Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

xuân tóc đỏ- nghị quế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.07 KB, 4 trang )

PHÂN TÍCH NHÂN VẬT ĐIỂN HÌNH XUÂN TÓC ĐỎ
SO SÁNH VỚI NHÂN VẬT ĐIỂN HÌNH NGHỊ QUẾ
Trong những khuynh hướng phát triển của tiểu thuyết những năm đầu
thế kỷ XX, khuynh hướng tiểu thuyết hiện thực đạt được rất nhiều thành tựu
to lớn. Một trong những thành tựu nổi bật là đã xây dựng được nhiều nhân
vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Nhân vật điển hình trong giai đoạn
này rất đa dạng và biểu hiện khá sâu sắc. Nói đến nhân vật điển hình của Vũ
Trọng Phụng người ta nhớ ngay đến Xuân Tóc Đỏ, nhân vật trong tiểu
thuyết Số đỏ.
1. Nhân vật điển hình Xuân Tóc Đỏ
Nhân vật điển hình là sự thống nhất cao độ và hài hòa giữa tính cách
riêng sắc nét và tính chung có ý nghĩa khái quát cao, đó là người lạ mà quen,
là con người này. Về mặt cá thể hóa, ở nhân vật điển hình chính là cái riêng,
sắc nét chỉ có ở nhân vật ấy. Đó có thể là cái riêng về mặt ngoại hình, tính
cách hay một cử chỉ hành động nào đó. Angghen cho rằng mỗi nhân vật là
một điển hình nhưng đồng thời là một cá nhân hoàn toàn cụ thể…Các nhân
vật chính thực chất là đại biểu cho những giai cấp và trào lưu nhất định, do
đó tiêu biểu cho thời đại của họ…
Xuân Tóc Đỏ là một nhân vật điển hình hiện thực sinh động mang ý
nghĩa khái quát xã hội sâu sắc. TS. Lê Thị Vân cho rằng: “Xuân Tóc Đỏ có
nhiều cấp độ điển hình”. Có người cho hắn là điển hình của giai cấp tư sản,
có người lại cho là điển hình của giai cấp bình dân. Xuân Tóc Đỏ không có
thực nguyên xi ngoài đời nhưng kiểu người ấy thời nào cũng có nhất là thời
buổi nhố nhăng Tây- Tầu. Xuân Tóc Đỏ đại diện cho bản chất hạ lưu, vô
học của tầng lớp trưởng giả rởm đời học làm sang. Xuân Tóc Đỏ là nhân vật
đạt đến tầm phổ quát nhân loại. Xuân Tóc Đỏ nhanh chóng gia nhập xã hội
thị dân nhố nhăng để phơi bày bản chất thực của nó. Hắn là thằng không cha
mẹ, bị đuổi vì nhìn gái tắm và lang thang đầu đường, xó chợ, lấy sấu và cá
làm cơm, làm đủ mọi nghề, vô giáo dục nhưng rất tinh quái và thạo đời.
Xuân Tóc Đỏ mang cái tên bụi đời với một định ngữ rất đặc trưng: Tóc Đỏ.
Nhờ sự rởm đời của gia đình Phó Đoan, Văn Minh, Xuân Tóc Đỏ nhanh


chóng nhập cuộc với những nhiệm vụ hết sức lố bịch, đội lốt sự cao cả: cải
cách xã hội, canh tân…
Ngôn ngữ của Xuân Tóc Đỏ vẫn mang mùi đầu đường xó chợ: mẹ
kiếp, nước mẹ gì, bóp với chả bóp, rõ thối chửa…Những cái Xuân Tóc Đỏ
học được và mang áp dụng làm vốn sống toàn là thứ hạ lưu: Thế nào là Lời
hứa, Chinh phục hay Ngây Thơ trong cách ăn mặc…Tất cả là một mớ lộn
xộn vô nghĩa lý và buồn cười nhưng lại được xã hội lăng xê thành thi sĩ, anh
hùng cứu quốc.
Bản chất lưu manh vô học của Xuân Tóc Đỏ là cố định không thể nào
gột rửa được. Dù cho có ở địa vị nào, Xuân Tóc Đỏ vẫn thể hiện bản chất
ma cà bông, vô văn hóa, một kẻ có khả năng thích ứng cao trước hoàn cảnh
xã hội. Xuân Tóc Đỏ tự giấu mình bằng nhiều mưu mô thủ đoạn, nhiều
người biết nhưng không thể làm gì khác được mà còn đưa hắn lên nấc thang
danh vọng. Hắn bịa ra chuyện ngủ với Tuyết, đòi Phó Đoan bắt đền ái tình,
trả thù người tình cũ của Tuyết. Có khi Xuân Tóc Đỏ nhún nhường, khi
thách thức, kiêu ngạo. Con rối gây cười Xuân Tóc Đỏ đã bằng những thủ
đoạn mà leo lên được vị trí cao trong xã hội. Xuân Tóc Đỏ là nhân vật hiện
thực trào phúng xuất sắc của Vũ Trọng Phụng.
2. Điển hình Xuân Tóc Đỏ và điển hình Nghị Quế từ góc nhìn so
sánh
Xuân Tóc Đỏ và Nghị Quế đều là những điển hình phản diện mang ý
nghĩa khái quát cao, được các nhà văn ít miêu tả ngoại hình mà tập trung
miêu tả hành động, tính cách, lời nói của nhân vật. Xuân Tóc Đỏ và Nghị
Quế đều được đặt vào nhiều tình huống khác nhau để bộc lộ bản chất. Cả hai
nhân vật đều dốt nát, lố lăng, sính Tây và thô lỗ, vô học nhưng lại thăng tiến
nhanh như diều gặp gió… Xuân Tóc Đỏ và Nghị Quế còn là những kẻ đạo
đức giả, vô học và thủ đoạn. Nghị Quế bắt chẹt người nông dân bằng thủ
đoạn vừa đấm vừa xoa, bài trí nhà kiểu chẳng ra Ta cũng chẳng ra Tây, sính
đồng hồ Tây, háo danh và học đòi, gọi con gái là mợ.
Cùng ra đời trong một thời điểm lịch sử, tuy nhiên giữa Xuân Tóc

Đỏ và Nghị Quế có nhiều nét khác biệt độc đáo thể hiện con người này.
Xuân Tóc Đỏ là điển hình phổ quát cho mọi thời đại, Nghị Quế chỉ là điển
hình cho một tầng lớp trong một điều kiện cụ thể. Xuân Tóc Đỏ vừa là nhân
vật tính cách, vừa là nhân vật chức năng, còn Nghị Quế chỉ là nhân vật tính
cách.
Xuân Tóc Đỏ và Nghị Quế xuất thân khác nhau. Một kẻ là vo học, lưu
manh đầu đường xó chợ, một người là địa chủ giàu sang, khét tiếng.
Xuân Tóc Đỏ và Nghị Quế có quá trình vận động tính cách không
giống nhau. Nghị Quế có tính cách nhất quán, Xuân Tóc Đỏ vẫn giữ nguyên
bản chất lưu manh vô học nhưng đã có được một quá trình vận động thích
nghi láu lỉnh trước hoàn cảnh. Giữa Xuân Tóc Đỏ và Nghị Quế đã có một
quá trình vận động của chủ nghĩa hiện thực phê phán đi từ con người nhất
quán đến con người đa diện, từ điển hình lép đến điển hình tròn, từ kém duy
vật đến duy vật vận động theo nguyên tắc tôn trọng khách quan. Nghị Quế
hiện lên trong Tắt đèn như một công cụ bóc lột của xã hội với những mâu
thuẫn nông thôn. Xuân Tóc Đỏ lại là nhân vật phản diện trong môi trường
thành thị nhố nhăng.
Về bút pháp xây dựng nhân vật, Xuân Tóc Đỏ được xây dựng bằng
bút pháp “bịa” phóng đại với hàng loạt những chi tiết lố bịch, gây cười, khó
mà có thực nhưng lại hợp quy luật. Xuân Tóc Đỏ từ tên lưu manh, thất học,
thất nghiệp gặp số đỏ vì dâm đãng, thành bác sĩ, nhà cải cách, anh hùng cứu
quốc. Nghị Quế ít được hư cấu mà chủ yếu là tả thực. Nhân vật hiện lên như
thoát thai từ một nguyên mẫu trong làng Đông Xá. Xuân Tóc Đỏ là nhân vật
gây cười, còn Nghị Quế là nhân vật gây oán hận.
Như vậy, có thể nói rằng, Vũ Trọng Phụng và Ngô Tất Tố đã dựng lên
những nhân vật điển hình sinh động đi lại nói năng giữa cuộc đời. Mỗi nhân
vật tồn tại trong một hoàn cảnh điển hình riêng, một quá trình vận động
riêng nhưng hợp lại đó là toàn cảnh xã hội Việt Nam từ nông thôn đến thành
thị. Trong tương quan ấy, Xuân Tóc Đỏ là nhân vật phức tạp hơn, sắc nét
hơn, giàu sức sống và tầm phổ quát hơn. Đó là sự khác biệt trong quan niệm

nghệ thuật về con người, khả năng chiếm lĩnh hiện thực và tài năng của mỗi
nhà văn. Sự khác biệt ấy cũng cho thấy con đường hiện đại hóa tiểu thuyết
hiện thực ở nước ta những năm đầu thế kỷ XX.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×