Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP-trình bày những hiểu biết về WLAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 71 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Sự tiến bộ của nền khoa học công nghệ thông tin đã góp phần làm cho đời sống xã hội ngày
càng phong phú. Nó mang lại siêu lợi nhuận cho nền kinh tế của mỗi quốc gia và toàn cầu, đồng
thời mang lại nền văn minh cho nhân loại chưa từng có từ trước đến nay. Việt Nam là một nước
đang trên đà phát triển và hội nhập, những ảnh hưởng tích cực và hệ quả ưu việt do công nghệ
thông tin mang lại cho nền kinh tế và đời sống xã hội khoảng vài chục năm gần đây đã chứng
minh điều này.
Hệ thống mạng không dây WLAN là một phát triển vượt bậc của ngành công nghệ thông
tin. Hiện nay nó là sự lựa chọn tối ưu nhất bởi cùng một lúc có thể kết nối máy in, Internet và các
thiết bị máy tính khác mà không cần dây cáp truyền dẫn. Nhờ đó mà ta giảm thiểu được số lượng
dây chạy trong phòng, từ phòng này sang phòng khác. Số lượng dây không đáng kể nên không làm
thay đổi cảnh quan, thẩm mĩ nơi ở và nơi làm việc, hội họp.Hệ thống liên lạc không dây hiện nay
không chỉ còn bị giới hạn trong truyền thông tiếng nói mà nó mở rộng ra nhiều dịch vụ khác như
hệ thống điện thoại 3G. Ngoài chức năng điện thoại, người sử dụng có thể sử dụng nó như một
thiết bị giải trí, truy cập internet, kiểm tra tài khoản Ngoài ra mạng LAN không dây còn rất nhiều
tiện lợi khác đó là sự mềm dẻo, dễ thay thế bảo trì, dễ dàng mở rộng hệ thống…
Các chuẩn mạng không dây tuy mới đưa ra nhưng đã nhanh chóng trở lên phổ biến trong hệ
thống mạng kết nối sử dụng dây hiện nay. Hiện nay, mạng không dây thực sự đi vào cuộc sống .
Chỉ cần một laptop, smartphone hoặc một phương tiện truy cập mạng không dây bất kỳ, bạn có thể
truy cập vào mạng ở bất cứ nơi đâu, trên cơ quan, trong nhà, ngoài đường , trong quán cafe…bất
cứ nới đâu nằm trong phạm vi phủ sóng của WLAN.
Trong nội dung đề tài này, em xin trình bày những hiểu biết về WLAN như là một giới
thiệu về một công nghệ mới đang được triển khai rộng rãi hiện nay.
Trang 1
MỤC LỤC
Danh mục hình vẽ
Danh mục các chữ viết tắt
Phần 1: Giới thiệu về Wireless LAN và các chỉ tiêu kĩ thuật
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀWIRELESS LAN
1.1. Tổng quan về mạng Wireless LAN 8
1.1.1. Wireless Lan là gì? 8


1.1.2. Lịch sử ra đời 8
1.2.Nguyên tắc hoạt động của một Wireless LAN 10
1.3. Các thiết bị trong mạng không dây 11
1.4. Ưu và nhược điểm của mạng không dây 13
1.5. Một số công nghệ mạng không dây 14
CHƯƠNG 2: CÁC CHUẨN CÔNG NGHỆ VÀ KĨ THUẬT TRONG MẠNG KHÔNG DÂY
2.1. Kỹ thuật trải phổ 17
2.2. Công nghệ trải phổ nhảy tần 17
2.3. Công nghệ trải phổ chuỗi trực tiếp 18
2.4. Công nghệ băng hẹp 18
2.5. Công nghệ hồng ngoại 19
2.6. Các kênh trong chuẩn 902.11 19
2.7. Các chuẩn trong mạng không dây 22
2.7.1. Nhóm PHY 23
2.7.2. Nhóm liên kết dữ liệu MAC 24
2.8. Một số vấn đề cần biết trong xây dựng mạng Wireless LAN…………………………… 25
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ BẢO MẬT
3.1. Khái niệm về bảo mật trong mạng máy tính…………………………… …………… 28
3.2. Đánh giá an toàn bảo mật hệ thống.… ……… ………………………………………….28
3.3. Các loại hình tấn công mạng……….………… …………………………………………30
3.4. Các biện pháp và công cụ bảo mật……… … ………………………………………….31
CHƯƠNG 4: ĐẶC THÙ TRONG TẤN CÔNG MẠNG KHÔNG DÂY
4.1. Tấn công trong mạng không dây 34
4.1.1. Tấn công bị động 34
4.1.2 Tấn công chủ động 37
4.1.3 Tấn công Hijacking và Modification 40
4.1.4 Dò tìm mật khẩu thông qua từ điển 41
4.1.5 Tấn công chèn ép 42
4.1.6 Tấn công kiểu thu hút - Man in the middle 42
4.2. Bảo mật trong mạng không dây 43

4.2.1. Một số khái niệm cần biết 43
4.2.2 Phương thức chứng thực và mã hóa dữ liệu 51
4.2.2.1 WEP 51
4.2.2.2 WPA 55
4.2.2.3 WPA2………………………………………………………….… ………….56
CHƯƠNG 5: DEMO CÁC PHƯƠNG PHÁP TẤN CÔNG MẠNG KHÔNG DÂY
5.1. Phần mềm Aircrack trên BackTrack………………………………… …… ……….57
5.2. Phần mềm Aircrack kết hợp CommView trên Windowsk……………… … ……66
KẾT LUẬN………………………………………………………………………… ………71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………… … 72
Trang 2
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Các ứng dụng trong mạng không dây
Hình 1.2: Thiết bị Access Point
Hình 1.3: Anten
Hình 1.4: Card không dây chuẩn PCI
Hình 1.5: Card USB WIRELESS
Hình 2.1: Trải phổ nhảy tần
Hình 2.2: Trải phổ trực tiếp
Hình 2.3: Các kênh trong 802.11
Hình 2.4: Kỹ thuật trải phổ theo tần số
Hình 2.5: Bảng phạm vi tần gố
Hình 2.6: Trải phổ trên các kênh không trùng lặp
Hình 4.1: Tấn công bị động
Hình 4.2: Phần mềm CommView
Hình 4.3: Phần mềm Ethereal
Hình 4.4: Phần mềm NetStumbler
Hình 4.5: Tấn công chủ động
Hình 4.6: Mô hình tấn công DOS trong tầng Data Link
Hình 4.7: Mô tả tấn công bằng AP giả mạo

Hình 4.8: Mô tả tấn công theo kiểu chèn ép
Hình 4.9: Mô tả tấn công Man in the middle
Hình 4.10: Mô hình quá trình chứng thực địa chỉ MAC
Hình 4.11: Mô hình quá trình chứng thực SSID
Hình 4.12: Bảng SSID mặc định của một số nhà sản xuất
Hình 4.13: Giá trị SSID phát ở chế độ quảng bá
Hình 4.14: Giá trị SSID phát ở chế độ trả lời Client
Trang 3
Hình 4.15: Mô hình hoát động xác thực 802.1x
Hình 4.16: Mô hình hoạt động chứng thực của Radius Server
Hình 4.17: Qtrình chứng thực của Radius Server
Hình 4.18: Quá trình chứng thực giữa Client và AP
Hình 4.19: Mã hóa khi truyền đi
Hình 4.20: Mã hóa khi nhận về
Trang 4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AAA Authentication, Authorization,
Accountting
Chứng thực, cấp phép, kế toán
ACK Acknowlegment Xác nhận
ADSL Asymmetric Digital Subscriber
Line
Mạng thuê bao không đồng bộ
AES Advanced Encryption Standard Chuẩn mã hóa nâng cao
AP Access point Điểm truy nhập
ASK Amplitude shift keying Điều biên
BPSK Binary phase shift keying Điều chế khóa dịch pha nhị
phân
CCK Complementary Code Keying Khóa mã bổ xung
CDMA Code Divison Multiple Access Đa truy nhập phân chia theo


CPE Customer Premises Equipment Thiết bị tại nhà của khách
hàng
CSMA/CA Carrier Sense Multiple Access/
Collision Avoidance
Đa truy xuất cảm biến mang
tránh xung đột
CTS Clear To Send Xóa nhận dạng gửi
DCS Dynamic Channel Selection
DHCP Dynamic Host Configuration
Protocol
Cơ chế đánh địa chỉ động
DSSS Direct Sequence Spread
Strectrum
Trải phổ trực tiếp
EAP Extensible Authentication
Protocol
Giao thức chứng thực mở rộng
ESS Extended Service Set Bộ dịch vụ mở rộng
FDD Frequency Division Duplexing
FDMA Frequency Division Multiple
Access
Đa truy nhập phân chia theo
tần số
FHSS Frequency Hopping Spread
Spectrum
Trải phổ nhảy tần
FIPS Federal Information Processing
Standard
FSK Frequency Shift Keying Điều tần

ICV Integrity Check Value Giá trị kiểm tra toàn bộ
IDS Intrusion Detection System
IEEE Institute of Electrical and Viện kĩ thuật điện và điện tử
Trang 5
Electronic Engineers
IMS Industrial, Scientific and Medical Băng tần dành cho Công
nghiệp, khoa học và y tế
IV Initialization Vector Vector khởi tạo
MAC Media Access Control Điều khiển truy cập môi
trường
NIST National Institute of Standards
and Technology
Viện tiêu chuẩn và kỹ thuật
quốc gia
OFDM Orthogonal Frequency Division
Multiplexing
Phân chia tần số trực giao đa
bộ phận
PCMCIA Personal Computer Memory
Card International Association
PDA Personal Digital Assistant Máy trợ lý cá nhân dùng kỹ
thuật số
PRNG Pseudo Random Number
Generator
Thiết bị tạo số giả ngẫu nhiên
PSK Phase Shifp Keying Điều pha
QoS Quality of Service Chất lượng dịch vụ
QPSK Quardrature Phase Shift Keying Điều chế khóa dịch pha cầu
phương
RADIUS Remote Authentication Dial_In

User Service
Dịch vụ truy nhập bằng điện
thoại xác nhận từ xa
RTS Request To Send Yêu cầu gửi
SSID Service Set Identifiers Bộ nhận dạng dịch vụ
TDD Time Division Duplexing Phân chia theo thời gian
TDMA Time Division Multiple Access Đa truy nhập phân chia theo
thời gian
TKIP Temporal Key Integrity Protocol Hàm thay đổi khóa
VPN Virtual Private Network Mạng riêng ảo
WDMZ Wireless DeMilitarized Zone Vùng phi quân sự không dây
WECA Wireless Ethernet Compatibility
Alliance
WEP Wired Equivalent Privacy
Wi-fi Wireless Fidelity
Trang 6
Trang 7
PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ WIRELESS LAN VÀ CÁC CHỈ TIÊU KĨ THUẬT
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ WIRELESS LAN
1.1 Tổng quan về mạng Wireless Lan
1.1.1 Wireless LAN là gì?
Wirelees LAN là một loại mạng máy tính việc kết nối giữa các thành phần trong mạng
không sử dụng các loại cáp như một mạng thông thường, môi trường truyền thông của các
thành phần trong mạng là không khí. Các thành phần trong mạng sử dụng sóng điện từ đê
truyên thông với nhau.
1.1.2 Lịch sử ra đời
Công nghệ Wirelees LAN lần đầu tiên xuất hiện vào cuối năm 1990, khi những nhà
sản xuất giới thiệu những sản phẩm hoạt động trong băng tần 900Mhz. Những giải pháp này
(không được thống nhất giữa các nhà sản xuất) cung cấp tốc độ truyền dừ liệu lMbps, thấp
hơn nhiều so với tốc độ 10Mbps của hầu hết các mạng sử dụng cáp hiện thời

ế
Năm 1992, những nhà sản xuất bắt đầu bán những sản phẩm Wirelees LAN sử dụng
băng tần 2.4Ghz. Mặc dầu những sản phẩm này đã có tốc độ truyền dữ liệu cao hơn nhưng
chúng vẫn là những giải pháp riêng của mồi nhà sản xuất không được công bố rộng rãi. Sự
cần thiết cho việc hoạt động thống nhất giữa các thiết bị ở những dãy tần sổ khác nhau dẫn
đến một sổ tổ chức bắt đầu phát triển ra những chuẩn mạng không dây chung.
Năm 1997, Institute of Electrical and Electronics Engineers(IEEE) đã phê chuẩn sự ra
đời của chuấn 802.11, và cũng được biết với tên gọi WIFI (Wireless Fidelity) cho các mạng
Wirelees LAN. Chuẩn 802.11 hỗ trợ ba phương pháp truyền tín hiệu, trong đó có bao gồm
phương pháp truyền tín hiệu vô tuyến ớ tần số 2.4Ghz.
Năm 1999, IEEE thông qua hai sự bổ sung cho chuẩn 802.1 1 là các chuẩn 802.11a và
802.11b (định nghĩa ra những phương pháp truyền tín hiệu). Và những thiết bị Wirelees
LAN dựa trên chuẩn 802.1 lb đã nhanh chóng trở thành công nghệ không dây vượt trội. Các
thiết bị Wirelees LAN 802.11b truyền phát ở tần số 2.4Ghz, cung cấp tốc độ truyền dữ liệu
có thê lên tới 11 Mbps. IEEE 802.11b được tạo ra nhàm cung cấp những đặc điểm về tính
hiệu dụng, thông lượng (throughput) và bảo mật đe so sánh với mạng có dây.
Năm 2003, ĨEEE công bố thêm một sự cải tiến là chuẩn 802.11g mà có thê truyền
nhận thông tin ớ cả hai dãy tần 2.4Ghz và 5Ghz và có thê nâng tốc độ truyền dữ liệu lên đến
54Mbps. Thêm vào đó, những sản phẩm áp dụng 802.1 lg cũng có thể tương thích ngược với
các thiết bị chuẩn 802.11b. Hiện nay chuẩn 802.11g đã đạt đến tốc độ 108Mbps-300Mbps.
Trang 8
Công nghệ mạng Wireless LAN ngày càng trở nên phô biến do độ tin cậy và tốc độ
được nâng cao trong khi giá thành giảm nhiều đối với mọi thành phần người sử dụng. Công
nghệ không dây đã được tích hợp rộng rãi trong bộ vi xử lý dành cho máy tính xách tay của
INTEL và AMD, do đó tất cả người dùng máy tính xách tay đều có sẵn tính năng kết nối
mạng không dây. Mạng không dây đang thực sự trở thành công nghệ mà mọi người dùng
đều nghĩ tới khi thiết lập một mạng máy tính mới hay nâng cấp hệ thống mạng máy tính cũ
hoặc chỉ đơn giản là muốn kết nối Internet tốc độ cao mà không cần dây dẫn Với việc ứng
dụng chuẩn 802.1lx và WPA /Wi-Fi Protected Access, người dùng mạng không dây sẽ được
đảm bảo với độ tin cậy cao rằng dữ liệu của họ sẽ được bảo vệ và chỉ những người được

phép mới có quyền truy nhập vào mạng.
Tốc độ đạt tới 108Mbps, tốc độ này ngang bàng với tốc độ mạng LAN có dây truyền
thống. Sản phẩm tích họp 2 chuẩn a + g ra đời cho phcp sản phẩm không dây có thể dùng ở
bất cứ đâu trên thế giới. Các sản phẩm ngoài trời hoạt động theo cơ chế Mesh cung cấp giải
pháp tổng thể cho các nhà cung cấp dịch vụ Internet không dây và các doanh nghiệp lớn.
Hồ trợ từ thấp đến cao các chuẩn về mã hoá bảo mật: mã hoá WEP- mã hoá tương
đương với 64/128/256 bit, WPA Preshare Key-cao hơn WEP, WPA- mã hoá và xác thực theo
chuân 802.lx dùng Radius Server.
H
ình 1.1 Các ứng dụng trong Wireless Lan
Trang 9
1.2 Nguyên tắc hoạt động của một mạng Wirelees LAN
Mạng Wirelees LAN sử dụng sóng điện từ (vô tuyến và tia hồng ngoại) để truyền
thông tin từ điểm này sang điềm khác mà không dựa vào bất kỳ kết nối vật lý nào. Các sóng
vô tuyến thường là các sóng mang vô tuyến bởi vì chúng thực hiện chức năng phân phát
năng lượng đơn giản tới máy thu ở xa. Dữ liệu truyền được chồng lên trên sóng mang vô
tuyến để nó được nhận lại đúng ở phía máy thu. Đó là sự điều biến sóng mang theo thông tin
được truyền. Một khi dữ liệu được chồng (được điều chế) lên trên sóng mang vô tuyến, thì
tín hiệu vô tuyến chiếm nhiều hơn một tần số đơn, vì tần số hoặc tốc độ truyền theo bit của
thông tin biến điệu được thêm vào sóng mang.
Nhiều sóng mang vô tuyến tồn tại trong cùng không gian tại cùng một thời điếm mà
không nhiễu với nhau nếu chúng được truyền trên các tần số vô tuyến khác nhau. Để nhận
dữ liệu, máy thu vô tuyến bắt sóng (hoặc chọn) một tần số vô tuyến xác định trong khi loại
bỏ tất cả các tín hiệu vô tuyến khác trên các tần số khác.
Trong một cấu hình mạng Wirelees LAN tiêu biểu, một thiết bị thu phát, được gọi một
điềm truy cập (AP - access point), nối tới mạng nối dây từ một vị trí cố định sử dụng cáp
Ethernet chuẩn. Điểm truy cập nhận, lưu vào bộ nhớ đệm, và truyền dữ liệu giữa mạng
Wirelees LAN và cơ sở hạ tầng mạng nối dây. Một điểm truy cập đơn hỗ trợ một nhóm nhỏ
người sử dụng và vận hành bên trong một phạm vi vài mét tới vài chục mét. Điểm truy cập
(hoặc anten được gắn tới nó) thông thường được gắn trên cao nhưng thực tế được gắn bất cứ

nơi đâu miễn là khoảng vô tuyến cần thu được.
Hình 1.2 Thiết bị Access Point
Các người dùng truy cập vào mạng Wirelees LAN thông qua các card giao tiếp mạng
Wirelees LAN, mà được thực hiện như các card PC trong các máy tính notebook, hoặc sử
dụng card giao tiếp ISA hoặc PCI trong các máy tính đế bàn, hoặc các thiết bị tích hợp hoàn
toàn bên trong các máy tính cầm tay. Các card giao tiếp mạng Wirelees LAN cung cấp một
Trang 10
giao diện giữa hệ điều hành mạng và sóng trời (qua một anten). Bản chất của kết nối không
dây là trong suốt.
1.3 Các thiết bị trong Wireless Lan
1.3.1 Anten
Nhằm tăng độ nhạy phát và thu sóng cho điềm truy nhập không dây hay card mạng
không dây khi tín hiệu không dây yếu không đảm bảo kết nối mạng, chúng ta thường dùng
thêm các bộ Anten có độ nhạy cao.
Thiết bị Anten chia làm 2 loại chính: loại vô hướng và định hướng phát sóng. Anten
vô hướng có khả năng phủ sóng phạm vi rộng và góc mở lớn. Anten định hướng là các thiết
bị có gắn thêm các bộ phận tập trung sóng theo góc mở cố định. Các thiết bị Anten đều có
gắn theo các chỉ số tăng độ nhạy phát hay thu tính bằng đơn vị dBi.
Hình 1.3 Một vài kiểu Omni-Directional thông dụng
1.3.2 Bộ khuếch đại sóng/Booster
Nêu không gian làm việc vượt quá bán kính phủ sóng của điêm truy nhập không dây
hiện có thì chúng ta phải mua thêm bộ khuếch đại để nâng công suất phát sóng cũng như bán
kính vùng phủ sóng. Bộ khuếch đại sóng thường được gắn giữa Anten và điểm truy nhập
không dây.
1.3.3 Card PCI Wireless
Là thành phần phổ biến nhất trong Wirelees LAN. Dùng để kết nổi các máy khách vào
hệ thống mạng không dây. Được cắm vào khe PCI trên máy tính. Loại này được sử dụng
phổ biến cho các máy tính đế bàn (desktop) kết nối vào mạng không dây.
Trang 11
Hình 1.4 Card không dây chuẩn PCI

1.3.4 Card PCMCIA Wirelees
Là thành phần được sử dụng nhiều trong các mạng Wireless. Chúng thường được biết
đến với tên gọi PC card, nhừng thiết bị này được sử dụng trong máy Laptop và PDA. PC
card là một thành phần cung cấp kết nối giữa một thiết bị client và mạng. PC card hoạt động
như là một modular radio trong AP, Bridge, Workgroup Bridge, USB adapter, PCI & ISA
adapter, và thậm chí là cả Print Server.
Thường được sử dụng cho Laptop/Notebook. Anten trên các PC card khác nhau tùy
nhà sản xuất. Nhiều nhà sản xuất sử dụng cùng loại anten trong khi một số khác lại sử dụng
những model hoàn toàn khác. Một số là nhỏ, phẳng, một số khác lại có thể tháo rời và kết
nối với PC card thông qua một đoạn cable ngắn. Một so PC card được kèm theo nhiều anten
và thậm chí là cả những thiết bị phụ trợ để cài đặt anten rời đến desktop hay laptop.
Trước đây rất phổ biến nhưng hiện đã ít dần do các máy tính xách tay thường được
tích họp sẵn card wireless PCI trong máy.
-Dùng cho Laptop.
-WI-FI Security WEP, WAP, 802.1 lx - INTEL Wireless Centrino Certified.
-Tính năng cơ bản: Hoạt động tại dải tần số 2.4Ghz với tốc độ truyền dừ liệu có thể
đạt 54Mbps.
Hình 1.5 Card mạng không dây chuẩn PCMCIA
1.3.5 Card USB Wirelees
Trang 12
Loại rất được ưu chuộng hiện nay dành cho các thiết bị kết nối vào mạng không dây vì
tính năng di động và nhỏ gọn. Có chức năng tương tự như Card PCI Wireless, nhưng hồ trợ
chuẩn cắm là USB (Universal serial Bus). Có thể tháo lap nhanh chóng (không cần phải cắm
cố định như Card PCI Wireless) và hỗ trợ cắm khi máy tính đang hoạt động.
Hình 1.6 Card USB Wireless
1.4. Ưu và nhược điểm của mạng WLAN
1.4.1. Ưu điểm
Mạng máy tính không dây đang nhanh chóng trở thành một mạng cốt lõi trong các
mạng máy tính và đang phát triển vượt trội. Với công nghệ này, những người sử dụng có thể
truy cập thông tin dùng chung mà không phải tìm kiếm chỗ để nối dây mạng, chúng ta có thể

mở rộng phạm vi mạng mà không cần lắp đặt hoặc di chuyển dây. Các mạng máy tính không
dây có ưu điểm về hiệu suất, sự thuận lợi, cụ thể như sau:
- Tính di động : những người sử dụng mạng máy tính không dây có thể truy nhập
nguồn thông tin ở bất kỳ nơi nào. Tính di động này sẽ tăng năng suất và tính kịp thời thỏa
mãn nhu cầu về thông tin mà các mạng hữu tuyến không thể có được.
- Tính đơn giản : lắp đặt, thiết lập, kết nối một mạng máy tính không dây là rất dễ
dàng, đơn giản và có thể tránh được việc kéo cáp qua các bức tường và trần nhà.
- Tính linh hoạt : có thể triển khai ở những nơi mà mạng hữu tuyến không thể triển
khai được.
- Tiết kiệm chi phí lâu dài : Trong khi đầu tư cần thiết ban đầu đối với phần cứng của
một mạng máy tính không dây có thể cao hơn chi phí phần cứng của một mạng hữu tuyến
nhưng toàn bộ phí tổn lắp đặt và các chi phí về thời gian tồn tại có thể thấp hơn đáng kể. Chi
phí dài hạn có lợi nhất trong các môi trường động cần phải di chuyển và thay đổi thường
xuyên.
- Khả năng vô hướng : các mạng máy tính không dây có thể được cấu hình theo các
topo khác nhau để đáp ứng các nhu cầu ứng dụng và lắp đặt cụ thể. Các cấu hình dễ dàng
thay đổi từ các mạng ngang hàng thích hợp cho một số lượng nhỏ người sử dụng đến các
mạng có cơ sở hạ tầng đầy đủ dành cho hàng nghìn người sử dụng mà có khả năng di
chuyển trên một vùng rộng.
1.4.2. Nhược điểm của mạng WLAN
-Bảo mật : Môi trường kết nối không dây là không khí nên khả năng bị tấn công của
người dùng là rất cao. Thêm vào nữa, giao diện sóng radio làm cho việc nghe trộm trong
Trang 13
WLAN dễ hơn nhiều trong mạng khác.
-Phạm vi : Một mạng chuẩn 802.11g với các thiết bị chuẩn chỉ có thể hoạt động tốt
trong phạm vi vài chục mét. Nó phù hợp trong 1 căn nhà, nhưng với một tòa nhà lớn thì
không đáp ứng được nhu cầu. Để đáp ứng cần phải mua thêm Repeater hay access point, dẫn
đến chi phí gia tăng.
- Độ tin cậy( nhiễu ) : Vì sử dụng sóng vô tuyến để truyền thông nên việc bị nhiễu, tín
hiệu bị giảm do tác động của các thiết bị khác(lò vi sóng,….) là không tránh khỏi. Làm giảm

đáng kể hiệu quả hoạt động của mạng.
- Tốc độ : Tốc độ của mạng không dây (1- 125 Mbps) rất chậm so với mạng sử dụng
cáp(100Mbps đến hàng Gbps).
1.5Một số công nghệ mạng không dây
1.5.1 Công nghệ sử dụng sóng hồng ngoại
Sử dụng ánh sáng hồng ngoại là một cách thay thế các sóng vô tuyến để kết nối các
thiết bị không dây, bước sóng hồng ngoại từ khoảng 0.75-1000 micromet. Ánh sáng hồng
ngoại không truyền qua được các vật chắn sáng, không trong suốt. Về hiệu suất ánh sáng hồng
ngoại có độ rộng băng tần lớn, làm cho tín hiệu có thể truyền dữ liệu với tốc độ rất cao, tuy
nhiên ánh sáng hồng ngoại không thích hợp như sóng vô tuyến cho các ứng dụng di động do
vùng phủ sóng hạn chế. Phạm vi phủ sóng của nó khoảng 10m, một phạm vị quá nhỏ. Vì vậy
mà nó thường ứng dụng cho các điện thoại di động, máy tính có cổng hồng ngoại trao đổi
thông tin với nhau với điều kiện là đặt sát gần nhau.
1.5.2 Công nghệ Bluetooth
Bluetooth hoạt động ở dải tần 2.4Ghz, sử dụng phương thức trải phổ FHSS. Trong
mạng Bluetooth, các phần tử có thể kết nối với nhau theo kiểu Ad-hoc ngang hàng hoặc theo
kiểu tập trung, có 1 máy xử lý chính và có tối đa là 7 máy có thể kết nối vào. Khoảng cách
chuẩn để kết nối giữa 2 đầu là 10 mét, nó có thể truyền qua tường, qua các đồ đạc vì công
nghệ này không đòi hỏi đường truyền phải là tầm nhìn thẳng (LOS - Light of Sight). Tốc độ
dữ liệu tối đa là 740Kbps (tốc độ của dòng bit lúc đó tương ứng khoảng 1Mbps. Nhìn chung
thì công nghệ này còn có giá cả cao.
Trang 14
1.5.3 Công nghệ HomeRF
Công nghệ này cũng giống như công nghệ Bluetooth, hoạt động ở dải tần 2.4GHz, tổng
băng thông tối đa là 1,6Mbps và 650Kbps cho mỗi người dùng. HomeRF cũng dùng phương
thức điều chế FHSS. Điểm khác so với Bluetooth là công nghệ HomeRF hướng tới thị trường
nhiều hơn. Việc bổ xung chuẩn SWAP - Standard Wireless Access Protocol cho HomeRF cung
cấp thêm khả năng quản lý các ứng dụng multimedia một cách hiệu quả hơn.
1.5.4 Công nghệ HyperLAN
HyperLAN – High Performance Radio LAN theo chuẩn của Châu Âu là tương đương

với công nghệ 802.11. HyperLAN loại 1 hỗ trợ băng thông 20Mpbs, làm việc ở dải tần 5GHz .
HyperLAN 2 cũng làm việc trên dải tần này nhưng hỗ trợ băng thông lên tới 54Mpbs. Công
nghệ này sử dụng kiểu kết nối hướng đối tượng (connection oriented) hỗ trợ nhiều thành phần
đảm bảo chất lượng, đảm bảo cho các ứng dụng Multimedia
HyperLAN Type 1 HyperLAN Type 2 HyperAccess HyperLink
Application
Wireless
Ethernet (LAN)
Wireless ATM
Wireless Local
Loop
Wireless Point-
to-Point
Frequency 5 GHz 5 GHz 5 GHz 17 GHz
Data Rate 23.5 Mbps ~20 Mbps ~20 Mbps ~155 Mbps
1.5.5 Công nghệ Wimax
Wimax là mạng WMAN bao phủ một vùng rộng lớn hơn nhiều mạng WLAN, kết nối
nhiều toà nhà qua những khoảng cách địa lý rộng lớn. Công nghệ Wimax dựa trên chuẩn
IEEE 802.16 và HiperMAN cho phép các thiết bị truyền thông trong một bán kính lên đến
50km và tốc độ truy nhập mạng lên đến 70 Mbps.
1.5.6 Công nghệ WiFi
WiFi là mạng WLAN bao phủ một vùng rộng hơn mạng WPAN, giới hạn đặc trưng
trong các văn phòng, nhà hàng, gia đình,… Công nghệ WiFi dựa trên chuẩn IEEE 802.11
cho phép các thiết bị truyền thông trong phạm vi 100m với tốc độ 54 Mbps. Hiện nay công
nghệ này khá phổ biến ở những thành phố lớn mà đặc biệt là trong các quán cafe.
Trang 15
1.5.7 Công nghệ 3G
3G là mạng WWAN - mạng không dây bao phủ phạm phạm vi rộng nhất. Mạng 3G
cho phép truyền thông dữ liệu tốc độ cao và dung lượng thoại lớn hơn cho những người
dùng di động. Những dịch vụ tế bào thế hệ kế tiếp cũng dựa trên công nghệ 3G.

1.5.8 Công nghệ UWB
UWB ( Ultra Wide Band ) là một công nghệ mạng WPAN tương lai với khả năng hỗ
trợ thông lượng cao lên đến 400 Mbps ở phạm vi ngắn tầm 10m. UWB sẽ có lợi ích giống
như truy nhập USB không dây cho sự kết nối những thiết bị ngoại vi máy tính tới PC.
Trang 16
Chương 2. Các chuẩn công nghệ, kỹ thuật trong mạng Wireless
LAN
So với mạng LAN hữu tuyến, mạng Wirelees LAN linh hoạt hơn trong cài đặt, định cấu hình
và tự do vốn có trong mạng lưu động. Các khách hàng mạng Wirelees LAN cùng như các
nhân viên kỹ thuật cần xem xét các chỉ tiêu kỹ thuật sau.
2.1 Kỹ thuật trải phổ (Spread Spectrum)
Đa số các hệ thống mạng Wirelees LAN sử dụng công nghệ trải phổ, một kỹ thuật tần
sổ vô tuyến băng rộng mà trước đây được phát triển bởi quân đội trong các hệ thống truyền
thông tin cậy, an toàn, trọng yếu. Sự trải phổ được thiết kế hiệu quả với sự đánh đổi dải
thông lấy độ tin cậy, khả năng tích hợp, và bảo mật. Nói cách khác, sử dụng nhiều băng
thông hơn trường hợp truyền băng hẹp, nhưng đổi lại tạo ra tín hiệu mạnh hơn nên dễ được
phát hiện hơn, miễn là máy thu biết các tham sổ của tín hiệu trải phô của máy phát. Nếu một
máy thu không chỉnh đúng tần số, thì tín hiệu trải phổ giống như nhiễu nền. Có hai kiểu trải
phổ truyền đi bằng vô tuyến: nhảy tần và chuồi trực tiếp.
2.2 Công nghệ trải phổ nhảy tần (Frequency Hopping pread Spectrum)
Trải phổ nhảy tần (FHSS) sử dụng một sóng mang băng hẹp để thay đổi tần số trong
một mẫu ở cả máy phát lẫn máy thu. Được đồng bộ chính xác, hiệu ứng mạng sẽ duy trì một
kênh logic đơn. Đối với máy thu không mong muốn, FHSS làm xuất hiện các nhiễu xung
chu kỳ ngắn.
Hình 2.1 Trải phổ nhảy tần
FHSS “nhảy” tần từ băng hẹp sang băng hẹp bên trong một băng rộng. Đặc biệt hơn,
các sóng vô tuyến FHSS gửi một hoặc nhiều gói dữ liệu tại một tần số sóng mang, nhảy đến
tần số khác, gửi nhiều gói dữ liệu, và tiếp tục chuỗi “nhảy - truyền” dừ liệu này. Mầu nhảy
hay chuỗi này xuất hiện ngẫu nhiên, nhưng thật ra là một chuỗi có tính chu kỳ được cả máy
Trang 17

thu và máy phát theo dõi. Các hệ thống FHSS dễ bị ảnh hưởng của nhiễu trong khi nhảy tần,
nhưng hoàn thành việc truyền dẫn trong các quá trình nhảy tần khác trong băng tần.
2.3 Công nghệ trải phổ chuỗi trực tiếp (Direct Sequence Spread Spectrum)
Hình 2.2 Trải phổ trực tiếp
Trải phổ chuỗi trực tiếp (DSSS) tạo ra một mẫu bit dư cho mỗi bit được truyền. Mẫu
bit này được gọi một chip (hoặc chiping code). Các chip càng dài, thì xác suất mà dữ liệu
gốc bị loại bó càng lớn (và tất nhiên, yêu cầu nhiều dải thông). Thậm chí khi một hoặc nhiều
bit trong một chip bị hư hại trong thời gian truyền, thì các kỹ thuật được nhúng trong vô
tuyến khôi phục dữ liệu gốc mà không yêu cầu truyền lại. Đối với máy thu không mong
muốn, DSSS làm xuất hiện nhiễu băng rộng công suất thấp và được loại bỏ bởi hầu hết các
máy thu băng hẹp.
Bộ phát DSSS biến đổi luồng dừ liệu vào (luồng bit) thành luồng symbol, trong đó
mỗi symbol biểu diễn một nhóm các bit. Bằng cách sử dụng kỹ thuật điều biến pha thay đổi
như kỹ thuật QPSK (khóa dịch pha cầu phương), bộ phát DSSS điều biến hay nhân mỗi
symbol với một mã giống nhiễu gọi là chuồi giả ngẫu nhiên (PN). Nó được gọi là chuồi
“chip”. Phép nhân trong bộ phát DSSS làm tăng giả tạo dải băng được dùng phụ thuộc vào
độ dài của chuỗi chip.
2.4 Công nghệ băng hẹp (narrowband)
Một hệ thống vô tuyến băng hẹp truyền và nhận thông tin người dùng trên một tần sổ
vô tuyến xác định. Vô tuyến băng hẹp giữ cho dải tần tín hiệu vô tuyến càng hẹp càng tốt chỉ
cho thông tin đi qua. Sự xuyên âm không mong muốn giữa các kênh truyền thông được
tránh bàng cách kết họp họp lý các người dùng khác nhau trên các kênh có tần số khác nhau.
Trang 18
Một đường dây điện thoại riêng rất giống với một tần số vô tuyến. Khi mỗi nhà lân
cận nhau đều có đường dây điện thoại riêng, người trong nhà này không thể nghe các cuộc
gọi trong nhà khác. Trong một hệ thống vô tuyến, sử dụng các tần số vô tuyến riêng biệt để
hợp nhất sự riêng tư và sự không can thiệp lẫn nhau. Các bộ lọc của máy thu vô tuyến lọc bỏ
tất cả các tín hiệu vô tuyến trừ các tín hiệu có tần số được thiết kế.
2.5 Công nghệ hồng ngoại (Infrared )
Hệ thống tia hồng ngoại (IR) sử dụng các tần số rất cao, chỉ dưới tần số của ánh sáng

khả kiến trong phổ điện từ, để mang dữ liệu. Giống như ánh sáng, tia hồng ngoại IR không
thể thâm nhập các đối tượng chắn sang. Nó sử dụng công nghệ trực tiếp (tầm nhìn thẳng)
hoặc công nghệ khuếch tán. Các hệ thống trực tiếp rẽ tiền cung cấp phạm vi rất hạn chế
(0,914m) và tiêu biếu được sử dụng cho mạng PAN nhưng thỉnh thoảng được sử dụng trong
các ứng dụng Wirelees LAN đặc biệt. Công nghệ hồng ngoại hướng khả năng thực hiện cao
không thực tế cho các người dùng di động, và do đó nó được sử dụng đế thực hiện các mạng
con cố định. Các hệ thống IR Wirelees LAN khuếch tán không yêu cầu tầm nhìn thắng,
nhưng các cell bị hạn chế trong các phòng riêng lẻ.
2.6 Các kênh trong 802.11
Không giống như hệ thống nhảy tần sử dụng chuỗi nhảy đế xác định kênh, hệ thống
DSSS sử dụng một quy ước để định nghĩa kênh. Mồi kênh là một băng tần sổ liên tục rộng
22 MHz có tần sổ sóng mang là 1 MHz (giống với FHSS).
Ví dụ: kênh 1 hoạt động từ 2.401 GHz đến 2.423 GHz (2.412 +/- 11 MHz), kênh 2
hoạt động từ 2.406 GHz đến 2.429 GHz (2.417 GHz +/- 11 MHz)….Hình dưới minh họa
vấn đề này.
Hình 2.3 Các kênh trong 802.11
Trang 19
Hình 2.4 Kĩ thuật trải phổ theo tần số
Bảng dưới đây liệt kê đầy đủ các kênh được sử dụng ở Mỹ và Châu Âu. FCC xác
định chỉ 11 kênh đổi với tần số không được cấp phép sử dụng tại Mỹ. Chúng ta có thể thấy
rằng kênh 1 và kênh 2 trùng lập với nhau 1 lượng đáng kể. Mỗi tần số liệt kê trong bảng
được xem như là một tần sổ trung tâm. Từ tần số trung tâm này, 11 MHz được cộng thêm
hay trừ đi để có được một kênh rộng 22 MHz. Chúng ta cũng có thế dễ dàng nhận thấy rằng
các kênh nằm cạnh nhau sẽ trùng lập với nhau 1 lượng đáng kể.
Hình 2.5 Bảng thống kê phạm vi tần số
Việc sử dụng hệ thống DSSS với các kênh trùng lập trong cùng một vị trí vật lý sẽ
gây nên nhiễu giữa các hệ thống. Hệ thống DSSS với các kênh trùng lập không nên được đặt
gần nhau bới vì chúng luôn gây nên một sự giảm cấp đáng kê đối với băng thông. Bởi vì
sóng mang được cách nhau 5 MHz và kênh rộng 22 MHz, nên các kênh chỉ được đặt cạnh
nhau nếu số kênh cách nhau ít nhất là 5 kênh.

Ví dụ: kênh 1 và kênh 6 là không trùng lập nhau, kênh 2 và kênh 7 không trùng lập
nhau, Có tối đa 3 hệ thống DSSS có thể đặc cạnh nhau đó là kênh 1,6 và 11 .Nhưng các
kênh không trùng lặp chỉ trên lý thuyết. Các kênh chỉ không trùng lặp trên lý thuyết là bởi vì
trong thực tế kcnh 1 và kênh 6 (hay kênh 6 với kênh 11) có trùng nhau 1 phần nhỏ (tùy thuộc
Trang 20
vào thiết bị sử dụng và khoản cách giữa các hệ thống). Các kênh không trùng lặp được minh
họa bằng hình bên dưới.
Hình 2.6 Trải phổ trên các kênh không trùng lặp
 Tính độ mất mát (Pass Loss)
Để tính độ mất sóng theo khoảng cách người ta dùng công thức:
L = 20 log(d) + 20 log(f) + 36.6
Trong đó:
L là độ signal mất đi tính bàng dB
d là độ dài tính bằng miles
f là frequency tính bang Megahertz
Ví dụ: muốn set up một mạng trong khoảng cách 10km (khoảng 6.21 miles) link giữa
2 nơi ở channel 6 (tức là tần số 2.437 GHz), thì tính như sau:
L = 20 log(6.21) + 20 log(2437) + 36.6
 L = 20*0.79+ 20*3.38+ 36.6
 L = 15.8 + 67.6 + 36.6
 L= 120
Tức là bạn muốn có sóng wireless tại cả 2 nơi thì anten của bạn phải mạnh hon 120
dB.
 Độ suy hao (Loss)
Loss được mô tả là sự giảm trong độ mạnh tín hiệu. Có nhiều nguyên nhân gây ra độ
giảm tín hiệu RF, cả khi tín hiệu còn đang ở trong cable (tín hiệu điện AC tần số cao) và khi
tín hiệu được phát ra như sóng radio vào không khí bởi anten. Điện trở của cable và các đầu
nối có thể gây ra los bởi vì chúng chuyển tín hiệu AC sang dạng nhiệt. Trở kháng không
tương thích trong cable và đầu nối cũng gây ra công suất phản xạ ngược trở lại nguồn và
điều này gây ra giảm tín hiệu. Các vật nằm trực tiếp trên đường truyền của sóng có thế hấp

thụ, phản xạ hoặc phá hủy tín hiệu RF. Chúng ta cũng có thể chủ động gây ra loss bằng cách
sử dụng một bộ suy hao. Bộ suy hao RF là một cái điện trở có nhiệm vụ chuyến AC tần số
cao sang dạng nhiệt đề giảm biên độ tín hiệu.
Việc có thể đo và bù đắp được cho loss trong một kết nối RF hay trong circuit là rất
quan trọng bởi vì radio có một ngưỡng về độ nhạy sóng (sensitivity threshold). Sensitivity
threshold được định nghĩa là một điểm trong đó radio có thể phân biệt được giữa tín hiệu và
nhiễu nền. Bởi vì độ nhạy của receiver là xác định được, trạm truyền phải truyền một tín
hiệu có biên độ đủ để có thể nhận ra được tại bên nhận. Nen có loss xuất hiện giữa
transmitter và receiver, vấn để phải được giải quyết bàng cách di dời những vật gây ra loss
hoặc bằng cách tăng công suất của trạm phát.
Trang 21
 Sự nhiễu xạ (Diffraction)
Nhiễu xạ xuất hiện khi đường truyền radio giữa transmitter và receiver bị cản trở bởi
một bề mặt sắc nhọn không đồng đều hoặc là một bề mặt nhám. Ở tần số cao, nhiễu xạ cũng
như phản xạ, nó tùy thuộc vào hình dạng của vật cản trở, biên độ, pha và cực của sóng tại
điểm nhiễu xạ.
Nhiễu xạ thường bị nhầm lẫn và sử dụng lẫn lộn với khúc xạ. Hãy cẩn thận đừng
nhầm lẫn giữa hai thuật ngũ
-
này. Nhiễu xạ mô tả một sóng bị uốn quanh vật thê, trong khi
khúc xạ được mô tả là một sóng bị bẻ cong khi xuyên qua một môi trường. Trong ví dụ hòn
đá rơi xuống nước, bây giờ giả sử có một cành cây nhỏ đâm thẳng xuống bề mặt của nước
gần điểm hòn đá chạm mặt nước. Khi các gợn sóng va vào cành cây, chúng sẽ bị ngăn chặn
lại một phần nhỏ, tuy nhiên, ớ mức độ lớn hơn, những gợn sóng đó sẽ bị uốn quanh cành
cây. Neu như vật cản đủ lớn hay có mép lởm chởm như răng cưa thì sóng sẽ không bị uốn
quanh nữa mà sẽ bị chặn lại.
Nhiễu xạ sẽ làm chậm sóng đứng tại điêm sóng đứng va đập vào vật cản, trong khi
các phần còn lại của vật cản vẫn duy trì tốc độ như lúc quản bá. Vì vậy nó gây ra giảm tốc
độ tại điếm tiếp xúc và thay đổi hướng truyền ban đầu.
 Tán xạ (Scattering)

Tán xạ xuất hiện khi sóng truyền qua một môi trường có các vật có kích thước nhỏ so
với bước sóng của tín hiệu, và số lượng vật cản trên một đơn vị thê tích là lớn. Sóng bị tán
xạ được sinh ra bởi các vật nhỏ, có bề mặt nhám hay không đều trên đường truyền của tín
hiệu.
Một số các vật cản ngoài trời có thế gây ra tán xạ trong hệ thống truyền thông di động
bao gồm lá cây, các biển báo giao thông và cột đòn giao thông. Tán xạ có thể xảy ra theo 2
hướng chính:
Thứ nhất: Tán xạ có thê xuất hiện khi một sóng va đập vào một bề mặt không bàng
phang và bị phản xạ theo nhiều hướng đồng thời. Tán xạ theo kiểu này sinh ra nhiều phản xạ
có biên độ nhỏ và có thể phá hủy tín hiệu RF chính. Sự suy hao của tín hiệu RF có thể xuất
hiện khi sóng RF bị phản xạ khỏi cát, đá hay những bề mặt lỏm chởm. Khi bị phản xạ theo
kiểu này, sự suy hao sóng RF có thể đáng để gây ra các truyền thông bị ngắt quản hoặc mất
hoàn toàn tín hiệu.
Thứ hai: Tán xạ có thể xuất hiện khi một hiệu sóng di chuyển xuyên qua một phần
của môi trường có nhiều bụi. Trong trường họp này, thay vì bị phản xạ khỏi bề mặt không
bàng phẳng, sóng RF sẽ bị phản xạ một cách riêng lẻ trên rất nhiều vật nhở khác nhau.
2.7 Các chuẩn trong mạng Wireless LAN
IEEE ( Institute of Electrical and Electronic Engineers ) là tổ chức đi tiên phong trong
lĩnh vực chuân hóa mạng LAN với đề án IEEE 802 nối tiếng bắt đầu triển khai từ năm 1980
và kết quả là hàng loạt chuẩn thuộc họ IEEE 802.X ra đời, tạo nên một sự hội tụ quan trọng
cho việc thiết kế và cài đặt các mạng LAN trong thời gian qua.
802.11 là một trong các chuẩn của họ IEEE 802.X bao gồm họ các giao thức truyền
tin qua mạng không dây. Trước khi giới thiệu 802.11 chúng ta sẽ cùng điềm qua một số
chuân 802 khác:
- 802.1: các cầu nối (Bridging), Quản lý (Management) mạng LAN, WAN
Trang 22
- 802.2: điều khiển kết nối logic.
- 802.3: các phương thức hoạt động của mạng Ethernet.
- 802.4: mạng Token Bus.
- 802.5: mạng Token Ring.

- 802.6: mạng MAN.
- 802.7: mạng LAN băng rộng.
- 802.8: mạng quang.
- 802.9: dịch vụ luồng dữ liệu.
- 802.10: an ninh giữa các mạng LAN.
- 802.11: mạng LAN không dây - Wireless LAN.
- 802.12: phương phức un tiên truy cập theo yêu cầu.
- 802.13: chưa có.
- 802.14: truyền hình cáp.
- 802.15: mạng PAN không dây.
- 802.16: mạng không dây băng rộng.
Chuẩn 802.11 chủ yếu cho việc phân phát các MSDU (đơn vị dữ liệu dịch vụ của
MAC) giữa các kết nối LLC (điều khiên liên kết logic ).
Chuấn 802.11 được chia làm hai nhóm: nhóm lớp vật lý PHY và nhóm lóp liên kết dừ
liệu MAC.
2.7.1 Nhóm lớp vật lý PHY
2.7.1.1 Chuẩn 802.11b
802.11b là chuẩn đáp ứng đủ cho phần lớn các ứng dụng của mạng. Với một giải pháp
rất hoàn thiên, 802.11b có nhiều đặc điểm thuận lợi so với các chuẩn không dây khác. Chuẩn
802.1 lb sử dụng kiểu trải phổ trực tiếp DSSS, hoạt động ở dải tần 2,4 GHz, tốc độ truyền dữ
liệu tối đa là 11 Mbps trên một kênh, tốc độ thực tế là khoảng từ 4-5 Mbps. Khoảng cách có
thể lên đến 500 mét trong môi trường mở rộng. Khi dùng chuẩn này tối đa có 32 người
dùng / điểm truy cập.
Đây là chuân đã được chấp nhận rộng rãi trên thế giới và được trỉên khai rất mạnh
hiện nay do công nghệ này sử dụng dải tần không phải đăng ký cấp phép phục vụ cho công
nghiệp, dịch vụ, y tế.
Nhược điếm của 802.1 lb là họat động ớ dải tần 2,4 GHz trùng với dải tần của nhiều
thiết bị trong gia đình như lò vi sóng, điện thoại mẹ con. Nên có thể bị nhiễu.
2.7.1.2 Chuẩn 802.11a
Chuẩn 802.11a là phiên bản nâng cấp của 802.11b, hoạt động ở dải tần 5 GHz, dùng

công nghệ trải phổ OFDM. Tốc độ tối đa từ 25 Mbps đến 54 Mbps trên một kênh, tốc độ
thực tế xấp xỉ 27 Mbps, dùng chuấn này tối đa có 64 người dùng / điểm truy cập. Đây cũng
là chuẩn đã được chấp nhận rộng rãi trên thế giới.
2.7.1.3 Chuẩn 802.11g
Các thiết bị thuộc chuân này hoạt động ớ cùng tần số với chuân 802.11b là 2,4 Ghz.
Tuy nhiên chúng hỗ trợ tốc độ truyền dữ liệu nhanh gấp 5 lần so với chuẩn 802.11b với cùng
một phạm vi phủ sóng, tức là tốc độ truyền dữ liệu tối đa lên đến 54 Mbps, còn tốc độ thực
tế là khoảng 7-16 Mbps. Chuẩn 802.1 lg sử dụng phương pháp điều chế OFDM, CCK -
Trang 23
Complementary Code Keying và PBCC - Packet Binary Convolutional Coding. Các thiết bị
thuộc chuẩn 802.11b và 802.1 lg hoàn toàn tương thích với nhau. Tuy nhiên cần lưu ý ràng
khi bạn trộn lẫn các thiết bị của hai chuẩn đó với nhau thì các thiết bị sẽ hoạt động theo
chuẩn nào có tốc độ thấp hơn. Đây là một chuẩn hứa hẹn trong tương lai nhưng hiện nay vẫn
chưa được chấp thuận rộng rãi trên thế giới.
2.7.2 Nhóm lớp liên kết dữ liệu MAC
2.7.2.1 Chuẩn 802.11d
Chuẩn 802.11d bổ sung một số tính năng đối với lớp MAC nhằm phổ biến Wirelees
LAN trên toàn thế giới. Một số nước trên thế giới có quy định rất chặt chẽ về tần số và mức
năng lượng phát sóng vì vậy 802.11d ra đời nhàm đáp ứng nhu cầu đó. Tuy nhiên, chuẩn
802.11d vẫn đang trong quá trình phát triển và chưa được chấp nhận rộng rãi như là chuẩn
của thế giới.
2.7.2.2 Chuẩn 802.11e
Đây là chuẩn được áp dụng cho cả 802.11 a,b,g. Mục tiêu của chuẩn này nhằm cung
cấp các chức năng về chất lượng dịch vụ - QoS cho Wirelees LAN. về mặt kỹ thuật, 802.1 le
cũng bô xung một số tính năng cho lớp con MAC. Nhờ tính năng này, Wirelees LAN 802.11
trong một tương lại không xa có thể cung cấp đầy đủ các dịch vụ như voice, video, các dịch
vụ đòi hỏi ỌoS rất cao. Chuẩn 802.1 le hiện nay vẫn đang trong qua trình phát triên và chưa
chính thức áp dụng trên toàn thế giới.
2.7.2.3 Chuẩn 802.11f
Đây là một bộ tài liệu khuyến nghị của các nhà sản xuất để các Access Point của các

nhà sản xuất khác nhau có thể làm việc với nhau. Điều này là rất quan trọng khi quy mô
mạng lưới đạt đến mức đáng kể. Khi đó mới đáp ứng được việc kết nối mạng không dây liên
cơ quan, liên xí nghiệp có nhiều khả năng không dùng cùng một chủng loại thiết bị.
2.7.2.4 Chuẩn 802.11h
Tiêu chuẩn này bổ sung một số tính năng cho lớp con MAC nhằm đáp ứng các quy
định châu Âu ở dải tần 5GHz. Châu Âu quy định rằng các sản phẩm dùng dải tần 5 GHz
phải có tính năng kiêm soát mức năng lượng truyền dẫn PC - Transmission Power Control
và khả năng tự động lựa chọn tan soDFS - Dynamic Frequency Selection. Lựa chọn tần số Ở
Access Point giúp làm giảm đến mức tối thiểu can nhiễu đến các hệ thống radar đặc biệt
khác.
2.7.2.5 Chuẩn 802.11i
Đây là chuẩn bô sung cho 802.11 a, b, g nhằm cải thiện về mặt an ninh cho mạng
không dây. An ninh cho mạng không dây là một giao thức có tên là WEP, 802.11i cung cấp
những phương thức mã hóa và những thủ tục xác nhận, chứng thực mới có tên là 802.1x.
Chuẩn này vẫn đang trong giai đoạn phát triển.
2.7.2.6 Chuẩn 802.11n
Sử dụng 802.11n cho tốc độ mạng không dây nhanh nhất và độ bao phủ lớn nhất.
Trong nhiều công ty, các mạng không dây được dùng để phục vụ nhiều phục đích khác nhau:
Trang 24
cho các khách ghé thăm công ty, luồng truyền thông đa phương tiện từ phòng marketing đến
phòng hội thảo và truy cập ngay cả trong cafe công ty. Trong hầu hết các trường hợp, các
Wi-Fi này thường có tốc độ chậm và độ bao phủ hạn hẹp. Những gì thực sự cần thiết đối với
một kết nối là phải có tốc độ nhanh, chạy xa được tới các góc của tòa nhà và có sự mã hóa
tín hiệu mạnh.
Với các công ty hiện nay như Cisco, Netgear ProSafe, Juniper Networks và các sản
phẩm ImageStream, bạn có thề thấy được phần nào câu trả lời. Các router không dây 802.11
g thường cho tốc độ chậm, mặc dù chúng được hồ trợ cầu nối (cầu nối đề làm tăng tín hiệu).
Các điểm truy cập siêu nhanh super-fast 802.1 ln có tốc độ truy cao đạt khoảng 130Mbit/sec
nhưng chúng vẫn bị giới hạn phạm vi khoảng 300 feet và không hỗ trợ cầu nối, vì vậy bạn
không the mở rộng tín hiệu.

2.8 Một số vấn đề cần biết trong xây dựng mạng Wirelees LAN
2.8.1 Phạm vi/Vùng phủ sóng
Khoảng cách là một nhiệm vụ của việc thiết kế sản phẩm (bao gồm thiết kế máy thu
và công suất phát) và đường truyền dẫn mạng LAN, đặc biệt trong môi trường trong nhà.
Các tương tác với các đối tượng xây dựng tiêu biếu, bao gồm tường nhà, kim loại, và thậm
chí cả con người, ảnh hưởng đến cách truyền năng lượng, và như vậy tính được phạm vi và
vùng phủ sóng của hệ thống. Đa số các hệ thống mạng Wirelees LAN sử dụng sóng RF, vì
các sóng vô tuyến thâm nhập qua tường và các bề mặt trong nhà. Phạm vi (hoặc bán kính
phủ sóng) tiêu biểu của hệ thống mạng Wirelees LAN thay đối từ dưới 30,48m tới hơn
152,4m. Vùng phủ sóng được mớ rộng, và sự tự do đích thực của khả năng lưu động thông
qua roaming, được cung cấp qua các microcell.
2.8.2 Tách kênh
Nếu bạn không cấu hình hoạt động AP ớ một kênh cụ thê thì card mạng không dây sẽ
tự động cấu hình chính nó theo kênh của AP với tín hiệu mạnh nhất. Do vậy, đê giảm bớt
giao thoa giữa các AP chuân 802.11b, chúng ta phải cấu hình cho mỗi AP có vùng phủ sóng
chồng lên nhau ở một kênh riêng biệt. Trong AP đã cung cấp sẵn cho chúng ta 12 kênh
Để ngăn tín hiệu từ các AP liền kề xen vào với nhau, phải đặt số kênh của chúng cách
nhau ít nhất là 5 kênh. Chúng ta có thể sử dụng 1 trong 3 kênh là 1, 6 hoặc 11. Nếu không
dùng đến 3 kênh trên thì bạn phải đảm bảo sao cho khoảng cách giữa các kênh là 5 kênh.
Vi dụ: 1, 6, 1, 6, 11, 6 là các số hiệu kênh.
2.8.3 Xác đinh các vật cản xung quanh
Việc lựa chọn vị trí đặt AP phụ thuộc vào cấu trúc của tòa nhà, các vật cản.Việc thay
đổi truyền phát tín hiệu làm biến dạng vùng thể tích phạm vi lý tưởng qua việc ngăn chặn,
phản hồi & suy giảm tần số radio (giảm cường độ tín hiệu) có thể ảnh hưởng đên việc bạn
triển khai AP. Các vật kim loại trong 1 tòa nhà hoặc được dùng trong xây dựng của tòa nhà
có thể ảnh hưởng đến tín hiệu không dây. Ví dụ như: xà nhà, cáp thang máy, thép trong bê
tông, các ống thông gió, điều hòa nhiệt độ và điều hòa không khí, dây lưới đờ thạch cao hoặc
vừa trên tường, tường chức kim loại, các khối xỉ than, bê tông, bàn kim loại, bê cá, kính thủy
tinh, hoặc các thiết bị kim loại lớn khác,
2.8.4 Xác định các nguồn giao thoa

Trang 25

×