Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

ảnh hưởng của hạn chế cho ăn sau rụng trứng lên hocmôn, hoạt động của ống dẫn trứng và di chuyển của trứng ở lợn nái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.42 KB, 8 trang )


/>htm

ảnh hưởng của hạn chế cho ăn sau rụng trứng lên hocmôn, hoạt động của ống dẫn trứng
và di chuyển của trứng ở lợn nái

(Effects of post-ovulatory food deprivation on the hormonal profiles, activity
of the oviduct and ova transport on sows)
Nguồn: Animal Reproduction Science 59 (2000)
(trang web viện chăn nuôi, ngày 20/5/2002-Người dịch: Nguyễn Văn Lý)
Tóm tắt: Mục đích của nghiên cứu này là khám phá những ảnh hưởng của nhịn ăn sau khi rụng
trứng lên hocmôn và vì vậy ảnh hưởng đến hoạt động của ống dẫn trứng và di chuyển của trứng
ở lợn nái. Lợn nái được phân ngẫu nhiên vào nhóm đối chứng (nhóm C, n=6) và nhóm nhịn ăn
(nhóm F, n=5). Lợn nái nhóm F cho nhịn ăn 4 bữa bắt đầu từ bữa ăn sáng sau khi phát hiện rụng
trứng ở lần động dục thứ 2 sau khi cai sữa. Sự rụng trứng được kiểm tra bằng siêu âm qua trực
tràng. Máu được lấy để phân tích về progesterone, oestradiol-17b, PGF
2a
, insulin, axit béo tự do
và triglycerides. Sự di động của isthmus (eo) ống dẫn trứng được theo dõi trên Polyview
TM
trước
và sau khi rụngtrứng đến thời gian giết thịt. Sau khi giết thịt, isthmus đối diện với phía đưa ống
siêu âm được chia thành 3 đoạn bằng nhau và dội rửa riêng biệt và 1/3 sừng tử cung từ ngã 3 cổ
tử cung-sừng tử cung (UTJ) cũng được dội rửa. Một tỷ lệ cao trứng được tìm thấy ở phần thứ
nhất và thứ 2 của isthmus. ở nhóm C, một tỷ lệ cao trứng được tìm thấy ở phần thứ 3 của
isthmus và sừng tử cung. áp lực isthmus trung bình ở nhóm C giảm đáng kể (p<0,05) ở giai đoạn
ngay sau rụng trứng trong khi đó áp lực trung bình ở nhóm F vẫn không thay đổi. Tần xuất dao
động áp lực pha cao hơn ở nhóm F so với nhóm C 13-14 giờ sau khi rụng trứng. Không có sự
khác biệt có ý nghĩa về nồng độ progesterone cũng đã được nhận thấy ở 2 nhóm lợn nái. Nồng
độ prostaglandin cao hơn (p<0,05) ở nhóm F so với nhóm C. Nồng độ oestradiol-17b giảm sớm
hơn (p<0,05) ở nhóm F so với nhóm C. Nồng độ insulin huyết thanh thấp hơn (p=0,05) ở nhóm F


so với nhóm C trong khi đó axit béo tự do cao hơn (p<0,01) ở nhóm F so với nhóm C. Không có
sự khác biệt có ý nghĩa về mức triglyceride huyết thanh giữa nhóm F và nhóm C. Vì thế, có thể
kết luận ở nghiên cứu này rằng nhịn cho ăn đi kèm với những thay đổi về hocmôn, hoạt động
của ống dẫn trứng và làm chậm sự di chuyển của trứng ở lợn nái.
1. Giới thiệu
Từ lâu người ta đã biết rằng dinh dưỡng đóng một và trò quan trọng trong sinh sản ở lợn nái (
Cole, 1993; Foxcroft, 1997; Johnson và cs, 1997). Tuy nhiên, nuôi theo nhóm/ trộn lẫn lợn nái là
là một thực tế của quản lý lợn hiện nay. Điều này có thể làm cho chúng hung dữ và stress với lý
do là hoạt hoá adrenocortic (Pederen và cs, 1993) và ảnh hưởng lên thành tích sinh sản trong
các cá thể (Tsuma và cs, 1996). Ngoài ra, đánh nhau ở những lợn nái nuôi nhốt làm cho những
lợn nái nhỏ hơn khó tiếp cận được với thức ăn (Truma và cs, 1996). Vì thế, ngoài việc stress do
kết quả của việc đánh nhau ở những lợn nái nuôi nhốt, những gia súc nhỏ hơn có thể bị nhịn đói.
Nhịn đói được coi là stress ở lợn (Parrot và Misson, 1989). Một nghiên cứu trước đây (Anderson,
1975) đã chứng minh rằng nhịn ăn trong trong 3 tháng đầu tiên có chửa dẫn đến xẩy thai. Nghiên
cứu tại khoa của chúng tôi đã chứng minh rằng nhịn ăn sau rụng trứng làm cho tỷ lệ sống của
phôi thấp hơn (Truma và cs, 1996) và gần đây hơn là một tỷ lệ phân chia thấp hơn (Mburu và cs,
1998). Dyck và Strain (1983) đã tranh luận rằng giai đoạn sau khi phối giống là giai đoạn mẫn
cảm hơn với ảnh hưởng của dinh dưỡng đến sự sống của phôi. Mburu và cs (1998) đã chứng
minh rằng những thay đổi hocmôn sinh sản và trao đổi chất là kết quả của nhịn ăn sau rụng
trứng dẫn đến những thay đổi trong môi trường ống dẫn trứng. Những thay đổi này có thể làm
phá vỡ sự phát triển bình thường và di chuyển của trứng trong ống dẫn trứng với trứng đã được
thụ tinh được di chuyển mà không đồng pha với môi trường tử cung (Mburu và cs, 1998). Tuy
nhiên, vẫn thiếu những tài liệu về ảnh hưởng của nhịn ăn đến hocmôn sinh sản và trao đổi chất
và đến hoạt động cuả ống dẫn trứng và di chuyển của trứng ở lợn nái. Vì thế, mục đích của
nghiên cứu này và phát hiện ảnh hưởng của nhịn ăn sau rụng trứng đến hocmôn và sau đó là
đến hoạt động của ống dẫn trứng và di chuyển của trứng ở lợn nái.
2. Vật liệu và phương pháp
2.1 Gia súc
11 lợn nái lai (Swedish Landrace X Swidish Yorkshire) từ 1,5-2,5 tuổi, thể trọng từ 200-250kg và
ở lứa đẻ từ 2-4 đã được sử dụng cho thí nghiệm này. Sau khi cai sữa, chúng được đưa từ một

trại thương mại đến Khoa sản và phụ khoa và được phân ngẫu nhiên vào nhóm đối chứng
(nhóm C, n=6) hay nhóm nhịn ăn (nhóm F, n=5). Lợn nái được nuôi nhốt ở các khoang riêng
biệt, cùng với đực giống ở vùng xung quanh chúng. Chuồng có thời gian chiếu sáng 12 giờ từ
6h30 và nhiệt độ trong chuồng dao động từ 20-23
0
C. Chúng được cho ăn theo tiêu chuẩn của
đàn giống Thụy Điển (Simonsson, 1994) và thức ăn được cung cấp ngày 2 lần và lúc 7h và 15h.
Rơm được thay ngày 1 lần và nước uống sãn có tự do. Lợn nái có một khoảng cách từ lúc cai
sữa đến lúc động dục dưới 10 ngày và được nghiên cứu trong một chu kỳ động dục bao gồm giai
đoạn động dục lúc bắt đầu và kết thúc chu kỳ. Những lợn nái đã được xử lý được cho nhịn ăn 4
bữa (meal) bắt đầu từ bữa sáng sau khi phát hiện rụng trứng ở lần động dục thứ 2 sau khi cai
sữa. ở nhóm C, ống silastic để lấy mẫu máu ở một lớn nái bị rơi và vì thế lợn nái này bị loại bỏ
khỏi phân tích hocmôn. Một lợn nái khác ở nhóm đối chứng đã không được ghi về áp lực mà
được ghi ở ống thông tử cung-buồng trứng.
2.2 Phát hiện động dục và rụng trứng
Lợn nái được kiểm tra ngày 2 lần lúc 6h và 18h về các dấu hiệu trước động dục sau khi phát
hiện bắt đầu động dục được thực hiện 4 giờ 1 lần trong sự có mặt của lơn đực có khả năng sinh
sản bằng cach ấn lưng. Thời gian bắt đầu động dục được định nghĩa là 2h trước thời gian lợn
nái bắt đầu biểu hiện chịu đực. Rụng trứng ở lần động dục thứ nhất và thứ 2 được xác định bằng
siêu âm qua trực tràng (Mburu và cs, 1995) . Lợn nái được siêu âm 4 giờ một lần từ khoảng 20
giờ sau khi bắt đầu động dục. Thời gian rụng trứng được định nghĩa là 2 giờ trước khi quan sát
đầu tiên về việc giảm đáng kể số lượng nang trứng trước khi rụng trứng hay không nhìn thấy
nang trứng nào trước khi trứng rụng.
2.3 Lấy mẫu máu
ống thông ven cổ (Rodrriguez-Martinez và Kunvongkrit, 1983) được thực hiện bằng gây mê toàn
thân như Mwanza và cs (1999) đã mô tả ít nhất một tuần trước lần động dục thứ hai mong đợi
sau cai sữa. Để giữ được chức năng của ống thông, chúng được dội rửa ngày 2 lần bằng dung
dịch nước muối có heparin. Mẫu máu được lấy bắt đầu 12-24 giờ từ lúc bắt đầu đặt ống dẫn áp
lực trong lòng ống. Lấy 10ml máu hai giờ 1 lần vào ống tube có heparin, ly tâm ngay lập tức avf
huyết thanh được bảo quản ở -20

0
C đến khi phân tích. Ngoài ra, 10mm máu được lấy vào ống
tube dẹt 1000 hay 1800, ly tâm ngay lập tức sau khi gần đông và huyết thanh được bảo quản ở -
20
0
C đến khi phân tích được thực hiện.
2.4 Đặt ống dẫn áp xuất vào bên trong ống
Ngay sau khi chịu đực ở lần động dục thứ 2 sau khi cai sữa và vào sáng sớm, ống dẫn áp lực
Millar
õ
được kiểm tra, khử trùng và làm sạch (Pettersson, 1991). Lợn nái sau đó được gây mê
bằng thiopenthotal sodium (Penthotal Sodium
õ
5%) thông qua ống thông ven cổ và được đặt trên
bàn phẫu thuật nghiêng lưng. Sau đó ống dẫn áp lực được đặt vào isthmus theo kỹ huật phẫu
thuật đã được mô tả trước đây (Mwanza và cs, 1999). ống dẫn áp lực được đặt vào isthmus
khoảng 3cm và được cố định chặt bằng một số đường chỉ khâu giữa catheter niệu quản và tử
cung. Xoang bụng sau đó được khâu lại , đường nối điện tử của ống dẫn áp lực được đặt trong
vết khâu thõng xuống phía lưng, sau đó lợn nái được thả thể chuồng (1,45 X 2,9m).
2.5 Bảo quản số liệu Polyview
TM
, thu số liệu và phân tích
Việc ghi chép được thực hiện với lợn nái trong chuồng của nó bằng cách nối dây dẫn điện tử của
ống dẫn áp lực đến máy kiểm soát (TC-100, dụng cụ Millar, USA) và máy kiểm soát lại được nối
tới một bộ phận phóng đại và sau đó tới Polyview
TM
. Vận tốc biểu đồ số được đặt 25mm/phút và
tốc độ lấy mẫu là 100. Ghi chép được thực hiện với thời gian 30 phút 4 giờ một lần bắt đầu từ 12
đến 24 giờ trước lúc rụng trứng mong đợi và đến từ 39 đến 48 giờ sau khi rụng trứng. Số liệu
dạng sóng sau đó được phục hồi, và áp lực trung bình được xác định bằng vị trí 2 con trỏ trong

thời gian 2 phút khi lợn nái được coi là "Yên tĩnh". 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn 2 phút mà ở đó thời
gian ghi chép 30 phút được sử dụng để tính toán. Fast Fourier Transform (FFT) được dùng để
tính toán tần xuất dao động áp lực pha của số liệu dạng sóng thu thập được.
2.6 Giết thịt và thu trứng
Tất cả lợn nái được giết thịt trước 54 giờ sau khi gây rụng trứng ở lần động dục thứ 2 sau khi cai
sữa bằng gây mê và lấy máu. Sau khi giết, bộ phận sinh dục được lấy ngay. Tuy nhiên, chỉ
đường sinh dục đối diện phía đặt ống dẫn mới được sử dụng. Số thể vàng (CL) trên buồng trứng
được ghi lại. Sau khi màng treo tử cung và ống dẫn trứng được cắt đi, isthmus sau đó được chia
thành 3 phần bằng nhau và mỗi phần được dội rửa bằng 20ml PBS ấm (37
0
C). Khoảng 1/3 sừng
tử cung từ điểm nối cổ tử cung-tử cung (UTJ) cũng được lấy và dội rửa bằng 40ml PBS. Tất cả
nước dội rửa ra được đưa trực tiếp vào đĩa petri. Sau đó những đĩa này được kiểm tra về sự có
mặt của trứng dưới kính hiển vi soi nổi.
2.7 Phân tích hocmôn
2.7.1 Progesterone
Nồng độ progesterone huyết thanh được xác định bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang theo
hướng dẫn của nhà sản xuất có thay đổi một ít. Chất thử và HRP (horse radish peroxidase) đánh
dấu progesterone được pha trong dung dịch nước muối 1 : 2. Chất chuẩn được pha trong 0-
huyết thanh cung cấp trong bộ kit để tạo một đường cong chuẩn dao động giữa 0,25 và 8 nmol/l.
Một loạt pha loãng huyết thanh ngựa để tạo đường cong thay thế song song với đường cong
chuẩn. Hệ số biến động giữa các lần phân tích được tính toán từ 10 lần phân tích là dưới 10%
đối với nồng độ giữa 0,25 và 8 nmol/l. Hệ số biến động giữa các lần phân tích cho một mẫu đối
chứng là 11% (2nmol/l). Giưoí hạn phát hiện trung bình đối với phân tích là 0,2nmol/l.
2.7.2 Oestradiol-17b
Oestradiol-17b huyết thanh được xác định bằng phân tích phóng xạ miễn dịch như đã được mô
tả trước đây đối với phân tích huyết thanh bò (Duchens và cs, 1994). Các hệ số dao động giữa
các lần phân tích được tính toán từ 10 lần phân tích là 25% ở 6 pmol/l; 18% ở 11 pmol/l và giảm
xuống 13% đối với nồng độ giữa 23 và 180 pmol/l. Hệ số biến động giữa các lần phân tích đối
với 3 mẫu đối chứng là 17% (4 pmol/l), 10% (40 pmol/l) và 7% (70 pmol/l). Giới hạn phát hiện

trung bình đối với phân tích là 3 pmol/l.
2.7.3 Chất chuyển hoá prostaglandin
Chất chuyển hoá huyết thanh máu chính đầu tiên của prostaglandin F
2a
, là 15-keto-13,14-
dihydro-P F
2a
(15-ketodihydro- P F
2a
), được phân tích bằng phân tích phóng xạ miễn dịch theo
Kuanvongkrit và cs (1983). Các phản ứng tương tác tương ứng với kháng thể là 16% với 15-
keto- P F
2a,
và 4% với 13,14- dihydro-P F
2a
. Các hệ số biến động giữa các lần phân tích dao động
giữa 3,4% và 7,6% đối với các dao động khác nhau của đường cong chuẩn và hệ số biến động
giữa các lần phân tích là 14%. Giới hạn thực tế của mẫn cảm đối với phản ứng phân tích 0,2ml
huyết thanh là 60 pmol/l.
2.7.4 insulin
Các mẫu huyết thanh được phân tích bằng phân tích phóng xạ miễn dịch để xác định insulin. Một
số chất pha loãng huyết thanh ngựa với nồng độ insulin cao tạo ra đường cong ức chế song
song với đường cong chuẩn. Các hệ số biến động giữa các lần phân tích, được tính toán chính
xác từ 3 lần phân tích là dưới 25% đối với nồng độ insulin giữa 3 và 100mU/ml. Các hệ số biến
động giữa các lần phân tích của 3 mẫu đối chứng là 2% (12 mU/ml), 2% (41 mU/ml) và 8% ( 99
mU/ml). Giới hạn phát hiện trung bình đối với phân tích là 1 mU/ml.
2.7.5 Triglycerides và axit béo tự do
Nồng độ triglycerides và axit béo tự do huyết thanh được xác định bằng máy phân tích đa kênh
Cobas Mira. Bộ kit chất thử tiêu chuẩn (Roche kits no. 07-1097-0, 07-1098-9, 07-1115-2, 07-
1444-5, WIAKO kit no. 994- 75409) đã được dùng. Cả nồng độ Triglycerides và axit béo tự do

huyết thanh được xác định bằng phương pháp nhuộm màu enzym. Nồng độ triglyceride được
xác định theo lượng glycerol của nó (Megaraw và cs, 1979). Nồng độ axit béo tự do được xác
định bằng khả năng của nó mở vòng coenzyme A trong sự có mặt của CoA-Synthetase
(Duncombe, 1964).
2.8 Phương pháp thống kê
áp lực ống dẫn trứng và những quan sát hocmôn huyết thanh được phân nhóm vào 5 giai đoạn
thời gian (12 liên tiếp) theo thời gian lấy mẫu/ghi chép tương ứng với rụng trứng (một trước và 4
sau). Tất cả quan sát lúc rụng trứng (thời gian 0) bao gồm giai đoạn thời gian đầu tiên (-11 đến 0
giờ). Đối với mỗi lợn nái và mỗi giai đoạn thời gian, giá trị trung bình được tính toán đối với các
quan sát hocmôn và áp lực. Một lợn nái ở nhóm đối chứng bị loại khỏi các phân tích hocmôn và
một lợn nái khác cùng nhóm cũng bị loại khi phân tích áp lực do mất giá trị hocmôn và áp lực,
tương ứng. Các giá trị trung bình này được phân tích bằng phân tích biến (các số đo lặp lại
ANOVA) theo kỹ thuật GLM trong Viện Hệ Thống Phân Tích Thống Kê (1989). Mô hình thốnh kê
gồm ảnh hưởng của : Nhóm lợn nái, lợn nái trong cùng nhóm, quãng thời gian và tương tác giữa
nhóm và quãng thời gian. Đối với việc kiểm tra ý nghĩa giữa các nhóm, lợn nái trong cùng nhóm
được sử dụng như một khái niệm sai số. Giá trị trung bình của 2 nhóm được tính toán đối với
khaỏng cách từ rụng trứng đến giết thịt (OS), chịu đực đến rụng trứng ở lần động dục thứ nhất
(SO1) và lần động dục thứ 2 (SO 2), rụng trứng đến nhịn ăn và tổng số CL ở 2 nhóm và được so
sánh có sử dụng t-test. Giá trị trung bình đối với thời gian từ lúc bắt đầu nhịn ăn đến lúc giết thịt
được tính toán đối với insulin, triglyceride và axit béo tự do và được so sánh có sử dụng t-test.
Sựu phân bố trứng trong các đoạn khác nhau của 2 nhóm được phân tích có sử dụng kiểm tra
chính xác của Fisher.
3. Kết quả
3.1 Thu trứng (trung bình ± SD) từ lợn nái (nhóm F, n=5; nhóm C, n=6)
Bảng 1: Số thể vàng (CL), tỷ lệ thu (RR), chịu đực đến rụng trứng ở lần động dục thứ nhất (SO1)
và thứ 2 (SO2), rụng trứng đến bắt đầu nhịn ăn (OSF), rụng trứng đến lúc giết thịt (OS), insulin,
triglyceride và axit béo tự do (FFA) ở những lợn nái đối chứng và nhịn ăn.
Đối chứng Nhịn Ăn
Trung bình
*

± sd (Dao động) Trung bình
*
± sd (Dao động)
CL (số lượng)
RR (%)
SO1(giờ)
SO2(giờ)
OSF (giờ)
OS (giờ)
Insulin (mU/ml)
Triglyceride (nmol/l)
FFA (mmol/l)
9,2 ± 2,8 (4-12)
71,0 ± 22,3 (50-100)
39,6 ± 6,8 (32-50)
40,8 ± 9,7 (32-57)
12,5 ± 4,7 (8-21)
46,3 ± 37,8 (35-57)
12,6 ± 4,5
a
(7,3 -22,1)
0,74 ± 0,24 (0,29 ± 1,08)
0,19 ± 0,17
a
(0,07-0,59)
9,4 ± 2,8 (6-12)
85,3 ± 13,8 (75-100)
39,8 ± 7,5 (33-48)
39,8 ± 4,5 (33-45)
12,4 ± 5,4 (8-20)

2,6 ± 6,4 (35-51)
8,3 ± 6,6
b
(2,9-26,8)
0,59 ± 0,19 (0,34-0,91)
0,54 ± 0,32
b
(0,04-1,02)
*Trung bình với các chữa cái khác nhau trong cùng hàng khác nhau có ý ngiã (p<0,05).
Số thể vàng (CL), tỷ lệ thu (RR), khoảng cách từ rụng trụng trứng (SO 1 và SO 2) đến bắt đầu
nhịn ăn (OSF), OS ở nhóm đối chứng và lợn nái nhịn ăn được trình bày ở Bảng 1. Không có sự
khác nhau có ý nghĩa về những chỉ số này. Tỷ lệ thu trứng đượctính toán như là tỷ lệ trứng thu
được liên quan với số thể vàng đếm được trong nhóm F (85,3% ± 13,8%) không khác so với ở
nhóm C (71,0 ± 22,3%).
Tần xuất phân bố của trứng thu được trong các đoạn khác nhau ở 2 nhóm được trình
bày ở Bảng 2. Một tỷ lệ trứng cao hơn (p<0,001) ở nhóm F được tìm thấy ở isthmus 1 và isthmus
2 so với nhóm C mà ở đó một tỷ lệ cao hơn được tìm thấy ở isthmus 3 và tử cung.
Bảng 2: Tần xuất phân bố trứng thu được trong các đoạn khác nhau của lợn nái đối chứng (n=6)
và nhịn ăn (n=5). Tỷ lệ khác nhau có ý nghĩa giữa các nhóm (p<0,001)
Nhóm đối chứng Nhóm nhịn ăn
Vị trí
Số lượng % Số lượng %
Isthmus 1
Isthmus 2
Isthmus 3
Tử cung
Tổng số
0
10
14

16
40
0
25
35
40
100
26
15
0
0
41
63
37
0
0
100
3.2 Những thay đổi về áp lực
Không có sự khác biệt có ý nghĩa nào được nhìn thấy về áp lực trung bình trong 5 khoảng cách
(12 giờ) giữa 2 nhóm. ở nhóm C, áp lực trung bình giảm đáng kể (p<0,05) trong giai đoạn từ 1
đến 12 giờ sau khi rụng trứng. áp lực trung bình tiếp tục giảm (p<0,05) đến 25-36 giờ sau rụng
trứng và duy trì không thay đổi sau đó. ở nhóm F, áp lực trung bình không thay đổi trong giai
đoạn từ 1 đến 12 giờ sau khi rụng trứng. áp lực trung bình giảm (p<0,05) trong các giai đoạn từ
13-24 giờ và 25-36 giờ sau rụng trứng. Sau đó, áp lực trung bình giữ nguyên không thay đổi.
Được tính toán là 100% của khoảng cách 12 giờ trước rụng trứng (-11 đến 0 giờ), tần xuất của
những thay đổi pha ở nhóm F là 100 ± 4,0% (46,6 ± 1,8) và ở nhóm C là 100 ± 4,0% (41,7 ± 1,8).
Tần xuất trung bình của những dao động áp lực pha là cao hơn (p<0,05) ở nhóm F (81,7 ± 4,5%;
38,1 ± 1,8) so với nhóm C (68,6 ± 4,0%; 28,9 ±1,8) trong giai đoạn từ 13-24 giờ sau khi rụng
trứng.
4. Hocmôn

4.1 Progesterone (LStrung bình ± SEM), (nhóm F, n=5; nhóm C, n=5)
Không có sự khác biệt có ý nghĩa nào được nhìn thấy giữa hai nhóm trước hay sau khi rụng
trứng. Tuy nhiên, ở cả hai nhóm, nồng độ progesterone huyết thanh tăng đáng kể (p<0,05) từ 2,2
± 0,3 và 1,5 ± 0,3 nmol/l trong giai đoạn bắt đầu (11 giờ đến 0 giờ) trước rụng trứng lên 3,7 và
2,8 nmol/l trong giai đoạn từ 1 đến 12 giờ sau khi rụng trứng, ở những lợn nái đối chứng và nhịn
ăn, tương ứng. Sau đó, nồng độ progesterone huyết thanh tiếp tục tăng đáng kể trong cả hai
nhóm.
4.1.1 Oestradiol-17b (LStrung bình ± SEM), (nhóm F, n=5; nhóm C, n=4)
Không có sự khác biệt có ý nào về nồng độ Oestradiol-17b huyết thanh giữa nhóm C và nhóm F.
Tính toán như 100% của khoảng cách 12giờ trước khi rụng trứng (11 đến 0 giờ), nhóm F cho
thấy giảm đáng kể (p<0,05) nồng độ Oestradiol-17b huyết thanh từ 100 ± 6,4% (6,8 ± 0,5 pmol/l)
trong giai đoạn bắt đầu (11 đến 0 giờ) trước khi rụng trứng xuống 71,3 ± 6,4% (4,7 ± 0,5 pmol/l)
trong giai đoạn từ 1 đến 12 giờ sau khi rụng trứng. Sau đó, nồng độ Oestradiol-17b huyết thanh
dao động giữa 60,8 ± 6,4% (3,8 ± 0,5 pmol/l) và 65,2 ± 6,6% (3,9 ± 0,5 pmol/l) trong các giai
đoạn từ 13 đến 24 giờ và 25 đến 36 giờ sau khi rụng trứng. ở nhóm C, nồng độ Oestradiol-17b
huyết thanh giảm đáng kể (p<0,05) từ 100 ± 7,1% (5,6 ± 0,6 pmol/l) ở giai đoạn bắt đầu (11 đến
0 giờ) trước rụng trứng xuống 75,4 ± 7,1% (4,1 ± 0,6 pmol/l) trong giai đoạn từ 13 đến 24 giờ sau
rụng trứng.
4.1.2 Chất chuyển hoá prostaglandin (LS trung bình ± SEM), (nhóm F n=5, nhóm C n=5)
ở nhóm F, nồng độ chất chuyển hoá prostaglandin F
2a

tăng đáng kể (p<0,05) từ 339,9 ± 23,9
pmol/l trong gai đoạn bắt đầu (11 đến 0 giờ) trước khi rụng trứng lên 423,5 ± 24,9 ± pmol/l trong
gai đoạn từ 1 đến 12 giờ sau rụng trứng. Chất chuyển hoá prostaglandin F
2a

tiếp tục tăng để đạt
gía trị tối đa là 644,8 ± 25,5 pmol/l 25-36 giờ sau rụng trứng. Không có sự thay đổi nào về nồng
độ chất chuyển hoá prostaglandin F

2a

trước hay sau khi rụng trứng ở nhóm C. Không có sự khác
biệt có ý nghĩa (p>0,05) về nồng độ chất chuyển hoá prostaglandin F
2a

giữa nhóm lợn nái C và F
trong gai đoạn bắt đầu (11 đến 0 giờ trước rụng trứng). Tuy nhiên, nồng độ chất chuyển hoá
prostaglandin F
2a

cao hơn (p<0,001) ở nhóm F so với nhóm C trong tất cả giai đoạn sau rụng
trứng.
4.1.3 Insulin, triglyceride và axit béo tự do (trung bình ± SD), (nhóm F n=5, nhóm C n=5)
Nồng độ insulin huyết thanh thấp hơn (p=0,05) (8,3 ± 6,6 mU/ml) ở nhóm F so với nhóm C (12,6
± 4,5mU/ml) trong khi axit béo tự do cao hơn (p<0,01) (0,54 ± 0,32 mmol/l) ở nhóm F so với
nhóm C (0,19 ± 0,17mmol/l). Không có sự khác biệt có ý nghĩa về nồng độ triglyceride huyết
thanh giữa nhóm F (0,59 ± 0,16 mmol/l) và nhóm C (0,73 ± 0,24 mmol/l).
5. Thảo luận
Mục đích của nghiên cứu này là làm sáng tỏ những ảnh hưởng của nhịn ăn lên hocmôn và vì vậy
ảnh hưởng đến hoạt động của ống dẫn trứng và sự di chuyển của trứng ở lợn nái. Vì thế, áp lực
của isthmus và tần xuất của những dao động áp lực pha được nghiên cứu về mối quan hệ với
hocmôn và vị trí của trứng trong đường sinh dục.
áp lực isthmus trung bình không thay đổi 1 1 đến 12 giờ sau rụng trứng ở những lợn nái nhịn ăn.
Ngược lại, áp lực trung bình giảm đáng kể trong cùng thời gian (1 đến 12 giờ) sau rụng trứng ở
lợn nái đối chứng và tần xuất dao động áp lực pha cũng thấp hơn. áp lực trung bình không giảm
ở nhóm lợn nái F và tần xuất dao động áp lực pha sau rụng trứng ở nhóm F cao hơn sau rụng
trứng ở nhóm F so với nhóm C có thể chậm lại việc giãn nở chỗ nối isthmus ampullar (AIJ:
appillar isthmic junction). AIJ được coi là tác động như một cơ vòng và vì vậy có thể tác động
như một barrier cơ học với sự di chuyển của trứng (Borda và cs, 1980; Rodriguez-Martiner,

1984; Rodriguez-Martinez và cs, 1982). Việc chậm trễ trong việc mở AIJ có thể làm cho chậm di
chuyển của trứng thông qua isthmus từ 1-12 giờ sau khi rụng trứng, trứng không mong đợi qua
được isthmus (Mwanza và cs, 1999). Rodriguez-Martinez (1984) trong nghiên cứu in-vitro của
ống dẫn trứng đã chứng minh sự có mặt của a- và b-receptor thượng thận trong tất cả các lớp
cơ. Tuy nhiên, ông ta quan sát thấy ưu thế nổi trội của a-receptor trong lớp cơ vòng isthmus và
isthmus nguyên vẹn trong toàn bộ chu kỳ. Hơn nữa, Rodriguez-Martinez (1984) đã chứng minh
rằng isthmus phảnt ứng mạnh hơn với noradrenalin và adrenalin đặc biệt trong giai đoạn trứng
giữ lại trong ống đã gợi ý sự tồn tại của một cơ vòng thượng thận. Dalin và cs (1993) đã cho thấy
tăng nồng độ adrenalin cùng với sự dao động của noradrenalin trong lúc vận chuyển ở lợn con
đã cắt buồng trứng. Neubert và cs (1999) đã quan sát thấy rằng sự kích thích phân giải lipid ở
lợn đang phát triển trong lúc nhịn ăn đã không làm thay đổi đáng kể nồng độ noradrenalin và
adrenalin huyết thanh. Tuy nhiên họ quan sát thấy các nồng độ cao hơn lúc bắt đầu thí nghiệm
của họ và làm cho lợn thích ăn. Trong thí nghiệm này, lợn ở nhóm F và nhóm C được nuôi
nhốt trong cùng chuồng và thiên về hưng phấn trong thời gian cho ăn. Mặc dầu noradrenalin và
adrenalin không được xác định trong nghiên cứu này, có thể suy đoán rằng chúng tăng ở lợn
nhịn đói do hậu quả hưng phấn ở thời gian cho ăn. Kết quả là , chúng có thể đóng góp cho áp
lực cao hơn trong isthmus như quan sát hiện tại ở lợn nhịn ăn làm cho trứng bị giữ lại.
Gần đây người ta đã chứng minh rằng (Mburu và cs, 1998) rằng nhịn ăn sau rụng trứng ở lợn nái
đã làm tăng nồng độ cortisol, progesterone và chất chuyển hoá prostaglandin F
2a
huyết thanh.
Trong nghiên cứu này, không có sự thay đổi về nồng độ progesterone, chất chuyển hoá
prostaglandin F
2a
cao hơn trong khi đó nồng độ oestradiol-17b giảm sớm hơn đáng kể ở những
ở nhóm lợn nái nhịn ăn so với lợn nái ở nhóm đối chứng. Người ta đã chứng minh rằng
(Juniewicz và Johnson, 1984) stress làm tăng tiết ACTH nội tại, chất này sau đó đã kích thích
phân tiết progesterone và cortisol từ tuyến thượng thận. Trong nghiên cứu này, nồng độ
oestradiol-17b giảm sớm hơn đáng kể ở những lợn nái nhịn ăn so với lợn nái ở nhóm đối chứng
và phù hợp với những phát hiện của Tsuma và cs (1996) ở những lợn nái nhịn ăn ở giai đoạn

đầu có chửa. Làm thế nào mà nhịn ăn làm giảm nồng độ oestradiol-17b vẫn còn chưa được rõ.
Tuy nhiên, Kawate và cs (1993) nghiên cứu in vitro đã chứng minh rằng các tế bào hạt của bò
trong sự có mặt của cortisol, đã làm tăng phân tiết progesterone kèm theo giảm phân tiết
oestradiol-17b. Nồng độ chất chuyển hoá prostaglandin trong nghiên cứu này đã tăng lên ở
những lợn nái nhịn ăn và phù hợp với các nghiên cứu đã báo cáo trước đó (Tsuma và cs, 1996;
Mburu và cs, 1998). Nồng độ thấp insulin và nồng độ cao axit béo tự do trong nghiên cứu này
cho thấy lợn nái ở trạng thái dị hoá (catabolic state) và phù hợp với những phát hiện trước đây
của Rojkittikhun và cs (1993) và Holst và Kindahl (1995) ở lợn nái và lợn hậu bị, tương ứng.
Silver và Fowden (1982) đã gợi ý rằng tăng axit béo tự do, triglyceride và phosphilipid có thể làm
tăng nồng độ axit arachidonic, một tiền thân của chất chuyển hoá prostaglandin F
2a
. Một giải
thích khác cho việc tăng nồng độ chất chuyển hoá prostaglandin có thể là do giảm tốc độ trao đổi
chất của các chất chuyển hoá do nhịn ăn như Holst và Kindahl (không xuất bản) đã chỉ ra. Trong
nghiên cứu này, axit béo tự do và nồng độ prostaglandin F
2a
cao hơn ở lợn nái nhịn ăn so với lợn
nái ở nhóm đối chứng.
Mặc dầu chỉ chất chuyển hoá prostaglandin F
2a
được phân tích trong nghiên cứu này, các chất
prostaglandin khác cũng có thể tăng lên. Prostaglandin đã được chứng minh là có tác dụng co
ống dẫn trứng (Rodriguez-Martinez và Einarsson, 1985; Petterson và cs, 1993) ở lợn và sự di
chuyển của trứng trong ống dẫn trứng (Spilman, 1976). Prostaglandin F
2a
và PGE
1
được coi là
kích thích co ống dẫn trứng trong khi đó PGE
2

được coi là làm dãn ống dẫn trứng (Spilman và
Harper, 1975). Tuy nhiên, ảnh hưởng của chúng lên ống dẫn trứng dường như giống
progesterone hay oestragens. Gần đây, Mwanza và cs (1999) đã chứng minh rằng cả hai chất
chuyển hoá prostaglandin F
2a
và oestradiol-17b giảm đáng kể trước khi rụng trứng ở lợn nái có
chu kỳ bình thường. Vì thế, ảnh hưởng của prostaglandin lên ống dẫn trứng sau khi rụng trứng
có thể rất nhỏ vì nồng độ thấp. Điều này đã hỗ trợ thêm cho phát hiện rằng sự ức chế của
prostaglandin sau rụng trứng không ảnh hưởng đến sự di chuyển của trứng trong ống dẫn trứng
(Hulten và cs, 1999). Mặc dầu các chất chuyển hoá prostaglandin khác có thể tăng lên ở trong
nghiên cứu này, prostaglandin F
2a
ở lợn nhịn ăn có thể đóng góp cho việc duy trì áp lực isthmus
và tăng tần xuất dao động áp lực pha sau rụng trứng. Saksen và Harper (1975) đã tìm thấy một
mối tương quan dương giữa nồng độ PGF tăng lên ở vùng xa và vùng gần của isthmus và việc
giữ trứng lại trong ampulla và isthmus xa ở thỏ. Mặc dầu nồng độ oestradiol-17b giảm ở những
lợn nái nhịn ăn, oestradiol-17b vẫn có thể gắn với receptor của oestrogen (Rodriguez-Martinez
và cs, 1984; Satnchev và cs, 1985) và vì thế có khả năng cùng với nồng độ cao prostaglandin F
2a

ảnh hưởng đến hoạt động của ống dẫn trứng. ảnh hưởng của những hocmôn này đến ống dẫn
trứng không được duy trì mặc dầu nồng độ các chất chuyển hóa của prostaglandin cao. Việc này
có thể do giảm đáng kể oestrogen và tăng receptor của prostaglandin (Rodriguez-Martinez và cs,
1984; Satnchev và cs, 1985).
6. Kết luận
Có thể kết luận rằng trong nghiên cứu này nhịn ăn có thể đi kèm với những thay đổi về hocmôn,
hoạt động của ống dẫn trứng và làm chậm sự di chuyển của trứng ở lợn nái.



×