Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

ĐỀ TÀI. PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY BỘ MÔN SINH HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.62 KB, 16 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trước những yêu cầu mới của xã hội đối với sự nghiệp giáo dục và đào
tạo với những tiến bộ của khoa học công nghệ, vì sự phát triển của đất nước,
trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đòi hỏi phải đào tạo ra lớp người
mới năng động sáng tạo, đủ khả năng giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt
ra. Động cơ học tập được mở rộng, học để biết, học để làm quen, chung sống
với người khác, học để tự khẳng đònh mình. Trước những yêu cầu thực tế đó đòi
hỏi ngành giáo dục phải đổi mới mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, do đó
dạy học cũng phải thay đổi phương pháp dạy và học.
- Trong các phương pháp hiện nay có phương pháp dạy học hoạt động
nhóm là một trong những phương pháp luôn phát huy tính tích cực của học sinh
giúp học sinh:
+ Lónh hội được kiến thức mới qua tạo nhóm.
+ Có sự liên quan chặc chẽ giữa kiến thức cũ và kiến thức mới vừa học.
+ Phát huy tính tích cực của học sinh qua việc tìm hiểu kiến thức mới.
Đặc biệt là vận dụng sáng tạo kiến thức vừa học vào đời sống xã hội.
- Bộ môn sinh học cũng như các môn khác đang cố gắng đổi mới phương
pháp dạy học. Việc đổi mới ấy được thực hiện ở từng tiết dạy, từng cách học
của học sinh. Học ở lớp, ở trường, ở nhà mà đặc biệt là học ở từng nhóm. Tuy
nhiên phương pháp này vẫn còn tồn tại một số nhược điểm nhất đònh.
- Là một giáo viên được phân công giảng dạy môn Sinh học, thì vấn đề
đặt ra làm thế nào để học sinh phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, tư
duy sáng tạo, khả năng thực hành, thí nghiệm, lòng say mê học tập và ý chí
vươn lên đã làm tôi trăn trở suy nghó lựa chọn, kết hợp linh hoạt các phương
pháp dạy học, trong các phương pháp đó tôi nhận thấy phương pháp mới mẻ
nhất, khả quan nhất là phương pháp “ phương pháp thảo luận nhóm”. Nhưng
trong thực tế giảng dạy việc tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm tích cực và có
hiệu quả là một vấn đề rất khó khăn mà bản thân đã gặp, nhất là học sinh lớp
6, cho nên tôi chọn phương pháp thảo luận nhóm làm đề tài nghiên cứu của
mình, nhằm tìm ra các giải pháp hợp lí để phát huy tính tích cực của học sinh


trong giảng dạy bộ mô Sinh học.
2. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh lớp 6A
1
, 6A
2
,Trường Trung học cơ sở Suối Đá.
- Nghiên cứu quá trình thực hiện phương pháp thảo luận nhóm môn Sinh
học.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Học sinh lớp 6A
1
, 6A
2
,Trường trung học cơ sở Suối Đá.
Trang 1
4. Phương pháp nghiên cứu
- Đúc kết từ kinh nghiệm giảng dạy bộ môn sinh học.
- Nghiên cứu tài liệu liên quan đến bộ môn.
- Tham gia các buổi sinh hoạt chuyên đề.
- Dự giờ đồng nghiệp rút kinh nghiệm.
- Khảo sát vận dụng vào thực tế.
- Đối chiếu so sánh kết quả.
* Giả thuyết khoa học:
- Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, tri thức của học sinh được hình
thành bằng phương pháp quan sát, mô tả, thí nghiệm, thực nghiệm,… Muốn
học sinh tự tìm tòi phát hiện tri thức sinh học thì cách tốt nhất tổ chức cho
học sinh hoạt động nhóm.
- Nhờ vai trò tổ chức, hướng dẫn của giáo viên, học sinh có thể thực hiện
các hoạt động học tập, tạo điều kiện cho học sinh bộc lộ khả năng tự nhận

thức, khả năng tư duy độc lập và chủ động sáng tạo để tìm ra tri thức mới.
Trang 2
B. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
- Dựa vào văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc đổi mới
phương pháp dạy học bộ môn sinh học trong trường THCS.
+ Căn cứ vào công văn số 1134/CV-SGD về bồi dưỡng phương pháp
giảng dạy và học ở Trường Trung học cơ sở.
+ Căn cứ vào công văn số 7201/GDTH đưa ra các yêu cầu về phương
pháp dạy học của bộ môn sinh học.
+ Căn cứ vào công văn số 8368/ THPT của Bộ Giáo dục & Đào tạo về
phát huy tư duy của học sinh.
- Trước xu thế đi lên của thời đại, sự phát triển không ngừng của các ngành
khoa học kó thuật, thì trong ngành giáo dục cũng không ngừng đổi mới và phát
triển.
- Việc đổi mới , trước tiên là đổi mới phương pháp dạy học là trọng tâm đổi
mới giáo dục hiện nay. Phương pháp dạy học đổi mới theo hướng phát huy tính
tích cực chủ động sáng tạo của người học. Học sinh tự giác chủ động tìm tòi
phát hiện giải quyết nhiệm vụ, nhận thức và có ý thức vận dụng linh hoạt sáng
tạo các kiến thức kó năng đã thu nhận được. Muốn đổi mới cách học phải đổi
mới cách dạy, do đó trong đổi mới phương pháp phải có sự hợp tác của thầy và
trò, phải có sự phối hợp giữa hoạt động dạy và học thì mới thành công.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1 Thực tiễn của vấn đề nghiên cứu:
Trong thực tế ý chí và năng lực của học sinh không đồng đều tuyệt đối.
Vì vậy làm thế nào để giảm bớt đi sự chênh lệch ấy? Làm thế nào để các em
có ý thức tương trợ, đoàn kết giúp nhau cùng tiến bộ trong học tập? Làm thế
nào để các em chủ động tìm tòi kiến thức? Để hiểu sâu nhớ lâu kiến thức sinh
học? Và để học với bạn, học với sách.
Thông qua sự hợp tác tìm tòi nghiên cứu thảo luận, tranh luận trong tập

thể, ý kiến của mỗi cá nhân được bộc lộ, được điều chỉnh hay bác bỏ, qua đó
học sinh nâng mình lên một trình độ mới. Bài học đã vận dụng được vốn hiểu
biết, kinh nghiệm của mỗi cá nhân và cả lớp. Từ xưa đã có câu “ Học thầy
không tày học bạn”. Chính hoạt động trong tập thể nhóm sẽ làm cho từng thành
viên được bộc lộ suy nghó hiểu biết, thái độ của mình, qua đó được tập thể uốn
nắn điều chỉnh, phát triển tình bạn, ý thức cộng đồng, như thế hiệu quả học tập
sẽ tăng lên.
Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế trong việc dạy học môn Sinh học.
- Về giáo viên:
Trang 3
+ Khó tổ chức với lớp học đông học sinh.
+ Dễ bò hành thức, lạm dụng tổ chức hoạt động nhóm.
+ Quản lý lớp chưa tốt.
+ Nội dung hoạt động nhóm còn chung chung không cụ thể.
+ Nếu tổ chức hoạt động không tốt có thể:
. Một số học sinh lười biếng học, kém không tham gia.
. Một số học sinh do nhút nhác hoặc vì một số lí do nào đó không tham gia
vào hoạt động chung nhóm.
. Ý kiến các nhóm có thể quá phân tán hoặc mâu thuẫn gay gắt với nhau.
. Thời gian có thể bò kéo dài.
. Lớp ồn ào ảnh hưởng đến các lớp khác.
- Về học sinh:
+ Không chuẩn bò bài trước ở nhà.
2.2 Sự cần thiết của đề tài:
Chính vì những vấn đề đó đã làm cho hoạt động nhóm trở nên hình thức,
chưa có tính đồng bộ trong nhóm, các em nắm kiến thức chưa sâu sắc. Đây là
vấn đề mà chúng ta cần phải tìm ra giải pháp để thực hiện tốt phương pháp dạy
học bằng hoạt động nhóm để phát huy tính tích cực của học sinh trong phương
pháp giảng dạy bộ môn Sinh học.
3. Nội dung vấn đề

3.1 Vấn đề đặt ra:
Để đạt được kết quả cao trong phương pháp hoạt động nhóm giáo viên phải
lập kế hoạch chi tiết cho hoạt động nhóm.
a. Sự cần thiết phải tổ chức hoạt động nhóm:
- Là phương pháp mà trong đó giáo viên tổ chức cho học sinh trong cùng một
nhóm phân công, thực hiện, hợp tác cùng giải quyết một vấn đề nhất đònh.
- Phương pháp thảo luận nhóm được sử dụng nhằm giúp mọi học sinh tham
gia một cách chủ động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho các em chia sẽ kiến
thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết vấn đề có liên quan đến nội dung bài
học, tạo cơ hội cho các em giao lưu, học hỏi lẫn nhau, cùng nhau hợp tác giải
quyết nhiệm vụ chung.
- Phát triển kó năng giao tiếp của học sinh.
b. Thực trạng của vấn đề ( Những thuận lợi và khó khăn trong việc
tổ chức hoạt động học tập theo nhóm )
• Thuận lợi:
- Kiến thức của học sinh trở nên sâu sắc, bền vững dễ nhớ và nhớ nhanh
hơn do được giao lưu, học hỏi giữa các thành viên trong nhóm.
- Kiến thức học sinh bớt chủ quan, phiến diện, tăng tính khách quan của
khoa học.
Trang 4
- Học sinh được giao tiếp, được sử dụng vốn hiểu biết bằng ngôn ngữ
của mình để biểu đạt những suy nghó riêng. Những em nhút nhát trở nên bạo
dạn hơn vì được mạnh dạn nêu ý kiến của mình và được trân trọng lắng nghe.
- Các em học được cách trình bày ý kiến của mình, biết lắng nghe giáo
viên nhận xét ý kiến của bạn. Nhờ đó giúp các em dễ hoà nhập với cộng đồng
nhóm, tạo cho các em tự tin, hứng thú trong học tập và sinh hoạt.
- Nhiều học sinh được phát biểu hơn so với câu đối thoại tiến hành toàn
lớp.
- Học sinh phát triển năng lực tự đánh giá khi có dòp so sánh với ý kiến
của bạn, với kết luận của giáo viên để tự điều chỉnh những sai sót của mình để

vươn lên trong học tập.
- Vốn hiểu biết và kinh nghiệm xã hội của học sinh thêm phong phú, kó
năng giao tiếp, kó năng hợp tác của học sinh được phát triển khi cùng nhau phân
công và cùng thực hiện nhiệm vụ.
• Khó khăn:
- Lớp ồn khó kiểm soát luyện tập của học sinh.
- Trong nhóm có thể có một số học sinh tích cực, một số khác ỷ lại vào
bạn trong nhóm.
- Một số học sinh không chuẩn bò trước ở nhà nên mất nhiều thời gian
của tiết học.
3.2 Những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm
Để phát huy tính tích cực của học sinh trong tổ chức hoạt động nhóm như thế
nào đạt hiệu quả cao thì cần có sự phối hợp nhòp nhàng trong hoạt động dạy và
hoạt động học của giáo viên và học sinh.
a. Yêu cầu đối với giáo viên:
- Nắm vững kiến thức bài dạy.
- Soạn bài chuẩn bò đồ dùng đầy đủ có chất lượng
- Hướng dẫn học sinh tự học chu đáo
- Chuẩn bò tốt khâu tổ chức
- Thực hiện tốt qui trình làm việc theo nhóm
b. Đối với học sinh:
- Chuẩn bò tốt nội dung thảo luận mà giáo viên đã dặn dò ở tiết học trước.
- Phải chuẩn bò trước các vật mẫu cần thiết ( nếu có ).
- Phải nắm vũng kiến thức cũ và tìm hiểu trước kiến thức trong bài sắp
học.
- Tích cực trong giờ học và tuân theo yêu cầu của giáo viên, của nhóm
trưởng.
c. Tổ chức hoạt động nhóm:
Trang 5
- Tuỳ theo nhiệm vụ học tập, giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ,

mỗi nhóm có số người bằng nhau.
- Có nhiều kiểu thành lập nhóm, nhưng ta có thể tập trung vào hai kiểu
chủ yếu sau:
♦Thành lập nhóm ngẫu nhiên:
+ Đếm số thứ tự 1, 2, 3, 4, …và lặp lại đến hết số học sinh của lớp. Tất
cả các học sinh có cùng số thứ tự vào ngồi một nhóm.
+ Nhóm rì rầm: 2 đến 3 học sinh trao đổi để trả lời một câu hỏi, giải
quyết một vấn đề, phác thảo một ý tưởng thiết kế.
♦ Thành lập nhóm chủ đònh:
+ Nhóm chuyên môn: Tập hợp những người có cùng một nhiệm vụ ở
từng nhóm lại thành nhóm bộ môn.
+ Nhóm theo đòa bàn dân cư
* Mỗi nhóm có một nhóm trưởng, một thư kí. Học sinh cần thay nhau làm
“ nhóm trưởng”, “ thư kí” và đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
Có thể thay đổi nhóm trong tiết học để luôn tạo ra sự mới mẽ và tăng
cường hoạt động giao tiếp của các thành viên trong lớp học.
* Mỗi nhóm thực hiện một loạt nhiệm vụ hoặc cùng thực hiện một nhiệm
vụ học tập. Trong nhóm mỗi thành viên được phân công hoàn thành nhiệm vụ,
rồi cùng nhau tham gia thảo luận nhóm. Mỗi nhóm cử đại diện thay mặt nhóm
báo cáo. Hình thức này buộc các thành viên trong nhóm cùng hoạt động cùng
hợp tác với nhau làm việc, qua đó rèn được kó năng giao tiếp nhận thức cho học
sinh.
d. Qui trình làm việc theo nhóm.
Sự hợp tác trong nhóm phải dựa vào sự đóng góp của mỗi thành
viên trong nhóm. Không được ỷ lại vào người khác. Mỗi người đều phải
tư duy một cách tích cực. Do vậy phương pháp này bao gồm các bước:
- Bước1: Giới thiệu chủ đề
- Bước 2: Chia nhóm, bầu nhóm trưởng, thư ký.
- Bước 3: Giao nhiệm vụ trong nhóm, cá nhân, giáo viên hướng dẫn thực
hiện nhiệm vụ thảo luận, qui đònh thời gian và phân công vò trí làm việc của các

nhóm.
- Bước 4: Các nhóm thảo luận giải quyết nhiệm vụ được giao.
- Bước 5: Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm, các nhóm
khác quan sát lắng nghe, chất vấn, bình luận và bổ sung ý kiến.
- Bước 6: Giáo viên nhận xét, tổng kết giúp học sinh hoàn thiện kiến
thức. Đánh giá cuộc thảo luận, giáo viên tuyên dương khen nhóm hoạt động
tích cực có hiệu quả và động viên nhóm chưa hoạt động tích cực.
e. Các nguyên tắc chính của dạy học hợp tác theo nhóm:
Trang 6
- Tiến bộ cho mỗi người, tiến bộ cho mọi người
- Trách nhiệm của mỗi cá nhân.
- Tham gia bình đẳng.
- Tác động đồng thời.
f. Ý nghóa tích cực của dạy học hợp tác trong nhóm.
- Tạo điều kiện cho nhiều người cùng tham gia.
- Học được kiến thức của bạn.
- Phát triển kó năng cá nhân và kó năng xã hội.
+ Hiểu thêm về bản thân ( tự đánh giá ), về bạn bè thông qua
việc trao đổi, chia sẽ học hỏi lẫn nhau.
+Biết lắng nghe, làm theo qui đònh và sự phân công của nhóm.
- Tạo điều kiện cho mỗi người có thể thích ứng dần với sự phân
công lao động, hợp tác của cộng đồng trong tương lai.
g. Dẫn chứng minh hoạ:
* Hoạt động nhóm nhỏ: ( đôi bạn 2 em )
- Đối với hoạt động này áp dụng cho các em có câu hỏi dễ, tìm ra ý
ngắn gọn.
Ví dụ : Môn sinh 6
Tiết 6: Cấu tạo tế bào thực vật
Chọn mục 3: Mô để thảo luận nhóm ( 2 em )
- Giáo viên treo tranh các loại mô yêu cầu học sinh quan sát và trả lời

câu hỏi:
? Nhận xét cấu tạo hình dạng, các tế bào của cùng một loại mô của các
loại mô khác nhau.
? Rút ra kết luận mô là gì
- Học sinh thảo luận ( 3 phút )
- Học sinh đại diện báo cáo
- Học sinh nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên nhận xét chốt lại kiến thức.
- Giáo viên phân tích thêm: Chức năng của tế bào trong mô nhất là mô
phân sinh làm cho các cơ quan của thực vật lớn lên.
- Giáo viên nhận xét chốt lại kiến thức.
* Hoạt động nhóm theo bàn ( 4 em )
- Áp dụng cho bài học có lượng câu hỏi với kiến thức khó, đòi hỏi tư duy
nhiều, học sinh cần phải thảo luận nhóm, bàn bạc … để rút ra kết luận
Ví dụ 1: Môn sinh 6
Tiết 12: Thực hành: Quan sát biến dạng của lá
- Giáo viên giới thiệu mục tiêu của bài.
Trang 7
Nêu được những đặc điểm về hình thái và chức năng của một số loại lá
biến dạng. Hiểu được ý nghóa biến dạng của lá.
- Chia nhóm bầu nhóm trưởng ( mỗi bàn một nhóm ), một thư ký.
- Giáo viên phát phiếu học tập, mẫu vật và giao nhiệm vụ cho các nhóm:
Học sinh lần lượt quan sát đặc điểm hình thái của lá biến dạng theo trật tự của
phiếu học tập, tìm hiểu chức năng của các loại lá biến dạng.
- Các nhóm thảo luận ( 4 phút ) phân công giải quyết nhiệm vụ được
giao, Mối học sinh chòu trách nhiệm quan sát và trình bày trước nhóm về hai
loại lá biến dạng. Các học sinh khác nhận xét thảo luận, thống nhất ý kiến và
ghi vào phiếu học tập.
- Đại diện nhóm trình bày, trình bày kết quả thảo luận của nhóm, Các
nhóm khác quan sát lắng nghe, chất vấn, bình luận và bổ sung ý kiến.

- Giáo viên tổng kết và nhận xét chốt lại kiến thức.
Ví dụ 2: Môn Sinh 6
Tiết 27: Phần lớn nước vào cây đi đâu?
Trong hoạt động I: Thí nghiệm xác đònh phần lớn nước vào cây đi đâu?
Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm để lựa chọn thí nghiệm tốt nhất
chứng minh được điều dự đoán: Phần lớn nước do rễ hút vào cây đã được lá thải
ra ngoài bằng sự thoát hơi nước qua lá. Kết quả thảo luận của các nhóm đã có
hai sự lựa chọn khác nhau:
- Một số nhóm chọn thí nghiệm của nhóm 1.
- Một số nhóm chọn thí nghiệm của nhóm 2.
Sau khi nghe các nhóm giải thích lí do lựa chọn thì giáo viên không nên
kết luận ngay mà hướng dẫn học sinh thảo luận tiếp bằng những gợi ý:
+ Vì sao nhóm em chọn thí nghiệm đó?
+ Hãy nhớ lại từng điều dự đoán ban đầu, hãy nghó xem thí nghiệm mà
nhóm em chọn đã chứng minh được điều nào? Có điều nào chưa chứng minh
được không?
Sau khi trả lời hai câu hỏi này các em có thể tự xác đònh được điều sai
lầm trong lựa chọn của mình. Với sự hướng dẫn như vậy học sinh đã tìm ra kết
luận đúng chứ không phải thừa nhận ý kiến của người khác.
* Phần hướng dẫn chuẩn bò cho bài sau:
+ Với những bài có thí nghiệm cần thực hiện và làm trước ở nhà thì giáo
viên phân công cụ thể cho từng nhóm và hướng dẫn từng nhóm học sinh.
+ Với những bài cần có nhiều mẫu vật để quan sát thì mỗi nhóm các em
phải phân công nhau mỗi em tìm một vài mẫu vật cụ thể, khi được các bạn
trong nhóm phân công, học sinh phải có trách nhiệm với cả nhóm của mình.
♦ Giáo án minh hoạ:
Môn sinh 6
Trang 8
Tiết 42: Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm
1. Mục tiêu

a. Kiến thức
- Thông qua thí nghiệm HS phát hiện ra các điều kiện cần cho hạt nảy
mầm.
- Giải thích được cơ sở khoa học của một số biện pháp kỹ thuật gieo
trồng và bảo quản hạt giống.
- Thiết kế được thí nghiệm xác đònh một trong những yếu tố cần cho hạt
nảy mầm.
b. Kó năng
Rèn kó năng quan sát, thiết kế thí nghiệm, hoạt động nhóm.
c. Thái độ
Liên hệ GDMT: HS ý thức bảo vệ môi trường ổn đònh cần thiết cho sự
nảy mầm của hạt.
2. Chuẩn bò
GV: Thí nghiệm SGK/ 113
HS:- HS làm trước thí nghiệm ở nhà thí nghiệm SGK/ 113, 114.
- Kẻ bảng tường trình theo mẫu SGK/ 113 vào vở
3. Phương pháp
Quan sát, vấn đáp, giảng giải, hoạt động nhóm.
4. Tiến trình
4.1/Ổn đònh: Kiểm diện.
4.2/ Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi
1. Phát tán là gì? Có mấy cách
phát tán? Nêu rõ đặc điểm của
từng cách phát tán?
Đáp án
1. Phát tán là quả và hạt được chuyển đi xa
nơi nó sống.
Có 3 cách phát tán:
- Phát tán nhờ gió: Có cánh hoặc túm

lông nên có thể bò gió thổi đi xa.
VD: Quả chò, quả bồ công anh, quả trăm
bầu, hạt hoa sữa,…
- Phát tán nhờ động vật: Quả có nhiều
gai hoặc nhiều móc dễ vướn vào lông hoặc
da của động vật đi qua.
VD: Quả trinh nữ, quả ké đầu ngựa,…
- Tự phát tán: Vỏ quả có khả năng tự tách
hoặc mở ra để cho hạt tung ra ngoài.
VD: Quả đậu bắp, quả chi chi, quả đậu
đen.
Trang 9
2. Người ta nói rằng những hạt rơi
chậm thường được gió mang đi xa
hơn. Hãy cho biết điều đó đúng
sai? Vì sao?
2. Đúng vì:
- Hạt khô nhẹ
- Hạt có cánh hay túm lông
Nên làm cho chúng rơi chậm và được gió
chuyển đi xa.
4.3/ Bài mới:
Mở bài: Gieo hạt vào đất thoáng và ẩm hoặc tưới ít nước hạt sẽ nảy mầm.
Vậy hạt nảy mầm cần những điều kiện nào? Muốn biết điều đó hãy làm một số
thí nghiệm sau.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học
Hoạt động I: Thí nghiệm chứng minh
những điều kiện cần cho hạt nảy mầm
* Mục tiêu: Qua thí nghiệm HS thấy
được hạt nảy mầm cần đủ nước, không

khí, nhiệt độ thích hợp.
- Thí nghiệm 1: ( làm ở nhà )
GV: Y/c HS ghi kết quả thí nghiệm vào
bảng tường trình.
HS: Thảo luận nhóm ( 3 phút )
Yêu cầu HS nêu được:
+ Tìm hiểu nguyên nhân nảy mầm và
không nảy mầm được?
+ Hạt nảy mầm cần những điều kiện
nào?
HS: Báo cáo → HS khác nhận xét
+ Hạt không nảy mầm vì thiếu nước,
thiếu không khí.
+ Hạt nảy mầm cần đủ nước, không
khí.
GV: Nhận xét → kết luận
- Thí nghiệm 2: GV y/c HS nghiên cứu
thí nghiệm 2 SGK và trả lời 
HS: Trả lời
+ Hạt đỗ trong cốc không nảy mầm vì
nhiệt độ không thích hợp.
+ Hạt nảy mầm cần có nhiệt độ thích
hợp
GV: Nhận xét rút ra kết luận
I. Thí nghiệm về những điều kiện
cần cho hạt nảy mầm
Trang 10
GV: Y/c HS nghiên cứu thông tin trả
lời câu hỏi
? Ngoài 3 điều kiện trên sự nảy mầm

của hạt còn phụ thuộc vài yếu tố nào.
HS: Chất lượng hạt giống (điều kiện
bên trong ) hạt chắc, không sâu mọt,
sứt sẹo, bò mốc, còn phôi.
HS: khác nhận xét bổ sung.
GV: Nhận xét → kết luận
GV: Liên hệ GDMT
GV: Nước, không khí và nhiệt độ thích
hợp có vai trò quan trọng đối với sự
nảy mầm của hạt. Vậy chúng ta cần
làm gì để bảo vệ cho hạt nảy mầm tốt?
HS: Chúng ta cần phải chuẩn bò tốt hạt
giống và chú ý đến điều kiện của môi
trường nước , không khí, nhiệt độ. Vì
vậy chúng ta phải có ý thức bảo vệ môi
trường ổn đònh để cần thiết cho sự nảy
mầm của hạt.
Hoạt động II: Vận dụng kiến thức vào
sản xuất.
* Mục tiêu: HS giải thích được cơ sở
khoa học của các biện pháp kỹ thuật.
GV: Y/c HS nghiên cứu thông tin SGK
→Thảo luận theo nhóm tìm cơ sở
khoa học của mỗi biện pháp.
HS: Thảo luận ( 4 phút )
HS: Báo cáo → HS nhận xét bổ sung
GV: Nhận xét → kết luận
GV giảng giải:
-Gieo hạt bò mưa to ngập úng → tháo
nước để thoáng khí

- Phải bảo quản tốt hạt giống → vì hạt
đủ phôi mới nảy mầm được.
Hạt nảy mầm cần đủ nước, không khí
và nhiệt độ thích hợp. Ngoài ra cần
hạt chắc, không sâu, còn phôi.
II. Những hiểu biết về điều kiện nảy
mầm của hạt được vận dụng như thế
nào trong sản xuất.
Trang 11
- Làm đất tơi xốp → đủ không khí hạt
nảy mầm tốt.
- Phủ rơm khi trời rét→ giữ nhiệt dộ
thích hợp cho cây non phát triển.
- Gieo hạt đúng thời vụ vì nếu không
đúng thời vụ hạt có thể bò rét quá
không nảy mầm được hoặc bò mưa
ngập nước không nảy mầm được.
GV: Y/c HS rút ra kết luận
- Gieo hạt bò mưa to ngập úng → tháo
nước để thoáng khí.
- Phải bảo quản tốt hạt giống→ vì hạt
đủ phôi mới nảy mầm được.
- Làm đất tơi xốp → đủ không khí hạt
nảy mầm tốt.
- Phủ rơm khi trời rét → giữ nhiệt độ
thích hợp.
- Gieo hạt đúng thời vụ → để hạt nảy
mầm tốt.

4.4/ Củng cố và luyện tập:

* HS đọc kết luận trong SGK.
Câu hỏi
1. Trong thí nghiệm 2 ta đã dùng cốc
thí nghiệm nào để làm đối chứng?
Giữa cốc đối chứng và cốc thí nghiệm
thì khác nhau về điều kiện nào? Thí
nghiệm nhằm chứng minh điều gì?
2. Những điều kiện bên ngoài và bên
trong nào cần cho hạt nảy mầm?
3. Cần phải thiết kế như thế nào để
chứng minh sự nảy mầm của hạt phụ
Đáp án
1 Trong thí nghiệm 2 ta phải dùng
cốc số 3. Trong thí nghiệm 1 làm đối
chứng.
- Giữa cốc thí nghiệm và cốc đối
chứng chỉ khác nhau về điều kiện
nhiệt độ.
- Thí nghiệm 2 nhằm chứng minh điều
kiện để hạt nảy mầm ngoài 2 điều
kiện là không khí và độ ẩm phải có
nhiệt độ thích hợp.
2. Điều kiện cần cho hạt nảy mầm:
- Nước, không khí, nhiệt độ thích hợp.
- Hạt tốt, chắc, không sâu, còn phôi.
3. Thí nghiệm: Có đủ độ ẩm, không
khí, nhiệt độ thích hợp rồi đặt vào đó
Trang 12
thuộc vào chất lượng của hạt giống? 1 số hạt bò sâu mọt, sứt sẹo, bò mốc →
các hạt sẽ không nảy mầm được vì

chất lượng xấu.

4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
- Học bài trả lời câu hỏi trong SGK.
- Đọc mục “ Em có biết”
- Ôn lại kiến thức về cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của cây.
- Chuẩn bò bài “ Tổng kết về cây có hoa”
- Mỗi nhóm quan sát kó về sơ đồ cây có hoa và nghiên cứu bảng trong SGK/
116 thực hiện lệnh  SGK/ 116 và trả lời hai câu hỏi phần 1. Phần 2 các em
đọc kó và nắm nội dung thông tin để trả lời câu hỏi giữa các cơ quan ở cây có
hoa có mối quan hệ như thế nào?
5. Rút kinh nghiệm:
Hết giáo án minh hoạ
* Hiệu quả:
Sau một thời gian bản thân đã sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ
bước đầu đã thấy đạt kết quả tương đối khả quan.
- Lúc đầu thì chưa quen với phương pháp này cả giáo viên và học sinh còn
nhiều lúng túng.
+ Giáo viên sợ hết giờ không dám cho học sinh thảo luận lâu, có gì thắc mắc
giáo viên giải quyết ngay, chưa để cho học sinh tự tháo gỡ thắc mắc, giáo viên
còn nói nhiều.
+ Học sinh còn lúng túng, học sinh trong nhóm chưa thật sự biết giúp đỡ
nhau, học sinh yếu còn thụ động để mọi việc cho học sinh khá giỏi giải quyết
hết.
- Sau một vài tuần làm quen với phương pháp này cả giáo viên và học sinh
đã quen dần và đạt kết quả khả quan.
+ Giáo viên đã biết cách hướng dẫn học sinh trao đổi thảo luận, kết quả của
hoạt động học tập hướng tới việc tìm ra và hoàn thiện kiến thức.
+ Học sinh biết cách sử dụng SGK mới đã quan sát hình vẽ, đọc thông tin
SGK cung cấp để cùng cả nhóm thảo luận, tìm ra câu trả lời các câu hỏi thảo

luận SGK đề ra, từ việc trả lời các câu hỏi thảo luận cả nhóm đưa ra kết luận
kiến thức cần đạt được.
+ Học sinh không còn thụ động thu nhỏ mình như trước mà phần nào đã có
chuyển biến trong học tập, bò lôi cuốn theo đà học tập của học sinh khá giỏi
trong nhóm, học sinh khá giỏi có ý thức giúp đỡ các bạn học sinh yếu trong
Trang 13
nhóm thông qua sự hợp tác tìm tòi nghiên cứu, thảo luận trong nhóm qua đó học
sinh đã tiến bộ nhiều hơn trong học tập.
+ Phát triển tình bạn, tình đoàn kết, ý thức tổ chức, tinh thần tương thân,
tương trợ lẫn nhau trong học tập.
* Tóm lại:
- Với phương pháp dạy học theo hướng hoạt động nhóm thì ý thức học tập
của học sinh được nâng cao, về đạo đức, về ý thức học sinh tốt hơn và với mỗi
bài học đều đạt được đến những mục tiêu đã đề ra.
- Qua quá trình tổ chức cho học sinh hoạt động học tập theo nhóm tôi
nhận thấy:
+ Học sinh mạnh dạng phát biểu, đóng góp ý kiến xây dựng bài.
+ Học sinh tham gia vào các hoạt động học tập và hoàn thành tốt nhiệm
vụ được giao.
+ Phát huy được khả năng sáng tạo của học sinh.
+Giúp học sinh mạnh dạng hơn trong giao tiếp.
+ Học sinh có ý thức cộng đồng trách nhiệm hơn.
3.3 Kết quả:
Thống kê kết quả điểm đạt được qua các kỳ kiểm tra:
Lớp
Tổng số học
sinh
Giữa học kỳ I Cuối học kỳ I
Điểm trên
5

Điểm dưới 5 Điểm trên 5 Điểm dưới 5
6A
1
40 32 8 34 6
6A
2
41 28 13 30 11
Cộng 81 60 21 64 17
Tỉ lệ 74.1 % 25.9 % 79.0 % 21.0 %
Trang 14
C. KẾT LUẬN
1. Bài học kinh nghiệm:
Để tăng hiệu quả tiếp thu tri thức của học sinh thì giáo viên cần phải sử
dụng tốt phương pháp dạy học theo hình thức nhóm.
- Giáo viên phải yêu nghề, yêu học sinh của mình, gần gũi với học sinh
như người mẹ, người chò sẵn sàng giúp đỡ khi học sinh cần đến mình.
- Giáo viên phải chuẩn bò kó lưỡng cho bài sau ( soạn bài, chuẩn bò mẫu
vật, thí nghiệm thực hành trước, các nội dung thực hành thí nghiệm có trong
bài ).
- Phần hướng dẫn tự học phải cụ thể, cho từng nội dung bài.
- Liên hệ với thực tế sản xuất trồng trọt đòa phương. Liên hệ giáo dục môi
trường. Giáo dục tinh thần đoàn kết tương trợ của học sinh.
- Trong tiết dạy, giáo viên không chỉ cung cấp tri thức còn hướng dẫn học
sinh hoạt động, giáo viên tổ chức và chỉ đạo để thông qua đó học sinh tự lực
khám phá những kiến thức chưa biết. Học sinh được đặt vào những tình huống
thực tế, là người trực tiếp quan sát, làm thí nghiệm, thảo luận giải quyết vấn đề.
Từ đó vừa nắm vững kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng mới mà còn nắm được
các phương pháp hình thành những kiến thức và kỹ năng đó được thể hiện qua
các hoạt động nhóm của một tiết học. Tuy nhiên do trình độ học sinh không
đồng đều, một số học sinh yếu kém trình độ nhận thức và ý thức học tập kém,

nên hiệu quả hoạt động nhóm có tiết chưa cao, chúng ta cần uốn nắn, sửa chữa
dần giúp các em khắc phục và tiến bộ.
- Từ hoạt động nhóm, học sinh làm việc độc lập suy luận, phán đoán kết
quả. Từ đó hình thành cho các em học sinh phương pháp tự học.
Tuy nhiên giáo viên cần đặc biệt lưu ý là mỗi tiết học gồm nhiều đơn vò kiến
thức khác nhau. Vì thế giờ học chỉ thành công khi giáo viên biết kết hợp nhiều
phương pháp dạy học một cách khéo léo và hợp lí nhất, không nên nghó rằng
mỗi tiết học chỉ cần sử dụng một phương pháp duy nhất cho dù phương pháp có
hay đến mấy. Những đổi mới phương pháp dạy học mà không sử dụng thường
xuyên phương pháp dạy theo nhóm thì sẽ không đạt được các mục tiêu của
chương trình.
- Chúng ta hãy phấn đấu để trong một tiết học bình thường, học sinh
được:
+ Hoạt động nhiều hơn.
+Thực hành nhiều hơn.
+Thảo luận nhiều hơn.
+Suy nghó nhiều hơn.
2. Hướng phổ biến áp dụng đề tài:
Trang 15
Đề tài được áp dụng cho môn Sinh học trên các khối lớp ở Trường
Trung học cơ sở Suối Đá.
3. Hướng nghiên cứu tiếp đề tài:
Phát huy tính tích cực của học sinh vào việc vận dụng phương pháp “
Làm thế nào để sử dụng dụng cụ trực quan có hiệu quả” môn Sinh học.
Dương Minh châu ngày 10 tháng 03 năm 2009
Người thực hiện
Trần Thò Thuỷ Lệ
Trang 16

×