:
Đạo đức: Là phép tắc về quan hệ giữa con người với con người, giữa cá
nhân với tập thể. Là những chuẩn mực hành vi đạo đức của con người.
3
Giáo dục đạo đức: Là những tác động có hệ thống để con người có phẩm
chất tốt đẹp, biết những phép tắc về quan hệ giữa con người với con người, giữa cá
nhân với tập thể.
Giáo dục đạo đức học sinh: Là những tác động có hệ thống của những
người làm công tác giáo dục lên đối tượng là học sinh để học sinh có phẩm chất
tốt đẹp, biết những phép tắc về quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân
với tập thể. Trở thành người công dân có ích cho đất nước. Là cung cấp cho học
sinh những chuẩn mực hành vi đạo đức, cũng như rèn luyện các em nên người.
Quản lý công tác giáo dục đạo đức học sinh: Là tổ chức, điều khiển hoạt
động giáo dục đạo đức học sinh trong đơn vị mình quản lý, cụ thể là nhà trường
tiểu học.
+ Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học :
Ở lứa tuổi học sinh tiểu học tâm sinh lý học sinh bắt đầu hình thành và phát
triển. Học sinh rất hiếu động, hay bắt chước, dễ thích nghi với môi trường sinh
hoạt. Học sinh thường bắt chước những hành vi của người lớn. Nên trong việc hình
thành nhân cách đạo đức học sinh phụ thuộc rất nhiều vào người lớn. Chúng ta
thường thấy ở trẻ nhỏ xuất hiện nhữõng hành vi xấu mà chúng ta không dạy cho
chúng (Nói tục, chửi thề). Tất cả do học sinh tình cờ nghe được từ người lớn xung
quanh vàø bắt chước theo. Ở trường học đối với học sinh tất cả những gì thầy cô
dạy, những hành vi của thầy cô học sinh đều cho là đúng nhất. Đối với chúng thầy
cô luôn là thần tượng, là pháp lý. Ngoài ra ở trường học sinh được sống trong môi
trường tập thể, sự va chạm giữa cộng đồng cùng trang lứa cũng là một cách hình
thành đạo đức ở các em. Do đó nhà trường là nơi giáo dục đạo đức học sinh tốt
nhất. Mà muốn có được những thân tre mọc thẳng để làm rường cột nước nhà ngay
từ bây giờ chúng ta phải biết uốn nắn những búp măng. Vì ở lứa tuổi nhỏ chúng ta

không rèn luyện các hành vi đạo đức cho học sinh thì sau này lớn lên khi những
thói hư tật xấu đã nhiễm vào học sinh thì chúng ta không thể uốn nắn các em được
nữa và sản phẩm chúng ta làm ra lại là sản phẩm hỏng. Đây là điều mà ngành giáo
dục không bao giờ cho phép.
+ Những vấn đề lý luận khác:
-Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói:”Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều
do giáo dục mà nên”. Qua đó ta thấy vai trò, nhiệm vụ của ngành giáo dục nói
riêng và của xã hội nói chung đối với công tác giáo dục đạo đức học sinh là then
chốt. Bản tính mỗi cá nhân không phải là cái có sẵn mà là do giáo dục. Giáo dục
rèn luyện cho học sinh những hành vi nhỏ nhất như: đi, đứng, nói năng, sinh hoạt,
giao tiếp… Đến những yêu cầu lớn lao như: lý tưởng, lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa
xã hội…
-Việc giáo dục đạo đức học sinh là một quá trình lâu dài, liên tục, có rất
nhiều phương pháp, trong nhiều môi trường khác nhau. Trong quá trình sống học
sinh bị tác độïng nhiều từ môi trường sống, từ các cộng đồng, tập thể, bạn bè, người
thân mà các em tiếp xúc. Ngoài ra học sinh còn bị ảnh hưởng bởi tác động tự phát
mà trẻ bắt gặp hết sức đa dạng ở ngoài đời như phim ảnh, ti vi, băng đĩa, internet
vv…
4
-Gia đình là tế bào xã hội, là nơi mỗi cá nhân ra đời, lớn lên và hình thành
nhân cách. Gia đình là một môi trường giáo dục đạo đức tốt nhất cho học sinh. Cha
ông ta nói “Cha nào, con đó”. Khả năng giáo dục của gia đình là rất lớn, đứa trẻ ra
đời nhận sự giáo dục đầu tiên từ gia đình. Từ những câu hát ru của mẹ khi còn nằm
trên nôi đến sự dạy dỗ của bố mẹ đến khi trưởng thành. Trẻ không những bị tác
độïng của người lớn mà còn tác động ngược lại bố mẹ và các thành viên trong gia
đình. Khả năng hình thành nhân cách ở học sinh chủ yếu thông qua các hoạt động
giao lưu, tập thể và nhóm, trong sự tiếp xúc hàng ngày của học sinh đối với môi
trường xung quanh.
-Học sinh đạo đức tốt hay xấu đều do tác động của hệ thống giáo dục. Do đó
nhà trường, các tổ chức ở địa phương, gia đình là môi trường tốt nhất giáo dục đạo

đức học sinh. Vậy chúng ta phải biết kết hợp hài hòa ba môi trường giáo dục này
nhằm phát huy tốt nhất khả năng giáo dục toàn diện. Bản chất của việc kết hợp 3
môi trường này là tạo ra một môi trường và điều kiện thích hợp đểû giáo dục đúng
đắn, mà trong đó tất cả các mối quan hệ ở các lĩnh vực của đời sống xã hội đều
mang tính chất chuẩn mực. Điều đó không những hình thành nhân cách ởû học sinh
mà tạo ra điều kiện vật chất, tinh thần thuận lợi cho việc giáo dục của nhà trường
và gia đình.
-Nhiệm vụ giáo dục của chúng ta hiện nay là giáo dục giáo dục cho học sinh
phát triển toàn diện về: “Đức, Trí, The,Å Mỹ”, hình thành các kỹ năng, kỹ xảo
nhằm giúp học sinh dễ hòa đồng với cuộc sống sau này. Và đặc biệt là giáo dục đạo
đức cho học sinh là điều tối quan trọng. Đây là khả năng giúp học sinh có nhân
cách tốt, có những phẩm chất tốt đẹp và có khả năng làm chủ mình trong cuộc sống
hàng ngày. Không làm hại đến người khác, không gây ảnh hưởng xấu cho xã hội.
II/ Quá trình thực hiện các biện pháp quản lý GDĐĐ (giáo dục đạo đức).
1. Công tác quản lý GDĐĐ học sinh trong nhà trường.
1.1 Ban giám hiệu (BGH) quản lý GDĐĐ qua công tác chủ nhiệm của giáo
viên.
Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) là người trực tiếp nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý
trẻ. Là người hiểu rõ trẻ hơn ai hết như câu hát “Mẹ của em ở trường là cô giáo
mến yêu”. Việc hình thành nhân cách và những hành vi tốt, xấu của học sinh đều
phụ thuộc vào quá trình giáo dục của GVCNù. Như học sinh đánh nhau, trốn học,
không học bài, làm bài, nghịch ngợm vv…GVCN đều nắêm rất rõ.
Do đó ngay từ đầu năm học BGH yêu cầu GVCN phải thường xuyên chú ý đến
hành vi của từng học sinh. Qua công việc hàng ngày của GVCN như kiểm tra việc
học, thực hiện nội qui trường, lớp của học sinh GVCN sẽ biết đánh giá về mặt đạo
đức của từng học sinh. Từ đó kịp thời uốn nắn sửa chữa khi học sinh có thái độ,
hành vi đạo đức không tốt. VD: Khi có một học sinh đi học trễ, hay không thuộc
bài thì giáo viên chủ nhiệm là người biết rõ trước nhất và phải kịp thời có biện
pháp giáo dục (nhắc nhở…) để các em thay đổi ý thức, hành vi của mình là không
đi học trể nữa.

Đặc biệt công tác chủ nhiệm là khâu quan trọng nhất trong việc GDĐĐ cho học
sinh. Ngay từ đầu năm học BGH yêu cầu GVCN phải tìm hiểu được hoàn cảnh, cá
5
tính của từng học sinh, có sổ kế hoạch, sổ chủ nhiệm để theo dõi và phổ biến nhiệm
vụ của người học sinh, nội qui của trường, của lớp, của đội đến từng học sinh để
học sinh thực hiện tốt. Lấy đó làm khuôn mẫu, chuẩn mực chung để đánh giá đạo
đức học sinh hàng ngày. Hàng tuần, hàng tháng BGH tiến hành kiểm tra công tác
chủ nhiệm, kiểm tra hồ sơ của GVCN về theo dõi hạnh kiểm học sinh. Yêu cầu
giáo viên chủ nhiệm phải có sổ theo dõi học sinh cá biệt, trong đó có biện pháp
giáo dục đã sử dụng. Nếu hồ sơ không đẩy đủ, không cập nhật được các mục theo
dõi sẽ bị nhắc nhở, hoặc cảnh cáo.
Đối với học sinh có những hành vi vi phạm nghiêm trọng, hoặc giáo dục nhiều
lần tại lớp không có hiệu quả thì BGH yêu cầu GVCN phải mời em đó lên văn
phòng để TPT đội và BGH kết hợp giáo dục.
Để GVCN chú ý hơn về đạo đức học sinh BGH gắn liền trách nhiệm của GVCN
với từng hành vi đạo đức của học sinh. VD: Nếu trong tuần, tháng có học sinh của
GVCN nào vi phạm đạo đức nghiêm trọng thì GVCN sẽ bị trừ điểm trong thi đua.
1.2 BGH quản lý việc GDĐĐ cho học sinh qua các môn học.
Như ta đã biết một trong những chức năng của quá trình dạy học là truyền thụ
tri thức và hình thành phẩm chất đạo đức cần thiết cho học sinh, bất cứ một bài học
nào ở trường phổ thông cũng có tính giáo dục sâu sắc, sự hiệu quả của mỗi giờ dạy
còn phụ thuộc vào cách truyền thụ của giáo viên. Và để GVCN làm tốt việc này
BGH đã quan tâm theo dõi việc thực hiện giảng dạy các bộï môn của giáo viên như
sau:
a. Đối với môn Đạo đức
Chương trình môn Đạo đức được xem là một phương tiện quan trọng để thực
hiện nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, tình cảm, pháp luật cho học sinh một cách trực
tiếp, hoàn chỉnh và sâu sắc. BGH yêu cầu giáo viên khi dạy môn Đạo đức là làm
cho những tri thức đạo đức, những chuẩn mực về hành vi đạo đức có trong bài học
được thấm sâu, bền vữõng, trở thành kĩ năng sống, thói quen hàng ngày của mỗi

học sinh. Muốn vậy giáo viên phải có phương pháp dạy thích hợp với bộ môn, phải
chú tâm đi sâu tìm hiểu đặc trưng bộ môn. Ở đây đòi hỏi khả năng tự học của giáo
viên rất lớn. Để giáo viên làm tốt việc này BGH luôn kiểm tra việc tự bồi dưỡng
kiến thucư của giáo viên thông qua kiểm tra giờ dạy trên lớp, thông qua việc học
bồi dưỡng thường xuyên chu kì III, hàng tháng, hàng tuần kiểm tra vở tự học của
giáo viên. Tổ chức tốt việc học bồi dưỡng thường xuyên ngay tại trường.
BGH yêu cầu giáo viên dạy môn Đạo đức đúng theo lịch báo giảng, dạy nghiêm
túc không qua loa, không xem nhẹ môn này. Một số GVCN trường không chú tâm
đến môn đạo đức, lên lớp chỉ chú trọng dạy hai môn Toán và Tiếng việt. BGH luôn
quán triệt đến từøng giáo viên trong việc thực hiện giảng dạy môn Đạo đức. BGH
tổ chức mở chuyên đề cho các khối về môn Đạo đức để tất cả giáo viên nắm bắt.
Đưa ra các phương pháp dạy học theo hướng tích cực nhằêm gây hứng thú cho học
sinh như thảo luận nhóm, đóng kịch, phỏng vấn vv… và lên kế hoạch dự giờ các
giáo viên. Kiểm tra tập của học sinh để xem GVCN có dạy môn Đạo đức đúng theo
lịch báo giảng không.
b. Đối với các môn khác
6
Các môn học khác như Tiếng việt, Tự nhiên xã hội, An toàn giao thông vv…đều
có tri thức giáo dục trong từng bài học. Do đó nhiệm vụ của giáo viên phải làm sao
cung cấp những tri thức về các hành vi đạo đức này cho các em. VD: Ơû môn
Tiếng việt giáo dục cho học sinh lòng yêu quê hương, yêu đất nước, con người
thông qua từng nội dung môn học. Môn Lịch sử cần giáo dục cho học sinh về
truyềøn thống hào hùng của dân tộc, biết ơn Đảng, Bác Hồ. Giáo dục học sinh tinh
thần đấu tranh anh dũng, bất khuất của nhân dân ta.
Trong việc dạy các bộ môn BGH yêu cầu giáo viên ngoài việc cung cấp kiến
thức, kĩ năng, kĩ xảo thì việc giáo dục tư tưởng, thái độ, tình cảm cho học sinh là rất
quan trọng. BGH đánh giá giờ dạy của giáo viên đạt hay không đều phụ thuộc vào
yếu tố này. Nếu giáo viên nào không có bước giáo dục học sinh trong bài dạy thì
tiết học đó không được đánh giá cao, chắc chắn không đạt tiết dạy giỏi.
1.3 BGH quản lý công tác GDĐĐ cho học sinh qua hoạt động đội TNTP.

Phong trào Đội là phong trào thu hút nhiều học sinh nhất, ở đây học sinh được
rèn luyện, vui chơi trong một tập thể đầy tình thương của bè bạn thầy cô. Hoạt
động Đội là hoạt động phong trào, phong phú và nhiều hình thức, mang tính trực
quan sinh động phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học và có sức thu hút học sinh.
Do đó Tổng phụ trách (TPT) với các hoạt động Đội luôn mang tính giáo dục cao và
đầy hiệu quả. Để vận dụng công tác đội và vai trò TPT đội trong việc GDĐĐ cho
học sinh BGH đã thực hiện các biện pháp quản lý như sau:
a. BGH tạo điều kiện tốt cho TPT hoạt động:
Hiện nay một số trường BGH chưa coi trọng công tác đội và vai trò TPT đội
trong việc giáo dục đạo đức học sinh cũng như tổ chức các hoạt động cho nhà
trường. Thường thường những giáo viên nào yếu kém chuyên môn, thiếu bằng cấp
không có khả năng dạy học thì BGH đưa qua làm công tác đội, để ngồi chơi xơi
nước và cuối cùng là phong trào trường đó không có. Nhiều TPT đội không có
năng khiếu tổ chức, sinh hoạt, hoặc tuổi trên 50 cũng gặp nhiều khó khăn trong
công tác phong trào. Rất nhiều hiệu trưởng không biết công việc của TPT đội là
làm gì nên không có khả năng kiểm tra, đôn đốc hoạt động đội cho tốt thêm. Ở
trường nhiều TPT đội luôn bị hiệu trưởng sai làm các công việc khác như: bảo vệ,
văn thư, dạy thay…Vậy muốn hoạt động phong trào đi lên, việc GDĐĐ nhà trường
có hiệu quả, công việc của BGH là:
-BGH phải tìm được một TPT giỏi có khả năng tổ chức các hoạt động phong
trào cho nhà trường, giỏi về chuyên môn đội, nhiệt tình công tác.
-BGH phải luôn tạo điều kiện tốt cho TPT công tác như: lên kế hoạch thu quĩ
đội đầu năm học, phân công lịch dạy sao có thời gian cho đội tổ chức sinh hoạt.
VD: Hàng tuần phân công một tiết sinh hoạt sao cho đội sinh hoạt, mỗi ngày có 15
phút đầu giờ cho đội viên tự kiểm tra bài lẫn nhau…
-Yêu cầu tất cả giáo viên phải phối hợp tốt với TPT đội để phát độâng các
phong trào thi đua trong nhà trường. Các phong trào đội đề ra lớp phải thực hiện
nghiêm túc, có đánh giá thi đua đối với giáo viên trong các công tác này. VD: TPT
tổ chức thi cắm hoa cho các lớp trong dịp 20/11. nếu lớp nào không tham gia
phong trào thì lớp không được lớp tiên tiến, giáo viên bị trừ điểm thi đua.

7
-BGH chuẩn bị cơ sở vật chất như hệ thống phát thanh, phòng truyền thống đội
để TPT làm tốt công tác của mình.
-BGH đã tạo điều kiện cho TPT đội đi tập huấn công tác đội đầu năm để TPT
nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, yêu cầu TPT học hỏi kinh nghiệm tổ chức phong
trào những trường bạn về áp dụng cho liên đội mình.
b. BGH kiểm tra thường xuyên công tác đội.
Ngoài ra muốn quản lý công tác đội tốt BGH cần phải tìm hiểu để biết về công
việc của TPT, về tổ chức đội, từ đó mới có biện pháp chỉ đạo, hộ trợ cho phong trào
đội. BGH thường xuyên phối hợp với hội động đội, thông qua kế hoạch hoạt động
đội cấp Huyện, hàng tháng, quí, năm để đánh giá hoạt động đội trong nhà trường.
Kiểm tra kế hoạch hoạt động năm, kế hoạch tháng của liên đội, các phong trào đã
tổ chức và tính hiệu quả của nó. Kiểm tra các báo cáo gởi lên cấp trên có trung thực
không cũng như việc họp giao ban hàng tháng của TPT ở hội đồng đội.
BGH yêu cầu TPT đội phải mở các lớp bồi dưỡng đội cho đội viên và nhi đồng
trưởng thành, cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản của đội. VD: như ý
nghĩa cờ đội cờ tổ quốc, ý nghĩa chào tay, ý nghĩa khăn quàng đỏ. Học sinh nắêm
bắt các ngày lễ lớn và hiểu rõ ý nghĩa các ngày lễ này. Và BGH kiểm tra thường
xuyên bằng cách hỏi học sinh bất kì của các lớp về kiến thức đội để xem TPT
truyền đạt cho các em tốt hay không? BGH hiệu giám sát chặt chẽ việc công nhận
các chuyên hiệu của đội đặc biệt các chuyên hiệu có nội dung giáo dục sâu sắc.
VD: Chuyên hiệu Nhà sử học nhỏ tuổi, chuyên hiệu An toàn giao thông, chuyên
hiệu Chăm học…
c. BGH theo dõi tốt công tác trực chấm của sao đỏ.
Việc kiểm tra các nội qui của nhà trường các hoạt động đội phụ thuộc nhiều vào
đội sao đỏ. Chỉ có đội sao đỏ mới theo dõi hết được các hoạt động của các lớp.
BGH yêu cầu tổng phụ trách quán triệt đội ngũ sao đỏ làm công tác theo dõi,
chấm thi đua thật chính xác để tránh thắc mắc gây ồn ào trong giờ chào cờ, tránh
các hành vi ganh đua không lành mạnh. Các nội qui của nhà trường đội sao đỏ
kiểm tra chặt chẽ để chấm điểm thi đua và đọc trước cờ hàng tuần. Đội ngũ sao đỏ

phải là những em gương mẫu, có đạo đức tốt. Học lực khá để khi công tác trực
chấm không ảnh hưởng đến chất lượng học tập.
d. BGH chỉ đạo TPT đội tổ chức tốt “Hòm thư giúp bạn”.
Để phát hiện những hành vi đạo đức chưa tốt của học sinh để kịp thời uốn nắn,
điều chỉnh chúng ta phải dựa vào sự quan sát của học sinh, chỉ có bạn bè cùng lớp,
cùng xóm với nhau thì các em mới có điều kiện quan sát, nắm bắt các hành vi của
bạn mình. Ngoài ra có nhiều học sinh khi phát hiện những bạn chưa tốt, có hành vi
xấu nhưng các em không dám nói với thầy cô để giáo dục bạn vì nhiều nguyên
nhân. Cho nên BGH thực hiện việc đặt một “Hòm thư giúp bạn” Yêu cầu học sinh
phát hiện những hành vi, vi phạm kỷ luật của các bạn ở nhà cũng như ở trường,
những hoàn cảnh khó khăn cần giúp đỡ của các bạn mà các em thấy, báo lại cho
thầy cô thông qua việc viết thư bỏû vào thùng…Hàng tuần TPT tổng hợp các thư
và đọc trước cờ những “Thư giúp bạn“ hay, phản ánh kịp thời hành vi xấu của các
bạn. VD: Những thư như sau:”Thưa thầy ở lớp em có bạn N luôn ăn cắp đồ của
8
hàng xóm chúng em nói hoài mà bạn không nghe, nhờ thầy nói bạn ấy dùm. Hoặc”
lớp em có bạn H mỗi lần đi học luôn đòi mẹ cho 5000đ thì mới chịu đi”. Và TPT
có biện pháp xử lý kịp thời những thông tin đó.
g. BGH chỉ đạo TPT đội tổ chức tốt việc “Phát thanh măng non”.
-Phát thanh măng non là thông qua hệ thống loa đài, truyền đạt đến người nghe
những nội dung cần thông báo. Nó có tác dụng cung cấp cho người nghe nghững
kiến thức mới, giải thích, truyên truyền những nội dụng mà người phát muốn tác
động đến người nghe. Ngoài ra phát thanh còn mang tính giải trí, và giáo dục cao
đối với học sinh.
-Phát thanh Măng Non là một phong trào của đội mà hội đồng đội các cấp đã
đưa ra từ nhiều năm nay. Nhưng việc các trường có thực hiện, và thực hiện nó có
hiệu quả hay không là việc chúng ta cần phải xem xét lại. Các trường còn bỏ ngỏ,
không thực hiện, thậm chí đến việc mở nhạc cho các em nghe 5 – 10 phút mỗi ngày
cũng không làm được. Thì làm sao giáo dục đạo đức cho học sinh được.
-Phát thanh măng non là một phong trào mang tính tuyên truyền, giáo dục cao.

Nó tác động rất sâu sắc đến tất cả các thành viên trong nhà trường. Trong mỗi
phong trào nếu chúng ta biết lợi dụng phát thanh để tuyên truyền thì phong trào đó
sẽ có hiệu quả hơn. Như chúng ta thấy ở các nước ngoài các nhà làm chính trị luôn
có những phương tiện truyền thông riêng của mình (như truyền hình, tòa báo vv )
nhằm tuyên truyền đến dân chúng, quan điểm, đường lối của mình.
-Chúng ta hay tự than trách tại sao học sinh chúng ta chỉ thuộïc và hay hát
những bài hát người lớn? Vì thật ra các em có được nghe những bài hát thiếu nhi
đâu? Những baì hát của người lớn có lời yêu đương nhảm nhí thì lúc nào các em
cũng đuợc nghe. Nếu như ngày nào ở trường chúng ta cũng cho các em nghe những
bản nhạc thiếu nhi, thì thử hỏi các em có thuộc, và hát những bài hát thiếu nhi đó
không? Nếu những hành vi xấu của học sinh thường hay mắc phải, mà được nhắc
nhở hàng ngày trên loa đài của nhà trường thì hành vi xấu đó có giảm đi không?
Câu trả lời chắc chắn chúng ta ai cũng biết.
-Trường nào làm tốt việc Phát thanh măng non thì ở trường đó các phong trào
diễn ra sôi nỗi hơn, các tệ nạn ít xảy ra, và công tác giáo dục sẽ đạt được hiệu quả
cao. Do đó ngay từ đầu năm sau khi đội ổn định tổ chức BGH đã thực hiện như
sau:
+Đề nghị TPT đội nhanh chóng thành lập đội phát thanh măng non của nhà
trường và thực hiện phát thanh mỗi tuần một lần.
+Về cơ sở vật chất:
-BGH nhận thấy một trường học mà không có hệ thống loa đài thì không thể
nào làm tốt công tác giáo dục được, vì không thể làm tốt công tác tuyên truyền. Để
thực hiện chương trình phát thanh măng non BGH tạo điều kiện cho TPT và liên
đội về cơ sở vật chất như sau:
-Nhà trường sửa hệ thống điện lưới, tu bổù dàn âm thanh (Dàn âm thanh ở đây
chỉ cần một âm ly, một loa sắt và một micro), một máy đĩa, một phòng phát (có thể
là phòng truyền thống hoặc một góc phòng nào đó để đặt dàn âm thanh). Để TPT
lúc nào cũng có thể hoạt động.
9
-BGH đặt mua báo Khăn quàng đỏ, Nhi đồng, Khám phá…để phục vụ cho công

tác đội và cho việc Phát thanh măng non.
+Về nội dung BGH yêu cầu TPT tổ chức cho học sinh phát thanh những mục có
tính giáo dục cao như sau:
- Điểm tin tuần qua : Đây là bản tin tóm tắc hoạt động trong nhà trường qua một
tuần. Phần này đội phát thanh lấy thông tin từ các buổi chào cờ mà thầy Tổng phụ
trách, và Ban giám hiệu thông báo.
- Bông hoa tỏa sáng : Đây là phần viết về một bạn có thành tích xuất sắc, có
nhiều cố gắng trong học tập và hoạt động phong trào. Hoặït có thành tích nổi bật.
Hay là một việc làm đạt hiệu quả của nhà trường.
- Những vết mực đen : Đây là phần nói về một số cá nhân chưa tốt, vi phạm các
nội qui nhà trường. Hoặc một phong trào nào đó của nhà trường còn yếu kém.
- Bạn đã đọc chưa : Đây là phần đọc những bài viết hay bổ ích trong sách, báo
cho đội viên nghe. Chú ý nên hướng học sinh đọc các bài trong báo Nhi đồng,
Khăn quàng đỏ, Thiếu niên vv Vì số lượng các em có điều kiện đọc báo rất ít.
- Những ngày lễ lớn : Đây là phần tuyên truyền về ý nghiã của các ngày lễ lớn
trong năm. Phần này TPT, hoặc các em sưu tầm trong các báo.
- Tuyên truyền phòng tránh tệ nạn : Đây là những bài viết nhằm tuyên truyền
phòng chống các tệ nạn như ma túy, An toàn giao thông, các dịch bệnh vv
- Văn nghệ giải trí : Cho học sinh nghe nhạc từ băng đĩa, hát trực tiếp từ mi-cơ-
rô, đọc thơ, kể chuyện vv Tiết mục này có thể xen kẽ trong các phần của chương
trình.
+ Qua việc phát thanh hàng tuần BGH luôn theo dõi và có ý kiến chỉ đạo kịp
thời đến TPT để điều chỉnh nội dung, hình thức bài viết cho học sinh để để khi phát
có tính tuyên truyền, giáo dục cao.
1.4 Phối hợp giữa chuyên môn và đội tổ chức các hoạt động ngoài giờ cho học
sinh:
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là việc tổ chức giáo dục thông qua hoạt
động thực tiễn của học sinh về khoa học kĩ thuật, lao động công ích, hoạt động xã
hội, hoạt động nhân đạo, văn hóa văn nghệ, thẫm mỹ, vui chơi giải trí, thể dục thể
thao…để giúp các em hình thành và phát triển nhân cách (đạo đức, năng lực, sở

trường…)
Ở đa số các trường tiểu học không có hoặc rất ít những sân chơi để thu hút học
trò trong giờ chơi. (Sân diện tích hẹp, không có bóng mát) Nên phần lớn học sinh
tự tìm trò chơi giải trí tuỳ ý và không phù hợp như: Trèo lên bàn, ghế chơi rượt
đuổi, trèo cây, bắn súng nhựa…. Do chưa nhận thức được đúng sai, kông có người
quản lý nên lúc ở nhà hoặc trước giờ vào học, học sinh dễ sa vào những trò chơi
không lành mạnh. VD: Học sinh tụ tập nhau đánh lộn, đánh bài, chơi bi da, rồi
hiện nay lại là hút thuốc… Tạo điều kiện cho nạn ma túy rất dễ dàng xâm nhập sau
này. Học sinh bị bạn bè xấu lôi kéo trốn học đi chơi vi tính, chát vv…
+Cho nên BGH đã phối hợp với TPT đội tổ chức những trò chơi bổ ích ở nhà
trường thu hút học sinh vào như: Đá bóng, cầu lông ,”Kính vạn hoa “… Mở các
câu lạc bộ cờ vua, cờ tướng để các em tham gia. Các phong trào được tổ chức gần
10
như nối liền nhau, và rải đều trong các tháng của năm học, mọi thành phần học sinh
đều được tham gia.
+Để tránh học sinh chỉ tập trung chơi mà không lo học hành BGH chỉ đạo giáo
viên chủ nhiệm kiểm tra, nếu em nào không thuộc bài, làm bài thì không được tham
gia chơi. BGH cũng yêu cầu TPT đội trong lúc tổ chức các trò chơi cũng thường để
ý đến việc học sinh hay chửi thề, nói tục vì đây là hiện tượng thường gặp ở học
sinh nhất là môn bóng đá, bóng ném…Nếu học sinh vi phạm thì đuổi ra sân ngay.
+Trong việc tổ chức các phong trào cũng như các trò chơi có phát thưởng BGH
cũng lưu ý TPT đội và những người tổ chức việc giáo dục tinh thần đoàn kết, trung
thực ở học sinh và việc thưởng phải rõ ràng, không thiên vị.
+Ngoài ra chúng ta cần phải biết đổi các hình thức chơi để thu hút các em. VD:
Về phong trào học tập từ hình thức “ Đố em “, rồi “Hái hoa dân chủ”, nay lại
“Kính vạn hoa “, “búp măng xanh”. Trong các ngày lễ lớn như ngày thành lập
quân đội nhân dân Việt Nam, ngày thương binh liệt sĩ… Ngày trước nhà trường
thường mời các đại biểu về nói chuyện để giáo dục truyền thống yêu nước cho các
em. Nhưng làm như vậy thì ít có kết quả vì trong các buổi đọc suông như vậy học
sinh rất ít chú ý nghe, ngồi nghịch phá, nói chuyện thành ra làm cho buổi lễ thêm

mất trật tự. Ngày nay vào những ngày lễ lớn BGH thường tổ chức các cuộc trò
chuyện, phỏng vấn giữa học sinh và những vị khách được mời để cho học sinh cảm
thấy được quyền tự do hơn. VD: Tổ chức mời các:“Bà mẹ Việt Nam anh
hùng”,”Các chú thương binh”. Cho học sinh phỏng vấn theo ý thích của mình.
(Nhưng những câu hỏi học sinh đều được thông qua Người tổ chức để tránh những
câu hỏi không đúng) Hay những gương học tốt trong trường, những bạn làm việc
tốt vv… Đều được nhà trường tổ chức giao lưu với toàn thể học sinh trong trường
để học sinh khác noi theo gương tốt, tránh tời gian chơi bời vô ích.
1.5 Chào cờ đầu tuần và việc giáo dục đạo đức học sinh.
-Giờ chào cờ vào sáng thứ hai là tiết học quan trọng nhất. Bởi đây là tiết học
đánh giá tổng kết và đưa ra phương hướng trong một tuần, tháng Nó giáo dục đạo
đức học sinh một cách trực tiếp và có hiệu quả cao. Ở tiết học này chủ yếu là do
Ban giám hiệu và Tổng phụ trách chủ đạo và mục đích là giáo dục đạo đức cho các
em. Để giờ chào cờ đạt được kết quả tốt, có tinhd giáo dục cao BGH luôn chú ý
những vấn đè sau:
-Trước tiên nhà trường tổ chức buổi chào cờ thật nghiêm trang để học sinh
thấy rõ ý nghiã buổi chào cờ, ý nghiã khi hát quốc ca, để các em có niềm tự hào về
lá cờ đỏ sao vàng, về dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam. Trong khi làm lễ nếu
có em nào đùa giỡn thì sẽ bị nhắc nhở, từ đó học sinh có ý thức tự giác hơn trong
các buổi lễ. Trong buổi lễ BGH cũng yêu cầu các đồng chí giáo viên nghiêm túc,
gương mẫu cho học sinh noi theo.
-Hình thức buổi chào cờ cũng được BGH yêu cầu TPT chú ý tới như đội
nghi thức, đội trống có đồng phục riêng, đi đứng phải nghiêm chỉnh nhằm gây ấn
tượng cho học sinh toàn trường. Đội trống nhà trường được tập dợt kĩ càng, tránh
trường hợp đánh sai nhịp gây mất trật tự bên dưới. Các giáo viên đều phải tập trung
11
ra sân để nghe nhận xét của đội và BGH. Nhiều trường trong buổi chào cờ chỉ có
TPT đội và học sinh.
-Nội dung của phần chào cờ là đánh giá hoạt động đã thực hiện trong tuần
của đội, của nhà trường, các mặt làm tốt và tồn tại. Nêu những gương điển hình

cũng như những em còn vi phạm nội qui nhà trường. Sau đó là kế hoạch hoạt động
trong tuần, tháng.
- Nhiều khi Tổng phụ trách hay BGH nhận xét trước cờ học sinh rất ít chú ý
nghe mà ngồi nói chuyện, đùa giỡn… Nếu có la rầy, phạt thì học sinh chỉ giữ trật tự
được một chút rồi lại ồn ào. Vậy nói như thế nào để học sinh chăm chú lắng nghe?
Đầu tiên ta phải biết học sinh thích nghe những gì? Giọng nói như thế nào?v.v…
Trong phần nhận xét BGH đã chú ý những vấn đề sau: Khi nhận xét thì không nên
nhận xét chung chung mà nêu đích danh từng hành vi cụ thể của học sinh, như nêu
một hành vi xấu hay là một gương tốt. Mời những em vi phạm nội qui nhà trường
trong tuần lên trước cờ và phân tích hành động sai trái cho học sinh toàn trường
hiểu. Tuyên dương những em có thành tích xuất sắc, chăm ngoan làm tấm gương
cho các bạn khác. Có như vậy vừa giáo dục các em trực tiếp vừa làm tăng thêm sự
chú ý của học sinh khác vào buổi lễ.
-Ngoài ra để lôi cuốn học sinh vào buổi lễ lời nhận xét nên thêm những câu
hỏi thu hút sự chú ý ở học sinh. VD: Các em thấy hành vi bạn A như vậy có đúng
không? Việc giúp đỡ bạn M chúng ta có nên làm không nào? Hoặc nhận xét theo
phương pháp kể chuyện hóa, lấy những việc cụ thể xảy ra hằng ngày để giáo dục
các em. VD :” Hôm qua đội nghi thức trường mình vừa dự thi ở huyện học sinh thi
đấu rất nhiệt tình sôi nổi . Nhưng thầy rất buồn vì học sinh còn thiếu tinh thần
đoàn kết giúp đỡ nhau . Bạn N xe đạp hư phải sửa thế mà các bạn khác mạnh ai
lấy đi không chờ bạn.”, hay “Hôm qua chú T ở xóm thầy có phàn nàn là một số em
vào hái ổi mà không xin phép “… Cứ nêu những việc cụ thể như thế mới khắc sâu
những điều Tổng phụ trách BGH nhắc nhở. Để học sinh nhận ra những việc làm có
hại cần tránh cần phải giáo dục học sinh theo phương pháp “Nhân hoá sự vật
“.VD :”Học sinh có bao giờ nghe cây bàng nói chuyện chưa ? Hôm qua lúc thầy
lại gần cây bàng tâm sự rằng nó không thể nào lớn được vì một số bạn học sinh
không thương nó! Thường leo trèo làm nó đau đớn.”
1.6 BGH yêu cầu thầy cô giáo làm gương cho các em.
Như chúng ta đã biết đối với học sinh thầy cô giáo luôn là thần tượng của các
em. Các em luôn để ý đến thầy cô, từ cách ăn nói, đến những cử chỉ hàng ngày. Và

hành vi ở trường của thầy cô tác động rất lớn đến việc hình thành nhân cách học
sinh. VD: Trong buổi chào cờ giáo viên nghiêm trang thì học sinh cũng nghiêm
trang. Giáo viên ngồi nói chuyện thì các em cũng ngồi nói chuyện. Nghe tiếng
trống đánh vào lớp vào viên chưa lên lớp thì các em cũng từ từ không chịu vào lớp.
Vì vậy vào đầu năm học nhà trường đề ra nội qui chặt chẽ cho giáo viên, yêu
cầu giáo viên phải tuân thủ một cách nghiêm túc. VD : Không đi trể, có lời nói và
hành động đúng đắn với học sinh, không quát nạt, dùng từ quá đáng trước học
sinh. Luôn tôn trọng phụ huynh và học sinh. Thực hiện phương châm ”Trò đâu
Thầy đó” giáo viên luôn theo sát học sinh và chịu mọi trách nhiệm về các hành vi
12
mà học sinh gây ra. 7 giờø 15 vào lớp thì 7 giờø BGH yêu cầu GVCN phải có mặt
để quản lý học sinh. Phối hợp với công đoàn theo dõi chấm thi đua cho việc thực
hiện nề nếp của giáo viên. Một trường có nội qui chặt chẽ, giáo viên thực hiện
nghiêm túc nôi qui thì học sinh cũng sẽ nghiêm túc thực hiện các nội qui của nhà
trường. Khi một trường có nề nếp thì đạo đức của học sinh trường đó cũng sẽ tiến
bộ.
2/ BGH phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội để giáo dục đạo
đức cho học sinh.
Như ta đã biết hiện nay việc giáo dục đạo đức cho học sinh không còn là việc
của nhà trường nữa mà phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường
và xã hội. Có như vậy chúng ta mới làm tốt công tác giáo dục và thực hiện tốt
đường lối “ Xã hội hóa giáo dục” của Đảng và Nhà Nước đề ra. Một ngày có 24
giờø nhưng học sinh chỉ ở trường chừng 4 giờ đói với trường dạy một buổi, 7 giờø
đối với trường hai buổi. Thứ bảy, chủ nhật học sinh đều ở nhà. Chưa kể ba tháng
hè. Do đó ta thấy thời gian học sinh sống, tiếp xúc cùng các thành viên trong gia
đình, vơí xã hội nhiều hơn là với thầy cô giáo, bạn bè. Và việc hình thành nhân
cách học sinh cũng phụ thuộc phần lớn từ phía gia đình và xã hội.
2.1 Nhà trường kết hợp với gia đình giáo dục đạo đức cho học sinh.
Không phải bất cứ một phụ huynh nào cũng có đủ hiểu biết, cũng như biết
phương pháp để dạy con cái họ nên người. Nhất là những phụ huynh vùng thôn quê

khi mà cuộc sống cơm áo, gạo tiền đã cướp đi quĩ thời gian của họ. Khi đến nhà
thăm hỏi nhiều phụ huynh không biết con mình tên khai sanh là gì, bao nhiêu tuổi,
học cô nào. Thì việc giáo dục đạo đức từ phía gia đình quả là rất khó khăn. Nên
việc làm cho phụ huynh hiểu được trách nhiệm làm cha làm mẹ của mình là điều
nhà trường luôn quan tâm. Nhà trường tổ chức 3 buổi họp tập trung phụ huynh học
sinh vào đầu năm, giữa năm và cuối năm học. Để thông báo trách nhiệm của gia
đình đối với con cái khi đến trường cũng như ở nhà. Thông báo các nội qui trường
lớp để phụ huynh nắm. Đặc biệt cho phụ huynh biết sơ bộ về quyền trẻ em. Yêu
cầu tạo điều kiện cho học sinh học tốt ở nhà, quản lý các mối quan hệ của học sinh
với các người xung quanh. Các phương tiện thuyền thanh, giải trí cũng nên kiểm
soát kĩ. VD: Như các em tự đi mướn phim bên ngoài về coi. Nên mở các kênh
truyền hình bổ ích và có giờ giấc.
- BGH yêu cầu GVCN ngay từ đầu năm học phải cho học sinh kê khai về tình
hình hoạt động sống, hoàn cảnh gia đình mình. Từ đó GVCN phải có biện pháp
giáo dục đối với từng em. Đặc biệt chú ý những em mồâ côi bố, mẹ thiếu người
chăm sóc. Ngoài ra yêu cầu GVCN thường xuyên liên hệ với PHHS bằng sổ liên
lạc, bằng thư mời để thông báo tình hình học sinh cho PH nắm. VD: Nếu có một
học sinh nào vi phạm nội qui nhà trường thì GVCN học sinh đó viết giấy mời phụ
huynh lên trường làm việc, bàn biện pháp phối hợp giáo dục các em. Trong các
cuộc họp với PH, GVCN phải thông báo rõ tình hình học tập cũng như thái độ biểu
thị hành vi đạo đức ở trường của học sinh cho phụ huynh nắm. Để phụ huynh hiểu
thêm về con em mình ở trường và có biện pháp giáo dục tại nhà. Thông qua phụ
huynh GVCN nắm được hoàn cảnh gia đình, đặc điểm cuộc sống học sinh ở nhà
13
(quan hệ bạn tốt hay xấu, thường chơi những trò chơi gì ở nhà, có phụ giúp bố mẹ
việc gì không, có nghe lời bố mẹ không…). Từ đó có hướng giáo dục ở trường tốt
hơn.
- Nhiều em học sinh hư cũng do hoàn cảnh gia đình như bố mẹ hay gây gỗ, đánh
nhau, hoặc bố rượu chè, mẹ cờ bạc, bố mẹ li dị vv… Đối với những gia đình có
cuộc sống không ổn định như vậy thì nhà trường cũng mời lên khuyên bảo nên hòa

thuận, đầm ấm, bỏ đi những thói hư tật xấu, tất cả vì con em. Nếu không khuyên
bảo được thì nhà trường báo cho Hội PHHS, và chính quyền xã can thiệp. Vận
động phụ huynh luôn là một tấm gương mẫu mực trong cuộc sống để con em noi
theo.
- Nhà trường luôn phối hợp với ban chấp hành hội PHHS để GD đạo đức học
sinh. Hàng tháng BGH đều họp với BCH PHHS để thông báo tình hình chung của
nhà trường, và nhờ PH can thiệp, hộ trợ cho các vụ việc nảy sinh ở nhà trường.
VD: Có em HS nghỉ học vì bố mẹ muốn cho ở nhà để giúp việc chăn bò. Giáo viên
vận động bố mẹ không được nên nhờ hội phụ huynh vận động cho em đó trở lại
lớp. Hay một số học sinh chưa ngoan ở nhà như trộâm cắp, đánh nhau ở địa
phương. Nhà trường cũng nhờ BCH hội phụ huynh đến nhắc nhở gia đình em đó…
2.2 Nhà trường kết hợp các tổ chức, đoàn thể ở địa phương để giáo dục đạo
đức cho học sinh.
Việc phối kết hợp các tổ chức bên ngoài nhà trường để giáo dục Đạo đức học
sinh là việc làm rất quan trọng. Vì môi trường sốâng học sinh tốt thì học sinh mới
trở thành người tốt. Địa phương tốt, trong sạch thì nhà trường đỡ vất vả hơn trong
việc giáo dục học sinh.
-Ngay từ đầu năm học nhà trường phối kết hợp với đài truyền thanh để tuyên
truyền vận động học sinh ra lớp đúng độ tuổi. Những em bỏ học năm trước, nhà
nghèo đều được thông báo miễn giảm các khoản đẻ các em có điều kiện đến trường
được giáo dục, còn không thì các em ở nhà đi lang thang và dễ nhiễm những thói
hư, tật xấu.
-Phối kết hợpï với trung tâm y tế vận động các em tham gia các chiến dịch như:
An toàn trong thực phẩm, diệt loăng quăng chống bệnh sốt xuất huyết, vệ sinh răng
miệng, thân thể vv…Tạo cho các em ý thức giữ gìn vệ sinh hàng ngày, ở trường
cũng như ở nhà.
-Phốùi hợp với trung tâm văn hóa xã tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao,
sinh hoạt vào ngày lễ lớn, chơi các trò chơi dân gian vào ngày tết. Tham gia văn
nghệ vv…vận động học sinh đọc sách, báo ở thư viện xã. Qua đó nhà trường tận
dụng được nguồn kinh phí từ bên ngoài để tổ chức nhiều sân chơi lành mạnh cho

các em.
-Phối hợp với công an xã dẹp các quầy bán đồø chơi nguy hại trước cổng
trường. Các dịch vụ vi tính mở cửa cho học sinh vào chơi trong giờ học đều được
nhắc nhở, các đối tượng xấu vào trường quậy phá cũng đều được thông báo cho
phía xã xử lý.
III/ NHỮNG ỨNG DỤNG THỰC TẾ
14
Sau một năm vận dụng các biện pháp trên vào quản lý công tác giáo dục đạo
đức cho học sinh ở trường tiểu học Xuyên Mộc. Sự quản lý chặt chẽ các biện pháp
giáo dục tại trường, cũng như sự phối hợp với các môi trường giáo dục. Công tác
GDĐĐ đạo đức học sinh đã có những kết quả khả quan. Học sinh đã có nề nếp hơn,
ngoan hơn và có ý thức hơn trong nhiệm vụ học tập, sinh hoạt đội, tham gia các
phong trào tại trường.
Các hiện tượng vi phạm đạo đức ở học sinh cũng giảm hẳn so với mọi năm.
Như ăn cắp, đánh nhau, trốn học, nói tục chửi thề.
Kết quả giáo dục hạnh kiểm trong năm không có học sinh nào thực hiện chưa
đầy đủ.
Về phía phụ huynh học sinh cũng có chuyển biến tích cực trong việc quan tâm
giáo dục con em mình. Phụ huynh thường xuyên quan tâm liên lạc với giáo viên
thăm hỏi về việc học của học sinh. Và phối hợp tốt với nhà trường trong việc giáo
dục con em họ.
Song song với đạo đức học sinh có tiến bộ tốt thì các hoạt động phong trào của
nhà trường cũng đạt kết quả cao, như thi ”Viết chũ đẹp”, “Khéo tay kĩ thuật”
IV/ KẾT LUẬN
Trong tình hình phát triển của đất nước cũùng như đổi mới của ngành giáo dục.
Việc giáo dục đạo đức cho học sinh là một nhiệm vụ không thể thiếu của nhà
trường. Không thể nào xem nhẹ vấn đề này khi mà đất nước đang đi vào nên kinh
tế thị trường và đang hòa nhập với thế giới.
Nhà trường đặc biệt là những người làm công tác quản lý phải coi việc giáo dục
đức dục là nhiệm vụ hàng đầu để tất cả học sinh khi ra trường đều là những công

dân có ích cho xã hội. Muốn làm được như thế cần chú đến những vấn đề sau:
-Tất cả các thành viên trong nhà trường phải có ý thức trong việc giáo dục đạo
đức học sinh. BGH phải làm cho giáo viên thấy rõ tầm quan trọng công việc này.
-BGH quản lý tốt việc GDĐĐ cho học sinh thông qua việc hoạt động giảng dạy
các bộ môn văn hóa trong nhà trưòng. Đặc biệt môn đạo đức.
-BGH quản lý tốt việc thông qua công tác chủ nhiệm lớp.
-BGH quản lý công tác GDĐĐ cho học sinh qua hoạt động đội TNTP.
a. Tạo điều kiện tốt cho TPT hoạt động:
b. Kiểm tra thường xuyên công tác đội.
c. BGH theo dõi tốt công tác trực chấm của sao đỏ.
d. BGH chỉ đạo TPT đội tổ chức tốt “Hòm thư giúp bạn”.
g. BGH chỉ đạo TPT đội tổ chức tốt việc “Phát thanh măng non”.
-BGH quản lý việc phối hợp giữa chuyên môn và đội tổ chức nhiều phong trào
cho học sinh tham gia:
-BGH quản lý việc chào cờ đầu tuần để việc giáo dục đạo đức học sinh.
-BGH yêu cầu thầy cô giáo làm gương cho các em.
-BGH phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội để giáo dục đạo đức cho
học sinh.
+ Nhà trường kết hợp với gia đình giáo dục đạo đức cho học sinh.
15
+ Nhà trường kết hợp các tổ chức, đoàn thể ở địa phương để giáo dục đạo
đức cho học sinh.
Tóm lại công tác GDĐĐ một công tác có ý nghĩa vô cùng to lớn. Ngoài tổ chức
các hoạt động, phong trào, cần quan tâm đến công tác chủ nhiệm lớp. Việc giảng
dạy các bộ môn có tính giáo dục cao. Và sự kết hợp các lực luợng trong và ngoài xã
hội.
V/ Kiến nghị:
-Phòng giáo dục cần quan tâm hơn nữa công tác giáo dục đạo đức ở các trường
phổ thông. Kiểm tra quản lý tốt hoạt động noài giờ các trường.
-Phòng giáo dục phối hợp với hội đồng đội huyện quản lý, kiểm tra chặt chẽ

hoạt động công tác đội ở các trường.
-Về hiệu trưởng các trường cần có kế hoạch công tác giáo dục đạo đức học sinh,
phối kết hợp với hoạt động ngoài giờ và công tác đội. Cần quan tâm và đầu tư hơn
nữa về công tác đội vai trò của tổng phụ trách đội trong nhà trường.
Người viết
Nguyễn Hồng Hà
16

×